Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Phẩm "Thiện Hiện"

28/09/202021:15(Xem: 10018)
03. Phẩm "Thiện Hiện"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

buddha-462

 

PHẨM "THIỆN HIỆN"

(Bắt đầu phần sau quyển 482 cho đến phần đầu quyển 498,

Hội thứ III, ĐBN: Tổng cộng có đến 15 quyển)

 

Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

 

 

 

(Bắt đầu phần sau quyển 482 cho đến phần đầu quyển 498,

Hội thứ III, ĐBN: Tổng cộng có đến 15 quyển) 

 

Gợi ý:

Phẩm “Thiện Hiện” của Hội thứ III, bắt đầu từ phần sau quyển thứ 482 cho đến phần đầu quyển thứ 498, tổng cộng hơn 15 quyển, có thể xem là một phẩm dài nhất của Hội thứ III. Kinh văn viết liên tục, không ngắt khoảng, không chia cắt thành nhiều tiểu đoạn khác nhau. Tuy nhiên, để tiện học hỏi tra cứu, nên chúng tôi chia phẩm “Thiện Hiện” của Hội thứ III thành 20 đoạn, tương đương với 20 phẩm của Hội thứ II để quý vị độc giả dễ theo dõi, đồng thời dễ nắm ý chính của toàn phẩm.

Phẩm “Thiện Hiện” của Hội thứ III này gồm 20 phẩm của Hội thứ II nhập lại, là: 1. Phẩm “Thiện Hiện”, 2. Phẩm “Vào Ly Sanh”, 3. Phẩm “Thắng Quân”, 4. Phẩm “Hành Tướng”, 5. Phẩm “Huyễn Dụ”, 6. Phẩm “Thí Dụ”, 7. Phẩm “Đoạn Chư Kiến”, 8. Phẩm “Sáu Pháp Đáo Bỉ Ngạn”, 9. Phẩm “Đại Thừa”, 10. Phẩm “Giáp Bị Đại Thừa”, 11. Phẩm “Không Buộc Không Mở”, 12. Phẩm “Tam Ma Địa”, 13. Phẩm “Niệm Trụ Đẳng”, 14. Phẩm “Tu Trị Địa”, 15. Phẩm “Xuất Trụ”, 16. Phẩm “Siêu Thắng”, 17. Phẩm “Vô Sở Hữu”, 18. Phẩm “Tùy Thuận”, 19. Phẩm “Vô Biên Tế” và 20. Phẩm “Viễn ly”.

Phẩm “Thiện Hiện” của Hội thứ III quá dài (179 trang), vì vậy chúng tôi phải chia phẩm này làm 20 đoạn như liệt kê trên để quý vị dễ học, dễ so chiếu và đồng thời dễ nắm vững các giáo lý khác nhau.

Nhờ phân chia nhiều phân đoạn nên Quý vị có thời giờ nghỉ ngơi và dễ tiêu hóa các giáo pháp khó khăn. Tuy nhiên, nếu quý vị không thích hay gặp trở ngại trong sự phân đoạn này, xin đừng quá lưu tâm, cứ đọc phần chính văn, quên đi phần trình bày có phần hình thức này cũng được.

Phẩm này một lần nữa chứng tỏ bố cục của Hội thứ III tại sao quá ngắn, phẩm “Thiện Hiện” này là câu trả lời. Vì Kinh đã gộp 20 phẩm của Hội thứ II lại thành phẩm “Thiện Hiện” đó.

Tóm lược:

 

1. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, từ quyển 482 - 483, Hội thứ III.

(Tương đương với phẩm cùng tên là “Thiện Hiện”, từ quyển 406

cho đến đầu quyển 408, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, đức Bạt già phạm (Phật) dạy Thiện Hiện:

- Này Thiện Hiện! Ông hãy dùng thần lực mà giảng nói Bát nhã Ba la mật cho chúng đại Bồ Tát. Hãy dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ Tát, để họ đạt Bát nhã Ba la mật một cách rốt ráo.

Khi ấy, các chúng đại Bồ Tát và các thiên tử đều sanh nghi ngờ: Không biết cụ thọ Thiện Hiện dùng thần lực của mình để giảng nói Bát nhã Ba la mật cho chúng đại Bồ Tát, hay là nương vào sức oai thần của Thế Tôn? Cụ thọ Thiện Hiện nhờ thần lực của Phật, biết tâm nghi ngờ của chúng đại Bồ Tát và các thiên tử nên nói với cụ thọ Xá lợi Tử:

- Các đệ tử Phật phàm nói ra điều gì tất cả đều nhờ oai lực của Phật. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Như Lai giảng nói pháp yếu cho chúng sanh, các pháp tánh thường không trái nhau. Các đệ tử Phật nương vào pháp ấy, siêng năng tu học, chứng thật tánh các pháp. Do đó, những pháp mà Ngài nói cùng với pháp tánh không trái nhau. Nên lời Phật nói như ngọn đèn truyền sáng mãi.

Này Xá lợi Tử! Nhờ oai lực của Phật gia hộ, ta sẽ tùy theo chúng Bồ Tát mà giảng nói pháp tương ưng với Bát nhã Ba la mật, dạy bảo, truyền trao cho các Bồ Tát, làm cho họ thành tựu Bát nhã Ba la mật, chẳng phải là biện tài của mình có thể làm được việc này. Vì sao? Này Xá lợi Tử! Vì Bát nhã Ba la mật thâm sâu không phải là cảnh giới của các Thanh văn, Độc giác.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn! Con không thấy có pháp nào có thể gọi là Bồ Tát. Cũng không thấy có pháp nào có thể gọi là Bát nhã Ba la mật thì làm sao con có thể giảng nói Bát nhã Ba la mật cho các Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Con lấy Bát nhã Ba la mật gì dạy bảo trao truyền cho các Bồ Tát để họ chóng đạt cứu cánh?

Phật dạy cụ thọ Thiện Hiện:

- Chỉ có giả danh nói là Bát nhã Ba la mật. Chỉ có giả danh nói là Bồ Tát. Giả danh như thế chỉ giả thi thiết, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng ở trong chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện nên biết: Như thế gian “ngã” chỉ có giả danh, thật không thể nắm bắt. Giả danh như vậy, không sanh, không diệt, chỉ có tưởng tượng đặt ra để nói. Như vậy, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, Bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, tất cả như thế chẳng sanh chẳng diệt, chỉ có đẳng tưởng thi thiết lời nói. Các giả danh đây chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì bất khả đắc vậy.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Như vậy, pháp giả thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi. Nó không ở trong, không ở ngoài, không ở hai bên, vì không thể nắm bắt.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ví như nội sắc chỉ là pháp giả. Như vậy, pháp giả không sanh, không diệt, chỉ do tưởng tượng đặt ra để gọi. Như vậy thọ, tưởng, hành, thức cũng chỉ là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ do tưởng tượng đặt ra để gọi. Như vậy, tất cả pháp chỉ có giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi, chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ví như mười hai xứ, mười tám giới chỉ là pháp giả. Pháp giả như vậy không sanh, không diệt, chỉ do tưởng tượng đặt ra để gọi. Như vậy, tất cả đều chỉ là giả danh. Các giả danh này chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi, chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ví như tất cả đầu, cổ, vai, bắp tay, cánh tay, bụng, lưng, ngực, hông, eo, xương sống, đùi, đầu gối, mắt cá, chân cẳng, da thịt, xương tủy v.v… trong thân chỉ là giả danh. Giả danh như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ do tưởng tượng đặt ra để gọi. Những giả danh này chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi, chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ví như tất cả cỏ cây, gốc, cọng, cành, lá và hoa quả v.v... chỉ có giả danh. Giả danh như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ do những tưởng tượng mà đặt ra để gọi. Những giả danh này chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi, chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ví như chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại chỉ có giả danh. Giả danh như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ do tưởng tượng đặt ra để gọi. Những giả danh này chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi, chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Ví như cảnh trong mộng, tiếng vọng trong hang, ảnh phản chiếu, huyễn sự, dương diễm, trăng trong nước, trò biến hoá chỉ có giả danh. Giả danh như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ do tưởng tượng đặt ra để gọi. Những giả danh này chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát, hai tên gọi này đều là pháp giả. Pháp giả như vậy thì không sanh, không diệt, chỉ có giả danh đặt ra để gọi, chẳng ở trong, chẳng ngoài, chẳng giữa hai, vì không thể nắm bắt.

Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát tu hành Bát nhã, nên tu học một cách đúng đắn về giả danh và pháp giả của tất cả pháp.

Như vậy, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát tu hành Bát nhã, không nên quán sắc là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là ngã hay vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, là không hay có, là hữu tướng hay vô tướng, là hữu nguyện hay vô nguyện, là tịch tịnh hay không tịch tịnh, là viễn ly hay không viễn ly, là hữu vi hay vô vi, là hữu lậu hay vô lậu, là sanh hay diệt, là thiện hay bất thiện, là có tội hay không tội, là có phiền não hay không phiền não, là thế gian hay xuất thế gian, là tạp nhiễm hay thanh tịnh, là thuộc sanh tử hay thuộc Niết bàn v.v… Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. (Q.482, ĐBN)

Lại nữa, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát tu hành Bát nhã, không nên quán mười hai xứ, mười tám giới là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là ngã hay vô ngã, là tịnh hay bất tịnh, là không hay có, là hữu tướng hay vô tướng, là hữu nguyện hay vô nguyện, là tịch tịnh hay không tịch tịnh, là viễn ly hay không viễn ly, là hữu vi hay vô vi, là hữu lậu hay vô lậu, là sanh hay diệt, là thiện hay bất thiện, là có tội hay vô tội, là có phiền não hay không phiền não, là thế gian hay xuất thế gian, là tạp nhiễm hay thanh tịnh, là thuộc sanh tử hay thuộc Niết bàn v.v... Lại nữa, này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát tu hành Bát nhã, không nên quán nhãn xúc là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là ngã hay vô ngã, là tịnh hay bất tịnh, cho đến là tạp nhiễm hay thanh tịnh, là thuộc sanh tử hay thuộc Niết bàn v.v... Các đại Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật, không nên quán các thọ hoặc vui hoặc khổ, hoặc không khổ không vui, do nhãn xúc làm duyên sanh ra là thường hay vô thường, là vui hay khổ, là ngã hay vô ngã, là tịnh hay bất tịnh, là không hay có, là hữu tướng hay vô tướng, là hữu nguyện hay vô nguyện, là tịch tịnh hay không tịch tịnh, là viễn ly hay không viễn ly, là hữu vi hay vô vi, là hữu lậu hay vô lậu, là sanh hay diệt, là thiện hay bất thiện, là có tội hay không tội, là có phiền não hay không phiền não, là thế gian hay xuất thế gian, là tạp nhiễm hay thanh tịnh, là thuộc sanh tử hay thuộc Niết bàn v.v... Các thọ hoặc vui hoặc khổ, hoặc không khổ không vui do nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xúc làm duyên sanh ra cũng lại như thế. Vì sao? Vì các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, hai tên gọi Bát nhã Ba la mật và Bồ Tát đều không thấy trong cảnh giới hữu vi, cũng không thấy trong cảnh giới vô vi. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì các Đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, đối với các pháp không phân biệt sai khác.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy khi tu hành Bát nhã Ba la mật trụ vô phân biệt đối với các pháp, để tu bốn niệm trụ cho đến tu tám chi Thánh đạo, mặc dù hành Bát nhã Ba la mật nhưng không thấy Bát nhã, không thấy tên của Bát nhã, cũng không thấy Bồ Tát, không thấy tên của Bồ Tát, cũng không thấy chư Phật, cũng không thấy danh hiệu của chư Phật, mà chỉ vì cầu Nhất thiết trí trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy khi tu hành Bát nhã Ba la mật trụ vô phân biệt đối với tất cả pháp, để tu bố thí cho đến tu Bát nhã Ba la mật, tu mười lực Phật cho đến tu mười tám pháp Phật bất cộng. Mặc dù hành Bát nhã Ba la mật nhưng không thấy Bát nhã, không thấy tên của Bát nhã, không thấy Bồ Tát, không thấy chư Phật, cũng không thấy danh hiệu của chư Phật, mà chỉ vì cầu Nhất thiết trí trí.

Này Thiện Hiện! Đại Bồ Tát ấy tu hành Bát nhã, thông đạt được thật tướng của các pháp, nghĩa là thông đạt các pháp không nhiễm, không tịnh. (Q. 482, ĐBN)

Như vậy, này Thiện Hiện! Các Đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, đối với tất cả pháp nên giác ngộ như thật về tên giả, pháp giả. Sau khi giác ngộ như thật tên giả, pháp giả của tất cả pháp rồi, đại Bồ Tát không chấp trước sắc; không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức. Không chấp trước mười hai xứ, mười tám giới. Không chấp trước cảnh giới hữu vi; không chấp trước cảnh giới vô vi. Không chấp trước bố thí, không chấp trước tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật. Không chấp trước danh; không chấp trước tướng; không chấp trước thân của Bồ Tát. Không chấp trước nhục nhãn; không chấp trước thiên nhãn, huệ nhãn, pháp nhãn và Phật nhãn. Không chấp trước trí Ba la mật; không chấp trước thần thông Ba la mật. Không chấp trước pháp nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Không chấp trước chơn như; không chấp trước thật tế, pháp giới. Không chấp trước sự thành thục hữu tình, thanh tịnh cõi Phật. Không chấp trước phương tiện thiện xảo. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều vô sở hữu, năng trước, sở trước, xứ trước, thời trước đều bất khả đắc.

Như vậy, này Thiện Hiện! Khi tu hành Bát nhã Ba la mật đối với các pháp, Đại Bồ Tát không chấp trước nên làm tăng trưởng bố thí, làm tăng trưởng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã Ba la mật. Hướng vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh, hướng vào địa vị Bồ Tát Bất thối chuyển, viên mãn Bồ Tát thần thông thù thắng.

Như vậy, sau khi viên mãn thần thông rồi, có thể đi từ cõi Phật này đến cõi Phật khác để cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn. Vì muốn thành thục hữu tình, vì muốn trang nghiêm cõi Phật của mình, vì muốn thấy Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác nên phát sanh những căn lành thù thắng.

Sau khi phát sanh căn lành thù thắng, nếu thích nghe Chánh pháp nào của chư Phật thì đều được nghe. Sau khi nghe rồi, không quên tu tập cho đến lúc ngồi tòa Bồ đề, pháp môn thọ trì không có gián đoạn. Đối với tất cả pháp môn Đà la ni, Tam ma địa đều được tự tại.

Này Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối tất cả pháp năng như thật giác tên giả, pháp cũng giả không chỗ lấy chấp.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Nếu gọi là Bồ Tát, thì sắc cho đến thức có phải là Bồ Tát không? Khác sắc cho đến thức là Bồ Tát chăng? Trong sắc cho đến thức có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có sắc cho đến thức chăng? Lìa sắc cho đến thức có phải Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Nói gọi là Bồ Tát, tức mười hai xứ cho đến mười tám giới là Bồ Tát chăng? Khác mười hai xứ cho đến mười tám giới là Bồ Tát chăng? Trong mười hai xứ cho đến mười tám giới có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có mười hai xứ cho đến mười tám giới chăng? Lìa mười hai xứ cho đến mười tám giới có phải Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng có!

Phật dạy:

- Này Thiện Hiện! Ý ông thế nào? Tức địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát chăng? Khác địa giới cho đến thức giới là Bồ Tát chăng? Trong địa giới cho đến thức giới có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có địa giới cho đến thức giới chăng? Lìa địa giới cho đến thức giới có phải Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật bảo:

- Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Tức vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát chăng? Khác vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát chăng? Trong vô minh cho đến lão tử có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có vô minh cho đến lão tử chăng? Lìa vô minh cho đến lão tử có phải Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào khởi lời đáp như vầy: Tức sắc thảy chẳng phải Bồ Tát, khác sắc thảy chẳng phải Bồ Tát, chẳng phải trong sắc thảy có Bồ Tát, chẳng phải trong Bồ Tát có sắc thảy, chẳng phải lìa sắc thảy có Bồ Tát ư?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì hoặc Bồ đề, hoặc Tát đỏa, hoặc sắc thảy hãy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống có Bồ Tát! Nếu tất cả vô sở hữu bất khả đắc, sao có thể nói tức sắc thảy là Bồ Tát, khác sắc thảy là Bồ Tát, trong sắc thảy có Bồ Tát, trong Bồ Tát có sắc thảy, lìa sắc thảy có Bồ Tát được?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Hay thay! Như ngươi đã nói. Thiện Hiện phải biết: Hoặc bồ đề, hoặc Tát đỏa hoặc sắc bất khả đắc, nên các Bồ Tát cũng bất khả đắc. Vì các Bồ Tát bất khả đắc, nên sở hành Bát nhã Ba la mật cũng bất khả đắc.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối trong nghĩa đây nên siêng tu học.

Phật dạy:

- Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Tức sắc như cho đến thức như là Bồ Tát chăng? Khác sắc như cho đến thức như là Bồ Tát chăng? Trong sắc như cho đến thức như có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có sắc như cho đến thức như chăng? Lìa sắc như cho đến thức như có Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

- Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Tức mười hai xứ như cho đến mười tám giới như là Bồ Tát chăng? Khác mười hai xứ như cho đến mười tám giới như là Bồ Tát chăng? Trong mười hai xứ như xứ cho đến mười tám giới như là Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có mười hai xứ như cho đến mười tám giới như chăng? Lìa mười hai như xứ cho đến mười tám giới như có Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Tức địa giới như cho đến thức giới như là Bồ Tát chăng? Khác địa giới như cho đến thức giới như là Bồ Tát chăng? Trong địa giới như cho đến thức giới như có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có địa giới như cho đến thức giới như chăng? Lìa địa giới như cho đến thức giới như có Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Tức vô minh như cho đến lão tử như là Bồ Tát chăng? Khác vô minh như cho đến lão tử như là Bồ Tát chăng? Trong vô minh như cho đến lão tử như có Bồ Tát chăng? Trong Bồ Tát có vô minh như cho đến lão tử như chăng? Lìa vô minh như cho đến lão tử như có Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào khởi lời đáp như vầy: Tức sắc như (chơn như của sắc) chẳng phải Bồ Tát. Khác sắc như chẳng phải Bồ Tát. Chẳng phải trong sắc như có Bồ Tát. Chẳng phải trong Bồ Tát có sắc như. Chẳng phải lìa sắc như có Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sắc thảy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc vậy, huống có sắc như. Các “Như” đây đã chẳng phải có, sao khá nói sắc như là Bồ Tát, khác sắc như là Bồ Tát, trong sắc như có Bồ Tát, trong Bồ Tát có sắc như, lìa sắc như có Bồ Tát!

Phật bảo: Thiện Hiện! Hay thay, hay thay! Như lời ngươi đã nói. Thiện Hiện phải biết: Vì pháp sắc thảy bất khả đắc, nên sắc như cũng bất khả đắc. Pháp sắc thảy và sắc như bất khả đắc nên các Bồ Tát cũng bất khả đắc. Các Bồ Tát bất khả đắc nên sở hành Bát nhã Ba la mật cũng bất khả đắc.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã đối trong nghĩa đây nên siêng tu học.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nói Bồ Tát, thì sắc cho đến thức là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc không hoặc bất không là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc hữu vi hoặc vô vi là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc sanh hoặc diệt là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc có tội hoặc không tội là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức thêm lời hoặc có phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát chăng? Sắc cho đến thức hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nói đại Bồ Tát, mười hai xứ cho đến mười tám giới là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc không hoặc bất không là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc hữu tướng hoặc vô tướng là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc hữu vi hoặc vô vi là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc hữu lậu hoặc vô lậu là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc sanh hoặc diệt là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc thiện hoặc phi thiện là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc có tội hoặc vô tội là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc phiền não hoặc không phiền não là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc thế gian hoặc xuất thế gian là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nói Bồ Tát thì nhãn xúc cho đến ý xúc là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát chăng? Nói tóm lược, Nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nói Bồ Tát, thì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát chăng? Nói tóm lược, Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát chăng? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nói Bồ Tát ấy, thì địa giới cho đến ý thức giới là Bồ Tát chăng? Địa giới cho đến ý thức giới hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát chăng? Địa giới cho đến ý thức giới hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát chăng? Địa giới cho đến ý thức giới hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát chăng? Địa giới cho đến ý thức giới hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát chăng? Nói ngắn gọn, Địa giới cho đến ý thức giới hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát chăng? Địa giới cho đến ý thức giới hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ý ông nghĩ sao? Nói Bồ Tát, thì vô minh cho đến lão tử là Bồ Tát chăng?  Vô minh cho đến lão tử hoặc thường hoặc vô thường là Bồ Tát chăng? Vô minh cho đến lão tử hoặc vui hoặc khổ là Bồ Tát chăng? Vô minh cho đến lão tử hoặc ngã hoặc vô ngã là Bồ Tát chăng? Vô minh cho đến lão tử hoặc tịnh hoặc bất tịnh là Bồ Tát chăng? Nói tóm lại, Vô minh cho đến lão tử hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh là Bồ Tát chăng? Vô minh cho đến lão tử hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn là Bồ Tát chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng phải vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ngươi quán nghĩa nào khởi đáp như vầy: Sắc thảy chẳng phải Bồ Tát? Lại quán nghĩa nào khởi đáp như vầy: Pháp sắc thảy hoặc thường hoặc vô thường, vui hoặc khổ, ngã hoặc vô ngã, tịnh hoặc bất tịnh, không  hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn chẳng phải Bồ Tát?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì pháp sắc thảy hãy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống có sắc thảy. Pháp sắc thảy hãy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, thì sao có thể nói sắc thảy là Bồ Tát!  

Bạch Thế Tôn! Vì pháp sắc thảy hãy rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, huống có sắc thảy hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, hoặc hữu vi hoặc vô vi, hoặc hữu lậu hoặc vô lậu, hoặc sanh hoặc diệt, hoặc thiện hoặc phi thiện, hoặc có tội hoặc không tội, hoặc có phiền não hoặc không phiền não, hoặc thế gian hoặc xuất thế gian, hoặc tạp nhiễm hoặc thanh tịnh, hoặc thuộc sanh tử hoặc thuộc Niết Bàn.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Hay thay, hay thay. Như lời ngươi nói. Thiện Hiện phải biết: Pháp sắc thảy thường vô thường thảy bất khả đắc. Pháp bất khả đắc, nên các Bồ Tát cũng bất khả đắc. Các Bồ Tát bất khả đắc, nên sở hành Bát nhã Ba la mật-đa cũng bất khả đắc.

Thiện Hiện! Các đạo Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối trong nghĩa đây nên siêng tu học.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi trước đã nói chẳng có pháp khá gọi Bồ Tát. Như vậy, như ngươi đã nói. Thiện Hiện phải biết: Các pháp chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy các pháp. Các pháp chẳng thấy các pháp. Pháp giới chẳng thấy pháp giới. Thiện Hiện phải biết: Sắc giới chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy sắc giới. Thọ tưởng hành thức chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy thọ tưởng hành thức giới. Mười hai xứ, mười tám giới chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy mười hai xứ, mười tám giới. Địa giới chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy địa giới. Thủy hỏa phong không thức giới chẳng thấy pháp giới, pháp giới chẳng thấy thủy hỏa phong không thức giới. Hữu vi giới chẳng thấy vô vi giới, vô vi giới chẳng thấy hữu vi giới.

Thiện Hiện phải biết: Chẳng lìa hữu vi giới mà lập vô vi giới, chẳng lìa vô vi giới mà lập hữu vi giới. (Q.483, ĐBN)

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã đối tất cả pháp đều không sở thấy. Vì không sở thấy nên tâm kia chẳng kinh chẳng hãi. Đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối. Vì sao? Vì Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu như thế chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ tưởng hành thức. Chẳng thấy nhãn xứ, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp xứ. Chẳng thấy nhãn giới, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý giới. Chẳng thấy sắc giới, chẳng thấy thanh hương vị xúc pháp giới. Chẳng thấy nhãn thức giới, chẳng thấy nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới. Chẳng thấy địa giới, chẳng thấy thủy hỏa phong không thức giới. Chẳng thấy vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử. Chẳng thấy tham dục, chẳng thấy sân nhuế, ngu si. Chẳng thấy ngã, chẳng thấy hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả. Chẳng thấy cõi Dục, chẳng thấy cõi Sắc, cõi Vô sắc. Chẳng thấy Thanh Văn và pháp Thanh Văn. Chẳng thấy Độc giác và pháp Độc giác. Chẳng thấy Bồ Tát và pháp Bồ Tát. Chẳng thấy Như Lai và pháp Như Lai. Chẳng thấy Bồ đề, chẳng thấy Niết Bàn.

Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối tất cả pháp trọn không sở thấy. Khi không sở thấy, tâm kia chẳng kinh chẳng hãi. Đối tất cả pháp, tâm kia chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối.

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã vì nhân duyên nào đối tất cả tâm và tâm sở không thấy không đắc. Bởi nhân duyên này, đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã khắp đối tất cả tâm và tâm sở chẳng thấy đắc. Bởi nhân duyên này, đối tất cả pháp tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bởi nhân duyên nào các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối tất cả pháp, tâm chẳng kinh chẳng hãi?

Phật nói:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã khắp đối tất cả ý và ý thức giới không thấy không đắc. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối tất cả pháp, tâm chẳng kinh chẳng hãi.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát đối tất cả pháp không thấy không đắc, nên hành Bát nhã. Nghĩa là đối sắc không thấy không đắc, đối thọ tưởng hành thức không thấy không đắc. Đối mười hai xứ, mười tám giới không thấy không đắc. Đối nhãn xúc không thấy không đắc, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc không thấy không đắc. Đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không thấy không đắc, đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không thấy không đắc. Đối địa giới không thấy không đắc, đối thủy hoả phong không thức giới không thấy không đắc. Đối vô minh không thấy không đắc; đối hành, thức, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử không thấy không đắc. Đối bố thí không thấy không đắc; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật không thấy không đắc; đối ngoại đối nội không không  thấy không đắc; đối ngoại không, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, không thấy không đắc. Đối chơn như không thấy không đắc; đối pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế không thấy không đắc. Nói rộng ra, đối với tất cả Phật pháp không thấy không đắc. Như vậy, Thiện Hiện! Các Bồ Tát đối tất cả pháp không thấy không đắc nên hành Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã đối tất cả xứ và tất cả thời chẳng đắc Bát nhã, chẳng đắc danh Bát nhã, chẳng đắc Bồ Tát, chẳng đắc danh Bồ Tát.

Thiện Hiện! Nên như vậy dạy bảo trao truyền các Bồ Tát, khiến đối Bát nhã Ba la mật được rốt ráo.

 

 

2. Đoạn Kinh dưới đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 484, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Vào Ly Sanh”, phần giữa quyển 408, Hội thứ II, ĐBN)

 

(Bồ Tát nên học Bát Nhã như thế nào?)

 

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát muốn viên mãn bố thí, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn biết khắp sắc, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn biết khắp thọ tưởng hành thức, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn biết khắp mười hai xứ, mười tám giới nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn biết khắp nhãn xúc, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn biết khắp nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn biết khắp nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn biết khắp địa giới, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn biết khắp thủy hỏa phong không thức giới, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn biết khắp vô minh, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn biết khắp hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, nên học Bát nhã Ba la mật.(Q.484, ĐBN)

Nếu các Bồ Tát muốn dứt hẳn tham dục, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn dứt hẳn giận dữ, ngu si, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn dứt hẳn tà kiến, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn dứt hẳn giới cấm thủ, nghi, dục, tham, giận dữ, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn dứt hẳn sắc tham, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn dứt hẳn vô sắc tham, vô minh, mạn, lay động, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn dứt hẳn tất cả tùy miên, trái gút, nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn dứt hẳn bốn thứ ăn, nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn dứt hẳn bốn ách (1), bốn bạo lưu (2), bốn thủ (3), bốn buộc thân (4) và bốn điên đảo (5), nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn xa lìa mười ác nghiệp đạo, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn thọ hành mười thiện nghiệp đạo, nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn viên mãn bốn tĩnh lự, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc, nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn viên mãn bốn niệm trụ, cho đến tám Thánh đạo chi nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn viên mãn Phật mười lực, nên học Bát nhã Ba la mật; muốn viên mãn bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn tự tại vào Giác phần đẳng trì, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn tự tại vào Sư tử du hý đẳng trì cho đến Sư tử phấn tấn đẳng trì, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn đối tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn đều được tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn đối việc vào ra Kiện hành đẳng trì, Bảo ấn đẳng trì, Nguyệt quang đẳng trì, Nguyệt tràng tướng đẳng trì, Nhập nhất thiết pháp ấn đẳng trì, Quán ấn đẳng trì, Pháp giới quyết định đẳng trì, Quyết định tràng tướng đẳng trì, Kim cương dụ đẳng trì, Nhập chư pháp môn đẳng trì, Đẳng trì vương đẳng trì, Vương ấn đẳng trì, Lực nghiêm đẳng trì, Hòm báu đẳng trì, Nhập nhất thiết pháp ngôn từ quyết định đẳng trì, Nhập nhất thiết pháp trí an thọ đẳng trì, Quán sát thập phương đẳng trì, Nhất thiết pháp ấn đà la ni môn đẳng trì, Bất vong chư pháp đẳng trì, Nhất thiết pháp đẳng thú hành tướng đẳng trì, Trụ hư không xứ đẳng trì, Tam luân thanh tịnh đẳng trì, Tùy thuận Bất thối thần thông đẳng trì, Khí trung dũng xuất đẳng trì, Thắng định tràng tướng đẳng trì, Hàng phục phiền não đẳng trì, Phá tứ ma quân đẳng trì, Thành tựu thập lực đẳng trì và vô lượng vô biên các đẳng trì khác đều được tự tại, nên học Bát nhã Ba la mật.

Nếu các Bồ Tát muốn mãn sở nguyện tất cả hữu tình, nên học Bát nhã Ba la mật. Nếu các Bồ Tát muốn viên mãn tất cả căn lành thù thắng, do căn lành đây được viên mãn nên chẳng đọa các ác thú, chẳng sanh nhà nghèo hèn, chẳng đọa bậc Thanh Văn, chẳng đọa bậc Độc giác và Bồ Tát đỉnh đọa, nên học Bát nhã Ba la mật.

Khi ấy Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao gọi là Bồ Tát đỉnh đọa?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu các Bồ Tát không phương tiện khéo léo tu hành sáu Ba la mật, không  phương tiện khéo léo trụ không, vô tướng, vô nguyện đẳng trì, lui đọa Thanh Văn hoặc bậc Độc giác, chẳng được ngôi Bồ Tát chánh quyết định, chẳng vào Bồ Tát chánh tánh ly sanh. Như vậy gọi là Bồ Tát đỉnh đọa.

 

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào gọi sanh?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Sanh nghĩa là Bồ Tát tùy thuận pháp ái.

Xá Lợi Tử nói:

- Sao gọi Bồ Tát tùy thuận pháp ái?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Nếu các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật-đa, an trụ sắc không, khởi tưởng khởi chấp; an trụ thọ tưởng hành thức không, khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc vô tướng khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức vô tướng, khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc vô nguyện khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức vô tướng khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc vô nguyện khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức vô nguyện khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc vắng lặng khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức vắng lặng khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc xa lìa khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức xa lìa khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc vô thường khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức vô thường khởi tưởng khởi chấp. An trụ sắc khổ khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức khổ khởi tướng khởi chấp. An trụ sắc vô ngã khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức vô ngã khởi tưởng khởi chấp. An trụ bất tịnh khởi tưởng khởi chấp, an trụ thọ tưởng hành thức bất tịnh khởi tưởng khởi chấp.

Xá Lợi Tử! Đấy là Bồ Tát tùy thuận pháp ái. Tức pháp ái đây nên nói là sanh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ Tát khởi nghĩ này rằng: Sắc đây nên dứt, vì bởi đây sắc nên dứt; thọ tưởng hành thức đây nên dứt, vì bởi đây thọ tưởng hành thức nên dứt. Khổ đây nên biết khắp vì bởi đây khổ nên biết khắp, Tập đây nên dứt hẳn vì bởi đây tập nên dứt hẳn, Diệt đây nên tác chứng vì bởi đây diệt nên tác chứng, Đạo đây nên tu tập vì bởi đây đạo nên tu tập.

Đây là tạp nhiễm, đây là thanh tịnh. Đây là nên gần gũi, đây chẳng nên gần gũi. Đây nên hành, đây chẳng nên hành. Đây là đạo, đây là phi đạo. Đây nên tu, đây chẳng nên tu. Đây nên học, đây chẳng nên học.

Đây bố thí, đây chẳng phải bố thí. Đây là tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lực, Bát nhã Ba la mật; đây chẳng phải tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật. Đây là phương tiện khéo léo Bồ Tát, đây không phải phương tiện khéo léo Bồ Tát. Đây là Bồ Tát sanh, đây là Bồ Tát ly sanh.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật-đa an trụ các thứ pháp môn đây thảy, khởi tưởng khởi chấp, đấy là Bồ Tát tùy thuận pháp ái. Tức pháp ái đây nói là sanh, như thức ăn để qua đêm năng sanh bệnh hoạn. Trừ khiển đây gọi là ly sanh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Vì sao Bồ Tát gọi vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh?

Thiện Hiện đáp rằng: Nếu Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, chẳng thấy nội không, chẳng nương nội không mà quán ngoại không. Chẳng thấy ngoại không; chẳng nương ngoại không mà quán nội không. Chẳng thấy nội ngoại không; chẳng nương nội ngoại không mà quán ngoại không, chẳng nương nội ngoại không mà quán đại không. Chẳng thấy đại không; chẳng nương đại không mà quán nội ngoại không, chẳng nương đại không mà quán không không. Chẳng thấy không không; chẳng nương không không mà quán đại không, chẳng nương không không mà quán thắng nghĩa không. Chẳng thấy thắng nghĩa không; chẳng nương thắng nghĩa không mà quán không không, chẳng nương thắng nghĩa không mà quán hữu vi không. Chẳng thấy hữu vi không; chẳng nương hữu vi không mà quán thắng nghĩa không, chẳng nương hữu vi không mà quán vô vi không. Chẳng thấy vô vi không; chẳng nương vô vi không mà quán hữu vi không, chẳng nương vô vi không mà quán tất cánh không. Chẳng thấy tất cánh không; chẳng nương tất cánh không mà quán vô vi không, chẳng nương tất cánh không mà quán vô tế không. Chẳng thấy vô tế không; chẳng nương vô tế không mà quán tất cánh không, chẳng nương vô tế không mà quán vô tán không. Chẳng thấy vô tán không; chẳng nương vô tán không mà quán vô tế không, chẳng nương vô tán không mà quán bổn tánh không. Chẳng thấy bổn tánh không; chẳng nương bổn tánh không mà quán vô tán không, chẳng nương bổn tánh không mà quán tướng không. Chẳng thấy tướng không; chẳng nương tướng không mà quán bổn tánh không, chẳng nương tướng không mà quán nhất thiết pháp không. Chẳng thấy nhất thiết pháp không; chẳng nương nhất thiết pháp không mà quán tướng không, chẳng nương nhất thiết pháp không mà quán vô tánh không. Chẳng thấy vô tánh không; chẳng nương vô tánh không mà quán nhất thiết pháp không, chẳng nương vô tánh không mà quán vô tánh tự tánh không. Chẳng thấy vô tánh tự tánh không, chẳng nương vô tánh tự tánh không mà quán vô tánh không.

Xá Lợi Tử! Bồ Tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật tác quán như thế gọi vào Bồ Tát Chánh tánh ly sanh.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật, nên học Bát nhã thẳm sâu như vầy: Nghĩa là đối sắc và danh nên biết chẳng nên đắm, đối thọ tưởng hành thức và danh nên biết chẳng nên đắm. Đối mười hai xứ, mười tám giới và danh nên biết chẳng nên đắm. Đối bố thí và danh nên biết chẳng nên đắm; đối tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật và danh nên biết chẳng nên đắm. 

Như vậy, Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, đối tâm Bồ đề và danh nên biết chẳng nên đắm, đối tâm vô đẳng đẳng và danh nên biết chẳng nên đắm, đối tâm quảng đại và danh nên biết chẳng nên đắm. Vì sao? Xá Lợi Tử! Tâm này phi tâm, vì bản tánh tịnh vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Vì sao tâm này bản tánh thanh tịnh?   

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bản tánh tâm này chẳng tương ưng tham, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng sân, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng si, chẳng phải chẳng tương ưng. Chẳng tương ưng các trói gút, tùy miên, kiến thú và chướng, chẳng phải chẳng tương ưng. Cùng tâm các Thanh Văn, Độc giác cũng chẳng tương ưng, chẳng phải chẳng tương ưng.

Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát biết tâm như vậy bản tánh thanh tịnh.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại hỏi Thiện Hiện rằng: Tâm này là phi tâm tánh chăng?

Thiện Hiện hỏi gạn lại rằng: Trong phi tâm tánh, có tánh không tánh khá được chăng?

Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện đáp rằng: Trong phi tâm tánh có tánh không tánh đã chẳng khá được, vì sao hỏi tâm này có phải là phi tâm tánh?

Khi đó Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Những gì gọi là phi tâm tánh?

Thiện Hiện đáp:

Tất cả pháp không biến đổi, không phân biệt thì gọi là phi tâm tánh (6).

Xá Lợi Tử lại hỏi:

- Đối tất cả pháp không biến khác, không phân biệt, hay những pháp khác cũng không biến khác, không phân biệt?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Nếu như tâm (hay tâm như hay còn gọi là chơn như của tâm) không biến khác không phân biệt, thì sắc thọ tưởng hành thức cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì nhãn xứ cho đến ý xứ cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì sắc xứ cho đến pháp xứ cũng không biến khác không phân biệt, nhãn giới cho đến ý giới cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì sắc giới cho đến pháp giới cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì nhãn thức giới cho đến ý thức giới cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì địa giới cho đến thức giới cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì vô minh cho đến lão tử cũng không biến khác không phân biệt, bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật-đa cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì năm nhãn, sáu thần thông cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng không biến khác không phân biệt. Nếu như tâm không biến khác không phân biệt, thì Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng không biến khác không phân biệt.

Lúc đó, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện rằng: Hay thay, hay thay! Thật như đã nói. Ngài chơn Phật tử, từ tâm Phật sanh, từ khẩu Phật sanh, từ pháp Phật sanh, từ pháp hóa sanh, được phần Phật pháp, chẳng thọ phần của cải. Đối trong các pháp tự thân tác chứng, huệ nhãn hiện thấy liền năng khởi thuyết. Phật thường nói Ngài trong chúng Thanh Văn trụ định Vô tránh là đệ nhất. Phật đã nói chơn thật chẳng hư.

Thiện Hiện! Các Bồ Tát đối trong Bát nhã thẳm sâu nên học như vậy.

Thiện Hiện! Nếu Bồ Tát đối Bát nhã thẳm sâu năng học như thế, nên biết đã trụ bậc Bất thối chuyển chẳng lìa Bát nhã Ba la mật, năng như thật quán thật tánh các pháp.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các thiện nam, thiện nữ kẻ muốn học bậc Thanh Văn, nên đối Bát nhã thẳm sâu như thế phải siêng nghe thọ, đọc tụng kiên trì, suy nghĩ đúng lý, quan sát kỹ càng, khiến được rốt ráo. Kẻ muốn học bậc Độc giác cũng đối Bát nhã thẳm sâu như thế, phải siêng nghe thọ, đọc tụng kiên trì, suy nghĩ đúng lý, quan sát kỹ càng, khiến được rốt ráo. Kẻ muốn học bậc Bồ Tát và bậc Như Lai cũng đối Bát nhã thẳm sâu như thế phải siêng nghe thọ đọc tụng kiên trì, suy nghĩ đúng lý, quan sát kỹ càng khiến được rốt ráo. Vì sao? Thiện Hiện! Vì trong Kinh Bát nhã thẳm sâu như thế rộng nói khai thị pháp Tam thừa vậy. Nếu Bồ Tát năng học Bát nhã Ba la mật, thời là học khắp các pháp Tam thừa đều được thiện xảo.

Thích nghĩa cho đoạn Kinh này:

(1). Bốn ách phược: Theo Tương Ưng Bộ Kinh, phẩm "Tầm Cầu", bốn Ách Phược là: 1- Dục Ách Phược: Tham dục; 2- Hữu Ách Phược: Chấp hữu; 3- Kiến Ách Phược: Tà kiến; 4- Vô Minh Ách Phược: Si mê.

(2). Bốn bộc lưu:  Bộc lưu là dòng thác, tên khác của phiền não. Những phiền não đó là Dục bộc lưu, Hữu bộc lưu, Kiến bộc lưu và Vô minh bộc lưu, gọi là bốn bộc lưu.

(3). Tứ thủ hay bốn thủ: Bốn loại chấp trước, dính mắc (Skt. catvāry upādānāni; Pali cattāri upādānāni): 1. Dục thủ: dính mắc vào ái dục. 2. Kiến thủ: Dính mắc vào tà kiến. 3. Giới cấm thủ: Chấp trước vào sự hiểu biết sai lầm về giới luật và mục đích của chúng. 4. Ngã ngữ thủ: Chấp trước vào tư tưởng sinh khởi từ quan niệm có một bản ngã.

(4). Bốn buộc thân: Bản chữ Hán của hoavouu.com ghi là (tứ thân hệ cập), không biết có phải là tứ hệ phược hay không? Nếu là tứ hệ phược thì có nghĩa là: 1. Tham thân hệ phược, 2. Sân thân hệ phược, 3. Giới cấm thủ hệ phược và 4. Chấp chân lý hệ phược.

(5). Bốn điên đảo: Thường điên đảo, lạc điên đảo, tịnh điên đảo và ngã điên đảo.

(6). Nguyên văn bằng chữ Hán của phẩm "Thiện Hiện" quyển 484, tập 20, Hội thứ III này do Ngài Huyền Trang dịch là:

thị tâm vi hữu phi tâm tánh phủ.

thiện hiện cật ngôn: phi tâm tánh trung hữu tánh tánh vi khả đắc phủ.

Lợi Tử ngôn: phủ dã. thiện hiện.

thiện hiện đáp ngôn: phi tâm tánh trung hữu tánh tánh bất khả đắc. vân khả vấn thị tâm vi hữu phi tâm tánh phủ.

thời. Lợi Tử vấn thiện hiện ngôn: đẳng danh vi phi tâm tánh da.

thiện hiện đáp ngôn: ư nhất thiết pháp biến dị. phân biệt. thị danh phi tâm tánh.

Website: tuvienquangduc.com dịch đoạn Kinh trên từ Hán sang Việt, như sau:

“Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại hỏi Thiện Hiện rằng: Tâm này vì có phi tâm tánh chăng?

Thiện Hiện hỏi gạn lại rằng: Trong phi tâm tánh, có tánh không tánh vì khá được chăng?

Xá Lợi Tử nói: Thiện Hiện! Chẳng khá được vậy.

Thiện Hiện đáp rằng: Trong phi tâm tánh có tánh không tánh đã chẳng khá được, vì sao hỏi tâm này vì có phi tâm tánh?

Khi đó Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng: Những gì gọi là phi tâm tánh?

Dịch giả quên dịch câu "thiện hiện đáp ngôn: ư nhất thiết pháp biến dị. phân biệt. thị danh phi tâm tánh”.

 

Phẩm “Khuyến Học” quyển 36 , Hội thứ I; phẩm “Vào Ly Sanh” quyển 408, Hội thứ II; phẩm “Diệu Hạnh” quyển 538, Hội thứ IV; phẩm “Thiện Hiện” quyển 556, Hội thứ V và đoạn Kinh đang thích nghĩa đây thuộc phẩm “Thiện Hiện” quyển 484, tập 20, Hội thứ III có cùng một giáo nghĩa như nhau, chỉ khác ở lối diễn tả.

Mấu chốt để hiểu câu này ở các từ: tâm(), tánh(), tâm tánh(心性) phi tâm tánh(非心性).

Tâm(): Nguồn gốc của mọi ý thức, suy tưởng, cảm thọ có thể là vọng hay chân.

Tánh(): Trong nghĩa bản tánh là cái thường trụ, chẳng đổi dời, nhiễm tịnh.

Ghép hai chữ Tâm() Tánh() với nhau thì có từ kép là Tâm tánh(心性). Bản tánh của tâm bất biến, bất nhiễm, bất tịnh, vốn là chân. Nhưng tùy theo điều kiện chung quanh mà có nhiễm có tịnh.

Phi tâm tánh(非心性) tức Tâm không: nghĩa là đối với trần cảnh mà tâm không sanh diệt, đổi dời thì gọi là tâm không hay vô niệm, vô tâm.

Lưu ý: Kinh Phật mẫu Phát Sanh Tam Pháp Tạng Bát nhã Ba la mật-đa (gọi tắt là Phật Mẫu Bát Nhã) do Thí Hộ dịch từ Tạng sang Hán và Ngài Thích Từ Chiếu dịch từ Hán sang Việt có đoạn Kinh tương tự như đoạn Kinh này, như sau:

(…) Lại nữa, Thế Tôn! Bồ Tát Ma ha tát lúc hành Bát nhã Ba la mật quán tưởng Bát nhã như thế, nên học như thế (học và an trú trong Bát nhã) nhưng không sanh tâm mình học như thế. Vì sao? Vì cái tâm không phải tâm kia, tánh nó thanh tịnh.

Bấy giờ, Tôn giả Xá Lợi Tử hỏi Tu Bồ Đề:

- Thế nào Tu Bồ Đề! Ngài có cái tâm không phải tâm đó không?

Tu Bồ Đề:

- Xá Lợi Tử! Ý ông nghĩ sao? Nếu cái tâm không phải tâm, dù có, dù không, thì có thể chứng đắc hay không?

Xá Lợi Tử nói:

- Không thể! Tu Bồ Đề!

Bấy giờ, Tu Bồ Đề bảo Xá Lợi Tử:

- Nếu cái tâm không phải tâm, dù có, dù không, mà không thể chứng đắc, tại sao nay ông lại hỏi, có cái tâm không phải tâm?

Xá Lợi Tử hỏi:

- Tánh của cái không phải tâm gọi là gì?

Tu Bồ Đề nói:

- Tất cả không hoại, xa lìa phân biệt, chính là cái tâm không phải tâm.

 “Tâm không phải tâm” hay “phi tâm” có thể giải thích chính là “tâm không", vô niệm vô tâm. Vì vô tâm, nên không phân biệt, không chấp. Nếu không chấp thì không chướng ngại. Vì không chướng ngại nên mới nói là thanh tịnh. Tâm thanh tịnh đó không dung chứa bất cứ thứ gì, rỗng rang trong suốt nên gọi là vô niệm, vô tâm.

 

 

3. Đoạn Kinh dưới đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 485, Hội thứ III.

(Tương đương với phẩm “Thắng Quân”, cuối quyển 408

cho đến phần đầu quyển 409, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con đối Bát nhã Ba la mật và đối Bồ Tát đều chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khiến con đem Bát nhã Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền các Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Con đối Bát nhã Ba la mật chẳng biết chẳng đắc cũng không thấy. Nếu đem Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền các Bồ Tát, chắc chắn sẽ ăn năn. (Q.485, ĐBN)

Bạch Thế Tôn! Con đối các pháp chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy. Nếu đem các pháp dạy bảo trao truyền các Bồ Tát chắc chắn sẽ có ăn năn.

Bạch Thế Tôn! Con đối các pháp hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây gọi Bồ Tát, đây gọi Bát nhã Ba la mật?

Bạch Thế Tôn! Danh các Bồ Tát và danh Bát nhã Ba la mật đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì hai nghĩa như thế vô sở hữu vậy; hai danh như thế đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối sắc cho đến thức hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc, cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là sắc cho đến thức, đây danh sắc… cho đến thức đều vô sở trụ, cũng chẳng phải đây danh sắc… cho đến thức đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa sắc… cho đến thức này vô sở hữu vậy. Danh sắc… cho đến thức đây đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối mười hai xứ cho đến mười tám giới hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là mười hai xứ cho đến mười tám giới. Danh mười hai xứ, mười tám giới đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa mười hai xứ cho đến mười tám giới đều vô sở hữu vậy. Danh mười hai xứ cho đến mười tám giới đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối nhãn xúc cho đến ý xúc hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là nhãn xúc cho đến ý xúc. Danh nhãn xúc cho đến ý xúc đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở hữu vậy. Danh nhãn xúc cho đến ý xúc đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Danh nhãn xúc cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu vậy. Danh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối tham sân si và các trói gút, tùy miên, kiến thú hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là tham thảy. Danh tham thảy đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa danh tham thảy đây vô sở hữu vậy. Danh tham thảy này đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Danh bố thí… cho đến Bát nhã Ba la mật đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa bố thí… cho đến Bát nhã Ba la mật vô sở hữu vậy. Danh bố thí… cho đến Bát nhã Ba la mật đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối ngã cho đến kiến giả hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng không sở thấy, làm sao khá nói đây là ngã cho đến kiến giả. Danh ngã… cho đến kiến giả đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa ngã… cho đến kiến giả vô sở hữu vậy. Danh ngã… cho đến kiến giả đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Nói rộng ra, con đối với tất cả pháp Phật hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là tất cả pháp Phật. Danh tất cả pháp Phật đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa tất cả pháp Phật vô sở hữu vậy. Danh tất cả pháp Phật đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối như mộng, như bóng sáng, như tiếng vang, như ánh nắng, như tượng, như trăng trên mặt nước, như huyễn, như biến hóa... năm thủ uẩn hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là như mộng cùng tất cả năm ngũ uẩn. Danh như mộng cùng tất cả thủ uẩn đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa như mộng cùng tất cả thủ uẩn vô sở hữu vậy. Danh như mộng cùng tất cả thủ uẩn đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối xa lìa, vắng lặng, vô sanh vô diệt, vô thành vô hoại, vô nhiễm vô tịnh, chơn như pháp giới, pháp trụ, pháp định, thật tế hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là chơn như cho đến thật tế. Danh chơn như… cho đến thật tế đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa chơn như… cho đến thật tế vô sở hữu vậy. Danh chơn như… cho đến thật tế đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối pháp hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu tất cả hoặc tăng hoặc giảm đều chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là pháp hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu. Danh hữu vi… cho đến vô lậu đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa hữu vi… cho đến vô lậu vô sở hữu vậy. Danh hữu vi… cho đến vô lậu đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là các pháp quá khứ, vị lai, hiện tại. Danh quá khứ… cho đến hiện tại đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa quá khứ… cho đến hiện tại vô sở hữu vậy. Danh quá khứ… cho đến hiện tại đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các Bồ Tát và Thanh Văn Tăng hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các Bồ Tát và Thanh Văn Tăng hoặc tăng hoặc giảm. Danh mười phương thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác … cho đến Thanh văn tăng đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nghĩa mười phương thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác… cho đến Thanh văn tăng vô sở hữu vậy. Danh mười phương thế giới tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác… cho đến Thanh văn tăng đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con đối các pháp đã nói như trên hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là Bồ Tát, đây là Bát nhã Ba la mật. Bạch Thế Tôn! Con đối Bát nhã Ba la mật và đối Bồ Tát đều chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khiến con đem Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền các Bồ Tát? Danh các Bồ Tát và danh Bát nhã Ba la mật đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì hai nghĩa như thế vô sở hữu vậy, hai danh như thế đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Các pháp như thế do nhân duyên hòa hợp giả danh Bồ Tát, giả danh Bát nhã Ba la mật. Giả danh như thế đối với uẩn xứ giới chẳng thể nói, cho đến đối với mười tám pháp Phật bất cộng chẳng thể nói; như mộng cho đến như biến hóa trong năm thủ uẩn chẳng thể nói; cho đến thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, các Bồ Tát và Thanh Văn Tăng đều chẳng thể nói. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Các pháp đã nói như trên tăng giảm đều chẳng thể biết, cũng chẳng thể đắc, vì chẳng thấy vậy.

Bạch Thế Tôn! Đã nói danh năm uẩn thảy như thế không xứ (chỗ) khá nói. Danh các Bồ Tát và danh Bát nhã Ba la mật cũng không xứ khá nói. Danh như mộng tất cả như thế cũng không xứ khá nói. Danh Như hư không không xứ khá nói. Danh như địa thủy hỏa phong không xứ khá nói. Danh như giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát trí kiến không xứ khá nói. Danh như Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Như Lai và các pháp kia không xứ khá nói. Danh như thiện phi thiện, thường vô thường, vui khổ, ngã vô ngã, vắng lặng chẳng vắng lặng thảy hoặc có hoặc không đều không xứ khá nói. Như vậy, danh Bồ Tát và danh Bát nhã Ba la mật cũng không xứ khá nói. Vì sao? Vì các danh như thế đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì các nghĩa như thế vô sở hữu vậy. Các danh như thế đều vô sở trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ.

Bạch Thế Tôn! Con duyên nghĩa này nên nói đối pháp hoặc tăng hoặc giảm chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khá nói đây là danh Bồ Tát, đây là danh Bát nhã Ba la mật?   

Bạch Thế Tôn! Con đối hai đây hoặc nghĩa hoặc danh, chẳng biết chẳng đắc cũng chẳng thấy, làm sao khiến con đem Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền các Bồ Tát?

Bạch Thế Tôn! Bởi nhân duyên này, nếu đem pháp đây dạy bảo trao truyền các Bồ Tát, nhất định sẽ hối hận.

 

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát khi nghe đem tướng đây tuyên nói Bát nhã Ba la mật tâm chẳng chìm đắm, chẳng ưu chẳng hối, cũng lại chẳng kinh chẳng hãi, phải biết Bồ Tát này quyết định đã trụ bậc Bất thối chuyển, đem phương tiện vô sở trụ mà trụ, không sở chấp trước.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ sắc cho đến thức, chẳng nên trụ 12 xứ cho đến 18 giới. Chẳng nên trụ nhãn xúc cho đến ý xúc. Chẳng nên trụ nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Chẳng nên trụ địa giới cho đến thức giới. Chẳng nên trụ vô minh cho đến lão tử. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Sắc, tánh sắc không; thọ tưởng hành thức, tánh thọ tưởng hành thức không. Bạch Thế Tôn! Sắc không này chẳng phải sắc. Sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng lại như thế. Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến lão tử cũng thế.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ, tánh bốn niệm trụ không. Bạch Thế Tôn! Bốn niệm trụ không này chẳng phải bốn niệm trụ. Bốn niệm trụ chẳng lìa không, không chẳng lìa bốn niệm trụ. Bốn niệm trụ tức là không, không tức là bốn niệm trụ. Cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng lại như thế. Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Bố thí, tánh bố thí không. Bạch Thế Tôn! Bố thí không này chẳng phải bố thí. Bố thí chẳng lìa không, không chẳng lìa bố thí. Bố thí tức là không, không tức là bố thí. Cho đến Bát nhã Ba la mật cũng lại như thế. Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ thần thông. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Thần thông, tánh thần thông không. Bạch Thế Tôn! Thần thông không này chẳng phải thần thông. Thần thông chẳng lìa không, không chẳng lìa thần thông. Thần thông tức là không, không tức là thần thông. Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ thần thông.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ chơn như, pháp giới, pháp tánh, pháp định, thật tế. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Chơn như tánh chơn như không. Bạch Thế Tôn! Chơn như, tánh chơn như không. Bạch Thế Tôn! Chơn như không này chẳng phải chơn như. Chơn như chẳng lìa không, không chẳng lìa chơn như. Chơn như tức là không, không tức là chơn như. Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã chẳng nên trụ chơn như. Pháp giới, pháp tánh, pháp định, thật tế cũng lại như thế.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã chẳng nên trụ tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Tất cả Đà la ni môn, tánh Đà la ni môn không. Bạch Thế Tôn! Đà la ni môn không này chẳng phải Đà la ni môn. Đà la ni môn chẳng lìa không, không chẳng lìa Đà la ni môn. Đà la ni môn tức là không, không tức Đà la ni môn. Bởi nhân duyên đây, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nên trụ tất cả Đà la ni môn. Tam ma địa môn cũng lại như thế.

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát không phương tiện khéo léo, khi tu hành Bát nhã chấp ngã, ngã sở, vì bị trói buộc nơi tâm bèn trụ nơi sắc, trụ thọ tưởng hành thức. Do trụ đây nên đối sắc sanh tạo tác, đối thọ tưởng hành thức sanh tạo tác. Bởi tạo tác nên chẳng thể tu hành Bát nhã thẳm sâu. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì do tạo tác nên chẳng thể nhiếp thọ Bát nhã thẳm sâu, chẳng thể học Bát nhã thẳm sâu, chẳng thể viên mãn Bát nhã thẳm sâu, chẳng thể thành xong Nhất thiết trí trí.

 

(Tất cả pháp bản tánh không)

 

Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát không phương tiện khéo léo, khi tu hành Bát nhã chấp ngã, ngã sở trói buộc làm rối loạn tâm. Cho đến tu hành tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn và trụ ở các đẳng trì này. Do trụ đây nên đối Đà la ni và Tam ma địa môn khởi tạo tác. Bởi tạo tác nên chẳng thể tu hành Bát nhã thậm thâm. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Bởi do tạo tác chẳng thể nhiếp thọ Bát nhã, chẳng thể học Bát nhã, chẳng thể viên mãn Bát nhã thậm thâm, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc chẳng nên nhiếp thọ, thọ tưởng hành thức chẳng nên nhiếp thọ. Vì sắc chẳng nên nhiếp thọ, bèn chẳng phải sắc. Vì thọ tưởng hành thức chẳng nên nhiếp thọ, bèn chẳng phải thọ tưởng hành thức. Vì sao? Vì sắc cho đến thức bản tánh không vậy.

Bạch Thế Tôn! Cho đến tất cả Đà la ni môn chẳng nên nhiếp thọ, Tam ma địa môn cũng chẳng nên nhiếp thọ. Vì Đà la ni môn chẳng nhiếp thọ, nên chẳng phải Đà là ni môn. Vì Tam ma địa môn chẳng nên nhiếp thọ, nên cũng chẳng phải Tam ma địa môn. Vì sao? Vì Đà la ni môn và Tam ma địa môn bản tánh đều không vậy.

 

(Khi tu hành Bát nhã nên đem bản tánh không quán tất cả pháp)

 

Bạch Thế Tôn! Việc nhiếp thọ Bát nhã ấy cũng chẳng nên nhiếp thọ. Như vậy, vì Bát nhã Ba la mật chẳng nên nhiếp thọ, bèn chẳng phải Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Như vậy, Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, nên đem bản tánh không quán tất cả pháp. Khi quán như vậy, tâm không có chỗ hành. Đây gọi là Bồ Tát không nhiếp thọ Tam ma địa. Tam ma địa này vi diệu, thù thắng rộng lớn vô lượng, có thể tập hợp vô biên vô ngại tác dụng, không cùng với tất cả Thanh văn, Độc giác.

Việc thành tựu Nhất thiết trí trí đó cũng không đáng để nhiếp thọ. Như vậy, vì Nhất thiết trí trí chẳng nên nhiếp thọ, nên chẳng phải Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì pháp không nội, pháp không ngoại, pháp không nội ngoại, cho đến pháp không không tánh tự tánh. Vì sao? Nhất thiết trí trí này chẳng phải chấp tướng mà tu đắc. Vì sao? Vì chấp thủ tướng đều là phiền não.

 

Những gì là tướng? Chỗ gọi tướng sắc, tướng thọ tưởng hành thức. Tướng sắc cho đến tướng pháp. Tướng nhãn thức cho đến tướng ý thức. Tướng niệm trụ cho đến tướng đạo chi. Tướng Ba la mật. Tướng thần thông. Tướng văn tự. Tướng mười lực cho đến tướng mười tám pháp Phật bất cộng. Tướng không, vô tướng, vô nguyện. Tướng tạo tác. Tướng chơn như, tướng pháp giới, pháp tánh, pháp định, thật tế. Tướng Đà la ni môn, tướng Tam ma địa môn. Đối các tướng đây mà chấp lấy ấy, gọi là phiền não. Vậy nên chẳng thể lấy tướng mà tu đắc Nhất thiết trí trí. Nếu lấy tướng tu đắc Nhất thiết trí trí ấy, thời Thắng Quân Phạm chí đối Nhất thiết trí trí chẳng cần tin hiểu.

Những gì gọi là tướng tin hiểu? Nghĩa là đối với Bát nhã thậm thâm sanh lòng tin thanh tịnh. Do lực thắng giải, suy lường, quán sát Nhất thiết trí trí. Không dùng tướng làm phương tiện, cũng không dùng phi tướng làm phương tiện. Vì tướng và phi tướng đều không thể nắm giữ. Phạm chí Thắng Quân này tuy do sức tín giải qui y Phật Pháp gọi là tùy tín hành, nhưng có thể nhờ bản tánh không mà ngộ nhập Nhất thiết trí trí. Đã ngộ nhập rồi nên không chấp giữ tướng sắc, không chấp giữ tướng thọ, tưởng, hành, thức cho đến không chấp giữ tướng tất cả Đà la ni môn, tướng tất cả Tam ma địa môn. Vì sao? Vì nhất thiết pháp tự tướng đều không, năng thủ, sở thủ đều bất khả đắc. Vì sao? Vì Phạm chí đây chẳng lấy nội đắc hiện quán mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng lấy nội ngoại đắc hiện quán mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng lấy vô trí đắc hiện quán mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng lấy đắc hiện quán mà quán Nhất thiết trí trí. Chẳng lấy bất đắc hiện quán mà quán Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì Phạm chí chẳng thấy sở quán Nhất thiết trí trí, chẳng thấy năng quán Bát nhã, chẳng thấy kẻ quán, xứ quán, thời quán. Như vậy, Phạm chí chẳng đối nội sắc thọ tưởng hành thức quán Nhất thiết trí trí. Cũng chẳng đối ngoại và nội ngoại sắc thọ tưởng hành thức quán Nhất thiết trí trí. Như vậy, cho đến Đà la ni môn, Tam ma địa môn cũng lại như thế. Vì sao? Hoặc nội, hoặc ngoại, hoặc nội ngoại, hoặc lìa nội ngoại tất cả đều không, vì bất khả đắc vậy.

Thắng Quân Phạm chí dùng các môn ly tướng như thế thảy đối Nhất thiết trí trí rất sanh tin hiểu, đối tất cả pháp đều không lấy chấp, vì thật tướng các pháp bất khả đắc vậy. Như vậy Phạm chí dùng môn ly tướng đối Nhất thiết trí trí được tin hiểu rồi, đối tất cả pháp đều chẳng lấy tướng, cũng chẳng suy nghĩ các pháp vô tướng, vì pháp tướng vô tướng đều bất khả đắc vậy. Như vậy, Phạm chí do sức thắng giải đối tất cả pháp chẳng lấy chẳng bỏ, vì trong pháp thật tướng không lấy bỏ vậy. Khi ấy, Phạm chí với tự tin hiểu cho đến Niết Bàn cũng chẳng lấy chấp. Vì sao? Vì tất cả pháp bản tánh đều không, chẳng thể nắm lấy vậy.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát sở chứng Bát nhã Ba la mật cũng lại như thế, đối tất cả pháp không sở lấy, thì có thể từ bờ đây đến bờ kia vậy. Nếu đối các pháp có chút lấy chấp thì đối bờ kia chẳng thể đến được. Do nhân duyên này, các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật chẳng nắm lấy sắc cho đến thức. Cho đến chẳng nắm lấy Đà la ni môn, Tam ma địa môn. Vì sao? Vì tất cả pháp chẳng thể nắm lấy vậy.

Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát tuy đối các pháp đều không sở nắm lấy, nhưng vì bản nguyện thực hành bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo chưa viên mãn. Và vì bản nguyện chứng đắc Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chưa thành tựu, nên trong thời gian đó hoàn toàn không thể nắm giữ tất cả tướng để vào Niết bàn.  

Bồ Tát này tuy có thể viên mãn bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo và có thể thành tựu Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nhưng không thấy bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo và cũng không thấy Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì bốn niệm trụ này tức chẳng phải bốn niệm trụ, cho đến tám chi Thánh đạo tức chẳng phải tám chi Thánh đạo. Và Phật mười lực tức chẳng phải Phật mười lực, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng tức chẳng phải mười tám pháp Phật bất cộng. Vì tất cả pháp chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Bồ Tát này khi tu hành Bát nhã tuy không chấp trước sắc, không chấp trước thọ, tưởng, hành, thức, cho đến không chấp trước mười tám pháp Phật bất cộng mà có thể thành tựu tất cả sự nghiệp.

 

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật cần quan sát kỹ những gì là Bát nhã Ba la mật? Vì sao gọi Bát nhã? Ai hành Bát nhã? Bát nhã như thế dùng để làm gì?

Bạch Thế Tôn! Bồ Tát khi tu hành Bát nhã cần quan sát kỹ, nếu thấy pháp vô sở hữu bất khả đắc, đấy chính là Bát nhã Ba la mật. Trong vô sở hữu gạn hỏi chỗ nào!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Trong đây pháp nào gọi vô sở hữu bất khả đắc ư? 

Thiện Hiện đáp rằng:

- Chỗ gọi Bát nhã cho đến bố thí Ba la mật-đa vô sở hữu bất khả đắc. Sắc cho đến thức vô sở hữu bất khả đắc. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu bất khả đắc. Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi vô sở hữu bất khả đắc. Năm nhãn, sáu thần thông vô sở hữu bất khả đắc. Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu bất khả đắc. Chơn như cho đến thật tế vô sở hữu bất khả đắc. Dự lưu cho đến Độc giác vô sở hữu bất khả đắc. Bồ Tát, chư Phật vô sở hữu bất khả đắc. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vô sở hữu bất khả đắc. Bởi vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát tu hành Bát nhã khi quan sát kỹ các pháp đều vô sở hữu bất khả đắc như thế, nơi tâm chẳng kinh, chẳng sợ, chẳng hãi, chẳng chìm chẳng đắm, chẳng ưu chẳng hối. Phải biết Bồ Tát này đối Bát nhã Ba la mật-đa thường chẳng bỏ lìa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Vì duyên nào biết Bồ Tát này năng đối Bát nhã Ba la mật thường chẳng bỏ lìa?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Bồ Tát này như thật biết sắc cho đến thức lìa tự tánh sắc cho đến thức. Như thật biết bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật lìa tự tánh bố thí cho đến Bát nhã. Cho đến như thật biết mười tám pháp Phật bất cộng lìa tự tánh mười tám pháp Phật bất cộng. Cho đến như thật biết thật tế lìa tự tánh thật tế. Xá Lợi Tử! Do đây nên biết Bồ Tát này năng đối Bát nhã Ba la mật thường chẳng bỏ lìa.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Sao gọi tự tánh sắc, cho đến sao gọi tự tánh thật tế?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Sắc lấy vô tánh mà làm tự tánh, cho đến thật tế lấy vô tánh mà làm tự tánh. Do đây, nên biết sắc lìa tự tánh sắc, cho đến thật tế lìa tự tánh thật tế. Xá Lợi Tử! Sắc cũng lìa tướng sắc, cho đến thật tế cũng lìa tướng thật tế. Xá Lợi Tử! Sắc cũng lìa tướng sắc, cho đến thật tế cũng lìa tướng thật tế. Xá Lợi Tử! Tướng cũng lìa tự tánh, tự tánh cũng lìa tướng, tướng cũng lìa tướng, tự tánh cũng lìa tự tánh. (Q. 485, ĐBN)

Khi đó, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng:

- Nếu các Bồ Tát học ở trong đây, thì mau năng thành xong Nhất thiết trí trí?

Thiện Hiện trả lời:

- Như vậy, như vậy. Nếu các Bồ Tát học ở trong đây, mau năng thành xong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bồ Tát này biết tất cả pháp không sanh thành vậy.

Xá lợi Tử lại hỏi:

- Do đâu các pháp là không sanh, không thành?

Thiện Hiện đáp:

- Vì sắc là không nên sanh hay thành đều bất khả đắc; vì thọ, tưởng, hành, thức là không nên sanh hay thành đều bất khả đắc. Như vậy, cho đến vì thật tế là không nên sanh hay thành đều bất khả đắc.

Này Xá lợi Tử! Bồ Tát có thể đối với Bát nhã Ba la mật học như vậy thì gần với Nhất thiết trí trí. Học như vậy, được thân thanh tịnh, được ngữ thanh tịnh, ý thanh tịnh, tướng thanh tịnh. Như vậy, đắc được bốn pháp thân, ngữ, ý, tướng thanh tịnh. Như vậy, không sanh tâm tham, sân, si, mạn, dối gạt, kiến chấp tương ưng với tà kiến. Bồ Tát này do không sanh tâm tham, sân, si v.v... nên rốt ráo không đọa vào thai người nữ, thường được hóa sanh, xa lìa cảnh giới hiểm ác; trừ khi vì nhân duyên làm lợi lạc cho hữu tình. Bồ Tát này từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, giáo hóa hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác đã mong cầu, thường không xa Phật.

Này Xá lợi Tử! Nếu Bồ Tát muốn được công đức thắng lợi như vậy, phải học Bát nhã, không được bê trễ!

 

 

4. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 485, Hội thứ III.

(Tương đương với phẩm “Hành Tướng”, cuối quyển 409

cho đến đầu quyển 410, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát không phương tiện khéo léo khi tu hành Bát nhã, nếu hành sắc cho đến thức là hành nơi tướng chớ chẳng hành Bát nhã. Nếu hành sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng là hành nơi tướng, chớ chẳng hành Bát nhã. (Q.485, ĐBN)

Nếu các Bồ Tát không phương tiện khéo léo khi tu hành Bát nhã, nếu hành bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi, hoặc hành năm nhãn, sáu thần thông Ba la mật, hoặc hành Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là hành nơi tướng, chớ chẳng hành Bát nhã.

Nếu các Bồ Tát không phương tiện khéo léo khi tu hành Bát nhã mà khởi nghĩ này: Ta hành Bát nhã. Đó là hành có sở đắc, như vậy là hành nơi tướng. Nếu khởi nghĩ này: Ta là Bồ Tát, đó là có sở đắc tức là hành nơi tướng. Nếu khởi nghĩ này: Ta thường tu hành Bát nhã như thế. Đấy là Bồ Tát tu hành Bát nhã có sở đắc, như vậy là hành nơi tướng.

Bạch Thế Tôn! Nếu các Bồ Tát khởi các thứ phân biệt như thế tu hành Bát nhã, phải biết Bồ Tát ấy vì không phương tiện khéo léo nên chẳng phải hành Bát nhã.

Bấy giờ, Thiện Hiện bảo Xá Lợi Tử rằng:

- Nếu các Bồ Tát không phương tiện khéo léo, khi tu hành Bát nhã hoặc đối sắc cho đến thức trụ tưởng thắng giải, đã trụ như vậy liền sanh tạo tác. Bởi do tạo tác nên chẳng năng giải thoát sanh lão bệnh tử... Hoặc đối nhãn xứ cho đến mười tám giới trụ tưởng thắng giải, đã trụ như vậy liền sanh tạo tác. Hoặc đối nhãn xúc cho đến ý xúc trụ tưởng thắng giải, đã trụ như vậy liền sanh tạo tác. Hoặc đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ trụ tưởng thắng giải, đã trụ như vậy liền sanh tạo tác. Bởi do tạo tác nên chẳng năng giải thoát sanh lão bệnh tử sầu than buồn não và các thứ khổ khác.

Nếu các Bồ Tát không phương tiện khéo léo khi tu hành Bát nhã, nói rộng ra, đối với tất cả pháp Phật trụ tưởng thắng giải, đã trụ như vậy liền sanh tạo tác. Bởi do tạo tác nên chẳng năng giải thoát sanh lão bệnh tử sầu than buồn não và các thứ khổ khác.

Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát này vì không phương tiện khéo léo, hãy chẳng thể trụ bậc Thanh Văn, Độc giác, huống được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ Tát khởi tưởng như thế tu hành Bát nhã, phải biết đó là người không phương tiện khéo léo, muốn thành tựu các việc mà không có phương tiện thì làm điều gì cũng không thể thành tựu được.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Làm sao biết được các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã có phương tiện khéo léo?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Nếu các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã chẳng hành sắc cho đến thức, chẳng hành nơi tướng. Chẳng hành sắc cho đến thức hoặc thường hoặc vô thường, hoặc vui hoặc khổ, hoặc ngã hoặc vô ngã, hoặc tịnh hoặc bất tịnh, hoặc không hoặc bất không, hoặc hữu tướng hoặc vô tướng, hoặc hữu nguyện hoặc vô nguyện, hoặc vắng lặng hoặc chẳng vắng lặng, hoặc xa lìa hoặc chẳng xa lìa, chẳng hành nơi tướng. Vì sao? Vì Sắc không này chẳng phải sắc. Sắc chẳng lìa không, không chẳng lìa sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc. Đối các uẩn, xứ, giới, duyên khởi, giác phần, Ba la mật, năm nhãn, sáu thông, mười lực cho đến pháp  Phật bất cộng cũng lại như thế.

Xá Lợi Tử! Phải biết các Bồ Tát này khi tu hành Bát nhã có phương tiện khéo léo. Các Bồ Tát này vì có phương tiện khéo léo nên có khả năng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Xá lợi Tử! Bồ Tát này khi tu hành Bát nhã, đối với Bát nhã không chấp lấy hành, không chấp lấy không hành, không chấp lấy cũng hành, cũng không hành, không chấp lấy chẳng phải hành, chẳng phải không hành, đối với không chấp lấy cũng không chấp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Vì nhân duyên gì mà các Bồ Tát này đối Bát nhã Ba la mật không chỗ chấp lấy?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Do tự tánh Bát nhã Ba la mật bất khả đắc. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì Bát nhã Ba la mật như thế cũng lấy vô tánh làm tự tánh vậy.

Này Xá lợi Tử! Do nhân duyên này Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã, đối với Bát nhã Ba la mật hoặc chấp hành, hoặc chấp không hành, hoặc chấp cũng hành, cũng không hành, hoặc chấp chẳng hành chẳng không hành, hoặc chấp không chấp. Như vậy, tất cả chẳng phải hành Bát nhã. Vì sao? Vì tất cả pháp đều dùng vô tánh làm tự tánh của nó, đều không thủ, không chấp. Đó là Bồ Tát đối với tất cả pháp không chấp trước Tam ma địa. Tam ma địa này vi diệu, thù thắng, rộng lớn vô lượng, có thể tập hợp vô biên vô ngại tác dụng, không đồng với tất cả Thanh văn, Độc giác. Nếu các Bồ Tát thường đối với Tam ma địa thù thắng như thế thường trụ chẳng nới, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:     

- Các Bồ Tát chỉ đối với một Tam ma địa này thường trụ không xả, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, hay còn có các Tam ma địa nào khác?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Chẳng những đối một thắng đẳng trì đây thường trụ chẳng xả, khiến các Bồ Tát mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, lại còn có nhiều đẳng trì khác nữa.

Xá Lợi Tử hỏi:

- Đó là những đẳng trì nào?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát lại có Kiện hành đẳng trì, Bảo ấn đẳng trì, Sư tử Du hý đẳng trì, Chư pháp hải đẳng trì, Quán đảnh đẳng trì, Pháp giới quyết định đẳng trì, Quyết định tràng tướng đẳng trì, Kim cương dụ đẳng trì, Vào các pháp ấn đẳng trì, An trụ định đẳng trì, Vương ấn đẳng trì, Tinh tiến lực đẳng trì, Đẳng dũng xuất đẳng trì, Vào lời quyết định đẳng trì, Vào tăng ngữ đẳng trì, Quán phương đẳng trì, Các pháp bình đẳng tới đẳng trì, Trùm khắp hư không đẳng trì, Kim cương luân đẳng trì, Thắng tràng tướng đẳng trì, Đế tràng tướng đẳng trì, Nguyệt tràng tướng đẳng trì, Thuận kiên cố đẳng trì, Sư tử phấn tấn đẳng trì, Quảng khai xiển đẳng trì, Xả trần ái đẳng trì, Biến chiếu đẳng trì, Chẳng nháy mắt đẳng trì, Trụ vô tướng đẳng trì, Quyết định đẳng trì, Ly cấu hạnh đẳng trì, Vô biên quang đẳng trì, Pháp quang đẳng trì, Phổ chiếu đẳng trì, Tịnh tòa đẳng trì, Vô cấu quang đẳng trì, Phát ái lạc đẳng trì, Điển đăng đẳng trì, Vô tận đẳng trì, Nan thắng đẳng trì, Cụ oai quang đẳng trì, Ly tận đẳng trì, Vô thắng đẳng trì, Khai hiển đẳng trì, Nhật đăng đẳng trì, Tịnh nguyện đẳng trì, Tịnh quang đẳng trì, Phát minh đẳng trì, Tác vô tác đẳng trì, Trí tướng đẳng trì, Trụ tâm đẳng trì, Phổ minh đẳng trì, Thiện trụ đẳng trì, Bảo tích đẳng trì, Diệu pháp ấn đẳng trì, Chư pháp đẳng ý đẳng trì, Xả ái lạc đẳng trì, Pháp dũng đẳng trì, Phiêu tán đẳng trì, Phân biệt pháp cú đẳng trì, Vào chữ bình đẳng đẳng trì, Lìa tướng văn tự đẳng trì, Đoạn sở duyên đẳng trì, Vô biến dị đẳng trì, Phẩm loại đẳng trì, Nhập danh định tướng đẳng trì, Vô tướng hành đẳng trì, Lìa mù tối đẳng trì, Cụ hạnh đẳng trì, Vô động đẳng trì, Cảnh tướng vắng lặng đẳng trì, Nhóm các công đức đẳng trì, Trụ quyết định đẳng trì, Tịnh diệu hoa đẳng trì, Cụ giác chi đẳng trì, Vô biên biện đẳng trì, Vô đẳng đẳng đẳng trì, Vượt tất cả đẳng trì, Khéo phân biệt đẳng trì, Thưa lưới nghi đẳng trì, Vô sở trụ đẳng trì, Nhất tướng trang nghiêm đẳng trì, Dẫn phát hành tướng đẳng trì, Nhất hạnh đẳng trì, Xả hành tướng đẳng trì, Thấu đáy các cõi biến khác đẳng trì, giải thoát âm thanh văn tự đẳng trì, Cụ uy đức đẳng trì, Cự xí nhiên đẳng trì, Tịnh giả đẳng trì, Vô trược nhẫn đẳng trì, Vào các hành tướng đẳng trì, Chẳng vui mừng tất cả đẳng trì, Vô tận hành tướng đẳng trì, Cụ đà la ni đẳng trì, Nhiếp phục tất cả tánh chánh tà đẳng trì, Lìa nghịch thuận đẳng trì, Lìa tắng ái đẳng trì, Vô cấu minh đẳng trì, Cụ kiên cố đẳng trì, Mãn nguyệt tịnh quang đẳng trì, Điển quang hiện đẳng trì, Đại trang nghiêm đẳng trì, Chiếu nhất thiết thế gian đẳng trì, định bình đẳng ý đẳng trì, Vô trần hữu trần bình đẳng lý thú đẳng trì, Vô tránh hữu tránh bình đẳng lý thú đẳng trì, Vô sào huyệt đẳng trì, Vô tiêu xí đẳng trì, Quyết định trụ chơn như đẳng trì, Hoại thân ngữ ý ác hành đẳng trì, Như hư không đẳng trì, Không nhiễm dính như hư không đẳng trì.

Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ Tát đối các thắng đẳng trì như thế thảy thường trụ chẳng xả, mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Xá Lợi Tử! Ngoài ra, lại có vô lượng vô số Tam ma địa môn, Đà la ni môn, nếu các Bồ Tát thường học trong đó cũng được mau chứng sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Bấy giờ, Thiện Hiện thừa oai thần của Phật, lại bảo cụ thọ Xá Lợi Tử rằng: Nếu các Bồ Tát an trụ các đẳng trì thù thắng như thế, phải biết đã được chư Phật quá khứ trao ký, cũng được chư Phật hiện tại mười phương trao ký rồi.

Này Xá lợi Tử! Bồ Tát này tuy trụ các Tam ma địa như vậy nhưng không thấy các Tam ma địa này, cũng không chấp các Tam ma địa như vậy, cũng không nghĩ: Ta đã nhập, ta đang nhập, ta sẽ nhập các Tam ma địa này. Chỉ mình Ta mới có thể nhập, người khác không thể nhập được. Đối với các suy nghĩ lệch lạc như vậy cũng không phát sanh.

Khi đó, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Có chắc là chỉ riêng có các Bồ Tát an trụ các Tam ma địa như vậy, đã được chư Phật quá khứ, hiện tại trao ký chăng?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Chẳng riêng. Vì sao? Xá Lợi Tử! Hoặc Bát nhã Ba la mật, hoặc Tam ma địa, hoặc các Bồ Tát đều không riêng khác. Bát nhã Ba la mật tức Tam ma địa, Tam ma địa tức các Bồ Tát. Vì sao? Vì tất cả pháp tánh bình đẳng vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Nếu Tam ma địa chẳng khác Bồ Tát, Bồ Tát chẳng khác Tam ma địa, Tam ma địa tức là Bồ Tát, Bồ Tát tức là Tam ma địa, vì tất cả pháp tánh bình đẳng, thì các Bồ Tát làm thế nào đối với tất cả pháp như thật hiểu biết chỉ rõ sự chứng nhập Tam ma địa của mình được?

Thiện Hiện đáp rằng:

 - Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát khi nhập các định, không nghĩ: Ta nương vào tánh bình đẳng của tất cả pháp mà chứng nhập các đẳng trì như vậy, do nhân duyên này các Bồ Tát tuy nương vào tánh bình đẳng của tất cả pháp mà chứng nhập các đẳng trì như vậy, nhưng đối với tánh bình đẳng của tất cả pháp và các đẳng trì không phát sanh nghĩ tưởng, hiểu biết. Vì sao? Vì tất cả pháp và các đẳng trì, hoặc Bồ Tát, hoặc Bát nhã Ba la mật đều vô sở hữu. Trong vô sở hữu, sự phân biệt, nghĩ tưởng, hiểu biết không thể phát sanh.

Liền khi đó đức Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng:

- Lành thay, lành thay! Như ngươi đã nói. Nên ta nói ngươi trụ định Vô tránh trong chúng Thanh Văn rất là đệ nhất. Vì tương ưng với nghĩa Ta nói, trong tánh bình đẳng không có sự chống trái nhau. Các Bồ Tát muốn học Bát nhã, nên học như thế. Muốn học bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo chi, nên học như thế. Muốn học mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, nên học như thế.

Khi ấy, Xá Lợi Tử liền thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bồ Tát nào học như vậy chánh là học Bát nhã, cho đến chính là học mười tám pháp Phật bất cộng có phải như vậy không?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Nếu Bồ Tát khi tu học như thế là chính học Bát nhã cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, lấy vô sở đắc làm phương tiện vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tư lại thưa Phật rằng:

- Nếu Bồ Tát khi học như thế đều lấy vô sở đắc làm phương tiện mà học Bát nhã cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chăng?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Chính thế!

Xá Lợi Tử nói: Vô sở đắc ấy ý muốn nói về bất khả đắc chăng? 

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Vô sở đắc ấy, có nghĩa ngã bất khả đắc cho đến kiến giả bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Các uẩn, xứ, giới và duyên khởi bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Cõi Dục, Sắc, Vô sắc bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Dự lưu cho đến Độc giác bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy. Bồ Tát, chư Phật, Bồ đề, Niết Bàn bất khả đắc, vì rốt ráo thanh tịnh vậy.

Xá Lợi Tử lại hỏi:

- Bạch Thế Tôn! Rốt ráo thanh tịnh ấy, có nghĩa thế nào? 

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Tức tất cả pháp vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô xuất vô nhập, vô đắc vô vi. Như vậy gọi là nghĩa rốt ráo thanh tịnh vậy. (Q. 485, ĐBN)

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu Bồ Tát khi học như vậy là học những gì?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Nếu Bồ Tát khi học như vậy, thì đối với tất cả pháp đều không chỗ học. Vì sao? Vì không thể trong tất cả pháp như vậy, mà có các hàng phàm phu ngu muội, chấp trước có thể học.

Xá Lợi Tử nói: 

- Các pháp như vậy làm sao mà có được?

Phật dạy:

- Các pháp Vô sở hữu như vậy mà có được. Nếu đối với pháp vô sở hữu như vậy không thể hiểu rõ thì gọi là vô minh.

Xá lợi Tử hỏi:

- Những pháp gì vô sở hữu hoặc không hiểu biết được gọi là vô minh?

Phật nói:

- Phật dạy:

Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức vô sở hữu. Như vậy, cho đến bốn niệm trụ đến mười tám pháp Phật bất cộng vô sở hữu. Do vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không vậy. Ngu phu dị sanh đối pháp vô sở hữu như thế thảy chẳng thấu rõ được, nên gọi là vô minh. Do vô minh và thế lực của ái, phân biệt chấp trước hai bên đoạn thường. Do đấy chẳng biết chẳng thấy tánh các pháp vô sở hữu, phân biệt các pháp. Do vì phân biệt nên chấp trước sắc thọ tưởng hành thức cho đến chấp trước mười tám pháp Phật bất cộng. Do vì chấp trước nên phân biệt tánh các pháp vô sở hữu. Do đây đối pháp chẳng biết chẳng thấy.

Xá Lợi Tử nói:

- Bạch Thế Tôn! Đối với những pháp nào không biết, không thấy?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Đối sắc cho đến thức chẳng biết chẳng thấy. Như vậy, cho đến đối bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng biết chẳng thấy. Vì đối các pháp chẳng biết chẳng thấy đọa ở trong số ngu phu dị sanh chẳng ra khỏi được.

Xá Lợi Tử nói:

- Ngu phu dị sanh chẳng thể thoát chỗ nào?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Họ không thoát khỏi cõi Dục, cõi Sắc, Vô sắc. Vì không thoát khỏi ba cõi bèn đối pháp Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, chư Phật chẳng năng thành tựu được. Bởi không thành tựu, vì không tin hiểu các pháp thậm thâm. 

Xá Lợi Tử nói:

- Bạch Thế Tôn! Pháp nào là pháp thậm thâm mà chẳng thể tin hiểu?

Phật nói:

- Pháp ấy là sắc không cho đến thức không, không thể tin hiểu. Cứ như vậy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng đều là không, không thể tin hiểu hết được. Do không thể tin hiểu đối với pháp năng giác sở giác không, nên không thể trụ vào pháp cần phải học.

Xá lợi Tử hỏi:

- Pháp nào cần phải học mà người ấy không thể trụ vào?

Phật dạy:

- Xá lợi Tử! Người kia không thể an trụ đối với bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, cũng không thể trụ vào bậc Bất thối chuyển và vô lượng, vô biên các Phật pháp khác. Do đây nên gọi là phàm phu ngu si dị sanh. Vì đối với các pháp chấp trước có tánh. Nghĩa là chấp trước sắc, thọ, tưởng, hành, thức, nhãn xứ cho đến ý xứ, sắc xứ cho đến pháp xứ, nhãn giới cho đến ý thức giới, tham, sân, si và các kiến thú, niệm trụ cho đến Bồ đề, Niết bàn v.v... đều có tánh.

Khi ấy, Xá Lợi Tử thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Có Bồ Tát nào học như vậy mà không học Bát nhã, nên không thể thành tựu Nhất thiết trí trí chăng? 

Phật bảo:

- Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát học như thế, không học Bát nhã Ba la mật, nên không thành tựu Nhất thiết trí trí.

Xá Lợi Tử nói:

- Vì sao Bồ Tát học như thế là không học Bát nhã Ba la mật?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ Tát vì không phương tiện khéo léo, thường phân biệt chấp trước Bát nhã Ba la mật cho đến phân biệt chấp trước bố thí. Phân biệt chấp trước bốn niệm trụ cho đến phân biệt chấp trước mười tám pháp Phật bất cộng. Phân biệt chấp trước Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Bởi nhân duyên đây, có các Bồ Tát học như thế chẳng phải học Bát nhã Ba la mật, chẳng năng thành xong Nhất thiết trí trí.  

Xá Lợi Tử nói:

- Vậy, làm thế nào Bồ Tát tu hành Bát nhã mau thành tựu Nhất thiết trí trí?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Nếu các Bồ Tát tu hành Bát nhã chẳng thấy Bát nhã, cho đến chẳng thấy Nhất thiết tướng trí. Như vậy, là Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật. Khi tu hành như thế thời mau thành tựu Nhất thiết trí trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện vậy.

Xá Lợi Tử nói:

- Bạch Thế Tôn! Các Bồ Tát này đối pháp nào lấy vô sở đắc làm phương tiện? 

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát này khi tu hành bố thí Ba la mật, đối bố thí Ba la mật lấy vô sở đắc làm phương tiện. Cho đến khi tu hành Bát nhã Ba la mật, đối Bát nhã Ba la mật lấy vô sở đắc làm phương tiện. Cho đến khi cầu Bồ đề, đối Bồ đề lấy vô sở đắc làm phương tiện. Cho đến khi cầu Nhất thiết tướng trí, đối nhất thiết tướng trí lấy vô sở đắc làm phương tiện.

Xá Lợi Tử nói:

- Bồ Tát này khi tu học Bát nhã, đem vô sở đắc của những pháp nào làm phương tiện?

Phật nói:

- Xá Lợi Tử! Các Bồ Tát này khi tu hành Bát nhã Ba la mật lấy nội không vô sở đắc làm phương tiện. Cho đến lấy vô tánh tự tánh không vô sở đắc làm phương tiện. Nhờ nhân duyên đây mau được thành tựu Nhất thiết trí trí. (Q. 485, ĐBN)

 

5. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 485, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Huyễn Dụ”, phần cuối quyển 410, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu có người đến hỏi như vầy: Nếu kẻ huyễn học Bát nhã cho đến bố thí Ba la mật, học bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, kẻ đó có khả năng thành tựu Nhất thiết trí trí chăng? Bạch Thế Tôn! Trong trường hợp đó, con phải đối đáp như thế nào cho phải?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ta lại hỏi ngươi, tùy ý ngươi đáp. Ý ngươi nghĩ sao? Sắc cho đến thức cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Mười hai xứ cho đến mười tám giới cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Nhãn xúc cho đến ý xúc cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Bố thí Ba la mật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? Chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cùng kẻ huyễn có khác nhau chăng? (Q.485, ĐBN)

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng khác. Vì sao? Sắc chẳng khác huyễn, huyễn chẳng khác sắc. Sắc tức là huyễn, huyễn tức là sắc. Cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng lại như thế!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Huyễn có nhiễm có tịnh chăng? Có sanh có diệt chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng có.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Nếu pháp không nhiễm không tịnh, không sanh không diệt, pháp ấy có khả năng học Bát nhã Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí, mau thành tựu Nhất thiết trí trí chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng được vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao ở trong năm uẩn sanh ra các tưởng, từ tưởng sanh ra ngôn thuyết giả gọi Bồ Tát phải không?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Như vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao ở trong năm uẩn khởi sanh các tưởng, từ tưởng phát ra ngôn thuyết giả lập kẻ có sanh diệt có nhiễm tịnh khá được chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thể được.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Nếu pháp không tưởng, không tưởng hai, không thi thiết, không lời nói, không giả danh, không thân không nghiệp, không ngữ không ngữ nghiệp, không ý không ý nghiệp, không sanh diệt, không nhiễm tịnh, pháp ấy có khả năng học Bát nhã, mau thành tựu Nhất thiết trí trí chăng? (Q.485, ĐBN)

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thể được vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, tu học Bát nhã thẳm sâu như thế quyết định thành tựu Nhất thiết trí trí.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Nếu các Bồ Tát muốn được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề phải như huyễn nhân mà học Bát nhã. Vì sao? Phải biết huyễn nhân tức là năm uẩn.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Năm uẩn như huyễn có khả năng học Bát nhã, thành xong Nhất thiết trí trí chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng năng. Vì sao? Năm uẩn như huyễn lấy vô tánh làm tự tánh, vì vô tánh tự tánh bất khả đắc vậy.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao? Năm uẩn như mộng, như vang, như bóng sáng, như ánh nắng, như tượng trong gương, như trò biến hóa, có khả năng học Bát nhã chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng năng. Vì sao? Năm uẩn như mộng cho đến như biến hóa lấy vô tánh làm tự tánh, vì vô tánh tự tánh bất khả đắc vậy.

- Này Thiện Hiện! Ý ngươi nghĩ sao năm uẩn như huyễn v.v... đều có tánh khác không?

Thiện Hiện thưa:

- Bạch Thế Tôn! Không! Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì ngũ uẩn như huyễn cho đến như biến hóa tức là ngũ uẩn như mộng. Năm uẩn như huyễn cho đến như biến hóa tức là sáu căn như huyễn cho đến như biến hóa. Sáu căn như huyễn cho đến như biến hóa tức là năm uẩn như huyễn cho đến như biến hóa. Như vậy, tất cả đều do pháp không nội nên bất khả đắc, cho đến pháp không không tánh tự tánh nên bất khả đắc.  

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Nếu các Bồ Tát tân học Đại Thừa nghe thuyết Bát nhã thẳm sâu như thế, tâm kia có kinh, có e, có sợ chăng?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát tân học Đại Thừa tu hành Bát nhã, nếu không phương tiện khéo léo, và không có bạn lành nhiếp hộ, nghe thuyết Bát nhã thẳm sâu như thế, nơi tâm có kinh, có e, có sợ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Những Bồ Tát nào tu hành Bát nhã nếu có phương tiện khéo léo, nghe thuyết Bát nhã Ba la mật thẳm sâu như thế, nơi tâm chẳng kinh chẳng e chẳng sợ?

Phật bảo:

- Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã, đem tâm tương ưng với Nhất thiết trí trí quán tướng vô thường của sắc bất khả đắc, quán tướng vô thường của thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc. Quán tướng khổ của sắc cũng bất khả đắc, quán tướng khổ của thọ, tưởng, hành, thức cũng bất khả đắc. Quán tướng vô ngã, quán tướng bất tịnh, tướng không, vô tướng, vô nguyện, tịch tịnh, viễn ly của ngũ uẩn cũng bất khả đắc.

Thiện Hiện! Bồ Tát này khi tu hành Bát nhã vì có phương tiện khéo léo, nên nghe nói Bát nhã thẳm sâu như vậy, tâm chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Bồ Tát nào quán như vậy rồi, lại nghĩ: Ta sẽ đem vô sở đắc làm phương tiện vì tất cả hữu tình nói tướng vô thường của năm uẩn như vậy cũng bất khả đắc; tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, vô tướng, vô nguyện v.v… cũng bất khả đắc. Đó là Bồ Tát khi tu hành Bát nhã không chấp bố thí Ba la mật.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã, xa lìa tác ý tương ưng với Thanh văn, Độc giác, mà tư duy tướng vô thường của năm uẩn cũng bất khả đắc; tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, vô tướng, vô nguyện v.v… cũng bất khả đắc, vì đem vô sở đắc làm phương tiện. Đó là Bồ Tát khi tu hành Bát nhã không chấp tịnh giới Ba la mật.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã, đem vô sở đắc làm phương tiện, quán pháp như vậy, tướng vô thường cũng bất khả đắc; tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, vô tướng, vô nguyện v.v… cũng bất khả đắc. Có thể ở trong đó an nhẫn vui thích, chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ. Đó là Bồ Tát khi tu hành Bát nhã không chấp trước an nhẫn Ba la mật.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã đem tâm tương ưng với Nhất thiết trí trí, thường quán tướng vô thường của năm uẩn cũng bất khả đắc; tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, vô tướng, vô nguyện v.v… cũng bất khả đắc. Tuy đem vô sở đắc làm phương tiện nhưng thường không bỏ tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, thường tu Bát nhã. Đó là Bồ Tát khi tu hành Bát nhã không chấp trước tinh tấn Ba la mật.

Lại nữa, này Thiện Hiện! Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã, không đem tác ý tương ưng với Thanh văn, Độc giác mà tư duy tướng vô thường của năm uẩn cũng bất khả đắc; tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, vô tướng, vô nguyện v.v… cũng bất khả đắc. Vì đem vô sở đắc làm phương tiện, ở trong đó không phát sanh tác ý tương ưng với Thanh văn, Độc giác và tâm tán loạn, bất thiện khác làm chướng ngại Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đó là Bồ Tát khi tu hành Bát nhã không chấp trước tịnh lự Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát tu hành Bát nhã, như thật quán sát chẳng phải không sắc nên nói sắc là không, sắc tức là không, không tức là sắc; thọ tưởng hành thức cũng lại như thế. Nhãn xứ cho đến ý xứ, sắc xứ cho đến pháp xứ, nhãn giới cho đến ý giới, sắc giới cho đến pháp giới, nhãn thức giới cho đến ý thức giới, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cũng lại như thế. Đấy là Bồ Tát không chấp Bát nhã Ba la mật.

Thiện Hiện! Như vậy Bồ Tát tu hành Bát nhã có phương tiện khéo léo, nên nghe thuyết Bát nhã Ba la mật thẳm sâu như thế, nơi tâm chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Sao là Bồ Tát được các bạn lành nhiếp hộ, nên nghe thuyết Bát nhã thẳm sâu như thế, nơi tâm chẳng kinh chẳng e chẳng sợ?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bạn lành các Bồ Tát ấy là: Nếu năng đem vô sở đắc làm phương tiện, nói sắc cho đến thức tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô nguyện, tướng vắng lặng, tướng xa lìa bất khả đắc. Nói mười hai xứ cho đến mười tám giới, tướng vô thường cho đến tướng xa lìa cũng bất khả đắc. Nói nhãn xúc cho đến ý xúc tướng vô thường cho đến tướng xa lìa cũng bất khả đắc. Và khuyên nương đây siêng tu căn lành, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chẳng hướng đến Thanh Văn và bậc Độc giác. Phải biết đấy là bạn lành Bồ Tát.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bạn lành các Bồ Tát ấy là: Nếu thường đem vô sở đắc làm phương tiện, nói tu bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi bất khả đắc. Nói tu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn bất khả đắc. Nói tu Phật mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng bất khả đắc. Nói tu Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng bất khả đắc. Mà khuyên nương đây siêng tu căn lành hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chẳng hướng đến Thanh Văn và bậc Độc giác. Phải biết, đấy là bạn lành Bồ Tát.

Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát được bạn lành đây nhiếp hộ, nghe thuyết Bát nhã thẳm sâu như thế, thì nơi tâm chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ.

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Sao là Bồ Tát tu hành Bát nhã không phương tiện khéo léo, nên nghe thuyết Bát nhã Ba la mật-đa thẳm sâu như thế nơi tâm có kinh, có e, có sợ?

Phật bảo:

- Bồ Tát nào khi tu hành Bát nhã, lấy s đắc làm phương tiện, xa lìa tác ý tương ưng với Nhất thiết trí trí tu hành Bát nhã. Đối với Bát nhã thấy có chứng có đắc, ỷ lại, lấy sở đắc làm phương tiện nên xa lìa tác ý tương ưng với Nhất thiết trí trí. Tuy tu hành tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật. Đối với tu tịnh lự cho đến bố thí Ba la mật thấy có chứng có đắc, ỷ lại, lấy sở đắc làm phương tiện, nên xa lìa tác ý tương ưng với Nhất thiết trí trí. Tu hành bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Đối với việc tu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thấy có chứng có đắc, ỷ lại, lấy sở đắc làm phương tiện nên xa lìa tác ý tương ưng với Nhất thiết trí trí. Như vậy, Bồ Tát khi tu hành Bát nhã, không có phương tiện thiện xảo, nên nghe nói Bát nhã thẳm sâu, tâm họ có kinh, có hãi, có e ngại.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Sao là Bồ Tát tu hành Bát nhã bị các bạn ác nhiếp dẫn, nên nghe thuyết Bát nhã thẳm sâu như thế, nơi tâm có kinh, có e, có sợ?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Bạn ác các Bồ Tát ấy là dạy chán lìa Bát nhã cho đến bố thí Ba la mật, khởi nói lời này: “Thiện nam tử! Các ngươi đối đây chẳng nên tu học. Vì sao? Sáu thứ Ba la mật như thế chẳng phải Phật nói, là kẻ văn tụng chế tạo để dối gạt. Vậy nên, các ngươi chẳng nên nghe tập, đọc tụng, thọ trì, suy nghĩ, nghiên cứu, vì người tuyên nói”. Phải biết đấy là bạn ác Bồ Tát. Lại có ác ma giả làm hình tượng Phật, đến chỗ Bồ Tát tuyên nói khai chỉ pháp tương ưng Thanh Văn, Độc giác, nghĩa là Khế Kinh cho đến Luận nghĩa, phân biệt rõ ràng, khiến chuyên tu học. Lại có ác ma giả làm hình tượng Phật, đến chỗ Bồ Tát nói lời như vầy: “Ngươi chẳng phải Bồ Tát, không có Bồ đề tâm, chẳng thể an trụ bậc Bất thối chuyển được, chẳng đắc chứng sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề”. Lại có ác ma giả làm hình tượng Phật, đến chỗ Bồ Tát khởi lời này rằng: “Thiện nam tử! Sắc cho đến ý không, không có ngã, ngã sở. Sắc cho đến pháp không, không có ngã, ngã sở. Nhãn thức cho đến ý thức không, không có ngã, ngã sở. Nhãn xúc cho đến ý xúc không, không có ngã, ngã sở. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, không có ngã, ngã sở. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không, không có ngã, ngã sở. Bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không, không có ngã, ngã sở, thì cần chi đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề”.

Lại có ác ma giả làm hình tượng Độc giác đến chỗ Bồ Tát nói lời này: “Thiện nam tử! Mười phương thế giới chư Phật, Bồ Tát và chúng Thanh Văn tất cả đều không. Ngươi đối việc này nên thâm tín thọ, chớ tự khó nhọc cúng dường, lóng nghe Chánh pháp, như lời đã dạy mà tu hành”. (Q.485, ĐBN)

Lại có ác ma làm hình tượng Thanh Văn đến chỗ Bồ Tát khiến rất nhàm lìa tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khiến siêng tu học tác ý tương ưng Thanh Văn, Độc giác. Lại có ác ma làm hình tượng thầy giáo mô phạm đến chỗ Bồ Tát khiến rất nhàm lìa thắng hạnh Bồ Tát, chỗ gọi sáu thứ Ba la mật, và khiến nhàm lìa Nhất thiết trí trí, chỗ gọi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chỉ dạy siêng tu bốn niệm trụ v.v…, cho mau chứng được Nhị thừa, nhàm lìa sở cầu quả Vô thượng thừa. Lại có ác ma giả làm hình tượng cha mẹ đến chỗ Bồ Tát bảo rằng: “Con con! Ngươi phải tinh siêng cầu chứng quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán đủ để dứt trừ đại khổ sanh tử, cần chi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Kẻ cầu Bồ đề phải trải vô lượng, vô số đại kiếp luân hồi sanh tử, giáo hóa hữu tình, xả bỏ thân mạng, cắt đứt tay chân, luống chịu nhọc nhằn, ai mang ơn ngươi. Sở cầu Bồ đề có thể được hoặc chẳng được”. 

Lại có ác ma giả làm hình tượng Bí sô đến chỗ Bồ Tát đem hữu sở đắc làm phương tiện, nói sắc cho đến thức có tướng vô thường, tướng khổ, tướng vô ngã, tướng bất tịnh, tướng không, tướng vô tướng, tướng vô nguyện, tướng vắng lặng, tướng xa lìa chân thật có thể đắc. Nói nhãn cho đến ý có tướng vô thường cho đến tướng xa lìa chân thật có thể đắc. Nói sắc cho đến pháp có tướng vô thường cho đến tướng xa lìa chân thật có thể đắc. Nói nhãn thức cho đến ý thức có tướng vô thường cho đến tướng xa lìa chân thật có thể đắc. Nói nhãn xúc cho đến ý xúc có tướng vô thường cho đến tướng xa lìa chân thật có thể đắc. Nói nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ có tướng vô thường cho đến tướng xa lìa chân thật có thể đắc. Đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, nói bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chân thật có thể đắc, khiến kia tu học. (Q.485, ĐBN)

Thiện Hiện! Nếu các Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật bị phải bạn ác này nhiếp dẫn, thì khi nghe thuyết Bát nhã thẳm sâu như thế nơi tâm có kinh, có e, có sợ. Vậy nên, Bồ Tát tu hành Bát nhã Ba la mật đối các bạn ác nên xem xét kỹ, phương tiện tránh xa, nếu không sẽ lui mất Bồ Đề tâm, bỏ Bồ Tát hạnh, chẳng thể chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

 

 

6. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 486, Hội thứ III.

(Tương đương với phẩm “Thí Dụ”, đầu quyển 411, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Đã nói về Bồ Tát, vậy những gì gọi là cú nghĩa Bồ Tát?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát. Vì sao? Thiện Hiện! Bồ đề chẳng sanh, Tát đỏa chẳng có, cú nghĩa ở trong ấy lý bất khả đắc, nên vô cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát.

Thiện Hiện! Ví như không trung thật không ghi dấu chim bay, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cảnh mộng thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như việc huyễn thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như ánh nắng, bóng sáng, tiếng vang, ảnh tượng, biến hóa thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. 

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa chơn như thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư dối, tánh chẳng biến khác, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa sắc cho đến thức thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.  

Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa mười hai xứ cho đến cú nghĩa mười tám giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa nhãn xúc cho đến cú nghĩa ý xúc thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến cú nghĩa ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa địa giới cho đến cú nghĩa thức giới thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như huyễn sĩ, cú nghĩa vô minh cho đến cú nghĩa lão tử thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như huyễn sĩ hành cú nghĩa nội không cho đến cú nghĩa vô tánh tự tánh không thật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Nói rộng ra, ví như huyễn sĩ hành cú nghĩa tất cả pháp Phật vô sở hữu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa sắc tướng cho đến cú nghĩa thức tướng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng mười hai xứ cho đến cú nghĩa tướng mười tám giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng nhãn xúc cho đến cú nghĩa tướng ý xúc của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến cú nghĩa tướng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng địa giới cho đến cú nghĩa tướng thức giới của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô minh cho đến cú nghĩa lão tử của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng pháp nội không, cho đến cú nghĩa tướng pháp vô tánh tự tánh không của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa tướng bốn niệm trụ, cho đến cú nghĩa tướng mười tám pháp Phật bất cộng của Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác thật không có sở hữu. Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như trong giới vô vi, cú nghĩa giới hữu vi thật vô sở hữu. Trong giới hữu vi, cú nghĩa giới vô vi cũng thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như cú nghĩa vô sanh vô diệt, vô tác vô vi, vô thành vô hoại, vô đắc vô xả, vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Vì sao? Thiện Hiện! Ví như sắc cho đến thức, cú nghĩa vô sanh vô diệt, cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như mười hai xứ cho đến mười tám giới, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như nhãn xúc cho đến ý xúc, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như địa giới cho đến thức giới, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Thiện Hiện! Ví như vô minh cho đến lão tử, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như nội không cho đến vô tánh tự tánh không, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. (Q.486, ĐBN)

Thiện Hiện! Ví như sắc cho đến thức rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như mười hai xứ cho đến mười tám giới rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như nhãn xúc cho đến ý xúc rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như nhãn xúc cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như địa giới cho đến thức giới rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như vô minh cho đến lão tử rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Ví như bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo thanh tịnh, cú nghĩa vô sanh vô diệt cho đến cú nghĩa vô nhiễm vô tịnh thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. (Q.486, ĐBN)

Thiện Hiện! Ví như khi mặt trời mọc cú nghĩa của sự tối tăm thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như khi đại kiếp đã hết, cú nghĩa các hành thật vô sở hữu. Các Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như  Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, trong nhóm tịnh giới, cú nghĩa phạm giới thật vô sở hữu; trong nhóm tịnh định, cú nghĩa tán loạn thật vô sở hữu; trong nhóm định tuệ, cú nghĩa ngu si thật vô sở hữu; trong nhóm giải thoát, cú nghĩa trói buộc thật vô sở hữu; trong nhóm giải thoát trí kiến, cú nghĩa không giải thoát tri kiến thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi hành Bát nhã thẳm sâu, cú nghĩa Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu.

Thiện Hiện! Ví như trong ánh quang minh của mặt trời, mặt trăng, trời Ba mươi ba nói rộng cho đến trời Sắc cứu cánh, cú nghĩa quang minh của Phật thật vô sở hữu. Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã thâm sâu, cú nghĩa của Bồ Tát cũng lại như vậy, thật vô sở hữu. Vì sao? Này Thiện Hiện! Hoặc Bồ đề, hoặc Tát đỏa, hoặc Bồ Tát, hoặc cú nghĩa của Bồ Tát, các pháp như thế đều chẳng phải tương ưng, chẳng phải không tương ưng, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng chỗ gọi là vô tướng. Ở trong tất cả pháp các đại Bồ Tát chẳng phải thật có, không chấp trước, không ngăn ngại, nên siêng tu học, nên chính giác biết.

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi là tất cả pháp? Các đại Bồ Tát làm sao đối trong tất cả pháp chẳng phải thật có, không trước không ngại nên siêng tu học, nên chính giác biết?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Tất cả pháp ấy là pháp thiện phi thiện, pháp hữu ký pháp vô ký, pháp thế gian xuất thế gian, pháp hữu lậu pháp vô lậu, pháp hữu vi pháp vô vi, pháp cộng pháp bất cộng, các như thế thảy gọi tất cả pháp. Các đại Bồ Tát đối trong tất cả pháp chẳng phải thật có như thế, không trước không ngại nên siêng tu học, nên chính giác biết. (Q.486, ĐBN)

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi là pháp thiện thế gian?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Pháp thiện thế gian ấy là hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa Môn và Bà la môn, kính thờ Sư trưởng. Hoặc việc thí tánh phước nghiệp, hoặc việc giới tánh phước nghiệp, hoặc cứu giúp kẻ bệnh cùng hành phước nghiệp, hoặc phương tiện khéo léo cùng hành phước nghiệp, hoặc thế gian mười thiện nghiệp đạo. Hoặc tưởng sình chướng, hoặc tưởng mủ bẫy, hoặc tưởng bầm xanh, hoặc tưởng đỏ khác, hoặc tưởng phá hoại, hoặc tưởng mổ nuốt, hoặc tưởng lìa tan, hoặc tưởng hài cốt, hoặc tưởng đốt cháy. Hoặc thế gian bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Hoặc niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên, niệm hít vào thở ra, niệm vắng lặng, niệm thân, niệm chết. Đấy thảy gọi là pháp thiện thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi là phi thiện?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Phi thiện pháp là giết hại sanh mạng, hoặc lấy của không cho, hoặc hành tà dâm, hoặc nói lời dối gạt, hoặc nói lời thô ác, hoặc nói gây chia rẽ, hoặc nói lời tạp uế, hoặc tham lam, hoặc giận dữ, hoặc tà kiến, hoặc tức giận, hoặc hại, hoặc ganh, hoặc keo bẩn. Những pháp như thế gọi là phi thiện pháp.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi là pháp hữu ký?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Tất cả pháp thiện và pháp bất thiện gọi pháp hữu ký.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi pháp vô ký (không thiện không ác gọi là vô ký)?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Hoặc thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp vô ký; hoặc bốn đại chủng vô ký; hoặc năm căn vô ký; hoặc sáu xứ vô ký; hoặc các uẩn xứ giới vô sắc vô ký; hoặc quả dị thục vô ký. Hết thảy các pháp như thế gọi là pháp vô ký.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi là pháp thế gian?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nghĩa là thế gian năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười thiện nghiệp đạo, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định, mười hai duyên khởi. Các như thế thảy gọi pháp thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi là pháp xuất thế gian?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Là ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, ba môn giải thoát. Hoặc căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn đủ biết. Hoặc tam ma địa có tầm có tứ, tam ma địa không tầm có tứ, tam ma địa không tầm không tứ. Hoặc minh giải thoát, hoặc nhớ chánh tri, hoặc tác ý như lý. Hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp. Hoặc nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô tán không, bổn tánh không, tướng không, nhất thiết pháp không, vô tánh không, vô tánh tự tánh không. Hoặc Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Thảy đây gọi là pháp xuất thế gian.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì sao gọi là pháp hữu lậu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nghĩa là thâu nhiếp hết ba cõi năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng tâm, bốn định vô sắc. Các pháp như vậy gọi là pháp hữu lậu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Pháp nào gọi là pháp vô lậu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Là ba mươi bảy phần pháp bồ đề, nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Các như thế thảy gọi pháp vô lậu.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Sao gọi pháp hữu vi?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu pháp có sanh trụ dị diệt, hoặc nhiếp ba cõi, hoặc ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Các như thế thảy gọi pháp hữu vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Sao gọi pháp vô vi?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu pháp không sanh trụ dị diệt, hoặc hết tham sân si, hoặc chơn như, pháp  giới, pháp tánh, tánh chẳng luống dối, tánh chẳng biến khác, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp  trụ, thật tế. Các như thế thảy gọi pháp vô vi.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Pháp nào gọi là chung?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Là thế gian bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Các như thế thảy gọi là pháp chung.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Pháp nào gọi là chẳng chung?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nghĩa là ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, ba môn giải thoát, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Các như thế thảy gọi pháp chẳng chung.

Đối với hết thảy các pháp tự tướng rỗng không như vậy, các đại Bồ Tát không nên chấp trước. Vì tất cả pháp không có phân biệt. Đối với tất cả pháp, các đại Bồ Tát nên dùng vô nhị để làm phương tiện như thật giác, vì tất cả pháp không lay động.

Thiện Hiện nên biết: Đối với tất cả pháp không hai, không lay động, không phân biệt, không chấp trước đây là cú nghĩa Bồ Tát. Vì thế nên không cú nghĩa là cú nghĩa Bồ Tát.

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện tiếp thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Tại sao Bồ Tát được gọi là Ma ha tát?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các Bồ Tát này đối trong chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ nên gọi Ma ha tát.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là chúng đại hữu tình mà Bồ Tát trong ấy được làm thượng thủ?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Hoặc bậc chủng tánh, hoặc bậc đệ bát, hoặc Dự lưu, hoặc Nhất lai, hoặc Bất hoàn, hoặc A la hán, hoặc Độc giác, hoặc sơ phát tâm, lần lữa cho đến bậc Bất thối chuyển. Các đại Bồ Tát, như vậy đều gọi chúng đại hữu tình. Bồ Tát trong ấy đang làm thượng thủ, nên lại gọi Ma ha tát. Nghĩa là các Bồ Tát đã phát tâm Kim cương dụ bền chắc, định chẳng lui hoại. Vậy nên năng đối chúng đại hữu tình đang làm thượng thủ.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao gọi tâm Kim cương dụ bền chắc?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát phát tâm như vầy: Ta nay phải mặc áo giáp đại công đức, trong đồng nội lớn rộng mênh mông vô biên sanh tử, vì các hữu tình phá dẹp địch phiền não. Ta phải vì khắp tất cả hữu tình làm khô hết biển cả vô biên sanh tử. Ta phải xả bỏ tất cả sở hữu, vì các hữu tình làm đại nhiêu ích. Ta phải bình đẳng lợi ích an vui tất cả hữu tình, tâm không phe đảng thiên lệch. Ta phải dẫn dắt các loại hữu tình đi trên đường Tam thừa tới thành Niết Bàn. Ta dù phải theo Tam thừa tế độ tất cả hữu tình mà chẳng thấy có một hữu tình nào được Niết Bàn. Ta phải giác biết tất cả pháp tánh không nhiễm không tịnh, không sanh không diệt. Ta phải đem thuần tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí tu hành bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Ta phải tu học đối tất cả pháp thông suốt rốt ráo khắp vào diệu trí. Ta phải thông suốt tất cả Pháp Tướng môn nhất lý thú. Ta phải thông suốt tất cả Pháp Tướng môn nhị lý thú. Ta phải thông suốt tất cả Pháp Tướng môn đa lý thú, không chỗ chấp trước. Ta phải tu học các môn diệu trí, thông suốt các pháp tánh dẫn phát các công đức thù thắng.

Thiện Hiện! Đấy gọi Bồ Tát phát tâm kim cương dụ bền chắc. Nếu đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm này quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.  

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát phát tâm: Tất cả loại hữu tình trong địa ngục, bàng sanh, quỷ giới và người trời chịu các khổ não, ta sẽ thay chịu khiến họ được an vui. Thứ lớp như thế, khắp vì lợi ích tất cả hữu tình, vì họ mỗi mỗi đều trải qua vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp chịu các thứ thống khổ nặng nề, mỗi mỗi đều đem vô số phương tiện giáo hóa khiến họ được Vô dư Niết Bàn. Làm việc này rồi, tự trồng căn lành, lại trải qua vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức kiếp viên mãn tu nhóm tư lương Bồ đề, nhiên hậu mới chứng sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Thiện Hiện! Thệ nguyện rộng lớn như thế cũng gọi Bồ Tát chỗ phát tâm Kim cương dụ bền chắc. Nếu đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm đã quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát thường phát khởi tâm rộng lớn. Nhờ tâm đây nên quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Trong đây nói tâm Bồ Tát rộng lớn ấy, nghĩa là các Bồ Tát sanh tâm như vầy: Ta từ sơ phát tâm đại Bồ đề cho đến chứng được Nhất thiết trí trí, định sẽ chẳng khởi tâm tham dục, giận dữ, ngu si, tác hại, tà kiến, khinh dễ…, cũng chẳng khởi tâm cầu tới Thanh Văn, bậc Độc giác. Đấy là tâm rộng lớn Bồ Tát. Nếu đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm đây quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát thường pháp khởi tâm chẳng nghiêng động. Nhờ tâm đây nên quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Trong đây sao gọi tâm chẳng nghiêng động? Nghĩa là các Bồ Tát phát tâm như vầy: Ta phải thường nương tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, tu tập phát khởi tất cả sự nghiệp sở tu sở tác mà không kiêu mạn. Đấy gọi tâm chẳng nghiêng động Bồ Tát. Nếu các đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ tâm đây quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát đối các hữu tình bình đẳng phát khởi tâm lợi ích an vui. Nhờ tâm đây nên quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Trong đây nói tâm Bồ Tát lợi vui, là các Bồ Tát phát tâm như vầy: Ta phải quyết định cùng đời vị lai lợi ích an vui tất cả hữu tình, vì làm nơi nương về, cồn bãi, nhà cửa, thường chẳng bỏ lìa. Đấy gọi tâm Bồ Tát lợi vui. Nếu đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện an trụ tâm đây quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát thường siêng năng tinh tấn ái pháp, nhạo pháp, hân pháp, hỷ pháp. Do yếu tố này quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Trong đây pháp là tất cả pháp không có tánh sai khác, đó gọi là pháp. Ái pháp nghĩa là có ý muốn mong cầu pháp này. Nhạo pháp nghĩa là ca ngợi tán thán công đức của pháp ấy. Hân pháp nghĩa là hoan hỷ tin nhận pháp ấy. Hỷ pháp nghĩa là ưa muốn tu tập thật nhiều đối với pháp ấy. Nếu đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, thường ái nhạo, hân hỷ pháp không phân biệt, không chấp trước thì quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Đại Bồ Tát này quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc làm phương tiện tu ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, mười tám pháp Phật bất cộng. Đại Bồ Tát này quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, trụ Tam ma địa Kim cương dụ, cho đến trụ Tam ma địa Vô trước vô vi vô nhiễm giải thoát Như hư không. Đại Bồ Tát này quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình.

Thiện Hiện! Phải biết các đại Bồ Tát an trụ các thắng pháp vi diệu đây hành sâu Bát nhã, quyết định sẽ là bậc thượng thủ trong chúng đại hữu tình. Vậy nên, Thiện Hiện, gọi Ma ha tát. (Q.486, ĐBN)

 

7. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 486, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Đoạn Chư Kiến”, phần giữa quyển 411, Hội thứ II).

 

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con cũng xin đem chút biện tài muốn thuyết Bồ Tát do nghĩa nào gọi Ma ha tát. Cúi xin thuận cho! (Q.486, ĐBN)

Phật bảo:

- Xá Lợi Tử! Tùy ý ngươi thuyết.

Xá Lợi Tử nói:

- Do các Bồ Tát phương tiện khéo léo, vì hữu tình tuyên nói pháp yếu khiến dứt ngã kiến, hữu tình kiến cho đến tri giả kiến, kiến giả kiến. Khiến dứt thường kiến, đoạn kiến, hữu kiến, vô kiến, uẩn xứ giới kiến, các Thánh đế kiến và duyên khởi kiến. Khiến dứt ba mươi bảy Bồ đề phần pháp kiến, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng kiến, thành thục hữu tình kiến, nghiêm tịnh cõi Phật kiến, Bồ Tát kiến, Như Lai kiến, Bồ đề kiến, Niết Bàn kiến, Chuyển pháp luân kiến. Vì các Bồ Tát phương tiện, vì các hữu tình tuyên nói dứt hẳn các kiến chấp đây. Nương nghĩa như vậy, gọi Ma ha tát.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bèn hỏi cụ thọ Xá Lợi Tử rằng:

- Nếu đại Bồ Tát vì hữu tình đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuyên nói pháp yếu để dứt các kiến chấp, nhân nào duyên nào lại có Bồ Tát tự có sở đắc làm phương tiện khởi lên các thứ kiến uẩn?

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã không phương tiện khéo léo, đem hữu sở đắc làm phương tiện khởi các thứ kiến uẩn. Đại Bồ Tát này vì không phương tiện khéo léo, nên quyết định chẳng thể vì các hữu tình đem vô sở đắc mà làm phương tiện tuyên nói pháp yếu dứt hẳn các kiến.

Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã có phương tiện khéo léo, vì hữu tình đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuyên nói pháp yếu dứt hẳn các kiến. Đại Bồ Tát này quyết định chẳng khởi các kiến chấp tất cả uẩn.

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn đem chút biện tài thuyết Bồ Tát do nghĩa này nên gọi là Ma ha tát. Cúi xin thuận cho!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Tùy ý ngươi thuyết.

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bởi vì Bồ Tát muốn chứng được Nhất thiết trí trí, phát tâm Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Độc giác, đối tâm như thế cũng chẳng chấp đắm, nương nghĩa như vậy gọi Ma ha tát. Vì sao? Vì tâm Nhất thiết trí trí là chơn vô lậu, chẳng đọa ba cõi, tâm cầu Nhất thiết trí trí cũng là chơn vô lậu, chẳng đọa ba cõi. Đối tâm như thế chẳng nên chấp đắm. Vậy nên Bồ Tát được gọi Ma ha tát. (Q.486, ĐBN)

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Thế nào tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Độc giác của đại Bồ Tát?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Các đại Bồ Tát từ sơ phát tâm chẳng thấy chút pháp có sanh có diệt, có tăng có giảm, có khứ có lai, có nhiễm có tịnh. Nếu chẳng thấy các pháp như vậy, cũng chẳng thấy có tâm Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát… Đấy gọi tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Độc giác của đại Bồ Tát. Các đại Bồ Tát đối tâm như thế cũng chẳng chấp đắm.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Nếu đại Bồ Tát đối tâm như thế chẳng chấp đắm, thời đối tâm Thanh Văn, Độc giác cũng chẳng chấp đắm, và đối tất cả tâm uẩn xứ giới, cùng tâm 4 niệm trụ, nói rộng cho đến 18 pháp Phật bất cộng cũng chẳng chấp đắm. Vì sao? Vì các tâm như thế vô tâm vậy (1).

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Nếu tất cả vô tâm tánh chẳng chấp đắm, thời uẩn xứ giới, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng nên chấp đắm?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu tâm Nhất thiết trí trí là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi, thời tâm các ngu phu dị sanh, Thanh Văn, Độc giác v.v… lẽ ra cũng là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi. Vì sao? Vì các tâm như thế đều bản tánh không vậy.

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu vì tâm như thế bản tánh không, nên là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi, thời uẩn xứ giới nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lẽ ra cũng là chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi. Vì sao? Vì uẩn xứ giới thảy đều bản tánh không vậy.

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu tâm sắc thảy pháp là vô tâm thời sắc thảy pháp chẳng thể chấp đắm, nên tất cả pháp đều bình đẳng, không sai biệt (2)?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu tất cả pháp bình đẳng không sai khác, vì sao Như Lai nói tâm sắc thảy có các thứ khác nhau?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Đấy là Như Lai tùy thế tục mà nói, chẳng phải tùy thắng nghĩa.

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu pháp tâm sắc thảy các dị sanh, Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai đều chơn vô lậu chẳng đọa ba cõi, thời các dị sanh, Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai lẽ không sai khác?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu các dị sanh, Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai không sai khác ấy, vì sao Phật nói phàm Thánh đại tiểu có các thứ khác nhau?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Đấy cũng Như Lai nương thế tục mà nói, chẳng nương thắng nghĩa.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên đối chỗ phát khởi tâm đại Bồ đề, tâm vô đẳng đẳng, tâm chẳng chung Thanh Văn, Độc giác v.v… chẳng ỷ chẳng chấp; đối uẩn xứ giới nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không lấy không trước. Nương nghĩa như thế gọi Ma ha tát.

Thích nghĩa cho đoạn Kinh này:

(1). Vì các tâm như thế vô tâm vậy. Bản dịch của website tuvienquangduc.com dịch là: “Vì các tâm như thế vô tâm vô tánh vậy". Nguyên văn câu chữ Hán là như thị chư tâm tâm tánh cố”. Tâm vô chấp hay tâm không tức gọi vô tâm.

(2). Nếu tâm, sắc cùng pháp là vô tâm thời sắc thảy pháp chẳng thể chấp đắm, nên tất cả pháp đều bình đẳng, không sai biệt. Nguyên văn câu chữ Hán là nhược tâm sắc đẳng pháp tâm sắc đẳng tánh cố bất ưng/ứng thủ trước. tắc nhất thiết pháp giai ưng bình đẳng đô sai biệt”

Đây là một trong nhiều rối rắm. Rối rắm không phải do giáo lý mà là do chuyển ngữ từ Tạng sang Hán rồi từ Hán sang Việt. Các từ như “tâm, sắc, pháp, sắc tướng, sắc pháp, sắc thảy pháp, sắc đẳng pháp v.v…làm cho độc giả kể cả những nhà chú giải Kinh này hết sức lúng túng. Nếu gặp đoạn văn quá khúc mắc, chúng ta có thể tham cứu bản chữ Hán của Ngài Huyền Trang. Đó là công việc thường xuyên của chúng tôi. Nhưng đôi khi bản chữ Hán dùng lối hành văn quá cổ, nên càng bế tắc thêm. Vì vậy, Bản Tổng luận này không tránh khỏi trở ngại, mặc dầu có so sánh, đối chiếu với bản dịch MHBNBLM của HT Thích Trí Tịnh, cùng với hai bản dịch bằng chữ Việt của HT Thích Trí Nghiệm trong vebsite thuvienhoasen.org hay tuvienquangduc.com, ngoài ra còn có những bản dịch lẻ tẻ của Trúc Thiên hay Tuệ sĩ và một số tác giả khác v.v… Các từ tâm, sắc, pháp, sắc và tâm, sắc và pháp v.v…là những khái niệm chỉ về phần vật chất (cụ thể) hay tinh thần (trừu tượng), thuộc về căn thân và khí thế gian. Trước khi Duy Thức Học phát triển, ý nghĩa cũng như phạm trù của các từ này không được rõ rệt lắm. Đến khi Duy Thức Tông phát triển thì sự phân biệt giữa các từ này càng tế nhị khó khăn hơn. Để trách những rắc rối đó, chúng tôi tạm định nghĩa:

 

1. Tổng quát về Sắc, Tâm và Pháp:

1- Sắc: Thuộc về trần cảnh: Sắc tướng, sắc pháp, chỉ chung mọi biểu hiện có thể nhận biết được của vật chất, gồm cả năm căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), năm trần (hình sắc, âm thanh, mùi hương, vị nếm, đối tượng xúc chạm) và mọi vật hữu hình. Sắc cũng là một trong ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Tứ đại: Đất nước gió lửa thuộc sắc.

2- Tâm: Thuộc về tư tưởng, trừu tượng (nhận thức): Thọ, tưởng, hành, thức thuộc về tâm. Tâm có thể chia làm 6 loại: 1- Nhục đoàn tâm (肉團心), trái tim thịt; 2- Tinh yếu tâm (精要心), chỉ cái tinh hoa cốt tuỷ; 3- Kiên thật tâm (堅實心), chỉ cái tuyệt đối, cái Chân như của các Pháp; 4- Tập khởi tâm (集起心; citta), là thức thứ 8 hay còn gọi là A lại da thức (ālayavijñāna); 5- Tư lượng tâm (思量心), là thức thứ 7, còn gọi là Mạt na thức(manas); 6- Duyên lự tâm (緣慮心), là thức thứ sáu hay Ý thức (s: manovijñāna).

3- Pháp: Tất cả sự vật hữu hình gọi là sắc hay sắc pháp (trong 5 uẩn gọi là sắc pháp), trong vô hình gọi là tâm pháp (trong thức uẩn), có thể tánh gọi là hữu pháp, không thể tánh gọi là vô pháp. Các pháp sắc, tâm, hữu, vô, gọi chung là Pháp giới. Pháp cũng có nghĩa là pháp tắc, qui phạm.

Những từ phối hợp như sắc và pháp, tâm và pháp, sắc thảy pháp, sắc đẳng pháp v.v… là dẫn xuất của sắc, tâm, pháp mà ra. Sau đây, không gì hơn, chúng tôi liệt kê và thích nghĩa một số từ mắc mỏ hiện có trong các tự điển Phật học hiện nay để quý vị độc giả hiểu biết một cách chính xác hơn cách diễn đạt các giáo lý của Kinh này!

 

2. Chi tiết về Sắc, Tâm, Pháp cùng Sắc tướng và Sắc pháp như sau:

1- Sắc: ( Phạn, Pàli: Rùpa. Nói theo nghĩa rộng, Sắc là từ gọi chung tất cả vật chất tồn tại; còn nói theo nghĩa hẹp thì Sắc là chỉ những cảnh mà nhãn căn duyên theo. Ngữ căn của từ rùpa là động từ rùpa (tạo hình), cho nên rùpa hàm nghĩa có hình dáng. Cũng có thuyết cho rằng ngữ căn của rùpa là động từ rù (hoại) cho nên có nghĩa biến hoại, biến hóa.

1/. Sắc. Tên gọi chung tất cả vật chất tồn tại. Như là Sắc uẩn trong 5 uẩn, Sắc pháp trong 5 vị. Sắc có tính chất ngại và biến hoại. Cứ theo luận Câu xá quyển 1 thì Sắc gồm 11 thứ là: 5 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), 5 cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) và Vô biểu sắc. Tông Duy thức chia Sắc làm 11 thứ: 5 căn, 5 cảnh và Pháp xứ sở nhiếp sắc. Pháp xứ sở nhiếp sắc là đối cảnh của Ý thức, bao gồm Cực lược sắc, Cực quýnh sắc, Thụ sở dẫn sắc, Biến kế sở khởi sắc và Tự tại sở sinh sắc. Trong các sắc pháp này lại có thể căn cứ vào tính chất của mỗi pháp mà qui nạp thành các loại sau: 1- Nội sắc (5 căn) và Ngoại sắc (5 cảnh). 2- Tế sắc (Vô biểu sắc, hoặc chỉ cho Sắc của cõi Sắc) và Thô sắc (sắc do Cực vi tạo thành, hoặc chỉ cho sắc của cõi Dục). 3- Định quả sắc (sắc do thiền định sinh ra) và Nghiệp quả sắc (sắc do nghiệp tạo ra). 4- Khả kiến hữu đối sắc (chỉ cho sắc theo nghĩa hẹp, tức sắc cảnh), Bất khả kiến hữu đối sắc (chỉ cho thanh, hương, vị, xúc, 5 căn) và Bất khả kiến vô đối sắc (chỉ cho Vô biểu sắc). X. Kinh Tạp a hàm Q.1, 13; Kinh Đại niết bàn Q.39 (bản Bắc); luận Câu xá Q.2; luận Đại thừa a tỳ đạt ma tạp tập]. (xt. Ngũ Căn, Ngũ Cảnh, Sắc Uẩn, Pháp Xứ Sở Nhiếp Sắc).

2/. Sắc: Cũng gọi Sắc cảnh, Sắc xứ, Sắc giới. Đối cảnh của nhãn căn duyên theo, như các cảnh chất ngại xanh, vàng... là 1 trong 5 cảnh, 1 trong 6 cảnh, 1 trong 12 xứ, 1 trong 18 giới. Theo luận Du già sư địa quyển 1 thì Sắc này đại để có 3 loại: 1- Hình sắc: Dài, ngắn, vuông, tròn, cao thấp, ngay thẳng và không ngay thẳng. 2- Hiển sắc: Xanh, vàng, đỏ, trắng, mây, khói, bụi, sương mù, bóng, ánh sáng, bóng tối... 3- Biểu sắc: Đi, đứng, ngồi, nằm, lấy, bỏ, co, duỗi... Các loại sắc trên đặc biệt thuộc đối cảnh của nhãn căn duyên theo. [X. luận Thức thân túc Q.11; luận Đại tỳ bà sa Q.13, 75; luận Thuận chính lý Q.1; luận A tỳ đạt ma tạng hiển tông Q.2; Câu xá luận quang ký Q.1; Thành duy thức luận thuật ký Q.2, phần đầu; Hữu tông thất thập ngũ pháp ký Q.1]. (xt. Biểu Sắc, Hình Sắc, Hiển Sắc).

2- Tâm: ()

1/. Tâm: Phạm: Citta. Hán âm: Chất đa. Cũng gọi Tâm pháp, Tâm sự. Tức là pháp tuy xa lìa đối tượng nhưng vẫn có tác dụng tư duy (duyên lự). 1- Chỉ chung Tâm vương và Tâm sở pháp, đối lại với sắc (vật chất), thân (nhục thể); tương đương với 4 uẩn: Thụ, tưởng, hành, thức trong 5 uẩn. 2- Chỉ riêng cho Tâm vương, thuộc 1 trong 5 vị, tương đương với Thức uẩn trong 5 uẩn, là chủ thể của tâm thống nhất, tức thức thứ 6, hoặc thức thứ 8. 3- Chỉ cho thức A lại da thứ 8 theo tông Duy thức. Vì thức này bao hàm nghĩa tích tập, là thể căn bản sinh ra các pháp, cho nên cũng gọi là Tập khởi tâm, nghĩa là thức A lại da tích chứa các chủng tử mà sinh ra hiện hành. Sáu thức trước gọi là thức, tức tác dụng liễu biệt, nhận thức; thức Mạt na thứ 7 gọi là ý, tức tác dụng tư duy. Chủ thể của tâm gọi là Tâm vương, những tác dụng của Tâm vương thì gọi là Tâm sở. (xt. Tâm Ý Thức).

2/. Tâm. Phạm: Hfd hoặc Hfdaya. Hán âm: Hãn lật đà, Can lật đa, Càn lạt đà đa, Ngật lợi đà da, Hột lý đà da, Hột lý na da, Hột phạt da. Hán dịch: Tâm, Nhục đoàn tâm, Chân thực tâm, Kiên thực tâm. Cứ theo Kinh Lăng già quyển 1, (bản 4 quyển), tâm này là chỉ cho tâm tự tính Đệ nhất nghĩa; còn theo Đại nhật Kinh sớ quyển 4 thì chỉ cho Nhục đoàn tâm (quả tim). Trong Mật giáo, hành giả quán tưởng Nhục đoàn tâm (Hãn lật đà) là hoa sen 8 cánh (tức tâm liên) để hiển bày thân Phật của chính mình, vì thế, tâm tự tính chân thực của chúng sinh được gọi là Hãn lật đà.(xt. Hãn Lật Đà).

3/. Tâm. Tùy theo tác dụng mà tâm được chia ra các loại như sau: - Hai tâm: Chân tâm và Vọng tâm (tâm thanh tịnh và tâm phiền não); Tương ứng tâm và Bất tương ứng tâm (tâm tương ứng với phiền não và tâm không tương ứng với phiền não); Định tâm và Tán tâm (tâm tĩnh lặng và tâm loạn động). - Ba tâm: Tham tâm, sân tâm và si tâm. - Bốn tâm: Tham tâm, sân tâm, si tâm và đẳng tâm (3 độc cùng dấy lên một lượt). - Bốn tâm: Nhục đoàn tâm (trái tim), Duyên lự tâm (tâm suy tư theo đối tượng), Tập khởi tâm (thức A lại da) và Kiên thực tâm (tâm chắc thực). - Năm tâm: Suất nhĩ tâm (tâm khởi lên lúc bắt đầu tiếp xúc với ngoại cảnh), Tầm cầu tâm (tâm muốn biết), Quyết định tâm (tâm quyết đoán), Nhiễm tịnh tâm (tâm sinh ý niệm nhiễm ô, thanh tịnh) và Đẳng lưu tâm (tâm niệm niệm nhưng trước sau không khác). Tức khi ý thức tiếp xúc với đối tượng bên ngoài thì lần lượt khởi lên 5 tâm. Ngoài ra, luận Du già sư địa quyển 1 có nêu tám tâm là: Chủng tử tâm, Nha chủng tâm, Bào chủng tâm, Diệp chủng tâm, Phu hoa tâm, Thành quả tâm, Thụ dụng tâm và Anh đồng tâm. Tám tâm này là hiển bày thứ tự trong quá trình thành thục của tâm thiện, tức bắt đầu từ hạt giống (chủng tử tâm) đến nứt mầm, nảy lá, nở hoa, kết quả... Còn Kinh Đại nhật thì phân loại tâm của hành giả Du già làm 60 tâm... [X. Kinh Nhập lăng già Q.9; Kinh Giải thâm mật Q.1; Kinh Hoa nghiêm Q.10 (bản dịch cũ); luận Hiển dương Thánh giáo Q.17; luận Thành duy thức Q.2; luận Câu xá Q.4; luận Đại tì bà sa Q.16; Nhiếp đại thừa luận bản Q.thượng; Đại thừa khởi tín luận nghĩa sớ Q.thượng]. (xt. Ngũ Tâm).

3- Pháp: ( Phạm: Dharma Pàli: Dhamma. Hán âm: Đạt ma, Đà ma, Đàm ma, Đàm vô, Đàm).

1/. Pháp. Trong Kinh điển Phật giáo, danh từ Pháp được sử dụng trong rất nhiều trường hợp và ý nghĩa cũng không đồng nhất. Nói một cách tổng quát thì Pháp có 2 định nghĩa là nhậm trì tự tính, quỹ sinh vật giải. 1-. Nhậm trì tự tính: Tất cả sự vật, hiện tượng luôn giữ gìn bản tính riêng của chúng, không thay đổi. 2- Quỹ sinh vật giải: Tất cả sự vật đều duy trì tự tính riêng biệt của chúng, như những khuôn mẫu khiến người ta dựa vào đó làm căn cứ mà hiểu 1 hiện tượng nhất định. Nói theo nghĩa Nhậm trì tự tính thì Pháp là chỉ cho tất cả cái tồn tại có đầy đủ tự tính, bản chất riêng biệt; nói theo nghĩa Quỹ sinh vật giải thì Pháp chỉ cho những tiêu chuẩn của sự nhận thức, như qui phạm, pháp tắc, đạo lý, giáo lý, giáo thuyết, chân lý, thiện hành v.v... Tóm lại, Pháp chỉ chung cho hết thảy mọi sự vật, mọi hiện tượng–cụ thể hay trừu tượng–có tự tính, bản chất riêng biệt làm căn cứ, khuôn mẫu khiến người ta nhìn vào là có thể nhận thức và lý giải được. [X. Kinh Tạp a hàm Q.31; Kinh Chư pháp bản trong Trung a hàm Q.28; phẩm Cú nghĩa trong Kinh Đại phẩm Bát nhã Q.4; phẩm Sát na trong Kinh Đại thừa lăng già Q.5; Kinh Đại bảo tích Q.52; luận Đại trí độ Q.48].

2/. Pháp. Chỉ cho cảnh sở duyên (đối tượng phân biệt) của thức thứ 6 (ý thức), cũng gọi Pháp xứ (Phạm: Dharmàyatana) hoặc Pháp giới (Phạm: Dharma-dhàtu). [X. luận Đại tỳ bà sa Q.73; luận Câu xá Q.1; phẩm Xứ trong luận Pháp uẩn túc Q.10].

3/. Pháp. Tiếng dùng trong Nhân minh. Hàm ý tính chất, thuộc tính. Trong Nhân minh, danh từ sau (hậu trần) của Tông (mệnh đề) gọi là Pháp (thuộc tính); danh từ trước (tiền trần) của Tông gọi là Hữu pháp (có thuộc tính). Như lập Tông: Âm thanh là vô thường, thì vô thường (Pháp) là thuộc tính của âm thanh (Hữu pháp). [X. Nhân minh luận sớ minh đăng sao Q.2, phần đầu; Nhân minh luận sớ thụy nguyên ký Q.2]. (xt. Tà Chính, Thể).

4- Sắc tướng: (色相)

1/. Sắc Tướng. Hình chất và tướng dạng, là 1 trong các bản chất của tất cả sắc pháp. Bất luận là sinh mệnh hữu tình hay khí thế gian đều có hình chất và tướng dạng của nó. Kinh Lăng nghiêm quyển 3 (Đại 19, 115 hạ) nói: Sắc tướng đã không có thì ai biết được bản chất của không?

2/. Sắc Tướng. Chỉ cho tướng dạng của sắc thân hiện ra bên ngoài có thể thấy được. Như chư Phật, Bồ Tát vì phương tiện nhiếp hóa chúng sinh nên tạm thời giả hiện ra tướng dạng sắc thân. Kinh Hoa Nghiêm quyển 1, nói: Vô biên sắc tướng, ánh sáng tròn đầy.

5- Sắc pháp: (色法) Phạn: Rùpa-dharma. Danh từ chỉ chung cho vật chất tồn tại, tức là những vật có tính chất ngại và biến hoại chiếm 1 khoảng không gian nhất định, ngăn trở lẫn nhau. Tất cả pháp có thể chia làm 5 vị: Sắc pháp, Tâm pháp, Tâm sở pháp, Tâm bất tương ứng hành pháp và Vô vi pháp. Trong đó, Sắc pháp trong 5 uẩn gọi là Sắc uẩn, Tâm pháp gọi là Thức uẩn. Trong 5 vị 75 pháp của tông Câu xá Tiểu thừa và trong 5 vị 100 pháp của tông Pháp tướng Đại thừa, Sắc pháp được chia làm 3 loại 11 món: 1- Ngũ căn: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân. 2- Ngũ cảnh: Sắc, thanh, hương, vị, xúc. 3- Vô biểu sắc. Trong 5 vị 75 pháp, Sắc pháp được đặt trước Tâm pháp, vì nó có khả năng dẫn khởi các pháp nhơ nhớp như tham muốn, đắm đuối say mê... và được coi là đối tượng quan trọng nhất cần được đối trị. Còn trong 5 vị 100 pháp thì Sắc pháp đặt sau Tâm pháp và Tâm sở pháp, vì chính nó không có công năng sinh khởi mà chỉ là sự biến hiện của Tâm và Tâm sở. (xt. Tâm, Sắc).

Nếu gặp nhiều trở ngại trong các từ vừa trích dẫn trên, quý vị có thể tham khảo quyển “Duy Thức Học” của HT. Thích Thiện Hoa, nhà xuất bản Tôn Giáo.

 

 

8. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 486 đến 487, hội thứ III.

(Tương đương với phẩm “Sáu Pháp Đáo Bỉ Ngạn”, phần sau cùng quyển 411

cho đến đầu quyển 412, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Mãn Từ Tử (Phú Lâu Na) thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Con cũng muốn đem chút biện tài thuyết Bồ Tát do nghĩa nào nên gọi là Ma ha tát. Cúi xin thuận cho!

Phật bảo:

- Mãn Từ Tử! Tùy ý ngươi thuyết.

Mãn Từ Tử nói:

- Bởi các Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình nên mặc giáp bị đại công đức, phát tâm hướng đến Đại Thừa, nên gọi Ma ha tát.

Khi đó, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng:

- Thế nào gọi là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp bị đại công đức?

Mãn Từ Tử nói:

- Các đại Bồ Tát khi tu hành bố thí Ba la mật chẳng vì lợi vui số ít hữu tình mà khắp vì lợi vui tất cả hữu tình. Khi tu hành tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật cũng lại như thế. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình, mặc giáp bị đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát mặc giáp bị đại công đức lợi vui hữu tình chẳng có giới hạn, chẳng khởi nghĩ này: Ta phải cứu vớt chừng nấy hữu tình vào cõi Vô dư y Niết Bàn, còn chừng nấy hữu tình chẳng khiến cho vào. Ta phải cứu vớt chừng nấy hữu tình khiến trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, còn chừng nấy hữu tình chẳng khiến cho trụ. Nhưng các đại Bồ Tát khắp vì cứu vớt tất cả hữu tình vào cõi Vô dư y Bát Niết Bàn và trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp bị đại công đức. (Q.486, ĐBN)

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khởi nghĩ như vầy: Ta phải tự viên mãn bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật, cũng khiến tất cả hữu tình viên mãn.

Lại khởi nghĩ này: Ta nương sáu thứ Ba la mật, tự trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Tự tu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; cũng khiến hữu tình nương sáu thứ Ba la mật đây an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.

Lại khởi nghĩ này: Ta nương sáu thứ Ba la mật mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vào cõi Vô dư y Niết Bàn; cũng khiến hữu tình nương sáu thứ Ba la mật đây mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vào cõi Vô dư y Niết Bàn.

Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp bị đại công đức.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành Bố thí Ba la mật đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu bố thí, chẳng tạp tác ý Thanh Văn, Độc giác. Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Với khi bố thí trọn không tiếc lẫn, đấy là giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật. Với khi bố thí chẳng khởi tác ý Thanh Văn, Độc giác, đấy là giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật. Với khi bố thí tín nhẫn muốn vui bố thí pháp, đấy là giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật. Với khi bố thí tinh tấn mạnh mẽ chẳng bỏ gia hạnh, đấy là giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật. Với khi bố thí nhất tâm hướng đến Nhất thiết trí trí rốt ráo lợi vui tất cả hữu tình, chẳng tạp tác ý Thanh Văn, Độc giác, đấy là giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật. Với khi bố thí trụ tưởng như huyễn chẳng đắc kẻ thí, kẻ nhận, vật thí, quả thí sở đắc, đấy là giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Như vậy đại Bồ Tát khi tu hành bố thí Ba la mật đủ sáu thứ giáp đại công đức Ba la mật. Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí khi tu hành bố thí Ba la mật, đối tướng sáu thứ Ba la mật không lấy không đắc, phải biết đại Bồ Tát này mặc giáp bị đại công đức.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành tịnh giới Ba la mật đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu tịnh giới, chẳng tạp ý Thanh Văn và Độc giác. Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Khi tu tịnh giới đối các sở hữu đều không lẫn tiếc, đấy là giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật. Khi tu tịnh giới đối bậc dị sanh hãy chẳng cầu tới hiến chi cầu đến các bậc Thanh Văn và Độc giác. Đấy là giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật. Khi tu tịnh giới tinh tấn mạnh mẽ chẳng bỏ gia hạnh. Đấy là giáp bị đại công đức tinh tiến Ba la mật. Khi tu tịnh giới thuần đem đại bi làm đầu, hãy chẳng lẫn lộn tâm dị sanh hiến tác ý Nhị thừa. Đấy là giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật. Khi tu tịnh giới, đối tất cả pháp trụ tưởng như huyễn, đối hạnh tịnh giới không ỷ không đắc, đạt bản tánh không. Đấy là giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Như vậy, đại Bồ Tát khi tu hành tịnh giới Ba la mật mặc đủ sáu thứ giáp bị đại công đức Ba la mật. Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khi tu hành tịnh giới Ba la mật đối tướng sáu Ba la mật không lấy không đắc. Phải biết đại Bồ Tát này mặc giáp bị đại công đức.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các dại Bồ Tát khi tu hành an nhẫn Ba la mật đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu an nhẫn, chẳng tạp tác ý Thanh Văn và Độc giác. Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Khi tu an nhẫn, vì thành tựu an nhẫn nên đối thân mệnh thảy đều không luyến tiếc. Đấy là giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật. Khi tu an nhẫn chẳng tạp tác ý yếu hèn Thanh Văn và Độc giác. Đấy là giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật. Khi tu an nhẫn đối pháp an nhẫn tín nhẫn vui muốn. Đấy là giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật. Khi tu an nhẫn tinh tiến mạnh mẽ chẳng bỏ gia hạnh. Đấy là giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật. Khi tu an nhẫn nhiếp tâm một cảnh, dù gặp phải nhiều khổ mà tâm chẳng loạn. Đấy là giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật. Khi tu an nhẫn trụ tưởng như huyễn để thành thục hữu tình, quán các pháp là không, chẳng chấp kẻ oán hại. Đấy là giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Như vậy, đại Bồ Tát khi tu hành an nhẫn Ba la mật mặc đủ sáu thứ giáp bị đại công đức Ba la mật. Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khi tu hành an nhẫn Ba la mật-đa, đối tướng sáu Ba la mật-đa không lấy không đắc. Phải biết đại Bồ Tát này mặc giáp bị đại công đức. (Q.486, ĐBN)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành tinh tấn Ba la mật, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu tinh tấn, chẳng tạp tác ý Thanh Văn Độc giác. Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Khi tu tinh tấn năng siêng tu học hạnh khó hành thí. Đấy là giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật. Khi tu tinh tấn siêng hộ tịnh giới trọn chẳng hủy phạm. Đấy là giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật. Khi tu tinh tấn năng siêng tu học hạnh khó hành nhẫn. Đấy là giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật. Khi tu tinh tấn năng siêng tu học khổ hạnh hữu ích. Đấy là giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật. Khi tu tinh tấn năng siêng tu học tĩnh lự đẳng chí. Đấy là giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật. Khi tu tinh tấn năng siêng tu học huệ không lấy chấp. Đấy là giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Như vậy, đại Bồ Tát khi tu hành tinh tấn Ba la mật đủ sáu thứ giáp bị đại công đức Ba la mật. Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khi tu hành tinh tấn Ba la mật đối tướng sáu Ba la mật không lấy không đắc. Phải biết đại Bồ Tát này mặc giáp bị đại công đức. (Q.487, ĐBN)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu tĩnh lự, chẳng tạp tác ý Thanh Văn Độc giác. Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Khi tu tĩnh lự tĩnh tâm hành thí, loạn tâm xan lẫn chẳng còn hiện tiền. Đấy là giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật. Khi tu tĩnh lự định tâm hộ giới, khiến các ác giới chẳng hiện tiền nữa. Đấy là giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật. Khi tu tĩnh lự trụ định từ bi mà tu an nhẫn, chẳng não hại hữu tình. Đấy là giáp bị đại công đức nhẫn Ba la mật. Khi tu tĩnh lự an trụ tĩnh định siêng tu công đức, lìa các biếng lười. Đấy là giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật. Khi tu tĩnh lự, nương tĩnh lự bình đẳng dẫn phát thắng định, lìa tâm rối loạn. Đấy là giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật. Khi tu tĩnh lự, nương tĩnh lự bình đẳng dẫn phát thắng huệ, lìa tâm ác huệ. Đấy là giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Như vậy, đại Bồ Tát khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đủ sáu thứ giáp bị đại công đức Ba la mật. Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đối tướng sáu Ba la mật không lấy không đắc. Phải biết đại Bồ Tát này mặc giáp bị đại công đức.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí mà tu Bát nhã, chẳng tạp tác ý Thanh Văn Độc giác. Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Khi tu Bát nhã tuy thí tất cả mà chẳng thấy người thí, kẻ nhận, vật thí. Đấy là giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật. Khi tu Bát nhã tuy hộ tịnh giới mà chẳng thấy trì phạm sai khác. Đấy là giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật. Khi tu Bát nhã nương thắng không huệ mà tu an nhẫn, chẳng thấy năng nhẫn sở nhẫn. Đấy là giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật. Khi tu Bát nhã tuy quán các pháp đều rốt ráo không, mà vì Đại bi siêng tu thiện pháp. Đấy là giáp bị đại công đức tinh tiến Ba la mật.

Khi tu Bát nhã tuy tu thắng định, mà quán cảnh định đều rốt ráo không. Đấy là giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật. Khi tu Bát nhã quán tất cả pháp, tất cả hữu tình và tất cả hành đều như huyễn mộng, bóng sáng, tiếng vang, ảnh tượng, ánh nắng, biến hóa và thành tầm hương mà tu huệ không lấy chấp các thứ. Đấy là giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Như vậy Bồ Tát Ma ha tát khi tu hành Bát nhã Ba la mật mặc đủ sáu thứ giáp bị đại công đức Ba la mật. Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí khi tu hành Bát nhã, đối tướng sáu Ba la mật không lấy không đắc. Phải biết đại Bồ Tát Ma ha này mặc giáp bị đại công đức.

Xá Lợi Tử! Như vậy, gọi là các đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc áo giáp bị đại công đức.

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát an trụ mỗi mỗi Ba la mật đều tu sáu thứ Ba la mật-đa khiến được viên mãn. Vậy nên gọi mặc giáp bị đại công đức.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát tuy vào tĩnh lự, vô lượng, vô sắc mà chẳng đắm vị, cũng chẳng bị thế lực kia dắt dẫn, cũng chẳng theo thế lực kia mà thọ sanh. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đã mặc giáp bị đại công đức phương tiện thiện xảo Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát tuy đối tĩnh lự, vô lượng, vô sắc trụ kiến viễn ly, kiến tịch tĩnh, kiến không, vô tướng, vô nguyện mà chẳng chứng thật tế, chẳng đọa Thanh Văn, Độc giác. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khi tu hành tĩnh lự Ba la mật đã mặc giáp bị đại công đức phương tiện thiện xảo Bát nhã Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Vì các đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc giáp bị đại công đức như thế thảy, nên lại gọi Ma ha tát.

Xá Lợi Tử! Như vậy, khắp vì lợi vui hữu tình mặc giáp bị đại công đức, đại Bồ Tát khắp được thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở giữa đại chúng vui mừng khen ngợi, xướng lời như vầy: “Phương đó, trong thế giới đó, có danh đại Bồ Tát đó, khắp vì lợi vui tất cả hữu tình mặc áo giáp đại công đức, nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình, du hý thần thông, làm việc đáng làm”. Tiếng như thế lần lữa chuyển khắp mười phương, các người trời được nghe, tất cả đều vui mừng, đồng nói lời này: Đại Bồ Tát đây chẳng lâu sẽ chứng sở cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, khiến các hữu tình đều được lợi vui.

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi Mãn Từ Tử rằng:

- Sao là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên phát tâm đến Đại Thừa?

Mãn Từ Tử nói:

- Các đại Bồ Tát khắp vì lợi vui tất cả hữu tình đã mặc sáu thứ giáp bị đại công đức Ba la mật, lại vì lợi vui tất cả hữu tình, lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có tứ, ly sanh hỷ lạc, vào sơ tĩnh lự an trụ đầy đủ, nói rộng cho đến xả lạc xả khổ, diệt hết hỷ ưu đã cảm thọ trước, nhập vào thiền thứ tư, an trụ hoàn toàn, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. Lại nương tịnh lự câu hữu (vốn có) tâm từ, hành tướng rộng lớn không hai, không lường, không oán, không hại, không hận, không não, khéo tu thắng giải bao trùm khắp mười phương tận hư không, khắp thế giới đều an trụ hoàn toàn với từ tâm thắng giải. Lại khởi tâm bi, hỷ, xả với hành tướng thắng giải, mỗi mỗi cũng như vậy. Nương vào sự thực hành này vượt qua tất cả sắc tưởng, diệt hữu đối tưởng, không suy nghĩ các loại tưởng, nhập Vô biên không, Không vô biên xứ, an trụ đầy đủ; rộng nói cho đến vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ an trụ đầy đủ.

Đại Bồ Tát này lấy vô sở đắc mà làm phương tiện đem tĩnh lự, vô lượng, vô sắc đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên phát đến Đại Thừa.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Các đại Bồ Tát nào tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu tự an trụ tịnh lự, vô lượng, vô sắc như vậy, tu hành bố thí, trì giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự Bát nhã Ba la mật cho đến tu tất cả pháp môn như bốn niệm trụ, ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, ba môn giải thoát cho đến Phật mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, giữ gìn thiện căn, dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá lợi Tử! Đại Bồ Tát ấy vì lợi lạc các hữu tình nên hướng đến Đại thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện tu trí nội không, ngoại không, nội ngoại đều không v.v… và trí chơn như, pháp giới, pháp tánh v.v... Lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, đem căn lành đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên phát tới Đại Thừa.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Đại Bồ Tát nào tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc làm phương tiện, đối với tất cả pháp bình đẳng phát khởi trí phi loạn, phi định, trí phi thường, phi vô thường, trí phi lạc, phi khổ, trí phi ngã, phi vô ngã, trí phi tịnh, phi bất tịnh, trí phi không, phi bất không, trí phi hữu tướng, phi vô tướng, trí phi hữu nguyện, phi vô nguyện, trí phi tịch tịnh, phi bất tịch tịnh, trí phi viễn ly, phi bất viễn ly, trí phi chơn thật, phi hư giả. Giữ gìn thiện căn này dùng vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá lợi Tử! Đại Bồ Tát vì lợi lạc các hữu tình nên hướng đến Đại thừa.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Đại Bồ Tát nào tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, khởi lên diệu trí không hành quá khứ, vị lai, hiện tại. Chẳng phải vì không biết pháp ba đời. Không hành Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Chẳng phải vì không biết pháp trong tam giới. Không hành thiện, bất thiện và vô ký. Chẳng phải vì không biết pháp của ba tánh. Không hành, hữu lậu, vô lậu. Chẳng phải vì không biết pháp hữu lậu, vô lậu. Không hành thế gian và xuất thế gian. Chẳng phải vì không biết pháp thế gian và xuất thế gian. Không hành hữu vi, vô vi. Chẳng phải vì không biết pháp hữu vi, vô vi. Giữ gìn thiện căn này lấy vô sở đắc làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng hồi hướng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá lợi Tử! Đại Bồ Tát vì lợi lạc các hữu tình nên hướng đến Đại thừa. (Q.487, ĐBN)

Xá lợi Tử! Bởi các Bồ Tát có phương tiện thiện xảo như vậy, làm lợi lạc khắp các hữu tình, nên hướng đến Đại thừa, cho nên còn gọi là Ma ha tát.

Xá lợi Tử! Vì lợi lạc khắp các hữu tình mà hướng đến Đại thừa như vậy, các đại Bồ Tát được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác trong mười phương hằng hà sa số thế giới chư Phật, ở giữa đại chúng vui mừng khen ngợi: Ở phương đó, trong thế giới đó, có đại Bồ Tát tên như vậy v.v… vì lợi lạc khắp tất cả hữu tình hướng đến Đại thừa, thành thục hữu tình, trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, an trụ thần thông, làm những việc đáng làm. Tiếng khen như vậy lần lượt truyền khắp mười phương, người nghe được đều rất vui mừng, đồng nói: Chẳng bao lâu nữa, đại Bồ Tát này sẽ chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề đã mong cầu, làm cho tất cả hữu tình đều được lợi lạc.

 

9. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 487, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Đại Thừa”, phần đầu quyển 412, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Mãn Từ Tử rằng:

- Sao là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên nương Đại Thừa?

Mãn Từ Tử nói:

- Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy nương bố thí Ba la mật mà chẳng đắc bố thí, cũng chẳng đắc Bồ Tát, kẻ thọ, vật thí và pháp bị ngăn. Tuy nương tịnh giới Ba la mật mà chẳng đắc tịnh giới, cũng chẳng đắc Bồ Tát và kẻ phạm giới cùng pháp bị ngăn. Tuy nương an nhẫn Ba la mật mà chẳng đắc an nhẫn, cũng chẳng đắc Bồ Tát và kẻ nhẫn, cảnh sở nhẫn cùng pháp bị ngăn. Tuy nương tinh tấn Ba la mật mà chẳng đắc tinh tiến Ba la mật, cũng chẳng đắc Bồ Tát và kẻ lười nhác cùng pháp bị ngăn. Tuy nương tĩnh lự Ba la mật mà chẳng đắc tĩnh lự, cũng chẳng đắc Bồ Tát và kẻ tán loạn, cảnh định và pháp ngăn cảnh định. Tuy nương Bát nhã Ba la mật mà chẳng đắc Bát nhã, cũng chẳng đắc Bồ Tát và kẻ ngu si, cảnh huệ và pháp ngăn cảnh huệ.

Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên nương nơi Đại Thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, vì bởi khiển tu, tu ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, ba môn giải thoát cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên nương nơi Đại Thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật quán sát các đại Bồ Tát tát chỉ có giả danh, Bồ đề tát đỏa đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. Sắc cho đến thức chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. 12 xứ cho đến 18 giới chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. Nhãn xúc cho đến ý xúc chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy.

Vô minh cho đến lão tử chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. Ba mươi bảy Bồ đế phần pháp cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. Chơn như cho đến thật tế chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy. Bồ đề, Phật Đà chỉ có giả danh, đều tự tánh không, vì bất khả đắc vậy.

Xá Lợi Tử! Đấy là đại Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên nương nơi Đại Thừa.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến chứng được Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, thường tu Bồ Tát viên mãn thần thông, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, gần gũi cúng dường  chư Phật Thế Tôn. Ở chỗ chư Phật nghe thọ Chánh pháp, chỗ gọi diệu pháp tương ưng Đại Thừa, cũng là chỗ học pháp yếu Bồ Tát.

Xá Lợi Tử! đại Bồ Tát này tuy nương Đại Thừa từ một nước Phật đến một nước Phật, gần gũi cúng dường chư Phật Thế Tôn, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật, ở chỗ chư Phật nghe thọ Chánh pháp mà tâm trọn không có tưởng cõi Phật.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này trụ bậc Bất nhị, quán các hữu tình nên dùng thân nào mà được đắc độ liền bèn hiện thọ thân như thế.

Xá Lợi Tử! Dại Bồ Tát này cho đến chứng được Nhất thiết trí trí, tùy sanh chỗ nào thường chẳng xa lìa Chánh pháp Đại Thừa.

Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát này chẳng bao lâu sẽ chứng được Nhất thiết trí trí, vì trời người quay xe Chánh pháp. Xe pháp như thế, Thanh Văn, Độc giác, chư thiên ma phạm, A tu la chỗ chẳng có khả năng quay. Xá Lợi Tử! Vì các Bồ Tát khắp vì lợi vui các hữu tình nên nương nơi Đại Thừa, nên lại gọi Ma ha tát.

Xá Lợi Tử! Như vậy khắp vì lợi vui hữu tình nương nơi Đại Thừa, đại Bồ Tát khắp được tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác ở thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng giữa đại chúng vui mừng khen ngợi, xướng lời như vầy: “Ở phương đó, trong thế giới đó, có danh đại Bồ Tát đó, khắp vì lợi vui tất cả hữu tình, nương nơi Đại Thừa, chẳng bao lâu sẽ được Nhất thiết trí trí, vì trời người quay xe Chánh pháp. Xe ấy thế gian các Thanh Văn thảy đều chẳng thể quay được”. Tiếng như thế lần lữa khắp mười phương, người trời thảy nghe đều rất vui mừng đồng nói lời này: Đại Bồ Tát này chẳng bao lâu sẽ được Nhất thiết trí trí, quay xe diệu pháp độ vô lượng chúng. (Q.487, ĐBN)

 

10. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, từ quyển 487 - 488, Hội thứ III.

(Tương đương với phẩm “Giáp bị Đại Thừa” và phẩm “Đại Thừa”,

phần sau quyển 412, Hội thứ II, ĐBN).

 

(Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa):

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Thế Tôn nói các đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa, tu như thế nào thì có thể nói các đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát thường mặc giáp bị bố thí cho đến giáp bị Bát nhã Ba la mật. Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa. Nếu đại Bồ Tát thường mặc giáp bị bốn niệm trụ, cho đến giáp bị tám Thánh đạo chi, đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa. Nếu đại Bồ Tát thường mặc giáp bị nội không cho đến giáp bị vô tánh tự tánh không, đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa. Nếu đại Bồ Tát thường mặc giáp bị chơn như cho đến giáp bị thật tế, đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa. Nếu đại Bồ Tát thường mặc giáp bị Như Lai mười lực cho đến giáp bị mười tám pháp Phật bất cộng, đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa. Nếu đại Bồ Tát thường mặc giáp bị Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Nếu đại Bồ Tát thường tự biến thân như hình tượng Phật, phóng đại quang minh soi khắp Tam thiên đại thiên thế giới, cho đến thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng, làm nhiêu ích cho các hữu tình, đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào mặc giáp bị đại công đức như vậy, phóng đại quang minh chiếu khắp Tam thiên đại thiên thế giới, cho đến mười phương thế giới chư Phật như cát sông Hằng, cũng làm cho các thế giới biến động theo sáu cách, làm nhiêu ích cho các hữu tình, nghĩa là diệt lửa dữ trong tất cả địa ngục, khiến cho hữu tình chấm dứt các khổ. Bồ Tát biết họ hết khổ rồi, phát lời quy y Phật rộng lớn, khiến họ kính lễ Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, làm cho cảnh giới địa ngục kia nghe được tiếng của Phật, thâm tâm họ đều được an ổn yên vui; ra khỏi địa ngục sanh vào cõi trời, người, phụng sự chư Phật và Bồ Tát trong thế giới ấy. Cũng khiến cho các loài bàng sanh, ngạ quỷ nghe tiếng Phật rồi, thân tâm an vui, từ cõi chết được sanh vào trời, người, phụng sự chư Phật và Bồ Tát trong thế giới ấy. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y tại ngã tư đường đối trước công chúng hóa địa ngục, bàng sanh, quỷ giới. Lại xưng tụng, ngợi khen Phật Pháp Tăng bảo, khiến các thú nghe thân tâm yên vui; từ thú kia chết sanh trong trời người. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, tuy khiến các loại hữu tình vô số vô biên thế giới thoát ba ác thú, mà không hữu tình nào được giải thoát. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thường mặc giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật khắp hóa Tam thiên đại thiên thế giới như phệ lưu ly, tự thân hóa làm Chuyển Luân Thánh vương, bảy báu, quyến thuộc không thứ nào chẳng viên mãn. Các loại hữu tình cần ăn cho ăn, cần uống cho uống, cần áo cho áo, cần gì cho nấy… Làm thí đây rồi, vì họ tuyên nói pháp tương ưng bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật, khiến họ nghe rồi, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thường chẳng bỏ lìa pháp tương ưng Ba la mật. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, giữa ngã tư đường đối trước công chúng, hoá làm các loại hữu tình nghèo khổ, bần cùng, tùy ý cần dùng gì đều thí cho. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Các đại Bồ Tát cũng như vậy, có thể mặc áo giáp bị đại công đức bố thí Ba la mật, hoặc hóa ra thế giới như lưu ly, hoặc hóa tự thân ngự ngôi Luân vương, tùy theo hữu tình cần gì thì ban cho thứ ấy, rồi vì họ thuyết giảng pháp tương ưng Ba la mật. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng không có gì là thật cả. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn cả.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức tịnh giới Ba la mật, vì các hữu tình nên sanh nhà Luân vương, nối ngôi Luân vương giàu sang tự tại, an lập vô lượng vô số trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng nơi mười thiện nghiệp đạo, hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng vì tuyên nói pháp tương ưng công đức như thế khiến họ an trụ, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thường chẳng bỏ lìa. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa. (Q.487, ĐBN)

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, tại ngã tư đường đối trước công chúng hóa làm vô lượng trăm ngàn hữu tình, khiến họ an trụ mười thiện nghiệp đạo nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, vì hữu tình nên sanh nhà Luân vương giàu sang tự tại, an lập vô lượng trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng nơi mười thiện nghiệp đạo, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật.

Thiện Hiện! Vì sao đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật-đa, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến chứng được Nhất thiết trí trí, mặc giáp bị an nhẫn, thường khởi nghĩ này: Giả sử tất cả loại hữu tình đều cầm khí giới dao gậy gia hại, ta trọn chẳng khởi một niệm giận hờn. Khuyên các hữu tình cũng tu nhẫn này.

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát đây giữ tâm đã nghĩ như vậy cho đến thành tựu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề thường chẳng bỏ lìa an nhẫn như thế, cũng khuyên hữu tình tu nhẫn như vậy. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, tại ngã tư đường đối trước công chúng hóa làm các loại hữu tình, hoặc cầm khí giới gia hại lẫn nhau, hoặc khuyên nhau tu pháp an nhẫn. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, tự mặc giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức an nhẫn Ba la mật. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật.

Thiện Hiện! Vì sao đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức tinh tấn Ba la mật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, hướng đến tinh tấn thân tâm bằng nhiều cách, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình hướng đến tinh tấn thân tâm bằng nhiều cách. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, tại ngã tư đường đối trước công chúng hóa làm các loại hữu tình tự tu tinh tấn, cũng khuyên người tu tinh tấn. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như vậy, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, tự tu tinh tấn, cũng khuyên hữu tình khiến tu tinh tấn. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật.

Thiện Hiện! Vì sao đại Bồ Tát tự mặc giáp đại công đức tĩnh lự Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức tĩnh lự Ba la mật?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào trụ trong tánh bình đẳng tất cả pháp, không thấy các pháp có định có loạn, thường tu tập tịnh lự Ba la mật như thế, cũng khuyên hữu tình tu tập tịnh lự và bình đẳng. Cho đến khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cũng không lìa bỏ tu bình đẳng và tịnh lự này. Thiện Hiện! Đấy là Đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, trụ ngã tư đường đối trước công chúng hóa làm các loại hữu tình khiến tu tĩnh lự các pháp bình đẳng, cũng khiến khuyên tu tĩnh lự như thế. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

-Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, trụ trong tánh bình đẳng tất cả pháp, cũng khuyên hữu tình tu định như thế. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tự mặc giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp đại công đức Bát nhã Ba la mật.

Thiện Hiện! Vì sao đại Bồ Tát tự mặc giáp đại công đức Bát nhã Ba la mật, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình khiến mặc giáp bị đại công đức Bát nhã Ba la mật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát trụ vô hý luận Bát nhã thẳm sâu, chẳng đắc các pháp bờ đây bờ kia nhiễm tịnh sai khác, cũng khuyên vô lượng trăm ngàn hữu tình an trụ huệ vô hý luận như thế. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại Thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, tại ngã tư đường đối trước công chúng hóa làm các loại hữu tình khiến tự an trụ huệ vô hý luận, cũng khuyên khiến họ trụ huệ như thế. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo: Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, tự thường an trụ huệ vô hý luận, cũng khuyên hữu tình trụ huệ như thế. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát mặc giáp bị các công đức như trên đã nói, quán sát tất cả hữu tình trong mười phương hằng hà sa số thế giới của chư Phật. Nếu các hữu tình lãnh thọ tà pháp, hành các ác hạnh, thì đại Bồ Tát này dùng sức thần thông, tự biến thân mình hiện khắp các thế giới chư Phật ấy, tùy theo hữu tình muốn gì liền thị hiện để hành bố thí, cũng khuyên người khác hành bố thí; cứ như vậy cho đến tự hành Bát nhã, cũng khuyên người khác hành Bát nhã. Làm việc này rồi, tùy loại âm thanh mà nói pháp tương ưng với sáu pháp Ba la mật, khiến họ nghe rồi cho đến khi chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng không lìa bỏ diệu pháp này. Thiện Hiện! Đó là đại Bồ Tát mặc giáp bị Đại thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, tại ngã tư đường đối trước công chúng hóa làm các loại hữu tình khiến tự an trụ bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, cũng khuyên họ trụ bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, ở khắp thế giới chư Phật mười phương như cát sông Hằng tự hiện thân tùy nghi an trụ bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật thường chẳng bỏ lìa, cũng khuyên người trụ bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật thường chẳng bỏ lìa. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy. (Q.487, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát mặc các giáp bị đại công đức như trên đã nói, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện lợi ích an vui tất cả hữu tình, chẳng xen tác ý Thanh Văn, Độc giác. Đại Bồ Tát này chẳng khởi nghĩ đây: Ta nên an lập chừng nấy hữu tình khiến trụ bố thí Ba la mật, chừng nấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ bố thí Ba la mật. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ bố thí Ba la mật. Như vậy, cho đến chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến an trụ Bát nhã Ba la mật, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ Bát nhã Ba la mật. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình khiến trụ Bát nhã Ba la mật.

Chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến trụ nội không, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ nội không. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ nội không. Như vậy, cho đến chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến trụ vô tánh tự tánh không, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ vô tánh tự tánh không. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ vô tánh tự tánh không. Chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến trụ ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ ba mươi bảy Bồ đề phần pháp. Nói rộng cho đến chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến trụ Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ quả Dự lưu cho đến Độc giác Bồ đề. Chẳng khởi nghĩ này: Ta nên an lập chừng ấy hữu tình khiến trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, chừng ấy hữu tình chẳng nên an lập khiến trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Chỉ khởi nghĩ này: Ta nên an lập vô lượng vô số vô biên hữu tình khiến trụ Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Thiện Hiện! Đấy là đại Bồ Tát mặc giáp bị đại công đức Đại Thừa.

Thiện Hiện! Như huyễn sư giỏi hoặc học trò y, tại ngã tư đường, đối trước công chúng hóa làm vô lượng vô số hữu tình khiến trụ sáu thứ Ba la mật, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Ý ngươi nghĩ sao? Việc huyễn như thế là có thật chăng?

Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Chẳng thật!

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát cũng lại như thế, đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, đại bi làm đầu, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, an lập vô lượng vô số hữu tình khiến trụ sáu thứ Ba la mật cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Như vậy, Bồ Tát tuy có hành động nhưng chẳng có gì là thật. Vì sao? Vì tánh tướng các pháp đều như huyễn vậy. (Q.487, ĐBN)

 

(Bồ Tát chẳng mặc giáp bị đại công đức,

phải biết mới là mặc giáp bị Đại Thừa):

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật đã nói đó, các đại Bồ Tát chẳng mặc giáp đại công đức, phải biết mới là mặc giáp Đại Thừa, vì tất cả pháp tự tướng không vậy. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì sắc, tướng của sắc là không; cho đến thức và tướng của thức là không. Mười hai xứ, tướng của mười hai xứ là không; cho đến mười tám giới, tướng của mười tám giới là không. Nhãn xúc, tướng của nhãn xúc là không; cho đến ý xúc, tướng của ý xúc là không. Các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, tướng của các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, tướng của các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không. Bố thí Ba la ma mật, tướng của bố thí Ba la ma mật là không cho đến Bát nhã Ba la mật, tướng của Bát nhã Ba la mật là không. Pháp nội không, tướng của pháp nội không là không cho đến pháp vô tính tự tính không, tướng của pháp vô tính tự tính không là không. Bốn niệm trụ, tướng của bốn niệm trụ là không cho đến tám chi Thánh đạo, tướng của tám chi Thánh đạo là không. Như vậy, Như Lai mười lực, tướng của mười lực Như Lai là không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tướng của mười tám pháp Phật bất cộng là không. Đại Bồ Tát, tướng của đại Bồ Tát là không. Mặc áo giáp đại công đức, tướng của mặc áo giáp đại công đức là không. (Q.488, ĐBN)

Bạch Thế Tôn! Do yếu tố này nên biết các đại Bồ Tát chẳng mặc áo giáp đại công đức, tức là mặc áo giáp Đại thừa.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy! Như ngươi đã nói. Vì sao? Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác, các phiền não kia cũng vô tạo vô tác. Các đại Bồ Tát vì việc này nên mặc giáp bị Đại Thừa.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Vì nhân duyên gì nên Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác, các phiền não kia cũng vô tạo vô tác, các đại Bồ Tát vì việc này nên mặc giáp bị Đại Thừa?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Vì các tác giả bất khả đắc nên Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác, các phiền não kia cũng vô tạo vô tác. Vì sao? Thiện Hiện! Vì sắc cho đến thức phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì sắc cho đến thức rốt ráo bất khả đắc vậy. Mười hai xứ cho đến mười tám giới phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì mười hai xứ cho đến mười tám giới rốt ráo bất khả đắc vậy. Nhãn xúc cho đến ý xúc phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì nhãn xúc cho đến ý xúc rốt ráo bất khả đắc vậy. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ rốt ráo bất khả đắc vậy. Ngã cho đến kiến giả phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì ngã cho đến kiến giả rốt ráo bất khả đắc vậy. Mộng, huyễn, vang, tượng, bóng sáng, ánh nắng, biến hóa sự, thành tầm hương phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì mộng cho đến thành tầm hương rốt ráo bất khả đắc vậy. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không rốt ráo bất khả đắc vậy. Bốn niệm trụ cho đến tám chi Thánh đạo phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi rốt ráo bất khả đắc vậy. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì cớ sao? Vì không, vô tướng, vô nguyện rốt ráo bất khả đắc vậy. Nói rộng cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì sao? Vì Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng rốt ráo bất khả đắc vậy. Chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế phi tạo phi chẳng tạo, phi tác, phi chẳng tác. Vì chơn như cho đến thật tế rốt ráo bất khả đắc vậy. Các đại Bồ Tát phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì các đại Bồ Tát rốt ráo bất khả đắc vậy. Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác phi tạo phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rốt ráo bất khả đắc vậy. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí phi tạp phi chẳng tạo, phi tác phi chẳng tác. Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí rốt ráo bất khả đắc vậy. Thiện Hiện! Do nhân duyên này, Nhất thiết trí trí vô tạo vô tác, tất cả hữu tình cũng vô tạo vô tác, các phiền não kia cũng vô tạo vô tác. Các đại Bồ Tát vì việc này nên mặc giáp bị Đại Thừa.

Thiện Hiện! Do nghĩa đây nên các đại Bồ Tát chẳng mặc giáp bị đại công đức, phải biết đấy là mặc giáp bị Đại Thừa (1). (Q.488, ĐBN)

Thích nghĩa cho đoạn 10 này:

(1). Câu này khó hiểu, phải xem lại thích nghĩa của phẩm "Giáp Bị Đại Thừa", Hội thứ I mới có thể hiểu được. Tuy nhiên, ở đây có thể giải thích vắn tắt như sau:

Mặc giáp bị đại công đức có nghĩa là thệ nguyện trang nhiêm, nên câu trên có thể đổi lại là: Nếu đại Bồ Tát không đại thệ nguyện trang nghiêm là đại thệ nguyện trang nghiêm, vì tất cả pháp tự tánh rỗng không. Vì vậy, phẩm “Trang Nghiêm” quyển thứ 05, Kinh MHBNBLM, Tu Bồ Đề bạch Phật: “Bạch đức Thế Tôn! Theo ý nghĩa mà con được nghe nơi đức Phật dạy, thời đại Bồ Tát không đại trang nghiêm là đại trang nghiêm. Vì các pháp tự tánh rỗng không vậy”.

Xin xem lại phẩm “Giáp Bị Đại Thừa”, từ quyển 49 đến quyển 51, Hội thứ I.

 

 

11. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, phần đầu quyển 488, Hội thứ III.

(Có thể xem tương đương với phẩm “Không Buộc Không Mở”,

phần đầu quyển 413, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như con hiểu nghĩa Phật đã nói đó, sắc cho đến thức không buộc không mở.

Khi ấy, Mãn Từ Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Tôn giả nói sắc cho đến thức không buộc không mở ư? 

Thiện Hiện đáp rằng:

- Như vậy, như vậy!

Mãn Từ Tử nói:

- Những sắc cho đến thức nào không buộc không mở sao?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Sắc cho đến thức không buộc không mở. Vì sao? Vì sắc cho đến thức vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Quá khứ sắc cho đến thức không buộc không mở. Vị lai sắc cho đến thức không buộc không mở. Hiện tại sắc cho đến thức không buộc không mở. Vì sao? Vì tất cả sắc cho đến thức như thế là vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Sắc thiện cho đến thức thiện không buộc không mở. Sắc bất thiện cho đến thức bất thiện không buộc không mở. Sắc vô ký cho đến thức vô ký không buộc không mở. Vì sao? Vì tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Sắc hữu lậu cho đến thức hữu lậu không buộc không mở. Sắc vô lậu cho đến thức vô lậu không buộc không mở. Vì sao? Vì tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Sắc thế gian cho đến thức thế gian không buộc không mở. Sắc xuất thế gian cho đến thức xuất thế gian không buộc không mở. Vì sao? Vì tất cả sắc cho đến thức xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Sắc tạp nhiễm cho đến thức tạp nhiễm không buộc không mở. Sắc thanh tịnh cho đến thức thanh tịnh không buộc không mở. Vì sao? Vì tất cả sắc cho đến thức vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tất cả pháp không buộc không mở. Vì sao? Vì tất cả pháp vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. (Q.488, ĐBN)

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không buộc không mở. Vì sao? Vì bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nội không cho đến vô tánh tự tánh không không buộc không mở. Vì sao? Vì nội không thảy vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi không buộc không mở. Vì sao? Vì bốn niệm trụ thảy vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. 

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn không buộc không mở. Vì sao? Vì giải thoát môn vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. 

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Như vậy cho đến Như Lai mười lực, bốn vô sở úy, bốn vô ngại giải, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không buộc không mở. Vì sao? Vì Như Lai mười lực thảy vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. 

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Vì sao? Vì các trí đây thảy vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. 

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Tất cả Bồ Tát hạnh không buộc không mở. Vì sao? Vì các Bồ Tát hạnh vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. 

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề không buộc không mở. Vì sao? Vì chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở. (Q. 488, ĐBN)

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế không buộc không mở. Vì sao? Vì chơn như thảy vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Lại nữa, Mãn Từ Tử! Nội không, ngoại không, nội ngoại không cho đến vô tánh tự tánh không không buộc không mở. Vì sao? Vì nội không thảy vô sở hữu, xa lìa, vắng lặng, vô tướng, vô tác, vô sanh, vô diệt, vô nhiễm, vô tịnh... nên không buộc không mở.

Mãn Từ Tử! Các đại Bồ Tát đối pháp môn vi diệu không buộc không mở như thế, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên như thật biết. Các đại Bồ Tát đối sáu Ba la mật cho đến Nhất thiết tướng trí không buộc không mở như thế, đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên siêng tu học, nên trụ chẳng lìa. (Q.488, ĐBN)

Mãn Từ Tử! Các đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên thành thục hữu tình không buộc không mở, nên nghiêm tịnh cõi Phật không buộc không mở, nên gần gũi cúng dường chư Phật không buộc không mở, nên nghe thọ pháp môn không buộc không mở.

Mãn Từ Tử! Đại Bồ Tát này thường chẳng xa lìa chư Phật không buộc không mở, thường chẳng xa lìa thần thông không buộc không mở, thường chẳng xa lìa năm nhãn không buộc không mở, thường chẳng xa lìa Đà la ni môn không buộc không mở, thường chẳng xa lìa Tam ma địa môn không buộc không mở.

Mãn Từ Tử! Đại Bồ Tát này quyết định sẽ khởi Đạo tướng trí không buộc không mở, quyết định sẽ chứng Nhất thiết trí, Nhất thiết tướng trí không buộc không mở. Quyết định sẽ quay bánh xe pháp không buộc không mở. Quyết định sẽ đem pháp yếu Tam thừa không buộc không mở, an lập các loại hữu tình không buộc không mở, khiến chứng Niết Bàn rốt ráo không buộc không mở.

Mãn Từ Tử! Nếu đại Bồ Tát tu hành sáu Ba la mật không buộc không mở, năng chứng tất cả pháp tánh không buộc không mở. Vì vô sở hữu, vì xa lìa, vì vắng lặng, vì vô tướng, vì vô tác, vì vô sanh, vì vô diệt, vì vô nhiễm, vì vô tịnh nên không buộc không mở.

Mãn Từ Tử! Phải biết đại Bồ Tát này được mang danh là bậc mặc giáp bị Đại Thừa không buộc không mở. Đại Bồ Tát này mau chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, năng tận vị lai lợi ích an vui cho tất cả hữu tình. (Q.488, ĐBN)

 

 

12. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, phần sau Q.488

cho đến đầu Q.499, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Tam Ma Địa”, cuối Q.413 cho đến đầu

Q.414, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Những gì là tướng Đại thừa Bồ Tát? Làm thế nào biết được Đại Bồ Tát phát tâm hướng đến Đại thừa? Đại thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào? Đại thừa như vậy trụ ở nơi nào? Ai nương vào Đại thừa này mà xuất ly?

Câu hỏi này được Phật chia làm 3 phần và giải thích từng phần như sau:

 

Câu hỏi thứ 1: “Những gì là tướng Đại thừa Bồ Tát?”

 

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Trước hết ngươi hỏi rằng những gì là tướng Đại Thừa Bồ Tát. Thiện hiện! Phải biết sáu Ba la mật là tướng Đại Thừa Bồ Tát Ma ha tát. Những gì là sáu?

 

1- Sáu pháp Ba la mật là tướng Đại Thừa Bồ Tát:

 

Một là bố thí, hai là tịnh giới, ba là an nhẫn, bốn là tinh tiến, năm là tĩnh lự, sáu là Bát nhã Ba la mật.

Như thế nào gọi là Bố thí Ba la mật? Nghĩa là đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, tự xả tất cả sở hữu trong ngoài; cũng khuyên người xả các vật trong ngoài. Đem các căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy là bố thí Ba la mật.

Thế nào là Tịnh giới Ba la mật? Nghĩa là đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, thọ trì mười thiện nghiệp đạo; cũng khuyên người thọ trì mười thiện nghiệp đạo. Đem căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy là tịnh giới Ba la mật.

Thế nào là An nhẫn Ba la mật? Nghĩa là đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, tự đầy đủ an nhẫn tăng thượng, cũng khuyên người khác đủ an nhẫn tăng thượng. Đem căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy là an nhẫn Ba la mật.

Thế nào là Tinh tấn Ba la mật? Nghĩa là đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, tự đối năm Ba la mật-đa siêng tu chẳng bỏ, cũng khuyên người đối năm Ba la mật siêng tu chẳng bỏ. Đem căn lành đây, dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy là tinh tấn Ba la mật.

Thế nào là Tĩnh lự Ba la mật? Nghĩa là đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, tự phương tiện khéo léo vào các tĩnh lự, cũng khuyên người phương tiện khéo léo vào các tĩnh lự, chẳng theo thế lực định kia thọ sanh. Đem căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy là tĩnh lự Ba la mật.

Thế nào là Bát nhã Ba la mật? Nghĩa là đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy đại bi làm đầu, tự như thật quán sát tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không lấy không chấp; cũng khuyên người như thật quán sát tất cả pháp tánh, đối các pháp tánh không lấy không chấp. Đem căn lành đây dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Đấy là Bát nhã Ba la mật. (Q. 488, ĐBN)

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa các đại Bồ Tát.

 

2- Mười tám pháp Không là cũng tướng Đại Thừa Bồ Tát:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa các đại Bồ Tát, chỗ gọi nội không, ngoại không, nội ngoại không, đại không, không không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, vô tán không, bổn tánh không, tự tướng không, nhất thiết pháp không, vô tánh không, vô tánh tự tánh không.

Sao gọi là nội không? Nội là nội pháp, tức là mắt tai mũi lưỡi thân ý (sáu căn bên trong). Phải biết trong mắt do mắt không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Như vậy, cho đến ý do ý không, chẳng thường chẳng hoại. Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là nội không.

Sao gọi là ngoại không? Ngoại là ngoại pháp, tức là sắc thanh hương vị xúc pháp (sáu trần bên ngoài). Phải biết trong đây sắc do sắc không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Như vậy, cho đến pháp do pháp không, chẳng thường chẳng hoại. Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là ngoại không.

Sao gọi là nội ngoại không? Nội ngoại là nội ngoại pháp, tức là sáu nội xứ và sáu ngoại xứ. Nên biết trong đây nội pháp do ngoại pháp không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh nó như vậy. Nghĩa là đối với sáu nội xứ do sáu ngoại xứ không. Ngoại pháp do nội pháp không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh nó như vậy, nghĩa là đối với sáu ngoại xứ do sáu nội xứ không. Đó là pháp nội ngoại Không.

Sao gọi là đại không? Đại là mười phương. Phải biết trong đây, phương đông do phương đông không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Như vậy, cho đến hạ phương không, chẳng thường chẳng hoại. Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là đại không.

Sao gọi là không không? Không trong đây là tất cả pháp không. Không đây lại do không không nên không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là không không.

Sao gọi là thắng nghĩa không? Thắng nghĩa trong đây tức là Niết Bàn. Phải biết Niết Bàn do Niết Bàn không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là thắng nghĩa không.

Sao gọi là hữu vi không? Hữu vi trong đây tức là ba cõi. Phải biết cõi Dục do cõi Dục không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Cõi sắc, Vô sắc do cõi Sắc, Vô sắc không, chẳng thường chẳng hoại. Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là hữu vi không.

Sao là vô vi không? Vô vi là pháp vô sanh, vô dị, vô diệt. Phải biết vô vi do vô vi không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là vô vi không.

Sao gọi là tất cánh không? Tất cánh nghĩa là nếu pháp rốt ráo bất khả đắc. Phải biết rốt ráo do rốt ráo không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là tất cánh không.

Sao gọi là vô tế không? Vô tế là không có khoảng đầu khoảng sau khoảng giữa khá được. Nếu pháp không khoảng đầu khoảng giữa khoảng sau khá được, pháp này không đến cũng không đi đâu. Phải biết vô tế do vô tế không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là vô tế không.

Sao gọi là vô tán không? Vô tán nghĩa là các pháp có phóng có bỏ, có xả khả đắc. Pháp nào không phóng, bỏ, xả khả đắc thì gọi là pháp vô tán (không tán). Trong không tán do pháp vô tán Không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì bản tánh nó như vậy. Đó là pháp vô tán Không.

Sao gọi là bản tánh không? Bản tánh là tất cả pháp hoặc tánh hữu vi, hoặc tánh vô vi. Bản tánh như thế chẳng Thanh Văn làm, chẳng Độc giác làm, chẳng Bồ Tát làm, chẳng chư Phật làm, cũng chẳng phải ai khác làm, tánh ấy lẽ thường như vậy, nên gọi bản tánh. Phải biết bản tánh do bản tánh không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là bản tánh không.

Sao gọi là tự tướng không? Tướng là tự tướng, cộng tướng các pháp. Phải biết tướng trong đây do tướng không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là tự tướng không.

Sao gọi là tất cả pháp không (nhất thiết pháp không)? Tất cả pháp nghĩa là sắc cho đến thức, nhãn cho đến ý, sắc cho đến pháp , nhãn thức cho đến ý thức, nhãn xúc cho đến ý xúc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc pháp hữu vi, hoặc pháp vô vi, gọi là tất cả pháp. Tất cả pháp trong đây tất cả đều không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là nhất thiết pháp không.

Sao gọi là vô tánh không? Vô tánh là trong đây không có chút tánh khá được. Phải biết vô tánh do vô tánh không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy. Đấy là vô tánh không.

Sao gọi là vô tánh tự tánh không? Vô tánh tự tánh nghĩa là tất cả pháp không năng hòa hợp, tánh có sở hòa hợp, vì tự tánh do duyên sanh. Phải biết vô tánh tự tánh do vô tánh tự tánh không, chẳng thường chẳng hoại. Vì sao? Vì lẽ bản tánh như vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tánh do hữu tánh không, vô tánh do vô tánh không, tự tánh do tự tánh không, tha tánh do tha tánh không.

Sao nói hữu tánh do hữu tánh không? Hữu tánh là pháp hữu vi tức là năm uẩn. Hữu tánh do hữu tánh không như thế, vì sắc thảy năm uẩn bất khả đắc vậy, vì tánh vô sanh vậy.

Sao nói vô tánh do vô tánh không? Vô tánh là pháp vô vi. Pháp vô vi trong đây do vô vi không, tức là vô tánh do vô tánh không.

Sao nói tự tánh do tự tánh không? Nghĩa là tất cả pháp tự tánh đều không. Không đây chẳng phải trí làm ra, chẳng phải kiến làm ra, cũng chẳng phải ai làm ra được, nên gọi tự tánh do tự tánh không.

Sao nói tha tánh do tha tánh không? Nghĩa là tất cả pháp, Như Lai ra đời hoặc chẳng ra đời, pháp trụ, pháp định, pháp giới, chơn như, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng biến khác, thật tế lẽ như vậy là như vậy. Bởi tha tánh không, nên gọi tha tánh do tha tánh không.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa các đại Bồ Tát hành Bát nhã. (Q. -488, ĐBN)

 

3- Các Tam Ma Địa cũng là tướng Đại Thừa Bồ Tát:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa các đại Bồ Tát ấy là Kiện hành Tam ma địa, Bảo ấn Tam ma địa, Sư tử du hý Tam ma địa, Diệu nguyệt Tam ma địa, Nguyệt tràng tướng Tam ma địa, Nhất thiết pháp dũng Tam ma địa, Quán đỉnh Tam ma địa, Pháp giới quyết định Tam ma địa, Quyết định tràng tướng Tam ma địa, Kim cương dụ Tam ma địa, Nhập thập pháp ấn Tam ma địa, Đẳng trì vương Tam ma địa, Thiện an lập Tam ma địa, Đẳng dũng Tam ma địa, Nhập ngôn từ quyết định Tam ma địa, Đẳng nhập tăng ngữ Tam ma địa, Quán phương Tam ma địa, Trì ấn Tam ma địa, Vô vong thất Tam ma địa, Chư pháp đẳng thú hải ấn Tam ma địa, Biến phú hư không Tam ma địa, Kim cương luân Tam ma địa, vô lượng quang Tam ma địa, vô trước vô chướng Tam ma địa, Đoạn chư pháp luân Tam ma địa, Xả bảo Tam ma địa, Biến chiếu Tam ma địa, Bất luyến Tam ma địa, Vô tướng trụ Tam ma địa, Bất tư duy Tam ma địa, Vô cấu đăng Tam ma địa, Vô biên quang Tam ma địa, Phát quang Tam ma địa, Phổ chiếu Tam ma địa, Tịnh kiên Tam ma địa, Vô cấu quang Tam ma địa, Phát diệu lạc Tam ma địa, Cụ oai quang Tam ma địa, Ly tận Tam ma địa, Bất khả hủy Tam ma địa, Khai phát Tam ma địa, Nhật đăng Tam ma địa, Tịnh nguyệt Tam ma địa, Tịnh quang Tam ma địa, Vô động Tam ma địa, Trí tràng tướng Tam ma địa, Kim cương man Tam ma địa, Trụ tâm Tam ma địa, Phổ minh Tam ma địa, Thiện trụ Tam ma địa, Bửu tích Tam ma địa, Diệu pháp ấn Tam ma địa, Pháp bình đẳng tánh Tam ma địa, Xả ái lạc Tam ma địa, Pháp dũng mãn Tam ma địa, Phiêu tán Tam ma địa, Phân biệt pháp cú Tam ma địa, Bình đẳng tự tướng Tam ma địa, Đoạn sở duyên Tam ma địa, Vô biến dị Tam ma địa, Vô phẩm loại Tam ma địa, Nhập danh tướng Tam ma địa, Vô tướng hành Tam ma địa, Ly ế ám Tam ma địa, Cụ hành Tam ma địa, Bất biến động Tam ma địa, Độ cảnh giới Tam ma địa, Ly tập chúng đức Tam ma địa, Quyết định trụ Tam ma địa, Tịnh diệu hoa Tam ma địa, Cụ giác chi Tam ma địa, Vô biên biện Tam ma địa, Vô đẳng đẳng Tam ma địa, Phổ siêu nhất thiết Tam ma địa, Quyết phán nhất thiết Tam ma địa, Tán do dự Tam ma địa, Vô sở trụ Tam ma địa, Nhất tướng trang nghiêm Tam ma địa, Dẫn phát hành tướng Tam ma địa, Nhất hành tướng Tam ma địa, Ly hành tướng Tam ma địa, Diệu hành tướng Tam ma địa, Đạt chư hữu để tán hoại Tam ma địa, Bảo kiên cố Tam ma địa, Giải thoát âm thanh văn tự Tam ma địa, Nhập thi thiết ngữ ngôn Tam ma địa, Cự xí nhiên Tam ma địa, Nghiêm tịnh tướng Tam ma địa, Vô tiêu xí Tam ma địa, Cụ diệu tướng Tam ma địa, Bất hỷ nhất thiết khổ lạc Tam ma địa, Vô tận hành tướng Tam ma địa, Cụ tổng trì Tam ma địa, Nhiếp phục nhất thiết chánh tánh tà tánh Tam ma địa, Tức vi thuận Tam ma địa, Cụ ái tắng Tam ma địa, Vô cấu minh Tam ma địa, Cụ kiên cố Tam ma địa, Mãn nguyệt tịnh quang Tam ma địa, Đại trang nghiêm Tam ma địa, Phổ chiếu thế gian Tam ma địa, Định bình đẳng tánh Tam ma địa, Viễn ly trần cấu Tam ma địa, Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú Tam ma địa, Vô sào huyên vô tiêu xí vô ái lạc Tam ma địa, Quyết định an trụ chơn như Tam ma địa, Ly thân ngữ ý uế ác Tam ma địa, Như hư không Tam ma địa, Vô nhiễm vô trước Tam ma địa. Các Tam ma địa như thế thảy có vô lượng trăm ngàn, đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát. (Q.488, ĐBN)

Thiện Hiện! Trong đây vì sao gọi là Kiện hành Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa này khắp năng nhiếp thọ hành xứ các định. Vậy nên gọi là Kiện hành Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bảo ấn Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây năng ấn hành tướng sai khác các định. Vậy nên gọi là Bảo ấn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Sư tử du hý Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì du hý tự tại. Vậy nên gọi là Sư tử du hý Tam ma địa.

Vì sao gọi là Diệu nguyệt Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, như trăng tròn sáng khắp soi các định. Vậy nên gọi là Diệu nguyệt Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nguyệt tràng tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng giữ gìn tướng cờ các định. Vậy nên gọi là Nguyệt tràng tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhất thiết pháp dũng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng vọt ra tất cả thắng định. Vậy nên gọi là Nhất thiết pháp dũng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Quán đỉnh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng quán sát đến đỉnh các thắng định. Vậy nên gọi là Quán đỉnh Tam ma địa.

Vì sao gọi là Pháp giới quyết định Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng đối pháp giới quyết định soi rõ. Vậy nên gọi là Pháp giới quyết định Tam ma địa.

Vì sao gọi là Quyết định tràng tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, quyết định nắm được tướng cờ các định. Vậy nên gọi là Quyết định tràng tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Kim cương dụ Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng xô ngã các định mà chẳng bị kia xô lại. Vậy nên gọi là Kim cương dụ Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhập pháp ấn Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng ngộ vào tất cả pháp  ấn. Vậy nên gọi là Nhập quán ấn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đẳng trì vương Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối trong các định khác đều được tự tại. Vậy nên gọi là Đẳng trì vương Tam ma địa.

Vì sao gọi là Thiện an lập Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối Đẳng trì vương năng khéo an lập. Vậy nên gọi là Thiện an lập Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phóng quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối quang các định năng khắp khai phát. Vậy nên gọi là Phóng quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Lực chúng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng phát thế lực nhiều các định khác. Vậy nên gọi là Lực chúng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đẳng dũng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các thắng định bình đẳng vọt lên. Vậy nên gọi là Đẳng dũng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhập ngôn từ quyết định Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối lời lẽ định tất năng ngộ vào. Vậy nên gọi là Nhập ngôn từ quyết định Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đẳng nhập tăng ngữ Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối danh các định bình đẳng ngộ vào giải thích lý thú. Vậy nên gọi là Đẳng nhập tăng ngữ Tam ma địa.

Vì sao gọi là Quán phương Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các định phương khắp năng quán soi. Vậy nên gọi là Quán phương Tam ma địa.

Vì sao gọi là Trì ấn Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng nắm giữ trọn diệu ấn các định. Vậy nên gọi là Trì ấn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô vong thất Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tướng các định không quên mất được. Vậy nên gọi là Vô vong thất Tam ma địa.

Vì sao gọi là Chư pháp đẳng thú hải ấn Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các thắng định bình đẳng tới vào như biển cả ấn nhiếp thu nhận các dòng. Vậy nên gọi Chư pháp đẳng thú hải ấn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Biến phú hư không Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì năng khắp che hộ không chỗ lựa riêng như thái hư không. Vậy nên gọi là Biến phú hư không Tam ma địa.

Vì sao gọi là Kim cương luân Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng trụ trì tất cả thắng định khiến chẳng tán loạn, như Kim cương luân. Vậy nên gọi là Kim cương luân Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô lượng quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, phóng vô lượng quang soi loại hữu tình khiến nó nghĩ nhớ pháp đã từng lãnh thọ và làm các việc nhiêu ích lớn lao. Vậy nên gọi là Vô lượng quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô trước vô chướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, lìa các nhiễm đắm và tất cả ngăn ngại. Vậy nên gọi là Vô trước vô chướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đoạn chư pháp luân Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tất cả pháp chứng lý vô sanh, khiến dứt hẳn khổ sanh tử chẳng nối nhau nữa. Vậy nên gọi là Đoạn chư pháp luân Tam ma địa.

Vì sao gọi là Xả bảo Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tướng các định hãy năng vứt bỏ, huống các phiền não và tướng các pháp mà chẳng năng bỏ ư? Vậy nên gọi là Xả bảo Tam ma địa.

Vì sao gọi là Biến chiếu Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp soi các định khiến rất rõ sáng. Vậy nên gọi là Biến chiếu Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bất luyến Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tất cả pháp không chỗ mong cầu. Vậy nên gọi là Bất luyến Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô tướng trụ Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy trong các định có chút pháp khá trụ. Vậy nên gọi là vô tướng trụ Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bất tư duy Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, bao nhiêu pháp tâm tâm sở hèn kém thảy đều chẳng chuyển. Vậy nên gọi là Bất tư duy Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô cấu đăng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, như cầm đèn sáng soi rõ các định. Vậy nên gọi là Vô biên quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phát quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng phát tất cả quang minh thắng định. Vậy nên gọi là Phát quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phổ chiếu Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, tức năng khắp soi pháp môn các định. Vậy nên gọi là Phổ chiếu Tam ma địa.

Vì sao gọi là Tịnh kiên Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, được tánh tịnh bình đẳng các đẳng trì. Vậy nên gọi là Tịnh kiên Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô cấu quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng khắp trừ sạch tất cả bẩn nơi định, cũng năng soi rõ tất cả đẳng trì. Vậy nên gọi là Vô cấu quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phát diệu lạc Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng lãnh thọ vui mầu nhiệm nơi các định. Vậy nên gọi là Phát diệu lạc Tam ma địa.

Vì sao gọi là Điển đăng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, soi các đẳng trì như lửa điện sáng. Vậy nên gọi là Điển đăng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô tận Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì chẳng thấy có tận. Vậy nên gọi là Vô tận Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cụ oai quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng oai quang độc thịnh. Vậy nên gọi là Cụ oai quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly tận Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy các đẳng trì lìa hết tất cả mà chẳng thấy có chút phần Pháp Tướng. Vậy nên gọi là Ly tận Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bất khả hủy Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến thấy các đẳng trì không vết hở. Vậy nên gọi là Bất khả hủy Tam ma địa.

Vì sao gọi là Khai phát Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy các đẳng trì không chẳng mở bày. Vậy nên gọi là Khai phát Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhật đăng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các cửa định phát sáng soi khắp. Vậy nên gọi là Nhật đăng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Tịnh nguyệt Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các đẳng trì phá tối như trăng. Vậy nên gọi là Tịnh nguyệt Tam ma địa.

Vì sao gọi là Tịnh quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì được vô ngại giải. Vậy nên gọi là Tịnh quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô động Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các đẳng trì không lung lay, kiêu mạn, dao động, cũng không hý luận. Vậy nên gọi là Vô động Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phát minh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến sáu cửa đẳng trì phát sáng soi khắp. Vậy nên gọi là Phát minh Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ưng tác bất ưng tác Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, soi các đẳng trì tất cả việc nên làm chẳng nên làm đều khiến rõ ràng. Vậy nên gọi là Ưng tác bất ưng tác Tam ma địa.

Vì sao gọi là Trí tràng tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy tướng cờ diệu trí các đẳng trì. Vậy nên gọi là Trí tràng tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Kim cương man Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, dù năng thông suốt tất cả pháp mà chẳng thấy có tướng tất cả. Vậy nên gọi là Kim cương man Tam ma địa.

Vì sao gọi là Trụ tâm Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, tâm chẳng lay động, chẳng chuyển chẳng soi, cũng chẳng tổn giảm, chẳng nhớ có tâm. Vậy nên gọi là Trụ tâm Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phổ minh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các định sáng khắp năng xem soi. Vậy nên gọi là Phổ minh Tam ma địa. Vì sao gọi là Thiện trụ Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì  khéo năng an trụ. Vậy nên gọi là Thiện trụ Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bảo tích Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, quán các đẳng trì đều như đống của báu. Vậy nên gọi là Bảo tích Tam ma địa.

Vì sao gọi là Diệu pháp ấn Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng ấn các đẳng trì, lấy ấn mà ấn vậy. Vậy nên gọi là Diệu pháp ấn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Pháp bình đẳng tánh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy có chút pháp lìa tánh bình đẳng ấy. Vậy nên gọi là Pháp bình đẳng tánh Tam ma địa.

Vì sao gọi là Xả ái lạc Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tất cả định và tất cả pháp đều bỏ ưa muốn vui. Vậy nên gọi Xả ái lạc Tam ma địa.

Vì sao gọi là Pháp dũng mãn Tam tam địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, tướng tất cả pháp thảy đều vọt lên, tất cả pháp chư Phật không chẳng viên mãn. Vậy nên gọi là Pháp dũng mãn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phiêu tán Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng khiến các định bay tan các pháp. Vậy nên gọi là Phiêu tán Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phân biệt pháp cú tam ma địa? Là nếu khi trụ tam ma địa đây, khéo năng phân biệt pháp cú các định. Vậy nên gọi là Phân biệt pháp cú tam ma địa.

Vì sao gọi là Bình đẳng tự tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, được các đẳng trì tướng chữ bình đẳng nên rất ưa thích. Vậy nên gọi là Bình đẳng tự tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly văn tự tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì chẳng đắc tướng văn tự đáng ưa muốn. Vậy nên gọi là Ly văn tự tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đoạn sở duyên Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng đắc tướng các pháp biến khác. Vậy nên gọi là Vô biến dị Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô phẩm loại Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng đắc tướng phẩm loại riêng các pháp. Vậy nên gọi là Vô phẩm loại Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhập danh tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, ngộ vào danh tướng riêng biệt của các pháp. Vậy nên gọi là Nhập danh tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô tướng hành Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tướng các định đều vô sở đắc. Vậy nên gọi là Vô tướng hành Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly ế ám Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng khiển trừ mù tối của các định. Vậy nên gọi là Ly ế ám Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cụ hành Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy đủ hành tướng riêng biệt các đẳng trì. Vậy nên goị là Cụ hành Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bất biến động Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì chẳng thấy biến động. Vậy nên gọi là Bất biến động Tam ma địa.

Vì sao gọi là Độ cảnh giới Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, vượt tướng cảnh sở duyên các đẳng trì. Vậy nên gọi là Độ cảnh giới Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly tập chúng đức Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tất cả pháp và tất cả định chẳng đắc tướng nhóm, vì tất cả pháp chẳng thể nhóm được vậy. Vậy nên gọi là Ly tập chúng đức Tam ma địa.

Vì sao gọi là Quyết định trụ Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các định tâm tuy quyết định trụ, mà biết tưởng kia trọn chẳng thể đắc. Vậy nên gọi là Quyết định trụ Tam ma địa.

Vì sao gọi là Tịnh diệu hoa Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các đẳng trì đều được thanh tịnh trau dồi sáng đẹp inh như diệu hoa. Vậy nên gọi là Tịnh diệu hoa Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cụ giác chi Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, tu đủ bảy nhánh giác mau được viên mãn. Vậy nên gọi là Cụ giác chi Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô biên biện Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tất cả pháp  được vô biên biện. Vậy nên gọi là Vô biên biện Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô đẳng đẳng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, được tánh vô đẳng đẳng các đẳng trì. Vậy nên gọi là Vô đẳng đẳng Tam ma địa. (Hết Q.488, ĐBN)

Vì sao gọi là Phổ siêu nhất thiết Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp vượt các pháp hữu tình ba cõi. Vậy nên gọi là Phổ siêu nhất thiết Tam ma địa.

Vì sao gọi là Quyết phán nhất thiết Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng quyết phán các pháp hữu tình. Vậy nên gọi là Quyết phán nhất thiết Tam ma địa.

Vì sao gọi là Tán do dự Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp có bao do dự đều tan diệt hết. Vậy nên gọi là Tán do dự Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô sở trụ Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy có chỗ sở trụ. Vậy nên gọi là Vô sở trụ Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhất tướng trang nghiêm Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy các pháp có chút xíu tướng. Vậy nên gọi là Nhất tướng trang nghiêm Tam ma địa.

Vì sao gọi là Dẫn phát hành tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp tuy năng dẫn phát các thứ hành tướng mà trọn chẳng thấy năng sở dẫn phát. Vậy nên gọi là Dẫn phát hành tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhất hành tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy các đẳng trì không hai hành tướng. Vậy nên gọi là Nhất hành tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly hành tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy các đẳng trì đều không có hành tướng. Vậy nên gọi là Ly hành tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Diệu hành tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các đẳng trì hành tướng mầu nhiệm lìa các hý luận. Vậy nên gọi là Diệu hành tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đạt chư hữu để tán hoại Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp được trí thông đạt như thật ngộ vào. Được ngộ rồi, đối các hữu pháp thông suốt tán hoại khiến không có chỗ sót. Vậy nên gọi là Đạt chư hữu để tán hoại Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bảo kiên cố Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy Phật Pháp Tăng chẳng thể phá hoại được, vì đồng vô tướng vậy. Vậy nên gọi là Bảo kiên cố Tam ma địa.

Vì sao gọi là Giải thoát âm thanh văn tự Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, thấy các tướng đẳng trì vắng lặng giải thoát tất cả âm thanh văn tự. Vậy nên gọi là Giải thoát âm thanh văn tự Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhập thi thiết ngữ ngôn Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, ngộ vào tất cả các thi thiết ngữ ngôn đẳng trì không chấp không ngại. Vậy nên gọi là Nhập thi thiết ngữ ngôn Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cự xí nhiên Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì oai quang soi sáng. Vậy nên gọi là Cự xí nhiên Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nghiêm tịnh tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khắp năng nghiêm tịnh tất cả tướng định. Vậy nên gọi là Nghiêm tịnh tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô tiêu xí Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì chẳng thấy cờ tiêu biểu. Vậy nên gọi là Vô tiêu xí Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cụ diệu tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, diệu tướng các định không chẳng đầy đủ. Vậy nên gọi là Cụ diệu tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Bất hỷ nhất thiết khổ lạc Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối tướng vui khổ các đẳng trì chẳng muốn quan sát. Vậy nên gọi là Bất hỷ nhất thiết khổ lạc Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô tận hành tướng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy hành tướng các định có hết. Vậy nên gọi là Vô tận hành tướng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cụ tổng trì Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, năng tổng giữ gìn thắng sự các định. Vậy nên gọi là Cụ tổng trì Tam ma địa.

Vì sao gọi là Nhiếp phục tất cả chánh tà tánh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì chánh tánh tà tánh nhiếp dẹp các kiến đều chẳng cho khởi. Vậy nên gọi là Nhiếp phục tất cả chánh tà tánh Tam ma địa.

Vì sao gọi là Tức vi thuận Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp trọn chẳng thấy có tướng trái thuận. Vậy nên gọi là Tức vi thuận Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly ái tắng Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp trọn chẳng thấy tướng ưa ghét. Vậy nên gọi là Ly ái tắng Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô cấu minh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, trọn chẳng thấy tướng bẩn tướng sáng. Vậy nên gọi là Vô cấu minh Tam ma địa.

Vì sao gọi là Cụ kiên cố Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các đẳng trì đều được vững chắc. Vậy nên gọi là Cụ kiên cố Tam ma địa.

Vì sao gọi là Mãn nguyệt tịnh quang Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến công đức các đẳng trì tăng thêm như trăng tịnh tròn đầy nước biển thêm sáng. Vậy nên gọi là Mãn nguyệt tịnh quang Tam ma địa.

Vì sao gọi là Đại trang nghiêm Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, khiến các đẳng trì trọn nên các thứ nhiệm mầu hiếm có và việc trau dồi lớn lao. Vậy nên gọi là Đại trang nghiêm Tam ma địa.

Vì sao gọi là Phổ chiếu thế gian Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, soi các đẳng trì và tất cả pháp, khiến các hữu tình đều được mở trí hiểu biết. Vậy nên gọi là Phổ chiếu thế gian Tam ma địa.

Vì sao gọi là Định bình đẳng tánh Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy đẳng trì định tán sai khác. Vậy nên gọi là Định bình đẳng tánh Tam ma địa.

Vì sao gọi là Viễn ly trần cấu Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, diệt được tất cả đất bụi phiền não. Vậy nên gọi là Viễn ly trần cấu Tam ma địa.

Vì sao gọi là Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, chẳng thấy tánh tướng các pháp và tất cả định có cãi không cãi khai khác. Vậy nên gọi là Hữu tránh vô tránh bình đẳng lý thú Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô sào huyệt vô tiêu xí vô ái lạc Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, phá các ổ hang, xả các nêu cờ, dứt các ưa muốn mà không sở chấp. Vậy nên gọi là Vô sào huyệt vô tiêu xí vô á lạc Tam ma địa.

Vì sao gọi là Quyết định an trụ chơn như Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối các đẳng trì và tất cả pháp thường chẳng nới bỏ thật tướng chơn như. Vậy nên gọi là Quyết định an trụ chơn như Tam ma địa.

Vì sao gọi là Ly thân ngữ ý uế ác Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, đối thân ngữ ý đều vô sở đắc, phá hoại tất cả ác nơi thân ngữ ý, đối các đẳng trì không chướng tự tại. Vậy nên gọi là Ly thân ngữ ý uế ác Tam ma địa.

Vì sao gọi là Như hư không Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, quán tất cả pháp đều vô sở hữu, không chướng không ngại như thái hư không. Vậy nên gọi là Như hư không Tam ma địa.

Vì sao gọi là Vô nhiễm vô trước Tam ma địa? Là nếu khi trụ Tam ma địa đây, quán tất cả pháp đều đồng nhất tướng, chỗ gọi vô tướng không nhiễm không dính. Vậy nên gọi là Vô nhiễm vô trước Tam ma địa.

Thiện Hiện! Như vậy, thảy có vô lượng trăm ngàn thù thắng Tam ma địa mầu nhiệm hiếm có. Phải biết, đấy là tướng Đại thừa Bồ Tát. (Q.489, ĐBN)

 

 

13. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, phần sau Q.489,

đến đầu Q.490, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Niệm Trụ Đẳng”, phần cuối quyển 414

đến đầu quyển 415, Hội thứ II, ĐBN). 

Lưu ý: Đoạn Kinh thứ 12 nêu trên trong phẩm “Thiện Hiện” tương đương với phẩm “Tam Ma Địa”, Phật trả lời các pháp như: Sáu pháp Ba la mật, mười tám pháp Không và các Tam ma địa là tướng Đại thừa của Bồ Tát. Đoạn Kinh thứ 13 kế tiếp (cũng trong phẩm “Thiện Hiện”) tương đương với phẩm “Niệm Trụ Đẳng”, phần cuối quyển 414 đến đầu quyển 415, Hội thứ II, ĐBN, Phật thuyết tiếp:

 

4- Tất cả pháp Phật cũng là tướng Đại thừa của Bồ Tát:

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa các đại Bồ Tát là bốn niệm trụ. Những gì là bốn? Một: Thân niệm trụ; hai: Thọ niệm trụ; ba: Tâm niệm trụ; bốn: Pháp niệm trụ.

Sao gọi là thân niệm trụ? Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối với nội thân, hoặc ngoại thân, hoặc nội ngoại thân, luôn trụ pháp quán theo thân, nhưng không câu hữu với tầm và tứ (chẳng khởi thân tìm cầu và nhớ nghĩ), nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian.

Sao gọi là thọ niệm trụ? Nghĩa là đại Bồ Tát tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội thọ, hoặc đối ngoại thọ, hoặc đối nội ngoại thọ, trụ quán theo thọ, nhưng không câu hữu với tầm và tứ, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.

Sao gọi là tâm niệm trụ? Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc làm phương tiện, tuy đối nội tâm hoặc đối ngoại tâm, trụ quán theo tâm nhưng không câu hữu với tầm và tứ, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.

Sao gọi là pháp niệm trụ? Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tuy đối nội pháp, hoặc đối ngoại pháp, hoặc đối nội ngoại pháp, trụ quán theo pháp nhưng không câu hữu với tầm và tứ, bỗng dưng tinh tấn, chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian. Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân khi đi như thật biết đi, khi đứng như thật biết đứng, khi ngồi như thật biết ngồi, khi nằm như thật biết nằm. Như như tự thân oai nghi sai khác, như thế như thế đều như thật biết, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời. Đấy là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời. (Q.489, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi tu hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian. Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân chánh biết qua lại, chánh biết xem ngó, chánh biết cúi ngửa, chánh biết co giãn, mặc Tăng già lê, cầm nắm y bát, hoặc ăn hoặc uống, nằm nghỉ bước đi, ngồi dậy rước nghinh, thức ngủ nói lặng, vào ra các định đều nhớ chánh biết. Đấy là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời ấy. Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân khi thở vào như thật biết thở vào, khi thở ra như thật biết thở ra, khi thở dài như thật biết thở dài, khi thở ngắn như thật biết thở ngắn. Như thợ quay bánh xe hoặc học trò y, khi lực bánh xe quay lâu như thật biết lực bánh xe lâu, khi lực bánh xe mau như thật biết lực xe mau. Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, như thật biết thở hoặc vào hoặc ra dài ngắn sai khác. Đấy là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ khắp thân, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian. Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ tự thân sở hữu các giới sai khác: đối các địa giới như thật biết rõ đấy là địa giới, đối các thủy giới như thật biết rõ đấy là thủy giới, đối các hỏa giới như thật biết rõ đấy là hỏa giới, đối các phong giới như thật biết rõ đấy là phong giới. Như thợ thịt giỏi hoặc học trò y, giết mạng trâu rồi, lại dùng dao bén mổ bửa nơi thân chi làm bốn phần, hoặc ngồi hoặc đứng như thật xem biết. Đại Bồ Tát này lại cũng như thế, khi hành sâu Bát nhã đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán sát tự thân bốn giới địa thủy hỏa phong sai khác. Đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời. (Q.489, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian. Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán kỹ tự thân từ chân đến đỉnh thứ thứ bất tịnh dẫy đầy trong ấy, ngoài là bị da mỏng gói buộc. Chỗ gọi thân đây chỉ có các thứ: tóc, lông, móng, răng, da thứa, máu thịt, gân mạch, cốt tủy, tim, gan, phổi, thận, lá lách, mật, bao tử, ruột già, ruột non, cứt, đái, hỉ khạc, nước miếng, nước mắt, mồ hôi, đàm mủ, mỡ lá, não, màng mỏng, ghèn, cứt ráy, bất tịnh như thế đầy dẫy trong thân. Như có nông phu, hoặc các trưởng giả, trong bịch đựng đầy các thứ tạp cốc, chỗ gọi nếp, mè, lúa, đậu, bắp thảy. Có kẻ sáng mắt khai bịch xem thấy, năng như thật biết trong ấy chỉ có nếp, mè, lúa thảy các thứ tạp cốc. Đại Bồ Tát này cũng lại như thế, quán kỹ tự thân, từ chân đến đỉnh bất tịnh đầy dẫy chẳng thể tham muốn. Đấy là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tiến chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời (Quán thân bất tịnh).

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian. Nghĩa là đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đến nơi vắng vẻ quán tử thi quăng bỏ thây, chết đã một ngày hoặc đã hai ngày cho đến bảy ngày. 1/. Nơi thây sình chướng, sắc biến xanh bầm, da phá thối bẫy mủ máu chảy ra. 2/. Chết đã một ngày hoặc đã hai ngày, cho đến bảy ngày, bị các chim điêu thứu quạ thước xi hiêu, cọp beo cáo chó sói dã can chó thảy, nhiều thứ cầm thú, hoặc mổ hoặc bấu, xương thịt ngổn ngang, cắn xé ăn nuốt. 3/. Trùng giòi ăn rồi, thịt rời xương ló, lóng đốt dính nhau, gân buộc máu trít, chỉ còn thịt bầy nhầy. 4/. Đã thành xương vụn, máu thịt cạn khô, chỉ có những sợi gân dính lại. 5/. Chỉ còn lại xương trắng, trắng tinh như ngọc tuyết kha, các gân mục nát, lóng đốt rời rạc. 6/. Đã thành sắc trắng, đốt xương phân tán, vun vãi khắp nơi. 7/. Các xương phân tán khắp nơi, xương bàn chân chỗ này, xương ống chân chỗ kia, xương đầu gối chỗ nọ, xương đùi, xương sống, xương hông, xương ngực, xương vai, xương cánh tay, xương bàn tay, xương cổ, xương hàm, xương má, xương đầu chỗ khác. 8/. Hài cốt ngổn ngang, gió thổi nắng soi, mưa chan sương thấm, trải nhiều năm tháng sắc như kha tuyết. 9/. Xương thừa tan trong đất lâu năm hoặc nhiều ngàn năm; tướng biến xanh, sắc trông như lông chim cáp, hư mục nát như bột, cùng đất hòa nhau khó phân biệt được. Thấy việc này rồi, tự nghĩ thân ta có tánh như thế, đủ pháp như vậy, chưa được Niết Bàn trọn sẽ như thế, rất sanh nhàm lìa. Đại Bồ Tát này khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối nội thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo đời.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, như đối nội thân sai khác như thế trụ quán khắp thân, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian. Đối ngoại thân trụ quán khắp thân, đối nội ngoại thân trụ quán khắp thân, bỗng dưng tinh tấn chánh biết nhớ đủ, trừ được tham lo thế gian, tùy theo pháp thích ứng, Bồ Tát đều như vậy cả.

Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội ngoại cùng thọ, tâm, pháp trụ quán khắp thọ, tâm, pháp, nhiệt tâm tinh tấn, chánh niệm tỉnh giác, diệt trừ tham ưu thế gian, tùy theo pháp thích ứng, nói rộng như trên. Thiện Hiện! Như vậy, đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối nội ngoại cùng thân thọ, tâm, pháp, khi trụ quán thân thọ, tâm, pháp, tuy làm quán này mà vô sở đắc.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát, ấy là bốn chánh đoạn. Những gì là bốn?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi sâu hành Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối các pháp ác bất thiện chưa sanh làm cho chẳng sanh, nên muốn cố gắng phát khởi chánh siêng giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ nhất.

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối các pháp ác bất thiện đã sanh làm cho dứt hẳn, nên cố gắng phát khởi chánh siêng dục tâm giữ tâm. Đấy là thứ hai.

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối pháp thiện chưa sanh vì khiến sanh, nên cố gắng phát khởi chánh siêng giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ ba.

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối pháp thiện đã sanh vì khiến an trụ chẳng quên rộng tu cho được viên mãn, nên cố gắng phát khởi chánh siêng giục tâm giữ tâm. Đấy là thứ tư.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là bốn thần túc. Những gì là bốn?

Thiện Hiện phải biết: Đại Bồ Tát nào khi hành sâu Bát nhã, dùng vô sở đắc làm phương tiện, để tu tập Dục đẳng trì đoạn hành, thành tựu thần túc; nương vào sự xa lìa, sự vô nhiễm, diệt trừ, hồi hướng xả. Đó là thứ nhất. 

Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu hành Cần đẳng trì đoạn hành, thành tựu thần túc; nương vào sự xa lìa, sự vô nhiễm, diệt trừ, hồi hướng xả. Đó là thứ hai.

Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu tập Tâm đẳng trì đoạn hành, thành tựu thần túc; nương vào sự xa lìa, sự vô nhiễm, diệt trừ, hồi hướng xả. Đó là thứ ba.

Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, tu tập Quán đẳng trì đoạn hành, thành tựu thần túc; nương vào sự xa lìa, sự vô nhiễm, diệt trừ, hồi hướng xả. Đó là thứ tư.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là năm căn. Những gì là năm?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, huệ căn.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là năm lực, những gì là năm?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu tín lực, tinh tiến lực, niệm lực, định lực, huệ lực.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là bảy đẳng giác chi. Những gì là bảy?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, để tu niệm giác chi, trạch tập pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi; nhưng phải nương vào sự xa lìa, sự vô nhiễm, sự diệt trừ, hồi hướng xả.

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là tám nhánh Thánh đạo. Những gì là tám?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, sở tu chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mệnh, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định; nương vào sự xa lìa, sự vô nhiễm, diệt trừ, hồi hướng xả. (Q.489, ĐBN)

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là ba giải thoát môn. Những gì là là ba?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả pháp tự tướng đều không, nơi tâm an trụ, gọi không giải thoát môn, cũng gọi không Tam ma địa. Đấy là thứ nhất, các đại Bồ Tát muốn học Đại Thừa nên học trong đó.

Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả pháp tự tướng không, nên đều không có tướng, nơi tâm an trụ, gọi vô tướng giải thoát môn, cũng gọi vô tướng Tam ma địa. Đấy là thứ hai, các đại Bồ Tát muốn học Đại Thừa nên học trong đó.

Nếu đại Bồ Tát khi hành sâuu Bát nhã, đem vô sở đắc mà làm phương tiện, quán tất cả pháp tự tướng không, nên đều không sở nguyện, nơi tâm an trụ, gọi vô nguyện giải thoát môn, cũng gọi vô nguyện Tam ma địa. Đấy là thứ ba, các đại Bồ Tát muốn học Đại Thừa nên học trong đó. (Q.489, ĐBN)

Thiện Hiện! Đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành Bát nhã Ba la mật.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là mười một trí. Những gì là mười một? Chỗ gọi khổ trí, tập trí, diệt trí, đại trí, tận trí, vô sanh trí, pháp trí, loại trí, thế tục trí, tha tâm trí, như thuyết trí.

Sao là khổ trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết khổ nên chẳng sanh. Đấy là khổ trí.

Sao là tập trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết tập nên dứt hẳn. Đấy là tập trí.

Sao là diệt trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện, biết diệt nên tác chứng. Đấy là diệt trí.

Sao là đạo trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết đạo nên tu. Đấy là đạo trí.

Sao là tận trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết tham sân si hết. Đấy là tận trí.

Sao là vô sanh trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết chẳng sanh lại các cõi. Đấy là vô sanh trí.

Sao là pháp trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết năm uẩn v.v… mỗi mỗi đều có tự tánh riêng. Đấy là pháp trí.

Sao là loại trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết được tướng sai khác của năm uẩn v.v... nghĩa là khổ, vô thường, không, vô ngã v.v... Đó là loại trí.

Sao là thế tục trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết các hữu tình tu hành riêng khác và biết các pháp danh tướng thảy mỗi khác. Đấy là thế tục trí.

Sao là tha tâm trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết kẻ hữu tình kia pháp tâm tâm sở không bị nghi trệ. Đấy là tha tâm trí.

Sao là như thuyết trí? Là nếu trí đem vô sở đắc mà làm phương tiện biết tướng tất cả pháp như nói, tức là Như Lai Nhất thiết tướng trí. Đấy là như thuyết trí. (Q.489, ĐBN)

Thiện Hiện! Phải biết mười một trí đây tức là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là ba vô lậu căn. Những gì là ba? Một là vị tri đương tri căn (căn chưa biết sẽ biết), hai là dĩ tri căn (căn đã biết), ba là cụ tri căn (là căn biết đủ).

Thế nào là vị tri đương tri căn? Nghĩa là các bậc hữu học đối với các Thánh đế chưa hiện quán hoàn toàn, chưa đắc Thánh quả nhưng đã có tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Đó là vị tri đương tri căn.

Thế nào là dĩ tri căn? Nghĩa là các bậc hữu học đối với các Thánh đế đã đạt được hiện quán, đã đắc Thánh quả có đầy đủ tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Đó là dĩ tri căn.

Thế nào là cụ tri căn? Nghĩa là các bậc vô học hoặc A la hán, hoặc các Độc giác, hoặc đại Bồ Tát đã trụ thập địa, hoặc chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Đó là cụ tri căn.

Nếu ba căn đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là ba Tam ma địa. Những gì là ba? Một là có tầm có tứ Tam ma địa, hai là không tầm chỉ tứ Tam ma địa, ba là không tầm không tứ Tam ma địa.

Sao là có tầm có tứ Tam ma địa? Nghĩa là đại Bồ Tát đã xa lìa pháp dục ác bất thiện, có tầm có tứ (có tìm có xét), ly sanh hỷ lạc, nhập vào sơ tịnh lự an trụ đầy đủ. Đó là Tam ma địa có tầm có tứ.

Sao là không tầm chỉ tứ tam ma địa? Nghĩa là đại Bồ Tát đạt đến định trung gian giữa sơ tịnh lự và đệ nhị tịnh lự. Đó là Tam ma địa không tầm có tứ.

Sao là không tầm không tứ Tam ma địa? Nghĩa là đại Bồ Tát từ đệ nhị tịnh lự cho đến định Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó là Tam ma địa không tầm không tứ.

Nếu ba thứ đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng đại thừa của đại Bồ Tát là mười tùy niệm. Những gì là mười? Một là tùy niệm Phật, hai là tùy niệm Pháp, ba là tùy niệm Tăng, bốn là tùy niệm giới, năm là tùy niệm xả, sau là tùy niệm thiên, bảy là tùy niệm nhàm chán, tám là tùy niệm tử, chín là tùy niệm thân, mười là tùy niệm hơi thở.

Nếu mười thứ đây đem vô sở đắc mà làm phương tiện, phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc định, tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ lớp, mười biến xứ cùng thiện pháp thanh tịnh, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là Phật mười lực. Những gì là mười?

Thiện Hiện phải biết: Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ tướng nhân quả các pháp xứ phi xứ, là lực thứ nhất.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ tướng các loại hữu tình trong quá khứ, hiện tại, vị lai do tạp nghiệp khác nhau mà chịu quả khác nhau, đó là lực thứ hai.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ tướng mọi loại cảnh giới khác nhau của thế gian, đó là lực thứ ba.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ nhiều loại thắng giải chẳng phải một loại thắng giải của tất cả hữu tình, đó là lực thứ tư.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ các căn thắng liệt (hơn kém) của các loại hữu tình, là lực thứ năm.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ hành tướng biến hành, là lực thứ sáu.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ các loại hữu tình căn, lực, giác chi, giải thoát, tĩnh lự, đẳng trì, đẳng chí, nhiễm tịnh riêng khác, là lực thứ bảy.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ các loại hữu tình có vô lượng thứ túc trụ (đời trước) sai khác, là lực thứ tám.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, do thiên nhãn thanh tịnh như thật biết rõ các hữu tình có vô lượng thsanh tử sai khác, đó là lực thứ chín.

Nếu dùng vô sở đắc mà làm phương tiện, như thật biết rõ đã chấm dứt các lậu đạt được tâm vô lậu giải thoát, chứng được tuệ giải thoát vô lậu; ngay trong hiện tại tự xác chứng đầy đủ, có thể chơn chánh biết rõ stái sanh đã tận, phạm hạnh đã tròn, những việc cần làm đã làm xong, không còn trở lại đời sống này nữa, đó là lực thứ mười. (Q.489, ĐBN)

Phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa các Bồ Tát ấy là bốn vô sở úy. Những gì là bốn?

Thiện Hiện phải biết: Đại Bồ Tát nào đem vô sở đắc làm phương tiện, tự xưng ta là Chánh đẳng giác. Nếu có Sa môn, hoặc Bà la môn, hoặc Thiên ma phạm, hoặc những hạng khác trong thế gian dựa vào pháp để chất vấn gây trở ngại, làm cho Bồ Tát phải suy nghĩ pháp này chẳng phải Chánh đẳng giác. Đối với sự vấn nạn đó ta xác nhận nó vô lý. Đối với sự vấn nạn đó, vì thấy nó phi lý nên được an ổn, trụ không sợ hãi, tự xưng ta ở ngôi vị Đại tiên tôn kính, ở giữa đại chúng cất tiếng rống Sư tử, chuyển xe diệu pháp luân. Xe ấy thanh tịnh, chơn chánh Vô thượng, tất cả Sa môn, Bà la môn v.v... không ai có thể chuyển được đúng pháp, đó là điều không sợ thứ nhất.

Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện tự xưng ta đã hết hẳn các lậu. Nếu có Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc thế gian y pháp lập nạn và khiến nghĩ nhớ các lậu như thế chưa dứt diệt hẳn. Ta đối nạn kia chánh thấy không lý do. Vì đối nạn kia thấy không lý do nên được trụ yên ổn, không hãi không sợ, tự xưng ta ở ngôi Đại tiên tôn vị, ngự giữa đại chúng chánh cất tiếng rống sư tử quay xe diệu phạm, xe ấy thanh tịnh chơn chánh Vô thượng, tất cả Sa Môn, Bà la môn v.v… không ai có thể chuyển đúng pháp được. Đấy là vô sở úy thứ hai.

Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện vì các đệ tử nói pháp chướng đạo. Nếu có Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn vì khiến nghĩ nhớ nói tập học pháp đây chẳng thể ngăn chận các chướng đạo. Ta đối nạn đây chánh thấy không lý do. Vì đối nạn đây thấy không lý do nên được trụ yên ổn, không hãi không sợ, tự xưng ta ở ngôi Đại tiên tôn vị, ngự giữa đại chúng cất tiếng rống sư tử, quay xe diệu pháp, xe ấy thanh tịnh chánh chơn Vô thượng, tất cả Sa Môn, Bà la môn v.v… không ai có thể chuyển đúng pháp được. Đấy là vô sở úy thứ ba.

Nếu đem vô sở đắc mà làm phương tiện, vì các đệ tử nói Đạo hết khổ. Nếu có Sa Môn, hoặc Bà la môn, hoặc thiên ma phạm, hoặc các thế gian y pháp lập nạn và khiến nghĩ nhớ nói tu đạo này chẳng thể hết khổ được. Ta đối nạn kia chánh thấy không lý do. Vì đối nạn kia thấy không lý do nên được trụ yên ổn, không hãi không sợ, tự xưng ta ở ngôi Đại tiên tôn vị, ngự giữa đại chúng cất tiếng rống sư tử, quay xe diệu phạm, xe ấy thanh tịnh chơn chánh chơn Vô thượng, tất cả Sa Môn, Bà la môn v.v… không ai có thể chuyển đúng pháp được. Đấy là vô sở úy thứ tư. (Q.489, ĐBN)

Phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát Ma ha tát khi hành Bát nhã Ba la mật-đa thẳm sâu. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là bốn vô ngại giải. Những gì là bốn? Một là nghĩa vô ngại giải; hai là pháp vô ngại giải; ba là từ vô ngại giải; bốn là biện vô ngại giải.

Thiện Hiện! Bốn vô ngại giải như thế, đem vô sở đắc mà làm phương tiện. Phải biết đấy là tướng Đại Thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã. (Q. 490, ĐBN) 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là tướng mười tám pháp Phật bất cộng, những gì là mười tám?

Nghĩa là các vị Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bắt đầu từ đêm chứng được quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cho đến đêm nhập Vô dư y Niết bàn, ở trong khoảng thời gian này thường không lầm lỗi, không có lời nói hung bạo, không mất chánh niệm, không có các tưởng, tâm luôn trong định, luôn chọn pháp để xả bỏ, ý chí không thối lui, tinh tấn không thối lui, niệm không lui, định không lui, tuệ không lui, giải thoát trí kiến không lui.

Trong tất cả nghiệp của thân, trí là dẫn đầu, và tùy theo trí mà chuyển. Tất cả nghiệp của khẩu, trí là dẫn đầu, và tùy theo trí mà chuyển. Tất cả nghiệp của ý, trí là dẫn đầu, và tùy theo trí mà chuyển.

Trong quá khứ đã khởi lên trí kiến không chấp trước, không ngăn ngại. Ở hiện tại đang khởi lên trí kiến không chấp trước, không ngăn ngại. Ở vị lai sẽ khởi lên trí kiến không chấp trước, không ngăn ngại.

Mười tám pháp Phật bất cộng như thế đều hoàn toàn dùng vô sở đắc làm phương tiện.

Nên biết đó là tướng Đại thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Tướng Đại Thừa Bồ Tát ấy là các văn tự Đà la ni môn. Những văn tự Đà la ni môn nào? Nghĩa là tánh chữ bình đẳng, tánh lời bình đẳng vào các tự môn. Sao là tánh chữ bình đẳng, tánh lời bình đẳng vào các tự môn?

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã đem vô sở đắc mà làm phương tiện, vào Nhã tự môn, vì ngộ tất cả pháp vốn chẳng sanh vậy.

Vào Lạc tự môn, vì ngộ tất cả pháp xa lìa trần cấu.

Nhập môn chữ Bả, ngộ được giáo lý thắng nghĩa của tất cả pháp.

Nhập môn chữ Giả, ngộ tất cả pháp xa lìa sanh tử, dù tử hoặc sanh đều dùng vô sở đắc làm phương tiện.

Nhập môn chữ Na, ngộ tất cả pháp xa lìa danh tướng, hoặc danh hoặc tướng đều dùng vô sở đắc làm phương tiện.

Nhập môn chữ Kha, ngộ tất cả pháp xuất thế gian, vì nhân duyên ái nhiễm nên chẳng hiện tiền.

Nhập môn chữ Đà, ngộ tất cả pháp điều phục, vắng lặng, chơn như, bình đẳng không phân biệt.

Nhập môn chữ Bà, ngộ tất cả pháp lìa sự trói buộc và cởi mở.

Nhập môn chữ Đồ, ngộ tất cả pháp xa lìa nhiệt não, kiêu căng, uế trược, đạt được sự thanh tịnh.

Nhập môn chữ Sa, ngộ tất cả pháp không quán ngại.

Nhập môn chữ Phược, ngộ tất cả pháp chấm dứt đường ngôn ngữ.

Nhập môn chữ Đả, ngộ tất cả pháp chơn như bất động.

Nhập môn chữ Dã, ngộ tất cả pháp như thật chẳng sanh.

Nhập môn chữ Sắc Tra, ngộ tướng chế phục và tướng nhậm trì của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Ca, ngộ tác giả tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Ta, ngộ thời và tánh bình đẳng của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Ma, ngộ tất cả pháp tánh ngã và ngã sở bất khả đắc.

Nhập môn chữ Già, ngộ tánh hành động chấp thủ của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Tha, ngộ tánh chất tất cả pháp chỗ y cứ bất khả đắc.

Nhập môn chữ Xà, ngộ tất cả pháp năng sở sanh khởi bất khả đắc.

Nhập môn chữ Thấp Phược, ngộ tất cả pháp tánh an ổn bất khả đắc.

Nhập môn chữ Đạt, ngộ tánh có thể giữ gìn cõi giới của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Xả, ngộ tánh Xa ma tha của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Khư, ngộ tánh bình đẳng như hư không bất khả đắc.

Nhập môn chữ Sàn, ngộ tánh cùng tận của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Tát Đả, ngộ tất cả pháp tánh nhậm trì bất khả đắc.

Nhập môn chữ Nhã, ngộ tất cả pháp tánh năng sở tri bất khả đắc.

Nhập môn chữ Thích Tha, ngộ tánh chấp trước nghĩa của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Ha, ngộ tánh thường làm nhân của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Bạc, ngộ tánh phá hoại của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Xước, ngộ tất cả pháp tánh che đậy dục lạc bất khả đắc.

Nhập môn chữ Táp Ma, ngộ tánh đáng nhớ nghĩ của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Hạp Phạ, ngộ tánh kêu gọi của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Sa, ngộ tất cả pháp lìa sự dõng mãnh.

Nhập môn chữ Kiên, ngộ tánh bình đẳng sâu dày của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Sỉ, ngộ tánh tịch tụ của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Noa, ngộ tất cả pháp lìa sự ồn náo.

Nhập môn chữ Phả, ngộ tất cả pháp không có quả báo.

Nhập môn chữ Tắc Ca, ngộ tất cả pháp lìa tánh chất chứa.

Nhập môn chữ Dật Ta, ngộ tánh tướng suy lão của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Chước, ngộ tất cả pháp không dấu chân.

Nhập môn chữ Tra, ngộ tánh đuổi bức nhau của tất cả pháp bất khả đắc.

Nhập môn chữ Trạch, ngộ chỗ cứu cánh của tất cả pháp bất khả đắc.

Thiện Hiện nên biết: Môn chữ Trạch này có thể ngộ nhập vào tận cùng ngần mé pháp không.

Ngoại trừ những chữ này nếu biểu thị các pháp không không thể được. Vì sao? Vì nghĩa các chữ này không thể tuyên thuyết, không thể nêu rõ, không thể viết, không thể chấp thủ, không thể quán sát, vì lìa các tướng.

Thiện Hiện phải biết: Thí như hư không là chỗ quay về của tất cả vật. Những môn chữ này cũng lại như thế, nghĩa không của các pháp đều nhập vào môn này mà được hiển rõ.

Thiện Hiện phải biết: Nhập vào chữ Suy này v.v... gọi là nhập vào môn chữ. Đại Bồ Tát nào đối với môn chữ này, đạt được trí thiện xảo. Đại Bồ Tát ấy đối với các âm thanh, ngôn ngữ được trình bày, được biểu thị đều không quán ngại, đối với tánh không bình đẳng của tất cả pháp đều có thể nắm giữ được hết, đối với các tiếng nói đều được khéo léo.

Đại Bồ Tát nào có thể nghe và nhập vào môn các chữ này, xác định tướng trạng của nó, xác định câu cú, nghe rồi thọ trì đọc tụng thông thạo, vì người giảng nói, không có sự chấp trước, chẳng mong danh dự lợi dưỡng cung kính. Do nhân duyên này được ba mươi món công đức thù thắng lợi ích. Những gì là ba mươi? Nghĩa là được nghĩ nhớ dõng mãnh, được tàm quý hơn, được sức kiên cố, được pháp chỉ thú, được tăng thượng giác, được thù thắng tuệ, được sự biện tài vô ngại, được môn tổng trì, được không nghi hoặc, được gặp lời thuận không ưa lời trái, không ghét, được an trụ bình đẳng, không phân biệt cao thấp, được dùng lời khéo léo đối với hữu tình, được uẩn thiện xảo, được giới thiện xảo, được xứ thiện xảo, được chơn lý thiện xảo, được duyên khởi thiện xảo, được nhân thiện xảo, được duyên thiện xảo, được pháp thiện xảo, được trí căn thắng liệt thiện xảo, được tha tâm trí thiện xảo, được thần cảnh trí thiện xảo, được thiên nhĩ trí thiện xảo, được túc trụ tùy niệm trí thiện xảo, được sanh tử trí thiện xảo, được lậu tận trí thiện xảo, được xứ phi xứ trí thiện xảo, được vãng lai trí thiện xảo, được oai nghi lộ trí thiện xảo. Đó là ba mươi công đức thù thắng lợi ích. (Q.490, ĐBN)

Thiện Hiện nên biết: Khi hành sâu Bát nhã, đại Bồ Tát dùng vô sở đắc làm phương tiện, đạt được môn văn tự Đà la ni này. Phải biết đó là tướng Đại thừa Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã.

 

Lưu ý: Quý vị còn nhớ câu hỏi của Thiện Hiện ở đoạn Kinh thứ 12, thuộc phẩm “Thiện Hiện” không? “Bạch Thế Tôn! Những gì là tướng Đại thừa Bồ Tát?”

Đoạn 12 và 13 Phật trả lời xong câu hỏi thứ nhất: Những gì là tướng Đại thừa của Bồ Tát? Phật trả lời: Đó chính là: 1- Sáu Ba la mật: 2- Mười tám pháp Không; 3- Các Tam ma địa; 4- Tất cả pháp Phật là tướng Đại Thừa Bồ Tát (nằm ở Đoạn 12 nói trên).

Tiếp theo đây, Phật trả lời câu hỏi thứ hai:

Thế nào biết được đại Bồ Tát phát tâm hướng đến Đại thừa?

(Để trả lời câu hỏi này, xin Quý vị độc giả đọc tiếp đoạn Kinh 14 sau đây):

 

14. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, phần sau quyển 490 cho đến

phần đầu quyển 491, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Tu Trị Địa”, phần sau quyển 415 đến phần đầu

quyển 416, Hội thứ II, ĐBN).

 

Thiện Hiện nên biết: Đại Bồ Tát nào siêng năng tu hành sáu pháp Ba la mật, từ địa này đến địa khác, với mức độ như vậy nên biết các đại Bồ Tát ấy hướng đến Đại thừa.

Cụ thọ Thiện Hiện bèn thưa Phật rằng:

- Sao là đại Bồ Tát siêng hành sáu thứ Ba la mật từ một bậc đến một bậc.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát biết tất cả pháp không từ đâu đến, cũng không tới đâu. Vì sao? Vì tất cả pháp không đi không đến, không từ đâu không đến đâu, bởi các các pháp không biến hoại vậy. Đại Bồ Tát này đối việc "từ bậc này đến bậc khác" chẳng nhớ chẳng nghĩ, mặc dù tu trị địa nghiệp mà chẳng thấy địa kia. Đấy là đại Bồ Tát siêng hành sáu thứ Ba la mật, từ một bậc đến một bậc.

Cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Thế nào là đại Bồ Tát tu trị địa nghiệp?

 

Phật bảo Thiện Hiện:

- Các đại Bồ Tát khi trụ sơ địa (Cực hỷ địa hay Hoan hỉ địa) nên khéo tu trị mười thứ thắng nghiệp. Những gì là mười?

Một là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp tịnh thắng ý lạc, vì tướng lợi ích của nó bất khả đắc.

Hai là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp tâm bình đẳng tất cả hữu tình, vì tất cả hữu tình bất khả đắc vậy.

Ba là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp xả thí tất cả, vì kẻ thí, kẻ nhận và của thí bất khả đắc vậy.

Bốn là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp gần kề bạn lành, vì đối các bạn lành không chấp trước vậy.

Năm là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp siêng cầu Chánh pháp, vì các pháp sở cầu bất khả đắc vậy.

Sáu là đem vô sở đắc làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp thường muốn xuất gia, vì gia cư phải xả bỏ bất khả đắc vậy.

Bảy là dùng vô sở đắc làm phương tiện, khéo tu trị nghiệp mến kính thân Phật, vì nhân của các tướng hảo bất khả đắc.

Tám là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp mở rộng giáo pháp, vì giáo sở phân biệt bất khả đắc vậy.  

Chín là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp dứt trừ kiêu mạn, vì các pháp hưng thịnh bất khả đắc vậy.

Mười là đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp thường muốn lời chân thật, vì tất cả ngữ ngôn bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi tu sơ địa nên khéo tu trị mười thắng nghiệp đây, nhờ đấy sơ địa mau được viên mãn.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi trụ đệ nhị địa (Ly cấu địa, cũng gọi Vô cấu địa hay Tịnh địa) nên đối tám pháp tu tập suy nghĩ khiến mau viên mãn. Những gì là tám? Một là thanh tịnh tịnh giới. Hai là biết ơn trả ơn. Ba là trụ sức an nhẫn. Bốn là thọ hoan hỷ tối thắng. Năm là chẳng bỏ hữu tình. Sáu là thường khởi đại bi. Bảy là đối các bậc sư trưởng đem tâm kính tin học hỏi vâng lời cúng dường như thờ chư Phật. Tám là siêng cầu tu tập Ba la mật.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ nhị địa, đối tám pháp này nên chính tư duy, nên siêng tu học khiến mau viên mãn.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi trụ đệ tam địa (Phát quang địa cũng gọi Minh địa, Hữu quang địa, Hưng quang địa) nên đối năm pháp siêng tinh an trụ. Những gì là năm? Một là siêng cầu đa văn, thường không nhàm chán pháp đã được nghe, cũng chẳng chấp trước văn tự. Hai là đem tâm vô nhiễm thường hành pháp thí, tuy giáo hóa rộng rãi nhưng chẳng tự cao. Ba là vì trang nghiêm tịnh độ nên trồng các căn lành, tuy dùng hồi hướng nhưng chẳng tự cao. Bốn là vì hóa hữu tình, tuy không nhàm chán mỏi mệt với sanh tử vô biên nhưng chẳng buông lung. Năm là tuy trụ vào tàm quý nhưng không chấp trước.

Thiện Hiện phải biết: Các Bồ Tát khi trụ đệ tam địa nên thường trụ năm pháp như thế chớ được nới bỏ.

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ tứ địa (Diệm tuệ địa cũng gọi Diệm địa, Tăng diệu địa, Huy diệu địa) nên đối mười pháp thọ trì chẳng bỏ. Những gì là mười?

Một là ở chỗ vắng vẻ thường chẳng bỏ lìa. Hai là thường ưa thiểu dục(ít muốn). Ba là thường ưa biết đủ. Bốn là thường chẳng bỏ công đức Đầu đà. Năm là đối các chỗ học thường chẳng nới bỏ. Sáu là đối các dục lạc rất sanh nhàm lìa. Bảy là thường ưa phát khởi tâm tương ưng với Niết bàn. Tám là thường ưa xả bỏ tất cả vật. Chín là đối tất cả thời tâm chẳng chìm đắm. Mười là thường không luyến trước tất cả sự việc.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ tứ địa, đối mười pháp như thế nên thọ trì chẳng bỏ.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi trụ đệ ngũ địa (Nan thắng địa cũng gọi Cực nan thắng địa) nên xa lìa mười pháp. Những gì là mười? Một là nên xa lìa gia cư. Hai là nên xa lìa Bí sô ni. Ba là nên xa lìa nhà keo kiết. Bốn là nên xa lìa nơi hội hợp bàn cãi giận hờn. Năm là nên xa lìa khen mình chê người. Sáu là nên xa lìa mười ác nghiệp đạo. Bảy là nên xa lìa ngạo mạn tăng thường. Tám là nên xa lìa điên đảo. Chín là nên xa lìa do dự. Mười là nên xa lìa tham sân si.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ ngũ địa, đối mười pháp đây thường nên xa lìa.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ lục địa (Hiện tiền địa cũng gọi Hiện tại địa, Mục kiến địa, Mục tiền địa) nên viên mãn sáu pháp, nên xa lìa sáu pháp. Vì sao gọi là viên mãn sáu pháp? Nghĩa là nên viên mãn bố thí thảy sáu Ba la mật. Vì sao gọi là xa lìa sáu pháp ? Nghĩa là nên xa lìa sáu tâm hèn kém. Những gì là sáu? Một là nên xa lìa tâm Thanh Văn. Hai là nên xa lìa tâm Độc giác. Ba là nên xa lìa tâm nhiệt não. Bốn là nên xa lìa tâm thấy kẻ xin đến chẳng vui. Năm là nên xa lìa tâm đã thí xả vật sở hữu rồi luyến tiếc buồn bực ăn năn. Sáu là nên xa lìa tâm tìm cách lẫn tránh người đến cầu xin.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi hành trụ địa đệ lục thường nên viên mãn sáu pháp nói trước, và nên xa lìa sáu pháp nói sau.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ thất địa (Viễn hành địa cũng gọi Thâm hành địa, Thâm nhập địa, Thâm viễn địa, Huyền diệu địa) đối hai mươi pháp thường nên xa lìa, đối hai mươi pháp thường nên viên mãn.

Vì sao gọi là đối hai mươi pháp thường nên xa lìa? Một là thường nên xa lìa chấp ngã cho đến chấp kiến giả. Hai là thường nên xa lìa chấp đoạn. Ba là thường nên xa lìa chấp thường. Bốn là thường nên xa lìa chấp tưởng tướng. Năm là thường nên xa lìa chấp kiến. Sáu là thường nên xa lìa chấp danh sắc. Bảy là thường nên xa lìa chấp uẩn. Tám là thường nên xa lìa chấp xứ. Chín là thường nên xa lìa chấp giới. Mười là thường nên xa lìa chấp đế. Mười một là thường nên xa lìa chấp duyên khởi. Mười hai là thường nên xa lìa chấp trước ba cõi. Mười ba là thường nên xa lìa chấp tất cả pháp. Mười bốn là thường nên xa lìa chấp đối tất cả pháp đúng lý, chẳng đúng lý. Mười lăm là thường nên xa lìa chấp y Phật kiến. Mười sáu là thường nên xa lìa chấp y Pháp kiến. Mười bảy là thường nên xa lìa chấp y Tăng kiến. Mười tám là thường nên xa lìa chấp y giới kiến. Mười chín là thường nên xa lìa chấp y không kiến. Hai mươi là thường nên xa lìa nhàm chán sợ tánh Không.

Vì sao gọi là đối hai mươi pháp thường nên viên mãn? Một là thường nên viên mãn thông suốt không. Hai là thường nên viên mãn chứng vô tướng. Ba là thường nên viên mãn biết vô nguyện. Bốn là thường nên viên mãn thanh tịnh ba luân. Năm là thường nên viên mãn thương xót hữu tình và đối hữu tình không điều chấp trước. Sáu là thường nên viên mãn sự thấy tất cả pháp tánh bình đẳng và ở trong đó không có sự chấp trước. Bảy là thường nên viên mãn sự thấy tánh bình đẳng của tất cả hữu tình và ở trong đó không có sự chấp trước. Tám là thường nên viên mãn sự thông suốt chơn lý đưa đến cứu cánh và ở trong đó không có sự chấp trước. Chín là thường nên viên mãn trí vô sanh nhẫn. Mười là thường nên viên mãn thuyết chơn lý tất cả pháp đồng một tướng. Mười một là thường nên viên mãn diệt trừ phân biệt. Mười hai là thường nên viên mãn xa lìa các tướng. Mười ba là thường viên mãn xa lìa các tưởng. Mười bốn là thường nên viên mãn xa lìa phiền não. Mười lăm là thường viên mãn khéo léo tu chỉ quán. Mười sáu là thường nên viên mãn điều phục tâm tánh. Mười bảy là thường nên viên mãn vắng lặng tâm tánh. Mười tám là thường nên viên mãn tánh của trí vô ngại. Mười chín là thường nên viên mãn không chỗ ái nhiễm. Hai mươi là thường nên viên mãn tùy tâm mong cầu đến các cõi Phật, ở trong chúng hội Phật đó mà hiện thân ra. (Q.490, ĐBN)

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ thất địa, đối hai mươi pháp trước thường nên xa lìa. Đối hai mươi pháp sau thường nên viên mãn.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi trụ đệ bát địa (Bất động địa cũng gọi Sắc tự tại địa, Quyết định địa, Vô hành vô khai phát vô tướng trụ, Tịch diệt tịnh địa) đối bốn pháp thường nên viên mãn. Những gì là bốn? Một là thường nên viên mãn sự ngộ nhập tâm hành của tất cả hữu tình. Hai là thường nên viên mãn du hí thần thông. Ba là thường nên viên mãn sự trang nghiêm cõi Phật cho chính mình, giống như các cõi Phật mà mình đã được thấy. Bốn là thường nên viên mãn phụng sự cúng dường chư Phật Thế Tôn, đối với thân Như Lai phải như thật quán sát.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ bát địa đối bốn pháp này thường nên viên mãn.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ cửu địa (Thiện tuệ địa cũng gọi Thiện tai ý địa, Thiện căn địa) đối bốn pháp thường nên viên mãn. Những gì là bốn? Một là thường nên viên mãn trí căn thắng liệt. Hai là thường nên viên mãn nghiêm tịnh cõi Phật. Ba là thường nên viên mãn hằng vào các định như huyễn đẳng trì. Bốn là thường nên viên mãn tùy các hữu tình căn lành đã thành thục, cố vào các cõi tự hiện hóa sanh.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ cửu địa bối, bốn pháp này thường nên viên mãn.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành trụ đệ thập địa (Pháp vân địa cũng gọi Tác vũ địa) đối mười hai pháp thường nên viên mãn. Những gì là mười hai?

Một là thường nên viên mãn lãnh thọ vô biên đại nguyện không luận nơi nào, tùy theo sở nguyện đều được thành tựu. Hai là thường nên viên mãn trí nghe được các loại âm thanh khác nhau: Chư thiên, rồng, Dược xoa, Kiền đạt phược, A tu la, Yết lộ trà, Khẩn nại lạc, Mạc hô lạc già, nhơn phi nhơn v.v... Ba là thường nên viên mãn biện thuyết vô ngại. Bốn là thường nên viên mãn nhập thai đầy đủ. Năm là thường nên viên mãn sự chào đời đầy đủ. Sáu là thường nên viên mãn gia tộc đầy đủ. Bảy là thường nên viên mãn dòng họ đầy đủ. Tám là thường nên viên mãn quyến thuộc đầy đủ. Chín là thường nên viên mãn sanh thân đầy đủ. Mười là thường nên viên mãn xuất gia đầy đủ. Mười một là thường nên viên mãn trang nghiêm cội Bồ đề đầy đủ. Mười hai là thường nên viên mãn tất cả công đức thành tựu đầy đủ. (Q.490, ĐBN)

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát trụ đệ thập địa thường nên viên mãn mười hai pháp này.

Thiện Hiện phải biết: Nếu đại Bồ Tát trụ đệ thập địa rồi, đối trước sở tu thắng pháp các địa đều được viên mãn thì có thể nói cùng các Như Lai không khác.

 

(Sau đây là phần giải thích các pháp cần phải viên mãn

khi tu thập địa Bồ Tát)

 

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp định thắng ý lạc?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Nếu các đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, tu nhóm tất cả căn lành thù thắng. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp định thắng ý lạc?

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp tất cả hữu tình tâm bình đẳng?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, dẫn phát từ bi hỷ xả bốn tâm vô lượng. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp tất cả hữu tình tâm bình đẳng.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp xả thí tất cả?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối tất cả hữu tình không chỗ phân biệt mà hành bố thí. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên khéo tu trị nghiệp xả thí tất cả.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo léo tu trị nghiệp gần kề bạn lành?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thấy các bạn lành khuyên hóa hữu tình khiến kia tu tập Nhất thiết trí trí, tức bèn gần kề cung kính cúng dường, tôn trọng ngợi khen, hỏi thọ Chánh pháp, ngày đêm thừa phụng, không lòng nhác trễ. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp gần kề bạn lành.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp cần cầu Chánh pháp?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đem tác ý tương ưng Nhất thiết trí trí, siêng cầu Vô thượng Chánh pháp của Như Lai, chẳng rơi vào các bậc Thanh Văn, Độc giác. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp cần cầu Chánh pháp.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện nên khéo tu trị nghiệp thường muốn xuất gia?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tất cả chỗ sanh hằng chán ở nhà ồn ào, phức tạp, ngột ngạt chật hẹp in như lao ngục, thường vui Phật pháp, xuất gia thanh tịnh, vắng lặng vô vi, như hư không vô ngại. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp thường muốn xuất gia.  

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp mến kính thân Phật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vừa một phen thấy hình tướng Phật rồi, cho đến chứng được Nhất thiết trí trí trọn chẳng bỏ tác ý nhớ Phật. Đấy là đại Bồ Tát khéo đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp mến kính thân Phật.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp xiển dương (mở rộng) giáo pháp?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối Phật còn tại thế và sau Niết Bàn, vì các hữu tình mở rộng pháp giáo, trước giữa sau đều thiện, văn nghĩa khéo đẹp, thuần một viên mãn, phạm hạnh thanh bạch. Chỗ gọi Khế Kinh, Ứng tụng, Ký biệt, Phúng tụng, Tự thuyết, Bổn sự, Bổn sanh, Duyên khởi, Thí dụ, Phương quảng, Hy pháp, cùng là Luận nghị (1). Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp xiển dương giáo pháp.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp dẹp trừ kiêu mạn?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát lòng thường khiêm kính, đè tâm kiêu mạn. Do đây chẳng sanh vào giòng tộc thấp hèn. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp dẹp trừ kiêu mạn.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp thường ưa thích lời chân thật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát nào biết đúng mới nói, lời nói và việc làm hợp nhau. Đấy là đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, nên khéo tu trị nghiệp thường ưa thích lời chân thật.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ sơ địa nên khéo tu trị mười thắng nghiệp đây khiến mau viên mãn. (Q.490, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thanh tịnh tịnh giới?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chẳng khởi các tâm Thanh Văn, Độc giác và các pháp phá giới, ngăn chận Bồ đề tâm. Đấy là đại Bồ Tát thanh tịnh tịnh giới.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát biết ơn trả ơn?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát khi hành các hạnh thù thắng Bồ Tát được chút ơn của người hãy năng trọng báo, huống ơn huệ nhiều mà chẳng đền. Đấy là đại Bồ Tát biết ơn trả ơn.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát trụ năng lực an nhẫn?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát giả sử đều bị tất cả hữu tình xâm hại, mà đối với họ không tâm hờn oán. Đấy là đại Bồ Tát trụ năng lực an nhẫn.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát cảm nhận sự hoan hỷ thù thắng?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thấy các hữu tình đối hạnh Tam thừa đã được thành thục, thân tâm vui mừng. Đấy là đại Bồ Tát cảm nhận sự hoan hỷ thù thắng.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát chẳng bỏ hữu tình?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thường khắp cứu vớt tất cả hữu tình khiến lìa khổ nạn. Đấy là đại Bồ Tát chẳng bỏ hữu tình.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường khởi đại bi?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát khi hành các hạnh thù thắng Bồ Tát, thường khởi nghĩ này: Ta vì nhiêu ích các hữu tình, giả sử kiếp kiếp đều như cát sông Hằng vào vô lượng vô số đại địa ngục chịu các khổ lớn hoặc đốt hoặc nướng, hoặc chặt hoặc cắt, hoặc lột hoặc treo, hoặc mài hoặc giã, chịu vô lượng việc khổ như thế, cho đến khiến các loại hữu tình kia nương xe Như Lai mà vào viên tịch. Như vậy, Cứ như vậy, cho đến hết cảnh giới tất cả hữu tình, nhưng tâm đại bi của ta vẫn không lười mỏi. Đấy là đại Bồ Tát thường khởi đại bi.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đối các bậc Sư trưởng đem tâm kính tin hỏi vâng cúng dường như thờ chư Phật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nên cung kính tùy thuận Sư trưởng, không điều đoái luyến. Đấy là đại Bồ Tát đối các Sư trưởng đem tâm kính tin hỏi vâng cúng dường như thờ chư Phật.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát siêng cầu tu tập Ba la mật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát khắp đối tất cả Ba la mật chuyên tâm tu học, chẳng đoái các việc, vì muốn thành thục tất cả hữu tình. Đấy là đại Bồ Tát siêng cầu tu tập Ba la mật.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ nhị đối tám pháp này nên tư duy nên học khiến mau viên mãn. (Q.490, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát siêng cầu đa văn, thường không nhàm chán pháp đã nghe, cũng không chấp trước văn tự?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát phát siêng tinh tấn khởi nghĩ này rằng: Nếu cõi Phật đây hoặc mười phương cõi tất cả  Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thuyết Chánh pháp, ta phải lóng nghe thọ trì đọc tụng, tu học rốt ráo, không để thiếu sót nhưng không chấp trước văn tự trong đó. Đó là đại Bồ Tát siêng cầu đa văn, thường không nhàm chán pháp đã nghe, cũng chẳng chấp trước văn tự.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đem tâm không nhiễm thường hành pháp thí, tuy rộng khai hóa mà chẳng tự cao?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì các hữu tình tuyên nói chánh pháp, chứ chẳng phải vì đem căn lành này hồi hướng quả Bồ đề, huống chi cầu những việc khác, tuy giáo hoá nhiều nhưng chẳng buông lung, kiêu mạn. Đó là đại Bồ Tát thường đem tâm vô nhiễm, thực hành pháp thí, tuy khai hóa rộng mà chẳng tự cao.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát vì nghiêm tịnh cõi Phật, trồng các căn lành, tuy dùng hồi hướng mà chẳng tự cử?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát mạnh mẽ tinh tấn tu các căn lành, vì muốn trang nghiêm cõi Phật và vì thanh tịnh mình người, tuy làm việc này mà chẳng tự cao. Đấy là đại Bồ Tát vì nghiêm tịnh cõi Phật trồng các căn lành tuy dùng hồi hướng mà chẳng tự cử.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát vì hóa hữu tình, tuy chẳng nhàm mỏi sanh tử vô biên mà chẳng kiêu lung?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì muốn thành thục tất cả hữu tình, trồng các căn lành, nghiêm tịnh cõi Phật, cho đến chưa viên mãn Nhất thiết trí trí, chưa trọn xong thành tựu tất cả Phật pháp, dù thọ vô biên sanh tử khổ nhọc mà không nhàm mỏi, cũng chẳng tự cao. Đấy là đại Bồ Tát vì hóa độ hữu tình, tuy chẳng nhàm mỏi sanh tử vô biên mà chẳng kiêu lung.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát tuy có hổ thẹn nhưng không chấp trước?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chuyên cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vì biết hổ thẹn nên quyết không khởi lên tác ý về Thanh văn, Độc giác, nhưng ở trong đó không chấp trước, không sanh nhàm chán mà hủy báng. Đó là đại Bồ Tát tuy có hổ thẹn nhưng không chấp trước.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ tam địa nên thường an trụ năm pháp như thế, tin siêng tu tập khiến mau viên mãn. (Q.490, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát trụ chỗ vắng vẻ thường chẳng bỏ lìa?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vượt các bậc Thanh Văn Độc giác v.v…, nên thường chẳng bỏ chỗ vắng vẻ. Đấy là đại Bồ Tát trụ chỗ vắng vẻ thường chẳng bỏ lìa.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường muốn thiểu dục?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát không vì bản thân mà mong cầu quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, huống chi mong cầu những việc của thế gian và hàng Nhị thừa. Đó là đại Bồ Tát thường ưa thiểu dục.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường muốn vui đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chuyên cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên đối các việc khác chẳng sanh chấp trước. Đấy là đại Bồ Tát thường muốn vui đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường chẳng bỏ lìa công đức Đầu đà?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào xét kỹ pháp nhẫn trong giáo pháp thâm sâu của Phật. Đó là đại Bồ Tát thường chẳng lìa bỏ công đức Đầu đà.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đối các chỗ học thường chẳng nới bỏ?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào giữ vững giới đã học, chẳng dời đổi cũng chẳng chấp thủ tướng của chúng. Đó là đại Bồ Tát thường chẳng xả bỏ các học xứ.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát rất nhàm chán, muốn xa lìa các dục lạc.

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào chẳng khởi lòng dục đối với dục lạc hấp dẫn. Đó là đại Bồ Tát nhàm chán, muốn xa lìa các dục lạc.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát thường muốn phát khởi tâm tương ưng Niết bàn?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào hiểu biết hết tất cả pháp thường không tạo tác. Đó là đại Bồ Tát thường muốn phát khởi Niết bàn tương ưng với tâm.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đối tất cả vật thường muốn nới bỏ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối pháp nội ngoại thường chẳng chấp lấy. Đấy là đại Bồ Tát đối tất cả vật thường muốn nới bỏ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát đối tất cả thời tâm chẳng chìm đắm?

Thiện Hiện! Đại Bồ-tát nào đối với các thức, tâm an trụ nhưng không chấp trước. Đó là đại Bồ Tát chẳng mê muội bất cứ lúc nào.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát thường không luyến tiếc tất cả sự việc?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào chẳng có tư duy gì về tất cả sự việc. Đó là đại Bồ Tát thường không luyến tiếc tất cả sự việc.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ tứ địa đối mười pháp như thế thường nên thọ trì chớ được chút nới. (Q.490, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát xa lìa gia cư?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào tánh ưa dạo chơi cõi nước của chư Phật, sanh ở chỗ nào cũng muốn xuất gia, cạo bỏ râu tóc, ôm bình bát, mặc ba y, hiện làm Sa môn. Đó là đại Bồ Tát xa lìa gia cư.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa Bí sô ni?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào thường phải xa lìa các Bí sô ni, không cùng họ ở chung trong khoảng thời gian rất ngắn, chẳng khởi tâm xấu về họ. Đó là đại Bồ Tát xa lìa Bí sô ni.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa nhà keo kiệt?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào suy nghĩ như vầy: Ta nên vì lợi ích an vui lâu dài cho tất cả hữu tình, khiến hữu tình này nương nhờ phước lực của họ mà cảm được, làm vị thí chủ tốt như vậy, vì thế ở trong đây ta chớ nên keo kiệt, ganh ghét. Suy nghĩ như vậy rồi, vị ấy xa lìa nhà keo kiệt. Đó là đại Bồ Tát xa lìa nhà keo kiệt.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa hội chúng tranh cãi, tức giận?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào suy nghĩ thế này: Hội chúng nào gồm Thanh văn và Độc giác, trong đó nói pháp yếu tương ưng với hàng Nhị thừa, làm cho ta lui mất tâm đại Bồ đề. Vì thế, ta quyết định nên xa lìa chúng hội ấy. Lại nghĩ như vầy: Những kẻ hay tức giận tranh cãi ấy có thể làm cho các hữu tình phát khởi sự sân hại, tạo ra nhiều loại nghiệp ác bất thiện. Đối với đường lành còn chống trái huống gì đại Bồ đề. Vì thế quyết định xa lìa sự tức giận tranh cãi. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa hội chúng tranh cãi tức giận.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa sự khen mình chê người?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào không thấy có pháp trong, pháp ngoài, xa lìa sự khen mình chê người. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa sự khen mình chê người.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa mười nghiệp đạo ác?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào suy nghĩ thế này: Đối với cảnh giới thiện như trời, người mà mười điều ác này còn ngăn ngại như vậy, huống gì đối với Thánh đạo và đại Bồ đề. Thế nên nhất định ta phải xa lìa chúng. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa mười nghiệp đạo ác.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa sự tăng thượng mạn?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào hoàn toàn không thấy có các pháp trong và ngoài đáng để mà phát khởi sự tăng thượng mạn. Vì thế nên quyết định xa lìa sự tăng thượng mạn như vậy. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tăng thượng mạn.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa sự điên đảo?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào quán các sự điên đảo hoàn toàn bất khả đắc, vì thế nhất định phải xa lìa sự điên đảo. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa sự điên đảo.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa sự do dự?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào xét thấy sự do dự hoàn toàn bất khả đắc, vì thế nên quyết định xa lìa sự do dự. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa sự do dự.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tham, sân, si?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào hoàn toàn không thấy có tham, sân, si, nên xa lìa ba độc này. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tham, sân, si.

Thiện Hiện nên biết: Khi trụ địa thứ năm, các đại Bồ Tát phải thường xa lìa, không nên gần gũi, tu tập theo mười pháp này. (Q.490, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên viên mãn sáu pháp Ba la mật?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào viên mãn sáu pháp Ba la mật, vượt qua các bậc Thanh văn, Độc giác v.v... Nếu trụ vào sáu Ba la mật này, thì Thánh chúng Tam thừa có thể vượt qua năm loại sở tri đến bờ giác. Những gì là năm? Một là quá khứ; hai là vị lai; ba là hiện tại; bốn là vô vi; năm là bất khả thuyết. Cho nên đại Bồ Tát nhất định phải viên mãn bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Đó là đại Bồ Tát nên viên mãn sáu pháp Ba la mật.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm Thanh văn?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào nghĩ như vầy: Tâm Thanh văn thừa chẳng phải đạo để chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên phải xa lìa. Vì sao? Vì nhàm chán sanh tử. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm Thanh văn.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm Độc giác?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào nghĩ như vầy: Tâm Độc giác thừa chẳng phải đạo để chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên phải xa lìa. Vì sao? Vì ưa thích Niết bàn. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm Độc giác.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm nhiệt não?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát khởi nghĩa như vầy: Tâm run sợ sanh tử nóng bức chẳng phải đạo chứng Vô thượng bồ đề nên phải xa lìa. Vì sao? Vì sợ sanh tử vậy. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm nhiệt não.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm mỗi khi thấy người nào đến xin sầu não, chẳng vui?

Thiện Hiện! đại Bồ Tát nào nghĩ như vầy: Tâm ưu sầu không vui này chẳng phải đạo để chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên phải xa lìa. Vì sao? Vì trái với từ bi. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm hễ thấy người đến xin sầu não, chẳng vui.

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm hối tiếc, buồn rầu hối hận đối với vật sở hữu đã cho?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào nghĩ như vầy: Tâm hối tiếc này chẳng phải đạo để chứng quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên phải xa lìa. Vì sao? Vì trái nghịch với bản nguyện. Nghĩa là trước đây khi phát Bồ đề tâm, ta có nguyện: Tất cả vật sở hữu của ta tùy theo mong cầu của kẻ đến xin đều thí cho hết, chẳng để họ thiếu thốn. Thế mà hôm nay đã cho sao còn hối tiếc. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm hối tiếc đối với vật sở hữu đã cho.

 

Bạch Thế Tôn! Thế nào là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm tìm cách lẫn tránh đối với kẻ đến xin.

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát nào nghĩ như vầy: Tâm lẫn tránh này chẳng phải đạo để chứng quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề nên phải xa lìa. Vì sao? Vì trái với lời nguyện ban đầu. Nghĩa là trước đây khi phát Bồ đề tâm, ta có nguyện: Phàm ai đến xin những vật sở hữu của ta, ta đều cho theo nhu cầu của họ, chẳng để họ thiếu thốn. Tại sao hôm nay lại trốn tránh họ. Đó là đại Bồ Tát nên xa lìa tâm trốn tránh với kẻ đến xin.

Thiện Hiện nên biết: Khi trụ địa thứ sáu, các đại Bồ Tát thường nên viên mãn sáu pháp đã nói ở trước, và nên xa lìa sáu pháp đã nói ở sau, nhưng trong đó không có sự chấp thủ. (Q.490, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp ngã, cho đến chấp kiến giả?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát quán ngã cho đến kiến giả hoàn toàn chẳng có, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp ngã cho đến chấp kiến giả. Vì sao? Vì tự tánh của ngã cho đến kiến giả bất khả đắc. (Q.491, ĐBN)

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp đoạn?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tất cả pháp tánh không thể đoạn, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp đoạn. Vì sao? Vì nghĩa của tất cả pháp hoàn toàn không sanh, không đoạn.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp thường?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh tất cả pháp là thường, chẳng có, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp thường. Vì sao? Vì tất cả pháp không sanh, không diệt, chẳng đoạn, thường.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa tưởng tướng?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán pháp tạp nhiễm hoàn toàn chẳng có, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa tưởng tướng. Vì sao? Vì pháp tạp nhiễm tánh nó vốn xa lìa.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp kiến?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát không thấy có tự tánh của các kiến, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp kiến. Vì sao? Vì chỗ thấy của các pháp bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp danh sắc?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh của danh sắc hoàn toàn vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp danh sắc. Vì sao? Vì danh sắc chơn thật bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp uẩn?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh các uẩn hoàn toàn vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp uẩn. Vì sao? Vì tánh của pháp tích tụ bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp xứ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh các xứ hoàn toàn vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp xứ. Vì sao? Vì tánh pháp sanh môn bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp giới?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh các giới hoàn toàn vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp giới. Vì sao? Vì tánh pháp trụ trì bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nghĩa chơn thật?

Thiện Hiện! Nếu Đại Bồ Tát quán tánh các nghĩa chơn thật hoàn toàn vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nghĩa chơn thật. Vì sao? Vì pháp chẳng phải hư dối bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp duyên khởi?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh duyên khởi đều vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp duyên khởi. Vì sao? Vì pháp vô minh v.v... bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp trước trụ ba cõi?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh ba cõi đều vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp trước trụ ba cõi. Vì sao? Vì sự ràng buộc ba cõi bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp tất cả pháp?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh các pháp đều vô sở hữu, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp tất cả pháp. Vì sao? Vì tự tánh các pháp chỉ giả thi thiết, đều như hư không bất khả đắc vậy. Đấy là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp tất cả pháp.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa các chấp đối với tất cả pháp như lý hoặc bất như lý?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tánh tất cả pháp đúng lý, không đúng lý, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa sự chấp đối với tất cả pháp như lý hoặc bất như lý. Vì sao? Vì các pháp như vậy bất khả đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy Phật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chỉ biết nương vào việc thấy Phật thì không được thấy Phật, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy Phật. Vì sao? Vì tự tánh chơn như Phật không thể thấy.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy Pháp?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chỉ biết nương vào việc thấy pháp thì không được thấy pháp, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy Pháp. Vì sao? Vì tự tánh chơn như của pháp không thể thấy.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy Tăng?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chỉ biết nương vào việc thấy Tăng thì không được thấy Tăng, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy Tăng. Vì sao? Vì tự tánh chơn như của Tăng vô tướng, vô vi không thể thấy.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy giới?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát chỉ biết tánh tội phước đầy đủ chẳng thật có, thì đây là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương vào việc thấy giới. Vì sao? Vì hoặc tội hoặc phước chỉ giả thi thiết, bất khả đắc vậy.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp dựa vào việc thấy Không?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán các pháp không đều vô sở hữu, chẳng thể xem thấy. Vì sao? Vì tự tánh của không thấy phải hữu chẳng phải vô, chẳng thể thấy được vậy. Đấy là đại Bồ Tát thường nên xa lìa chấp nương không thấy.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên xa lìa nhàm chán sợ hãi tánh Không?

- Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát quán tất cả pháp tự tánh đều không, chẳng phải không cùng không có chỗ chống trái, nên việc nhàm chán sợ hãi đều bất khả đắc. Vì sao? Vì các pháp hữu tánh chẳng nên chán sợ vậy. Đấy là đại Bồ Tát thường nên xa lìa tánh nhàm chán sợ hãi không.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn, thông đạt pháp Không?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát biết tất cả pháp tự tướng đều Không, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thông đạt pháp Không.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn chứng đắc vô tướng?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát không suy nghĩ tất cả tướng, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn chứng đắc vô tướng.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn liễu tri vô nguyện?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát đối với pháp trong ba cõi, tâm không chỗ trụ, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn liễu tri vô nguyện.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn thanh tịnh ba luân?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát viên mãn thanh tịnh mười thiện nghiệp đạo, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thanh tịnh ba luân.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn thương xót hữu tình và đối với loài hữu tình không có chỗ chấp trước?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát đã được đại bi và trang nghiêm tịnh độ đều không chỗ chấp trước, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thương xót hữu tình và đối với loài hữu tình không có chỗ chấp trước.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn thấy tánh bình đẳng đối với tất cả pháp, và không chấp trước những điều trong đó?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối với tất cả pháp không tăng, không giảm và không chấp thủ, không trụ trước những điều trong đó, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thấy tánh bình đẳng đối với tất cả pháp và không chấp trước những điều trong đó.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn thấy tánh bình đẳng đối với các loài hữu tình, và không chấp trước những điều trong đó?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối với các hữu tình không tăng, không giảm và không chấp thủ, không trụ trước những điều trong đó, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thấy tánh bình đẳng đối với các loài hữu tình và không chấp trước những điều trong đó.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn đối chơn lý thông suốt tới rốt ráo, và đối trong ấy không sở chấp trước?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối tất cả pháp lý thú chơn thật, tuy như thật thông suốt, mà không chỗ thông suốt, và đối trong ấy không lấy không trụ. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn đối chơn lý thông suốt tới rốt ráo và đối trong ấy không lấy không trụ. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn đối chơn lý thông suốt tới rốt ráo và đối trong âý không sở chấp trước.

Bạc Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn trí vô sanh nhẫn?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát nhẫn nhục với tất cả pháp không sanh, không diệt, không tạo, không tác, và biết rõ danh sắc hoàn toàn không sanh, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn trí nhẫn vô sanh.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn thuyết tất cả pháp nhất tướng lý thú?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối với tất cả pháp không hành hai tướng, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thuyết tất cả pháp nhất tướng lý thú.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn diệt trừ phân biệt?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối với tất cả pháp không có sự phân biệt, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn diệt trừ phân biệt.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường viên mãn xa lìa các tưởng?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thường xa lìa tất cả tưởng nhỏ, tưởng lớn và vô lượng tưởng, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn xa lìa các tưởng.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường viên mãn xa lìa các kiến?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát xa lìa các sự thấy của Thanh văn, Độc giác v.v... thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn xa lìa các kiến.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn xa lìa phiền não?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát xả bỏ tất cả tập khí phiền não hữu lậu tương tục, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn xa lìa phiền não.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường được viên mãn khéo léo thực hành pháp chỉ quán?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tu hành Nhất thiết trí, Nhất thiết tướng trí, thì đây là đại Bồ Tát thường được viên mãn thực hành khéo léo pháp chỉ quán.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn điều phục tâm tánh?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát ở trong ba cõi mà không đắm trước, không lạc thú, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn điều phục tâm tánh.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tâm tánh tịch tĩnh?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát nhiếp phục sáu căn, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tâm tánh tịch tĩnh.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tánh vô ngại trí?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tu hành chứng đắc Phật nhãn, đối với tất cả pháp quyết định rõ ràng không chướng ngại, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tánh vô ngại trí.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn không bị ái nhiễm?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đối với lục xứ xả bỏ hoàn toàn, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn không ái nhiễm bất cứ điều gì.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên tùy tâm ý muốn đến các cõi chư Phật, và hiện thân trong hội chúng của chư Phật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tu hành đạt được thần thông thù thắng, đến các cõi Phật để phụng sự, cúng dường chư Phật Thế Tôn, và thỉnh chuyển pháp luân, làm lợi ích cho tất cả, thì đây là đại Bồ Tát thường nên tùy tâm ý muốn đến các cõi chư Phật, và hiện thân trong hội chúng của chư Phật.

Thiện Hiện nên biết: Khi chư đại Bồ Tát an trụ ở địa thứ bảy thì thường nên xa lìa hai mươi pháp trước và nên viên mãn hai mươi pháp sau. (Q.491, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn ngộ nhập tâm hành tất cả hữu tình?

- Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát nhất tâm cùng với trí như thật biết khắp hành tướng sai biệt tâm và tâm sở của tất cả hữu tình, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn ngộ nhập tâm hành tất cả hữu tình.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn du hí thần thông?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thường du hí các loại thần thông tự tại, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, vì để thân cận cúng dường chư Phật, chứ không sanh vọng tưởng ở cõi Phật, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn du hí thần thông.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn thấy các cõi Phật, và theo chỗ đã thấy mà tự trang nghiêm thanh tịnh các cõi Phật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát an trụ trong một cõi Phật thì có thể thấy mười phương vô biên cõi Phật, cũng có thể thị hiện nhưng thường không sanh ý tưởng ở cõi Phật. Lại vì thành thục các hữu tình cho nên thị hiện Chuyển luân vương ở khắp Tam thiên đại thiên thế giới để tự trang nghiêm, và có thể xả bỏ mà không chấp trước, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn thấy các cõi Phật, và theo chỗ đã thấy mà tự trang nghiêm thanh tịnh các cõi Phật.

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên viên mãn phụng sự cúng dường chư Phật Thế Tôn, đối với thân Như Lai quán sát như thật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì muốn nhiêu ích các hữu tình nên đối pháp nghĩa thú như thật phân biệt. Như vậy, gọi là đem pháp vâng thờ cúng dường chư Phật. Lại quán sát kỹ pháp thân chư Phật. Đấy là Bồ Tát thường nên viên mãn vâng thờ cúng dường chư Phật Thế Tôn, đối thân Như Lai quán sát như thật.

Thiện Hiện nên biết: Khi đại Bồ Tát an trụ địa thứ tám thì đối với bốn pháp này thường nên viên mãn. (Q.491, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn trí căn thắng liệt (hơn kém)?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát trụ Phật mười lực như thật biết rõ các căn hơn kém tất cả hữu tình. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn trí căn hơn kém.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn nghiêm tịnh cõi Phật?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện nghiêm tịnh tâm hành tất cả hữu tình, không điều chấp trước. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn nghiêm tịnh cõi Phật.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn hằng vào các định như huyễn đẳng trì?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát trụ đẳng trì đây, dù năng thành xong tất cả sự nghiệp mà tâm đối pháp đều không động chuyển. Lại tu đẳng trì cực thành thục, nên chẳng khởi gia hạnh, mà được hằng hiện tiền. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn hằng vào các định như huyễn đẳng trì.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tùy các hữu tình căn lành đã chín, cố vào các cõi tự hiện hóa sanh?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì muốn thành thục các loại hữu tình căn lành thù thắng, tùy kia sở nghi, cố vào các cõi mà hiện thọ sanh. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tùy các hữu tình căn lành đã chín cố vào các cõi tự hiện hóa sanh.

Thiện Hiện phải biết: Các đại Bồ Tát khi trụ đệ cửu địa đối bốn pháp này thường nên viên mãn. (Q.491, ĐBN)

 

Bạch Thế Tôn! Sao gọi là đại Bồ Tát thường nên tùy theo đại nguyện mà nhiếp thọ vô biên xứ và theo sở nguyện của chúng sanh mà giúp họ chứng đắc?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát vì tu sáu pháp Ba la mật đã viên mãn, hoặc vì trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, hoặc vì thành thục các loại hữu tình, tùy tâm nguyện mà làm viên mãn không thiếu sót, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tùy theo đại nguyện mà nhiếp thọ vô biên xứ và theo sở nguyện của chúng sanh mà giúp họ chứng đắc.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn theo âm loại khác các trời rồng, nói rộng cho đến người phi người v.v…?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tu tập thù thắng từ vô ngại giải, khéo biết hữu tình ngôn âm sai khác. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn trí theo âm loại khác các trời rồng, nói rộng cho đến người phi người v.v...

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn vô ngại biện thuyết?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tu tập thù thắng biện vô ngại giải, vì các hữu tình năng diễn thuyết vô tận. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn vô ngại biện thuyết.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn vào thai đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát tuy sanh tất cả chỗ thật hằng hóa sanh, mà vì muốn lợi ích hữu tình hiện vào thai tạng, ở trong đầy đủ các việc thắng sự. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn vào thai đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là là đại Bồ Tát thường nên viên mãn xuất sanh đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát khi xuất thai thị hiện các việc thắng sự hiếm có, khiến các hữu tình thấy vui mừng được nhiêu ích lớn. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn xuất sanh đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là là đại Bồ Tát thường nên viên mãn gia tộc đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát hoặc sanh đại tộc Sát đế lợi, hoặc đại tộc Bà la môn, chỗ bẩm thọ cha mẹ không thể chê trách được. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn gia tộc đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là là đại Bồ Tát thường nên viên mãn dòng họ đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thường sanh ở trong dòng họ các đại Bồ Tát quá khứ. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn dòng họ đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn quyến thuộc đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát thuần đem vô lượng vô số đại Bồ Tát mà làm quyến thuộc, chẳng lộn tạp các loại khác. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn quyến thuộc đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn sanh thân đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát khi mới sanh, nơi thân đầy đủ tất cả tướng tốt, phóng quang minh lớn soi khắp vô biên thế giới chư Phật, cũng khiến các thế giới kia sáu thứ biến động. Hữu tình kẻ gặp đều được lợi vui. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn sanh thân đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn xuất gia đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát với khi xuất gia vô lượng vô số trăm ngàn trăm ức muôn ức chúng vây quanh trước sau tôn trọng khen ngợi. Qua đến đạo tràng cắt bỏ râu tóc, mặc ba áo pháp, nhận cầm bình bát, dẫn dắt vô lượng vô biên hữu tình nương Tam thừa mà đến viên tịch. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn xuất gia đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thưòng nên viên mãn trang nghiêm cội Bồ đề đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát căn lành thù thắng, nguyện lực rộng lớn, cảm ứng được cội đại Bồ đề như vầy: Thân cây bằng ngọc lưu ly, gốc bằng vàng rồng, nhánh lá hoa quả đều dùng bảy báu thượng diệu làm ra. Cội ấy cao rộng phủ khắp Tam thiên đại thiên cõi Phật, ánh sáng tỏa khắp hằng hà sa cõi Phật ở mười phương thế giới. Các loài hữu tình trông thấy đều được lợi ích, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn trang nghiêm cội Bồ đề đầy đủ.

Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tất cả công đức thành xong đầy đủ?

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đầy đặn tư lương phước huệ thù thắng, thành thục hữu tình, nghiêm tịnh cõi Phật. Đấy là đại Bồ Tát thường nên viên mãn tất cả công đức thành xong đầy đủ.

Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát đầy đủ tư lương phước tuệ thù thắng, lại thành thục các hữu tình, và làm trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật, thì đây là đại Bồ Tát thường nên viên mãn thành tựu tất cả công đức.

Thiện Hiện nên biết: Khi đại Bồ Tát an trụ địa thứ mười, thường nên viên mãn mười hai pháp này.

Bạch Thế Tôn! Vì sao đại Bồ Tát khi đã an trụ địa thứ mười rồi, đối với việc tu hành thắng pháp của các địa trước đều được viên mãn, nên nói đồng với các đức Như Lai không khác?

Thiện Hiện! Đại Bồ Tát này đã viên mãn bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Đã viên mãn bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định. Đã viên mãn bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi. Đã viên mãn không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Đã viên mãn nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Đã viên mãn chơn như cho đến bất tư nghì giới. Đã viên mãn khổ tập diệt đạo Thánh đế. Đã viên mãn tám giải thoát, chín định thứ lớp. Đã viên mãn tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn. Đã viên mãn năm nhãn, sáu thần thông. Đã viên mãn Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Đủ Nhất thiết trí, Nhất thiết tướng trí. Hoặc lại dứt hẳn tập khí nối nhau của tất cả phiền não nữa, bèn trụ thập địa.

Bởi đây nên nói: Nếu đại Bồ Tát trụ đệ thập địa rồi, đối sở tu thắng pháp các địa trước đều được viên mãn, cùng các Như Lai nên nói không khác. (Q.491, ĐBN)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sao là đại Bồ Tát trụ đệ thập địa tới Như Lai địa?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Đại Bồ Tát này dùng phương tiện thiện xảo thực hành sáu Ba la mật, tu bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, đầy đủ tất cả Nhất thiết trí, Nhất thiết tướng trí. Vượt qua Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa và Bồ Tát địa. Lại đoạn trừ hẳn tất cả phiền não tập khí tương tục, liền thành Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, và an trụ Như Lai địa.

Thiện Hiện! Như vậy đại Bồ Tát đệ thập địa tới Như Lai địa. Thiện Hiện! Ngang đây phải biết các đại Bồ Tát phát tới Đại Thừa.

Thích nghĩa cho đoạn 14 này:

(1). Mười hai bộ kinh: (Thập nhị bộ kinh): Bao gồm: 1. Tu-đa-la (Phạn ngữ: Stra), dịch nghĩa: Khế kinh, pháp bổn, là những lời Phật dạy thích hợp với từng căn cơ chúng sanh; 2. Kỳ-dạ (Phạn ngữ: Geya), dịch nghĩa: Ứng tụng, trùng tụng, là những lời dạy trong kinh được lặp lại để người nghe ghi nhớ và thực hành; 3. Hòa-ca-la-na (Phạn ngữ: Vyakarana), dịch nghĩa: Thọ ký, là lời dạy của Phật về kết quả tu tập trong tương lai của các vị đệ tử, nói trước về sự chứng đắc quả vị của mỗi người căn cứ vào nỗ lực tu tập, hành trì của họ; 4. Già-đà (Phạn ngữ: Gth), dịch nghĩa: Phúng tụng, cô khởi tụng hay kệ tụng, là những lời dạy của Phật được diễn đạt theo thể kệ tụng để dễ ghi nhớ, thường là lặp lại phần ý nghĩa đã diễn thuyết trong khế kinh; 5. Ưu-đà-na (Phạn ngữ: Udana), dịch nghĩa: Tự thuyết, hay vô vấn tự thuyết, là những kinh điển do đức Phật quán xét căn cơ chúng sanh rồi tự nói ra, không cần có nhân duyên dẫn khởi, không cần đợi người thưa hỏi; 6. Ni-đà-na (Phạn ngữ: Nidna), dịch nghĩa: Nhân duyên, là những nhân duyên dẫn khởi sự thuyết dạy của Phật, như do có việc thế này nên thuyết dạy pháp như thế này...; 7. A-ba-đà-na (Phạn ngữ: Avadna), dịch nghĩa: Thí dụ, là những lời dạy bằng phương thức thí dụ, dẫn dụ, so sánh nghĩa là so sánh các sự việc; 8. Y-đế-mục-đa-già (Phạn ngữ: Itivrtaka), dịch nghĩa: Bổn sự, là những lời dạy về tiền thân tu tập của các vị đệ tử Phật, được dẫn ra như những bài học cho thính chúng; 9. Xà-đà-già (Phạn ngữ: Jtaka), dịch nghĩa: Bổn sanh, là lời dạy về các tiền thân của chính đức Phật, cũng được dẫn ra vì mục đích giáo hóa; 10. Tỳ-phật-lược (Phạn ngữ: Vaipulya), dịch nghĩa: Phương quảng, là chỉ chung các kinh điển truyền dạy giáo pháp Đại thừa; 11. A-phù-đà-đạt-ma (Phạn ngữ: Adbhutadharma), dịch nghĩa: Vị tằng hữu, là những kinh điển thuyết giảng những điều bất khả tư nghị, xưa nay chưa từng có, như nói về thần lực, phước đức của chư Phật, Bồ Tát...; 12. Ưu-ba-đề-xá (Phạn ngữ: Upadçsa), dịch nghĩa: Luận nghị, là những lời dạy mang tính luận thuyết, bàn giải, để giúp người nghe nắm hiểu được giáo pháp cũng như các pháp môn tu tập. Trong 12 bộ kinh này thì 9 bộ trước là thuộc về giáo nghĩa quyền thừa, nhằm dẫn dắt mọi chúng sanh sơ cơ, (Xem Chín bộ kinh), 3 bộ cuối cùng giảng thuyết những ý nghĩa cứu cánh rốt ráo, đưa đến quả vị Phật. Đã chú thích rồi nhưng ở đây 12 bộ Kinh phiên âm bằng chữ Phạn, nên được lặp lại lần nữa.

 

Lưu ý: Quý vị còn nhớ câu hỏi của Thiện Hiện ở đoạn Kinh 12, thuộc phẩm “Thiện Hiện":  "Bạch Thế Tôn! Những gì là tướng Đại thừa Bồ Tát? Làm thế nào biết được đại Bồ Tát phát tâm hướng đến Đại thừa? Đoạn Kinh thứ 12.,13. và 14. đã trả lời xong hai câu hỏi này. Tiếp sau đây Phật trả lời câu hỏi thứ ba:

 

- Đại Thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào? Ai nương Đại thừa mà xuất ly?

(Đoạn Kinh kế tiếp (15), sau đây sẽ trả lời câu hỏi này):

 

15. Thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 491 cho đến quyển 492, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Xuất Trụ”, phần cuối quyển 416 cho đến phần đầu

quyển 417, Hội thứ II, ĐBN).

 

1- Đại thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào?

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi kế đến còn hỏi: Đại Thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào?

Thiện Hiện nên biết: Đại thừa từ trong tam giới xuất ra, và đến an trụ trong Nhất thiết trí trí. Lại dùng pháp môn bất nhị làm phương tiện cho nên không xuất cũng không trụ. Vì sao? Vì nếu Đại thừa hoặc Nhất thiết trí trí, hai pháp như vậy không hợp cũng không tan, chẳng phải hữu sắc, chẳng phải vô sắc, chẳng phải hữu kiến, chẳng phải vô kiến, chẳng phải hữu đối, chẳng phải vô đối, đều đồng nhất tướng chỗ gọi là vô tướng. Pháp của vô tướng không xuất không trụ. Vì sao? Vì pháp vô tướng chẳng phải đã xuất đã trụ, chẳng phải sẽ xuất, sẽ trụ, chẳng phải đang xuất, đang trụ. (Q.491, ĐBN)

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp  định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới cũng có xuất có trụ. Vì sao? Chơn như cho đến bất tư nghì giới đều chẳng thể từ trong tam giới ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì chơn như, tự tánh chơn như không; cho đến bất tư nghì giới, tự tánh bất tư nghì giới không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến đoạn giới, ly giới, diệt giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô diệt giới, vô tánh giới, vô tướng giới, vô tác giới, vô vi giới, cũng có xuất có trụ. Vì sao? Đoạn giới cho đến vô vi giới đều chẳng thể từ trong tam giới ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì đoạn giới, tự tánh đoạn giới không; cho đến vô vi giới, tự tánh vô vi giới không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ thời cũng muốn khiến sắc không cho đến thức không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Sắc không cho đến thức không đều chẳng thể từ trong tam giới ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì sắc không, tự tánh sắc không là không; cho đến thức không, tự tánh thức không là không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến mười hai xứ không cho đến mười tám giới không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Nhãn xứ không cho đến ý xứ không đều chẳng thể từ trong tam giới ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì mười hai xứ không, tự tánh mười hai xứ không là không; cho đến mười tám giới không, tự tánh ý xứ không là không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến nhãn xúc không cho đến ý xúc không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Nhãn xúc không cho đến ý xúc không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì nhãn xúc không, tự tánh nhãn xúc không là không; cho đến ý xúc không, tự tánh ý xúc không là không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không là không; cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không là không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến địa giới không cho đến thức giới không cũng có xuất có trụ. Sở dĩ vì sao? Địa giới không cho đến thức giới không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì cớ sao? Vì địa giới không, tự tánh địa giới không là không; cho đến thức giới không, tự tánh thức giới không là không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến nhân duyên không cho đến tăng thượng duyên cũng có xuất có trụ. Vì sao? Nhân duyên không cho đến tăng thượng duyên không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì nhân duyên không, tự tánh nhân duyên không là không; cho đến tăng thượng duyên không, tự tánh tăng thượng duyên không là không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến vô minh không cho đến lão tử không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Vô minh không cho đến lão tử không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì vô minh không, tự tánh vô minh không là không; cho đến lão tử không, tự tánh lão tử không là không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến cảnh mộng, việc huyễn, vang, tượng, bóng sáng, ánh nắng, không hoa, thành tầm hương, việc biến hóa cũng có xuất có trụ. Vì sao? Cảnh mộng cho đến việc biến hóa đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì cảnh mộng không, tự tánh cảnh mộng không cho đến việc biến hóa, tự tánh việc biến hóa không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến bố thí không cho đến Bát nhã Ba la mật không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Bố thí không cho đến Bát nhã Ba la mật không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì bố thí Ba la mật không, tự tánh bố thí Ba la mật không là không; cho đến Bát nhã Ba la mật không, tự tánh Bát nhã Ba la mật không là không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến nội không cho đến vô tánh tự tánh không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Nội không cho đến vô tánh tự tánh tự tánh không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì nội không, tự tánh nội không là không; cho đến vô tánh tự tánh không, tự tánh vô tánh tự tánh không là không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến khổ tập diệt đạo Thánh đế không, ba mươi bảy pháp trợ đạo không, bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không, tam giải thoát môn, tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn không, năm nhãn, sáu thần thông không, Như Lai mười lực không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không, cũng có xuất có trụ. Vì sao? Khổ tập diệt đạo Thánh đế không cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì khổ tập diệt đạo Thánh đế không, tự tánh khổ tập diệt đạo Thánh đế không vậy cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không, tự tánh mười tám pháp Phật không vậy.   

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không, tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không là không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không, tự tánh Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không là không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến bậc Dự lưu sanh ác thú, kẻ Nhất lai hằng sanh lại, kẻ Bất hoàn sanh cõi Dục, các Bồ Tát sanh tự lợi, A la hán, Độc giác, Như Lai sanh thân đời sau cũng có xuất có trụ. Vì sao? Bậc Dự lưu sanh ác thú cho đến Như Lai sanh thân đời sau đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì bậc Dự lưu sanh ác thú, tự tánh bậc Dự lưu sanh ác thú không; cho đến Như Lai sanh thân đời sau, tự tánh Như Lai sanh thân đời sau không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến Dự lưu không cho đến Như Lai không cũng có xuất có trụ. Vì sao? Dự lưu không cho đến Như Lai không đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì Dự lưu không, tự tánh Dự Lưu không là không; cho đến Như Lai không, tự tánh Như Lai không là không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết cũng có xuất có trụ. Vì sao? Danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì danh tự, giả tưởng, thi thiết, ngôn thuyết không, tự tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết, ngôn thuyết không vậy. 

Thiện Hiện phải biết: Nếu có kẻ muốn khiến pháp vô tướng có xuất có trụ, thời cũng muốn khiến vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi cũng có xuất có trụ. Vì sao? Vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi đều chẳng thể từ trong tam giới xuất ra, cũng chẳng thể đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Vì sao? Vì vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi không, tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tướng vô vi không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Do nhân duyên đây nên Ta tác thuyết rằng Đại Thừa như thế từ trong tam giới xuất ra, đến trụ trong Nhất thiết trí trí. Nhưng đem bất nhị làm phương tiện nên không xuất không trụ. Vì sao? Vì là pháp vô tướng không động chuyển vậy, nên chẳng thể nói rằng có xuất có trụ. (Q.491, ĐBN)

 

2- Đại thừa như vậy trụ ở chỗ nào?

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi kế đến còn hỏi: Đại thừa như vậy trụ chỗ nào?

Thiện Hiện phải biết: Đại thừa như thế đều vô sở trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp đều vô sở trụ. Vì sao? Vì chỗ trụ tất cả pháp bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện phải biết: Đại thừa như thế đem vô sở đắc mà làm phương tiện trụ vô sở trụ.

Thiện Hiện phải biết: Ví như chơn như, pháp giới, pháp tánh, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh chơn như cho đến tự tánh bất tư nghì giới đều vô trụ vô chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh chơn như, tự tánh chơn như không; cho đến tự tánh bất tư nghì giới, tự tánh bất tư nghì giới không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như đoạn giới, ly giới, diệt giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô diệt giới, vô nhiễm giới, vô tịnh giới, vô tác giới, vô vi giới phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh đoạn giới cho đến tự tánh vô vi giới đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh đoạn giới, tự tánh đoạn giới không; cho đến tự tánh vô vi giới, tự tánh vô vi giới không vậy. (Q.492, ĐBN)

Thiện Hiện phải biết: Ví như sắc uẩn cho đến thức uẩn phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh sắc uẩn cho đến tự tánh thức uẩn đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh sắc uẩn, tự tánh sắc uẩn không; cho đến tự tánh thức uẩn, tự tánh thức uẩn không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như 12 xứ cho đến 18 giới phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh 12 xứ cho đến tự tánh 18 giới đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh mười hai xứ, tự tánh mười hai xứ không; cho đến tự tánh mười tám giới, tự tánh mười tám giới không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như nhãn xúc cho đến ý xúc phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nhãn xúc cho đến tự tánh ý xúc đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nhãn xúc, tự tánh nhãn xúc không; cho đến tự tánh ý xúc, tự tánh ý xúc không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không; cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như địa giới cho đến thức giới phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh địa giới cho đến tự tánh thức giới đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh địa giới, tự tánh địa giới không; cho đến tự tánh thức giới, tự tánh thức giới không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như nhân duyên cho đến tăng thượng duyên phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nhân duyên cho đến tự tánh tăng thượng duyên đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nhân duyên, tự tánh nhân duyên không; cho đến tự tánh tăng thượng duyên, tự tánh tăng thượng duyên không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như vô minh cho đến lão tử phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh vô minh cho đến tự tánh lão tử đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh vô minh, tự tánh vô minh không; cho đến tự tánh lão tử, tự tánh lão tử không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như cảnh mộng, việc huyễn, vang, tượng, bóng sáng, ánh nắng, không hoa, thành tầm hương, việc biến hóa phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh cảnh mộng cho đến tự tánh việc biến hóa đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh cảnh mộng, tự tánh cảnh mộng không; cho đến tự tánh việc biến hóa, tự tánh việc biến hóa không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh bố thí cho đến tự tánh Bát nhã Ba la mật đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh bố thí, tự tánh bố thí không; cho đến tự tánh Bát nhã, tự tánh Bát nhã không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như nội không cho đến vô tánh tự tánh không phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nội không cho đến tự tánh vô tánh không đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh nội không, tự tánh nội không không; cho đến tự tánh vô tánh, tự tánh vô tánh không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nói rộng ra, tất cả pháp Phật phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh tất cả pháp Phật đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh tất cả pháp Phật, tự tánh tất cả pháp Phật không vậy.  

Thiện Hiện phải biết: Ví như kẻ Dự lưu sanh ác thú, kẻ Nhất lai hằng sanh lại, kẻ Bất hoàn sanh cõi Dục, các Bồ Tát sanh tự lợi, A la hán, Độc giác, Như Lai sanh thân đời sau phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh kẻ Dự lưu sanh ác thú cho đến tự tánh Như Lai sanh thân đời sau đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh kẻ Dự lưu sanh ác thú, tự tánh kẻ Dự lưu sanh ác thú không; cho đến tự tánh Như Lai sanh thân đời sau, tự tánh Như Lai sanh thân đời sau không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như hướng Dự lưu quả Dự lưu, hướng Nhất lai quả Nhất lai, hướng Bất hoàn quả Bất hoàn, hướng A la hán quả A la hán, hướng Độc giác quả Độc giác, tất cả Bồ Tát hạnh, chư Phật Vô Thượng Bồ đề phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh hướng Dự lưu quả cho đến tự tánh tự tánh chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh hướng Dự lưu quả, tự tánh hướng Dự lưu quả không; cho đến tự tánh chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, tự tánh chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết, tự tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết, ngôn thuyết không vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ví như vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi phi trụ phi chẳng trụ. Đại thừa cũng vậy, phi trụ phi chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi đều không trụ không chẳng trụ. Vì sao? Vì tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi; tự tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi không vậy. (492, ĐBN)

Thiện Hiện! Do duyên cớ đây nên Ta thuyết rằng: Đại thừa như thế tuy không chỗ trụ, mà đem bất nhị làm phương tiện nên trụ vô sở trụ.

 

3- Ai là người nương Đại Thừa này mà ra?

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Sau cùng ngươi còn hỏi: Ai nương Đại Thừa này mà ra? Thiện Hiện phải biết: Đều không ai nương Đại Thừa này ra cả. Vì sao? Hoặc Đại Thừa bị nương, hoặc kẻ năng nương, do đây, vì đây, hoặc xứ, hoặc thời tất cả như thế đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Vì tất cả pháp đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc, nên chẳng thể nói thừa bị nương, có kẻ năng nương, do đây, vì đây, hoặc xứ, hoặc thời. Bởi nhân duyên đây đều không kẻ nương Đại Thừa này mà ra. Vì sao? Vì tất cả pháp rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Ngã vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy. Như vậy, hữu tình, mạng giả, sanh giả, dưỡng giả, sĩ phu, bổ đặc già la, ý sanh, nho đồng, tác giả, thọ giả, tri giả, kiến giả, cũng vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Chơn như cho đến bất tư nghì giới đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Đoạn giới, ly giới, diệt giới, ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô diệt giới, vô nhiễm giới, vô tịnh giới, vô tác giới, vô vi giới đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Sắc uẩn cho đến thức uẩn đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Mười hai xứ cho đến mười tám giới đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nhãn xúc cho đến ý xúc đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Địa giới cho đến thức giới đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Vô minh cho đến lão tử đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Cảnh mộng, việc huyễn, vang, tượng, bóng sáng, ánh nắng, không hoa, thành tầm hương, việc biến hóa đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nội không cho đến vô tánh tự tánh không đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nói rộng ra, tất cả pháp Phật đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Thời trước sau giữa đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Hoặc qua hoặc lại, hoặc đi hoặc đứng đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Hoặc chết hoặc sống, hoặc thêm hoặc bớt đều vô sở hữu bất khả đắc, nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nghiêm tịnh cõi Phật thành thục hữu tình đều vô sở hữu bất khả đắc nên kẻ nương Đại Thừa cũng bất khả đắc. Vì sao? Vì rốt ráo tịnh vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp nào trong đây bất khả đắc, mà nói bất khả đắc?

Thiện Hiện phải biết: Tánh ngã cho đến tánh kiến giả trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh ngã cho đến tánh kiến giả chẳng đã khả đắc, chẳng sẽ khả đắc, chẳng hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh chơn như cho đến tánh bất tư nghì giới trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh chơn như cho đến tánh bất tư nghì giới chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh đoạn giới cho đến tánh vô vi giới trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh đoạn giới cho đến tánh vô vi giới chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh sắc uẩn cho đến tánh thức uẩn trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh sắc uẩn cho đến tánh thức uẩn chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh mười hai xứ cho đến tánh mười tám giới trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh mười hai xứ cho đến tánh mười tám giới chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh nhãn xúc cho đến tánh ý xúc trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh nhãn xúc cho đến tánh ý xúc chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh địa giới cho đến tánh thức giới trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh địa giới cho đến tánh thức giới chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh nhân duyên cho đến tánh tăng thượng duyên trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh nhân duyên cho đến tánh tăng thượng duyên chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh vô minh cho đến tánh lão tử trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh vô minh cho đến tánh lão tử chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh cảnh mộng cho đến tánh cảnh việc biến hóa trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh cảnh mộng cho đến tánh cảnh việc biến hóa chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh bố thí cho đến tánh Bát nhã Ba la mật trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh bố thí cho đến tánh Bát nhã Ba la mật chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh nội không cho đến tánh vô tánh tự tánh không trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh nội không cho đến tánh vô tánh tự tánh không chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nói rộng ra, Tánh của tất cả pháp Phật trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh tất cả pháp Phật chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh danh tự, giả tưởng, thi thiết ngôn thuyết chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tát vô vi trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô tác vô vi chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh thời trước sau giữa trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Sở dĩ vì sao? Vì tánh thời trước sau giữa chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh hoặc qua hoặc lại, hoặc đi hoặc đứng trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh hoặc qua hoặc lại, hoặc đi hoặc đứng chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh hoặc chết hoặc sống, hoặc thêm hoặc bớt trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh hoặc chết hoặc sống, hoặc thêm hoặc bớt chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Tánh nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình trong đây bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì tánh nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc cho đến thức, xứ cho đến giới, nhãn xúc cho đến ý xúc, Tứ đế cho đến mười hai nhân duyên, bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, nói rộng ra cho đến tất cả pháp Phật… trong nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc cho đến tất cả pháp Phật trong đây chẳng đã, sẽ, đang khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Thiện Hiện phải biết: Nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình trong nội không cho đến vô tánh tự tánh không bất khả đắc nên nói bất khả đắc. Vì sao? Vì nghiêm tịnh cõi Phật, thành thục hữu tình trong đây chẳng đã, sẽ, hiện khả đắc, rốt ráo tịnh vậy.

Như vậy, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, dù quán các pháp đều vô sở hữu trọn bất khả đắc, vì rốt ráo tịnh nên không có kẻ nương Đại Thừa mà ra mà trụ. Nhưng đem vô sở đắc mà làm phương tiện nương nơi Đại Thừa từ trong ba cõi sống chết mà ra, đến trụ trong Nhất thiết trí trí, suốt đời vị lai lợi vui hữu tình không dứt không cùng tận. (Q.492, ĐBN)

 

Lưu ý: Đoạn 15 trả lời xong câu hỏi thứ ba “Đại thừa như thế từ chỗ nào ra, đến trụ chỗ nào? Ai nương vào Đại thừa này mà xuất ly?”

 

16. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 493, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Siêu Thắng”, cuối quyển 417

đến đầu quyển 418, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nói Đại Thừa, Đại Thừa ấy vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la thảy, rất tôn, rất thắng, Đại Thừa như thế ngang đồng hư không. Ví như hư không khắp hay dung chứa vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, Đại Thừa cũng vậy khắp hay dung chứa vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Lại như hư không không đến không đi không trụ khá thấy, Đại Thừa cũng vậy không đến không đi không trụ khá thấy. Lại như hư không ngằn trước sau giữa đều bất khả đắc, Đại Thừa cũng vậy ngằn trước sau giữa đều bất khả đắc. Đại thừa như thế rất tôn rất thắng, ngang đồng hư không, dung chứa rất nhiều, không động, không trụ, bình đẳng ba đời, vượt khỏi ba đời nên gọi Đại Thừa. (Q. 493, ĐBN)               

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Đại Thừa Bồ Tát đủ vô lượng công đức như thế v.v... Thiện Hiện phải biết: Đại thừa Bồ Tát tức là sáu Ba la mật, chỗ gọi bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Thừa Bồ Tát đó là nội không, ngoại không, nội ngoại không, không không, đại không, thắng nghĩa không, hữu vi không, vô vi không, tất cánh không, vô tế không, tán không, bổn tánh không, tự tướng không, nhất thiết pháp không, vô tánh không, vô tánh tự tánh không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Thừa Bồ Tát đó tức là tất cả pháp môn Đà la ni, chỗ gọi văn tự Đà la ni cùng vô lượng vô số Đà la ni.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Thừa Bồ Tát đó tức là tất cả pháp môn Tam ma địa, chỗ gọi Kiện hành Tam ma địa cùngvô lượng vô số Tam ma địa.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đại Thừa Bồ Tát là ba mươi bảy Bồ đề phần pháp, ba môn giải thoát, nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cùng vô lượng vô biên công đức thù thắng. (Đại thừa bao gồm tất cả pháp Phật)

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi nói Đại Thừa vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v…, rất tôn, rất thắng ấy. Đúng như ngươi đã nói!

Thiện Hiện phải biết: Nếu cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc là chơn như chẳng phải hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn là thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc là biến kế sở chấp(1), là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.( Q.493, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Sắc uẩn cho đến thức uẩn là chơn như chẳng hư dối, chẳng biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi sắc uẩn cho đến thức uẩn là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu lu v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu mười hai xứ cho đến mười tám giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi mười hai xứ cho đến mười tám giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc cho đến ý xúc là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v... Bởi nhãn xúc cho đến ý xúc là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là chơn như chẳng hư dối, chẳng biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v... Bởi nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu địa giới cho đến thức giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi địa giới cho đến thức giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, là dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nhân duyên cho đến tăng thượng duyên là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi nhân duyên cho đến tăng thượng duyên là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu vô minh cho đến lão tử là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi vô minh cho đến lão tử là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu chơn như cho đến bất tư nghì giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi chơn như cho đến bất tư nghì giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.(2)

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đoạn giới, ly giới, diệt giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô vi giới là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi đoạn giới cho đến vô vi giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu nội không cho đến vô tánh tự tánh không là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi nội không cho đến vô tánh tự tánh không là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc định là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu Đà la ni, Tam ma địa môn, ngũ nhãn, lục thần thông là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi Đà la ni môn cho đến lục thần thông là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng. (Q.493, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tám giải thoát, chín định thứ lớp, mười biến xứ, Như Lai mười lực, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, mười tám pháp Phật bất cộng, đại bi, đại hỷ, đại xả, pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả… là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi tám giải thoát cho đến tánh luôn luôn xả là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la thảy rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu pháp Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi pháp Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu pháp Tịnh quán địa cho đến pháp Như Lai địa là chơn như chẳng hư dối, không biến khác, chẳng điên đảo, chẳng giả thiết, là chơn thật, là thường hằng, không biến hoại, thật có tánh ấy, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi pháp Tịnh quán địa cho đến pháp Như Lai địa là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh, nên Đại Thừa đây vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên Đại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v…, rất tôn rất thắng.   

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa khởi ra vô lượng thứ tâm là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi đại Bồ Tát từ sơ phát tâm cho đến ngồi yên tòa diệu Bồ đề, ở thời gian giữa khởi ra vô lượng thứ tâm chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên Đại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu đại Bồ Tát trí kim cương dụ thật là hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời Đại Thừa đây chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi Bồ Tát trí Kim cương dụ chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên Đại Thừa đây vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo đã trang nghiêm thân các Như Lai ứng Chánh đẳng giác là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời oai quang diệu đức các  Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng tôn chẳng thắng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v…. Bởi ba mươi hai tướng Đại sĩ, tám mươi tùy hảo đã trang nghiêm thân các Như Lai ứng Chánh đẳng giác chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên oai quang diệu đức các  Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu việc phóng quang minh của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời việc phóng quang minh chẳng tôn chẳng thắng, chẳng năng soi khắp thế giới mười phương như cát sông Hằng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi việc phóng quang minh của các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên việc phóng quang minh đều năng soi khắp thế giới mười phương như cát sông Hằng, vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu các  Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu, trong suốt là thật hữu tánh, chẳng phi hữu tánh, thời các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu, trong suốt chẳng tôn chẳng thắng, chẳng thể giáo hoá khắp hữu tình thế giới mười mười phương vô lượng, vô số, trăm ngàn, trăm ức như cát sông Hằng, chẳng vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… Bởi các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu, chẳng thật hữu tánh, là phi hữu tánh nên các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đầy đủ sáu mươi âm thanh vi diệu, đều có thể giáo hóa khắp các hữu tình thế giới mười phương vô lượng, vô số, trăm ngàn, trăm ức như cát sông Hằng, vượt tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu sự chuyển pháp luân Vô thượng vi diệu của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thật hữu tánh, chẳng phải phi hữu tánh, thì sự chuyển pháp luân Vô thượng vi diệu của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng được tôn quí, chẳng được tối thắng, không thanh tịnh, cũng không chuyển hóa được tất cả thế gian, Sa môn, Bà la môn, không vượt tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... Bởi sự chuyển pháp luân Vô thượng vi diệu của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng phải thật hữu tánh, mà là phi hữu tánh, nên sự chuyển pháp luân của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác rất cực thanh tịnh, tất cả thế gian Sa môn, Bà la môn đều không thể làm được, nên việc chuyển hóa mới vượt khắp tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... rất tôn thắng.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu việc hóa độ hữu tình của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là thật hữu tánh, chẳng phải phi hữu tánh, thì sự chuyển pháp luân Vô thượng vi diệu của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng được tôn quí, chẳng được tối thắng, không thể đưa các loại hữu tình kia vào cõi Vô dư y Niết bàn, không vượt tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... Bởi việc hóa độ hữu tình của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chẳng thật hữu tánh, mà là phi hữu tánh, nên sự chuyển pháp luân Vô thượng vi diệu của chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đều có thể đưa các loại hữu tình kia vào cõi Vô dư y Niết bàn, vượt khắp tất cả thế gian, trời, người, A tu la v.v... rất tôn thắng.

Do các nhân duyên như thế nên nói Đại Thừa vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v… rất tôn rất thắng vậy. (Q.493, ĐBN)

Thích nghĩ cho Đoạn 16 này:

(1). Biến kế sở chấp: (遍計所執); S: parikalpita; Là cái “tưởng tượng”, cũng được gọi là huyễn giác, thác giác. Theo Duy thức tông (s: vijñānavāda, yogācāra) thì tất cả những ngoại cảnh, những vật bên ngoài đều là cái chính mình tưởng ra, là thức biến, không thật. Như vậy có nghĩa rằng thế giới hiện hữu chỉ là huyễn, là Ảo ảnh (Pháp tướng tông). Biến kế sở chấp là một trong ba tính (三自性; Tam tự tính; s: trisvabhāva) của hiện hữu được Duy thức tông nêu ra. Hai tính khác là Y tha khởi (s: paratantra) và Viên thành thật (s: pariniṣpanna).

Thí dụ thường thấy trong Pháp tướng tông, như ban đêm đi trên đường thấy dây thừng thì tưởng là rắn. TB

(2). Câu này rất khó hiểu vì chơn như là chơn thật, chẳng hư vọng, chẳng điên đảo v.v… mà ở đây bảo chơn như cho đến bất tư nghì giới là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh. Vậy, toàn thể đoạn Kinh này diễn dịch cho đến tất cả pháp Phật cũng đều là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh. Do đó, phải biết tất pháp Phật ở đây sẽ không được xem là Đại thừa. Nếu chấp nhận cái “do đó” thì ngược với đoạn kinh đã thuyết ở trên (tất cả pháp Phật là Đại thừa). Và chúng ta phải đi đến kết luận: Tất cả pháp kể cả pháp Phật đều là biến kế sở chấp, là hư dối giả hợp, có dời động, cho đến tất cả không thường hằng, có biến hoại, đều không thật tánh… thời chúng ta mới có thể hiểu toàn thể đoạn Kinh trên.

Bát Nhã thường phát biểu tất cả pháp đều như huyễn như mộng cũng bởi lý do này. Tại sao? Vì đối với Bát Nhã không những xem “nhất thiết pháp không”(Sarvadhama-sunyata), không của vạn hữu mà phải nói là “tất cánh không”(Atyanta-sunyata), cái không tối hậu, cái không tuyệt đối. Nếu thấy tất cả pháp chẳng không dù bằng mảy lông sợi tóc thì cũng chưa thâm nhập được cái không của Bát Nhã. Thiền sư D.T. Suzuki nói rằng: “Phủ nhận thực tại tánh khách quan nơi tất cả pháp ở đây được chủ trương một cách đương nhiên, không điều kiện thắc mắc. “Không của Không”, trên thực tiễn cũng chỉ cho một cái như nhau. Phòng được quét sạch là nhờ chổi; nhưng nếu còn chổi thì không tuyệt đối. Phải gạt sang một bên cái chổi, cùng với người quét, mới mong đạt tới ý niệm về tất cánh không (Atyanta-sunyata). Còn giữ lại dù một pháp, một vật hay một người, là còn có điểm để chấp để từ đó sản xuất một thế giới của những sai biệt rồi kéo theo những ước muốn và đau khổ. Tánh Không vượt qua quyết định tính có thể có, vượt ngoài chuỗi quan hệ bất tận; đó là Niết bàn”.

Vì vậy, Thế Tôn mới nói “Pháp còn phải bỏ hiến chi phi pháp” hay “Sang sông thì phải quên đò”. Sự giải thích này cực kỳ quan trọng cho sự thâm hiểu tánh Không. Nếu còn do dự một chút gì trong tâm “là có” dù chỉ bằng “lân hư” thì sẽ không bao giờ thấy được Niết bàn.

Đó là lý do tại sao Đoạn 16 này phủ nhận tất cả.

 

 

17. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 493 đến

quyển 495, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Vô Sở Hữu”, phần sau quyển 418

đến phần đầu quyển 420, Hội thứ II, ĐBN).

 

Thiện Hiện! Ngươi tác thuyết này: Đại thừa như thế ngang đồng hư không.

Như vậy, như ngươi đã nói. Vì sao? Ví như hư không Đông Tây Nam Bắc bốn góc trên dưới, tất cả phương phần đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, Đông Tây Nam Bắc bốn góc trên dưới tất cả phương phần đều bất khả đắc, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không dài ngắn cao thấp vuông tròn tà chính, tất cả hình sắc đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, dài ngắn cao thấp vuông tròn tà chính, tất cả hình sắc đều bất khả đắc, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không hiển (hiện ra) sắc xanh vàng đỏ trắng hồng tía bích… đều bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, không hiển sắc xanh vàng đỏ trắng hồng tía bích… đều bất khả đắc, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại. Đại thừa cũng vậy, chẳng quá khứ, chẳng vị lai, chẳng hiện tại, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng thêm chẳng bớt, chẳng tiến chẳng lui. Đại thừa cũng vậy, chẳng thêm chẳng bớt, chẳng tiến chẳng lui, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng tạp nhiễm, chẳng thanh tịnh. Đại thừa cũng chẳng tạp nhiễm, chẳng thanh tịnh, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không vô sanh vô diệt, vô trụ vô dị. Đại thừa cũng vậy, vô sanh vô diệt, vô trụ vô dị, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng thiện chẳng ác, chẳng vô ký. Đại thừa cũng vậy, chẳng thiện chẳng ác, chẳng vô ký, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không vô kiến vô văn, vô giác vô tri. Đại thừa cũng vậy, vô kiến vô văn, vô giác vô tri nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng sở tri, chẳng sở thức. Đại thừa cũng vậy, chẳng sở tri chẳng sở thức, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng biến tri, chẳng dứt hẳn, chẳng tác chứng, chẳng tu tập. Đại thừa cũng vậy, chẳng biết khắp, chẳng dứt hẳn, chẳng tác chứng, chẳng tu tập, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng quả chẳng pháp quả, chẳng dị thục chẳng pháp dị thục. Đại thừa cũng vậy, chẳng quả chẳng pháp quả, chẳng dị thục chẳng pháp dị thục, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng có pháp tham chẳng lìa pháp tham, chẳng có pháp sân chẳng lìa pháp sân. Đại thừa cũng vậy, chẳng có pháp tham chẳng lìa pháp tham, chẳng có pháp sân, chẳng lìa pháp sân, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng rơi cõi Dục, chẳng rơi cõi Sắc, chẳng rơi cõi Vô sắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng rơi cõi Dục, chẳng rơi cõi sắc, chẳng rơi cõi Vô sắc, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không, không sơ phát tâm, không thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, thứ tám, thứ chín, thứ mười... phát tâm. Đại thừa cũng vậy, không sơ phát tâm cho đến không có mười phát tâm, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không, không Tịnh quán địa, Chủng tánh địa, Đệ bát địa, Cụ kiến địa, Bạc địa, Ly dục địa, Dĩ biện địa, Độc giác địa, Bồ Tát địa, Như Lai địa khá được. Đại thừa cũng vậy, không Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa khá được, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không, không Dự lưu hướng Dự lưu quả, Nhất lai hướng Nhất lai quả, Bất hoàn hướng Bất hoàn quả, A la hán hướng A la hán quả, Độc giác hướng Độc giác quả, Bồ Tát, Như Lai khá được. Đại thừa cũng vậy, không Dự lưu hướng Dự lưu quả cho đến Bồ Tát, Như Lai khá được, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không, không bậc Thanh Văn, bậc Độc giác, bậc Bồ Tát, bậc Như Lai khá được. Đại thừa cũng vậy, không bậc Thanh Văn, bậc Độc giác, bậc Bồ Tát, bậc Như Lai khá được, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng có sắc chẳng không sắc, chẳng có thấy chẳng không thấy, chẳng có đối, chẳng không đối, chẳng hợp chẳng tan. Đại thừa cũng vậy, chẳng có sắc chẳng không sắc, chẳng có thấy chẳng không thấy, chẳng có đối chẳng không đối, chẳng hợp chẳng tan, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng thường chẳng vô thường, chẳng vui chẳng khổ, chẳng ngã chẳng vô ngã, chẳng tịnh chẳng bất tịnh. Đại thừa cũng vậy, chẳng thường chẳng vô thường, chẳng vui chẳng khổ, chẳng ngã chẳng vô ngã, chẳng tịnh chẳng bất tịnh, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng không chẳng bất không, chẳng hữu tướng chẳng vô tướng, chẳng hữu nguyện chẳng vô nguyện. Đại thừa cũng vậy, chẳng không chẳng bất không, chẳng hữu tướng chẳng vô tướng, chẳng hữu nguyện chẳng vô nguyện, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không, chẳng vắng lặng chẳng phải chẳng vắng lặng, chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa. Đại thừa cũng vậy, chẳng vắng lặng chẳng phải chẳng vắng lặng, chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng sáng chẳng tối. Đại thừa cũng vậy, chẳng sáng chẳng tối đều bất khả đắc, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng khả đắc chẳng bất khả đắc. Đại thừa cũng vậy, chẳng khả đắc chẳng bất khả đắc, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng uẩn, xứ, giới, chẳng lìa uẩn, xứ, giới. Đại thừa cũng vậy, chẳng uẩn, xứ, giới, chẳng lìa uẩn, xứ, giới, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng khả thuyết chẳng bất khả thuyết. Đại thừa cũng vậy, chẳng khả thuyết chẳng bất khả thuyết, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Lại như hư không chẳng có hý luận chẳng không hý luận. Đại thừa cũng vậy, chẳng có hý luận chẳng không hý luận, nên nói Đại Thừa ngang đồng hư không.

Do các nhân duyên như thế thảy, nên tác thuyết này: Đại thừa như thế ngang đồng hư không.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi tác thuyết này: Ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Đại thừa cũng vậy, khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình ấy. Như vậy, như ngươi đã nói. Vì sao? Vì hữu tình vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Hoặc hữu tình, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tình vô lượng nên phải biết hư không cũng vô lượng, hư không vô lượng nên phải biết Đại Thừa cũng vô lượng. Hữu tình vô số nên phải biết hư không cũng vô số. Hư không vô số nên phải biết Đại Thừa cũng vô số. Hữu tình vô biên nên phải biết hư không cũng vô biên. Hư không vô biên nên phải biết Đại Thừa cũng vô biên. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc hữu tình vô lượng vô số vô biên, hoặc hư không vô lượng vô số vô biên, hoặc Đại Thừa vô lượng vô số vô biên, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu tình vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô ở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại Thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng cũng vô sở hữu, vô lượng vô sở hữu nên phải biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên phải biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dụng nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc hữu tình vô lượng vô số vô biên, hoặc hư không vô lượng vô số vô biên, hoặc Đại Thừa vô lượng vô số vô biên, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã vô sở hữu nên phải biết hữu tình cũng vô sở hữu. Hữu tình vô sở hữu nên phải biết mạng giả cũng vô sở hữu. Mạng giả vô sở hữu nên phải biết sanh giả cũng vô sở hữu. Sanh giả vô sở hữu nên phải biết dưỡng giả cũng vô sở hữu. Dưỡng giả vô sở hữu nên phải biết sĩ phu cũng vô sở hữu. Sĩ phu vô sở hữu nên phải biết bổ đặc già la cũng vô sở hữu. Bổ đặc già la vô sở hữu nên phải biết ý sanh cũng vô sở hữu. Ý sanh vô sở hữu nên phải biết nho đồng cũng vô sở hữu. Nho đồng vô sở hữu nên phải biết tác giả cũng vô sở hữu. Tác giả vô sở hữu nên phải biết thọ giả cũng vô sở hữu. Thọ giả vô sở hữu nên phải biết tri giả cũng vô sở hữu. Tri giả vô sở hữu nên phải biết kiến giả cũng vô sở hữu. Kiến giả vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng cũng vô sở hữu. Vô lượng vô sở hữu nên phải biết vô số cũng vô sở hữu. Vô số vô sở hữu nên phải biết vô biên cũng vô sở hữu. Vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng, hoặc vô số, hoặc vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. (Q.493, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết chơn như cho đến bất tư nghì giới lần lượt cũng vô sở hữu. Nhãn xứ cho đến ý xứ vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết đoạn giới cho đến vô vi giới lần lượt cũng vô sở hữu. Đoạn giới cho đến vô vi giới vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số vô, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết sắc uẩn cho đến thức uẩn cũng vô sở hữu. Sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên chuyển dần cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc sắc uẩn cho đến thức uẩn, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết mười hai xứ cho đến mười tám giới cũng vô sở hữu. Mười hai cho đến mười tám giới vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng, vô số, vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng, vô số, vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc mười hai xứ cho đến mười tám giới, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết nhãn xúc cho đến ý xúc lần lượt cũng vô sở hữu. Nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. (Q.494, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ lần lượt cũng vô sở hữu. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết địa giới cho đến thức giới lần lượt cũng vô sở hữu. Địa giới cho đến thức giới vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu, nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc địa giới cho đến thức giới, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên lần lượt cũng vô sở hữu. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết vô minh cho đến lão tử lần lượt cũng vô sở hữu. Vô minh cho đến lão tử vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu, nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc vô minh cho đến lão tử, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật lần lượt cũng vô sở hữu. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu, nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết nội không cho đến vô tánh tự tánh không lần lượt cũng vô sở hữu. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc ngã cho đến kiến giả, hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo lần lượt cũng vô sở hữu. Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc lần lượt cũng vô sở hữu. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết tam giải thoát môn, Đà là ni môn, Tam ma địa môn, ngũ nhãn, lục thần thông lần lượt cũng vô sở hữu. Tam giải thoát môn cho đến lục thần thông vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng lần lượt cũng vô sở hữu. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp pháp Phật bất cộng vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả lần lượt cũng vô sở hữu. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa lần lượt cũng vô sở hữu. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa lần lượt cũng vô sở hữu. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí lần lượt cũng vô sở hữu. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai lần lượt cũng vô sở hữu. Dự lưu cho đến Như Lai vô sở hữu nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Dự lưu cho đến Như Lai, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngã cho đến kiến giả vô sở hữu nên phải biết Thanh Văn thừa, Độc giác thừa, Như Lai thừa lần lượt cũng vô sở hữu. Thanh Văn thừa, Độc giác thừa, Như Lai thừa vô sở hữu, nên phải biết hư không cũng vô sở hữu. Hư không vô sở hữu nên phải biết Đại Thừa cũng vô sở hữu. Đại thừa vô sở hữu nên phải biết vô lượng vô số vô biên lần lượt cũng vô sở hữu. Vô lượng vô số vô biên vô sở hữu nên phải biết tất cả pháp cũng vô sở hữu. Do nghĩa như thế nên nói Đại Thừa ví như hư không khắp hay chứa nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình. Vì sao? Vì hoặc Thanh Văn thừa, Độc giác thừa, Như Lai thừa, hoặc hư không, hoặc Đại Thừa, hoặc vô lượng vô số vô biên, hoặc tất cả pháp, tất cả như thế đều vô sở hữu bất khả đắc vậy. (Q.494, ĐBN)

Lại nữa, Thiện Hiện! Như cõi Niết Bàn khắp hay dung nạp vô lượng vô số vô biên hữu tình, Đại Thừa cũng vậy, khắp hay dung nạp vô lượng vô số vô biên hữu tình. Do nhân duyên đây nên tác thuyết này: Ví như hư không khắp hay dung nạp vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, Đại Thừa cũng vậy, khắp hay dung nạp vô lượng vô số vô biên hữu tình.

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi tát thuyết này: Lại như hư không không đến không đi không trụ khá thấy. Đại thừa cũng vậy, không đến không đi không trụ khá thấy. Như vậy, như ngươi đã nói. Vì sao? Vì tất cả pháp không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy. Do nhân duyên đây, Đại Thừa cũng không chỗ đến chỗ đi chỗ trụ khá được. Vì sao? Sắc cho đến thức không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Sắc như (chơn như của sắc) cho đến thức như (chơn như của thức) không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh sắc cho đến thức không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng sắc cho đến thức không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng của sắc cho đến thức hoặc động, hoặc trụ, bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Mười hai xứ cho đến mười tám giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh mười hai xứ cho đến mười tám giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Mười hai xứ như cho đến mười tám giới như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh mười hai xứ cho đến mười tám giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng mười hai xứ cho đến mười tám giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì mười hai xứ cho đến mười tám giới, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc cho đến ý xúc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh nhãn xúc cho đến ý xúc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Nhãn xúc như cho đến ý xúc như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh nhãn xúc cho đến ý xúc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng nhãn xúc cho đến ý xúc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì nhãn xúc cho đến ý xúc, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Nhãn xúc như làm duyên sanh ra các thọ không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Địa giới cho đến thức giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh địa giới cho đến thức giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Địa giới như cho đến thức giới như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh địa giới cho đến thức giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng địa giới cho đến thức giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì địa giới cho đến thức giới, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Nhân duyên như cho đến tăng thượng duyên như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Vô minh cho đến lão tử không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh vô minh cho đến lão tử không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vô minh như cho đến lão tử như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh vô minh cho đến lão tử không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng vô minh cho đến lão tử không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Chơn như cho đến bất tư nghì giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh chơn như cho đến bất tư nghì giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Chơn như chơn như cho đến bất tư nghì giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh chơn như cho đến bất tư nghì giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng chơn như cho đến bất tư nghì giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì chơn như cho đến bất tư nghì giới, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Đoạn giới, ly giới, diệt giới, an ẩn giới, tịch tĩnh giới, vô sanh giới, vô diệt giới, vô nhiễm giới, vô tịnh giới, vô tác giới, vô vi giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh đoạn giới cho đến vô vi giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Chơn như đoạn giới cho đến vô vi giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh đoạn giới cho đến vô vi giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng đoạn giới cho đến vô vi giới không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì đoạn giới cho đến vô vi giới, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nội không cho đến vô tánh tự tánh không không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh nội không cho đến vô tánh tự tánh không không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Nội không như cho đến vô tánh tự tánh không không như đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh nội không cho đến vô tánh tự tánh không không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng nội không cho đến vô tánh tự tánh không không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bố thí như cho đến Bát nhã Ba la mật như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tứ đế như cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Tứ đế cho đến tự tánh ba mươi bảy pháp trợ đạo không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Tứ đế cho đến tự tánh ba mươi bảy pháp trợ đạo không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Tứ đế cho đến ba mươi bảy pháp trợ đạo bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn vô sắc định không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bốn tĩnh lự như, bốn vô lượng như, bốn định vô sắc như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tam giải thoát môn, Đà là ni, Tam ma địa môn, ngũ nhãn, lục thần thông không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Tam ma địa môn cho đến lục thần thông không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tam giải thoát môn như cho đến lục thần thông như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Tam ma địa môn cho đến lục thần thông không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Tam ma địa môn cho đến lục thần thông không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Tam ma địa môn cho đến lục thần thông bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Như lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Như Lai mười lực như cho đến mười tám pháp Phật bất cộng như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Pháp vô vong thất như, tánh hằng trụ xả như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Cực hỷ địa như cho đến Pháp vân địa như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tịnh quán địa như cho đến Như Lai địa như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Nhất thiết trí như, Đạo tướng trí như, Nhất thiế tướng trí như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ Tát, pháp Bồ Tát không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Bồ Tát, pháp Bồ Tát không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bồ Tát như, pháp Bồ Tát như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Bồ Tát, pháp Bồ Tát không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Bồ Tát, pháp Bồ Tát không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Bồ Tát, pháp Bồ Tát, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bồ đề, Phật Đà không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh Bồ đề, Phật Đà không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bồ đề như, Phật Đà như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh Bồ đề, Phật Đà không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng Bồ đề, Phật Đà không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì Bồ đề, Phật Đà, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Lại nữa, Thiện Hiện! Hữu vi vô vi không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Bản tánh hữu vi vô vi không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Hữu vi vô vi như không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tánh hữu vi vô vi không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Tự tướng hữu vi vô vi không đến không đi cũng lại chẳng trụ. Vì sao? Vì hữu vi vô vi, bản tánh, chơn như, tự tánh, tự tướng, hoặc động hoặc trụ bất khả đắc vậy.

Thiện Hiện phải biết: Do nghĩa như thế nên tác thuyết này: Lại như hư không không đến không đi không trụ khá thấy, Đại Thừa cũng vậy, không đến không đi, không trụ khá thấy. (Q.494, ĐBN)  

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Ngươi tác thuyết này: Lại như hư không thời trước sau giữa đều bất khả đắc, Đại Thừa cũng vậy, thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Như vậy, cho đến bình đẳng ba đời, vượt khỏi ba đời, nên gọi Đại Thừa. Như vậy, như vậy. Như ngươi đã nói. Vì sao? Đời quá khứ, đời quá khứ không. Đời vị lai, đời vị lai không. Đời hiện tại, đời hiện tại không. Bình đẳng ba đời, bình đẳng ba đời không. Vượt khỏi ba đời, vượt khỏi ba đời không. Đại thừa, Đại Thừa không. Bồ Tát, Bồ Tát không. Vì sao? Thiện Hiện! Vì Không, không có các tướng một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, cho đến trăm ngàn v.v… Cho nên, Đại Thừa bình đẳng ba đời, vượt qua ba đời. (Q.495, ĐBN)

Thiện Hiện! Phải biết trong Đại Thừa đây tướng bình đẳng bất bình đẳng đều bất khả đắc. Tướng tham chẳng tham, tướng sân chẳng sân, tướng si chẳng si, tướng mạn chẳng mạn cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến tướng thiện chẳng thiện, tướng hữu ký vô ký, tướng hữu lậu vô lậu, tướng hữu tội vô tội, tướng tạp nhiễm thanh tịnh, tướng thế gian xuất thế gian, tướng có nhiễm lìa nhiễm, tướng sanh tử Niết Bàn cũng bất khả đắc. Tướng thường vô thường, tướng khổ phi khổ, tướng ngã vô ngã, tướng tịnh phi tịnh, tướng vắng lặng phi vắng lặng, tướng xa lìa chẳng xa lìa cũng bất khả đắc. Tướng cõi Dục, tướng cõi Sắc vượt cõi Sắc, tướng cõi Vô sắc vượt cõi Vô sắc, các tướng như thế v.v… cũng đều bất khả đắc. Vì sao? Vì tự tánh các pháp trong Đại Thừa đây bất khả đắc vậy. (Q.495, ĐBN)

 

Thiện Hiện nên biết: Sắc uẩn cho đến thức uẩn ở quá khứ, vị lai, hiện tại, tự tánh của sắc uẩn cho đến thức uẩn ở quá khứ, vị lai, hiện tại đều Không. Trong Không đó, sắc uẩn cho đến thức uẩn ở quá khứ, vị lai, hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc uẩn cho đến thức uẩn ở quá khứ, vị lai, hiện tại tức là Không. Tánh Không cũng Không. Tánh Không trong Không còn bất khả đắc, huống gì trong Không có tự tánh của sắc uẩn cho đến thức uẩn ở quá khứ, vị lai, hiện tại có thể đắc ư?

Thiện Hiện! Phải biết mười hai xứ cho đến mười tám giới quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh mười hai xứ cho đến mười tám giới quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, mười hai xứ cho đến mười tám giới quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Mười hai xứ cho đến mười tám giới quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong Không còn bất khả đắc, huống gì trong Không có tự tánh mười hai xứ cho đến mười tám giới quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh nhãn xúc cho đến ý xúc quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh địa giới cho đến thức giới quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh nhân duyên cho đến tăng thượng duyên quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Nói rộng ra, phải biết tất cả pháp Phật (từ bốn niệm trụ cho đến Nhất thiết tướng trí) quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh tất cả pháp quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, tất cả pháp quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Vì tất cả pháp quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh tất cả pháp quá khứ vị lai hiện tại khả đắc.

Thiện Hiện! Phải biết Dị sanh, Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai quá khứ vị lai hiện tại, tự tánh Dị sanh cho đến Như Lai quá khứ vị lai hiện tại đều không. Trong không, Dị sanh cho đến Như Lai quá khứ vị lai hiện tại đều bất khả đắc. Vì sao? Dị sanh cho đến Như Lai quá khứ vị lai hiện tại tức là không. Tánh Không cũng không. Tánh Không trong không hãy bất khả đắc, huống gì trong không lại có tự tánh Dị sanh cho đến Như Lai quá khứ vị lai hiện tại khả đắc. (Q.495, ĐBN)

 

Lại nữa, Thiện Hiện! Sắc uẩn cho đến thức uẩn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Sắc uẩn cho đến thức uẩn trong ba thời bình đẳng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh sắc uẩn cho đến tự tánh thức uẩn thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh sắc uẩn cho đến tự tánh thức uẩn thời trước sau giữa bất khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Mười hai xứ cho đến mười tám giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Mười hai xứ cho đến mười tám giới trong ba thời bình đẳng cũng đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh mười hai xứ cho đến tự tánh mười tám giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh mười hai xứ cho đến tự tánh mười tám giới thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc cho đến ý xúc thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn xúc cho đến ý xúc trong ba thời bình đẳng cũng đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn xúc cho đến tự tánh ý xúc thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh nhãn xúc cho đến tự tánh ý xúc thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến tự tánh ý xúc làm duyên sanh ra các thọ thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Địa giới cho đến thức giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Địa giới cho đến thức giới trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh địa giới cho đến tự tánh thức giới thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh địa giới cho đến tự tánh thức giới thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên trong ba thời bình đẳng cũng đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh nhân duyên cho đến tự tánh tăng thượng duyên thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh nhân duyên cho đến tự tánh tăng thượng duyên thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật trong ba thời bình đẳng cũng đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh bố thí cho đến tự tánh Ba la mật thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh bố thí cho đến tự tánh Bát nhã Ba la mật thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Nói rộng ra, tất cả pháp Phật (từ bốn niệm trụ cho đến Nhất thiết tướng trí) thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Tất cả pháp Phật trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh tất cả pháp Phật thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh tất cả pháp Phật thời trước sau giữa khả đắc.

Lại nữa, Thiện Hiện! Dị sanh, Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Dị sanh cho đến Như Lai trong ba thời đều bình đẳng cũng bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tự tánh Dị sanh cho đến Như Lai thời trước sau giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Trong bình đẳng, tánh bình đẳng hãy bất khả đắc, huống gì trong bình đẳng có tự tánh Dị sanh cho đến Như Lai thời trước sau giữa khả đắc.

Như vậy, Thiện Hiện! Các đại Bồ Tát an trụ Bát nhã Ba la mật tinh siêng tu học ba thời bình đẳng, mau năng viên mãn Nhất thiết trí trí. Như vậy, gọi là tướng Đại Thừa Bồ Tát ba thời bình đẳng. Nếu các đại Bồ Tát an trụ trong tướng Đại Thừa như thế, vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v…, chóng chứng được Nhất thiết trí trí, cùng đời vị lai lợi ích an vui hữu tình.

 

Bấy giờ cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Hay thay! Hay thay! Nay Như Lai khéo vì chúng đại Bồ Tát tuyên nói nghĩa Đại Thừa như thế. Đại thừa như thế rất tôn rất thắng. Chúng đại Bồ Tát quá khứ học trong ấy đã năng chứng được Nhất thiết trí trí. Chúng đại Bồ Tát vị lai học trong ấy sẽ năng chứng được Nhất thiết trí trí. Tất cả chúng đại Bồ Tát hiện tại mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới học trong ấy hiện chứng được Nhất thiết trí trí. Vậy nên, Đại Thừa rất tôn rất thắng, thường làm chỗ nương chơn thắng cho chúng đại Bồ Tát (để chứng) Nhất thiết trí trí.

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như vậy, như ngươi đã nói! Chúng Bồ Tát quá khứ vị lai hiện tại đều nương Đại Thừa tinh siêng tu học, chóng chứng Nhất thiết trí trí, cùng đời vị lai lợi vui hữu tình. Vậy nên, Đại Thừa rất tôn rất thắng, vượt khắp tất cả thế gian trời, người, A tu la v.v…. Chúng các Bồ Tát nên siêng tu học. (Q.495, ĐBN)

 

18. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, phần sau Q.495, Hội thứ III.

(Tương đương với phẩm “Tùy Thuận”, phần giữa quyển 420, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, Mãn Từ Tử thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Trước Như Lai dạy tôn giả Thiện Hiện vì chúng đại Bồ Tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật, mà nay cớ sao lại thuyết nhiều các nghĩa Đại Thừa?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện liền thưa Phật rằng:

- Từ trước đến đây con đã thuyết nhiều các nghĩa Đại Thừa, hầu không trái vượt sở thuyết Bát nhã Ba la mật?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Từ trước ngươi đã thuyết nhiều các nghĩa Đại Thừa đều thuận Bát nhã Ba la mật không trái vượt. Vì sao? Tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Độc giác pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Như Lai pháp, tất cả như thế không pháp nào chẳng nhiếp vào Bát nhã thẳm sâu.

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Những gì gọi là tất cả thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Độc giác pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Như Lai pháp, tất cả như thế không pháp nào chẳng nhiếp vào Bát nhã thẳm sâu?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Hoặc bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi. Hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn. Hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp. Hoặc Tịnh quán địa cho đến Pháp vân địa. Hoặc tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn. Hoặc năm nhãn, sáu thần thông. Hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, Thiện Hiện phải biết các pháp như thế đều là thiện pháp, Bồ đề phần pháp, hoặc Thanh Văn pháp, hoặc Độc giác pháp, hoặc Bồ Tát pháp, hoặc Như Lai pháp. Tất cả như thế không pháp nào mà chẳng nhiếp vào Bát nhã thẳm sâu. (Q.495, ĐBN)

Thiện Hiện! Phải biết hoặc Đại Thừa, hoặc sắc uẩn cho đến thức uẩn; hoặc 12 xứ cho đến 18 giới, hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc. Hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ. Hoặc địa giới cho đến thức giới; hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên; hoặc khổ tập diệt đạo Thánh đế; hoặc vô minh cho đến lão tử; hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không; hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới; hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật; hoặc bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi; hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp; hoặc không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; hoặc tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn; hoặc năm nhãn, sáu thần thông; hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa; hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; hoặc Bồ Tát hạnh; hoặc Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác; hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới; hoặc pháp thiện, pháp bất thiện; hoặc pháp hữu ký, pháp vô ký; hoặc pháp học, pháp vô học, pháp phi học, phi vô học; hoặc Phật đã thuyết ra pháp luật; hoặc Bồ đề, hoặc Niết Bàn.

Tất cả như thế v.v… đều chẳng tương ưng chẳng phải chẳng tương ưng, vô sắc vô kiến, vô đối nhất tướng chỗ gọi vô tướng. Do nhân duyên đây, từ trước nay ngươi đã thuyết nhiều các nghĩa Đại Thừa đều tùy thuận Bát nhã Ba la mật không trái vượt. Vì sao? Vì Đại Thừa chẳng khác uẩn xứ giới v.v… Uẩn xứ giới v.v… chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc uẩn xứ giới v.v…, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Vì Đại Thừa chẳng khác bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật, tánh ấy không hai không hai phần vậy(1).

Đại Thừa chẳng khác nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác chơn như cho đến bất tư nghì giới. Chơn như cho đến bất tư nghì giới chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi. Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác tám giải thoát, chín định thứ lớp. Tám giải thoát, chín định thứ lớp chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc hoặc tám giải thoát, chín định thứ lớp, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác Tam giải thoát môn, Đà la ni môn, Tam ma địa môn. Tam giải thoát môn, Đà la ni môn, Tam ma địa môn chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc Tam giải thoát môn, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác năm nhãn, sáu thần thông. Năm nhãn, sáu thần thông chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc năm nhãn, hoặc sáu thần thông tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chẳng khác Đại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác đoạn giới cho đến vô vi giới. Đoạn giới cho đến vô vi giới chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác pháp thiện, pháp phi thiện. Pháp thiện, pháp phi thiện chẳng khác Đại Thừa. Vì cớ sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc pháp thiện, pháp phi thiện, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác pháp hữu ký, pháp vô ký. Pháp hữu ký, pháp vô ký chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc pháp hữu ký, pháp vô ký, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc pháp hữu lậu, pháp vô lậu, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác pháp thế gian, pháp xuất thế gian. Pháp thế gian, pháp xuất thế gian chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc pháp thế gian, pháp xuất thế gian, tánh ấy không hai không hai phần vậy.

Đại Thừa chẳng khác pháp hữu vi, pháp vô vi. Pháp hữu vi, pháp vô vi chẳng khác Đại Thừa. Vì sao? Hoặc Đại Thừa, hoặc pháp hữu vi, pháp vô vi, tánh ấy không hai không hai phần vậy v.v…

Thiện Hiện! Phải biết do nghĩa đây, nên từ trước nay ngươi đã thuyết nhiều các nghĩa Đại Thừa đều thuận Bát nhã Ba la mật không trái vượt. Hoặc thuyết Đại Thừa thời thuyết Bát nhã Ba la mật. Hoặc thuyết Bát nhã Ba la mật thời thuyết Đại Thừa. Hai danh nghĩa như thế không khác vậy. (Q.495, ĐBN)

Thích nghĩa cho đoạn Kinh này:

(1). Tánh ấy không hai không hai phần vậy. Nguyên văn bằng chữ Hán là kỳ tánh nhị nhị phần cố.

 

 

19. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 496

đến đầu quyển 497, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Vô Biên Tế”, cuối quyển 420

đến đầu quyển 423, Hội thứ II, ĐBN).

 

(Tam tế bất khả đắc)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát thời trước bất khả đắc, thời sau bất khả đắc, thời giữa bất khả đắc. Sắc uẩn cho đến thức uẩn vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nhãn xứ cho đến ý xứ vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Sắc xứ cho đến pháp xứ vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nhãn giới cho đến ý giới vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Sắc giới cho đến pháp giới vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát tát cũng vô biên. Nhãn thức giới cho đến ý thức giới vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nhãn xúc cho đến ý xúc vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Địa giới cho đến thức giới vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Khổ tập diệt đạo Thánh đế vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Vô minh cho đến lão tử vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Chơn như cho đến bất tư nghì giới vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên.

Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Tám giải thoát, chín định thứ lớp vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Tam giải thoát môn, Đà la ni môn, Tam ma địa môn vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Năm nhãn, sáu thần thông vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên.

Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Đoạn giới cho đến vô vi giới vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô biên nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. (Q.496, ĐBN)

 

(Tất cả pháp vô sở hữu, bất khả đắc)

 

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát cùng sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu bất khả đắc. Đại Bồ Tát lìa sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu bất khả đắc. Như vậy, cho đến đại Bồ Tát cùng Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô sở hữu bất khả đắc. Đại Bồ Tát lìa Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô sở hữu bất khả đắc.

Như vậy, bạch Thế Tôn! Con đối với tất cả pháp đem tất cả chủng (loại), tất cả xứ (nơi chốn), tất cả thời (thời gian) tìm đại Bồ Tát không thấy đâu hết, trọn chẳng thể được, làm sao khiến con đem Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ Tát?

 

(Các pháp rốt ráo chẳng sanh cũng vô tự tánh)

 

Lại nữa, bạch Thế Tôn! Các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều vô tự tánh. Như nói ngã v.v… rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh, đều vô tự tánh; các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh, đều vô tự tánh.

Bạch Thế Tôn! Những gì sắc cho đến thức rốt ráo chẳng sanh. Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức? Như vậy, cho đến những gì Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa rốt ráo chẳng sanh, nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa?

Bạch Thế Tôn! Con đâu thể đem Bát nhã Ba la mật rốt ráo chẳng sanh dạy bảo trao truyền cho đại Bồ Tát rốt ráo chẳng sanh? Bạch Thế Tôn! Lìa rốt ráo chẳng sanh cũng không có đại Bồ Tát có thể hành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ Tát nghe thuyết như thế tâm chẳng chìm đắm cũng chẳng ưu hối, tâm kia chẳng kinh chẳng e chẳng sợ, phải biết đại Bồ Tát này có thể hành Bát nhã Ba la mật!

 

Bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Duyên cớ nào nói các đại Bồ Tát thời trước bất khả đắc, thời sau bất khả đắc, thời giữa bất khả đắc? Duyên cớ nào nói sắc uẩn cho đến thức uẩn vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên? Như vậy, cho đến Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên?

Duyên cớ gì mà nói đại Bồ Tát cùng với sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, bất khả đắc? Đại Bồ Tát xa lìa sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, bất khả đắc? Như vậy, cho đến đại Bồ Tát cùng với Thanh văn, Độc giác, Đại thừa vô sở hữu, bất khả đắc? Đại Bồ Tát xa lìa Thanh văn, Độc giác, Đại thừa vô sở hữu, bất khả đắc?

Do duyên gì mà nói, đối với tất cả pháp này con dùng tất cả chủng, tất cả xứ, tất cả thời để cầu đại Bồ Tát hoàn toàn không chỗ thấy, trọn bất khả đắc, làm sao khiến con đem Bát nhã Ba la mật để dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ Tát?

Duyên cớ gì mà nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh đều không có tự tánh? Duyên cớ gì mà nói ngã thảy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh? Duyên cớ gì mà nói các pháp cũng vậy rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh? Do duyên gì mà nói, những sắc cho đến thức nào hoàn toàn không sanh. Như vậy, cho đến những Thanh văn, Độc giác, Đại thừa nào hoàn toàn không sanh?

Duyên cớ gì mà nói nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi là Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa? Duyên cớ gì mà nói con đâu thể đem Bát nhã Ba la mật rốt ráo chẳng sanh dạy bảo trao truyền đại Bồ Tát rốt ráo chẳng sanh? Do duyên gì mà nói, nếu xa lìa pháp hoàn toàn không sanh thì không có đại Bồ Tát thực hành quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề? Do duyên gì mà nói, nếu đại Bồ Tát nào nghe thuyết như vậy mà tâm không chìm đắm, cũng không ưu hối, chẳng kinh chẳng e chẳng sợ, thì nên biết đại Bồ Tát này có thể hành Bát nhã Ba la mật? Này cụ thọ xin vì tôi mà diễn nói cho.

 

(Dùng phương tiện: Vô sở hữu, không,

xa lìa, vô tự tánh để trả lời các câu hỏi trên)

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện đáp Xá Lợi Tử rằng:

- Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói các đại Bồ Tát thời trước, thời sau, thời giữa bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Hữu tình vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Hữu tình không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Hữu tình xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Hữu tình vô tự tánh, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Sắc uẩn cho đến thức uẩn không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Sắc uẩn cho đến thức uẩn xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Sắc uẩn cho đến thức uẩn vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Mười hai xứ cho đến mười tám giới vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Mười hai xứ cho đến mười tám giới không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Mười hai xứ cho đến mười tám giới xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Mười hai xứ cho đến mười tám giới vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nhãn xúc cho đến ý xúc vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhãn xúc cho đến ý xúc không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhãn xúc cho đến ý xúc xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhãn xúc cho đến ý xúc vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Địa giới cho đến thức giới vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Địa giới cho đến thức giới không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Địa giới cho đến thức giới xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Địa giới cho đến thức giới vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. (Q.496, ĐBN)

Xá Lợi Tử! Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Chơn như cho đến bất tư nghì giới vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Chơn như cho đến bất tư nghì giới không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Chơn như cho đến bất tư nghì giới xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Chơn như cho đến bất tư nghì giới vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Vô minh cho đến lão tử vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Vô minh cho đến lão tử không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Vô minh cho đến lão tử xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Vô minh cho đến lão tử vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nói rộng ra, tất cả pháp Phật (từ ba mươi bảy pháp trợ đạo cho đến Nhất thiết tướng trí) vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Tất cả pháp Phật không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Tất cả pháp Phật xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Tất cả pháp Phật vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Đoạn giới cho đến vô vi giới vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Đoạn giới cho đến vô vi giới không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Đoạn giới cho đến vô vi giới xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Đoạn giới cho đến vô vi giới vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô sở hữu, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa không, nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa xa lìa nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô tự tánh nên nói các đại Bồ Tát thời trước sau giữa bất khả đắc. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì hữu tình cho đến Đại Thừa vô sở hữu vậy. Trong xa lìa, không tự tánh, các đại Bồ Tát thời trước sau giữa đều bất khả đắc vậy.

Xá Lợi Tử! Chẳng phải vì vô sở hữu, nên hữu tình cho đến Đại Thừa có khác. Chẳng phải vì không, nên hữu tình cho đến Đại Thừa có khác. Chẳng phải vì xa lìa, nên hữu tình cho đến Đại Thừa có khác. Chẳng phải vì vô tự tánh, nên hữu tình cho đến Đại Thừa có khác. Chẳng phải vì thời trước, thời sau, thời giữa, nên đại Bồ Tát có khác.

Xá lợi Tử! Hoặc hữu tình cho đến Đại thừa vô sở hữu. Hoặc hữu tình cho đến Đại thừa Không. Hoặc hữu tình cho đến Đại thừa xa lìa. Hoặc hữu tình cho đến Đại thừa vô tự tánh. Đại Bồ Tát thời trước, thời sau, thời giữa, tất cả như thế đều không hai, không hai phần.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây tôi tác thuyết này: Các đại Bồ Tát thời trước sau giữa đều bất khả đắc.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói sắc uẩn cho đến thức uẩn vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Như vậy, cho đến Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên.

Thưa Ngài Xá lợi Tử! Sắc uẩn cho đến Đại thừa đều như hư không. Vì sao? Vì thái hư Không, khoảng trước, sau, giữa đều bất khả đắc. Do biên giới bất khả đắc nên gọi là hư không. Sắc uẩn cho đến Đại thừa cũng như vậy, khoảng trước, sau, giữa đều bất khả đắc. Vì sao? Vì sắc uẩn cho đến Đại thừa đều tánh Không. Trong Không, khoảng trước, sau, giữa đều bất khả đắc. Cũng do biên giới đều bất khả đắc nên gọi là Không.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây nên tôi tác thuyết này: Sắc uẩn cho đến thức uẩn vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên. Như vậy, cho đến Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vô biên, nên phải biết đại Bồ Tát cũng vô biên.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói đại Bồ Tát cùng với sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, bất khả đắc. Đại Bồ Tát xa lìa sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, bất khả đắc. Như vậy, cho đến đại Bồ Tát cùng với Thanh văn, Độc giác, Đại thừa vô sở hữu, bất khả đắc. Đại Bồ Tát xa lìa Thanh văn, Độc giác, Đại thừa vô sở hữu, bất khả đắc?

Xá Lợi Tử! Sắc uẩn cho đến Đại Thừa, tánh sắc uẩn cho đến Đại Thừa không. Vì sao? Vì trong tánh không sắc uẩn cho đến Đại Thừa, sắc uẩn cho đến Đại Thừa vô sở hữu bất khả đắc, nên các đại Bồ Tát cũng vô sở hữu bất khả đắc. Phi sắc uẩn cho đến phi Đại Thừa, phi sắc uẩn cho đến phi Đại Thừa tánh không, phi sắc uẩn cho đến phi Đại Thừa vô sở hữu bất khả đắc, nên các đại Bồ Tát cũng vô sở hữu bất khả đắc.

Xá lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Đại Bồ Tát cùng với sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, bất khả đắc. Đại Bồ Tát lìa sắc uẩn cho đến thức uẩn vô sở hữu, bất khả đắc. Như vậy, cho đến đại Bồ Tát cùng với Thanh văn, Độc giác, Đại thừa, vô sở hữu, bất khả đắc. Đại Bồ Tát xa lìa Thanh văn, Độc giác, Đại thừa vô sở hữu, bất khả đắc.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì lại nói đối với tất cả pháp này, dùng tất cả chủng, tất cả xứ, tất cả thời để tìm đại Bồ Tát không thấy đâu hết, trọn chẳng thể được, làm sao tôi có thể dùng Bát nhã Ba la mật mà dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ Tát?

 

(Sắc đối sắc bất khả đắc, cho đến pháp Phật đối với

pháp Phật cũng bất khả đắc)

 

Xá Lợi Tử! Sắc đối sắc bất khả đắc, sắc đối thọ tưởng hành thức cũng bất khả đắc. Thọ đối thọ bất khả đắc, thọ đối sắc tưởng hành thức cũng bất khả đắc. Tưởng đối tưởng bất khả đắc, tưởng đối sắc thọ hành thức cũng bất khả đắc. Hành đối hành bất khả đắc, hành đối sắc thọ tưởng thức cũng bất khả đắc. Thức đối thức bất khả đắc, thức đối sắc thọ tưởng hành cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nhãn xứ đối nhãn xứ bất khả đắc, nhãn xứ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xứ cũng bất khả đắc. Sắc xứ đối sắc xứ bất khả đắc, sắc xứ đối thanh hương vị xúc pháp xứ cũng bất khả đắc v.v… Nhãn giới đối nhãn giới bất khả đắc, nhãn giới đối nhĩ tỷ thiệt thân ý giới cũng bất khả đắc. Sắc giới đối sắc giới bất khả đắc, sắc giới đối thanh hương vị xúc pháp giới cũng bất khả đắc. Nhãn thức giới đối nhãn thức giới bất khả đắc, nhãn thức giới đối nhĩ tỷ thiệt thân ý thức giới cũng bất khả đắc. Nhĩ thức giới đối nhĩ thức giới bất khả đắc, nhĩ thức giới đối nhãn tỷ thiệt thân ý thức giới cũng bất khả đắc. Tỷ thức giới đối tỷ thức giới bất khả đắc, tỷ thức giới đối nhãn nhĩ thiệt thân ý thức giới cũng bất khả đắc. Thiệt thức giới đối thiệt thức giới bất khả đắc, thiệt thức giới đối nhãn nhĩ tỷ thân ý thức giới cũng bất khả đắc. Thân thức giới đối thân thức giới bất khả đắc, thân thức giới đối nhãn nhĩ tỷ thiệt ý thức giới cũng bất khả đắc. Ý thức giới đối ý thức giới bất khả đắc, ý thức giới đối nhãn nhĩ tỷ thiệt thân thức giới cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nhãn xúc đối nhãn xúc bất khả đắc, nhãn xúc đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc cũng bất khả đắc. Nhĩ xúc đối nhĩ xúc bất khả đắc, nhĩ xúc đối nhãn thiệt thân ý xúc cũng bất khả đắc. Tỷ xúc đối tỷ xúc bất khả đắc, tỷ xúc đối nhãn nhĩ thiệt thân ý xúc cũng bất khả đắc. Thiệt xúc đối thiệt xúc bất khả đắc, thiệt xúc đối nhãn nhĩ tỷ thân ý xúc cũng bất khả đắc. Thân xúc đối thân xúc bất khả đắc, thân xúc đối nhãn nhĩ tỷ thiệt ý xúc cũng bất khả đắc. Ý xúc đối ý xúc bất khả đắc, ý xúc đối nhãn nhĩ tỷ thiệt thân xúc cũng bất khả đắc. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhĩ tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc. Nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, nhĩ xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhãn tỷ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc. Tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ đối tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, tỷ xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhãn nhĩ thiệt thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc. Thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ đối thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, thiệt xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhãn nhĩ tỷ thân ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc. Thân xúc làm duyên sanh ra các thọ đối thân xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhãn nhĩ tỷ thiệt ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc. Ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đối ý xúc làm duyên sanh ra các thọ bất khả đắc, ý xúc làm duyên sanh ra các thọ đối nhãn nhĩ tỷ thiệt thân xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Địa giới đối địa giới bất khả đắc, địa giới đối thủy hỏa phong không thức giới cũng bất khả đắc. Thủy giới đối thủy giới bất khả đắc, thủy giới đối hỏa phong không thức giới cũng bất khả đắc. Hỏa giới đối hỏa giới bất khả đắc, hỏa giới đối thủy phong không thức giới cũng bất khả đắc. Phong giới đối phong giới bất khả đắc, phong giới đối thủy hỏa không thức giới cũng bất khả đắc. Không giới đối không giới bất khả đắc, không giới đối thủy hỏa phong thức giới cũng bất khả đắc. Thức giới đối thức giới bất khả đắc bất khả đắc, thức giới đối thủy hỏa phong không giới cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nhân duyên đối nhân duyên bất khả đắc, nhân duyên đối đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng bất khả đắc. Đẳng vô gián duyên đối đẳng vô gián duyên bất khả đắc, đẳng vô gián duyên đối nhân duyên, sở duyên duyên, tăng thượng duyên cũng bất khả đắc. Sở duyên duyên đối sở duyên duyên bất khả đắc, sở duyên duyên đối nhân duyên, đẳng vô gián duyên, tăng thượng duyên cũng bất khả đắc. Tăng thượng duyên đối tăng thượng duyên bất khả đắc, tăng thượng duyên đối nhân duyên, đẳng vô gián duyên, sở duyên duyên cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Khổ Thánh đế đối khổ Thánh đế bất khả đắc, khổ Thánh đế đối tập diệt đạo Thánh đế cũng bất khả đắc. Tập Thánh đế đối tập Thánh đế bất khả đắc, tập Thánh đế đối khổ diệt đạo Thánh đế cũng bất khả đắc. Diệt Thánh đế đối diệt Thánh đế bất khả đắc, diệt Thánh đế đối khổ tập đạo Thánh đế cũng bất khả đắc. Đạo Thánh đế đối đạo Thánh đế bất khả đắc, đạo Thánh đế đối khổ tập diệt Thánh đế cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Vô minh đối vô minh bất khả đắc, vô minh đối hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử cũng bất khả đắc. Hành đối hành bất khả đắc, hành đối vô minh, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử cũng bất khả đắc. Thức đối thức bất khả đắc, thức đối hành, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh lão tử cũng bất khả đắc, v.v… và v.v…

Xá Lợi Tử! Bố thí đối bố thí bất khả đắc, bố thí đối tịnh giới cùng các Ba la mật khác cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến Bát nhã Ba la mật đối Bát nhã Ba la mật bất khả đắc, Bát nhã Ba la mật đối bố thí cùng các Ba la mật khác cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nội không đối nội không bất khả đắc, nội không đối ngoại không thảy cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến vô tánh tự tánh không đối vô tánh tự tánh không bất khả đắc, vô tánh tự tánh không đối nội không cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Chơn như đối chơn như bất khả đắc, chơn như đối pháp giới v.v… cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến bất tư nghì giới đối bất tư nghì giới bất khả đắc, bất tư nghì giới đối chơn như thảy cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Nói rộng ra, tất cả pháp Phật từ Tam giải thoát môn, Đà la ni, Tam ma địa môn, năm nhãn sáu thần thông, Như Lai mười lực, pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cũng bất khả đắc. Tất cả pháp Phật đối với tất cả pháp Phật bất khả đắc, Tam giải thoát môn đối với Đà la ni, Tam ma địa môn cũng bất khả đắc… cho đến Nhất thiết trí đối Đạo tướng trí, Đạo tướng trí đối với Nhất thiết tướng trí cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Đoạn giới đối đoạn giới bất khả đắc, đoạn giới đối ly giới v.v… cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến vô vi giới đối vô vi giới bất khả đắc, vô vi giới đối đoạn giới thảy cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Dị sanh địa đối Dị sanh địa bất khả đắc, Dị sanh địa đối chủng tánh địa v.v… cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến Như Lai địa đối Như Lai địa bất khả đắc, Như Lai địa đối Dị sanh địa v.v… cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Cực hỷ địa đối Cực hỷ địa bất khả đắc, Cực hỷ địa đối Ly cấu địa v.v… cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến Pháp vân địa đối Pháp vân địa bất khả đắc, Pháp vân địa đối chín địa kia cũng bất khả đắc.

Xá Lợi Tử! Dự lưu đối Dự lưu bất khả đắc, Dự lưu đối Nhất lai v.v… cũng bất khả đắc. Như vậy, cho đến Chánh Đẳng giác đối Chánh Đẳng giác bất khả đắc, Chánh đẳng giác đối Dự lưu v.v… cũng bất khả đắc. Xá Lợi Tử! Đại Bồ Tát đối đại Bồ Tát bất khả đắc, đại Bồ Tát đối Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền cũng bất khả đắc. Bát nhã Ba la mật đối Bát nhã Ba la mật bất khả đắc, Bát nhã Ba la mật đối đại Bồ Tát dạy bảo trao truyền cũng bất khả đắc. Dạy bảo trao truyên đối dạy bảo trao truyền bất khả đắc, dạy bảo trao truyền đối đại Bồ Tát, Bát nhã Ba la mật cũng bất khả đắc. Vì sao? Xá Lợi Tử! Những thứ như thế hoặc pháp hoặc ngã tự tánh không vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây tôi tác thuyết này: Tôi đối đây thảy tất cả pháp, đem tất cả chủng, tất cả xứ, tất cả thời tìm đại Bồ Tát không thấy đâu hết, trọn chẳng thể được. Làm sao khiến tôi đem Bát nhã Ba la mật dạy bảo trao truyền cho các đại Bồ Tát. (Q.496, ĐBN)

 

(Các đại Bồ Tát chỉ có giả danh hoàn toàn không có tự tánh)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh hoàn toàn không có tự tánh. Xá Lợi Tử! Bởi danh các đại Bồ Tát chỉ nhiếp vào khách danh (cái danh do người a gán cho, thuộc bên ngoài) vậy. (Q.497, ĐBN)

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Duyên cớ nào nói bởi danh các đại Bồ Tát chỉ nhiếp vào khách danh?

Thiện Hiện đáp rằng: Tất cả pháp chỉ nhiếp vào khách; với mười phương ba đời không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ. Trong tất cả pháp không danh, trong danh không tất cả pháp, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì tất cả pháp cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc tất cả pháp hoặc danh đều vô sở hữu, trọn tất bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh, không từ đâu đến, không chỗ đến đi, cũng không chỗ trụ, chỉ giả danh thi thiết. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như sắc uẩn cho đến thức uẩn chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Sắc uẩn v.v… phi danh, danh phi sắc uẩn v.v…Trong sắc uẩn thảy không danh, trong danh không sắc uẩn v.v…, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc sắc uẩn v.v…, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như mười hai xứ cho đến mười tám giới chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Mười hai xứ, mười tám giới phi danh, danh phi mười hai xứ, mười tám giới. Trong mười hai xứ mười tám giới không danh, trong danh không mười hai xứ mười tám giới, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì mười hai xứ mười tám giới cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc uẩn xứ giới, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như nhãn xúc cho đến ý xúc chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Nhãn xúc cho đến ý xúc phi danh, danh phi nhãn xúc cho đến ý xúc. Trong nhãn xúc cho đến ý xúc không danh, trong danh không nhãn xúc cho đến ý xúc, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì nhãn xúc cho đến ý xúc cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn xúc cho đến ý xúc, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh các thọ phi danh, danh phi nhãn xúc… chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như địa giới cho đến thức giới chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Địa giới cho đến ý thức giới phi danh, danh phi địa giới cho đến ý thức giới. Trong địa giới cho đến thức giới không danh, trong danh không địa giới cho đến thức giới, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì địa giới cho đến thức giới cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc địa giới v.v..., hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như nhân duyên cho đến tăng thượng duyên chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên phi danh, danh phi nhân duyên cho đến tăng thượng duyên. Trong nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không danh, trong danh không nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì nhân duyên cho đến tăng thượng duyên cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như Tứ đế chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Vì Tứ đế phi danh, danh phi Tứ đế. Trong Tứ đế không danh, trong danh không Tứ đế, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì Tứ đế cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Tứ đế, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như vô minh cho đến lão tử chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Vô minh cho đến lão tử phi danh, danh phi vô minh cho đến lão tử. Trong vô minh cho đến lão tử không danh, trong danh không vô minh cho đến lão tử, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì vô minh cho đến lão tử cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc vô minh cho đến lão tử, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Bố thí cho đến Bát nhã phi danh, danh phi bố thí cho đến Bát nhã. Trong bố thí cho đến Bát nhã không danh, trong danh không bố thí cho đến Bát nhã, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì bố thí cho đến Bát nhã cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc bố thí cho đến Bát nhã, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như nội không cho đến vô tánh tự tánh không chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Nội không cho đến vô tánh tự tánh không phi danh, danh phi nội không cho đến vô tánh tự tánh không. Trong nội không cho đến vô tánh tự tánh không không danh, trong danh không nội không cho đến vô tánh tự tánh không, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì nội không cho đến vô tánh tự tánh không cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc nội không cho đến vô tánh tự tánh không, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như chơn như cho đến bất tư nghì giới chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Chơn như cho đến bất tư nghì giới phi danh, danh phi chơn như cho đến bất tư nghì giới. Trong chơn như cho đến bất tư nghì giới không danh, trong danh không chơn như cho đến bất tư nghì giới, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì chơn như cho đến bất tư nghì giới cùng danh đều tự tánh không vậy. Trong tự tánh không, hoặc chơn như cho đến bất tư nghì giới, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá lợi Tử! Nói rộng ra, tất cả pháp Phật từ Tam giải thoát môn, Đà la ni môn, Tam ma địa môn, năm nhãn sáu thần thông, Như Lai mười lực, pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả, Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí chỉ nhiếp vào khách. Vì sao? Vì tất cả pháp Phật thảy phi danh, danh phi tất cả pháp Phật. Trong tất cả pháp Phật không danh, trong danh không có tất cả pháp Phật, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì tất cả pháp Phật cùng danh đều không tự tánh vậy. Trong không tự tánh tất cả pháp Phật, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh đoạn giới cho đến vô vi giới chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Đoạn giới cho đến vô vi giới phi danh, danh phi đoạn giới cho đến vô vi giới. Trong đoạn giới cho đến vô vi giới không danh, trong danh không đoạn giới cho đến vô vi giới, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì đoạn giới cho đến vô vi giới cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc đoạn giới cho đến vô vi giới, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa phi danh, danh phi Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa. Trong Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không danh, trong danh không Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa phi danh, danh phi Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa. Trong Cực hỷ địa không danh, trong danh không cực hỷ địa, chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh.

Xá Lợi Tử! Như danh Thanh Văn, Độc giác, Đại thừa chỉ nhiếp vào khách danh. Vì sao? Thanh Văn, Độc giác, Đại thừa phi danh, danh phi Thanh Văn, Độc giác, Đại thừa. Trong Thanh Văn, Độc giác v.v… không danh, trong danh không Thanh Văn, Độc giác v.v… chẳng hợp chẳng tan, chỉ giả thi thiết. Vì sao? Vì Thanh văn, Độc giác v.v… cùng danh tự tánh đều không vậy. Trong tự tánh không, hoặc Thanh Văn, Độc giác v.v…, hoặc danh đều vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Danh các đại Bồ Tát cũng lại như thế, chỉ nhiếp vào khách danh. Do đây, nên nói các đại Bồ Tát chỉ có giả danh, đều không tự tánh. (Q. 497, ĐBN)

 

(Nói ngã v.v… rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói như nói ngã v.v… rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Ngã rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh; cho đến kiến giả cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh?

Xá Lợi Tử! Sắc rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh? Thọ tưởng hành thức cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sẽ có sanh? Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sanh? Độc giác thừa, Đại Thừa cũng rốt ráo vô sở hữu bất khả đắc, làm sao sanh? Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Như nói ngã v.v… rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

 

(Các pháp đều không có tánh hòa hợp)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh. Xá Lợi Tử! Các pháp đều không tự tánh hòa hợp (1). Vì sao? Vì các pháp, tự tánh không vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào đều không tự tánh hòa hợp?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn đều không tự tánh hòa hợp, thọ tưởng hành thức uẩn cũng đều không tự tánh hòa hợp. Độc giác thừa, Đại Thừa cũng đều không tự tánh hòa hợp. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

 

(Các pháp phi thường, phi lạc, phi ngã, vắng lặng, xa lìa…

cũng không hoại diệt)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi thường cũng không tan mất (hoại diệt). Vì sao? Vì pháp phi thường tánh vô tận (bất tận) vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào phi thường cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn phi thường cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn phi thường cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa phi thường cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại Thừa phi thường cũng không tan mất. Vì sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi thường thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi lạc cũng không tan mất. Vì sao? Nếu pháp phi lạc tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào phi lạc cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng: 

- Sắc uẩn phi lạc cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn phi lạc cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa phi lạc cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại Thừa phi lạc cũng không tan mất. Vì sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi lạc thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi ngã cũng không tan mất. Vì sao? Nếu pháp phi ngã, tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào phi ngã cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn phi ngã cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn phi ngã cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa phi ngã cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại Thừa phi ngã cũng không tan mất. Vì sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp phi ngã thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp vắng lặng cũng không tan mất. Vì sao? Nếu pháp vắng lặng thời tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào vắng lặng cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn vắng lặng cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn vắng lặng cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa vắng lặng cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại Thừa vắng lặng cũng không tan mất. Vì sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp vắng lặng thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp xa lìa cũng không tan mất. Vì sao? Nếu pháp xa lìa thời tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào xa lìa cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn xa lìa cũng không tan mất, thọ tưởng hành thức uẩn xa lìa cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa xa lìa cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại Thừa xa lìa cũng không tan mất. Vì sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp xa lìa thời vô tự tánh, nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất. Vì sao? Nếu pháp là không, vô tướng, vô nguyện tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất; thọ tưởng hành thức uẩn là không, vô tướng vô nguyện cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh văn thừa là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại thừa là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan mất. Vì sao? Xá lợi Tử! Vì nếu pháp là không, vô tướng, vô nguyện là không tự tánh. Nếu vô tự tánh thời vô tận vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Vì sao? Nếu pháp là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi tánh vô tận vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc uẩn là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất; thọ tưởng hành thức uẩn là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Độc giác thừa, Đại Thừa là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan mất. Vì sao? Xá Lợi Tử! Nếu pháp là thiện, vô tội, vô lậu, lìa nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi thời vô tự tánh; nếu vô tự tánh thời vô tận vậy. (Q.497, ĐBN)

 

(Vì chẳng thường còn, chẳng hoại diệt, nên gọi là

pháp phi thường phi hoại)

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tất cả pháp phi thường phi hoại.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Pháp nào là phi thường phi hoại?

Thiện Hiện đáp rằng: Xá Lợi Tử!

- Sắc uẩn phi thường phi hoại. Vì sao? Vì bản tánh là vậy. Thọ tưởng hành thức uẩn cũng phi thường phi hoại. Vì sao? Vì bản tánh là vậy. Như vậy, cho đến Thanh Văn thừa phi thường phi hoại. Vì sao? Vì bản tánh là vậy. Độc giác thừa, Đại Thừa cũng phi thường phi hoại. Vì sao? Vì bản tánh là vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tóm lại mà nói: Hoặc pháp thiện pháp phi thiện, hoặc pháp  hữu ký pháp vô ký, hoặc pháp hữu tội pháp vô tội, hoặc pháp hữu lậu pháp vô lậu, hoặc pháp hữu nhiễm pháp vô nhiễm, hoặc pháp thế gian pháp xuất thế gian, hoặc pháp tạp nhiễm pháp thanh tịnh, hoặc pháp sanh tử pháp Niết Bàn, hoặc pháp hữu vi pháp vô vi, tất cả như thế đều phi thường phi hoại. Vì sao? Vì bản tánh là vậy. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Các pháp cũng vậy, rốt ráo chẳng sanh, chỉ có giả danh đều vô tự tánh.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói những gì sắc cho đến thức rốt ráo chẳng sanh. Như vậy, cho đến những gì Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa rốt ráo chẳng sanh ấy?

Xá lợi Tử! Bản tánh của tất cả sắc cho đến thức đều không sanh. Vì sao? Vì bản tánh của sắc cho đến thức đều Không, không tạo tác, không sanh khởi. Vì sao? Vì pháp Không, tác giả bất khả đắc. Như vậy, cho đến bản tánh của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại thừa đều không sanh. Vì sao? Vì bản tánh của tất cả Thanh văn, Độc giác, Đại thừa đều Không, không tạo tác, không sanh khởi. Vì sao? Vì pháp Không, tác giả bất khả đắc.

Xá lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Những gì sắc cho đến thức hoàn toàn không sanh. Như vậy, cho đến những gì Thanh văn, Độc giác, Đại thừa hoàn toàn không sanh.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa.

Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không, thời chẳng thể thi thiết hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc trụ, hoặc dị. Bởi duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức.  Do nhân duyên này nên nói, nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là sắc cho đến thức. Vì sao? Vì Không chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa bản tánh không vậy. Nếu pháp bản tánh không thời chẳng thể thi thiết hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc trụ, hoặc dị. Bởi duyên cớ đây, nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa. Vì sao? Vì không chẳng phải Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa vậy.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến nếu rốt ráo chẳng sanh thời chẳng gọi Thanh Văn, Độc giác, Đại Thừa.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói, làm sao con dùng Bát nhã Ba la mật hoàn toàn không sanh để dạy bảo truyền trao đại Bồ Tát hoàn toàn không sanh? Xá Lợi Tử! Rốt ráo chẳng sanh tức là Bát nhã Ba la mật. Bát nhã Ba la mật tức là rốt ráo chẳng sanh. Vì sao? Vì rốt ráo chẳng sanh cùng Bát nhã Ba la mật không hai, không hai phần vậy.

Xá Lợi Tử! Rốt ráo chẳng sanh tức là đại Bồ Tát. Đại Bồ Tát tức là rốt ráo chẳng sanh. Vì sao? Vì rốt ráo chẳng sanh cùng đại Bồ Tát cũng không hai, không hai phần vậy.   

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Tôi đâu có thể đem Bát nhã Ba la mật rốt ráo chẳng sanh dạy bảo trao truyền cho đại Bồ Tát rốt ráo chẳng sanh.

 

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói lìa rốt ráo chẳng sanh cũng không đại Bồ Tát năng hành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, chẳng thấy lìa rốt ráo chẳng sanh có Bát nhã Ba la mật, cũng chẳng thấy lìa rốt ráo chẳng sanh có đại Bồ Tát. Vì sao? Vì hoặc pháp rốt ráo chẳng sanh, hoặc Bát nhã sâu thẳm, hoặc đại Bồ Tát đều không hai, không hai phần vậy.

Xá lợi Tử! Khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, không thấy xa lìa pháp hoàn toàn chẳng sanh mà có sắc cho đến thức. Vì sao? Vì pháp hoàn toàn chẳng sanh, hoặc sắc cho đến thức đều không hai, không hai phần. Như vậy, cho đến, khi các đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, không thấy xa lìa pháp hoàn toàn chẳng sanh mà có Thanh văn, Độc giác, Đại thừa. Vì sao? Vì pháp hoàn toàn không sanh, Thanh văn, Độc giác, Đại thừa đều không hai, không hai phần.

Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Lìa rốt ráo chẳng sanh cũng không đại Bồ Tát năng hành Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi duyên cớ nào nói nếu đại Bồ Tát nghe thuyết như thế tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối, chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ, phải biết đại Bồ Tát này năng hành Bát nhã Ba la mật.

 

(Quán các pháp như huyễn như mộng…)

 

Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, chẳng thấy các pháp có giác có dụng; quán tất cả pháp như huyễn, như mộng, như vang, như tượng, như bóng sáng, như ánh nắng, như việc biến hóa, như thành tầm hương, tuy hiện tựa có mà không thật có. Nghe thuyết các pháp bản tánh đều không, vui mừng hớn hở, thâm tâm tin vui. Do nhân duyên đây, tôi tác thuyết này: Nếu đại Bồ Tát nghe thuyết như thế, tâm chẳng chìm đắm, cũng chẳng ưu hối, chẳng kinh, chẳng e, chẳng sợ, phải biết đại Bồ Tát này có thể hành Bát nhã Ba la mật.

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu khi đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã quán sát các pháp, bấy giờ đại Bồ Tát đối sắc cho đến thức đều vô sở đắc, không thọ không lấy, không trụ không chấp, cũng chẳng thi thiết là sắc uẩn cho đến thức uẩn, đối nhãn xứ cho đến ý xứ, đối sắc xứ cho đến pháp xứ, đối nhãn giới cho đến ý giới, đối sắc giới cho đến pháp giới, đối nhãn thức giới cho đến ý thức giới, đối nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ, đối địa giới cho đến thức giới, đối nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, đối vô minh cho đến lão tử cũng lại như thế.

Bấy giờ, đại Bồ Tát đối bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đều vô sở đắc, không thọ không lấy, không trụ không chấp, cũng chẳng thi thiết là bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật. Đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không, đối chơn như cho đến bất tư nghì giới; đối khổ Thánh đế cho đến đạo Thánh đế, đối bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi; đối bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; đối tám giải thoát, chín định thứ lớp; đối không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn; đối tất cả Đà la ni, Tam ma địa môn; đối năm nhãn, sáu thần thông; đối Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; đối pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả; Đối Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa, đối Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; đối các Bồ Tát, chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề; đối Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; đối đoạn giới cho đến vô vi giới cũng lại như thế. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Đại Bồ Tát này khi hành sâu Bát nhã, chẳng thấy sắc uẩn cho đến thức uẩn. Như vậy, cho đến chẳng thấy Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí vậy. Vì sao? Vì tánh sắc uẩn không, vô sanh vô diệt, tánh thọ tưởng hành thức không vô sanh vô diệt. Như vậy, cho đến vì tánh Nhất thiết trí không vô sanh vô diệt; tánh Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không vô sanh vô diệt.

Bạch Thế Tôn! Sắc không sanh, không diệt tức chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến Nhất thiết trí không sanh, không diệt tức chẳng phải Nhất thiết trí; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không sanh, không diệt tức chẳng phải Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Vì sao? Vì sắc cho đến thức cùng không sanh, không diệt cũng không hai, không hai phần. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí cùng không sanh, không diệt cũng không hai, không hai phần. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì pháp không sanh, không diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên sắc cho đến thức không sanh, không diệt tức chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không sanh, không diệt tức chẳng phải Nhất thiết trí; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Sắc không hai tức chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không hai tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí không hai tức chẳng phải Nhất thiết trí; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không hai tức chẳng phải Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí.

Bạch Thế Tôn! Sắc nhập vào pháp số bất nhị, thọ tưởng hành thức nhập vào pháp số bất nhị, nên gọi sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí nhập vào pháp số bất nhị; Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí nhập vào pháp số bất nhị, nên gọi Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. (Q.497, ĐBN)

Thích nghĩa cho đoạn 19 này:

(1). Hòa hợp: 和合; C: héhé; J: wagō; S: saṃgraha. 1- Hợp nhất, kết hợp (s: samagra); 2- Sự kết hợp của nhân và duyên. Sự hội đủ của nhiều yếu tố trong sự tạo thành một thực thể đơn nhất; 3- Theo Duy thức tông, đó là nhiều loại tạo tác hài hoà với nhau, một trong 24 pháp Tâm bất tương ưng hành. (Từ điển Đạo Uyển).

 

 

20. Đoạn Kinh sau đây thuộc phẩm “Thiện Hiện”, quyển 497 đến

quyển 498, Hội thứ III, ĐBN.

(Tương đương với phẩm “Viễn Ly”, cuối quyển 423

đến hết quyển 424, Hội thứ II, ĐBN).

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Nhân giả đã nói, nếu khi đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã quán sát các pháp: Thế nào gọi đại Bồ Tát? Thế nào gọi Bát nhã Ba la mật? Thế nào là quán sát các pháp?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Tôn giả đã hỏi thế nào gọi là đại Bồ Tát. Xá Lợi Tử! Vì muốn lợi vui các hữu tình nên siêng cầu Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, nên gọi Bồ Tát. Đầy đủ sự hiểu biết như thật, tuy biết rõ khắp tướng tất cả pháp mà không chấp trước, nên gọi là Đại (Ma ha tát).

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Thế nào là đại Bồ Tát đủ hiểu biết như thật, tuy biết rõ khắp tướng tất cả pháp mà không sở chấp?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát như thật biết tất cả tướng sắc mà không sở chấp, dù như thật biết tất cả tướng thọ tưởng hành thức mà không sở chấp. Như vậy, cho đến như thật biết tất cả tướng Nhất thiết trí mà không sở chấp, dù như thật biết tất cả tướng Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí mà không sở chấp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Những gì gọi là tướng tất cả pháp?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Do các tướng trạng của các hành được biểu thị, nên biết các pháp là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp, là nội là ngoại, là hữu lậu là vô lậu, là hữu vi là vô vi, tất cả như vậy gọi là tướng tất cả pháp.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi thế nào gọi là Bát nhã Ba la mật. Xá Lợi Tử! Có trí tuệ thù thắng vi diệu, đối với tất cả pháp có thể như thật hiểu biết, có chỗ xa lìa nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Đây đối pháp nào mà nói có chỗ xa lìa?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Đây đối các uẩn, các xứ, các giới, các duyên khởi v.v… đều xa lìa, nên gọi Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Xá lợi Tử! Có trí tuệ thù thắng vi diệu, đối với tất cả pháp như thật hiểu biết, những gì có thể đạt được, nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Đối với pháp nào có thể vĩnh viễn đạt đến?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Đối bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật đều năng vĩnh viễn đạt đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật. Đây đối nội không cho đến vô tánh tự tánh không đều năng vĩnh viễn đạt đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật. Đây đối bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi đều năng vĩnh viễn đạt đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật. Như vậy, đối Phật mười lực cho đến mười tám Phật bất cộng đều năng vĩnh viễn đạt đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật. Cho đến đây đối Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí đều năng vĩnh viễn đạt đến, nên gọi Bát nhã Ba la mật. Xá Lợi Tử! Do nhân duyên đây nói là Bát nhã Ba la mật.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Tôn giả đã hỏi thế nào là quán các pháp. Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã, quán sát sắc cho đến thức chẳng thường chẳng vô thường, chẳng vui chẳng khổ, chẳng ngã chẳng vô ngã, chẳng tịnh chẳng bất tịnh, chẳng không chẳng bất không, chẳng hữu tướng chẳng vô tướng, chẳng hữu nguyện chẳng vô nguyện, chẳng vắng lặng chẳng phải chẳng vắng lặng, chẳng xa lìa chẳng phải chẳng xa lìa.

Xá Lợi Tử! Như vậy gọi là quán tất cả các pháp. Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi hành sâu Bát nhã nên quán sát các pháp như thế.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Thưa Nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc cho đến thức không sanh không diệt tức chẳng phải sắc cho đến thức? Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không sanh không diệt tức chẳng phải Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức, sắc cho đến thức tánh Không. Trong tánh Không này không sanh, không diệt, cũng không sắc cho đến thức. Do đó, nên nói sắc cho đến thức không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí; Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí tánh không. Trong tánh không đây không sanh không diệt, cũng không Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Do đây, nên nói Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không sanh không diệt tức chẳng phải Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí.

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Thưa Nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc cho đến thức bất nhị tức chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí bất nhị tức chẳng phải Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Hoặc sắc hoặc bất nhị, cho đến hoặc thức hoặc bất nhị. Như vậy, cho đến hoặc Nhất thiết trí hoặc bất nhị; hoặc Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí hoặc bất nhị. Như vậy, tất cả chẳng hợp chẳng tan, vô sắc vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Do đây, nên nói sắc cho đến thức bất nhị tức chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí bất nhị tức chẳng phải Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. (Q.498, ĐBN)

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Thưa Nhân giả! Duyên nào tác thuyết như vầy: Sắc cho đến thức nhập vào pháp số bất nhị, vậy nên gọi sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí nhập vào pháp số bất nhị, vậy nên gọi Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức chẳng khác vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt chẳng khác sắc cho đến thức. Sắc cho đến thức tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí tức là vô sanh vô diệt, vô sanh vô diệt tức là Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Do đây, nên nói sắc cho đến thức nhập vào pháp số bất nhị, vậy nên gọi sắc cho đến thức. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí nhập vào pháp số bất nhị, vậy nên gọi Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí.

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Nếu khi đại Bồ Tát hành sâu Bát nhã, như thật quán sát tướng tất cả pháp: Bấy giờ, đại Bồ Tát tát thấy ngã cho đến kiến giả không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc cho đến thức không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc cho đến ý thức không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc xứ cho đến pháp xứ không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn giới cho đến ý giới không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy sắc giới cho đến pháp giới không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xúc cho đến ý xúc không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ không sanh vì rốt ráo tịnh vậy.  Thấy địa giới cho đến thức giới không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nhân duyên cho đến tăng thượng duyên không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy khổ tập diệt đạo Thánh đế không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy vô minh cho đến lão tử không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy nội không cho đến không tánh tự tánh không vô sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy chơn như cho đến bất tư nghì giới không sanh vì rốt ráo tịnh vậy.

Nói rộng ra, thấy tất cả pháp Phật từ ba mươi bảy pháp trợ đạo; bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; tám giải thoát, chín định thức lớp; Tam giải thoát môn, Đà la ni môn, Tam ma địa môn; ngũ nhãn, lục thần thông; Như Lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không sanh; thấy pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả không sanh vì rốt ráo tịnh vậy.

Thấy Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy dị sanh và pháp dị sanh không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Dự lưu và pháp Dự lưu không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Nhất lai và pháp Nhất lai, thấy Bất hoàn và pháp Bất hoàn, thấy A la hán và pháp A la hán không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy Độc giác và pháp Độc giác không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy đại Bồ Tát và pháp đại Bồ Tát không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và pháp các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. Thấy đoạn giới cho đến vô vi giới không sanh vì rốt ráo tịnh vậy. (Q.498, ĐBN)

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng:

- Như tôi hiểu nghĩa Nhân giả đã nói thì hữu tình thảy rốt ráo không sanh, sắc cho đến thức rốt ráo không sanh. Cho đến Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác và pháp Như Lai rốt ráo không sanh. Nếu như thế thì các loại dị sanh (phàm phu) thọ sanh trong sáu thú lẽ không sai khác; nên Dự lưu chẳng cần đắc quả Dự lưu, nên Nhất lai chẳng cần đắc quả Nhất lai, nên Bất hoàn chẳng cần đắc quả Bất hoàn, nên A la hán chẳng cần đắc quả A la hán, nên Độc giác chẳng cần đắc quả Độc giác Bồ đề, nên đại Bồ Tát chẳng cần đắc Nhất thiết tướng trí, tinh siêng tu học lần lữa chứng đắc năm thứ Bồ đề?

Lại nữa, Thiện Hiện! Nếu tất cả pháp rốt ráo không sanh thì vì sao Dự lưu vì quả Dự lưu siêng tu chơn đạo dứt hẳn ba gút? Vì sao Nhất lai vì quả Nhất lai siêng tu đạo dứt hẳn tham sân si? Vì sao Bất hoàn vì quả Bất hoàn siêng tu đạo dứt hẳn thuận hạ kiết sử, kiến lập năm thứ phần vị sai khác? Vì sao A la hán vì quả A la hán siêng tu đạo dứt hẳn thuận thượng kiết sử? Vì sao Độc giác vì Độc giác Bồ đề siêng tu đạo riêng ngộ pháp duyên khởi? Vì sao đại Bồ Tát vì độ vô lượng vô số hữu tình siêng tu nhiều trăm ngàn khổ hạnh khó hành, chịu đủ vô lượng khổ lớn khó nhẫn? Và vì sao Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp độ vô lượng các loại hữu tình?

Thiện Hiện trả lời rằng:

- Xá lợi Tử! Không phải đối với pháp không sanh mà tôi nói có nghiệp phiền não của dị sanh thừa, phải qua lại trong sáu đường, chịu sự thọ sanh sai khác. Không phải đối với pháp không sanh mà tôi nói có người nhập vào Thánh đế hiện quán. Không phải đối với pháp không sanh mà tôi cho có Dự lưu đắc quả Dự lưu, cho đến Độc giác đắc quả Độc giác Bồ đề. Không phải đối với pháp không sanh mà tôi cho có đại Bồ Tát vì đắc Nhất thiết tướng trí, mà siêng năng tu học để lần lượt chứng đắc năm loại Bồ đề. Không phải đối với pháp không sanh mà tôi nói có Dự lưu, vì quả Dự lưu mà siêng năng tu tập chơn đạo để vĩnh viễn chấm dứt ba phần kiết sử, cho đến có Độc giác vì Độc giác Bồ đề, mà siêng năng tu tập pháp duyên khởi để tự giác ngộ. Không phải đối với pháp không sanh mà tôi nói có đại Bồ Tát, vì cứu độ vô lượng, vô biên hữu tình mà tu tập trăm ngàn hạnh khổ khó hành, thọ nhận vô lượng khổ lớn khó nhẫn. Các đại Bồ Tát tuy vì loài hữu tình tu vô lượng hạnh khổ khó hành, nhưng trong lúc đó không bao giờ vọng tưởng về khổ hạnh. Vì sao? Vì nếu ở trong khổ hạnh mà vọng tưởng về khổ hạnh thì hoàn toàn không thể vì vô lượng, vô số, vô biên hữu tình mà làm lợi ích lớn.

Tất cả chúng đại Bồ Tát đem vô sở đắc mà làm phương tiện, đối các hữu tình trụ tưởng như cha mẹ anh em vợ con và chính mình, vì độ họ nên phát khởi tâm Vô thượng Chánh đẳng giác, mới năng vì vô lượng vô số vô biên hữu tình kia làm nhiêu ích lớn.

Xá lợi Tử! Các đại Bồ Tát nào khởi ý niệm như vầy: Như tự tánh ta đối với tất cả pháp, dùng tất cả chủng, tất cả x, tất cả thời tìm chẳng thể được. Các pháp nội ngoại cũng lại như vậy, hoàn toàn vô sở hữu, trọn bất khả đắc. Nếu trụ ý tưởng này liền không thấy có hạnh khổ khó hành. Do đó, có thể vì vô lượng, vô số, vô biên hữu tình tu hơn trăm ngàn hạnh khổ khó hành và làm lợi ích lớn. Vì sao? Vì đại Bồ Tát này đối với tất cả pháp, tất cả hữu tình, đem tất cả chủng, tất cả x, tất cả thời, tìm chẳng thể được, cho nên đối với trong ấy không có chấp trước.

Xá lợi Tử! Không phải đối với pháp không sanh kia mà tôi nói có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, chứng đắc Vô thượng Bồ đề, chuyển pháp luân vị diệu cứu độ hữu tình. Vì sao? Xá lợi Tử! Vì tất cả các pháp, tất cả hữu tình hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, nên không có chứng, không có cứu độ, và không có kẻ chứng, không có kẻ được cứu độ.

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Ý ông nghĩ sao? Ông chấp sanh pháp chứng sanh pháp, hay vô sanh pháp chứng vô sanh pháp ư?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Tôi chẳng chấp sanh pháp chứng sanh pháp, cũng chẳng chấp vô sanh pháp chứng vô sanh pháp.

Khi ấy, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Ý ông nghĩ sao? Ông chấp sanh pháp chứng vô sanh pháp, hay vô sanh pháp chứng sanh pháp ư? 

Thiện Hiện đáp rằng:

- Tôi cũng chẳng chấp sanh pháp chứng vô sanh pháp, cũng lại chẳng chấp vô sanh pháp chứng sanh pháp.

Xá Lợi Tử nói:

- Nếu như vậy làm gì có đắc có hiện quán ư? 

Thiện Hiện nói:

- Tuy có chứng đắc, có hiện quán, nhưng không do hai pháp này mà chứng đắc. Chỉ tùy theo thế gian mà nói có chứng đắc, có hiện quán, chứ chẳng phải trong thắng nghĩa có chứng đắc, có hiện quán. Chỉ tùy theo thế gian mà nói có Dự lưu, quả Dự lưu, nói rộng cho đến có chư Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, có quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật. Chứ chẳng phải trong thắng nghĩa mà có những điều như vậy.

Xá lợi Tử hỏi:

- Nếu tùy theo thế gian mà nói, lập ra có chứng đắc có hiện quán và có quả Dự lưu cho đến quả Vô Thượng Bồ đề chứ chẳng phải là thắng nghĩa, thì sáu đường sai khác cũng tùy theo thế gian mà nói, chứ chẳng phải thắng nghĩa sao?

Thiện Hiện nói:

- Đúng vậy! Đúng vậy! Vì sao? Vì không phải trong thắng nghĩa mà có phiền não nghiệp chướng, quả dị thục, hoặc pháp sanh, pháp diệt, pháp nhiễm, pháp tịnh.

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử lại hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Ý ông nghĩ sao? Chẳng lẽ ông chấp pháp chưa sanh cho là sanh, hay pháp đã sanh cho là sanh?

Thiện Hiện đáp:

- Tôi chẳng chấp pháp chưa sanh cho là sanh, cũng chẳng chấp pháp đã sanh cho là sanh.

Xá lợi Tử hỏi:

- Những pháp nào chưa sanh mà chẳng chấp pháp đó là sanh?

Thiện Hiện đáp:

- Sắc cho đến thức là pháp chưa sanh. Tôi chẳng chấp pháp đó là sanh. Vì sao? Vì tự tánh nó Không. Như vậy, cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật là pháp chưa sanh. Tôi cũng chẳng chấp pháp đó là sanh. Vì sao? Vì tự tánh Không.

Xá lợi Tử hỏi:

- Những pháp nào đã sanh mà chẳng chấp pháp đó là sanh?

Thiện Hiện đáp:

- Sắc cho đến thức là pháp đã sanh. Tôi chẳng chấp pháp đó là sanh. Vì sao? Vì tự tánh nó Không. Như vậy, cho đến quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề của chư Phật là pháp đã sanh. Tôi chẳng chấp pháp đó là sanh. Vì sao? Vì tự tánh Không.

Xá lợi Tử lại hỏi:

- Ý ông nghĩ sao? Vì chấp pháp sanh là sanh, hay vì chấp pháp bất sanh là sanh?

Thiện Hiện đáp:

- Tôi chẳng chấp pháp sanh là sanh, cũng chẳng chấp pháp bất sanh là sanh. Vì sao? Vì sanh cùng bất sanh, hai pháp như vậy chẳng hợp, chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi là vô tướng. Do ý nghĩa như thế, nên tôi chẳng chấp sanh là sanh, cũng chẳng chấp pháp bất sanh là sanh.

Xá lợi Tử hỏi:

- Theo lời Nhân giả nói. Vậy, pháp vô sanh là chỉ bày cụ thể tướng vô sanh phải không?

Thiện Hiện đáp:

- Theo tôi thì pháp vô sanh cũng không thể chỉ bày cụ thể về tướng vô sanh. Vì sao? Vì pháp vô sanh, tướng vô sanh, hoặc sự chỉ bày, tất cả như thế đều chẳng hợp, chẳng tan, vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng chỗ gọi là vô tướng, không thể nói rốt ráo.

Xá lợi Tử hỏi:

- Đối với pháp vô sanh mà có lời vô sanh. Vậy, lời vô sanh này cũng vô sanh chăng?

Thiện Hiện đáp rằng: Như vậy, như vậy. Với pháp vô sanh khởi lời vô sanh, pháp đây và lời đều nghĩa vô sanh. Vì sao? Sắc cho đến thức, tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Mười hai xứ cho đến mười tám giới tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn xúc cho đến ý xúc tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Nhãn xúc làm duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Địa giới cho đến thức giới tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Nhân duyên cho đến tăng thượng duyên tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Vô minh cho đến lão tử tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Thân ngữ ý hành tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy. Như vậy cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí tất cả vô sanh. Vì sao? Vì bản tánh không vậy.

Xá Lợi Tử! Bởi nghĩa như thế, với pháp vô sanh khởi lời vô sanh, pháp và lời đây đều nghĩa vô sanh.

Xá Lợi Tử! Hoặc pháp đã nói, hoặc lời năng nói, kẻ nói, kẻ nghe đều nghĩa vô sanh. Vì sao? Vì tất cả pháp bản tánh đều không. Trong không trọn không có nghĩa năng sanh sở sanh vậy.

Khi ấy, Xá Lợi Tử khen Thiện Hiện rằng:

- Trong những người thuyết pháp Ngài là đệ nhất, trừ Phật Thế Tôn không ai bì kịp. Vì sao? Tùy đã gạn hỏi nhiều thứ pháp môn đều thù đáp không hề trở ngại.

Thiện Hiện đáp lời:

- Phàm đệ tử chư Phật đối tất cả pháp không hề vướng mắc, tất tất tùy chỗ gạn hỏi nhất nhất thù đáp, không e ngại. Vì sao? Vì tất cả pháp không chỗ nương dựa vậy.

 

(Tất cả pháp đều không chỗ nương)

 

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Vì sao các pháp đều không chỗ nương.

Thiện Hiện đáp rằng:

- Sắc cho đến thức bản tánh không, nên chẳng nương trong, chẳng nương ngoài, chẳng nương giữa hai. Như vậy, cho đến Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí bản tánh không, nên chẳng nương trong, chẳng nương ngoài, chẳng nương giữa hai.

Xá Lợi Tử! Bởi nghĩa như thế, tôi nói các pháp đều không chỗ nương. Như vậy, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát khi tu hành sáu thứ Ba la mật nên tịnh sắc, nên tịnh thọ tưởng hành thức. Như vậy, cho đến nên tịnh Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Như vậy, cũng nên tịnh đạo Bồ đề.

 

(Tịnh đạo Bồ đề)

 

Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện rằng:

- Như thế nào là đại Bồ Tát khi tu hành sáu thứ Ba la mật tịnh đạo Bồ đề?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tiến, tĩnh lự, Bát nhã Ba la mật mỗi thứ có hai, chỗ gọi thế gian và xuất thế gian.

Xá Lợi Tử hỏi:

- Thế nào gọi là bố thí Ba la mật thế gian?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát làm đại thí chủ, thường bố thí cho tất cả Sa Môn, Bà la môn, kẻ nghèo, người bệnh, cô quạnh, lỡ đường xin quần áo, thức ăn, nước uống và các tư cụ khác. Nếu đến xin nam cho nam, xin nữ cho nữ, xin vợ hầu cho vợ hầu, xin tôi tớ cho tôi tớ, xin chức quan cho chức quan, xin uy quyền cho uy quyền, xin ngôi vua cho ngôi vua; xin đầu cho đầu, xin mắt cho mắt, xin tay chân cho tay chân, xin lóng đốt cho lóng đốt, xin máu thịt cho máu thịt v.v… Như vậy, tất cả tùy cầu xin vật trong ngoài thảy đều thí cho. Nhưng bố thí như vậy mà có chỗ nương, nghĩa là khởi nghĩ như vầy: Ta cho kia nhận, ta làm thí chủ, ta chẳng xan tham. Ta theo Phật dạy tất cả năng xả, ta hành bố thí. Khi thí chủ đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Lại khởì nghĩ này: Ta mang phước đây thí các hữu tình, khiến được an vui đời này đời sau, cho đến chứng được Vô dư Niết Bàn. Kẻ thí chấp ba luân mà hành bố thí: Một là tưởng mình, hai là tưởng người, ba là tưởng thí. Bởi chấp mắc ba luân này mà hành thí, nên gọi thế gian bố thí. Vì sao thí đây gọi là thế gian? Vì cùng thế gian đồng tu hành, nên chẳng thể vượt ra khỏi pháp thế gian. Như thế gọi là thế gian bố thí. (Q.498, ĐBN)

 

Xá Lợi Tử lại hỏi:

- Sao là thế gian tịnh giới?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát tu hành tịnh giới cho đến Bát nhã, chấp ba luân nên gọi là có chỗ nương dựa thế gian, vì cùng thế gian đồng tu hành vậy, nên chẳng thể vượt ra khỏi pháp thế gian vậy. Nếu đại Bồ Tát khi tu hành tịnh giới cho đến Bát nhã không có chỗ nương dựa, ba luân thanh tịnh, nên gọi xuất thế gian Ba la mật, vì chẳng cùng thế gian đồng tu hành vậy, nên có thể vượt ra khỏi pháp thế gian vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Các đại Bồ Tát sở tu Bát nhã có thể là thế gian, có thể là xuất thế gian. Vì sao gọi là thế gian Bát nhã? Vì sao gọi là xuất thế gian Bát nhã Ba la mật? Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát khi tu bố thí nương hữu sở đắc mà hành bố thí, là khởi nghĩ này: Ta năng điều phục tâm xan tham mà hành bố thí. Đại Bồ Tát này nương tưởng ngã, hữu tình… bố thí, nên mặc dù xả sở hữu tất cả trong ngoài, mà chẳng gọi là xuất thế Bát nhã.

Nếu đại Bồ Tát khi tu tịnh giới nương hữu sở đắc mà tu tịnh giới, là khởi nghĩ này: Ta năng an trụ công đức Đầu đà, ta năng điều phục thân khẩu và ý, ta năng tu hành mười thiện nghiệp đạo. Đại Bồ Tát này nương dựa ngã kiến và hữu tình kiến, các thiện pháp kiến, dù năng tu hành nhiều thứ tịnh giới, cũng đem thí cho tất cả hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, mà đối Bồ đề bảo là thật có; nương các công đức, khen mình chê người, cũng chẳng thể gọi là xuất thế Bát nhã.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu an nhẫn, nương hữu sở đắc mà tu an nhẫn, là khởi nghĩ này: Ta nhẫn chịu được tất cả hữu tình đối ta sở hành nhiều thứ ác sự. Đại Bồ Tát này nương ngã, hữu tình an nhẫn kiến, nên dù năng nhẫn chịu kia đã làm ác, cũng năng đem căn lành an nhẫn đây cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, mà hữu sở đắc làm phương tiện, nên cũng chẳng gọi là xuất thế Bát nhã.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu tinh tấn nương hữu sở đắc mà tu tinh tấn, là khởi nghĩ này: Ta năng phát khởi thân tâm tinh tấn siêng tu hai thứ tư lương phước huệ. Đại Bồ Tát này tuy thường phát khởi thân tâm tinh tấn siêng tu hai thứ tư lương phước huệ, và đắc tướng ngã, tướng hữu tình, cũng đắc sở cầu Bồ đề. Bởi hữu sở đắc làm phương tiện, nên chưa được gọi là xuất thế Bát nhã.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu tĩnh lự, nương hữu sở đắc mà tu tĩnh lự, là khởi nghĩ này: Ta năng tu hành từ bi hỷ xả, đẳng trì đẳng chí, tĩnh lự thần thông, vào ra tự tại. Đại Bồ Tát này đối các tĩnh lự rất sanh say đắm, dù đem căn lành sở đắc tĩnh lự, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, vì hữu tình mà làm phương tiện, nên cũng chưa gọi là xuất thế Bát nhã.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu Bát nhã, nương hữu sở đắc mà tu Bát nhã, là khởi nghĩ này: Ta thường quán sát tất cả pháp không, chỗ gọi sắc không cho đến thức không. Như vậy, cho đến chư Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề cũng đều là không. Đại Bồ Tát này đem hữu sở đắc mà làm phương tiện, dù quán tất cả đều rốt ráo không, cũng đem căn lành thí loại hữu tình, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, cũng đối mình người sở tu thiện pháp bình đẳng phát khởi tâm tùy hỷ, cũng thường hối hận diệt trừ ác đã tự làm, cũng thường khuyên thỉnh mười phương thế giới vô lượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, quay xe diệu pháp độ chúng hữu tình, cũng năng phát nguyện khởi thắng thần thông vì các hữu tình làm nhiêu ích lớn, mà đem hữu sở đắc làm phương tiện, nên cũng chưa được gọi là xuất thế Bát nhã. Như vậy gọi là thế gian Bát nhã. (Q. 498, ĐBN)

 

Xá Lợi Tử! Trái lại, nếu đại Bồ Tát khi hành bố thí ba luân thanh tịnh: Một là chẳng chấp ta là kẻ thí, hai là chẳng chấp kia là kẻ nhận; ba là chẳng chấp quả thí. Như vậy, là Đại Bồ Tát này hành bố thí ba luân thanh tịnh. Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát đem tâm đại bi mà làm đầu, chỗ tu phước thí, thí khắp hữu tình. Đem vô sở đắc làm phương tiện, cùng hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, mà đối trong ấy chẳng thấy chút tướng, đều không sở chấp mà hành thí, nên gọi là xuất thế gian bố thí Ba la mật. Vì sao thí đây gọi xuất thế gian? Vì chẳng cùng thế gian đồng tu hành vậy, nên có thể vượt ra khỏi pháp thế gian vậy. Như vậy, gọi là xuất thế gian bố thí Ba la mật.

Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát khi tu bố thí, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc làm phương tiện đối ngã hữu tình và bố thí đều vô sở đắc, vì muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu bố thí Ba la mật tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã Ba la mật.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu tịnh giới, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã, hữu tình và tịnh giới thảy đều vô sở đắc, vì muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ba luân thanh tịnh mà tu tịnh giới Ba la mật tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã Ba la mật.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu an nhẫn, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc làm phương tiện đối ngã, hữu tình và an nhẫn v.v… đều vô sở đắc, vì muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ba luân thanh tịnh mà tu an nhẫn Ba la mật tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã Ba la mật.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu tinh tấn, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc làm phương tiện đối ngã hữu tình thân tâm tinh tấn v.v… đều vô sở đắc, vì muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu tinh tấn Ba la mật tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã Ba la mật.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu tịnh lự, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc mà làm phương tiện đối ngã, hữu tình và các tĩnh lự đẳng trì v.v… đều vô sở đắc, vì muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ba luân thanh tịnh mà tu tĩnh lự Ba la mật tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã Ba la mật.

 

Nếu đại Bồ Tát khi tu Bát nhã Ba la mật, dùng huệ vi diệu, đem vô sở đắc làm phương tiện đối tất cả pháp, tất cả hữu tình đều vô sở đắc, vì muốn hướng tới Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ba luân  thanh tịnh mà tu Bát nhã Ba la mật tịnh đạo Bồ đề, đấy thời gọi xuất thế Bát nhã Ba la mật.

Nếu đại Bồ Tát đem tất cả căn lành như thế thảy, cùng các hữu tình bình đẳng chung có hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Hồi hướng như thế, phải biết tức là Vô thượng hồi hướng, vô sai biệt hồi hướng, vô đẳng đẳng hồi hướng, bất tư nghì hồi hướng, vô đối hồi hướng, vô lượng hồi hướng, vi diệu hồi hướng. Như thế gọi là xuất thế Bát nhã Ba la mật. (Q.498, ĐBN)

 

Xá Lợi Tử! Sáu thứ Ba la mật như thế vì nhân duyên gì gọi là thế gian? Vì nhân duyên gì gọi là xuất thế gian?

Xá Lợi Tử! Thế gian là, sáu pháp Ba la mật kia (lấy sở đắc làm phương tiện) là thế gian nên gọi là thế gian. Tạo nên thế gian nên gọi là thế gian. Do thế gian mà có nên gọi là thế gian. Vì thế gian nên gọi là thế gian. Nhân đó mà có thế gian nên gọi là thế gian. Phụ thuộc vào thế gian nên gọi là thế gian. Nương dựa vào thế gian nên gọi là thế gian.

Xá Lợi Tử! Xuất thế gian là, sáu pháp Ba la mật này (lấy vô sở đắc làm phương tiện) ra khỏi thế gian nên gọi xuất thế gian. Vượt ra khỏi thế gian nên gọi là xuất thế gian. Lìa thế gian nên gọi là xuất thế gian. Từ thế gian ra nên gọi là xuất thế gian. Nương thế gian mà ra nên gọi là xuất thế gian.

 

(Những gì gọi là đạo Bồ đề Bồ Tát)

 

Bấy giờ, Xá Lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện rằng:

- Những gì gọi là đạo Bồ đề Bồ Tát?

Thiện Hiện đáp rằng:

- Xá Lợi Tử! Bố thí cho đến Bát nhã Ba la mật là đạo Bồ đề Bồ Tát. Nội không cho đến vô tánh tự tánh không là đạo Bồ đề Bồ Tát. Chơn như cho đến bất tư nghì giới là đạo Bồ đề Bồ Tát. Khổ tập diệt đạo Thánh đế là đạo Bồ đề Bồ Tát. Bốn niệm trụ cho đến tám Thánh đạo chi là đạo Bồ đề Bồ Tát. Bốn tĩnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc định là đạo Bồ đề Bồ Tát. Tám giải thoát, chín định thứ lớp là đạo Bồ đề Bồ Tát. Không, vô tướng, vô nguyện giải thoát môn là đạo Bồ đề Bồ Tát. Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa là đạo Bồ đề Bồ Tát. Tất cả Đà la ni môn, Tam ma địa môn là đạo Bồ đề Bồ Tát. Năm nhãn, sáu thần thông là đạo Bồ đề Bồ Tát. Như lai mười lực cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là đạo Bồ đề Bồ Tát. Pháp vô vong thất, tánh hằng trụ xả là đạo Bồ đề Bồ Tát. Nhất thiết trí, Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí là đạo Bồ đề Bồ Tát. (tức tất cả pháp Phật là đạo Bồ đề Bồ Tát). (Q.498, ĐBN)

Xá lợi Tử! Như vậy, hết thảy vô lượng, vô biên đại công đức, tất cả đều là đạo Bồ đề Bồ Tát.

Xá lợi Tử lại hỏi:

- Công đức mà Tôn giả đã nói, đó là do oai lực của những Ba la mật nào mà được thành tựu?

Thiện Hiện đáp rằng:

 - Như trên đã nói nhóm đại công đức như thế đều nhờ thế lực Bát nhã Ba la mật được thành tựu. Vì sao? Xá Lợi Tử! Bát nhã Ba la mật như thế thường làm mẹ của tất cả thiện pháp; tất cả thiện pháp Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai đều từ đấy sanh ra vậy. Bát nhã Ba la mật như thế khắp nhiếp thọ được tất cả thiện pháp; tất cả thiện pháp Thanh Văn, Độc giác, Bồ Tát, Như Lai nương đấy mà trụ vậy.

Xá Lợi Tử! Chúng đại Bồ Tát quá khứ tu học Bát nhã Ba la mật cực viên mãn nên đã được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Chúng đại Bồ Tát vị lai tu học Bát nhã Ba la mật cực viên mãn nên sẽ được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề. Chúng đại Bồ Tát hiện tại mười phương vô lượng cõi nước chư Phật tu học Bát nhã Ba la mật cực viên mãn nên nay được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ Tát nghe thuyết Bát nhã Ba la mật, tâm không nghi hoặc cũng chẳng mê ngất. Phải biết đại Bồ Tát này trụ trụ như thế hằng chẳng bỏ lìa. Nghĩa là lấy vô sở đắc mà làm phương tiện, thường siêng cứu giúp tất cả hữu tình. Phải biết đại Bồ Tát này trọn nên tác ý tối thắng như thế, chỗ gọi tác ý tương ưng đại bi.

Khi ấy, Xá Lợi Tử bảo Thiện Hiện rằng:

- Nếu đại Bồ Tát trụ trụ như thế, hằng chẳng bỏ lìa, trọn nên tác ý tương ưng đại bi, thời tất cả hữu tình lẽ cũng trọn nên đại Bồ Tát. Vì sao? Vì tất cả hữu tình cũng trụ ở đây và tác ý thường chẳng bỏ lìa, thời các đại Bồ Tát cùng tất cả hữu tình lẽ không sai khác?

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện trả lời Xá Lợi Tử rằng:

Lành thay! Lành thay! Lời của Ngài nói thật giống ý tôi muốn nói, tuy chỉ là gạn hỏi tôi mà tác thành ý nghĩ của tôi. Vì sao? Xá lợi Tử! Vì hữu tình cho đến người thấy chẳng có, nên biết trụ và tác ý như vậy cũng chẳng có. Hữu tình cho đến người thấy không thật, nên biết trụ và tác ý như vậy cũng không thật. Hữu tình cho đến người thấy vô tánh, nên biết trụ và tác ý như vậy cũng vô tánh. Hữu tình cho đến người thấy là Không, nên biết trụ và tác ý như thế cũng Không. Hữu tình cho đến người thấy xa lìa (viễn ly), nên biết trụ và tác ý như vậy cũng xa lìa. Hữu tình cho đến người thấy tịch tĩnh, nên biết trụ và tác ý như vậy cũng tịch tĩnh. Hữu tình cho đến người thấy không giác tri, nên biết trụ và tác ý như vậy cũng không giác tri. (Q.498, ĐBN)

Xá Lợi Tử! Hữu tình cho đến kiến giả chẳng có, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng chẳng phải có. Hữu tình cho đến kiến giả không thật nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng không thật. Hữu tình cho đến kiến giả vô tánh nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng vô tánh. Hữu tình cho đến kiến giả không, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng không. Hữu tình cho đến kiến giả xa lìa nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng xa lìa. Hữu tình cho đến kiến giả vắng lặng nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng vắng lặng. Hữu tình cho đến kiến giả không giác tri nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng không giác tri.

Xá Lợi Tử! Sắc cho đến thức vì chẳng có, vì không thật, vì vô tánh, vì không, vì xa lìa, vì vắng lặng, vì không giác tri, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng chẳng có, không thật, vô tánh, không, xa lìa, vắng lặng, không giác tri. Như vậy, cho đến Thanh Văn, Độc giác, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề vì chẳng có, vì không thật, vì vô tánh, vì không, vì xa lìa, vì vắng lặng, vì không giác tri, nên phải biết trụ và tác ý như thế cũng chẳng có, không thật, vô tánh, không, xa lìa, vắng lặng, không giác tri.

Xá Lợi Tử! Bởi nhân duyên đây, các đại Bồ Tát đối trụ và tác ý như thế thường chẳng bỏ lìa, cùng các hữu tình cũng không sai khác, vì tất cả pháp và các hữu tình đều rốt ráo không, không sai khác vậy. (Q.498, ĐBN)

 

Bấy giờ, Thế Tôn khen Thiện Hiện rằng:

- Hay thay, hay thay! Ngươi khéo hay vì các đại Bồ Tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật, đây đều do sức oai thần Như Lai. Nếu có ai muốn vì các đại Bồ Tát tuyên nói Bát nhã Ba la mật thì phải tuyên nói như ngươi. Nếu đại Bồ Tát muốn học Bát nhã Ba la mật thì phải theo ngươi đã nói mà học. Nếu đại Bồ Tát theo ngươi đã nói mà học Bát nhã Ba la mật, đại Bồ Tát này mau được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề quay xe diệu pháp, cùng đời vị lai lợi ích an vui tất cả hữu tình.

Khi cụ thọ Thiện Hiện vì chúng tuyên nói Bát nhã Ba la mật sâu thẳm, ở Tam thiên đại thiên thế giới đây sáu thứ biến động: Đông vọt tây lặn, tây vọt đông lặn, nam vọt bắc lặn, bắc vọt nam lặn, giữa vọt bìa lặn, bìa vọt giữa lặn.

Bấy giờ, Thế Tôn mỉm cười.

Cụ thọ Thiện Hiện thưa rằng:

- Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Thế Tôn mỉm cười?

Phật bảo:

- Thiện Hiện! Như Ta hôm nay đang ở trong Tam thiên đại thiên thế giới tuyên thuyết Bát nhã Ba la mật, có mười hai vạn ức trời người v.v…, đối tất cả pháp được vô sanh nhẫn. Nay ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương cũng có các Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đang thuyết giảng Bát nhã Ba la mật, cũng có vô lượng, vô số, vô biên hữu tình đều phát tâm hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác được lợi lạc lớn.

 

Lưu ý: Tới đây là chấm dứt phẩm “Thiện Hiện” của Hội thứ III. Xin Quý vị đọc lại chi tiết của hai pháp hội trước để so chiếu với hội này. Kinh đã nhập 20 phẩm thuộc Hội thứ I hay Hội thứ II như đã liệt kê trên thành một phẩm lớn có phẩm tựa là “Thiện Hiện”. Vì vậy, phẩm này quá dài, chiếm hơn 15 quyển trong số 58 quyển của Hội thứ III.

Mong rằng sự phân chia này giúp ích phần nào trong việc lãnh hội các giáo lý riêng rẽ của từng phân đoạn. Phẩm “Thiện Hiện” của Hội thứ III này quá dài lại có nhiều tình tiết cũng như các giáo lý có giáo nghĩa khác nhau, mà phẩm tựa lại không phù hợp với giáo nghĩa nên cần phải phân đoạn.

Một lần nữa chúng tôi xin lặp lại: Nếu quý vị không thích hay gặp trở ngại trong sự phân đoạn này, xin đừng quá lưu tâm, cứ đọc phần chính văn, quên đi phần trình bày.

 

---o0o---

 


 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]