Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con về nương tựa Tam Bảo

11/04/202018:07(Xem: 6748)
Con về nương tựa Tam Bảo

 duc phat thich ca 1

Con về nương tựa Tam Bảo

Con về nương tựa Phật - Người đưa đường chỉ lối cho con trong cuộc đời 
Con về nương tựa Pháp - Con đường của tình thương và sự hiểu biết .
Con về nương tựa Tăng - Đoàn thể của những người nguyện sống cuộc đời tỉnh thức .
Hơn bao giờ hết ....ba câu nguyện này dạt dào vang vang trong lòng tôi suốt cả ngày trong thời gian cách ly này .
Tôi lại thầm nghĩ đến lời dạy của Đức Phật khi trao đóa hoa sen cho Ngài Ma Ha Ca Diếp “ Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng và Niết Bàn Diệu Tâm trao cho Ông ! “

Rồi lại miên man nghĩ đến lời của Thiền Sư Đạo Nguyên ( phái Tào Động ) khi dạy môn đồ : “ Chằng có kho tàng quý báu nào có thể hơn đời sống của Ta “
Rồi thì vài câu trong luật luận “ Cuộc đời đơn giản lắm .... Tất cả chỉ do nghiệp quả !
Thế thì trong câu chuyện đại dịch này ta có thể nào giải thích sự ra đi của hơn 3, 4, chục ngàn sinh mạng con người trên toàn thế giới và con số này có thể tăng hơn vào lúc đỉnh điểm và khi kết thúc chăng ?
Tôi đã thắc mắc suốt mấy tuần qua và đem điều này trình bày với Sư Phụ tôi và Ngài đã dạy : “Trong rủi có may, nhờ dịch Corona mà cả thế giới đều được nhập thất, bớt chiến tranh, biết tương trợ v.v. con nhỉ.”
Như vậy từ lâu mình không thấy số người chết chóc trong các cuộc chiến tranh giữa Israel - Palestine, giữa Syria và Thổ Nhi Kỳ , giữa Pakistan và Afghanistan v .v , vì còn theo đuổi những ảo vọng tương lai cho bản thân mình, cho gia đình mình mà quên hẳn đến thế giới bên ngoài xa hàng chục giờ bay .
Thì ra bây giờ ta mới thấy được giá trị của sự tỉnh thức mà bấy lâu nay ta chỉ dùng trên ngôn ngữ, tri thức mà chưa bao giờ sử dụng đúng hai chữ này ....để rồi nhận lại được ý nghĩa thực sự của đòi sống là gì và cũng đừng tuyệt vọng khi nhìn những thảm cảnh đang diễn ra trong lúc này khi phải chôn xác bịnh nhân qua đời vào những hố sâu dài vài chục thước ...
Cần nhất trong lúc này ta phải tận dụng mọi hoàn cảnh trong cuộc sống hiện nay để không bị rơi vào trạng thái trầm cảm
Đời có sáng có tối
Người có hợp có tan
Họa, phúc đều tương đối
Tự tại mới thanh nhàn .
( HT Viên Mình)
Phải chăng khi ta không có đủ sức mạnh làm chủ được cuộc đời mình thì nghiệp lực từ bao đời đã có thể chi phối ta khiến ta không thể nào tránh được những tai ương đến với mình ...
Phải chăng ta chẳng bao giờ chuẩn bị cho sự thay đổi mà thực tế thì cuộc sống chúng ta thay đổi hàng ngày và ta cứ điềm nhiên , thậm chí sợ tiếp nhận một cái gì mới và bây giờ đã đến lúc chú ý đến thì đã quá muộn rồi ..., ?
Bây giờ ta đang cuống lên và ta đang sợ ... và mới hay rằng những kinh nghiệm tâm linh của ta hãy còn non trẻ lắm... ta chưa thật sự nương tựa và Phật, Pháp, Tăng như đã nguyện :
Đã về nương tựa Phật - con đang có hướng đi sáng suốt trong cuộc đời .
Đã về nương tựa Pháp - con đang học hỏi và thực tập các pháp Moon chuyển hoá
Đã về nương tựa Tăng - con đang được Tăng thân dìu dắt và nâng đỡ trên đường thực tập.

Vậy thì ngay lúc này đây nếu ta suy nghĩ và quán chiếu ...tại sao chỉ trong 3 tháng gần đây thế giới đang từ đỉnh vinh quang lại rơi tụt xuống tình trạng khủng hoảng thế này ...Có thể là quy luật của cuộc sống ? Hay từ Phước Đức và Cộng nghiệp mà chúng ta có liên hệ tương quan trong xã hội này ?
Hãy cứ tâm niệm Ta chẳng là gì của nhân gian , ta đến quán trọ thế gian này theo nghiệp lực và hãy chuẩn bị để biết được đường về của ta ngày mai , tương lai bằng cách theo hướng đi của Tam Bảo làm mọi hạnh lành , tránh xa các hành vi ác ... và nhớ là chuẩn bị sẵn sàng cho mọi việc thay đổi.
Quán sát chú tâm cẩn thận với mọi thứ đang diễn biến chung quanh mình và nếu trực giác ta chưa đủ để có thể phỏng đoán được những điều nguy hiểm ấy thì hãy xin mỗi ngày dành chút thì giờ cho bài kinh Châu Báu (Rattana Sutta)mà các chùa Nam Tông thường đọc khi có biến động như bịnh dịch tại ương bạn nhé . YouTube đang phát bài kinh từ hơn tháng nay bằng tiếng Pali và tiếng Việt đó các bạn ạ!
Được biết bài kinh này với 16 kệ ngôn Đức Thế Tôn đã nói lên giá trị thâm ảo của Phật Pháp Tăng và xin các Chư Thiên hãy cảm nhận được Ân Đức của Phật Pháp Tăng mà hoan hỷ hộ trì cho thế gian này được nhiều sự tốt đẹp cát tường ...

Thân kính tặng các bạn vài vần thơ để thay cho lời kết những gì mình đã nương tựa những năm qua bạn nhé và để đầu óc thanh thản trong những ngày còn cách ly với xã hội bên ngoài ...
Đọc bài viết của Thiền Sư Tào Động (*)
Chẳng kho tàng nào sánh được đời sống ta 
Kỷ thuật văn minh tiến bộ mấy năm qua ...
Trớ trêu thay...
Khoa học chưa thể diệt con vi rút nhỏ !
Thân phận con người đe dọa qua hơi thở. 
Kho tàng kia giờ bị cướp tan hoang,
Tin buồn truyền lan bao nỗi bất an
Sự thật gì ẩn tàng trong “ý nghĩa đời sống ?”
Chỉ cần mạnh khỏe, phải chăng kỳ vọng ?
Ảo tưởng trước đây thôi nắm bắt xa xăm ..
Chấp nhận :
Cuộc đời này...nhiều bí ẩn thậm thâm
Đều nằm trong “Khổ , vô thường , vô ngã “
Hãy tu tập giác ngộ ...điều cao cả !
Sống để chết từng khoảnh khắc sai lầm ...
Thể nghiệm như thật :
“Chánh pháp nhãn tạng , Niết bàn Diệu tâm “
Kho tàng đó chính là trí tuệ ta đó !
Huệ Hương

___
Chú thích:
(*) Thiền Sư  Đạo Nguyên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com