Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 21: Tạp Lục

23/08/202012:52(Xem: 6177)
Phẩm 21: Tạp Lục
 
buddha-519

KINH PHÁP CÚ 

Việt dịch: HT Thích Minh Châu
Thi Hóa: HT Thích Minh Hiếu

Lưu ý:
Kinh bên dưới bản gốc Việt dịch: HT Thích Minh Châu (câu đầu),
Câu theo sau là phần Thi Hóa của HT Thích Minh Hiếu (chữ nghiêng)

Phẩm Tp Lục  21 


290/ Nhờ từ bỏ lạc nhỏ,

Thấy được lc lớn hơn;

Bậc trí bỏ lạc nhỏ,

Thấy được lc lớn hơn.



290/ Ai người cần khổ tu hành

Quyết bỏ vui nhỏ, để dành ngc châu,

Thấy đạo hnh phúc thanh cao

Bậc trí tự tại vui nào lớn hơn.



291/ Gieo khổ đau cho người,

Mong cầu lạc cho mình,

Bị hận thù buộc ràng,

Không sao thoát hận thù.



291/ Đây chính là con đường chơn

Không gieo đau khổ oán hờn cho ai,

Hận thù nuôi chứa miệt mài

Ta vui đâu thể tạo gây quả buồn.



292/ Việc đáng làm, không làm,

Không đáng làm, lại làm,

Người ngo mạn, phóng dật,

Lậu hoặc ắt tăng trưởng.



292/ Việc không đáng li chng buông

Còn việc cần thiết như tuồng lãng quên,

Tự cao phóng túng nỗi lên

Sao ngăn lu hoặc đắp nn lên cao.



293/ Người siêng năng cần mẫn,

Thường thường quán thân niệm,

Không làm việc không đáng,

Gắng làm việc đáng làm,

Người tư niệm giác tỉnh,

Lậu hoặc được tiêu trừ.



293/ Người siêng cần mẫn sửa trau

Thường tu quán nim nhìn vào tthân,

Bỏ đi nhng việc không cần

Nhận rõ lậu hoặc, tỏ phân hành trì.

Thường ngày kiểm soát hành vi

c pháp bt thiện tức thì lãng xa.



294/ Sau khi giết mẹ cha,

Giết hại Vua Sát lỵ,

Giết vương quốc, qun thần,

Vô ưu, Phạm chí sống.



294/ Sao gọi giết mẹ giết cha

Chính trừ ái, mạn, giết vua hại đời,

Chấp thường, hay chết mất thôi

Phạm chí đoạn tận thnh thơi sống còn.



295/ Sau khi giết mẹ cha,

Hại vua Bà la môn,

Giết hổ tướng thứ năm,

Vô ưu, Phạm chí sống.



295/ Cha mẹ, vua cũng đã chôn

Thường kiến, đoạn kiến quc dân đầu hàng,

Còn Nghi, hổ tướng ái tham

Đều tận diệt sạch chứng hàng Vô sinh.



296/ Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Thường tưởng nim Phật Đà.



296/ Đệ tử của đấng thánh minh

Gotama phải ngày đêm dặn lòng,

Luôn luôn an trú pháp không

Ai thấy được pháp, nối dòng Như lai.



297/ Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Thường tưởng niệm Chánh Pháp.



297/ Tu đúng chánh pháp hiện bày

Sống trong tnh thức, am mây cửa tùng,

Xứng gọi đệ tử Thế tôn

Bậc thừa tự pháp, tông môn kế tha.



298/Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Thường tưởng nim Tăng Già.



298/ Vô luận là ng hay trưa

Tỳ kheo hoà hợp phân chia li quyền,

Thanh tnh không sng tchuyên

Như sữa với nước, chân truyn Bổn sư.



299/ Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Thường tưởng niệm sắc thân.



299/Ngày giờ tỉnh giác thc hư

Sắc thân huyễn hoá bây chừ là ai?

Từ không đến có hình hài

Như Lai khai thị vườn nai buổi đầu.



300/ Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Ý vui niềm bất hại.



300/ Nhớ ân giáo hoá cao sâu

Pháp luân khai chuyển đạo mầu nở hoa,

Đệ tử của Phật Thích Ca

Từ bi làm gốc chan hoà niềm vui.



301/ Đệ tử Gotama,

Luôn luôn tự tỉnh giác,

Vô luận ngày hay đêm,

Ý vui tu thin quán.



301/Lạc an trong lúc nói cười

Trí tuệ soi sáng giúp người lìa mê,

Thường sng trong chốn sơn khê

Ý vui thin quán hướng về nội tâm.



302/ Vui hạnh xut gia khó,

Tại gia sinh hoạt khó,

Sống bạn không đồng, khổ,

Trôi lăn luân hồi, khổ;

Vậy chớ sống luân hồi,

Chớ chạy theo đau khổ.



302/ Xuất gia đời sống không lầm

Vui bnhà cửa khó khăn chng lường,

Vui thân hạc nổi không lương

Thương con gà béo cùng đường tht ngon.

Luân hồi đau khổ dập dồn

Nhà lửa tam giới vui buồn đổi thay.

Trẻ thơ vui giỡn không hay

Chớ nên quên lãng kéo dài hiểm nguy.



303/ Tín tâm, sống giới hạnh,

Đủ danh xưng tài sản,

Chỗ nào người ấy đến,

Chỗ ấy được cung kính.



303/ Người đủ giới đức hành trì

Tín tâm vững chãi, oai nghi rng ngời,

Hương lành lan toả khắp nơi

Chính là tài sản, người trời kính cung.



303/ Người lành dầu ở xa,

ng tnhư núi tuyế.t

Người ác dầu ở gần,

Như tên bắn ban đêm.



304/ Hạnh lành chiếu sáng khp cùng

Dù xa núi tuyết bốn phương rõ nhìn.

Người ác tên bắn vào đêm

Gần bên mà vẫn không tìm thy nhau.



305/ Ai ngồi nằm một mình,

Độc hành không bun chán,

Tự điều phục một mình,

Sống thoải mái rng sâu.



305/ Độc hành độc bộ bước mau

Một mình mt cõi thanh tao hương thiền,

Tâm không vướng bn thế duyên

Ngồi nm an trú như nhiên núi rừng.

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 18191)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 10475)
Bước đi từng bước vào chánh niệm Dáng khoan thai uy lực vô cùng Phật kinh hành đất chuyển trời rung Oâi! Huyền diệu bước chân giải thoát
06/02/2013(Xem: 7661)
Xuân về thăm lại cố hương Cây đa bến cũ thân thương mái chùa Ngô khoai hương lúa bốn mùa Dòng kinh biến đổi đất chua ngàn đời Nhạn về én lượn nơi nơi Mái chèo khua nước sao rơi đầy thuyền Cô thôn nữ hát đưa duyên Giao mùa nắng ấm hoa viền cành xuân
04/02/2013(Xem: 11455)
Trên đỉnh Phù Vân Đường lên Yên Tử mây dìu bước Qua suối Giải Oan đá dẫn đường Hoa yên dấu ấn thời Điều Ngự Bảo Sát âm vang một cõi Thiền Rừng tháp đây rồi lưu chấn tích Mái chùa che cả một giang sơn Chùa Đồng vang dội linh thiêng núi Cột đá uy nghiêm đứng giữa dòng Hàng tùng che mát lòng nhân thế Gốc sứ nhả hương giữa bụi trần Sỏi đá rêu phong còn biết nói Người đời sao nỡ để ai quên
04/02/2013(Xem: 12963)
Không được gọi là nhà thơ nhưng rất nhiều người VN vẫn có thể làm thơ. Thơ phổ biến khắp nơi với đủ loại người. Thơ không đọc bình thường như văn mà ngâm lên du dương trầm bổng, lại thêm các loại đàn sáo, tranh, bầu... sau thêm đàn nguyệt phụ họa nên ngâm thơ là một loại hình nghệ thuật cổ truyền, thuần túy VN. Ai cũng có thể đọc thơ một cách diễn cảm nhưng để ngâm thì phải biết cách. Bồng mạc, sa mạc, lẩy Kiều... Để nắm những cách thức ấy phải là người chuyên môn, thường xuyên luyện giọng chứ không phải tự nhiên ai cũng ngâm được.
30/01/2013(Xem: 11048)
Thi tính phản ảnh thật rõ nét qua kinh sách cũng như phong cách của những người tu hành đãảnh hưởng sâu đậm đến các sinh hoạt văn hóa của hầu hết các quốc gia Phật Giáo ÁChâu. Thi phú nói chung có khả năng khơi động những xúc cảm sâu kín và thanhcao nơi con người giúp họ vượt lên trên các bản năng thô thiển và trói buộc củasự sống.
29/01/2013(Xem: 10281)
Áo này mẹ dệt cho con Nắng mưa hai buổi gánh mòn bờ vai Áo một mảnh tình chia hai Mai này áo rách không phai lời nguyền Áo giải thoát, áo phước điền Áo che mát cả nhân thiên bốn loài.
26/01/2013(Xem: 10695)
Cận cảnh tượng cụ Nguyễn Du bằng gỗ gù hương khủng ở Việt Nam
25/01/2013(Xem: 7851)
Nầy hỡi dân tộc Việt Nam ! Tổ quốc ta gần Năm Ngàn Năm Văn Hiến. Lịch sử oai hùng, dựng nước bởi Minh Quân Con cháu ngàn đời, nguyền nối tiếp Tiền nhân Vươn trổi dậy từ tinh thần bất khuất. Người Việt nam chơn chất Mà tự hào, son sắt đậm tình quê. Già trẻ gái trai, khi quốc biến nguyện thề.
21/01/2013(Xem: 10911)
Một lòng yêu nước với yêu quê Sang lánh trời Tây vẫn nhớ về Non nước đớn đau lòng tu sĩ Đêm về gợi nhớ bóng hương quê Nghìn năm văn hiến giờ đâu thấy Nghĩa lý luân thường mất đã lâu Khổ đau oằn quại triền miên kiếp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]