Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ kể chuyện ngày qua (Thơ của Diệu Danh kính tặng Mẹ Tâm Thái)

24/07/202307:38(Xem: 3997)
Mẹ kể chuyện ngày qua (Thơ của Diệu Danh kính tặng Mẹ Tâm Thái)

me tam thai 4

Mẹ kể chuyện ngày qua 
 
 Mẹ Tâm Thái (91 tuổi) kể 
Viết lại và diễn đọc: PT Diệu Danh




Trước giờ Mẹ công phu
Thầy xuống phòng thăm Mẹ 
Xem Mẹ  được ngủ ngon?
Rồi nghe Mẹ kể chuyện,
Kỷ niệm ngày gần xa
Câu chuyện bà Sáu Cồ
Xưa trưởng ban hộ trì
Tam Bảo chùa An Dưỡng
 suốt ba mươi năm dài,
cũng là chủ tạp hóa
ở trong làng Thái Thông
Chồng bà làm hoả sa,
Chẳng may bị chết sớm
Bà thủ tiết thờ chồng 
Nuôi hai con khôn lớn
Một gái và một trai
Bà dựng vợ gả chồng
Đều làm nên sự nghiệp...
Bảy năm cuối đời bà
Bệnh nghiệp lại trổ ra
Bị tai biến máu não
Nằm một chỗ khổ nàn
Các con bà bất hiếu,
Để mẹ ra sau hè
Nằm trên chiếc giường gỗ
Manh chiếu rách tả tơi
Ít hỏi han chăm sóc
Mặc mẹ già đơn côi
Mẹ Tâm Thái đến thăm
An ủi rồi sẻ chia 
Cùng bà Cồ niệm Phật
Mẹ nhắc nhở chị Ngõ,
con gái bà Sáu Cồ 
Phải săn sóc mẹ già
Mang vào nhà nuôi dưỡng
Hiếu nghĩa phải đáp đền
Đừng đối xử tệ bạc
Tội bất hiếu không lường
Làm lòng mẹ quặn đau.
Chị Ngõ nghe lời mẹ
Bàn với người anh trai,
Cho Mẹ vào nhà trong
Cùng bao lòng hối hận
Sám hối và ăn năn
Nguyện săn sóc mẹ mình.
Chỉ được vài tháng sau
Bà Cồ mãn báo thân
Mẹ Tâm Thái suy gẫm
Về thân phận bà Cồ
Người đàn bà giàu có
Công quả cho nhà chùa
Ba mươi năm đằng đẵng
Sao cuối đời khổ đau?
Thân bệnh tâm cùng bệnh
Do nghiệp báo đời nào?
Gẫm suy luật nhân quả,
Hay trong lúc mua đồ?
Hoa quả và thực phẩm 
Trong đại lễ Phật Đản,
Vu Lan cùng Nguyên Đán
Làm thất thoát tiền bạc?
Cuối đời bị khổ đau
Quả thật kinh khiếp quá!
Mẹ khuyên người nhắc nhở
Trong mỗi niệm thiện lành
Đừng gây vầy nghiệp ác
Phải nhận quả về sau.
Mẹ đau lòng niệm Phật
Cho dì Sáu vãng sanh
Nghiệp lành được tăng trưởng
Nghiệp ác được tiêu trừ 
Mẹ sám hối cho dì
Lời kinh Mẹ vang vang
"Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối "
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, chơn lăng càn đế, ta bà ha.
Nam Mô cầu sám hối Bồ Tát Ma Ha Tát

*****

Thời tụng kinh vừa xong
Tâm Mẹ an tịnh lạc
Cùng chút lòng vấn vương
Thương cho dì Sáu Cồ
Mẹ ngân lời ca dao,
" Ai ơi xin nhớ làm lành
Kiếp này không hưởng để dành kiếp sau"
Kèm theo lời nhắn nhủ:
" Ăn ở xởi lởi, Trời gởi cho
Ăn ở vô đạo, không gạo mà nấu "
" Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con "
Người ơi sống phải vuông tròn
Đạo tâm gắng giữ, tình người chớ quên 
Sống đời sống đạo giữ nền
Cho tâm thanh thản vững bền mai sau.
 
Nam Mô A Di Đà Phật  
Offenbach, Tây Đức 22/7/2023
Đệ tử Diệu Danh

MẸ NGỒI YÊN NIỆM PHẬT
Kính dâng Mẹ Tâm Thái, 
me tam thai-3

MẸ NGỒI YÊN NIỆM PHẬT

Kính dâng Mẹ Tâm Thái, 91 tuổi


Mẹ thắp nén tâm hương
Quỳ dâng lên Đức Phật
Thầy đã về đến nơi
Trong mùa An Cư này.
Cảm động dâng tràn đầy
Lòng con Út cho Mẹ
và cho cả Quê Hương.
https://quangduc.com/a51692/me-ngoi-yen-niem-phat-tho-



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/11/2021(Xem: 5885)
Phúc cho ai tuổi nào ... còn Sư Phụ .... thầm gọi ! Để nghe thân thương trân quý biết dường bao Trồng người cần thêm tố chất Đạo ... rực rỡ sắc màu Ngày Thầy giáo hãy tôn vinh trân trọng !
17/11/2021(Xem: 5586)
Gọi tên rằng ÚT BẠCH LAN Nụ hoa lan trắng đoan trang diệu thù Vô thường lã cánh phù du Lan hoa thanh tịnh công phu nhẹ nhàng Áo quan trắng toát bạch lan Ngang qua phố thị , người than tiếc rằng : Tâm người lấp loáng ánh trăng Hồn đơn thanh tịnh sáng hằng hà sao
14/11/2021(Xem: 4864)
Tôi học Phật để đi tìm an lạc Tu sửa tâm lánh ác làm điều lành Vào trong chùa có kẻ còn đua tranh Huống chi xã hội điều không tránh khỏi Tôi học Phật từ bi làm cốt lõi Ngoài ra còn học hỏi Văn Tư Tu Lấy tuệ giác để phân tích loại trừ Kẻo không sẽ tu mù trong bể học
14/11/2021(Xem: 5172)
Trước giờ khởi hành ...vang vang tiếng vọng ! “ Sống tốt cuộc đời mình, sẽ được an toàn “ Hương đức hạnh tích tụ sẽ tỏa lan Hãy tinh tấn cố gắng vượt lên ...đột phá !
10/11/2021(Xem: 7359)
Thư giản trong âm nhạc ... tăng nguồn năng lực Để xua tan não phiền hệ lụy chốn nhân gian Để trân quý kiếp người được có đủ giác quan Để đồng cảm chia sẻ .... tiếng hát cao vút Gợi nhớ đến Pháp học ...tâm thái hạnh phúc! Chỉ có trường đời ...tìm được giác ngộ mà thôi Đừng vội vã chạy theo ảo tưởng xa vời Luôn nhớ nghĩ Bồ đề tâm ....trong giấc mộng
08/11/2021(Xem: 4933)
Sách đọc ngàn quyển ...giúp ứng xử nhạy bén ! Huynh đệ đạo hữu ... ngày trước có duyên Gặp nhiều Phật tử tâm, tánh thiện hiền Mỗi mỗi người kiệt tác... tạo hoá vẽ ! Thơ văn xướng họa, đổi trao chia sẻ Nhận ra chí hướng lòng hoan hỷ vô biên Đồng hành thành tín nương tựa nhà thiền Kinh kệ sáng chiều công phu hạ thủ !!
07/11/2021(Xem: 4870)
Niềm an bình thoát ra khi lòng thanh tịnh, Phẩm chất tâm hồn vạn hữu bản lai đồng Êm đềm mát trong ...đáy sâu tĩnh lặng dòng sông Như biết rõ hướng đi, điểm phải đến ! Chữ Đức ...quan trọng khi vận hành sinh mệnh ! Hoà nhập không hoà tan, sinh hoạt hằng ngày Uyển chuyển linh động chấp nhận đổi thay Vai trò mẹ có 2 con kẻ bán ô, người bán nón .
06/11/2021(Xem: 12926)
Kinh Hoa Nghiêm là tên gọi tắt của bộ ‘Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh’ do Ngài Long Thọ Bồ tát viết ra vào thế kỷ thứ 2, tức khoảng 600 năm sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Hoa Nghiêm (Avatamsaka) có nghĩa là đóa hoa tuyệt đẹp, thanh khiết. Phần Hán tự đã được dịch ra từ thế kỷ thứ 5, dưới ba hệ thống Bát Nhã (40 quyển), Giác Hiền (60 quyển) và Nan Đà (80 quyển) . Nhập-Pháp-Giới (Gandavyuha) là phẩm thứ 39 trong số 40 phẩm, cũng là phẩm dài nhất, tiêu biểu cho giáo lý căn bản của kinh Hoa Nghiêm nói riêng và Phật giáo Đại thừa nói chung, diễn tả con đường cầu đạo của ngài Thiện Tài Đồng Tử qua 52 vị Thiện Tri Thức dưới nhiều hình tướng, khởi đầu là ngài Văn Thù Sư Lợi, chư Thiên, Dạ thần, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Đức Phật Di Lặc..., và cuối cùng là Ngài Phổ Hiền.
06/11/2021(Xem: 6527)
Chép lời kinh mượn khuôn trăng làm giấy, Cõi diêm phù đất vẽ dấu chân xưa Đức ân Người sóng vỗ pháp âm đưa Quy thân mạng mười phương con đảnh lễ.
05/11/2021(Xem: 16961)
Đại sư Ấn Quang nói: “Kẻ câu nệ vào Tích môn thì bảo: “Trong tất cả pháp, mỗi pháp đều sai khác”. Kẻ khéo nhìn sẽ nói: “Trong tất cả pháp, pháp pháp đều viên thông”. Như bốn cửa thành, gần cửa nào thời vào cửa ấy. Cửa tuy khác nhau, nhưng đều đưa vào một thành chẳng khác. Nếu biết ý này thì chẳng phải chỉ có những giáo lý rất sâu do chư Phật, chư Tổ đã nói mới là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh, mà hết thảy Ấm, Nhập, Xứ, Giới, Đại v.v... trong khắp thế gian cũng đều là pháp để quy chân đạt bổn, minh tâm kiến tánh! Mỗi một pháp cũng chính là chân, là bổn, là tâm, là tánh!”. Tập Lời Vàng (Gia Ngôn Lục) dù là toát yếu nhưng với một kẻ hậu học như tôi thì lại tự thấy mỗi mỗi câu nói của Đại Sư Ấn Quang đều bao hàm ý pháp, chỗ nào cũng cần phải học, chẳng thể đọc lướt qua nên phải dịch thuật đến ngàn ngàn câu kệ, hầu mong chuyển đạt lời lời ân cần tha thiết của Đại sư; chỉ để lại phần nói về các chính biến tại Trung Hoa, và những câu nói lập lại từ các bài giảng của Đại sư q
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]