Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðêm trăng Phật đản tại Watsonville (Hoa Kỳ)

15/05/201116:36(Xem: 4333)
Ðêm trăng Phật đản tại Watsonville (Hoa Kỳ)


Mặt trời mùa này “đi ngủ” muộn, đã quá 8 giờ mà màu trời giống như buổi chiều ở quê nhà. . Rồi không gian cũng chuyển sang đêm sau khi những giọt nắng cuối cùng thôi rải xuống mặt đất. Khu vực nhà bếp phía trái chánh điện tu viện Kim Sơn rộn rã tiếng bước chân lui tới, tiếng cười nói hòa lẫn tiếng khua chạm của các dụng cụ bếp núc. Tuy đã nghe tiếng “cự nự” từ phía đôi tay, nhưng nhìn thùng ngâm đậu hủ dai hãy còn quá nửa, chúng tôi cũng khó mà thôi ngang. Rồi thì bốn người cũng vắt khô mấy thùng đậu hủ dai ngâm để Sư cô chuẩn bị ướp và làm thức ăn chay cho Phật tử tới dự buổi đại lễ ngày mai, ngày Phật Đản. Trong bốn gã trai làm công quả nhà bếp đêm nay có thằng bé 14 tuổi, tuy sinh ở Mỹ nhưng cậu ta thể hiện nguồn gốc khá đậm nét, thích theo người lớn hỏi chuyện để học tiếng Việt. Rồi thằng bé theo chú nó chiếm một không gian sau Tổ đường đánh cờ tướng, tôi và người kia tản bộ ra trước chánh điện nhìn xuống thành phố dưới núi, cũng là hướng trăng đang chiếu thẳng mặt chánh điện. Trăng và đèn như đang đua rọi ánh sáng lên vùng đồi núi cô tịch này, nhưng cũng chỉ là những điểm xuyến cho đêm se lạnh và tĩnh mạc nơi đây, chính điều này mới là yếu tố được người ta cảm giác quay về và an trú. Chúng tôi mỗi người mang chứa một kiểu xáo trộn nội tâm. Để cho “gọn gàng” thì đành đổ thừa hoàn cảnh vậy, là cách hay để chối cãi cho khả năng yếu kém của mình trong việc thu xếp cuộc sống tại một giai đoạn khó. Người ta vẫn bảo “lực bất tòng tâm” nhưng dẫu sao, chúng tôi đã chịu thua đâu. Giờ này, đứng dưới mái chùa, ánh trăng đêm Phật Đản như tắm gội cho mỗi cá nhân chúng tôi trôi và vơi đi bao lo lắng và phiền muộn. Những ngọn thông đen ngòm chập chùng trải xuống phía chân núi, rồi càng xa hơn thì sáng dần lên và lung linh một vùng bởi ánh đèn điện, mọi vận hành đan xen và lệ thuộc nhau; trông hấp dẫn nhưng mong manh giữa vô thường. Từ ngày rời khỏi quê nhà đến giờ tôi mới lại được nghe tiếng côn trùng, chúng râm ran khiến tôi nhớ lắm những đêm cùng bạn bè trong các chuyến công tác xã hội hay trà đạo trước sân chùa Huệ Nghiêm. Ở một khoảng xa ước chừng mươi thước phía phải chánh điện, dưới bóng cây sồi (cây oak), một đóm lửa nhỏ xíu chuyển động quanh mấy vệt khói trắng thấy được qua ánh trăng. Đóm lửa bắt đầu tách khỏi tán lá và tiến dần về phía hai người chúng tôi, một phụ nữ trung niên bước đi thong thả với điếu thuốc trong tay đã cháy đến gần đoạn lọc. Cô đến và bày tỏ sự đồng cảm cùng bọn hậu sinh. Sau đôi câu qua lại về thân thế và hiện trạng mỗi người, rồi thì một “bàn tròn” đàm luận diễn ra và những câu chuyện về cuộc sống nơi đất khách. Điều khiến tôi chú ý khi chuyện trò cùng cô chính từ những sự việc tưởng chừng không thể qua khỏi nhưng nhờ ứng dụng hành xử và đối đãi bằng tinh thần đạo lý Phật pháp mà nhiều nỗi khổ khó qua đi nhanh chóng. Cô từng vật vã đau khổ khi đứa con gái duy nhất bỏ học rời nhà theo bạn lúc 16 tuổi, nhưng giờ cũng chính cô con gái ấy là niềm hạnh phúc và hãnh diện của cô, cô gái đã 22 tuổi và đang ở năm cuối đại học, yêu mẹ đến như không rời được giây phút nào.

Với mỗi một người, cuộc đời sẽ giăng mắc những chiếc bẫy tư tưởng, đối đãi và vật chất để cột trói mỗi cá nhân lại với chúng. Điều trớ trêu là ta lại thấy hứng thú với nỗi đau và những buộc ràng này. Rất khó để nhận ra, nhưng ngay cả thấy được cũng muốn ngơ đi. Để định nghĩa cho tình trạng này, danh từ Phật học gọi “vô minh”, dẫu biết thế, nhưng không phải ai cũng sử dụng hiệu quả dụng cụ “lau chùi” vô minh, mặc dù đã được Phật và các vị Tổ cho nhiều từ hàng ngàn năm qua. Còn đó những con người hứng khởi với nỗi vui, quay quắt cùng niềm đau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2011(Xem: 4705)
Đức Phật là đấng Giác ngộ, sống đời sống giải thoát, an lạc hoàn toàn, nhưng vì thương chúng sinh, nên Ngài thị hiện giữa cuộc đời này...
17/05/2011(Xem: 4096)
Sự xuất hiện của Ngài được gọi là vi diệu vì sự xuất hiện đó như ánh sáng mặt trời xua tan bóng đêm tăm tối, mang lại hạnh phúc đích thực, bình an vĩnh cửu cho vạn loại...
17/05/2011(Xem: 3900)
Là những người học Phật, chúng ta nên khéo áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống đời thường, chuyển hóa thân tâm, đem Phật Pháp xây dựng thế gian...
17/05/2011(Xem: 4861)
Bản hoài của chư Phật mười phương là muốn chỉ cho chúng sinh thấy, ai cũng có tri kiến Phật, tức Phật tánh, như nhau, bình đẳng không khác.
16/05/2011(Xem: 4125)
Mỗi năm Phật Đản lại về với người con Phật. Khắp năm châu, muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày đản sanh của đấng từ phụ.
15/05/2011(Xem: 6638)
Giây phút ấy thế gian bừng chấn động, Ðóa Ưu Ðàm hé nụ mấy ngàn năm. Sen nở thắm bên hồ hương gió lộng...
14/05/2011(Xem: 5619)
Đức Từ-Bi vô lượng xuống trần gian Giờ phút thiêng liêng Huy hoàng cõi tục Ðịa cầu sáng ngời trong bạch ngọc Ðóa sen hồng nâng bước đấng cha lành
13/05/2011(Xem: 6178)
Kiếp nhân sinh chỉ như làn chớp nhoáng Duy có một ngày sinh Tồn tại giữa muôn nơi Phật đản ngày khai hóa nhịp thở cho đời
13/05/2011(Xem: 4352)
Hôm nay, trong bầu không khí trang nghiêm mừng Phật đản sanh, hình ảnh của Đấng Từ Tôn qua khói trầm xông tỏa, vẫn là nụ cười trầm tỉnh, uy hùng.
12/05/2011(Xem: 15235)
Nhân mùa Phật Đản đang trở về trong lòng người con Phật, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tập thơ đặc biệt "Tuyển tập Thơ Phật Đản" của Mặc Giang như là món quà nhỏ gởi đến quí vị...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]