- Quyết Định Tổ Chức Đại Hội
- Ban Tổ Chức Đại Hội kỳ 5
- Thông Tư Tổ Chức Đại Hội
- Thư Mời Tham Dự Đại Hội
- Thư Cung Thỉnh Chứng Minh Đại Hội
- Chương Trình Đại Hội
- Tự viện thành viên
- Báo Cáo của VP TTK
- Báo Cáo của TV Từ Thiện
- Tự viện báo cáo
- Đài VOA phỏng vấn
- Đại Biểu Tăng Ni
- Đại biểu Cư Sĩ
- Phật tử công quả
- Cúng dường Đại Hội
- Hình Lễ Khai Mạc
- Lời chào mừng Đại Hội
- Diễn văn Khai Mạc Đại Hội
- Thư Chúc Mừng Đại Hội
- Lời cảm tạ của Ban Tổ Chức
- Hình lễ bế mạc
- Quyết Nghị Đại Hội
- Hiến Chương Giáo Hội
- Nội Quy Sinh Hoạt
- Hội Đồng Chứng Minh
- Hội Đồng Giáo Phẩm
- Hội Đồng Điều Hành
- Vấn đề pháp lý trong hoạt động Phật Sự tại Úc Châu
- Tường thuật về 3 ngày Đại Hội
- Chúc Mừng Đại Hội kỳ 5
- Pháp Phật Truyền Trao
- Pháp Âm Quảng Đức
- Tivi Tuần San tường thuật Đại Hội kỳ 5
- Trả lời phỏng vấn đài VOA về kết quả Đại Hội kỳ 5
- Chúc Mừng Đại Hội
- Nhớ về Đại Hội kỳ 5
- Bước Tiếp Đoạn Đường (thơ)
- Đóa Hồng Tươi (thơ)
- Nước Úc trong tâm tôi
- Chúc Mừng Đại Hội kỳ 5
- Kỷ Yếu Đại Hội kỳ 5
- Video: Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 5
Lời Chào Mừng
Đại Hội Khoáng Đại Kỳ 5
Giáo Hội Phật Giáo Việt
Trưởng Ban Tổ Chức:
TT Thích Tâm Phương
Kính Bạch Hòa Thượng Tăng Giáo Trưởng trong Hội Đồng Chứng Minh,
Kính Bạch Hòa Thượng Hội Chủ GHPGVNTH Hải Ngoại tại UĐL-TTL,
Kính bạch Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng Ni cùng quý đại biểu cư sĩ Phật tử,
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Consita, đại diện cho thủ tướng Úc Tony Abbot (đọc là Abệch), Bộ Trưởng Đa Văn Hóa Sự Vụ, ông Robin Scott, đại diện cho Thủ Hiến Victoria, bà Megan Hopper, thị trưởng thành phố Moreland, Ông Trương Lợi, Nghị Viên thành phố Dandenong,
Kính thưa ông Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tiểu Bang
Đồng kính thưa quý vị lãnh đạo cộng đồng, các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông, báo chí, quí anh chị Ban Hướng Dẫn, Ban Huynh Trưởng GĐPT Việt Nam tại Úc Châu, quí thân hào nhân sĩ, quý đồng hương Phật tử xa gần thân mến,
Kính thưa quý vị đại biểu Đại Hội cùng về tham dự Đại Hội.
Kính thưa chư liệt quí vị,
Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa chư liệt quí vị,
GHPGVNTH Hải Ngoại tại UĐL-TTL được thành lập vào năm 1999, là một Giáo Hội tiếp nối truyền thống của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Nhất ở quê nhà trước năm 1975. Suốt trong chiều dài hơn 2000 năm lịch sử của PGVN, trong đó đáng ghi nhớ nhất là giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã chịu nhiều sự thăng trầm cùng vận mệnh của dân tộc, rồi một bước ngoặc tang thương cho Đạo Pháp và Dân Tộc vào mùa xuân năm 1975, hàng triệu con dân nước Việt đã phải tìm phương tỵ nạn ở khắp nơi trên thế giới, trong đó Úc Đại Lợi là nơi mà trên 300.000 người Việt Nam chọn làm quê hương thứ hai của đời mình. Đến nay đã 40 năm rồi, nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong và ngoài nước vẫn tiếp tục mãi chịu nhiều thăng trầm, thay đổi và đắng cay.
Biết nói làm sao cho hết những nỗi gian lao và khổ nhọc; những lời đàm tiếu, dèm pha, phỉ báng, xuyên tạc đối với các cấp lãnh đạo lớn nhất như HT Đôn Hậu, HT Huyền Quang, HT Quảng Độ hay Giác Linh của Bồ Tát Thích Quảng Đức cũng vẫn chưa yên nghỉ trong cõi giới Niết bàn, huống hồ các cấp lãnh đạo các Giáo Hội tại hải ngoại như Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và tại Úc Châu đang còn hành hoạt và phụng hiến đời mình cho Đạo Pháp và Dân Tộc… quý Ngài đã, đang và sẽ còn chịu nhiều sự thăng trầm, vinh nhục. Dù biết như vậy, nhưng bổn phận và trách nhiệm của người trưởng tử Như Lai là: “Dù phải chịu muôn ngàn gian khổ, Con dốc lòng vì đạo hy sinh”, để từ đó phụng hiến đời mình một cách không mệt mỏi cho Đạo Pháp và Dân Tộc.
Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa chư liệt quí vị,
Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 của Giáo Hội lần này cũng là tiếp nối lịch sử truyền thừa và kiện toàn các Phật sự sắp tới. Nhìn lại một chặng đường gần 40 năm qua, ngôi nhà Phật Giáo hay Giáo Hội có mặt tại quốc gia Úc Đại Lợi này, cũng như đúc kết những thành quả Phật sự trong 4 năm qua, và vạch ra con đường phụng sự hành đạo trên người xứ người trong nhiệm kỳ 2015 đến 2019.
Đây là một giai đoạn đầy khó khăn và thách đố nhiều phương diện mà Giáo Hội cần phải đối mặt và kiện toàn, ngõ hầu tìm ra nhiều phương pháp khả thi để áp dụng. Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni và quý Cư Sĩ Phật Tử trong Giáo Hội này phải hy sinh, chánh niệm và dấn thân hành đạo để cùng lèo lái con thuyền của Giáo Hội trong giai đoạn khó khăn này, một giai đoạn mà đời sống vật chất chi phối và mạng lưới điện toán toàn cầu đang bùng nổ, khiến cho con người phải điên đảo và mịt mù trong cơn hoảng loạn thông tin mạng, với nhiều bài vở và hình ảnh cắt ráp với mục đích phục vụ cho mưu đồ chụp mũ, vu khống và phỉ báng. Đáng buồn thay, nhiều người đã dao động bởi những thông tin ảo này và không ít người đã đánh mất niềm tin vào con đường tu tập và cống hiến cho Đạo Pháp và Dân Tộc.
Ước nguyện Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 này, quý đại biểu nên bàn thảo nhiều hơn về các phương án để chuyển trao giáo lý nhân bản, từ bi, trí tuệ, hòa bình và nhân ái đến được với mọi tầng lớp nhân quần trong xã hội; một mặt để tái lập niềm tin của quần chúng vào Hiến Chương và đường hướng trước sau như một của chúng ta là Giáo Hội này không đặt sự tồn tại và phát triển của mình trong vị thế cá biệt, mà đặt mình trong sự tồn tại của dân tộc và nhân loại; một mặt khác, giúp cho mọi người biết sống tốt, biết bảo vệ con người và thiên nhiên với môi trường trong sạch và lành mạnh.
Ước nguyện Đại Hội Khoáng Đại kỳ 5 này tập họp được nhiều trí tuệ, tài năng sáng tạo một cách chân chánh, nhiều nghị lực, giàu lòng từ bi, biết bao dung độ lượng trong mọi việc... để tiếp tục giữ gìn và làm lớn mạnh gia tài Pháp Bảo vô giá của Đức Phật đã để lại. Gia tài Pháp Bảo của Đức Phật, không phải chỉ nói để nói suông mà tất cả mỗi người trong đời sống này cần phải hành trì tu tập để mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân, gia đình và xã hội.
Kính bạch chư Tôn Đức,
Kính thưa chư liệt quí vị,
Trong lúc chúng ta chuẩn bị bước vào Đại Hội Kỳ 5 này, thì một cơn thiên tai động đất kinh hoàng với 7,8 độ Richter, đã xảy ra tại Kathmandu, nước Nepal, cách vườn Lâm Tì Ni, nơi Đức Phật đản sinh khoảng 400 cây số, vào lúc gần 12 giờ trưa ngày 25-4-2015, con số người chết đã lên đến 7566 người, 14.500 người bị thương, 600.000 ngôi nhà bị phá hủy, 90% di sản tôn giáo, văn hóa tại Nepal bị hủy diệt và làm ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của hơn 8 triệu người Nepal sau trận động đất, hiện nay hàng ngàn người phải sống thất thểu đau thương trong cảnh màn trời chiếu đất. Đau lòng với thảm họa và thiệt hại quá to lớn này, cũng như trong tinh thần cứu khổ ban vui của Đạo Phật, kính mong Chư Tôn Đức và quý Đại Biểu trong đại hội này làm lễ cầu nguyện cho nạn nhân và bàn thảo chương trình ủy lạo, cứu tế Nepal trong khả năng có thể của Giáo Hội chúng ta.
Cuối cùng tất cả chúng ta y theo lời Phật dạy là tụ họp, hội luận, bàn thảo trong tinh thần tương kính, tương thuận, hòa ái, an vui và bế mạc, giải tán cũng trong tinh thần lục hòa tương kính, tương thân, tương sám, hoan hỷ bắt tay vào Phật sự chung mà Đại Hội đúc kết.
Thay mặt Ban Tổ Chức, chúng con, chúng tôi xin trân trọng hân hoan chào đón và chào mừng chư liệt quý vị, kính chúc chư liệt quý vị vô lượng cát tường trong cuộc sống, kính chúc quý vị đại biểu thân tâm an lạc để đóng góp những ý kiến hữu ích cho kỳ Đại Hội này.
Thân ái trân trọng kính chào chư liệt quí vị.
Trưởng Ban Tổ Chức,
Tỳ Kheo Thích Tâm Phương
Welcome Speech to the 5th National Conference of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation of
by Senior Venerable Thich Tam Phuong, Head of the Organising Committee
**************
Namo Sakya Muni Buddha
Honorable Members of the Buddhist Sangha,
Venerable Monks and Nuns,
Dishtinguished Guests,
Friends in the Dharma,
On behalf of the Organising Committee of the 5th National Conference of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia & New Zealand held at Quang Duc Buddhist Monastery from the 8th to the 10th of May, 2015, I would like to warmly welcome all of you.
We are very happy to have you here to share your precious time with us, and your presence today is an important contribution to the success of this conference.
The Unified Vietnamese Buddhist Congregation of Australia & New Zealand was founded in 1999, following the longstanding tradition of the Unified Vietnamese Buddhist Congregation in
Throughout the long history of over 2000 years of Vietnamese Buddhism, the most memorable period was from 1961 to 1975, when the Vietnamese Buddhist Sangha underwent many ups and downs alongside with our nation’s destiny. The tragic turning point of our religion and our people was in the spring of 1975, when millions of the Vietnamese people had to flee their country to seek for refuge in many other countries in the world. And
It has been 40 years since then, but from the past up to now, our highest-ranking Buddhist leaders in
This 5th National Conference is also an ongoing effort of our Buddhist Sangha tradition to consolidate our services to the Buddhist community. We will review our activities and services during 40 years of our settlement in
It is indeed a very challenging task for our Buddhist Sangha at present. As all of you have known, this is an era of globalisation when modern technology, the internet and social media play an important role in communication. They are the fastest means to spread the Buddha’s teachings and to connect people around the world, but at the same time they are also the fastest ways to spread false information, gossips and bad news that may damage the reputation of our Buddhist Sangha. Therefore, as Buddhist practitioners, we must always maintain mindfulness in what we do and say, to avoid misunderstanding and misinterpretation.
In this 5th National Conference, our delegates will focus on discussing the most effective plans to deliver the Buddha’s message of compassion, loving-kindness, wisdom, peace and harmony to people from all walks of life. On the one hand, we must try to restore people’s faith in our Buddhist Constitution and the guidelines of our Buddhist Sangha. On the other hand, we must work tirelessly to help people in our community to live an ethical life in accordance with the Buddha’s teachings, to abide by the law, protect nature and the environment, and contribute to make
In this National Conference, we wish to bring together many talented and creative minds who will use their wisdom, compassion and determination to help maintain and develop the Dharma Treasure handed down to us by the Buddha. This Dharma Treasure is not simply theoretical, it must be put into practice in our everyday life to bring real benefits to ourselves and our community as a whole.
Finally, all of us should bear in mind the Buddha’s teaching of the Six Principles of Harmony from the beginning to the end of this Conference. All our discussions, debates, and arguments must be based on the principle of mutual respect, peace and harmony. And when we return to our own temples, we should quickly put into practice this Conference Resolutions.
Although our Organizing Committee have tried our best to provide all the facilities for this conference as well as accommodation for monastics from interstates, we know that everything is not perfect as we wish. We apologise for any inconvenience this may cause.
Thank you and warmly welcome all of you.
Senior Venerable Thich Tam Phuong
Head of the Organizing Committee
Translator: Nguyen Nhat Tran Nhu Mai