Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Chuyến Du Ngoạn Lần Thứ Hai

04/02/201108:40(Xem: 1240)
8. Chuyến Du Ngoạn Lần Thứ Hai

CUỘC ĐỜICỦA ĐỨC PHẬT
THESTORY OF BUDDHA
NguyênTác: JOHNATHAN LANDAW - Người Dịch: HT. THÍCH TRÍ CHƠN

8.CHUYẾN DU NGOẠN LẦN THỨ HAI

Vuacha được biết thái tử không mấy gì vui và ngạc nhiên vềkế hoạch của mình có thể đã thực hiện sai lầm. Ðứcvua suy nghĩ: “Thái tử cần đi xem nhiều cảnh nữa. Ta sẽsắp đặt chuyến đi du ngoạn khác cho thái tử, nhưng lầnnày nên đưa người đến xem cảnh trí nào xinh đẹp hơn trongthành phố”.

RồiXa Nặc lại chuẩn bị ngựa Kiền Trắc, và cả hai cỡi xengựa ra ngoài thành Ca Tỳ La Vệ. Các đường phố đượctrang hoàng như trước, và dân chúng vui mừng nhìn thấy lạivị hoàng tử của họ. Nhưng vào dịp này, chỉ riêng tháitử Tất Ðạt Ða và Xa Nặc trông thấy một người bệnhtật hiện ra trong giữa đám đông dân chúng vui cười.

Tháitử kêu lên: “Xa Nặc, hãy nhìn kia. Người đó là ai vậymà họ đang lên cơn ho dữ dội, với toàn thân rung chuyểnvà kêu rên thảm thiết như thế?”

“Tâuđiện hạ, đó là một người đang đau bệnh”.

Tháitử lại hỏi: “Tại sao ông ta bị ốm đau?”

“Tâuđiện hạ, người ta mắc bệnh tật vì nhiều lý do. Có thểhọ dùng phải thức ăn không tốt, hoặc bị nhiễm thời tiếtquá lạnh. Lúc ấy thân thể họ mất quân bình và có thểbị cảm sốt”.

“Phảichăng ngay cả những người sung sướng trong đám đông dânchúng đó cũng có thể bị đau ốm?”

Ngườiđánh xe ngựa trả lời: “Dạ, thưa vâng. Người ta hôm naylành mạnh, ngày mai có thể ốm đau. Không ai thoát khỏi bệnhtật”.

Lầnthứ hai, thái tử vô cùng sửng sốt. Người nói: “Ta khôngthể hiểu nổi, làm sao một con người không phải lo lắnggì hết và sung sướng như thế lại có thể ngã bệnh bấtcứ lúc nào. Thôi, ngươi hãy đánh xe quay trở về. Ngày nayta xem như vậy là quá đủ rồi”.

Khitrở về cung điện, thái tử cảm thấy không mấy gì vui vẻhơn lần trứơc. Không người nào có thể làm cho thái tửvui cười và thái tử không muốn nói chuyện với ai. Vua cha,sau khi thấu rõ sự bất hạnh của con mình, ông vô cùng lolắng và phân vân: “Ta đã cố gắng bằng mọi cách đểlàm cho con ta hạnh phúc, nhưng cuối cùng tâm hồn thái tửvẫn chứa chan phiền muộn. Chắc ta nên tham vấn các quầnthần thử xem có cách gì giúp cho thái tử trở nên lạc quanyêu đời hơn không”.

Họkhuyên lần sau, thái tử muốn dạo chơi ra ngoài thành, đừngcho thái tử đi một mình. Tốt hơn, cùng đi với thái tửnên có các nhạc công, vũ nữ và những quan lại trong triềuđình. Họ cần tổ chức đến thăm một hoa viên được tranghoàng đặc biệt để tại đây thái tử có thể giải trívà bị quyến rũ bởi đủ loại các thú vui.

Dođó, khi thái tử Tất Ðạt Ða một lần nữa muốn ra ngoàithành du ngoạn mọi sự sắp xếp đã được thực hiện hầugiúp cho chuyến đi của người càng gặp nhiều điều vui càngtốt. Thành phố được trang hoàng đẹp đẽ hơn trước. Nhữngcảnh trí buồn thảm được che giấu và một hoa viên đặcbiệt được sửa soạn với tất cả màu sắc tươi vui rựcrỡ.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 9698)
Mấy hôm nay tôi ra đây, có một số Phật tử lên hỏi Đạo, mà tôi thì cũng hay về nhà thăm ông cụ thân sinh. Như vậy, thật là mất thì giờ và bất tiện cho tôi lẫn cho quí vị...
02/04/2013(Xem: 10944)
Đức Phật truyền dạy giáo pháp nhằm mang lại an lạc và giác ngộ. Nếu Phật Pháp chỉ là những tiền đề lý luận thỏa mãn tri thức thì Đạo Phật đã không có khả năng tồn tại...
17/03/2013(Xem: 1843)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường, trong đó có món ăn sūkara-maddava như là nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngài. Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.
03/08/2012(Xem: 1868)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ), dùng xe (ngựa) đến thăm viếng đức Phật tại Tịnh Xá Kỳ Hoàn. Khi ấy đức Phật thuyết vi diệu pháp cho Vua nghe, nghe xong Vua bạch: - Cúi mong đức Như Lai đến thành La Duyệt nước Ma Kiệt nhập hạ. Con sẽ cúng dàng cung cấp thức ăn, thuốc men và các thứ cần thiết.
07/07/2012(Xem: 1683)
Phải nói rằng Tăng đoàn là sự đóng góp rất lớn cho hạnh nguyện độ sanh của Đức Phật và Tăng đoàn đã thay Phật để truyền bá Đạo mầu lám cho chân lý của Ngài còn mãi trường tồn cho đến hôm nay. Ngày nay Tăng đoàn đã phát triển mạnh mẽ không những chỉ hạnh hẹp trong một quốc gia mà đã có mặt trên toàn thế giới.
06/05/2012(Xem: 5569)
Du Hóa Tập 2 là một tuyển tập bao gồm những bài viết mà chúng tôi đã đăng tải trên các Tạp chí, Nội san… của các chùa trong và ngoài nước. Đây là những bài viết đã được đọng lại theo dòng thời gian qua sự cảm nhận từ ánh sáng lời dạy của đức Phật được áp dụng trong cuộc sống hiện tại.
06/05/2012(Xem: 6655)
Một trong những biểu tượng của Đạo Phật, Đức Phật Gautama ngồi thiền với bàn tay trái để ngửa trên đùi Ngài, trong khi tay phải chạm đất. Những năng lực ma quỷ đã cố gắng để đẩy Ngài ra khỏi chỗ ngồi, bởi vì vua của chúng, Ma vương, cho rằng vị trí ấy ở dưới cây bồ đề (cây của giác ngộ).
04/05/2012(Xem: 4954)
Tuy Ngài đã nhập diệt nhưng chánh pháp vẫn được lưu truyền mãi trong thế gian như là một con đường đưa chúng ta thoát khỏi sự khổ đau để tìm về bờ giải thoát.
28/04/2012(Xem: 3832)
Ngày nay Đại Lễ Vesak (Hợp nhất của ba ngày Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt) của Đức Phật đã được Liên Hiệp Quốc công nhận. Trong ngày lễ này, Tổng Thư Ký LHQ, các vị nguyên thủ quốc gia, các giới chức chính quyền cao cấp tại những quốc gia Phật Giáo, hoặc tham dự hoặc gửi điện văn chúc mừng, chiêm bái tự viện, viếng thăm hoặc dâng hoa cúng dường chư tăng ni và Lễ Hội Phật Đản đã được quần chúng tổ chức trang nghiêm, cung kính.
20/03/2012(Xem: 5085)
Sự giải thoát có thể dụ cho một sự sáng không bờ mé, ngăn ngại và cái ngã đã được giải thoát (vô ngã) dụ cho một cái sáng khác ở trong cái sáng không bờ mé đó...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567