Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   


nhu da co nhau 

NHƯ ĐÃ CÓ NHAU
Trần Việt Long

 

Được Nhạc sĩ Minh Huy gửi tặng bản nhạc Tạ Tình với lời bài thơ và lời bản nhạc có khác nhau một ít.  Lời nhạc tình hơn, nhưng lời bài thơ bảy chữ hay một cách tuyệt vời.  Đọc lời bài thơ, người viết thật xúc động, nhưng khi lắng nghe tiếng hát như tự tình trang trải của Ca sĩ Chi Huệ thì tâm hồn người viết lại chìm vào khung trời ngày cũ của “con đường Duy Tân cây dài bóng mát” trước năm 1975 tại Sài Gòn.

Nhạc sĩ Minh Huy vô cùng mẫn cảm khi chọn một bài thơ thật hay để phổ nhạc, rồi hòa âm và phối khí suốt đêm chỉ với một chiếc đàn guitar vừa làm đàn vừa làm trống trong một phong cách nghệ sĩ tuyệt vời.  Cô giáo Chi Huệ đã hòa nhập tâm hồn của cô vào từng ca từ hết sức nhập vai như gửi gắm tâm tình của chính cô vào từng nốt nhạc với âm giai tha thiết gợn buồn.  Có lẽ Nhạc sĩ Minh Huy và Ca sĩ Chi Huệ đã cảm nhận bài thơ Tạ Tình của Nữ sĩ Từ Hoa là một bài thơ thật hay và rất đẹp với hình ảnh vừa thơ mộng vừa lãng mạn của một nữ lưu tài hoa thuộc môi trường văn hóa của Miền Nam nước Việt trước năm 1975.





TẠ TÌNH

Nhạc:        Minh Huy
Lời thơ:    Từ Hoa
Tiếng hát: Chi Huệ


Em đã nợ anh một khối tình

Đã từng trả hết thuở đầu xanh

Bây giờ tóc trắng, dòng dư lệ

Nguyệt quế ngày xưa chốn cổ thành.

 

Em cũng nợ anh một tấm lòng

Từ dòng vô định chảy thành sông

Từ trong thiên cổ rơi thành lệ

Giọt lệ cho người khi nhớ mong.

 

Em vẫn nợ anh một tiếng cười

Nợ rừng, nợ suối, nợ bờ môi.

Trong tim em giữ dòng kinh cũ

Nhắn với trời cao gởi đến người.

 

Nếu chẳng bao giờ ta gặp lại nhau

Câu thơ em trao, xin để lại ngàn sau

Từ trăm năm trước, duyên và nợ

Đã trả hết rồi, sao tình hoài nhớ nhau.

 

Hiên văn ai nhớ dấu hài,

Mở trang cổ tích trăng cài song thưa.

Hương trời một thoáng duyên xưa,

Hoá thành một áng mây đưa cuối trời.

 

Bài thơ Tạ Tình thuộc thể thơ bảy chữ gồm bốn khổ, mỗi khổ bốn câu, và tất cả là mười sáu câu.  Lời thơ thanh nhã; ý thơ lãng mạn; vần gieo thống nhất trong cả bốn khổ thơ một, hai, và bốn; nhịp điệu 4/3 rất đều và rất dễ ngâm; âm thanh xuôi chảy nhẹ nhàng như một dòng suối nhỏ với tiếng róc rách như thì thầm tha thiết mang tính trầm buồn.  Nhưng trên hết, nội dung của bài thơ mới là điều thật đáng trân trọng.  Tuy chỉ có mười sáu câu thơ mà bài thơ trang trải được Phật lý rất uyên áo về kiếp người, về tái sinh, về duyên và nghiệp, và về tình yêu nam nữ trong chuổi dài truyền kiếp của con người.

Bài thơ như một tự truyện kể về mối tình của người con gái trong tuổi chớm yêu khi nàng tình cờ gặp chàng mà nàng nghĩ rằng nàng và chàng như đã có nhau từ trăm năm trước hay trong nhiều thế kỷ trước.  Nàng như thấy rõ hình ảnh xa xưa trong tiềm thức của nàng là nàng đã từng nhận và cũng đã từng trả hết mối chân tình của chàng nơi đất xưa khi nàng còn là một cành hoa Nguyệt Quế.

Em đã nợ anh một phiến tình
Đã từng trả hết thuở đầu xanh
Từ trăm năm trước, trăm năm trước
Nguyệt quế ngày xưa chốn cổ thành.

Người con gái cảm nhận được tình cảm tuyệt đẹp của chàng dành cho nàng, nhưng đồng thời nàng cũng thấy rằng tình yêu vốn là một trong muôn vạn dòng sầu tuôn chảy như ngàn dòng sông lệ của cõi người vì sự chia xa và tính não phiền nhân thế.

Em lại nợ anh một tấm lòng
Từ dòng vô định chảy thành sông

Từ trong thiên cổ rơi thành lệ
Hạt lệ cho đời, anh biết không.

Lúc quen nhau, nàng đã từng hỏi chàng về ý nghĩa của một số từ ngữ Phật học và đã nhận được một tác phẩm văn học Phật giáo như là một quà tặng của chàng.  Dấu ấn của dòng kinh xưa đã in đậm nét trong lòng người con gái.  Hiểu rõ lẽ nghiệp duyên triền miên như thế nên nàng đã nhờ cánh chim xanh mang những dòng kinh này đến đặt bên gối nằm của chàng như là những dòng chữ đà-ra-ni mà Đức Phật đã truyền dạy cho Tôn giả A-nan-đà khiến mối sầu chia cách trở nên nhẹ nhàng hơn.

Em vẫn nợ anh một tiếng cười
Nợ rừng, nợ suối, nợ mà thôi
Trong tay em giữ dòng kinh cũ
Nhắn với chim xanh gởi đến người.

Và cuối cùng nếu mọi diễn biến chẳng được như ý và nàng không bao giờ được gặp lại chàng thì bài thơ nàng viết cho chàng xin được lưu lại với thời gian để tặng cho cõi sầu của thế nhân.

Nếu chẳng bao giờ gặp lại nhau
Câu thơ em để với nghìn sau
Từ trăm năm trước, trăm năm trước
Thả gió mang đi tặng cõi sầu.

Nhà thơ Trần Văn Lương khi đọc bài thơ Tạ Tình đã viết,

“Bài thơ Tạ Tình của Thi sĩ Từ Hoa là tuyệt tác.  Tôi thật xúc động và bồi hồi khi đọc bài thơ này, giống như cảm xúc ngày xưa khi đọc thơ của TTKH.  Lời thơ rất chân thành, xoáy vào tận con tim, không thua gì thơ TTKH.  Bài thơ hay cả nội dung -- tình cảm chất chứa bên trong rất nhẹ nhàng nhưng cũng thật sâu đậm -- lẫn hình thức -- kỹ thuật thơ bảy chữ rất vững vàng, không chê vào đâu được. Hy vọng Nhà thơ Từ Hoa sáng tác thật nhiều.

Đọc thơ người ấy những chờ mong,

Chợt thấy bâng khuâng, nát cả lòng,

Thuở ấy tình sao trân trọng quá,

Để trăm năm lệ vẫn tuôn dòng.”

 

Và một Nhà thơ, bạn thân của người viết, sau khi hết lời khen ngợi bài thơ Tạ Tình thì có hỏi người viết, một Nhà thơ tài hoa như vậy thì không thể nào chỉ sáng tác một bài thơ mà chắc rằng đã có những thi phẩm nổi tiếng trên văn đàn chăng?

Để hồi đáp câu hỏi của Anh bạn này, người viết xin trân trọng giới thiệu Nữ Cư sĩ Phật giáo Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm qua một trong những đường dẫn có đăng các tác phẩm, các bài viết, và các thi phẩm của tác giả.

 

http://tangthuphathoc.net/tu-hoa-nhat-tue-tam/

 

Đồng thời xin trích dẫn thêm một bài thơ của Nhà thơ Từ Hoa sau bài thơ Tạ Tình.

 

TẠ TÌNH

Từ Hoa

Em đã nợ anh một phiến tình
Đã từng trả hết thuở đầu xanh
Từ trăm năm trước, trăm năm trước
Nguyệt quế ngày xưa chốn cổ thành.

Em lại nợ anh một tấm lòng
Từ dòng vô định chảy thành sông
Từ trong thiên cổ rơi thành lệ
Hạt lệ cho đời, anh biết không.

Em vẫn nợ anh một tiếng cười
Nợ rừng, nợ suối, nợ mà thôi
Trong tay em giữ dòng kinh cũ
Nhắn với chim xanh gởi đến người.

Nếu chẳng bao giờ gặp lại nhau
Câu thơ em để với nghìn sau
Từ trăm năm trước, trăm năm trước
Thả gió mang đi tặng cõi sầu.

 

LÒNG ĐÃ NHƯ MÂY

Từ Hoa

 

Gió theo lối đào

Hoa xuôi thuyền non vắng

Áo ai gói vàng mây, bay trong hoàng hôn

Ngọc Tuyền còn reo

Lời vàng đưa theo

Hoa lá đơm cành xanh tươi

Bóng in lòng suối

Dáng ai xa vời

Đất như còn mới

Tthơm lối hoa đào rơi.

 

Thiên Thai, đóa sen ngát hồng tay

Âm vang mười phương tấu khúc nhạc này.

Thiên Thai, phiến kinh xưa còn đây

Tay buông ngời trăng nước sum vầy

Ai mang tờ kinh cũ tìm về

Trong tiếng chuông giục lòng quê.

 

Thiên Tiên, núi cao mây xanh tiên lồng bóng hoàng hoa,

Hoá thân thiên duyên ai ngờ đã bao lần qua dòng đời.

Thiên Thai, đứng trông xa xăm non lồng bóng trời mây,

Biết chăng đâu đây ba nghìn cõi trong một tâm vơi đầy.

 

Về đây đêm nay lòng đã như mây

Theo gió Xuân vàng non biếc

Lòng suối Ngọc xưa kết từng hạt sương mai trong mắt hồng thơ ngây.

Hồn quê theo chân về chốn cũ

Nhìn non tiên

Lòng vui khúc hát đoàn viên.

 

Thiên Thai, bóng ai xưa kia trăng cài áo trầm vương

Bút son đôi câu bao lần đã thay ngọc châu tặng người.

 

Ngắt cánh đào cuối Đôn

Ném xuống lòng suối trong

Hoá muôn nghìn cánh bướm

Bay về giữa trời Không.

 

Đào nguyên đó

Mây nước đâu quên người

Vườn đào xưa

Dòng kinh thiên thu

Khói thơm quyện dòng kinh thơm.

Áo hoa nhuộm hồng mây cõi tiên./-

 

Bài thơ Lòng Đã Như Mây đã được Nhạc Sĩ Minh Huy phổ nhạc qua nhạc phẩm Gió Theo Lối Đào với sự rút ngắn các khổ thơ và được Cô giáo Chi Huệ trình bày.

https://tangthuphathoc.net/gio-theo-loi-dao/

GIÓ THEO LỐI ĐÀO

Nhạc:        Minh Huy
Lời thơ:    Từ Hoa
Tiếng hát: Chi Huệ


Thiên Thai, sen ngát hồng tay

Âm vang, tấu khúc nhạc hay

Tiếng kinh xưa còn đây

Tay buông, trăng nước sum vầy

Ai mang tờ kinh cũ, tìm về trong tiếng chuông.

Gió theo lối đào, hoa xuôi thuyền non vắng

Áo ai gói vàng, mây bay trong hoàng hôn

Dáng ai khuất dần, trăng mờ bên suối

Ngọc Tuyền còn reo, lời vàng đong đưa theo lối hoa đào rơi.

Thiên thai, núi cao trời xanh, ôm bóng hoàng hoa

Thiên duyên, hóa thân từ đâu, thị hiện trong cõi đời này

Biết chăng đêm nay, ba nghìn cõi, một tâm vơi đầy.

Thiên thai, dáng ai ngày xưa, in bóng tà dương

Đêm nay, kết tinh hạt sương, về đây trong ánh mắt hồng

Hồn quê xa xăm, tìm về chốn cũ, tình xưa ngậm ngùi.

Đào nguyên đó, mây nước đâu quên người

Lời kinh thiên thu, quyện vào hư không. 

Trần Việt Long

 






facebook-1


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2023(Xem: 3463)
Hôm nay Thầy giảng về Thiền Căn cơ Cư sĩ hợp duyên pháp nào Pháp thiền đạo Phật diệu mầu Giúp ta giải thoát khổ sầu sanh ly Thiền là Thiền định quy y Là Giới ĐịnhTuệ hành trì tinh chuyên
15/06/2023(Xem: 3951)
Khi sinh ra là chúng ta bắt đầu cuộc hành trình đi đến nấm mồ của chính mình. Chúng ta thường lãng quên một điều rằng mỗi người có mặt trên thế gian này để sống – để trưởng thành, nghĩa là đi sâu vào bản thân mình chứ không chỉ bước theo bước thời gian đến cõi hư vô….mà phải chiêm nghiệm được rằng:
15/06/2023(Xem: 20517)
Kinh Ma-ha Ca-diếp độ bần mẫu1 kể lại câu chuyện rất thú vị về một bà lão nghèo, nhờ cúng dường ngài Ca-diếp một chút nước cơm mà được sinh về cõi trời Đao-lợi. Phước cúng dường ấy còn lớn lao đến mức hiện thành hào quang sáng rực như bảy mặt trời đồng thời soi chiếu, khiến cho vị vua cõi trời ấy là Đế-thích cũng phải kinh ngạc. Và sau khi tìm hiểu biết được nhân duyên cúng dường được phước lớn lao này, đích thân Đế-thích cùng phu nhân của mình đã phát tâm hiện xuống cõi người, hóa thân thành một đôi vợ chồng già nghèo khổ để được có cơ hội cúng dường lên ngài Ca-diếp, vun bồi thêm phước báu của chính mình.
09/06/2023(Xem: 2827)
Muốn làm con Phật thật hay không Động lực từ đâu tự hỏi lòng Chán cảnh trôi lăn vòng sanh tử Đoạn lìa khổ sở dứt long đong
08/06/2023(Xem: 4675)
Một thoáng đi về ở kiếp sơ, Cõi ấy hư không không bến bờ. Không trời không đất không mây gió, Không cả ngày đêm không phút giờ.
08/06/2023(Xem: 3329)
Sáu nhân tương ứng với bốn duyên Trổ quả vị lai hoặc hiện tiền Hành hoạt thiện lành hay tà ác Hiểu rằng sướng khổ chẳng ngẫu nhiên
02/06/2023(Xem: 3831)
Say mê ngũ dục hại thân tâm Danh sắc vây quanh kín lục căn Lục phủ da bì xương máu mủ Cớ chi vì chúng mãi tham sân Giới quy nuôi dưỡng tâm an lạc Duyên hợp vô thường tạo tác nhân Phật pháp dung thông vô lậu hoặc Tư tu trạch Pháp dứt trầm luân
01/06/2023(Xem: 7873)
Ôn Tuệ Sỹ là một bậc cao Tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam đã và đang cống hiến trọn đời mình cho công cuộc hoằng Pháp lợi sinh. Từ đầu những năm 70 thế kỷ trước, là một trí giả Phật giáo uyên thâm, Ngài được đặc cách bổ nhiệm là Giáo sư thực thụ Viện Đại học Vạn Hạnh và là Chủ bút của tạp chí Tư Tưởng do Viện Đại học Vạn Hạnh phát hành. Ngài là tác giả, dịch giả nhiều bộ sách biên khảo quan trọng đặc sắc về Phật giáo, Văn học, Triết học, Thơ ca như Thiền Luận Suzuki, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo; nhất là các bản dịch giá trị để lại cho đời như: A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (trọn bộ 5 tập), Các Tông Phái Phật giáo, Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết, Luận Thành Duy Thức, các bộ Kinh Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, v.v...
01/06/2023(Xem: 6177)
Mừng chị tập sách đầu tay “Kính lạy Đức Thế Tôn” sách hiển bày Lời thơ nghĩa Ý rõ hay Kính tin Tam Bảo xưa nay một lòng Thơ văn nghĩa lý sáng trong Ý tình con thảo động lòng người xem Chúc chị ngày tháng êm đềm Chuyện đời chuyện đạo dệt thêm câu vần Giúp cho bạn hữu xa gần Rõ thêm đạo lý chuyên cần tịnh tu.
26/05/2023(Xem: 3911)
Kính bạch HT. Thích Đồng Trí Viện chủ Tu Viện Viên Chiếu, CA. Hoa Kỳ Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp GHPGVNTN Hoa Kỳ từ năm 2012 Bậc cao tăng trí tuệ viên minh, diệu huyền thông đạt Nam Tông, Bắc Tông, Tổ Sư Thiền, Thiền Minh Sát Tuệ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]