Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa

27/10/201016:14(Xem: 9089)
Phật Thuyết Kinh Phạm Võng Phẩm Bồ Tát Tâm Địa

Phật Thuyết Kinh Phạm Võng
Phẩm Bồ Tát Tâm Địa
Nhà Dao Tần, Tam tạng Pháp sư Cư Ma La Thập Hán dịch,
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch

Phậtchúng sanh tánh thường rỗng lặng Ðạo cảm thông không thể nghĩ bàn Lưới đế châu ví đạo tràng Mười phương Phật bão hào quang sáng ngời Trước bảo tọa thân con ảnh hiện Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
Chítâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá hiện vị lai thập phương chư Phật, tôn pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam-Bảo.
Chítâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ðương Lai Hạ Sanh Di Lạc Tôn Phật, Ðại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Ðại Hạnh PhổHiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.
Chítâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi A Di Ðà Phật, Ðaị Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát, Ðại nguyện Ðịa TạngVương Bồ Tát.
KỆ TÁN HƯƠNG
Lưhương vừa ngún chiên đàn Khói hương ngào ngạt muôn ngàn cõi xa Lòng conkính ngưỡng thiết tha Ngửa mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam mô Phạm Võng Giáo chủ Lô Xá Na Phật. (3 lần)
KỆ KHAI KINH 1
Phậtpháp rộng sâu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện tõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần) Nam mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật. (3 lần)
I
Chúng thọ Bồ Tát giới lắng nghe!
Quymạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe. Giới như đèn sáng lớn, Soi sáng đêm tối tăm. Giới như gươm báu sáng, Chiếu rõ tấtcả pháp. Giới như châu Ma-Ni, Rưới của giúp kẻ nghèo. Thoát khổ mau thành Phật, Chỉ giới này hơn cả. Vì thế nên Bồ Tát, Phải tinh tấn giữ gìn.
II
Chồại Đức! (Chư Đại chúng! Chư Phật tử!) 1 Phần mùa xuân (mùa Hạ, mùa Đông) 2, bốn tháng làm một mùa. Nửa tháng đã qua (một tháng, tháng rưỡi,hai tháng, hai tháng rưỡi, ba tháng, ba tháng rưỡi, bốn tháng) 3, thiếumột đêm, thừa một đêm 4, còn ba tháng rưỡi (ba tháng, hai tháng rưỡi, hai tháng, một tháng rưỡi, một tháng, nửa tháng) 5.
Giàchết gần kề, Phật Pháp sắp diệt, chư Đại Đức (Đại chúng, Phật tử), vì muốn đắc đạo nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chư Phât do nhất tâm tìm cầutinh tấn nên đặng quả chứng vô thượng chánh đẳng chánh giác, huống là các pháp lành khác.
2
Nhânlúc còn mạnh khỏe, các ngài phải gắng sức siêng tu các pháp lành. Ðâu nên chẳng gấp cầu đạo lại chần chờ đợi già yếu. Còn mong mỏi thú vui gì ?
Ngày nay đã qua. Mạng sống giảm dần. Như cá cạn nước. Nào có vui chi !
III
HỎI: Chúng nhóm chưa ? (Vị tụng giới hỏi) ÐÁP : Chúng đã nhóm . (Vị tri sựđáp) HỎI : Hòa hợp không ? ÐÁP : Hòa hợp. HỎI : Chúng nhóm để làm gì ? ÐÁP : Thuyết giới Bồ Tát. HỎI : Người chưa thọ giới Bồ Tát và người không thanh tịnh ra chưa ? ÐÁP : Trong đây không có người chưa thọ giới Bồ Tát và người không thanh tịnh. (Nếu có thì bảo ra, rồi đáp rằng: --- Người chưa thọ giới Bồ tát và không thanh tịnh đã ra). HỎI : Có bao nhiêu vị Bồ Tát khiếm diện thuyết dục và thanh tịnh ? ÐÁP : Trong đây không có Bồ Tát khiếm diện thuyết dục và thanh tịnh. (Nếu có thời ra thuyết dục. Nên ra thưa: --- Chư Đại Đức lóng nghe cho. Tôi là Bồ Tát ….có lãnh giữ dục cho Bồ Tát … những việc làm đúng pháp của Tăng, Bồ Tát …. giữ dục và thanh tịnh).
IV
ChưĐại Đức ! (Ðại Chúng, Phật tử) Hãy chắp tay chí tâm lóng nghe ! Nay tôisắp tụng lời tựa về pháp Đại thừa của chư Phật. Ðại chúng lẳng lặng lóng nghe. Trong đây vị nào biết mình có tội phải sám hối. Sám hối thời được an vui. Không sám hối thì tội lỗi càng thêm nặng. Người không có lỗi thì yên lặng. Vì yên lặng nên biết đại chúng thanh tịnh.
ChưĐại Đức ! (Ðại Chúng, Phật tử) hãy lóng nghe ! Sau khi đức Phật diệt độ, trong thời mạt pháp, nên phải tôn kính Ba La Ðề Mộc Xoa 6. Ba La Ðề Mộc Xoa chính là giới pháp này. Trì giới này thời như đi trong đêm tối gặp đèn sáng, như nghèo được châu báu, như bệnh được lành, như người tù được thả, như kẻ đi xa được về nhà. Nên biết rằng giới pháp này là bậc Thầy sáng suốt của đại chúng, không khác đức Phật còn ở đời.
3
Nếukhông có lòng sợ tội, thì tâm lành khó nẩy sanh. Cho nên trong kinh có lời dạy : -- Chớ xem thường những lỗi nhỏ mà cho là không tội, giọt nướcdầu nhỏ lần lần đầy cả chum lớn. Lúc tạo tội chừng trong giây phút, mà phải cả nghìn muôn năm chịu khổ nơi địa ngục. Một phen bị đọa lạc mất thân người, thời muôn đời khó được lại thân.
Sắctrẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn nướcdốc. Ngày nay dầu còn, khó đảm bảo được ngày mai. Ðại chúng mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn. Chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ. Ban đêm phải nhất tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian nhàn không luống qua vô ích, mà sau này phải ăn năn không kịp.
Ðại Chúng ! Mỗi người nên nhiếp tâm cung kính y theo giới pháp này như pháp tu hành, chuyên cần học tập.
ChưĐại Đức ! (Ðại Chúng, Phật tử) Nay là ngày thứ mười lăm (mười bốn) 7 cótrăng (không trăng), làm phép bố tát 8 tụng Bồ Tát giới. Ðại chúng nên nhất tâm nghe kỹ.
Ai có tội thời phát lồ. Người không tội thời im lặng. Vì im lặng nên biết đại chúng thanh tịnh, có thể tụng giới Bồ Tát.
Tôi đã tụng lời tựa của giới Bồ Tát rồi.
Nay xin hỏi trong đại chúng đây được thanh tịnh không ? (hỏi 3 lần)
Thưa Ðại Chúng ! Trong đây thanh tịnh, vì yên lặng. Việc này xin nhận biết như thế.
Nam mô Phạm Võng Hội Thượng Phật Bồ Tát . (3 lần)
4
Phật Thuyết PHẠM VÕNG KINH BỒ TÁT TÂM ÐỊA PHẨM
Phần dưới 9
Đời Dao Tần, Tam tạng Pháp sư Cư Ma La Thập Hán dịch Hòa Thượng Thích Trí Tịnh Việt dịch
I.- Lô Xá Na Phật. 10
Bấygiờ, đức Phật Lô Xá Na vì trong đại chúng lược giảng “Tâm địa” như chừng đầu sợi lông trong số trăm nghìn hằng hà sa bất khả thuyết pháp môn.
Ngàikết: “Tâm địa đây chính là lời của tất cả chư Phật thời quá khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện tại đang giảng. Cũng là pháp môn mà tất cả Bồ tát đã học, sẽ học và đương học.
Tađã từng trăm A tăng kỳ kiếp 11 tu tập tâm địa này, do đó ta được hiệu là Lô Xá Na. Chư Phật! Các ngài đem lời giảng của ta đây hầu mở con đường tâm địa cho hết thảy chúng sanh”.
Liềnđó, từ trên tòa Thiên Quang Sư Tử rực rỡ nơi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, đức Phật Lô Xá Na phóng ra những tia sáng. Trong tia sáng ấy có tiếng nói với chư Phật đang ngự trên nghìn cánh sen báu: “Các ngài thọ trì phẩm Tâm Địa Pháp Môn của ta đây, rồi tuần tự đem giảng lại cho nghìn trăm ức Thích Ca cùng tất cả chúng sanh. Ai nấy đều nên thọ trì đọc tụng và nhất tâm vâng làm”.
Saukhi lãnh thọ phẩm Tâm Địa Pháp Môn, chư Phật đang ngự trên nghìn cánh sen báu cùng trăm nghìn đức Thích Ca đồng đứng dậy rời khỏi tòa Sư tử 12. Toàn thân của các ngài chiếu ra vô số tia sáng. Trong mỗi tia sáng ấy đều hóa hiện vô lượng đức Phật, đồng thời tung lên vô lượng hoa đẹp xanh, vàng, đỏ. trắng để cúng dường đức Phật Lô Xá Na. Cúng dường xong, chư Phật từ tạ trở về.
Khirời khỏi thế giới Liên Hoa Đài Tạng, chư Phật vào chánh định “Thể tánh hư không hoa quang”, mỗi ngài trở lại chốn cũ, dưới cội Bồ đề nơi cõi Diêm Phù.
5
Saukhi ra khỏi chánh định “Thể tánh hư không hoa quang”, đức Phật mới ngự trên tòa Kim Cương Thiên Quang Vương và Diệu Quang Đường 13 mà giảng về Thập Thế Giới Hải.
Rồiđức Phật giảng pháp Thập Trụ 14 nơi cung Đế Thích, giảng pháp Thập Hạnh15 nơi cung trời Diệm Ma, giảng pháp Thập Hồi Hướng 16 nơi cung trời Đâu Suất, giảng pháp Thập Thiền Định nơi cung trời Hóa Lạc, giảng pháp Thập Địa 17 nơi cung trời Tha Hóa, giảng pháp Thập Kim Cương nơi cõi Sơ Thiền, giảng pháp Thập Nhẫn nơi cõi Nhị Thiền, giảng pháp Thập Nguyện nơi cõi Tam Thiền, và sau cùng ở Tứ Thiền, nơi cung của Đại Tự Tại ThiênVương, đức Phật giảng Phẩm Tâm Địa Pháp Môn mà thuở trước đức Phật Lô Xá Na đã giảng ở thế giới Liên Hoa Đài Tạng.
Tất cả nghìn trăm ức đức Thích Ca ở nơi thế giới của mình, đều giảng nói như thế cả. Như trong phẩm “Hiền Kiếp” đã nói.
II.- Thích Ca Mâu Ni Phật
Bấygiờ, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ lúc sơ khởi hiện thân nơi Thế Giới Liên Hoa Ðại Tạng, rồi qua phương Ðông đến tại cung của Thiên Vương, diễn nói kinh « Ma thọ Hóa ». Sau đó ngài giáng sinh nơi cõi Nam Diêm Phù Ðề tại nước Ca tỳ La, vua Bạch Tịnh là thân phụ, và hoàng hậu Ma gialà sinh mẫu, nhũ danh của Ngài là Tất Ðạt Ða.
Xuất gia bảy năm, ba mươi tuổi thành đạo, hiệu Ngài là Thích Ca Mâu Ni Phật.
TừBảo Tòa Kim Cương Hoa Quang nơi đạo tràng Tịch Diệt 18 nhẫn đến nơi củỪại Tự Tại Thiên Vương, trong mười nơi ấy đức Phật tuần tự ngự đến thuyết pháp.
Lúc đó nhân khi xem bảo tràng lưới của Ðại Phạm Thiên Vương, đức Phật vì đại chúng mà giảng kinh Phạm Võng. 19
Ngàidạy rằng : Vô lượng thế giới dường như lỗ lưới. Mỗi thế giới đều khác nhau cả, khác nhau đến số vô lượng. Giáo pháp của Phật cũng như vậy .
ÐứcPhật đã tám nghìn lần đến thế giới Ta bà này, ngự trên bảo tòa bảo tòa kim Cương Hoa Quang nhẫn đến ngự nơi cung của Ðại Tự Tại Thiên Vương, lược giảng « tâm Ðịa Pháp Môn » cho cả thảy đại chúng trong những pháp hội ấy.
Sauđó từ cung của Thiên Vương, Ðức Phật trở xuống ngự dưới cội bồ đề nơi cõi Diêm Phù, vì tất cả chúng sinh trên quả đất này, hạng người phàm phutối mà giảng một giới pháp Kim Cương Quang Minh Bửu Giới. 20 Giới Pháp này là lời thường trì tụng của
6
PhậtLô Xá Na, khi Ngài mới phát Bồ Ðề tâm trong thời kỳ tu nhân của Ngài. Giới pháp này cũng chính là bổn nguyên của tất cả Phật, là bổn nguyên của tất cả Bồ Tát và là chủng tử của Phật tánh. 21
Tấtcả chúng sinh đều có phật Tánh. Tất cả ý thức , sắc, tâm, là tình là tâm đều vào trong phạm vi giới pháp phật tánh. Vì chắc chắn thường có chính nhân, nên chắc chắn Pháp thân thường trụ.
Mười Ba La Ðề Mộc xoa như thế xuất hiện trong đời. Giới pháp này là chỗ kính trọng của tất cả chúng sanh trong ba thuở.
Giờđây, đức Phật sẽ vì trong đại chúng này mà giảng lại Giới phẩm vô tận tạng, là Giới Phẩm của tất cả chúng sinh, bổn nguyên tự tánh thanh tịnh.
Nayta là Lô Xá Na Ðương ngồi trên đài Liên Hoa. Trên nghìn cánh sen đơm vòng. Mỗi cánh sen trăm ức cõi. Một cõi một Phật Thích Ca Ðều ngồi dưới cội Bồ Ðề Ðồng thời thành chánh giác đạo. Nghìn trăm ức Phật như vậy Lô xá na là bổn thân. Nghìn trăm ức Phật Thích Ca Ðều đem theo vi trần chúng Cùng nhau đến tại chỗ ta Ðể nghe ta tụng Phật giới, Ta liền giảng môn Cam Lộ 22 Bây giờ nghìn trăm ức Phật, Trở về đạo tràng của mình, Ðềungồi nơi cội Bồ đế Tụng mười trọng bốn mươi tám Giới của bổn sư Xá Na, Giới như vầng nhật nguyệt sáng, Cũng như chuỗi báo ngọc châu 23 Chúng BồTát như vi trần Do giới này mà thành Phật, Ðây là Ðức Xá Na tụng Ta đâycũng tụng như vậy. Các ông tân học Bồ Tát
7
phảicung kính thọ trì giới! Khi thọ trì giới này rồi Nên truyền lại cho chúng sanh, lắng nghe ta đang trì tụng Pháp Ba La Ðề Mộc Xoa Là giới tạng trong Phật Pháp Ðại chúng lòng nên tin chắc : Các người là Phật sẽ thành Ta đây là Phật đã thành Thường có lòng tin như vậy Thời giới phẩm đã trọn vẹn Tất cả những người có tâm Ðều nên nhiếp hộ Phật giới Chính là vào hàng chư Phật. Ðã đồnghàng bậc Ðại giác Mới thật là con chư Phật 24 Ðại chúng đều nên cung kính, Chí tâm nghe lời ta tụng.
III. ÐỨC PHẬT KIẾT BỒ TÁT GIỚI
Thuởấy, đức Phật Thích Ca Mâu Ni lúc mới thành đạo vô thượng chánh giác, trong khi ngồi dưới cội Bồ Ðề, Ngài bắt đầu kiết Bồ Tát Giới . Ngài dạy rằng:
Hiếu thuận với cha mẹ, sư tăng, Tam-Bảo. Hiếu thuận là pháp chỉ đạo. Hiếu gọi là giới, cũng gọi là cấm ngăn. 25
Liềnđó từ nơi kim khẩu đức Phật phóng ra vô lượng tia sáng. Bây giờ có đến trăm vạn ức đại chúng, các Bồ Tát 26, mười tám Phạm Thiên 27, sáu cõi trời Dục 28, mười sáu Ðại Quốc Vương 29 đồng chắp tay chí tâm nghe đức Phật tụng giới pháp Đại thừa của tất cả chư Phật.
Ðức Phật nói với các vị Bồ Tát:
Nayta cứ mỗi nửa tháng tự tụng giới pháp của chư Phật. Tất cả hàng Bồ Tát sơ phát tâm, nhẫn đến các Bồ Tát Thập Phát Thú, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương, Thập Ðịa 30 cũng tụng giới ấy. Vì thế nên giới quang từ miệngta phóng ra. Phóng ra là vì có nguyên do, chớ chẳng phải vì vô cớ. Giớiquang ấy chẳng phải màu xanh, vàng, đỏ, trắng và đen; chẳng phải sắc pháp cũng chẳng phải tâm pháp; chẳng phải pháp hữu, pháp vô, cũng chẳng phải pháp nhơn, pháp quả. Nó chính là bổn nguyện của chư Phật, là căn bổn
8
của chúng Phật tử. Vì thế nên chúng Phật tử phải thọ trì, phải đọc tụng, phải học kỹ giới pháp này.
ChúngPhật tử hãy lóng nghe ! Nếu là người thọ giới Bồ Tát này, không luận làQuốc vương, Thái tử, các Quan chức hay Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, không luận là chư Thiên cõi sắc, cõi Dục; không luận là hàng thứ dân, huỳnh môn, dâm nam, dâm nữ hay hàng nô tỳ; cũng không luận là tám bộ quỷ thần, thầnKim Cương, hay loài súc sanh, nhẫn đến kẻ biến hóa 31, hễ ai hiểu được lời truyền giới của Pháp Sư thì đều thọ được giới, và đều gọi là thanh tịnh thứ nhất.
IV --- MƯỜI GIỚI TRỌNG
Ðức Phật bảo các Phật tử rằng :
Cómười điều giới trọng. Nếu người thọ giới Bồ Tát mà không tụng điều giớinầy, thời người nầy không phải Bồ Tát, không phải là Phật tử. Chính ta cũng tụng như vậy.
Tất cả Bồ Tát đã học, sẽ học và đang học !
Ðã lược giảng xong tướng trạng của giới Bồ Tát cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì.
Ðức Phật dạy:
1.- GIỚI SÁT SANH 32
NếuPhật tử, hoặc tự mình giết, bảo người giết, phương tiện giết, khen ngợisự giết, thấy giết mà tùy hỷ, nhẫn đến dùng bùa chú để giết, duyên giết, cách thức giết, nghiệp giết. Phàm tất cả loài hữu tình có mạng sống đều không ý giết. Là Phật tử lẽ ra phải luôn luôn có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, lập thế cứu giúp tất cả chúng sinh mà trái lại tự phóngtâm nỡ lòng sát sinh, Phật tử nầy phạm « Bồ Tát Ba La Di tội ».
2.- GIỚI TRỘM CƯỚP 33
NếuPhật tử tự mình trộm cướp, bảo người trộm cướp, phương tiện trộm cướp, nhẫn đến dùng bùa chú trộm cướp ; nhân trộm cướp, duyên trộm cướp, cách thức trộm cướp ...Tất cả tài vật có chủ, dầu là của quỷ thần hay của kẻ giặc cướp, nhẫn đến một cây kim, một ngọn cỏ đều không được trộm cướp. Là Phật tử, lẽ ra phải luôn
9
luôncó lòng từ bi, lòng hiếu thuận, thường giúp cho mọi người được phước, được vui, mà trái lại trộm cướp tài vật của người, Phật tử nầy phạm « BồTát Ba La Di tội ».
3.- GIỚI DÂM 34
NếuPhật tử, tự mình dâm dục, bảo người dâm dục, với tất cả phụ nữ, các loài cái, loài mái, cho đến Thiên nữ, quỷ nữ, thần nữ cùng phi đạo mà hành dâm : nhân dâm dục, duyên dâm dục, cách thức dâm dục, nghiệp dâm dục. Là Phật tử, đối với tất cả không được cố dâm dục. Lẽ ra phải có lòng hiếu thuận, cứu độ tất cả những chúng sinh, đem pháp thanh tịnh khuyên dạy người, mà trái lại không có tâm từ bi, làm cho mọi người sinhviệc dâm dục, không lựa súc sinh, cho đến hành dâm với mẹ, con, chị, emtrong lục thân, Phật tử nầy phạm « Bồ Tát Ba La Di tội ».
4.- GIỚI VỌNG 35
NếuPhật tử, tự mình nói vọng ngữ, bảo người vọng ngữ, phương tiện vọng ngữ: nhân vọng ngũ, duyên vọng ngữ, cách thức vọng ngữ, nghiệp vọng ngữ. Nhẫn đến không thấy nói thấy, thấy nói không thấy, hoặc thân vọng ngữ, tâm vọng ngũ. Là Phật tử, lẽ ra Phật luôn luôn chính ngữ, chính kiến, vàcũng làm cho tất cả chúng sinh có chính ngữ, chính kiến, mà trái lại làm cho mọi người tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, Phật tử nầy phạm « Bồ Tát Ba La Di tội ».
5.- GIƠI BÁN RƯỢU 36
NếuPhật tử, tự mình bán rượu, bảo người bán rượu : nhân bán rượu, duyên bán rượu, cách thức bán rượu, nghiệp bán rượu, tất cả rượu không được bán - Rượu là nhân duyên sinh tội lỗi. Là Phật tử, lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sinh có trí huệ sáng suốt, mà trái lại đem sự mê say điên đảo cho tất cả chúng sinh. Phật tử nầy phạm « Bồ Tát Ba La Di tội ».
6.- GIỚI RAO LỖI CỦA TỨ CHÚNG
NếuPhật tử, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, hoặc bảo người rao nói những tội lỗi ấy : nhân rao nói tội lỗi, duyên rao nói tội lỗi, cách thức rao nói tội lỗi, nghiệp rao nói tội lỗi. Là Phật tử, khi nghe những kẻ ác, ngoại đạo cùng người nhị thừa nói những điều phi pháp, trái luật trong Phật pháp, thời phải luôn luôn có lòng từ bi giáo hóa những kẻ ác ấy cho họ sinh tín tâm lànhđối với Đại thừa, mà trái lại Phật tử lại tự mình rao nói những tội lỗitrong Phật pháp. Phật tử nầy phạm « Bồ Tát Ba La Di tội ».
10
7.- GIỚI TỰ KHEN MÌNH CHÊ NGƯỜI
NếuPhật tử, tự khen mình chê người, cũng bảo người khác khen ngợi mình chêngười : nhân chê người, duyên chê người, cách thức chê người, nghiệp chê người . Là Phật tử, lẽ ra phải thay thế chịu những sự khinh chê khổ nhục cho tất cả chúng sanh, mình nhận lấy việc xấu, nhường cho người việc tốt. Nếu Phật tử tự phô trương tài đức của mình, mà dìm che điều hay tốt của người, làm cho người bị khinh chê, Phật tử nầy phạm « Bồ TátBa La Di tội ».
8.- GIỚI BỎN SẺN THÊM MẮNG ÐUỔI
NếuPhật tử, tự mình bỏn sẻn, bảo người bỏn sẻn : nhân bỏn sẻn, duyên bỏn sẻn, cách thức bỏn sẻn, nghiệp bỏn sẻn.Phật tử khi thấy những người bần cùng đến cầu xin, phải cấp cho theo chỗ cần dùng của họ. Mà Phật tử lại đem lòng giận ghét, cho đến không cho một mảy, có ngươi đến cầu học giáopháp, cũng chẳng nói một kệ một câu, lại còn xua đuổi quở mắng, Phật tửnày phạm « Bồ Tát Ba La Di tộỉ ».
9.- GIỚI GIẬN HỜN KHÔNG NGUÔI
NếuPhật tử, tự mình giận, bảo người giận : nhân giận, duyên giận, cách thức giận, nghiệp giận. Người Phật tử lẽ ra phải làm cho tất cả chúng sinh được những căn lành không gây gổ ; thường có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Mà trái lại, đối với trong tất cả chúng sinh, cho đến trong loài phi chúng sinh, đem lời ác mạ nhục, còn thêm dùng tay, chân, dao, gậy đểđánh đập mà vẫn chưa hả dạ cho đến nạn nhân kia lấy lời nhỏ nhẹ xin lỗi, cầu sám hối tạ tội , nhưng vẫn còn không hết giận, Phật tử này phạm« Bồ Tát Ba La Di tộỉ ».
10.- GIỚI HỦY BÁNG TAM BẢO
NếuPhật tử, tự mình hủy báng Tam Bảo, xúi người hủy báng Tam Bảo : nhân hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Phật tử nghe một lời hủy báng Tam Bảo của ngoại đạo và kẻ ác, còn đau lòng như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình, huống là tự miệng mình hủy báng Khôngcó đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam Bảo, lại còn giúp sức cho những kẽ ác, kẻ tà kiến hủy báng nữa, Phật tử này phạm « Bồ Tát Ba La Ditộỉ ».
V. ÐỨC PHẬT KẾT RĂN
Này các Phật tử trên đây là mười giới trọng của Bồ Tát, các Phật tử cần nên học.
11
Trongmười giới trọng đó không nên trái phạm một giới nào cả, dầu một mảy nhỏnhư vi trần, huống chi phạm đủ cả mười giới ư ! Nếu có người nào trái phạm, thời người ấy hiện đời không được phát Bồ đề tâm, rồi cũng mất ngôi Quốc Vương, ngôi Chuyễn Luân Vương, ngôi Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni ; cũngmất những quả « Thập Phát Thủ, « Thập Trưởng Dưởng », Thập Kim Cương »,« Thập Ðịa », tất cả diệu quả Phật tính thường trú đều mất, đọa trong ba ác đạo, trong hai kiếp, ba kiếp chẳng được nghe danh tự của cha mẹ vàTam Bảo. Vì thế nên không được phạm một giới nào cả.Tất cả Bồ Tát các Ngài đã học sẽ học và hiện nay học. Mười giới 37 như thế cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì. Trong phẩm «Bát vạn oai nghi» có giảng rộng.
VI. 48 ÐIỀU GIỚI KHINH
Ðức Phật bảo các vị Bồ Tát rằng : Ðã giảng mười giới trọng rồi, nay tôi sẽ nói về bốn mươi tám giới khinh : 38
1.GIỚI KHÔNG KÍNH THẦY BẠN
NếuPhật tử, lúc sắp lãnh ngôi Quốc vương, ngôi Chuyễn Luân vương, hay sắp lãnh chức quan, trước nên thọ Giới Bồ Tát. Như thế tất cả quỷ thần cứu hộ thân vua và thân các quan. Chư Phật đều hoan hỷ. Ðã đắc giới rồi, Phật tử nên có lòng hiếu thuận và cung kính. Nếu thấy có bậc Thượng Tọa,Hòa Thượng, A Xà Lê, những bậc Ðại đức, đồng học, đồng kiến, đồng hạnh đến nhà, phải đứng dậy tiếp rước lạy chào, hỏi thăm. Mỗi sự đều đúng nhưpháp mà cúng dường, hoặc tự bán thân cho đến quốc thành con cái, cùng bảy báu trăm vật để cung cấp các bậc ấy. Nếu Phật tử lại sinh lòng kiêu mạn, sân hận, ngu si, không chịu tiếp rước lạy chào, cho đến không chịu ytheo pháp mà cúng dường, Phật tử này phạm « khinh cấu tộỉ ».
2.- GIỚI UỐNG RƯỢU
NếuPhật tử cố uống rượu, mà rượu là thứ làm cho người uống hay sinh ra vô lượng tội lổi. Nếu tự tay trao chén rượu cho người uống, sẽ mang ác báo :năm trăm đời không tay, huống là tự uống. Cũng chẳng được bảo người và tất cả chúng sinh uống rượu, huống là tự mình uống Tất cả các thứ rượu Phật tử không được uống . Nếu mình cố uống cùng bảo người uống. Phật tử này phạm « khinh cấu tộỉ ».
3.- GIỚI ĂN THỊT
NếuPhật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sinh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thời mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tính ;tất cả chúng sinh thấy đều tránh xa người này.Người ăn thịt mắc vô lượng tội lổi . Vì thế nên tất cả 12
Phật tử không được ăn tất cả thứ thịt của mọi loài chúng sinh. Nếu cố ăn thịt, Phật tử này phạm « khinh cấu tội ».
4.- GIỚI ĂN NGŨ TÂN 39
NếuPhật tử, chẳng được ăn « ngũ tân » -loại hành, hẹ, tỏi, nén và hưng cừ.Loại ngũ người này gia vào trong tất cả thứ thực phẩm đều không được ăn. Nếu cố ăn, Phất tử này phạm « khinh cấu tộỉ » .
5.- GIỚI KHÔNG DẠY NGƯỜI SÁM TỘI
NếuPhật tử khi thấy người phạm ngũ giới, bát giới, thập giới, phá giới, hay phạm thất nghịch, bát nạn tất cả tội phạm giới v.v...phải khuyên bảongười ấy sám hối. Nếu Phật tử chẳng khuyên bảo người phạm tội sám hối, lại cùng ở chung, đồng sống chung, đồng chung Bố Tát, đồng thuyết giới, mà không cử tội người ấy, không nhắc người ấy sám hối, Phật tử này phạm «khinh cấu tộỉ ».
6.- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG THỈNH PHÁP
NếuPhật tử, thấy có vị Pháp sư Đại thừa, hay những bậc đồng học, đồng kiến, đồng hạnh Đại thừa, từ trăm dặm, nghìn dặm đến nơi tăng phường, nhà cửa, thành ấp, thời liền đứng dậy rước vào, đua đi, lễ bái, cúng dường. Mỗi ngày ba thời cúng dường , trăm thức uống ăn, giường ghế, thuốc men, tất cả đồ cần dùng giá đáng ba lượng vàng đều phải cấp hộ chopháp sư. Mỗi ngày : sáng, trưa và chiều, thường thỉnh Pháp sư thuyết pháp và đảnh lễ. Không hề có lòng sân hận buồn rầu. Luôn thỉnh pháp không mõi nhàm, chỉ trọng pháp chứ không kể thân. Nếu Phật tử không như thế thời phạm « khinh cấu tội ».
7.- GIỚI KHÔNG ÐI NGHE PHÁP
NếuPhật tử, hàng tân học Bồ Tát, phàm nơi nào chốn nào có giảng kinh, luật, phải mang kinh, luật đến chỗ Pháp sư để nghe giảng và thưa hỏi. Hoặc nơi núi rừng, trong vườn cậy, chùa, nhà v.v... tất cả chỗ thuyết pháp đều đến nghe học. Nếu Phật tử không đến nơi ấy để nghe pháp cùng thưa hỏi, thời phạm « khinh cấu tội ».
8.- GIỚI CÓ TÂM TRÁI BỎ ÐẠI THỪA
NếuPhật tử, có quan niệm trái bỏ kinh luật Ðại thừa thường trụ, cho rằng không phải của Phật nói mà đi thọ trì kinh luật tà kiến và tất cả cấm giới của Thanh Văn nhị thừa cùng ngoại đạo ác kiến. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
13
9.- GIỚI KHÔNG KHÁN BỊNH 40
NếuPhật tử, thấy tất cả người tật bệnh phải tận tâm cúng dường như cúng dường Phật. Trong tám phước điền, khán bệnh là « phước điền thứ nhứt ». Nếu như cha mẹ, Sư tăng cùng đệ tử có bệnh, có tật, trăm thứ bệnh đau khổ, đều nên săn sóc cho được lành mạnh, Phật tử lại vì lòng hờn giân không chăm nuôi, nhẫn đến thấy trong Tăng phường, thành ấp, nơi núi rừngđồng nội đường sá có người tật bệnh mà không lo cứu tế, Phật tử nầy phạm « Khinh cấu tội ».
10.- GIỚI CHỨA KHÍ CỤ SÁT SINH
NếuPhật tử, không được cất chứa binh khí, như dao, gậy, cung, tên, búa, đáo v.v... cùng những đồ sát sinh như chài lưới, rập, bẫy v.v...Là Phật tử, dầu cho đến cha mẹ bị người giết còn không báo thù, huống lại đi giết tất cả chúng sinh ! không được cất chứa những khí cụ sát sinh ! Nếucố cất chứa, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
Mười giới như thế, cần nên học và kính trọng phụng trì. (Trong phẩm Lục Độ có giảng rộng.)
11.- GIỚI ÐI SỨ
NếuPhật tử, chẳng được vì quyền lợi và ác tâm mà đi thông sứ mạng cho hai nước hiệp hội quân trận, đem binh đánh nhau làm cho vô lượng chúng sinh bị giết hại. Là Phật tử còn không được vào, cùng qua lại trong quân trận, huống lại cố làm môi giới chiến tranh. Nếu cố làm, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
12.-GIỚI BUÔN BÁN PHI PHÁP 41
NếuPhật tử, cố bán người lành, tôi trai tớ gái, lục súc, buôn bán quan tài, ván cây, đồ đựng thây chết, còn không được tự mình buôn bán các thứấy, huống lại bảo người. Nếu cố tự buôn bán, hay bảo người buôn bán cácthứ ấy, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
13.- GIỚI HỦY BÁNG
NếuPhật tử, vì ác tâm, nơi người tốt, người lành, Pháp sư, Sư Tăng, hoặc Quốc vương và hàng quý nhân, vốn vô sự mà hủy báng là phạm bảy tội nghịch, mười giới trọng. Với cha mẹ, anh, em, lục thân phải có lòng từ bi, lòng hiếu thuận, mà trở lại vu khống cho là phạm tội nghịch, đọa nơiác đạo, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
14
14.- GIỚI PHÓNG HỎA 42
NếuPhật tử, vì tâm ác, phóng hỏa đốt núi, rừng, đồng nội. Từ tháng tư đến tháng chín phóng hỏa. Hoặc cháy lan đến nhà cửa, thành ấp, tăng phường, ruộng cây của người và cung điện tài vật của quỷ thần. Tất cả chỗ có sinh vật không được cố thiêu đốt. Nếu cố thiêu đốt, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
15.-GIỚI DẠY GIÁO LÝ NGOÀI ÐẠI THỪA 43
NếuPhật tử, từ Phật tử, lục thân, tất cả thiện tri thức, đến ngoại đạo ác nhân, đều phải khuyên bảo thọ trì kinh luật Đại thừa. Nên giảng cho hiểunghĩa lý khiến phát Bồ đề tâm, Thập Phát Thú tâm, Thập Trưởng Dưỡng tâm, Thập Kim Cương tâm. Trong ba mươi tâm ấy, giảng cho họ hiểu pháp đụng tuần thứ của mỗi món. Mà Phật tử lại ác tâm, sân tâm đem kinh luật của Thanh văn nhị thừa cùng các bộ luận của ngoại đạo tà kiến để dạy ngang cho người. Phật tử nầy phạm «khinh cấu tội ».
16.- GIỚI VÌ LỢI MÀ GIẢNG PHÁP LỘN LẠO
NếuPhật tử, phải tận tâm học kinh luật oai nghi Đại thừa, thông hiểu nghĩalý, khi thấy có hàng tân học Bồ Tát từ xa trăm dặm nghìn dặm đến cầu học kinh luật Đại thừa, nên đúng như pháp giảng giải tất cả khổ hạnh, hoặc đốt thân, hoặc đốt cánh tay, đốt ngón tay. Nếu không đốt thân hay cánh tay, ngón tay cúng dường chư Phật thời không phải là hàng Bồ Tát xuất gia. Nhẫn đến xả thịt nơi thân cùng tay chân mà bố thí cho tất cả những cọp, sói, sư tử đói, cùng tất cả loài quỷ đói. Rồi sau mới tuần tựtheo căn cơ của mỗi người giảng chánh pháp cho hàng tân học ấy được mở thông tâm ý. Nếu Phật tử vì quyền lợi, đáng dạy mà không dạy, lại giảng kinh luật một cách điên đảo, văn tự lộn xộn không có thứ lớp trước sau, thuyết pháp có tính cách hủy báng Tam Bảo. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
17.- GIỚI CẬY THẾ LỰC QUYÊN TỞI 44
NếuPhật tử, tự mình vì việc ăn uống tiền của, lợi dưỡng, danh dự mà thân cận quốc vương, hoàng tử cùng các quan, nương quyền cậy thế bức người đểlấy tiền của, lại bảo người khác cũng cầu lợi như vậy. Tất cả sự cầu lợi ấy gọi là ác cầu, đa cầu, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
18.- GIỚI KHÔNG THÔNG HIỂU MÀ LÀM THẦY TRUYỀN GIỚI 45
15
NếuPhật tử phải học mười hai phần kinh, thường tụng giới. Mỗi ngày sáu thời, nghiêm trì Bồ Tát giới, hiểu rõ nghĩa lý tính Phật tính của giới. Nếu Phật tử không hiểu một kệ một câu cùng nhân duyên của giới luật, mà dối rằng thông hiểu, đó chính là dối gạt mình và cũng là dối gạt người khác. Không hiểu một pháp, không biết một luật mà lại đi làm thầy truyềngiới cho người. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội».
19.- GIỚI LƯỠNG THIỆT ( lưỡi đôi chiều) 46
NếuPhật tử, vì ác tâm, thấy thầy Tỳ kheo trì giới tay bưng lư hương, tu hạnh Bồ Tát, tự đi đâm thọc hai đầu, cho sinh sự bất hòa khinh khi ngườihiền, tạo nhiều tội ác. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội».
20.-GIỚI KHÔNG PHÓNG SANH 47
NếuPhật tử, vì tâm từ bi mà làm việc phóng sinh. Tất cả nam tử là cha ta, tất cả nữ năng là mẹ ta. Từ nhiều đời ta đều thác sinh nơi đó. Vì lẽ ấy nên chúng sinh trong lục đạo đều la cha mẹ ta. Nếu giết chúng để ăn thịt, thời chính giết cha mẹ ta, mà cũng là giết thân cũ của ta. Tất cả chất tứ đại đều là bổn thân bổn thể của ta, cho nên phải thường làm việcphóng sinh và khuyên bảo người làm. Nếu lúc thấy người đời sát sinh, nên tìm cách cứu hộ cho chúng được thoát khỏi nạn khổ ! Thường đem giới Bồ Tát giảng dạy để cứu độ chúng sinh. Nếu ngày cha mẹ hay anh em chết, nên thỉnh Pháp sư giảng kinh luật Bồ Tát giới. Người chết nhờ phước đức ấy, hoặc được vãng sinh Tịnh độ ra mắt chư Phật, hay thác sinh trong cõitrời cõi người. Nếu không làm các điều trên đây, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
Mười giới như thế cần nên học tập kính trọng phụng trì. Như trong phẩm « Diệt tội » giảng rõ mỗi giới.
21.- GIỚI ÐEM SÂN BÁO SÂN, ÐEM ÐÁNH TRẢ ÐÁNH 48
NếuPhật tử, không được đem giận trả giận, đem đánh trả đánh. Nếu cha mẹ anh em hay lục thân bị người giết cũng chẳng báo thù, hoặc quốc chủ bị người thí chết cũng chẳng được báo thù. Giết sinh mạng để báo thù sinh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo. Hãy còn không được chứa nuôi tớ, rồi đánh đập mắng nhiếc chúng, mỗi ngày tam nghiệp tạo vô lượng tội,nhất là khẩu nghiệp. Huống lại cố đi làm tội thất nghịch. Nếu xuất gia Bồ Tát không có lòng từ bi cố báo thù, nhẫn đến cố báo thù cho trong hàng lục thân. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
22.-GIỚI KIÊU MẠN KHÔNG THỈNH PHÁP
16
NếuPhật tử, mới xuất gia chưa hiểu kinh luật, mà tự ỷ mình là trí thức thông minh, hoặc ỷ mình là cao quý, lớn tuổi, hoặc ỷ mình là dòng sang, con nhà quyền quý, hoặc ỷ mình học rộng, phước to, giàu lớn v.v... rồi sinh lòng kiêu mạn mà không chịu học hỏi kinh luật với các vị Pháp sư học đạo trước mình. Vị Pháp sư ấy hoặc dòng hèn, con nhà hạ tiện, tuổi trẻ nghèo nàn, hèn hạ, hay có tật nguyền, nhưng lại thiệt có đức hạnh cùng thông hiểu nhiều kinh luật. Hàng tân học Bồ Tát không được nhìn vàodòng giống vị Pháp sư mà không chịu đến học đạo lý Đại thừa với vị ấy. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
23.-GIỚI KHINH MẠN KHÔNG TẬN TÂM DẠY 49
NếuPhật tử, sau khi Phật nhập diệt, lúc có tâm tốt muốn thọ giới Bồ Tát, thời đối trước tượng Phật, cùng tượng Bồ Tát mà tự nguyện thọ giới. Nên ởtrước tượng Phật và tượng Bồ Tát sám hối trong bảy ngày, hễ được thấy hảo tướng là đắc giới. Như chưa thấy hảo tướng thời phải sám hối mười bốn ngày, hăm mốt ngày, hay đến cả năm, cầu thấy được hảo tướng. Khi được thấy hảo tướng rồi, thời được đối trước tượng Phật Bồ Tát mà thọ giới. Như chưa thấy hảo tướng thì dầu có đối trước tướng Phật thọ giới vẫn không gọi là đắc giới. Nếu đối trước vị Pháp sư đã thọ giới Bồ Tát mà thọ giới, thời không cần thấy hảo tướng. Tại sao vậy ? Vì vị Pháp sư ấy là chư sư truyền giới cho nhau, nên không cần hảo tướng. Hễ đối trướcvị Pháp sư ấy mà thọ giới liền đắc giới, do vì hết lòng kính trọng nên đắc giới. Nếu ở trong vòng nghìn dặm, mà tìm không được vị Pháp sư truyền giới thời, Phật tử được phép đối trước tượng Phật và Bồ Tát mà tựnguyện thọ giới Bồ Tát, nhưng cần phải thấy hảo tướng. Nếu các vị Pháp sư ỷ mình thông kinh luật cùng giới pháp Đại thừa, kết giao với các nhà quyền quý, khi có hàng tân học Bồ Tát đến cầu học nghĩa kinh, luật, lại giận ghét, hay khinh ngạo, không chịu tận tâm chỉ bảo, vị nầy phạm “khinh cấu tội”.
24.- GIỚI KHÔNG TẬP HỌC ÐẠI THỪA 50
NếuPhật tử, có kinh luật Đại thừa pháp, chánh kiến, chánh tánh, chánh phápthân của Phật, mà không chịu siêng học siêng tu, lại bỏ bảy của báu, trở học những sách luận tà kiến của nhị thừa, ngoại đạo, thế tục, đó là làm mất giống Phật, là nhân duyên chướng đạo, chẳng phải thật hành đạo Bồ Tát. Nếu cố làm như vậy, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
25.- GIỚI TRI CHÚNG VỤNG VỀ 51
NếuPhật tử, sau khi Phật nhập diệt làm Pháp sư, Giảng sư, Luật sư, Thiền sư, Thủ tọa, Tri sự, Tri khách, phải có lòng từ bi khéo hòa giải trong chúng, khéo giữ 17
như của riêng mình, mà trở lại khuấy chúng gây gổ, kình chống, lung lòng xài của Tam Bảo, Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
26.- GIỚI RIÊNG THỌ LỢI DƯỠNG 52
NếuPhật tử ở trước trong Tăng phường, lúc sau thấy có khách Bồ Tát Tỳ Kheođến, hoặc nơi thành ấp nhà cửa của Tăng hay của vua, nhẫn đến chỗ kiết hạ an cư cùng trong đại hội ... chư Tăng ở trước phải rước đến đưa đi, cung cấp cho những đồ uống ăn, đồ nằm, thuốc men, nhà, phòng, giường, ghế v.v... Nếu tự mình không có, thì phải bán thân, bán con cái, lóc thịt thân mình mà bán, để sắm đồ cung cấp cho những khách Tăng ấy. Nếu có thí chủ thỉnh chúng Tăng thọ trai, khách Tăng có dự phần, vị Tri sự phải theo thứ tự phái khách Tăng đi thọ trai. Nếu chư Tăng ở trước riêngđi thọ trai mà không phái khách Tăng đi, thời vị Tri sự mắc vô lượng tội, không đáng là hàng Sa Môn, không phải dòng Thích Tử, nào khác gì loài súc sinh. Phật tử nầy phạm “khinh cấu tội”.
27.- GIỚI THỌ BIỆT THỈNH 53
NếuPhật tử; tất cả chẳng được nhận của cúng dường dành riêng về mình. Của cúng dưòng nầy thuộc về thập phương Tăng, nếu nhận riêng thời là lấy củathập phương Tăng đem về phần mình. Và của vật trong tám phước điền : Chư Phật, Thánh nhân, các Sư Tăng, cha, mẹ, và người bệnh, tự mình riêngnhận dùng. Phật tử nầy phạm “ khinh cấu tội”.
28.- GIỚI BỆNH THỈNH TĂNG 54
NếuPhật tử, có những hàng Bồ Tát xuất gia, Bồ Tát tại gia và tất cả đàn việt lúc muốn thỉnh Tăng để cúng dường cầu nguyện, nên vào Tăng phưòng thưa với vị Tri sự. Vị Tri sự bảo rằng : theo thứ tự mà thỉnh thời được thập phương Hiền Thánh Tăng. Mà người đời thỉnh riêng năm trăm vị A La Hán Bồ Tát Tăng vẫn không bằng theo thứ tự thỉnh một phàm phu Tăng. Trong giáo pháp của bảy đức Phật đều không có pháp thỉnh Tăng riêng. Nếuthỉnh Tăng riêng đó là pháp của ngoại đạo, là không thuận với hiếu đạo.Nếu Phật tử cố thỉnh riêng thời phạm “khinh cấu tội”.
29.- GIỚI TÀ MẠNG NUÔI SỐNG 55
NếuPhật tử dùng ác tâm vì lợi dưỡng buôn bán nam sắc, nữ sắc, tự tay làm đồ ăn, tự xay, tự giã, xem tướng, bàn mộng, đoán sẽ sinh trai hay gái, bùa chú, pháp thuật, nghề nghiệp, phương pháp nuôi ó và chó săn, hòa hiệp trăm thứ thuốc độc,
18
nghìnthứ thuốc độc, độc rắn, độc sinh kim, sinh ngân, độc sâu cổ, đều không có lòng từ bi, lòng hiếu thuận. Nếu cố làm các điều như thế, Phật tử nầyphạm « khinh cấu tội».
30.- GIỚI QUẢN LÝ CHO BẠCH Y 56
NếuPhật tử vì ác tâm, tự mình hủy báng Tam Bảo, giả tuồng kính mến, miệng thì nói không, mà hành vi lại ở trong có, làm quản lý cho hàng bạch y làm mai làm mối cho nam nữ giao hội dâm sắc, gây thành các nghiệp kiết phược ; những ngày lục trai trong mỗi tháng, ba tháng trường trai trong mỗi năm, làm việc sát sinh, trộm cướp, phá trai, phạm giới. Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
Mười giới như thế, cần nên học hết lòng kính trọng phụng trì. Trong phẩm « Chế Giới » có giảng rõ.
31.-GIỚI KHÔNG MUA CHUỘC
NếuPhật tử, sau khi Phật nhập diệt ở trong đời ác , thấy hàng ngoại đạo, bọn giặc cướp cùng tất cả người ác đem bán hình tượng Phật, Bồ Tát, cha mẹ, đem bán kinh luật, đem bán Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, cùng người hành đạo Bồ Tát, kẻ phát tâm Bồ đề, để làm tay sai cho các quan hay làm tôi tớ cho mọi người. Phật tử thấy những sự như thế, nên có lòng từ bi tìm cáchcứu vớt. Nếu không đủ sức, Phật tử phải đi quyên tiền các nơi để chuộc hình tượng Phât, Bồ Tát và tất cả kinh luật, chuộc Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, người tu hạnh Bồ Tát, kẻ phát tâm Bồ đề. Nếu không chuộc, Phật tử nầy phạm « Khinh cấu tội ».
32.- GIỚI TỔN HẠI CHÚNG SANH 57
NếuPhật tử không được buôn bán dao, gậy, cung, tên những khí giới sát sinh. Không được chứa cân non giạ thiếu. Không được nương thế lực quan quyền mà lấy tài vật của người. Không được ác tâm trói buộc người, và phá hoại việc thành công của người. Không được nuôi mèo, chồn, heo, chó.Nếu cố tâm làm các điều trên, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
33.- GIỚI TÀ NGHIỆP GIÁC QUÁN 58
NếuPhật tử không vì ác tâm đi xem tất cả nam nữ v.v... đánh nhau, hay binhtrận binh tướng hoặc cướp v.v... đấu chiến nhau. Cũng chẳng được đi xemhát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, đá cầu, đá bóng v.v... Cho đến bói xủ. Chẳng được làm tay sai cho kẻ trộm cướp. Nếu cố làm các điều trên, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
19
34.- GIỚI TẠM BỎ BỒ ÐỀ TÂM 59
NếuPhật tử, ngày đêm sáu thời đọc tụng giới Bồ Tát nầy. Nên giữ gìn giới luật trong tất cả khi đi đứng nằm ngồi, vững chắc như kim cương, như đeotrái nổi để qua biển lớn, như các Tỳ Kheo bị cột bằng dây đỏ. Thường cótín tâm lành đối với Ðại thừa. Tự biết rằng mình là Phật chưa thành, còn chư Phật là Phật đã thành, rồi phát Bồ đề tâm và giữ vững không thốichuyển . Nếu có một tâm niệm xu hướng theo Nhị thừa hay ngoại đạo, Phậttử nầy phạm « khinh cấu tội ».
35.- GIỚI KHÔNG PHÁT NGUYỆN
NếuPhật tử, nên phát những điều nguyện lớn : nguyện ở hiếu thuận với cha mẹ, Sư Tăng - Nguyện đặng gặp được thầy tốt - bạn thiện tri thức - thường dạy bảo tôi các kinh luật Ðại thừa - dạy cho tôi về « Thập Phát Thú » - « Thập Trưởng Dưỡng » - « Thập kim Cương » - « Thập Ðịa » Cho tôi hiểu rõ để tu hành đúng với chánh pháp - nguyện giữ vững giới của Phật : thà chết chớ không chịu phai lòng. Nếu các Phật tử không phát những điều nguyện trên đây thời phạm « khinh cấu tội ».
36.- GIỚI KHÔNG PHÁT THỆ 60
NếuPhật tử, khi đã phát mười điều nguyện lớn trên đây rồi, phải giữ gìn giới cấm của Phật. Tự thệ nguyện rằng: “Thà nhảy vào đống lửa, hố sâu, núi đao, quyết không cùng với tất cả người nữ làm điều bất tịnh để phạm điều cấm trong kinh luật của tam thế chư Phật. Lại thề rằng: “Thà lấy lưới sắt nóng quấn thân mình cả nghìn lớp, quyết không để thân này phá giới mà thọ nhận những đồ y phục của tín tâm đàn việt. Thà chịu nuốt hònsắt cháy đỏ và uống nước đồng sôi mãi đến trăm nghìn kiếp , quyết khôngđể miệng này phá giới mà ăn các thứ thực phẩm của tín tâm đàn việt. Thànằm trên đống lửa lớn, trên tấm sắt nóng, quyết không để thân này phá giới mà nhận lấy các thứ giường ghế của tín tâm đàn việt. Thà trong một hai kiếp chịu cho cả trăm gươm giáo đâm vào mình, quyết không để thân này phá giới mà thọ các thứ thuốc men của tín tâm đàn việt. Thà nhảy vàovạc dầu sôi trong trăm nghìn kiếp, quyết không để thân này phá giới mà lãnh những phòng nhà, ruộng vườn, đất đai của tín tâm đàn việt.” Lại phát thệ rằng: “Thà dùng chày sắt đập thân này từ đầu tới chơn nát như tro bụi, quyết không để thân này phá giới mà thọ sự cung kính lễ bái củatín tâm đàn việt. Lại phát thệ rằng: “Thà lấy trăm nghìn lưỡi gươm giáokhoét đôi mắt mình, quyết không đem tâm phá giới này mà nhìn xem sắc đẹp của người. Thà lấy trăm nghìn dùi sắt đâm thủng lỗ tai mình trải quamột hai kiếp, quyết không đem tâm phá giới này mà nghe tiếng tốt giọng hay. Thà lấy trăm nghìn lưỡi dao cắt bỏ mũi mình, quyết không đem tâm phá giới này mà ngửi các mùi thơm. Thà lấy
20
trămnghìn lưỡi dao cắt đứt lưỡi mình, quyết không đem tâm phá giới này mà ăn các thức tịnh thực của người. Thà lấy búa bén chặt chém thân thể mình, quyết không đem tâm phá giới này mà tham mặc đồ tốt.” Lại phát nguyện: “Nguyện cho tất cả chúng sanh đều được thành Phật.” Nếu Phật tử không phát những điều thệ này, thời phạm « khinh cấu tội ».
37.- GIỚI VÀO CHỖ HIỂM NẠN 61
NếuPhật tử, mỗi năm phải hai kỳ hành đầu đà, mùa Đông mùa Hạ thời ngồi thiền kiết hạ an cư. Thường dùng nhành dương, nước tro, ba y, bát, bình,tọa cụ, tích trượng, hộp lư hương, đãy lượt nước, khăn tay, con dao, đálửa, cái nhíp, giường dây, kinh luật, tượng Phật, tượng Bồ tát. Khi Phật tử hành đầu đà cùng lúc du phương đi lại trăm dặm ngàn dặm, mười tám món này mang luôn bên mình. Đây là hai kỳ hành đầu đà trong mỗi năm:Từ rằm tháng giêng đến rằm tháng ba, và từ rằm tháng tám đến rằm tháng mười. Trong hai kỳ hành đầu đà, luôn mang theo mình 18 món ấy như chim hai cánh. Nếu đến ngày bố tát, hàng tân học Phật tử, mỗi nửa tháng luôn bố tát, tụng mười giới trọng và bốn mươi tám giới khinh. Lúc tụng giới, nên ở trước tượng Phật và Bồ tát mà tụng. Chỉ có một người bố tát thời một người tụng. Nếu hai người, ba người nhẫn đến trăm nghìn người cũng một người tụng, còn bao nhiêu thời lắng nghe. Người tụng ngồi cao, ngườinghe ngồi thấp. Mỗi người đều đắp y hoại sắc chín đìều, bảy điều và nămđiều. Trong lúc kiết hạ an cư cũng phải mỗi việc đúng theo phép tắc. Lúc đầu đà chớ đi đến chỗ có tai nạn, cõi nước hiểm ác, nhà vua hung bạo, đất đai gập ghềnh, cỏ cây rậm rạp, chỗ có giống sư tử, cọp, sói, cùng lụt, bão, nạn cháy, giặc cướp, đường sá có rắn rít … Tất cả nơi hiểm nạn ấy đều không được đến. Chẳng những lúc hành đầu đà, mà lúc kiếthạ an cư cũng không được vào những chỗ hiểm nạn ấy. Nếu cố ý vào những nơi ấy, Phật tử này phạm « khinh cấu tội ».
38.-GIỚI TRÁI THỨ TỰ TÔN TY 62
NếuPhật tử, phải theo thứ tự đúng pháp mà ngồi : người thọ giới trước thờingồi ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau. Không luận già, trẻ,Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni. Người sang như Quốc Vương, Hoàng tử, nhẫn đến kẻ hèn như huỳnh môn, tôi tớ v.v... tất cả đều theo thứ tự mà ngồi : người thọ giới trưóc thời ngồi trước, người thọ giới sau thời ngồi sau. Không được như hàng ngoại đạo, si mê, hoặc già, hoặc trẻ, ngồi trước sau lộn xộn không có thứ tự, không khác cách ngồi của bọn binh nô. Trong Phật pháp của ta, hễ người thọ giới trước thời ngồi trước, còn người thọ giớisau thời ngồi sau. Nếu Phật tử không theo thứ tự đúng pháp mà ngồi, thời phạm « khinh cấu tội ».
21
39.- GIỚI KHÔNG TU PHƯỚC HUỆ 63
NếuPhật tử thường phải khuyến hóa tất cả mọi người kiến tạo tăng phường nơi núi rừng vườn ruộng, xây dựng Phật tháp, chỗ an cư, tọa thiền trong mùa Ðông mùa Hạ, tất cả những cơ sở hành đạo đều nên kiến tạo. Người Phật tử phải giảng thuyết kinh luật Đại thừa cho tất cả chúng sanh. Lúc tật bệnh, nước có nạn có giặc, ngày cha, mẹ, anh, em, Hòa Thượng, A Xà Lê khuất tịch, và mỗi tuần thất, nhẫn đến bảy tuần thất, cũng nên giảng thuyết kinh luật Đại thừa. Tất cả những trai hội cầu nguyện, những lúc đi làm ăn, những khi có tai nạn lụt, bão, hỏa hoạn, ghe thuyền trôi giạtnơi sông to biển lớn, gặp quỷ La sát v.v... đều cùng đọc tụng kinh luậtĐại thừa. Nhẫn đến tất cả tội báo, tam ác, bát nạn, thất nghịch gông cùm xiềng xích trói buộc tay chân, hoặc ngưòi nhiều dâm, nhiều sân, nhiều ngu si, nhiều tật bệnh, đều nên giảng kinh luật Đại thừa nầy. Nếu hàng tân học Phật tử không thật hành như trên đây, thời phạm « khinh cấutội ».
Chín giới như thế cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì. Trong phẩm “Phạm Đàn” có giải rộng.
40.- GIỚI KHÔNG BÌNH ĐẲNG TRUYỀN GIỚI
NếuPhật tử, lúc cho người thọ giới không được lựa chọn. Tất cả hàng Quốc vương, Hoàng tử, các quan, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Tín nam, Tín nữ, Dâm nam, Dâm nữ, Phạm thiên trong mười tám cõi sắc, Thiên tử trong sáu cõi dục, người thiếu căn, hai căn, huỳnh môn, tôi tớ và tất cả quỷ thần đều được thọ giới. Tất cả y phục ngọa cụ nên bảo phải hòa màu: xanh, vàng, đỏ, đen, tím nhuộm thành hoại sắc cho hiệp với đạo. Trong tất cả quốc độ, theo y phục của người trong nước, mặc y phục của thầy Tỳ kheo đều phải khác với y phục của người thế tục. Khi ai muốn thọ Bồ tát giới, vị Sư phải hỏi rằng: “Trong đời này ngươi có phạm tội thất nghịch chăng?” Bồ tát Pháp sư không được cho người phạm tội thất nghịch thọ giới trong đời này. Đây là tội thất nghịch: Ác tâm làm thân Phật chảy máu; hại bực Thánh nhơn; giết cha; giết mẹ; giết Hòa thượng, giết A xà lê; phá Yết matăng, chuyển Pháp luân tăng. Nếu phạm tội thất nghịch, thời hiện đời không đắc giới. Ngoài ra tất cả người đều được thọ giới. Theo pháp của người xuất gia, không lạy: Quốc vương, cha mẹ, lục thân và quỷ thần. Phàm hễ ai nhận hiểu lời nói của Pháp sư đều được thọ giới. Mà có người từ trăm dặm nghìn dặm đến cầu Pháp, nếu Bồ tát Pháp sư vì ác tâm, sân tâm, mà không mau truyền giới Bồ tát cho người ấy, thời phạm « khinh cấutội ».
41.- GIỚI VÌ LỢI LÀM THẦY 64
22
NếuPhật tử, giáo hóa người sanh lòng tin tưởng pháp Đại thừa, Bồ tát làm Pháp sư giáo giới cho người, lúc thấy có người muốn thọ giới Bồ tát, nênbảo người ấy thỉnh hai đại sư: Hòa thượng và A xà lê. Phải hỏi người ấycó phạm tội thất nghịch không? Nếu người ấy hiện đời có phạm tội thất nghịch, thời Pháp sư không được cho người ấy thọ giới. Như không phạm tội thất nghịch thời cho thọ giới. Nếu có phạm trong mười giới trọng, phải bảo người ấy sám hối; đối trước tượng Phật và Bồ tát, ngày đêm sáu thời tụng giới Bồ tát, tha thiết đảnh lễ tam thế chư Phật, cho được thấyhảo tướng. Sám hối như thế trong bảy ngày, mười bốn ngày, hăm mốt ngày,nhẫn đến trọn năm, mãi đến chừng nào thấy được hảo tướng. Đây là hảo tướng: Thấy Phật đến xoa đầu mình, thấy quang minh, thấy hoa báu, v.v… các thứ cảnh tượng lạ. Thấy được những hảo tướng ấy là triệu chứng tội đã tiêu diệt. Nếu không được thấy hảo tướng, dầu có sám hối vẫn vô ích. Người này hiện đời cũng không đắc giới, nhưng đặng tăng ích thọ giới. Nếu là người phạm trong bốn mươi tám điều giới khinh, đối thủ sám hối, thời tội đặng tiêu diệt, không phải như tội thất nghịch. Vị Pháp sư giáogiới ở trong những pháp này phải hiểu rõ. Nếu không hiểu kinh luật Đại thừa, những giới khinh, giới trọng, hành tướng phải, chẳng phải; không hiểu đệ nhất nghĩa đế, tập chủng tánh, trưởng dưỡng tánh, tánh chủng tánh bất khả hoại tánh, đạo chủng tánh, chánh pháp tánh. Những quán hạnhđa, thiểu, xuất, nhập của trong các pháp đó, cùng mười chi thiền, tất cả pháp hạnh, mỗi mỗi đều không thông hiểu. Phật tử vì tài lợi, vì danh tiếng, cầu quấy, cầu nhiều, tham đệ tử đông nên giả tuồng là mình hỉểu biết tất cả kinh luật, để được cúng dường, đó là tự dối mình mà cũng khi-dối người khác. Nếu cố làm Giới sư truyền giới cho người, Phật tử này phạm «khinh cấu tội ».
42.- GIỚI VÌ NGƯỜI ÁC GIẢNG GIỚI 65
NếuPhật tử, không được vì tài lợi mà đem đại giới của chư Phật đây nói vớingười chưa thọ giới Bồ tát, hoặc với hàng ngoại đạo, những người tà kiến, … Trừ Quốc vương, ngoài ra không được nói với tất cả hạng người ấy. Những hạng người ấy chẳng thọ giới của Phật, gọi là súc sanh, đời đời sanh ra không gặp được Tam Bảo, như cây đá, không có tâm thức; gọi là ngoại đạo, bọn tà kiến, không khác cây cối. Với những hạng người tà ác ấy, nếu Phật tử giảng nói giới pháp của chư Phật, thời phạm « khinh cấu tội ».
43.- GIỚI CỐ MỐNG TÂM PHẠM GIỚI 66
NếuPhật tử, do đức tin mà xuất gia, thọ chánh giới của Phật, lại cố mống tâm hủy phạm giới pháp, thời không đươc thọ lãnh đồ cúng dường của tất cả đàn việt, cũng không được đi trên đất của tất cả quốc dân. Năm nghìn Đại quỷ luôn đứng án trước mặt người đó mà gọi là “Gã bợm giặc”. Nếu khiđi vào trong phòng nhà thành ấp, các quỷ thường theo chà quét dấu chơn của người ấy. Tất cả người đời đều mắng
23
ngườiấy là kẻ giặc trong Phật pháp. Hết thảy chúng sanh đều không muốn nhìn ngó người ấy.Người phạm giới, khác nào loài súc sanh, cây cỏ. Nếu cố pháhủy giới pháp của Phật, Phật tử này phạm « khinh cấu tội ».
44.- GIỚI KHÔNG CÚNG DƯỜNG KINH LUẬT 67
NếuPhật tử, phải thường nhất tâm thọ trì đọc tụng kinh luật Đại thừa, dùnggiấy, vải, hàng, lụa, thẻ tre, vỏ cây, cho đến lột da làm giấy, chích máu làm mực, lấy tủy làm nước, chẻ xương làm viết, để biên chép kinh luật, dùng vàng bạc cùng hương hoa vô giá và tất cả châu báu làm hộp, rương, đựng những quyển kinh luật. Nếu không y theo pháp mà cúng dường kinh luật, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
45.- GIỚI KHÔNG GIÁO HÓA CHÚNG SINH 68
NếuPhật tử, nên có lòng đại bi, khi nào trong tất cả nhà cửa thành ấp, thấy những loài chúng sinh, phải xướng lên rằng : « Các người đều nên thọ tam quy và thập giới ». Nếu gặp trâu, bò, chó, ngựa, heo, dê v.v... nên tâm nghĩ miệng nói : « Các người là súc sanh phát Bồ đề tâm ».Khi Phật tử đi đến núi, rừng, sông, đồng nội cùng tất cả chỗ, đều làm cho tất cả chúng sanh phát Bồ đề tâm. Nếu Phật tử không phát tâm giáo hóa chúng sinh, thời phạm « khinh cấu tội ».
46.- GIỚI THUYẾT PHÁP KHÔNG ÐÚNG PHÁP
NếuPhật tử, thường nên có lòng đại bi phát tâm giáo hóa . Lúc vào nhà đàn hội sang giàu, cùng trong tất cả chúng hội, không được đứng thuyết pháp cho hàng bạch y. Phải ngồi trên tòa cao trước chúng bạch y. Vị Tỳ kheo Pháp sư không được đứng dưới đất thuyết pháp cho tứ chúng. Khi thuyết pháp , vị Pháp sư ngồi tòa cao, dùng hương hoa cúng dường, còn tứ chúng,hàng thính giả, thời ngồi dưới. Ðối với Pháp sư phải như là hiếu thuận cha mẹ, kính thuận Sư trưởng như Bà La Môn thờ lửa. Nếu Phật tử thuyết pháp mà không đúng như pháp thời phạm « khinh cấu tội ».
47.- GIỚI CHẾ HẠN PHI PHÁP 69
NếuPhật tử, đều đã có lòng tin thọ giới của Phật, hoặc Quốc vương, Hoàng tử, các quan, bốn bộ đệ tử tự ỷ thế lực cao quý, phá diệt giới luật Phậtpháp, lập ra điều luật chế, hạn chế bốn bộ đệ tử của Phật, không cho xuất gia hành đạo, cũng không cho tạo lập hình tượng Phật và Bồ Tát, cùng Tháp và Kinh luật. Lại đặt ra chức quan đổng lý hạn chế tứ chúng, và lập bộ sổ ghi số Tăng. Tỳ Kheo Bồ Tát đứng dưới đất còn bạch y ngồi tòa cao, làm nhiều việc phi pháp như binh nô thờ chủ. Hàng Bồ Tát nầy chính nên được mọi người cúng dường, mà trở lại bắt làm tay sai của các quan 24
chức,thế là phi pháp phi luật. Nếu Quốc vương và các quan có lòng tốt thọ giới của Phật, chớ làm những tội phá Tam Bảo ấy. Nếu cố làm, thời phạm «Khinh cấu tội ».
48.- GIỚI PHÁ DIỆT PHẬT PHÁP 70
NếuPhật tử do lòng tốt mà xuất gia, lại vì danh tiếng cùng tài lợi, giảng thuyết giới của Phật cho Quốc vương và các quan, làm những sự gông trói các Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, người thọ giới Bồ Tát như cách của ngục tù và binh nô ? Như trùng trong thân sư tử tự ăn thịt sư tử, chớ chẳng phải trùng ở ngoài đến ăn. Cũng thế các Phật tử tự hủy phá Phật pháp, không phải ngoại đạo hay Thiên ma phá được. Người đã thọ giới của Phật, nên hộtrì giới luật của Phật như ấp yêu con một, như kính thờ cha mẹ, không được hủy phá. Người Phật tử khi nghe ngoại đạo, người ác dùng lời xấu hủy báng giới pháp của Phât, thời đau đớn không khác nào cả ba trăm cây dáo nhọn đâm vào tim mình, hay cả nghìn lưỡi dao, cả vạn cây gậy đánh bổvào thân mình. Thà tự cam vào ở địa ngục đến trăm kiếp, chớ không muốn nghe lời hủy báng giới pháp Phật do bọn người ác. Huống là không lòng hiếu thuận, tự mình hủy báng phá giới pháp của Phật, hay làm nhơn duyên bảo người khác hủy phá. Nếu cố phá giới pháp, Phật tử nầy phạm « khinh cấu tội ».
Chín giới như vậy, cần nên học, hết lòng kính trọng phụng trì.
VII.- TỔNG KẾT
ÐứcPhật dạy : Các Phật tử ! Ðó là bốn mươi tám điều giới khinh, các người phải thọ trì. Chư Bồ Tát thuở đời quá khứ đã tụng, chư Bồ Tát thuở đời vị lai sẽ tụng, chư Bồ Tát hiện tại đương tụng.
CácPhật tử lóng nghe ! Mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh đây, chư Phật trong ba thuở đã tụng, sẽ tụng và hiện đương tụng. Nay ta cũng tụngnhư vậy.
VIII.- LƯU THÔNG
ÐứcPhật phán tiếp : Tất cả đại chúng, Quốc vương, Vương tử, các quan, Tỳ Kheo, Tỳ kheo Ni, tín nam, tín nữ thảy, những người thọ trì giới Bồ Tát,nên phải thọ trì đọc tụng giảng thuyết biên chép quyển giới pháp Phật tinh thường trụ để lưu thông mãi mãi. Tất cả chúng sanh xoay vần truyền dạy lẫn nhau không dứt. Do đây, được gặp chư Phật, được chư Phật trao tay. Ðời đời khỏi hẳn ba ác đạo và tám chỗ nạn. Thường được thác sinh trong loài người, hay cõi trời. 71
25
Nayta ở dưới cội Bồ đề nầy, lược giảng giới pháp của chư Phật. Tất cả đại chúng phải nhất tâm học Ba la Ðề Mộc Xoa, hoan hỉ phụng hành.
Như phần « khuyến học » trong phẩm « Vô tướng thiên vương » mỗi mỗi đều giảng rõ.
Lúc đó chư vị Học sĩ trong cõi tam thiên ngồi lóng nghe đức Phật tụng giới, hết lòng kính trọng, hoan hỉ thọ trì. 72
ÐứcPhật Thích Ca Mâu Ni giảng xong về mười vô tận giới pháp trong phẩm « Tâm địa pháp môn» của đức Phật Lô Xá Na đả giảng nơi thế giới Liên Hoa Ðài Tạng lúc trước. Nghìn trăm ức đức Thích Ca cũng đồng giảng như vậy.
Từcung Ðại Tự Tại Thiên Vương đến dưới cây Bồ đề nầy, thuyết pháp cả mườichỗ, vì tất cả Bồ Tát và vô số đại chúng thọ trì đọc tụng giải thuyết pháp nghĩa cũng như vậy.
Nghìn trăm ức thế giới, Liên Hoa Ðài Tạng thế giới, vi trần thế giới, chư Phật cũng giảng thuyết như vậy.
Tấtcả Phật tâm tạng, địa tạng, giới tạng, vô lượng hạnh nguyện tạng, nhân quả Phật tính thường trụ tạng. Tất cả chư Phật giảng thuyết vô lượng pháp tạng như thế đã xong 73
Hết thảy chúng sanh trong nghìn trăm ức thế giới đều thọ trì, hoan hỉ phụng hành.
Còn về phần giảng rộng những hành tưởng của tâm địa thời như trong phẩm « Phật Hoa Quang Vương Thất Hạnh » có nói.
IX. KỆ KHEN NGỢI GIỚI PHÁP
Người trí nhiều Ðịnh Huệ thọ trì được pháp nầy lúc còn chưa thành Phật được hưởng năm điều lợi :
Một là Thập Phương Phật. Thương tưởng hộ trì luôn.
Hai là lúc lâm chung, Chánh niệm lòng an vui.
Ba là sanh chỗ nào, cùng Bồ Tát làm bạn. 26
Bốn là những công đức, giới độ đều thành tựu.
Năm, đời này, đời sau, Ðủ giới và phước huệ.
Đâylà các Phật tử người trí khéo nghĩ lường kẻ trước tướng chấp ngã 74 không thể được pháp này người trầm không trệ tịch 75 cũng không gieo giống được muốn nảy mầm bồ đề trí huệ soi thế gian Phải nên quan sát kỹ Thật tướng của các pháp : Không sinh cũng không diệt, không thường lại không đoạn chẳng đồng cũng chẳng khác chẳng đến cũng chẳng đi. Trong thểnhất tâm ấy siêng tu tập trang nghiêm, công hạnh của Bồ Tát Phải tuần tự học tập. Nơi học, nơi « Vô học » chớ móng tưởng phân biệt, Ðấy là « đệ nhất đạo ». Cũng gọi pháp Đại thừa. Hết thảy lỗi hí luận Ðều từ đây dứt sạch Vô thượng trí của Phật đều do đây mà thành. Vì thế nên Phật tử Phải phát tâm dõng mãnh Nghiêm trì giới của Phật Tròn sạch như minh châu. Chư bồ tát quá khứ Ðã từng học giới này Hàng vị lai sẽ học, Người hiện tại đương học. Ðây là đường Phật đi, Là chổ Phật khen ngợi.
27
Tađã giảng giới xong Phước đức nhiều vô lượng, Hồi hướng cho chúngsanh Ðồng đến “Nhất thế trỉ”, Nguyện ai nghe pháp này Ðều được thành Phật đạo. 76
X PHẦN HỒI HƯỚNG
Trênđài Liên Hoa Tạng Ðức Phật Xá Na Tôn Lược giải Tâm Ðịa pháp môn Truyền lại chư Thế Tôn Khinh, trọng phân rành rõ Tất cả được nhờ ơn.
Nam mô Phạm Võng Giáo Chủ Lô Xá Na Phật Biến Pháp Giới Tam Bảo (3 lần)
KIẾT KINH KỆ
Trời,A Tu La, Dạ Xoa thảy Ai đến nghe pháp phải hết lòng Ủng hộ Phật Pháp cho thường còn Mọi người siêng tu lời Phật dạy. Bao nhiêu thính giả đến chỗ nầy Hoặc ở cõi đất hoặc trên không Nương theo chánh pháp ngày đêm tuXót thương người đời luôn cứu hộ. Cầu cho thế giới thường an ổn Pháp trí vô biên lợi quần sanh Tất cả tội nghiệp đều tiêu trừ Dứt hẳn quả khổvào viên-tịch. Thường dùng giới hương thoa vóc sáng Luôn dùng định phụcmặc che thân Hoa mầu trí giác khắp trang nghiêm Khắp xứ khắp nơi thườngan lạc
Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
BÁT NHÃ TÂM KINH 28
Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh
Quántự tại bồ tát ma ha tát, hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởnghành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung, vô sắc vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ, thiệt , thân, ý, vô sắc thinh hương vị xúc pháp vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới, vô vô mình diệc vô minh tận, nãi chí vô lão tử , diệc vô lão tử tận, vô khổ, Tập, Diệt, Ðạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sỡ đắc cố, bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn. Tam thế chư Phật y bát nhã ba la mật đa cố, đắc A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thươọng chú , thị vô đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ chân thật bất hư. Cố thuyết bátnhã ba la mật đa chú tức thuyết chú viết: Yết đế, yết đế, ba la yết đế,ba la tăng yết đế bồ đề tát bà ha (3 lần)
HỒI HƯỚNG
Thínhgiới công đức thù thắng hạnh Vô biên thắng phước giai hồi hướng Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh Tốc vãng vô lượng quang Phật sát. Nguyệntiêu tam chướng trừ phiền não Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ Thế thế thường hành Bồ Tát đạo. Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫư Hoa khai kiếnPhật ngộ vô sanh Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức Phổ cập ư nhứt thiết Ngã đẳng dữ chúng sanh Giai cộng thành Phật đạo.
Tựquy y Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh, thấu rõ kinh tạng, trí huệnhư biển.
29
Tư quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.
Nguyện đem công đức này Hướng về khắp tất cả Ðệ tử và chúng sanh Ðều trọn thành Phật đạo
NGUYỆN:
ADi Đà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn. Lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thính phân minh, diện phụng Di Đà, dữ chư Thánh chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã. Nhất sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ tát đạo, quảng độ chúng sanh, đồng thành chủng trí.
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi A Di Đà Phật.
Nam mô Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Thanh tịnh Đại Hải chúng Bồ tát.
Nam mô Liên Trì hải hội Phật, Bồ tát, Hiền Thánh Chúng chư Thượng Thiện Nhơn.
1Tụng giới trước chư Tăng, hỏi người thời gọi “Chư Đại Đức”. Nếu trước hàng Sa di Bồ tát hay trước hàng Tại gia Bồ tát, thời đổi lại “Chư Đại Chúng”, hay “Chư Phật Tử”. Dưới đây, trong đoạn tiền phương tiện và đoạnbài tựa cũng vậy.
2Theo chánh pháp, một năm 12 tháng chia làm 3 mùa Xuân, Hạ và Đông. Từ 16 tháng chạp đến 15 tháng 4 là mùa Xuân. Từ 16 tháng 4 đến 15 tháng támlà mùa Hạ. Từ 16 tháng 8 đến 15 tháng chạp là mùa Đông. Nếu ngày tụng giới nhằm mùa Hạ hay mùa Đông thời tụng là “Hạ phần” hay “Đông phần”. --- Như ngày 30 tháng chạp tụng giới thời xướng: “Phần mùa Xuân, bốn tháng làm một mùa, nửa tháng đã qua, thiếu một đêm, thừa một đêm, còn batháng rưỡi.” Rằm tháng giêng thời xướng: “Phần mùa Xuân, bốn tháng làm một mùa, một tháng đã qua, thiếu một đêm, thừa một đêm, còn ba tháng.” Cho đến rằm tháng tư thời xướng: “Phần mùa Xuân, bốn tháng làm một mùa, bốn tháng đã qua, thiếu một đêm, thừa một đêm.”, v.v….
3 Hoặc tụng “Một tháng, một tháng rưỡi, hai tháng, hai tháng rưỡi, ba tháng, ba tháng rưỡi, bốn tháng”.
4Lời xướng đây là tụng giới trong ngày ba mươi tháng chạp: Từ 16 đến 30 là đã qua nửa tháng mùa Xuân, nên nói “nửa tháng đã qua”, nhưng đến sángmùng một mới mãn ngày 30, nên nói “còn thiếu một đêm”, và nói “thừa mộtđêm” là vì ba tháng rưỡi còn lại của mùa Xuân, còn dư đêm ba mươi vậy.
5Hoặc tụng “Còn ba tháng, còn hai tháng rưỡi, còn hai tháng, còn hai mộttháng rưỡi, còn một tháng, còn nửa tháng”. Hoặc chỉ tụng “Còn thừa một đêm”, nếu đã qua bốn tháng.
6 Tiếng Phạn “Ba la đề mộc xoa”, Tàu dịch là “Bảo giải thoát”: Giới pháp này bảo đảm sự giải thoát cho người tôn kính thọ trì.
30
7 Tháng thiếu, ngày 14 tức là ngày 29. Ngày mười bốn và Rằm thời nói “có trăng”, nếu ngày 29 và 30 thời nói là “không trăng”.
8 Tiếng Phạn, dịch là Trưởng tịnh (trưởng dưỡng thiện căn, tịnh trừ nghiệp chướng).
9Phẩm Bồ Tát Địa có hai phần: Phần trên: Đức Lô Xá Na Phật giảng về Quả vị của Bồ tát có bốn mươi bực: Thập Phát Thu, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương , Thập Địa. Phần dưới: Đức Thích Ca Mâu Ni Phật kết giới Bồ tát: 10 điều trọng và 48 điều khinh.
10Kinh văn trong phần trên nói: Lúc ấy, đức Thích Ca liền đem đại chúng nơi thế giới này đên nơi Liên Hoa Đài Tạng thế giới, trong cung Bá Vạng Ức Tử Kim Cương Quang Minh, thấy đức Lô Xá Na Phật ngự trên tòa Bá Vạn Ức Liên Hoa chói sáng rực rỡ.
11Kinh văn trong phần trên, đức Lô Xá Na phán: “Ta đã tu hành tâm địa trong trăm A tăng kỳ kiếp, dùng đó làm nhân, bỏ hẳn phàm phu, thành bực Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, hiệu là Lô Xá Na, ngự nơi Liên Hoa Đài Tạng thế giới”. A tăng kỳ, Phạn ngữ, Tàu dịch là vô số.
12Kinh văn trong phần trên nói: “Liên Hoa đài ấy có nghìn cánh, mỗi cánh là một thế giới, thành một nghìn thế giới. Đức Lô Xá Na phán: “Ta hóa làm một nghìn Thích Ca ngự nơi nghìn thế giới ấy. Về sau cứ mỗi thế giớitrên mỗi cánh hoa lại có trăm ức núi Tu Di, trăm ức mặt nhựt, mặt nguyệt, trăm ức Nam Diêm Phù Đề, trăm ức Bồ tát Thích Ca ngồi dưới trăm ức cội Bồ Đề, v.v….Trong bộ Hiệp Chú giải: một ức là một nghìn vạn, tức là mười triệu (10,000,000) --- Một Tu Di, một Thái dương hệ là một tiểu thế giới. --- Một nghìn Thái dương hệ là một Tiểu thiên thế giới --- Mộtnghìn tiểu thiên (1,000,000) là một Trung thiên thế giới. --- Một nghìnTrung thiên thế giới (1,000,000,000) là một Đại thiên thế giới. Đài hoacó nghìn cánh, thành tất cả có một nghìn Đại thiên thế giới, hay là mộtnghìn tỷ Tiểu thế giới (1,000,000,000,000). --- Mỗi Tiểu thế giới (Một Thái dương hệ), một đức Thích Ca, thành tất cả là một nghìn tỷ Thích Ca,hay là thiên bá ức Thích Ca (nghìn trăm ức).
13Tòa Kim Cương Hoa Quang ở tại cội Bồ Đề nơi đức Thích Ca thành đạo. Diệu Quang Đường là cung của trời Tứ Thiên Vương, từng trời thứ nhất trong sáu cõi trời dục giới.
14Thập Trụ: (1) Phát tâm trụ, (2) Trị địa trụ, (3) Tu hành trụ, (4) Sanh quý trụ, (5) Phương tiện cụ túc trụ, (6) Chánh tâm trụ, (7) Bất thối trụ, (8) Đồng chơn trụ, (9) Pháp vương tử trụ, (10) Quán đảnh trụ. Thập trụ đây có thể hiệp với Thập Phát Thu.
15Thập Hạnh: (1) Hoan hỷ hạnh, (2) Nhiêu ích hạnh, (3) Vô sân hận hạnh, (4) Vô tận hạnh, (5) Ly si loạn hạnh, (6) Thiện hiện hạnh, (7) Vô trước hạnh, (8) Tôn trọng hạnh, (9) Thiện pháp hạnh, (10) Chơn thiệt hạnh. Thập Hạnh đây có thể hiệp với Thập Trưởng Dưỡng.
16Thập Hồi Hướng: (1) Cứu hộ chúng sanh ly chúng sanh tướng hồi hướng, (2) Bất hoại hồi hướng, (3) Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng, (4) Chí nhấtthiết xứ hồi huớng, (5) Vô tận công đức tạng hồi hướng, (6) Tùy thuận bình đẳng thiện căn hồi hướng, (7) Tùy thuận đẳng quán nhất thiết chúng sanh hồi hướng, (8) Chơn như tướng hồi hướng, (9) Vô phược giải thoát hồi hướng, (10) Pháp giới vô lượng hồi hướng. Thập Hồi Hướng đây có thể hiệp với Thập Kim Cương.
17Thập Địa: (1) Hoan hỷ địa, (2) Ly cấu địa, (3) Phát quang địa, (4) Diệmhuệ địa, (5) Nan thắng địa, (6) Hiện tiền địa, (7) Viễn hành địa, (8) Bất động địa, (9) Thiện huệ địa, (10) Pháp vân địa.
18 Tịch Diệt là Niết Bàn: Đức Phật dùng Đại Bồ Đề tri chứng Đại Niết Bàn lý. Đạo Tràng Tịch Diệt chính là Bồ Đề Đạo Tràng.
19Phạm là Đại Phạm Thiên Vương, tức là vua cõi trời Tứ Thiền, cũng gọi làĐại Tự Tại Thiên Vương. Nhơn vì trong hội thuyết pháp này, đức Phật dùng bửu võng của Đại Phạm Thiên Vương làm tỉ dụ, nên gọi là Kinh Phạm Võng. Bửu võng là bức mành kết bằng bửu châu treo trước điện Thiên Vương.
20Về giới Bồ Tát có ba phần: (1) Nhiếp luật nghi giới (những điều ngăn cấm thân, khẩu, ý, không cho phạm tội lỗi), (2) nhiếp thiện pháp giới (những điều lành, điều tốt mà thân, khẩu, ý phải thật hành), (3) nhiêu ích hữu tình giới (những điều cứu khổ ban vui cho chúng sanh). Nhiếp luật nghi giới đưa Bồ Tát
31
đếnquả đoạn đức (Đại Niết Bàn), chứng Thanh tịnh pháp thân. Nhiếp thiện pháp giới đưa Bồ Tát đến quả trí đức (Đại Bồ Đề), chứng Viên mãn báo thân. Nhiêu ích hữu tình giới đưa Bồ Tát đến quả ân đức (Đại Từ Bi), chứng Ứng hóa thân.“Kim Cương” thể chất bền chắc trong sạch, dùng dụ choĐại Niết Bàn, “Quang Minh” chiếu sáng khắp nơi, dùng dụ cho Đại Bồ Đề, “Bửu” có năng lực làm cho chúng sanh khỏi nghèo khổ, được vui sướng, dùng dụ cho Đại Từ Bi. Vì những ý nghĩa trên nên dùng danh từ “Quang Minh Kim Cương Bửu Giới” để gọi ba phần giới Bồ Tát. Và vì ba phần giới Bồ Tát có năng lực đưa hành giả đến Phật quả, nên giới này là chủng tử của Phật tánh, là bổn nguyên của Bồ Tát và của chư Phật. Do đây mà biết rằng nếu không có giới pháp này, chúng sanh không thể thành Bồ Tát, không thể thành Phật được.
21Như đoạn trên nói giới pháp này là chủng tử của Phật tánh. Tất cả chúngsanh đều có Phật tánh, thành ra giới pháp này là giới phẩm của tất cả chúng sanh. “Bổn nguyên tự tánh thanh tịnh” là thể tánh thanh tịnh bổn hữu của tất cả chúng sanh, tức là Phật tánh.
22Người trì giới này sẽ được dứt hẳn tất cả tâm bịnh, và chứng chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh của quả Đại Niết Bàn, tỉ dụ như Cam lộ, người uống nó sẽ khỏi bịnh khổ mà được an vui và trường thọ.
23Mặt trời, mặt trăng và châu ngọc có những đức tánh: trừ tối tăm, chói sáng, có lợi ích cho sanh vật. “Trừ tối”, tức là năng lực phá ác của Nhiếp luật nghi giới. “Chói sáng”, tức là năng lực thành thiện của Nhiếpthiện pháp giới. “Lợi ích”, tức là năng lực lợi sanh của Nhiêu ích hữu tình giới.
24 Chơn thiệt Phật tử.
25Sư tăng trong đây chỉ cho Hòa thượng và A xà lê. Còn chư Tăng, thì là Tăng bảo trong phẩm vị Tam Bảo (lời giải trong bộ Hiệp Chú). Hiếu thuận với cha mẹ thì những điều ác về thế gian dứt, mà những điều lành vè thế gian sanh trưởng. Hiếu thuận với Sư tăng, Tam Bảo, thì những điều ác củathế gian và xuất thế gian dứt diệt, những điều lành về thế gian và xuấtthế gian phát sanh cho đến viên mãn thành tựu. Vì ý nghĩa ấy, nên hiếu thuận là cốt tủy của Bồ Tát giới,và là chí đạo.
26 Các Bồ tát đây là chỉ cho chư Bồ tát trong 40 vị: Thập Phát Thu, Thập Trưởng Dưỡng, Thập Kim Cương và Thập Địa.
27Mười tám Phạm Thiên là 18 cõi trời ở sắc giới. Trời Sơ Thiền có 3 cõi: (1) Phạm Chúng thiên, (2) Phạm Phụ thiên, (3) Phạm Vương thiên. Trời NhịThiền có 3 cõi: (4) Thiểu Quang thiên, (5) Vô Lượng Quang thiên, (6) Quang Âm Thiên. Trời Tam Thiền có 3 cõi: (7) Thiểu Tịnh thiên, (8) Vô Lượng Tịnh thiên, (9) Biến Tịnh thiên. Trời Tứ Thiền có 9 cõi: (10) Phước Sanh thiên, (11) Phước Ái thiên, (12) Quảng Quả thiên, (13) Vô Tưởng thiên, (14) Vô Phiền thiên, (15) Vô Nhiệt thiên, (16) Thiện Kiến thiên, (17) Thiện Hiện thiên, (18) Sắc Cứu Cánh thiên.
28Trong Dục giới có 6 từng trời: (1) Trời Tứ thiên vương, (2) Trời Đao lợi, (3) Trời Dạ ma, (4) Trời Đâu suất (đức Di Lặc ngự nơi nội viện), (5) Trời Hóa lạc, (6) Trời Tha hóa (chỗ Ma vương ngự).
29Thời ấy Tây Vực chia ra nhiều nước, và đây là 16 đại quốc: (1) nước Sử Già, (2) nước Ma Kiệt, (3) nước Ca Thi, (4) nước Câu Tát La, (5) nước Bạt Kỳ, (6) nước Mạt La, (7) nước Chi Đề, (8) nước Bạt Sa, (9) nước Ni Lâu, (10) nước Bàn Xà La, (11) nước A Thấp Ba, (12) nước Bà Ta, (13) nước Tô La, (14) nước Càn Đà La, (15) nước Kiếm Phù Sa, (16) nước A Bàn Đề. (theo bộ Hiệp Chú)
30Mười bực Phát Thu Bồ Tát: (1) Xả tâm, (2) Giới tâm, (3) Nhẫn tâm, (4) Tấn tâm, (5) Định tâm, (6) Huệ tâm, (7) Nguyện tâm, (8) Hộ tâm, (9) Hỉ tâm, (10) Đảnh tâm. Có thể hiệp với Thập Trụ Bồ Tát. Mười bực Trưởng Dưỡng Bồ Tát: (1) Từ tâm, (2) Bi tâm, (3) Hỉ tâm, (4) Xả tâm, (5) Thí tâm, (6) Hảo ngữ tâm, (7) Ích tâm, (8) Đồng tâm, (9) Định tâm, (10) Huệ tâm. Có thể hiệp với Thập Hạnh Bồ Tát. Mười bực Kim Cương Bồ Tát: (1) Tín tâm, (2) Niệm tâm, (3) Hồi hướng tâm, (4) Đạt tâm, (5) Trực tâm, (6)Bất thối tâm, (7) Đại thừa tâm, (8) Vô tướng tâm, (9) Huệ tâm, (10) Bấthoại tâm. Có thể hiệp với Thập Hồi Hướng Bồ Tát. Mười bực Thể Tánh Địa Bồ Tát: (1) Thể tánh Bình Đẳng địa, (2) Thể tánh Thiện Huệ địa, (3) Thể 32
tánhQuang Minh địa, (4) Thể tánh Nhĩ Diệm địa, (5) Thể tánh Huệ Chiếu địa, (6) Thể tánh Hoa Quang địa, (7) Thể tánh Mãn Túc địa, (8) Thể tánh Phật Hẩu địa, (9) Thể tánh Hoa Nghiêm địa, (10) Thể tánh Nhập Phật Giới địa. có thể hiệp với Thập Địa Bồ Tát.
31Huỳnh môn là người không phải nam không phải nữ (kẻ bộ nắp). Tám bộ quỷthần: (1) Thiên thần, (2) Long thần, (3) Dạ xoa, (4) Càn thát bà (nhạc thần), (5) A tu la, (6) Ca lâu la (kim xí điểu), (7) Khẩn na la (ca thần), (8) Ma hầu la già (thần rắn). Thần Kim cương là vị thần cầm chày kim cương, trong phẩm Phổ Môn gọi là Chấp kim cương thần. Kẻ biến hóa , như rồng hoát làm người, v.v…
32Phương tiện giết là những phương thế trước khi giết, như bắt, trói, nhốt, đè, chỉ đường cho người rượt, cho người bắt, v.v… Khen ngợi sự giết là người ấy không có tâm giết, tự mình đến khuyến khích cho người ấy giết, hay tự tử. Thấy giết tùy hỷ là thấy người giết, rồi tự tán thành, ưng ý sự giết ấy. Phàm tội sát sanh do đủ bốn điều. Như tội sát sanh đây, tất cả những tội khác cũng đều như vậy. (a) “Nhơn giết” là cố tâm muốn giết, điều này là trụ cốt của tội. (b) “Duyên giết” là loài hữutình (người, thú, v.v…) cùng những khí cụ, nơi chỗ, v.v… (c) “Cách thứcgiết” như đâm, chém, đập, đánh, bắn, nhận nước, thiêu đốt, thắt cổ, đổ thuốc độc, v.v… (d) “Nghiệp giết”, khi người hay thú, v.v… tắt thở (chết) thời nghiệp giết thành. Chính nơi thế gian này mà kết tội. Ba La Di tội, Tàu dịch là Khí tội; khí là vứt bỏ. Người phạm tội này thời bỏ hẳn ra ngoài phạm vi Phật pháp, không còn là Bồ tát, không còn phải là Phật tử, là Thích tử nữa. Cứ theo cảnh mà luận tội thời có ba hạng: nơi cha mẹ, Hòa thượng, A xà lê, Phật và Thánh nhân mà giết thời phạm “tội nghịch”, cũng gọi là “vô gián tội”, cũng gọi là giá tội (giá là ngăn chướng, trọn đời quyết không được thọ giới lại). Nơi loài người và tất cả loài khác, những ai có thể nhận hiểu lời nói của Giới sư mà giết thờiphạm tội “Ba la di”, mất giới. Người phạm tội này phải sám hối thấy hảotướng mới được thọ giới lại.Nơi loài súc sanh, v.v…, không hiểu lời nóicủa giới sư mà giết thì phạm tội trọng, không mất giới. Đối thú sám hốithì thanh tịnh. --- Ngoài ra còn theo tâm mà luận tội nặng nhẹ, v.v….
33Vật sở hữu của kẻ khác, có tâm gian lén lấy gọi là trộm, đoạt lấy gọi là cướp, cùng dối lấy, gạt lấy, gian lận mà lấy, v.v…., đều thuộc về trộm cướp cả. Lấy năm tiền hay nhiều hơn năm tiền (đồ vật thì cứ tính giá mà định) phạm Ba la di, mất giới. Lấy dưới năm tiền, phạm trọng, không mất giới.
34Phật tử tại gia thì trừ vợ chồng chánh thức; Phật tử xuất gia thời với tất cả nam nữ, nếu hành dâm, phạm Ba la di, mất giới. Phật tử tại gia, ngày thọ Bát quan trai cũng đồng như người xuất gia. Phật tử tại gia, nơi vợ chồng chánh thức mà hành dâm trái thời, trái nơi thì phạm tội khinh, phải đối thú sám hối. Trái thời là ban ngày, ngày lễ Phật, Bồ tát, ngày trai. Trái chỗ là trừ năm căn, nữ căn. Trái nơi là chỗ không phải phòng ngủ riêng của vợ chồng. Phi đạo: đối với người nữ, đạo tức làmiệng, nữ căn và hậu môn, còn đối với người nam, đạo tức là miệng và hậu môn. Phi đạo hành dâm, nghĩa là hành dâm ở những chỗ khác trên thân thể, ngoài ba chỗ này.
35Khi nói vọng mà người khác nhận hiểu lời nói ấy thời thành tội. Thân vọng ngữ là ra dấu, lắc đầu, gật đầu, đưa tay, v.v… Tâm vọng ngữ như khiTăng hỏi, tự biết mình có tội mà vẫn yên lặng, v.v… Vọng ngữ cho người khác nhận lầm mình là bực siêu phàm, đắc thiền, đắc định, chứng Thánh, v.v… thời phạm Ba la di, mất giới. Những vọng ngữ khác thuộc tội khinh, phải đối thú sám hối.
36 Về Bồ tát giới lấy tích cực lợi tha làm chủ, nên bán rượu phạm tội trọng, còn tự uống rượu phạm tội khinh.
37Theo bộ Hiệp Chú, trong mười giới trọng đây, nếu phạm sáu điều sau (từ Bán rượu đến Hủy báng) thì phạm trọng, không mất giới, phải đối thú sám hối, vì là giá giới. Nhưng nếu không hổ thẹn chừa bỏ, cứ để tâm tương tục thì cũng mất giới.
38Đối với mười giới trọng trên, nên 48 điều này gọi là giới khinh, cũng gọi là “đọa” (theo ý của Thanh văn giới, vì nếu phạm mà không như pháp sám hối, thế lực của tội có thể làm cho người phạm phải sa đọa.)
33
39Ngũ tân là năm loại rau tanh nồng. Hưng cừ chưa biết là rau gì, các bộ sớ Tàu cho rằng phương này (xứ Tàu) không có. Phàm thứ nào có tánh chất tanh nồng và hình thức tương tợ đều thuộc về các loại này, đều không ăn được, không được dùng gia vị. Như loại hành, thời hành tây, hành tàu, v.v…. cũng đều cấm, chớ chẳng phải chỉ cấm hành ta thôi. Người ăn ngũ tân có các điều tổn: ăn sống thêm lòng nóng giận, ăn chín thêm lòng dâm dục, miệng và mồ hôi tanh, các thiên thần xa tránh, các ác quỷ ưa gần, tụng kinh trì chú không linh, không phước …
40 Tám Phước Điền: (1) Phật, (2) Thánh nhơn, (3) chư Tăng, (4) Hòa thượng, (5) A xà lê, (6) cha, (7) mẹ, (8) người bịnh.
41Người bán quan tài, bán đồ đụng thây chết, v.v… ắt muốn bán được chạy, được nhiều, không khỏi có quan niệm trông cho nhiều người chết nên thànhtội. Trái lại, nếu bố thí quan tài, v.v… thời đưọc phước rất lớn.
42Từ tháng tư đến tháng chín, giống sanh vật nhỏ như kiến, trùng, v.v… sanh sản rất nhiều, nên không cho thiêu đốt cỏ cây. Trong đây cháy lan đến của người khác trong trường hợp tình cờ vô ý nên thuộc tội khinh. Nếu cố ý thời thuộc tội trọng thứ hai. Cố ý cho chết sanh vật thời thuộctội trọng thứ nhứt.
43Đem giáo pháp Tiểu thừa, v.v… dạy cho người với tâm ác, tâm giận đó là muốn hại người cho mất lợi ích về Đại thừa, nên phạm tội. Nếu vì theo tiểu cơ mà truyền tiểu giáo thì không phạm.
44Trong giới này, nương quyền cậy thế bức người lấy của, v.v…, chỉ trong phạm vi thâu thuế nặng, cho vay nặng lời, tiền đất tiền nhà quá cao, v.v… Nếu thật bức người mà sang đoạt thì thuộc tội trọng thứ hai.
45Tất cả các kinh của đức Phật thuyết giáo, chia ra từng loại thì có 12 phần: (1) “Trường hàng” (văn xuôi), (2) “Trùng tụng” (văn vần lặp lại những điều đã giảng), (3) “Cô khởi” (văn vần đi riêng), (4) “Nhân duyên”(gợi Phật thuyết pháp, cũng gọi là Duyên khởi), (5) “Bổn sanh” (những đời trước của Phật, của Bồ tát), (6) “Bổn sự” (những việc trong đời quá khứ của Phật, Bồ tát), (7) “Vị tằng hữu” (sự hay lý nghĩa làm chúng ngạcnhiên vì thuở giờ chưa từng có), (8) “Tỉ dụ” (mượn dụ để chỉ Pháp), (9)“Luận nghị” (biện luận chánh nghĩa), (10) “Tự thuyết” (không ai thưa thỉnh, Phật tự giảng nói, (11) “Phương quảng” (giáo lý Đại thừa), (12) “Thọ ký” (Phật thọ ký cho chư Bồ tát, hay đệ tử bao giờ thành Phật, hiệugì, ở đâu, v.v….) Trong 12 phần, 3 phần Trường hàng, Trùng tụng và Cô khởi là thể tài của kinh văn, ngoài ra chín phần kia là những điều, những sự trong kinh văn mà phân loại ra.
46Đây là tội lưỡng thiệt do thấy người tinh tấn tu hành mà sanh lòng tật đố. Trong đây kể một hạnh dâng hương để tỉ dụ cho bao nhiêu hạnh Bồ Tát khác.
47Tội không cứu vớt chúng sanh có bốn duyên thành tội: (a) chúng sanh bị khổ, (b) nhận biết là chúng sanh bị khổ, (c) không có từ tâm, (d) ngồi nhìn không cứu vớt. Nếu vì không đủ sức để cứu, thời phải niệm Phật chú nguyện cho nó. Đó là không cứu được xác thân nó, thời cứu huệ mạng nó.
48Câu “Giết sanh mạng để báo thù sanh mạng, đó là việc không thuận với hiếu đạo”, có hai ý: (a) Như cha mình bị người giết, đó hoặc là do túc nghiệp vay trả nhau, nếu mình giết người để báo thù cho cha, thời túc nghiệp của cha không dứt mà gây thêm oan trái cho cha; hoặc không phải do túc nghiệp, thời cũng kết thêm oan trái cho cha. Thành ra sự báo thù của mình, không lợi ích cho người cha đã bị giết, mà còn làm cho người cha thêm khổ ở tương lai, nên gọi là không thuận với hiếu đạo. (b) Phóngxa tầm đạo nhãn, nhưng trong giới phóng sanh trên, đức Phật nhấn mạnh rằng: Tất cả nam nữ đều là cha mẹ của ta trong nhiều đời, vì ta đã có vôlượng thân vê thuở quá khứ. Giết người để báo thù cho cha, chính là vì báo thù cho cha đời này mà đi giết cha ở đời trước, thế cũng là không thuận với hiếu đạo. Trong giới này căn cứ nơi phạm vi cố báo thù mà kết thêm tội khinh, còn giết sanh mạng thời tự thuộc về giới trọng thứ nhứt.
49Thọ giới này có ba phẩm đắc giới: (a) Đối trước Phật cùng Bồ tát mà thọgiới thời thuộc thượng phẩm đắc giới. (b) Thọ với Bồ Tát Giới Pháp Sư thời thuộc trung phẩm đắc giới. (c) Đối trước tượng Phật, tượng Bồ Tát mà tự nguyện thọ thời thuộc hạ phẩm đắc giới. --- Trong phần tự nguyện thọ giới này phải đủ hai điều kiện mới đắc giới: (1) Trong nghìn dặm không có Pháp Sư truyền giới, (2) Phải thấy hảo
34
tướng.Nếu có Pháp Sư có thể truyền giới mà không đến xin thọ, lại tự nguyện thọ giới, thời dầu có thấy hảo tướng cũng không đắc giới, vì có tâm khinh mạn vậy.
50Đây là giới cấm bỏ giáo lý Đại thừa đi học tiểu giáo cùng sách ngoại đạo. Bỏ bảy báu có hai ý: (a) Giáo lý Đại thừa như châu báu, vàng ngọc, tiểu giáo và sách ngoại đạo như đá, đất. Theo học tiểu giáo, v.v…. đó làvất bỏ châu báu Đại thừa vậy. (b) Không tiếc châu báu, không sợ tổn phímà đi học tiểu giáo, v.v… đó là tỏ ra quá ham thích, quá chuộng.
51Tài vật của Tam Bảo, người có phận sự quản lý, khi muốn chi tiêu phải đúng luật đúng pháp, không được theo ý riêng. Nếu tự ý riêng, chi tiêu không đúng luật đúng pháp, thì phạm tội. Trong đây vì chi tiêu sái phép nên thuộc tội khinh, còn nếu tự lấy tiêu riêng, dùng riêng, thời thuộc tội trọng thứ hai.
52 Nơi lợi dưỡng nếu khách Tăng có phần, mà chủ Tăng không cho cùng hưởng, thời trái với điều :Lợi hòa đồng quân”, nên phạm tội.
53Đây là cố ý tìm cách cho thí chủ đem cúng riêng cho mình nên phạm tội khinh. Nếu đã thuộc về chư Tăng, Tam Bảo, mà đi dành riêng về phần mình,thời thuộc về tội trọng thứ hai.
54Phàm là Bồ Tát, hay Phật tử phải có tâm từ bi bình đẳng, nếu thỉnh riêng, thời trái với đức bình đẳng nên phạm tội. Trong đây thỉnh riêng năm trăm La Hán Bồ Tát tăng, đức Phật cho rằng không bằng theo thứ tự màthỉnh một vị Tăng phàm phu, là vì nơi sự cúng dường bố thí, phước đức nhiều hay ít, chẳng phải chỉ do nới cảnh (người thọ), nơi vật (của tiền)
55Cấm đến cả vì tài lợi mà nấu ăn, xay giã, nghề nghiệp, v.v… thuộc riêngvề phần Bồ tát xuất gia. Còn Bồ tát tại gia tự có nghề nghiệp chơn chánh, lợi mình lợi người. Nhưng không được vì ác tâm mà làm, cũng khôngđược ham tài lợi mà làm, vì bổn phận Phật tử phải xa danh lợi. Sâu cổ, là loài sâu độc, phẩn nó có thể giết chết người.
56Trong những ngày trai mà đi phạm giới tạo tội, nên kết thêm tội khinh, còn sự phạm giới thời cứ phạm giới nào luận tội về giới ấy. Sáu ngày trai trong mỗi tháng: --- Mồng tám, mười bốn, rằm, hai mươi ba, hai mươichín, ba mươi (tháng thiếu thời hai mươi tám, hai mươi chín). Ba tháng trường trai mỗi năm: tháng giêng, tháng năm và tháng chín (tục ta thời là tháng giêng, tháng bảy và tháng mười). Câu “làm quản lý cho người bạch y”, là nói người xuất gia lại đi gánh vác công việc thế tục giùm cho người tại gia. Chữ “trai” trong luật của Phật là nói “không ăn phi thời” (từ mặt trời chính về hướng tây, cho đến sáng sớm ngày mai là phi thời, không phải giờ ăn). Vì thế nên người tu tại gia trong các ngày trai và những tháng trai nên thọ Bát quan trai.
57Nương thế lực lấy của người, đây là trên tội trọng thứ hai mà kết thêm tội khinh về phần lấn hiếp vậy. Chứa cất cân non, giạ thiếu phạm tội khinh. Nếu dùng cân non, giạ thiếu mà lường gian của người thời thuộc vềtội trọng thứ hai, cứ theo giá đồ vật về phần gian lận mà định tội. Mèo, chồn, chó, v.v…, là những thứ săn thịt nên cấm nuôi, nếu chó chỉ đểgiữ nhà thì không phạm. Heo chỉ để ăn thịt, hay bán thịt nên cấm nuôi, nếu mua, thuộc phóng sanh mà nuôi thời không phạm. Trong giới này ở nơi sự nuôi chứa mà kết tội khinh. Còn xúi mèo, chồn, chó, v.v…. săn thịt, bắt chuột, v.v… thời người xúi sai phạm tội trọng thứ nhất, nếu mèo, chồn, chó theo lịnh giết chết con thịt.
58Phật tử lấy từ bi làm chủ, lấy hòa thuận làm tông, đâu nên an lòng nhìnxem người đánh nhau, chiến nhau, dầu là võ sĩ đấu võ, cho đến đá gà, đácá, đá dế, v.v… cũng không được xem (nên chú ý hai chữ “Ác tâm”). Đây là điều cấm tà giác tà quán. Trong văn cấm năm điều: (1) xem đấu chiến, (2) mua vui, (3) chơi bời, (4) bói quẻ, (5) làm sứ mạng cho giặc cướp. Năm điều này là những duyên chướng đạo giải thoát, làm tăng thêm phóng vật loạn tâm. Trong Địa Trì Giới Bổn có nói: “Nếu Bồ Tát lười biếng trễ nải, thích ngủ nghỉ, nếu là không phải giờ, hay thái quá thời phạm tội nhiễm ô (Khinh cấu). Trừ khi có nhơn duyên, như bịnh, yếu, quá mệt nhọc,v.v….
59Nhị thừa là Tiểu thừa, cũng gọi là Thanh văn thừa, A la hán là tột đích, và Trung thừa, tức là Duyên giác thừa, Bích chi phật là đạo quả cuối cùng. Đại thừa là con đường duy nhất của Phật quả. Là Phật tử 35
phải nhắm quả Phật mà tiến, nếu xu hướng theo Nhị thừa, thời là sái nẻo, đâu còn phải thật là Phật tử, nên phạm tội
60Hai điều giới thư 35 cùng 36 đây rất chí thiết cho hàng Phật tử trên con đường hành đạo. Là Phật tử không thể thiếu. Trong điều giới 36, có thể gom lại thành 5 điều nguyện: (a) Nguyện lìa hẳn dâm dục. (b) Nguyện giữ giới thanh tịnh để xứng đáng thọ tứ sự cúng dường. (c) Nguyện giữ giới thanh tịnh để xứng đáng thọ sự cung kính của người. (d) Nguyện trừ tâm nhiễm ô đối với ngũ trần. (e) Nguyện tất cả chúng sanh đều thành Phật. Toàn cả năm điều chuyên thuộc Bồ tát xuất gia, nếu là Bồ tát tại gia, thời nơi điều (a) là lìa tà dâm, còn điều (b) là sự cung cấp của xãhội, điều (c) thời là danh dự cá nhân.
61Đầu đà có nghĩa là phủi sạch trần cấu của thân tâm. Trong mười tám món,nhành dương dùng nhăn cho tưa ra để chà răng vì thời ấy không dùng bàn chải. Nước tro dùng như xà bông bây giờ. Ba y: y năm điều, bảy điểu, và đại y (chín điều xấp lên cho đến hai mươi lăm điều). Bình dùng đựng nước. Bát (Bát đa la) dùng đựng cơm và đồ ăn. Lư hương để dâng hương cúng Phật. Đãy lược nước dùng hộ mạng cho sanh linh. Con dao để cạo râu tóc, cắt móng tay. Cái nhíp để nhổ lông mũi. Ba y là y phước điền, đức Phật chế riêng cho Tỳ kheo và Tỳ kheo ni mặc, người chưa thọ giới không nên lạm dụng. Nếu là Thức xoa, Sa di ni thời tự có mạn y, còn hàng tại gia thời chỉ mặc y phục hoại sắc. Những xứ, những nơi hiểm nạn có nhiều sự cảnh hại thân, chướng đạo, nên cấm đển ở. Trong Giới Kinh (Đại Luật) lại còn cấm những nơi nhiều kiến, nhiều muỗi.
62Trong Phật pháp thời trọng đức hạnh, nên y cứ nơi ngày thọ giới trước sau mà phân ngôi thứ, chớ không theo tuổi đời, cũng không theo tước vị. Nếu khi tụng giới có đủ hạng Phật tử, thời nên phân riêng từng đoàn thể mà ngồi; người xuất gia ngồi theo nhóm xuất gia; người tại gia ngồi theonhóm tại gia. Trong hàng tại gia nếu có ngại, thời nên chia ra nhiều nhóm có quan tước, cùng nhóm bình dân. Rồi từ mỗi nhóm cứ y theo giới đức mà phân ngôi thứ.
63Là Phật tử phải nhận chơn những tai nạn, họa phước và sự lợi ích. Họa hay phước là do nghiệp ác hay thiện chiêu cảm. Nghiệp từ nơi tâm mà phátkhởi. Kinh luật Đại thừa có năng lực chuyển tâm ô trược thành thanh tịnh, chuyển tâm ác thành tâm thiện, chuyển tâm si mê thành tâm giác ngộ. Đọc tụng giảng thuyết kinh luật Đại thừa là một thiện nghiệp cao quý. Vì thế nên có thể làm cho người chết, vong linh được siêu sanh, ngưòi gặp tai nạn được qua khỏi. Có thể ngừa những sự không may và đem hạnh phúc đến. Phật tử bao giờ cũng phải có tín tâm sâu mạnh nơi năng lực của giáo pháp Đại thừa, bao giờ cũng lấy sự giải nguy, cứu khổ làm phận sự, nên bổn phận của Phật tử phải giảng kinh luật Đại thừa trong những trường hợp có tai biến xảy đến cho người hay cho mình.
64Trong nghi Giới Đàn: Giới sư dạy cho người cầu giới Bồ Tát thỉnh Thích Ca Mâu Ni Phật làm Hòa Thượng, thỉnh đức Văn Thù và đức Di Lặc làm A Xà Lê. Sám hối có ba cách: (a) Tác pháp sám hối: người có tội đối truớc chưTăng, hoặc hai mươi vị, bốn vị, ba vị, một vị mà phát lồ sám hối, tùy theo tội lớn nhỏ; (b) Thủ tướng sám hối: tức là sám hối cho được thấy hảo tướng; (c) Vô sanh sám hối: quán chơn lý thật tướng, chứng ngộ vô sanh thời tội diệt. Vô sanh sám hối có thể diệt tất cả tội, dầu là tội thất nghịch; Thủ tướng sám có thể diệt tội thập trọng và tất cả tội khinh; Tác pháp sám hối chỉ trừ được tội khinh. --- Đối thú sám hối tức là Tác pháp sám hối.
Đệnhất nghĩa đế là thể tánh của giới pháp, là chánh nhơn của tâm địa, là lý cảnh của chơn trí. Tập chủng tánh, trưởng dưỡng tánh, là do nghiên cứu tu tập không quán lần lần tăng trưởng, tức là Thập phát thu tâm. Tánh chủng tánh, bất khả hoại tánh là do phân biệt giả tánh (giả quán) mà tục đế kiến lập nên không thể hoại, tức là Thập trưởng dưỡng tâm. Đạochủng tánh là trung đạo Thập kim cương tâm. Chánh pháp tánh là chứng nhập chánh vị (chơn như) tức là Thập địa, Đẳng giác và Diệu giác.
Nhữngquán hạnh đa, thiểu, xuất, nhập trong các pháp đó: nghĩa là Phát thu tâm thời từ giả nhập không quán; Trưởng dưỡng tâm thời xuất không quán nhập giả quán; Kim cương tâm thời xuất không giả nhập trung đạo quán; Thập địa thời nhập Thánh. Tập chủng tánh thời không quán thiểu (ít); Trưởng
36
dưỡngtánh thời không quán đa (nhiều); Tánh chủng tánh thời giả quán thiểu; Bất khả hoại tánh thời giả quán đa; Đạo chủng tánh thời trung quán thiểu; Chánh pháp tánh thời trung quán đa. Lai tam quán (không giả trung) theo tuần tự mà tu thời là thiểu, còn tu tập cả trong nhất tâm thời là đa.
Mườichi thiền: Sơ thiền có 5 chi: (1) giác, (2) quán, (3) hỉ, (4) lạc, (5) nhứt tâm. Nhị thiền có 4 chi: (1) Hỉ, (2) lạc, (3) nhất tâm, (4) nội tịnh. Tam thiền có 5 chi: (1) lạc, (2) nhứt tâm, (3) xả, (4) niệm, (5) huệ. Tứ thiền có 4 chi: (1) nhứt tâm, (2) xả, (3) niệm, (4) bất khổ bất lạc. Nói tổng quát thời có mười chi thiền: ((1) giác, (2) quán, (3) hỉ, (4) lạc, (5) nhứt tâm, (6) nội tịnh, (7) xả, (8) niệm, (9) huệ, (10) bấtkhổ bất lạc.
Trongvăn, không hiểu giới khinh, trọng, thị, phi, thời mù mờ nơi giới tướng,không thể quyết nghi xuất tội. Không hiểu đệ nhất nghĩa đế, thời mù mờ nơi giới lý (thể tánh của tất cả giới), không thể phát khởi chơn thiệt tín giải. Không hiểu tập chủng tánh, v.v…, thời mù mờ nơi định cộng giới, không thể tu chứng quả vị. Không thông hiểu như thế mà lại làm tuồng là thông hiểu để được cúng dường nhiều, đệ tử đông, thành tội khi dối.
65Trừ Quốc vương, vì Phật đem chánh pháp phó chúc cho Quốc vương hộ trì. Nếu đem giới này giảng cho người chưa thọ thời có hai điều bất lợi: (a) hạng căn khí tiểu thừa và ngoại đạo, người ác sẽ sanh niệm bất kính; (b)về sau lúc thọ giới tâm trân trọng kém. Trong điều giới 39, bảo phải giảng thuyết kinh luật Đại thừa cho tất cả chúng sanh, bất luận lúc nào và chỗ nào (luật Đại thừa là Bồ Tát giới). Trong điều giới thứ 42 này lại không cho giảng thuyết giới Bồ Tát trước những người chưa thọ giới Bồ Tát, vậy có chỗ nào mâu thuẫn chăng? … Xét ra nới điều giới 39 ở trong phạm vi giải nạn cứu khổ nên bảo giảng thuyết với tất cả. Còn trong điều giới 42 này thời vì ngừa tội lỗi nên cấm giảng cho người chưathọ giới. Cứ theo đây mà suy cứu thời Bồ Tát giới chỉ cấm người chưa thọ dự nghe trong thời bố tát mỗi nửa thánh, nên khi bố tát, trước khi tụng giới phải bảo người chưa thọ ra ngoài, còn những lúc khác thì khôngkể. Không đồng như tiểu thừa giới (tỳ kheo, tỳ kheo ni giới) thì cấm hẳn, vì người chưa thọ cụ túc giới mà dự biết danh nghĩa những giới điềucủa tỳ kheo hay của tỳ kheo ni, thời thành chướng nạn, đời này không được thọ cụ túc giới. Ý trên đây là thể theo bộ Hiệp Chú.
66Người thọ giới mà có tâm hộ trì thời từ người cho đến thiên thần đều kính trọng, còn mống tâm phá giới thời tất cả đều khinh khi. Đây là từ lúc mống tâm phá giới mà kết tội khinh, vì người đã thọ giới phải có bổnphận hộ trì, mống tâm muốn phá là thiếu bổn phận nên thành lỗi. Nếu đã phá giới thời tùy giới mà luận tội.
67Theo văn, cúng dường kinh luật có 5 điều: (1) thọ trì, (2) đọc, (3) tụng (thuộc lòng), (4) biên chép, (5) hương hoa châu báu vàng bạc để đựng, để trang nghiêm. Lột da, chích máu, chẻ xương là cử trọng để lệ cho khinh. Như tiền thân của đức Bổn Sư đã thật hành để cầu Pháp.
68Thuyết pháp cho loài súc sanh cũng có lợi ích, vì ảnh hưởng của tâm lực(tư tưởng), nên trong văn có câu: “Tâm nghĩ miệng nói (nên chú ý hai chữ “tâm nghĩ”), và hoặc giả, có loài nhận được lời, hay hiểu ý của người. Lưu Thủy trưởng giả với mười nghìn con cá mắc cạn, tôn giả Xá LợiPhất với con chó bị chặt chưn, v.v… là những bằng cớ cho vấn đề này.
69Bốn bộ đệ tử: (1) cư sĩ, (2) vợ cư sĩ, (3) đồng nam, (4) đồng nữ. Khôngcho xuất gia thời là đoạn Tăng bảo; không cho tạo hình tượng, tháp thờilà đoạn Phật bảo; không cho tạo kinh luật thời là đoạn Pháp bảo.
70Người xuất gia được giảng thuyết Bồ Tát giới cho Quốc vương và các quanđã thọ giới, nhưng không được ở trước quan chức trị phạt phi pháp. Nếu đệ tử có lỗi chỉ nên theo luật mà trị phạt, không nên gông, trói như ngục tù, làm thương tổn thể thống người xuất gia. Lại lấy sự ấp yêu con một của mẹ hiền và sự thờ kính cha mẹ của con thảo để tỷ dụ lòng của Phật tử hết sức kính mến giới luật.
71Trì giới này đại lược có ba điều lợi ích: (1) lìa khổ (đời đời không bịđọa ác đạo, bát nạn), (2) được vui (thường sanh trong người trời hưởng phước), (3) được gặp Phật gần Phật.
37
72 Ba nghìn học sĩ (Hán: tam thiên học sĩ): là những hàng đồng thọ trì Bồ Tát giới trong tam thiên đại thiên thế giới.
73Tâm tạng chỉ cho ba mươi tâm (Thập phát thu tâm, Thập trưởng dưỡng tâm,Thập kim cương tâm). Địa tạng chỉ cho Thập địa. Giới tạng chỉ cho 10 giới trọng và 48 giới khinh. Vô lượng hạnh nguyện tạng là lục độ vạn hạnh của Đại thừa. Nhơn quả Phật tánh thường trụ tạng: Phật tánh tức là thật tướng, là nhơn của Đại thừa mà cũng là quả của Đại thừa.
74 Tức là phàm phu.
75 Tức là tiểu thừa
76Trong đoạn kệ văn này vạch rõ sự lợi ích lớn của người trí giữ giới khichưa thành Phật được hưởng 5 điều: (A) Được tất cả chư Phật trong mười phương thương tưởng hộ niệm luôn; (B) Vì giữ giới nên không tội không lỗi, lúc lâm chung tâm không loạn động, chánh niệm hiện tiền, sẽ được báo thân tốt hơn nên lòng an vui thơi thới; (C) Thọ trì giới Bồ Tát là đi trên đường của Phật, là bạn đồng học của Bồ Tát, nên thọ sanh nơi nàocũng được gần chư Bồ Tát cả; (D) Giới là nền tảng của tất cả công đức, thọ trì giới pháp thời có thể thành tựu nhiều công đức lớn, và lần được viên mãn Giới Ba la mật (giới độ); (E) Do trì giới

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]