Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

128. Kinh Tùy Phiền Não

19/05/202011:32(Xem: 8763)
128. Kinh Tùy Phiền Não

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


128. Kinh TÙY PHIỀN NÃO

( Upakkilesa sutta )

             

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Kô-Sâm-Bi Ngài đã trú qua

             (Xứ Kiều-Thưởng-Di (1) cũng là)

       Tại Tinh Xá Ghô-Si-Ta (1) an hòa.

 

          Lúc bấy giờ xảy ra sự cố

          Sự việc này ở Kố-Sâm-Bi

              Giữa các Tỷ Kheo nơi ni

       Đấu đá, tranh cãi chỉ vì kiến văn

          Cố đả thương nhau bằng miệng lưỡi,

          Dùng binh khí miệng lưỡi chống nhau.

 

              Rồi một Tỷ Kheo đến mau

       Hương thất Đức Phật, bước vào bên trong

          Đảnh lễ Thế Tôn xong, cung kính

          Đứng nghiêm chỉnh, thưa ra tức thì :

 

        – “ Kính bạch đức Chánh Biến Tri !

       Các Tỷ Kheo Kô-Sâm-Bì hiện nay

          Sống cạnh tranh, lòng đầy sân nộ,

          Do tật đố, tranh đấu tưng bừng,

              Cãi cọ, tranh luận không ngừng

       Binh khí miệng lưỡi để dùng đấu tranh.

          Thật tốt lành nếu được Thiện Thệ

          Vì lòng thương, đến để các vì

    _________________________

 

( ) : Tinh Xá Ghositaràma tại xứ Kosambi - Kiều-thưởng-di.

 

              Tỷ Kheo – tôn kính uy nghi

       Của đấng Đại Giác, để đi giảng hòa.

 

          Đức Phật Đà lặng im chấp thuận

          Rồi Ngài xuống chỗ cá Tỷ Kheo.

              Thế Tôn bảo các Tỷ Kheo :

 

 – “ Thôi vừa rồi, các Tỷ Kheo ! Hãy dừng

          Sự đấu tranh và ngừng tranh luận ”.

 

          Khi nghe đấng Thế Tôn dạy vầy

              Một vị Tỷ Kheo nói ngay :

 – “ Bạch Thế Tôn !Thế Tôn đây chính là

          Bậc Pháp Chủ, nhưng mà việc đó

          Ngài chớ có nhọc lòng, lưu tâm.

              Ngài hãy an trú, chú tâm

       Hiện tại lạc trú. Trong tầm chuyện đây

          Chúng con nay chịu trách nhiệm cả

          Về tranh luận, cãi vả, đấu tranh ”.

 

              Lần thứ hai, đấng Trọn Lành

       Lại khuyên các vị làm lành với nhau   

          Nhưng họ nào chịu nghe lời phải.

          Lần thứ ba, Phật lại dạy rằng :

 

        – “ Thôi vừa rồi, này Chúng Tăng !

       Chớ có tranh chấp, chớ hằng luận tranh ”.

 

          Dù Cha Lành Thế Tôn dạy thế

          Nhưng không thể lay chuyển tâm tư

              Bất tịnh của các vị Sư,

       Chuyển hóa họ với tâm Từ Thế Tôn.

 

          Buổi sáng nọ, Thế Tôn thường lệ 

          Đắp y mang bát để rồi đi

              Khất thực tại Kô-Sâm-Bi

       Sau khi khất thực, ngọ thì ăn xong,

          Ngài trở về, vào trong hương thất

          Dọn chỗ nằm, y bát mang đi.

              Ngài đứng với dáng uy nghi

       Rồi đọc lên bài kệ thi như vầy :

 

      “ Giữa quần chúng la ó này

        Không một ai nghĩ mình đây ngu đần

        Giữa sự phân ly Chúng Tăng

        Suy nghĩ hướng thượng, xuất trần là ai ?

        Thất niệm, kẻ trí nói hoài

        Ba hoa trăm thứ, muôn loài muôn nơi.

        Miệng hả, nói thả dàn thôi !

        Ai biết sẽ dẫn đến hồi ra sao ?

 

       ‘Nó mắng tôi, đánh tôi’ đau !

       ‘Nó hại tôi, cướp tôi’ nào xót thương !

        Ai ôm oán niệm ấy thường

        Hận thù không thể có đường dừng đâu !

 

       ‘Nó mắng tôi, đánh tôi’ đau !   

       ‘Nó hại tôi, cướp tôi nào xót thương !

        Không ôm oán niệm mọi đường

        Hận thù sẽ tự có đường dứt ngay.

 

       ‘Hận thù diệt hận thù’ đây

        Không thể diệt hận thù này được đâu !

       ‘Từ Bi diệt hận thù’ sâu

        Ngàn thu định luật kể vào là đây. 

 

        Người khác không hiểu biết vầy :

       ‘Ở đây ta bị diệt ngay – luân hồi. 

        Những ai hiểu điều này rồi  

        Nhờ vậy, tranh luận tiêu đời còn đâu !

        Kẻ chủ xướng hại mạng nào

        Cướp bò, cướp ngựa, mưu sâu hại đời

        Cướp đoạt quốc độ tơi bời

        Họ còn đoàn kết, các người sao không ?

        Được bạn hiền trí đồng lòng,

        Đồng hành, khéo an trú trong an lành

        Thắng mọi hiểm nạn, chiến tranh,

        Hoan hỷ chánh niệm tịnh thanh sống đời.

 

        Nếu không bạn hiền trí, thời

        Như vua bỏ nước, như voi một mình

        Tốt hơn nên sống một mình

        Bạn bè ngu ác, bất minh tránh liền.

        Cô độc, không làm ác duyên

        Nhàn hạ như voi rừng riêng cõi bờ ”.

 

          Lúc bấy giờ, sau khi đọc kệ

          Đấng Thiện Thệ đến làng tên là

              Ba-La-Ká-Lô-Ná-Ka-Ra. 

 

       Tôn-giả Pha-Gú từ xa thấy là    

          Đức Phật Đà đang đi đến đấy

          Tôn-giả ấy liền soạn chỗ ngồi

              Và nước rửa chân. Đến nơi

       Phật an tọa tại chỗ ngồi soạn riêng.

          Tôn-giả Pha-Gú liền đảnh lễ

          Rồi một bên Thiện Thệ, ngồi vào.

              Thế Tôn liền nói như sau :

 

 – “ Tỷ Kheo Pha-Gú ! Thế nào với ông ?

          Có sống an vui không ? Thường nhựt

          Đi khất thực có mệt nhọc không ? ”.

 

        – “ Vẫn an lành, bạch Thế Tôn ! 

       Sống yên ổn, khất thực không nhọc gì ”.

 

          Đức Thế Tôn sau khi nhắc nhủ

          Khuyến khích Sư Pha-Gú trú an,

              Làm cho phấn khởi, hân hoan

       Ngài liền đứng dậy, thẳng đàng đi qua

          Pa-Chi-Na-Vâm-Sa-Đa-Dá  (1)

          Làng này có Tôn-giả tên là

              Tỷ Kheo A-Nậu-Lâu-Đà  (2)

      (A-Nu-Rút-Thá – A-Na-Luật) này

          Cùng hai ngài, đó là Tôn-giả

          Nan-Đi-Dá và Kim-Bi-La.  (2)

              Cả ba Tôn-giả trú qua

       Pa-Chi-Ná-Vâm-Sa-Đa-Da rừng

          Người giữ vườn nơi đây nhìn thấy

          Đức Thế Tôn đi lại từ xa,

              Thưa rằng : “ Xin hãy dừng qua !

       Sa-môn không thể vào ra nơi này

          Có ba vị hiện nay thiền tọa

          Rất ái luyến tự ngã (3) như vầy

              Chớ phiền nhiễu các vị đây !”.

 

       Nghe tiếng người giữ vườn này cản ngăn

          Vì không biết kim thân Phật Bảo,

          Nên Tôn-giả A-Nậu-Lâu-Đà

            ( Tức ngài A-Nú-Rút-Tha )

       Liền bảo người giữ vườn là : “ Không sao !

          Chớ ngăn Thế Tôn vào thiền thất

          Ngài là bậc Thầy của chúng tôi ”.

    __________________________

 

( ) : Làng cũng là rừng Pacinavamsadaya.

(2) : Các Tôn-giả : Anuruddha, Nandiya (Nan-Đề), Kimbila.

(3) : Ái luyến tự ngã : Attakamanipa.

 

              Ngài A-Na-Luật nói rồi 

       Bèn thân hành đến các nơi tức thì

          Nơi tu trì của Nan-Đi-Dá,

          Kim-Bi-Lá Tôn-giả hai ngài.

              Đến nơi, Tôn-giả nói ngay :

    “ Này chư Tôn-giả ! Lành thay ! Lúc này

          Hãy đến ngay bìa rừng phía trước

          Chúng ta được vinh dự đón mừng

              Đức Thế Tôn đã đến rừng

       Thăm chúng ta, việc chưa từng xảy ra ”.

 

          Rồi cả ba vị Tôn-giả ấy 

          Lễ Thế Tôn, đón lấy thượng y

              Và bát của Ngài tức thì.

       Soạn chỗ để Chánh Biến Tri Ngài ngồi.

          Nước rửa chân đồng thời múc sẵn

          Đấng Chánh Đẳng ngồi xuống, rửa chân

              Rồi các Tôn-giả ân cần

       Cung kính đảnh lễ pháp thân Phật Đà.

          Đoạn cả ba một bên ngồi xuống

          Lòng mong muốn Phật thuyết pháp ra.

              Đức Thế Tôn nhìn cả ba  

    ( Nhưng tên A-Nú-Rút-Tha Ngài dùng )

 

    – “ Các A-Nú-Rút-Tha ! Hãy tỏ

          Các ông có an lạc mọi thời ? 

              Có được an vui thảnh thơi ?

       Khất thực có được thuận thời, đủ không ?”

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Chúng con đủ phước,

          Cả sáu thời đều được an lành

              Yên vui cùng sống tịnh thanh

       Khất thực thuận tiện, đủ phần thức ăn ”.

 

     – “ Này các ông ! Còn phần đời sống

          Có cùng sống hòa hợp thanh cao

              Như nước với sữa hòa nhau ?

       Có cùng hoan hỷ với nhau không nào ?

          Có tranh cãi, đối đầu gay gắt ?

          Có cặp mắt thiện cảm nhìn nhau ? ”.

 

         – “ Bạch đức Thế Tôn ! Trước sau

       Chúng con hoan hỷ, cùng nhau hợp hòa

          Tương nhượng, như nước hòa với sữa

          Không tranh cãi, nương tựa vào nhau

              Cặp mắt thiện cảm nhìn nhau

     ( Giữ gìn phạm hạnh thanh cao hài hòa )

 

    – “ Các A-Nú-Rút-Tha ! Hãy kể             

          Thế nào để hòa hợp sống chung ?

              Như nước với sữa hòa cùng ?

       Nhìn nhau cặp mắt bao dung cảm tình ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn cao minh từ mẫn !

          Chúng con vẫn thường nghe nói ra :

              ‘Thật lợi ích thay cho ta !

       Thật khéo lợi ích cho ta vô cùng !

          Khi ta được sống chung hoan hỷ

          Với các vị đồng phạm hạnh này’.

              Bạch đức Thế Tôn ! Do vầy

       Với đồng phạm hạnh ở đây các vì,

          Con tức thì khởi từ thân nghiệp

          Từ khẩu nghiệp, ý nghiệp nói chung,

              Trước mặt và cả sau lưng

       Do vậy nên chúng con từng nghĩ qua :

         ‘Hãy từ bỏ tâm ta vị kỷ

          Sống thuận theo tâm ý thiện lành

              Của những Tôn-giả chung quanh’.

       Thế rồi con từ bỏ nhanh tâm mình.

          Sống giữ gìn thuận theo tâm ý

          Của những vị Tôn-giả quanh ta,

              Chúng con tuy thân khác xa

       Nhưng giống như thể đồng là một tâm ”.

 

          Tại tịnh lâm, hai vì Thiền-giả

          Nan-Đi-Dá và Kim-Bi-La

              Nảy giờ chưa dịp nói ra

       Đến đây, lần lượt thưa qua thật lòng

          Cả hai vị tán đồng tất cả

          Điều A-Nu-Rút-Thá trình bày.                  

 

              Đức Phật tán dương : “ Lành thay !

       Các A-Na-Luật ! Lành thay điều này !

          Nhưng hằng ngày các ông sống thật

          Nhiệt tâm, không phóng dật, tinh cần ? ”.

 

         – “ Chúng con thật sự tinh cần  

       Sống không phóng dật, nhiệt tâm làm đầu ”.

 

    – “ Như thế nào sống không phóng dật ?      

          Sống chân thật, nhiệt tâm, tinh cần ? ”.

 

         – “ Bạch Phật ! Chính nhờ tinh thần   

       Tất cả công việc chia phân hằng ngày

          Ai khất thực đủ đầy, về trước

          Thì sắp đặt sẵn nước các phần :

              Nước để uống, nước rửa chân

       Chỗ ngồi thọ thực được phân công bằng

          Dành một bát thức ăn dư bỏ.

          Đồ ăn thừa nếu có nhu cầu

              Muốn ăn thì cứ dùng mau,

       Không ăn thì phải bỏ vào nơi đâu

          Không cỏ xanh hoặc vào giòng nước

          Mà trong nước không có côn trùng.

              Xếp dọn các chỗ ngồi chung

       Cất đi nước uống, nước dùng rửa chân

          Cất cái bát chứa phần tàn thực

          Rồi lập tức quét dọn nhà ăn.

 

              Ai thấy ghè nước uống dần

       Nước nhà cầu, nước rửa chân hết rồi

          Thì người ấy tức thời lo liệu

          Chẳng cần biểu, lấy nước đổ đầy,

              Nếu không đủ sức bằng tay

       Liền ra hiệu người thứ hai giúp mình

          Cùng lo liệu tận tình việc ấy

          Nhưng dù vậy, không gây tiếng ồn.

              Thứ năm trong niềm kính tôn

       Đàm luận đạo pháp ôn tồn cả đêm

          Chúng con sống êm đềm, tinh tấn

          Không phóng dật, kham nhẫn, nhiệt tâm ”.

 

          – “ Lành thay ! Các ông âm thầm  

       Thực hành đời sống nhẫm kham, tinh cần

          Không phóng dật, nhiệt tâm như vậy

          Có chứng lấy được pháp thượng nhân

              Tri kiến thù thắng chánh chân

       Xứng đáng bậc Thánh lạc an hài hòa ? ”.            

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Đúng là như thế

          Sao lại không có thể chứng phần

              Khi không phóng dật, tinh cần,

       Nhiệt tâm, nên đã được phần hào quang

          Cũng như đang hiện khởi sắc pháp.        

          Nhưng hào quang chưa đạt bao lâu

              Biến mất với sắc pháp mau,

       Chúng con không hiểu là sao ? Tướng gì ? ”.

 

    – “ Tướng ấy thì, A-Nu-Rút-Thá !

          Các hành giả cần hiểu sâu xa.

              Này các A-Nậu-Lâu-Đà !

       Trước khi giác ngộ Phật Đà độ tha,

          Khi còn là Bồ-tát như vậy

          Ta nhận thấy hào quang, cùng là

              Các sắc pháp hiện khởi ra

       Nhưng hào quang ấy có mà không lâu

          Biến mất mau với sự hiện khởi

          Của sắc pháp. Do bởi điều này

              Như Lai suy nghĩ như vầy :

      ‘Nhân & duyên gì để mất rày hào quang ?’

          Chắc hoàn toàn nghi-hoặc là cớ   

          Khiến ta lỡ, mất hào quang trên,

              Vì có nghi-hoặc khởi lên

       Định của ta biến diệt, nên lỡ làng.

          Định biến diệt, hào quang biến mất

          Cùng hiện khởi các sắc pháp này,

              Vậy ta phải làm sao đây ?

       Để nghi-hoặc không khởi đầy nơi ta ?

 

          Các A-Nậu-Lâu-Đà ! Ta vẫn

          Không phóng dật, tinh tấn, nhiệt tâm

              Ta lại suy nghĩ thâm trầm :

      ‘Vì không tác ý, định thầm tiêu ma

          Nên nơi Ta, Định bị biến diệt

          Định biến diệt, biến mất hào quang

              Cùng các sắc pháp hiện sang            

       Làm sao nghi-hoặc hoàn toàn tiêu vong,

          Không tác ý cũng không còn nữa

          Không khởi hiện và dựa vào Ta ?

 

              Này các A-Nậu-Lâu-Đà !

       Ta suy nghĩ tiếp : “Chính là nhân & duyên

          Sự hôn trầm thụy miên, sợ hãi

          Nên định lại biến diệt’, như là

              Một người đi trên đường xa

       Bỗng có sát thủ nhảy ra bất thần

          Công kích từ hai phần sau, trước

          Y tái mặt, dựng ngược tóc lông,

              Sợ hãi kinh khủng trong lòng,

       Các A-Na-Luật ! Ta không biếng lười

          Không phóng dật. Ta thời suy nghĩ : 

         ‘Sự sợ hãi đích thị khởi lên,

              Vì có sợ hãi, cho nên

       Định bị biến diệt, mất liền hào quang.

          Cùng các sắc pháp đang hiện khởi,

          Phải làm với thế nào để mà

              Các thứ ấy không khởi ra.

 

       Các A-Na-Luật ! Rồi Ta nghĩ là :

         ‘Sự phấn chấn’ hoặc là ‘dâm ý’

          Cũng dẫn tới Định bị diệt đi.

              Hào quang mất chẳng còn chi

       Cùng các sắc pháp đồng thì hiện ra.

 

          Cũng như là ‘tinh cần quá sức’

          Từ nơi Ta lập tức khởi lên

              Vì tinh cần quá độ, nên

       Định lực biến diệt, mất liền hào quang

          Cùng các sắc pháp đang hiện khởi.

          Ví như, hỡi A-Nú-Rút-Tha !

              Một người sức mạnh bắt, và

       Nắm chặt con chim cáy, mà quá tay

          Khiến chim này chết liền tại chỗ.

 

          Cũng vậy, sự quá độ tinh cần

              Hay quá yếu đuối tinh cần,

       Ví như người ấy đang cầm con chim

          Nắm lỏng lẻo nên chim bay thoát

          Khỏi hai tay không chặt của y.

 

              Rồi Như Lai lại nghĩ suy :

      ‘Ái dục’ & ‘Sai biệt tưởng’ vì khởi lên

          Cùng sắc pháp khởi liền như vậy

          Rồi trạng thái quá chú tâm vào

              Các sắc pháp khởi lên mau

       Nơi ta, cùng sắc pháp nào khởi ra.

          Như vậy, Ta làm sao để chúng

          Sẽ vô dụng, không khởi nơi Ta ?

 

              Này các A-Nú-Rút-Tha !

       Các điều được biết xảy ra âm thầm,

          Là phiền não của tâm như vậy,

          Ta đoạn trừ hết thảy chúng đi.

              Các A-Na-Luật ! Rồi thì

       Ta không phóng dật, hành trì nhiệt tâm,

          Rất tinh cần, hào quang được thấy

          Nhưng không thấy các sắc pháp gì

              Cả đêm cả ngày mọi thì,

       Hoặc thấy sắc, không thấy gì hào quang.

          Ta nghĩ rằng : ‘Do nhân gì vậy ?

          Do duyên gì – chỉ thấy hào quang

              Không thấy sắc pháp hiện sang

       Hoặc là ta chỉ hoàn toàn thấy ra

          Các sắc pháp nhưng mà không thấy

          Hào quang ấy. Về vấn đề này

              Ta đã suy nghĩ như vầy :

      ‘Khi Ta tác ý thấy rày hào quang

          Không tác ý về đằng sắc tướng,

          Chỉ thấy hào quang tướng tức thì

              Mà không thấy sắc pháp gì. 

       Tác ý sắc tướng, không vì hào quang

          Thấy sắc pháp, hào quang chẳng thấy

          Cả đêm ngày, hết thảy mọi thì’.

 

              Rồi Như Lai lại nghĩ suy :

      ‘Hào quang hạn lượng Ta thì thấy ra

          Các sắc pháp có mà hạn lượng &

          Thấy hào quang vô lượng sánh tày

              Sắc pháp vô lượng thấy ngay

       Cả ngày đêm, cả đêm hay cả ngày’.

 

          Vấn đề này, các A-Na-Luật !

          Ta nghĩ : ‘Nhân & duyên thuộc điều trên

              Sao những hiện tượng có nên

       Việc ấy ? Ta suy nghĩ liền như sau :

         ‘Một khi nào Định có hạn lượng,

          Mắt ta có hạn lượng, thấy ra

              Hào quang có hạn lượng, và

       Thấy sắc pháp có hạn lượng, đà trải qua.

          Định của Ta khi không hạn lượng

          Mắt Ta thành vô lượng sâu xa

              Thấy hào quang vô lượng, và

       Sắc pháp vô lượng, thấy qua như vầy,

          Cả đêm, ngày, mọi thời tất cả.           

          Các A-Nú-Rút-Thá ! Khi Ta

              Biết được nghi hoặc chính là

       Một thứ phiền não, phiền hà của tâm

          Thời nghi-hoặc bị tầm tiêu diệt.

          Khi nào biết không tác ý, và

              Hôn trầm thùy miên, cùng là

       Sợ hãi, phấn chấn hay tà ý dâm,

          Khi biết được tinh cần thái quá &

          Tinh cần quá yếu đuối nơi tâm,

              Dục ái, Tưởng sai biệt thầm

       Hay là trạng thái chú tâm quá nhiều

          Đến các sắc pháp đều tích trữ

          Là những thứ phiền não của tâm.

              Được Ta diệt trừ âm thầm.

 

       Các A-Na-Luật ! Ta thầm nghĩ qua :

         ‘Những phiền não tâm Ta đã diệt,

          Nay Ta quyết tu tập hành trì

              Ba loại Định được thực thi.

       Các A-Na-Luật ! Những khi nào mà

          Tu Định có tầm và có tứ,

          Định không tầm có tứ mà thôi.

              Không tầm không tứ định thời.

 

       Ta tu Định có hỷ rồi tiếp nhanh

          Ta thực hành định không có hỷ,

          Tu định chỉ câu hữu lạc ngay,

              Tu định câu hữu Xả này.

 

       Các A-Na-Luật ! Ta rày hành qua

          Tu tập ba loại định hoàn thiện

          Thời tri kiến khởi lên nơi Ta :

             ‘Giải thoát của Ta chính là

       Bất động. Đời sống của ta cuối cùng !

          Và tựu trung không còn sinh lại ”.

 

          Nghe Thế Tôn giảng giải sâu xa

              Tôn-giả A-Nu-Rút-Tha   (1)

       Ba vị tín thọ, thiết tha phụng hành ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*   *

 

( Chấm dứt Kinh số 128 :  TÙY PHIỀN NÃO

–  UPAKKILESA  Sutta )

 

     CÁC CÕI TRONG TAM GIỚI theo Vũ Trụ Quan Phật Giáo :

 

   (*) : Các cõi Trời Dục Giới :

 

       1/ Cõi trời  Tứ Đại Thiên Vương ( Catummahàràjà Deva ) với

          Tứ Thiên Vương :

      2) Cõi trời Đao Lợi ( Tàvatimsà ) còn gọi cõi Tam Thập Tam

         Thiên , và vị Vua trời  Sakka  Deva Indra  ( Đê Thích hay

         Thích Đề Hoàn Nhân ).   

      3/ Cõi trời Yàmà (Dạ Ma) và Vua trời Dạ-Ma: Suyàma.       

      4/ Cõi trời Đâu Suất ( Tusita ) và vị Vua trời Santusita.

      5/ Cõi trời Hóa Lạc Thiên ( Nimmànarati ) và vị Vua trời

          Sunimmita của cõi này .

      6/ Cõi trời Tha Hóa Tự Tại Thiên ( Paranimmitavasavattì ).

         Và vị Vua trời Vasavatti  của cõi này .

 

(*) : Các cõi Trời Sắc Giới :

-  SƠ THIỀN :

1) Trời Phạm Phụ  (Brahmapurohita).      2) Trời Phạm Chúng

   (Brahmapàrisajja bhùmi). 4) Trời Đại Phạm ( Mahàbrahma ).

-  NHỊ THIỀN :

1) Trời Thiểu Quang (Parìttàbha).      2) Trời Vô Lượng Quang

    (Appamàmàbhabhùmi). 3) Trời Quang Âm (Abhassaràbhùmi). 

-  TAM THIỀN :

1) Trời Thiểu Tịnh (Parittasubha).       2) Trời Vô Lượng Tịnh

   (Apramànasubha).       3) Trời Biến Tịnh (Subhakritsna).

- TỨ THIỀN :

1) Trời Quảng Quả (Vehappalàbhùmi).           2) Trời Vô Tưởng

   (Asaññasattabhùmi).       3) Tịnh Cư Thiên (Suddhàvàsa), Tịnh

   Cư Thiên có 5 cõi chỉ dành cho các vị Bất Lai và A-La-Hán:

   a/ Trời Vô Phiền (Avihàbhumi). b/ Trời Vô Nhiệt (Atapàbhùmi).  

   c/ Trời Thiện Kiến (Sudassàbhumi).           d/ Trời Thiện Hiện              

      (Sudassìbhumi).      e/ Trời Sắc Cứu Kính (Akanitthabhùmi).

 

(*) : Các cõi Trời Vô Sắc Giới :

 

1) Không Vô Biên Xứ                      (Àkàsànañcàyatana ).

2) Thức Vô Biên Xứ                        (Viññànañcàyatana ).

3)  Vô Sở Hữu Xứ                           (Àkiñcaññàyatana ).

4)  Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ  (Nevasaññànàsaññàyatana ).

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2024(Xem: 1382)
Tang thương một cõi xé lòng Lệ hoà dòng chảy mênh mang Xót xa vợ đã mất chồng Mắt nhoà linh ảnh khói nhang Tiếng kêu em về ăn bánh Tiếc thương cô giáo gọi trò Lấm lem bùn trên giấy trắng Chơ vơ nước xiết bóng đò
20/09/2024(Xem: 1226)
Bạn ơi, càng nhìn lại càng thấy mình quá diễm phúc Từng đón nhận bao món quà mà tạo hoá ban cho Vượt qua hàng triệu người, về “cái ăn, cái ở”không lo Dù chút thăng trầm, nhưng luôn để… niềm vui, nỗi buồn tan theo gió.
20/09/2024(Xem: 1373)
Tháng tám mưa giăng ngập lối về Nom hình bóng ấy cảm lòng tê Gian nan quẩy gánh bao niềm gởi Khổ cực ươm mầm dặm nghĩa lê Để lại đời sau gương trọng đức Hoài ghi cảnh trước lấy thân kề Bây chừ dáng Mạ còn mô nữa Con cháu xin nguyền sống chẳng chê
20/09/2024(Xem: 986)
Này các con của Mẹ Đang đắm nhiễm lầm than Hãy mau mau thức tỉnh Tay thôi lấm vết chàm. Đời người không vĩnh cửu Sao cứ mãi tranh đua Tham vọng gây tội ác Hơn thua kết oán thù.
18/09/2024(Xem: 1041)
Sức tàn phá của thiên nhiên thật khủng khiếp. Chiến tranh và hận thù giữa con người với nhau đôi khi cũng có thể gây ra những niềm đau đáng tiếc. Nếu trận bão Yagi lưu lại những vết thương trên dải đất quê hương, thì chúng ta cũng cứ hãy dìu nhau trong gió trong mưa… Con người với nhau Thơ : Hoang Phong
18/09/2024(Xem: 1217)
Bà cụ ngồi ôm gối Nhìn khắp nơi vùng đất lở Tay bà chỉ : Hướng trái, vớt được 9 xác người phủ bùn lầy Hướng phải, 2 chân người nhô lên Mắt xa xôi, Cầu mong tìm được xác người Bà không còn nước mắt! Tất cả đã đổ nát! Đằng xa kia người vớt được cánh tay, còn quờ quạng trong đám bùn lầy Chiếc quần Jeans nửa thân người
18/09/2024(Xem: 973)
Có Điều Gì Đất Trời Muốn Nói Mà ta vẫn vô tình chưa hiểu Ôi Katrina Ôi Rita Các nàng đến tự trời cao để bao gia đình khổ đau Đổ nát Và trên những xa lộ thênh thang miền Nam nước Mỹ Tìm về nơi đâu? Trú ẩn phương nào? Những con tim âu lo Vất vưỡng trong đêm tối Mịt mờ
14/09/2024(Xem: 1077)
Hôm nay Thầy giảng về tâm Cái tâm loạn động tối tăm con người Bao nhiêu ác nghiệp trong đời Tích luỹ do bởi ta bơi xuôi dòng Như trâu ngựa hoang ngoài đồng Kéo ta lẩn quẩn trong vòng tử sanh
13/09/2024(Xem: 1190)
Ảo tưởng là cơn mê ngày…rất nguy hiểm Đâu biết rằng: chính tự mỗi con người, phải hoàn bị trôi tròn Trách nhiệm , bổn phận thật chu đáo mỗi ngày hơn Với tất cả tâm thành trong nhân cách, tài năng đích thực! Và động lực xuất phát giá trị sâu xa ấy luôn được tiếp tục !
09/09/2024(Xem: 1174)
Ngày nắng rồi lại ngày mưa Làm sao cho hết những mùa phôi pha Nhân hòa gió thuận triền xa Đầu non gánh nỗi ta bà khói sương Đượm buồn mắt lệ hoài thương Đồng hoang cỏ biếc vô thường chân mây
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]