Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

122. Kinh Đại Không

19/05/202011:31(Xem: 6468)
122. Kinh Đại Không

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com


122. Kinh ĐẠI KHÔNG

( Mahàsunnata sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả              

          Giữa dòng họ Sắc-Dá – Thích-Ca  (1)

              Ca-Tỳ-La-Vệ trú qua

      (Ka-Pi-La-Vát-Thú) là kinh đô  (1)

          Ở tu viện Ni-Rô-Thá đó

         (Tức Ni-Câu-Luật Thọ-Viên môn). (1)

 

              Vào buổi sáng, đức Thế Tôn

       Đắp y mang bát vào trong Thành là

          Ka-Pi-La-Vát-Thú khất thực.

          Sau khi đã khất thực xong rồi 

              Chọn một gốc cây, Ngài ngồi

       Thọ thực trong khoảng ngọ thời, uy nghi.

 

          Trên đường đi trở về trú xứ     

          Đấng Điều Ngự ghé lại nơi nhà

              Của Ka-Lá-Khê-Ma-Ka  (2)

       Cũng thuộc dòng họ Thích-Ca với Ngài.

          Tại nơi này, Thế Tôn nhìn thấy

          Nhiều sàng tọa đặt đấy từ lâu.

              Thế Tôn không hiểu vì sao

       Có nhiều sàng tọa đặt vào nơi đây.

          Ngài nghĩ ngay : ‘Tại sao lại có  

          Nhiều sàng tòa đây đó sắp ra

    _______________________

 

(1) : Kinh đô Kapilavatthu (Ca-Tỳ-La-Vệ) của dòng họ Thích-Ca

      ( Sakya ), có Tu viện Nigrodha (Ni-câu-luật Thọ Viên).

(2) : Một người thuộc họ Thích-Ca tên Kalakhemaka.

 

              Tại nhà của vị Thích-Ca

       Là Ka-Lá-Khê-Ma-La như vầy ?

          Không biết là ở đây quy tụ

          Nhiều Phích-Khú chọn để trú qua ? ”.

 

              Lúc ấy, ngài A-Nan-Đa    

       Cùng nhiều Phích-Khú họp mà làm y

         (Tức là Chi-Va-Ra-Kam-Má)    ( Civarakamma )

          Tại nhà Ga-Ta-Dá Thích-Ca. 

              Thế Tôn vào buổi chiều tà

       Xuất định đứng dậy đi qua đến nhà

         Của ông Ga-Ta-Da Sắc-Dá,            ( Ghataya )

         Ngài ngồi vào chỗ đã soạn riêng 

             Thế Tôn khi đã ngồi yên

       Liền hỏi Tôn-giả nhu hiền A-Nan :

 

     – “ Này A-Nan ! Rất nhiều sàng tọa 

          Tại trú xứ Hiền-giả Thích-Ca

              Tên Ka-Lá-Khê-Ma-Ka

       Không biết Phích-Khú trú là bao nhiêu ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Rất nhiều Phích-Khú

          Đã an trú nơi ấy mọi thì

              Nay thời chúng con làm y ”.

 

 – “ Này A-Nan-Đá ! Một Tỳ-Kheo Tăng

          Không chói sáng nếu hằng thích thú

          Trong hội-chúng quy tụ của mình

              Hân hoan trong hội-chúng mình

       Hoan hỷ trong hội-chúng mình vui tươi.

 

          Trong hội-chúng của người, thích thú.

          Hay Phích-Khú hoan hỷ, vui hòa

              Vui trong hội-chúng người ta,

       Mà được chứng đắc tùy qua ý rằng

          Chứng đắc không khó khăn, mệt nhọc,

          Viễn ly, độc cư lạc, tịnh an,

              Chánh giác lạc – thì hoàn toàn

       Sự kiện như vậy không hằng xảy ra.

 

          Nhưng này A-Nan-Đa ! Ngược lại

          Tỷ Kheo ấy thường sống một mình

              Xa lánh tụ hội linh tinh

       Thời có hy vọng tự mình chứng qua

          Tùy ý mà mình ước muốn đó,

          Chứng đắc không gian khó, mệt nhoài,

              Viễn ly lạc, an tịnh đầy,

       Độc cư lạc – Sự kiện này khả thi. 

 

          Này A-Nan ! Nếu Tỳ-Kheo ấy

          Thích thú mãi hội-chúng của mình,

              Hân hoan trong hội chúng mình.

       Thích thú trong hội chúng tinh của người,

          Trong hội chúng của người hoan hỷ,

          Mà tự nghĩ sẽ chứng đắc toàn

              Với tâm giải thoát, trú an

       Được thoải mái và trải sang hạn kỳ

          Hay không có hạn kỳ, bất động

          Sự kiện giống như vậy thật là

              Không thể nào mà xảy ra.

 

       Lại nữa, này A-Nan-Đa ! Sự tình

          Tỷ Kheo nào một mình an lạc

          Xa lánh các tụ hội linh tinh

              Giữ tâm định tĩnh, an bình

       Thời có hy vọng tự mình chứng qua

          Theo ý mà mình đã muốn đó,     

          Chứng đắc không gian khó, mệt nhoài,

              Viễn ly lạc, an tịnh đầy

       Độc cư lạc – Sự kiện này khả thi.

          A-Nan ! Ta không suy quán thấy

          Sắc pháp nào trong ấy có ra

              Hân hoan, hỷ lạc nào mà

       Chịu sự biến dịch, trải qua đổi dời

          Mà đồng thời không khởi sầu, khổ,

          Ưu, bi, não mọi chỗ bất an.

              A-Nan ! Nhưng sự trú an

       Được Ta giác ngộ hoàn toàn viên thông,

          Tức là sau khi không tác ý

          Với tất cả tướng dĩ ngoài trong

              Chứng đắc, an trú nơi ‘không’.

 

       A-Nan-Đa ! Nếu như trong khi mà

          Ta an trú trong an trú đó

          Nếu mà có Tỷ Kheo hay Ni,  (1)

              Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di,  (1)

       Quốc vương, Thái-tử, các vì Đại quan,

          Hay các hàng ngoại đạo… cả thảy

          Đến yết kiến, khi ấy Ta thì

              Với tâm hướng đến viễn ly 

       Thiên về, chú trọng viễn ly hoàn toàn,

          Độc cư, hoan hỷ trong ly dục

          Khiến đoạn tận về mục pháp đang  

    _____________________________

 

(1) : Bốn Chúng đệ tử của Đức Phật : 2 hạng xuất gia là Tỷ Kheo

    hay Tỳ-Khưu ( Bhikkhu ) và Tỷ-Kheo-Ni ( Bhikkhuni ). 2 chúng

    tại gia cư sĩ là  Upasiko ( Ưu-Bà-Tắc - Cận-sự Nam hay Thiện

    Nam ) và Upasikà ( Ưu-Bà-Di - Cận-sự Nữ hay Tín Nữ). Vì tập

    tục Ấn Độ người Tại Gia thường mặc đồ trắng  nên các Cư-sĩ

    được gọi là hàng Bạch Y  hay người áo trắng ).

 

              Dựa trên lậu hoặc trú an

       Nói lên tại chỗ ấy toàn lời ngay

          Lời thuần túy với đầy khích lệ.

          Do như thế, này A-Nan-Đa !

              Nếu Tỷ Kheo  ước vọng là :

      ‘Khi chứng đạt ‘nội không’, ta trú liền’.

          Tỷ Kheo đó phải chuyên chỉ tịnh,

          Chuyên nhất và an định nội tâm.

 

              Thế nào Tỷ Kheo đạt nhằm

       Chuyên nhất, an định nội tâm như vầy ?

          A-Nan-Đa ! Ở đây Phích-Khú

          Sống ly dục, bất thiện pháp ly,

              Chứng đạt, an trú tức thì

       Sơ Thiền – hỷ lạc do ly dục thành,

          Trạng thái này sẵn dành tầm, tứ.

          Diệt tầm, tứ – chứng, trú Nhị Thiền

              Trạng thái hỷ lạc, an nhiên

       Định sanh, diệt hẳn về duyên tứ, tầm,

          Đạt nội tĩnh nhất tâm. Tiếp đó

          Tỷ Kheo nọ lần lượt chứng qua

              Tam Thiền, Tứ Thiền an hòa.

 

       A-Nan ! Vị Tỷ Kheo mà trải qua

          An chỉ và an tọa, chuyên nhất

          Rồi như thật an định tâm trong,

              Vị ấy tác ý ‘nội không’,  

       Trong khi vị ấy ‘nội không’ nghĩ về

          Tâm không hề thích thú, tin tưởng

          Không an trú, không hướng ‘nội không’

              Sự kiện là thế ! Phải thông

       Biết rằng : ‘Tác ý ‘nội không’ như vầy

          Ta không rày thích thú, tin tưởng,

          Không an trú, không hướng ‘nội không’.

              Vị ấy ý thức rõ thông

       Tiếp tục tác ý ‘ngoại không’ trong lòng

          Tác ý nội & ngoại không, bất động.

          Khi tác ý bất động, vị này

              Tâm không thích thú mảy may

       Cũng không an trú nơi đây hoàn toàn,

          Không tịnh tín, không màng hướng đến 

          Về bất động  – Sự kiện là vầy.

 

              Vị Tỷ Kheo, A-Nan này !

       Biết rằng : ‘Sự tác ý ngay điều là

          Bất động thì tâm ta không thích,

          Không tịnh tín, không trú hướng ngay

              Nội không – Sự kiện là vầy. 

       Vị ấy ý thức điều đây rõ ràng.

 

          Này A-Nan ! Vị ấy cần phải    

          An trú, chuyên nhất vậy, cùng là

              An định nội tâm trải qua

       Trên ‘định tưởng’ đã đề ra trước này.

 

          Rồi vị đây ‘nội không’ tác ý. 

          Khi vị ấy tác ý ‘nội không’

              Tịnh tín, an trú, vừa lòng

       Và tâm hướng đến nội không tức thì 

          A-Nan-Đa ! Sự kiện thì như vậy

          Và vị ấy biết rõ điều đây.

              Rồi tác ý ngoại không này

       Tác ý nội & ngoại không đây nhất tề

          Tác ý về bất động, tự nghĩ

          Khi tác ý bất động như vầy

              Tâm thích thú, tịnh tín đầy

       An trú, hướng bất động ngay dễ dàng

          Và rõ ràng ý thức như vậy.

 

          A-Nan ! Nếu vị ấy trú an     

              Trong sự an trú hoàn toàn

       Tâm vị ấy liền hướng sang kinh hành.

          Vị ấy đi kinh hành và nghĩ :    

         ‘Khi ta đang tịnh chỉ kinh hành  

              Các bất thiện pháp chẳng lành

       Tham, ưu… không có phát sanh, chẳng vào’.

 

          A-Nan ! Tỷ Kheo nào an trú

          Trong an trú, hướng đến đứng yên  

              Hay tâm hướng đến ngồi yên,

       Hoặc tâm vị ấy hướng lên sự nằm.

          Nghĩ rằng : ‘Ta ngồi, nằm, đi, đứng,

          Bốn oai nghi – thời những ưu, tham,    

              Các bất thiện pháp quý, tàm

       Không có chảy đến, không làm phát sinh’.

          Tỷ Kheo đó đinh ninh điều ấy

          Và ý thức như vậy rõ ràng.

 

              Trường hợp khác, này A-Nan !

       Khi an trú trong trú an, vị này

          Tâm hướng ngay đến vấn đề nói,

          Suy nghĩ : ‘Ta không nói chuyện gì

              Thuộc về hạ liệt bần di,

       Phàm phu, đê tiện, không quy kết về,

          Không liên hệ vấn đề Thánh tịch,

          Không liên hệ mục đích yểm ly,

              Ly dục, đoạn diệt tức thì

       An tịnh, thắng trí, giác tri Niết bàn,                

          Biết rõ ràng như Quốc-vương-luận,

          Đạo-tặc-luận, đại-thần-luận, hay

              Quân-luận, bố-úy-luận này

       Chiến-tranh & thực-vật-luận hay những gì

          Ẩm-liệu-luận cùng y-phục-luận,

          Ngọa-cụ & hương-liệu-luận đây

              Hoan-man-luận, thôn-luận này,

       Thân-thích & xa-thừa-luận hay anh-hùng &

          Thị-trấn & đô-thị-luận cùng quốc-độ &

          Nữ-luận đó cùng luận-hạng-trung,

              Thủy-bình-xứ-luận được dùng,

       Tiên-linh & sai-biệt-luận từng nói qua,

          Thế-giới và hải-thuyết-luận nữa

          Hữu-vô-hữu-luận dựa vào đây.

              Ở đây sau trước vị này

       Ý thức như vậy điều đây rõ ràng. 

 

          Này A-Nan ! Với những lời nói

          Thuộc vào loại khắc khổ, mọi thì

              Đưa đến nhất hướng yểm ly,

       Khai tâm, đoạn diệt, an vì ly tham,

          Thắng trí và tịnh thanh giác ngộ

          Hướng Niết-bàn là chỗ tối tôn,

              Như thiểu-dục-luận, và còn

       Tinh-cần & tri-túc-luận – đồng nêu ra

          Giới & định & tuệ & bất-chúng-hội-luận,

          Giải-thoát-luận, độc-cư-luận này,

              Giải-thoát-tri-kiến-luận đây…

 

       Nghĩ : ‘Ta nói các luận ngay như vầy’.

          Chính vị này ý thức rõ vậy.

 

          Còn nếu Tỷ Kheo ấy ở đây

              An trú với an trú này

       Mà tâm vị ấy hưóng ngay suy tầm

          Rồi nghĩ thầm : ‘Đối với các việc

          Suy tầm qua hạ liệt, phàm phu,

              Đê tiện, không thuộc phạm trù

       Bậc Thánh, không liên hệ từ mục tiêu,

          Không đến điều yểm ly, đoạn diệt,

          Không ly tham, không thiệt tịnh an,

              Không thắng trí, ngộ Niết-bàn

       Như dục-tầm, sân-tầm, đang hại-tầm…

          Không suy nghĩ, suy tầm như vậy

          Và vị ấy ý thức rõ ràng.      

 

              Còn điểm khác, này A-Nan ! 

       Năm dục-trưởng-dưỡng sẵn sàng là sao ? 

          Sắc do mắt trước sau nhận thức

          Khả hỷ, thực khả lạc, đáng yêu

              Liên hệ dục, hấp dẫn nhiều.

 

       Tiếng, hương, vị, xúc các điều kể đây 

          Nhân do tai, mũi, lưỡi. Còn xúc

          Là do thân nhận thức sớm chiều

              Khả hỷ, khả lạc, đáng yêu,

       Liên hệ dục, hấp dẫn nhiều người ta,

          Đó chính là năm dục-trưởng-dưỡng.

          Tỷ Kheo cần phải hướng từ đây

              Thường quán sát từ tâm vầy :

      ‘Tâm ta có khởi lên đầy nghĩ suy

          Tâm hành gì với Xứ tương tác

          Xứ này hay xứ khác như vầy

              Của năm dục-trưởng-dưỡng đây ?

       Trong khi quán sát, vị này tuệ tri :  

         ‘Tâm ta thì khởi lên dào dạt

          Tâm hành với xứ khác, xứ này

              Của năm dục-trưởng-dưỡng đây’.

 

       Sự kiện là vậy, vị đây nghĩ vầy :

          Dục, ái này khởi do năm dục

          Chưa một lúc nào ta diệt tan’.

              Vị ấy ý thức rõ ràng.

 

       Nếu Tỷ Kheo trong khi đang tinh cần

          Quán sát phần như vậy, suy nghĩ :

         ‘Trong tâm ta đình chỉ khởi ngay

              Tâm hành với xứ khác & này

       Của năm dục-trưởng-dưỡng đầy hiểm nguy’.

          Vị Tỷ Kheo tuệ tri tiếp tục :

         ‘Dục tham cùng năm dục, với ta

              Đã được đoạn diệt’. Vậy là

       Vị ấy đã ý thức ra rõ ràng.  

 

          Này A-Nan ! Có năm thủ-uẩn

          Tỷ Kheo cần tinh tấn diệt nhanh

              Khi tùy-quán sự diệt sanh

      ‘Đây sắc, sự tập khởi dành sắc đây,

          Đây là sự diệt ngay của sắc.

          Đây là thọ, chấp chặt thọ đây,

              Sự tập khởi của thọ này.

       Đây sự đoạn diệt thọ ngay chẳng chầy.

          Đây là tưởng & hành hay thức-uẩn

          Sự tập khởi các uẩn đêm ngày,

              Sự đoạn diệt các uẩn này…’

       Khi an trú, tùy-quán rày diệt sanh

          Của năm uẩn, nếu sanh ngã mạn

          Khởi vô hạn với năm uẩn đây,                 

              Ngã mạn được đoạn tận ngay,

       Sự kiện là như vậy. Này A-Nan !

          Tỷ Kheo tuệ tri rằng : ‘Phàm có

          Sự ngã mạn nào đó khởi ra

              Với năm thủ-uẩn nơi ta

       Ngã mạn đó đã được ta diệt rồi !’

          Vị ấy thời ý thức rất rõ.

 

          A-Nan ! Những pháp đó hiện tiền

              Thuần nhất, liên hệ Thiện hiền,

       Thuộc bậc Thánh, siêu thế, liền vượt qua

          Ngoài tầm của ác ma, ác quỷ.

          A-Nan-Đa ! Ông nghĩ thế nào ?

              Vì thấy lý do tại sao

       Một Thánh đệ tử mặc dầu trải qua

          Bị hất hủi, nghĩ là xứng đáng

          Để theo bậc viên mãn Đạo Sư ? ”.

 

        – “ Kính bạch Thế Tôn đại từ !

       Với chúng con, pháp Chân-như tịnh lành

          Nương dựa Thế Tôn làm căn bản,

          Muốn Thế Tôn làm lãnh đạo thôi !

              Nương tựa Thế Tôn mọi thời.

       Bạch Thế Tôn ! Thật tuyệt vời, lành thay !

          Nếu Thế Tôn điều này thuyết giảng

          Cho ý nghĩa viên mãn tịnh thanh,

              Sau khi nghe được pháp lành

       Các Tỷ Kheo sẽ phụng hành sâu xa ”.

 

    – “ A-Nan-Đa ! Thật không xứng đáng

          Khi đệ tử cứ bám sát vào 

              Theo một vị Đạo Sư nào

       Nếu vì nghe được trước sau tiến trình

          Giải thích về khế kinh & phúng tụng

          Vì sao ? Cũng trong thời gian dài

              Các pháp được các ông đây

       Nghe, đọc lớn tiếng, đêm ngày nghĩ suy

          Với ý, khéo mọi thì thấu hiểu

          Với chánh trí tiêu biểu như vầy.

              Nhưng mà A-Nan-Đa này !

       Đối với lời nói nào ngay thẳng mà

          Khắc khổ và khai tâm đưa tới

          Nhất hướng viễn ly với ly tham,

              Đoạn diệt, thắng trí, tịnh an

       Đưa đến giác ngộ, Niết-bàn chân như.

 

          Các luận như : thiểu-dục & tri-túc & 

          Độc-cư-luận, bất-chúng-hội này,

              Tinh-cần & giới & định & tuệ đây

       Giải-thoát & giải-thoát-tri-kiến đầy tinh hoa

          A-Nan-Đa ! Do nhân duyên ấy

          Những loại thuyết luận vậy chánh chân

              Đáng cho đệ tử Thanh-văn

       Dầu sao chăng nữa, cũng cần khư khư

          Theo Đạo Sư dầu bị hất hủi

          Sự phiền lụy cho vị Đạo Sư.

              Sự kiện đó, đáng suy tư

       Có sự phiền lụy đến từ nguyên nhân

          Do đệ tử gây phần phiền lụy

          Thời có sự phiền lụy đến nhanh

              Các vị Phạm-hạnh tu hành.

 

       Thế nào là phiền lụy dành Đạo Sư ? 

          A-Nan ! Có Đạo Sư chọn hẳn

          Một trú xứ xa vắng trong rừng,

              Gốc cây, sườn núi chập chùng,

       Bãi tha ma hoặc các từng núi cây

          Ngoài trời hay đống rơm, hang trống…

          Trong khi sống viễn ly như vầy

              Được các thí-chủ đoanh vây

       Bàn-môn, Gia-chủ và đầy thị-dân.

          Được vây bởi thành phần như vậy

          Thời vị ấy khởi lên nhiễm tâm

              Rơi vào dục vọng đọa trầm

       Khởi lên tham ái, âm thầm trở lui

          Đời sống vui, sung túc, vị kỷ…

          Được gọi sự phiền lụy Đạo Sư.

 

              Vì phiền lụy của Đạo-sư

       Ác bất thiện pháp lừ lừ nhiểm nhanh,

          Dẫn đến sự tái sanh đáng sợ,

          Sẽ đưa đến quả khổ lâu dài

              Sanh, già, chết trong tương lai

       Các ác pháp tấn công ngay vị này

          Gọi điều đây Đạo-sư phiền lụy.

 

          Sao là sự phiền lụy của hàng

              Đệ tử vậy ?  Này A-Nan !

       Trường hợp đệ tử của hàng Đạo-sư

          Bắt chước vị Đạo-sư, đến hẳn

          Sống viễn ly, hoang vắng, chênh vênh

             (Như phần đã kể ở trên)

       Được các Gia-chũ tuổi tên, cùng là

          Bàn-môn và thị-dân quy tụ

          Thường vây quanh, tứ sự cúng dàng,

              Vị ấy nhiễm tâm sẵn sàng

       Khởi lên, dục vọng khởi toàn ái tham,   

          Bất thiện pháp ác làm tạp nhiễm

          Dẫn đến điểm khổ cảnh tái sanh

              Đáng sợ hãi, dẫn đến sanh,

       Già, chết. Các pháp chẳng lành tấn công

          Vào vị ấy. Hiểu thông tuần tự

          Phiền lụy của đệ tử như vầy.

 

              Thế nào ? A-Nan-Đa này !

       Là sự phiền lụy đến ngay các vì

          Tu Phạm-hạnh ? Hiện thì sư kiện

          Này A-Nan ! Phương tiện độ đời

              Như Lai xuất hiện ở đời

       Đại A-La-Hán, người trời quy y,

          Chánh Biến Tri, bậc Minh Hạnh Túc,

          Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,

              Vô Thượng Sĩ, Thiên Nhân Sư,

       Thế Tôn, Thiện Thệ, vô dư Phật Đà.

          Ngài lựa trú xứ xa hoang vắng

          Trong rừng thẳm, sườn núi, gốc đa,

              Hang động hay bãi tha ma,

       Ngoài trời, vườn trống hoặc là đống rơm.

 

          Khi Ngài sống chánh chơn như vậy,

          Sống viễn ly tự tại tâm hồn,

              Các Gia-chủ, Ba-la-môn,

       Dân thành thị, người nông thôn mọi thời

          Quy tụ nơi Ngài đang hành đạo,

          Vây quanh nghe thuyết giáo tịnh thanh.

              Tuy được số đông vây quanh

       Nhưng Ngài không khởi chẳng lành nhiễm tâm,

          Không khởi tâm dục vọng, tham ái

          Không lui lại đời sống thế gian     

             (Sung túc nhưng đầy bất an).

       Nhưng vị đệ tử của hàng Đạo-sư

          Bắt chước theo hạnh như Thầy vậy

          Lựa trú xứ ở bãi tha ma,

              Hoặc nơi hoang vắng, rừng xa,

       Sườn núi, hang động hay ra ngoài trời,

          Hoặc tại nơi đống rơm vắng vẻ…

          Được Gia-chủ quyền thế, Bàn-môn

              Dân ở thành thị, nông thôn,

       Vây quanh vị ấy kính tôn cúng dàng.

 

          Được các hàng thế gia trọng vọng,

          Khởi nhiễm tâm, dục vọng rơi vào

              Khởi lên tham ái dâng trào

       Trở lại đời sống dồi dào, bất an.

          Này A-Nan ! Là sự phiền lụy

          Của các vị tu Phạm-hạnh đây.

 

              Vì phiền lụy Phạm-hạnh này

       Ác bất thiện pháp dẫn ngay chẳng lành

          Bị tạp nhiễm, tái sanh đáng sợ

          Đến quả khổ, đến chết, sanh, già,

              Chính trong tương lai không xa

       Các ác pháp tấn công già vị đây.

 

          A-Nan này ! Đó là phiền lụy

          Của các vị tu Phạm hạnh đây !

              Sự phiền lụy các vị này

       Nhiều quả khổ não, như vầy là hơn

          Đối với Chơn Đạo Sư phiền lụy.

          Và phiền lụy của đệ tử vầy

              Có thể dẫn đọa lạc ngay.

 

       Do vậy, A-Nan-Đa này ! Với Ta 

          Hãy đối xử an hòa, thân hữu

          Không với tâm chống cự, nghịch thù,

              Như vậy sẽ được an nhu

       Hạnh phúc an lạc thiên thu vững vàng.

 

          Này A-Nan ! Sao là đệ tử

          Lại đối xử với Đạo-sư mình

              Với tâm thù nghịch, chống kình

       Không tâm thân hữu – bất bình ở đây ?

          A-Nan này ! Vị Đạo-sư đó

          Lòng từ mẫn sẵn có, thuyết minh

              Cho các đệ tử của mình,

       Mong cầu hạnh phúc, an bình đến cho

          Các đệ tử và do từ mẫn

          Đã thuyết dẫn : ‘Hạnh phúc là đây !

              An lạc cho các ông đây !’.

 

       Nhưng các hàng đệ tử này u mê

          Không chịu lóng tai nghe lời dạy,

          Các kẻ ấy hướng khác chú tâm

              Ngược lại, họ đi xa tầm

       Xa lời giảng dạy cao thâm của Thầy.

          A-Nan này ! Là các đệ tử

          Đã đối xử một cách vô minh

              Với vị Đạo-sư của mình

       Tâm thù nghịch, không thân tình tri ân. 

 

          Này A-Nan ! Sao là đệ tử

          Thường đối xử với Đạo-sư mình 

              Không tâm thù nghịch, chống kình

       Khi Đạo-sư giảng tận tình lắng nghe

          Lóng tai nghe, không xu hướng khác,

          Không xa lạc lời dạy của Thầy.    

              Do vậy, A-Nan-Đa này !                      

       Với Ta, hãy đối xử đầy thiện tâm

          Chớ với tâm thù nghịch, bất phục,

          Như vậy là hạnh phúc, duyên may,

              Là sự an lạc lâu dài

       Cho các đệ tử Ta dày dụng công.

 

          Ở đây Ta đã không sách tấn

          Như người thợ gốm vẫn hay dùng

              Với các đồ gốm chưa nung,

       Lời chỉ trích Ta thường dùng ở đây,

          Chỉ trích này đến chỉ trích khác,

          Lời tán thán này, khác dùng đây,

              Chính cái gì là lõi cây

       Sẽ đứng vững mãi, xưa nay còn hoài ”.

 

          Đức Thế Tôn như vầy thuyết giảng

          Pháp Đại Không viên mãn sâu xa

              Vị Tôn-giả A-Nan-Đa

       Hoan hỷ tín thọ Phật Đà kim ngôn ./-  

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*   *

 

( Chấm dứt Kinh số 122 :    ĐẠI  KHÔNG   –

MAHÀSUNNATA  Sutta )

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/01/2024(Xem: 1886)
Vườn thiền tĩnh mịch gió vờn hoa Chuông vẳng bên song lặng ác tà Nghiệp thiện vun trồng cây hạnh nở Đường lành dạo bước lối thiền qua Trăng huyền chiếu sáng trên ao diệu Phật bảo ngời soi dưới tháp ngà Mộng ảo tan dần khơi suối ngọc Trần duyên nghiệp lực bỗng vơi xa!
10/01/2024(Xem: 1756)
Tôi bắt đầu dịch thơ của Thầy Tuệ Sỹ vì khâm phục đức độ và lòng dũng cảm của Thầy. Khi nhận được những góp ý từ những người hâm mộ thơ Thầy là bài dịch của tôi giúp họ hiểu thơ Thầy hơn, thì khi đó tôi mong muốn dịch toàn bộ các bài thơ của Thầy sang tiếng Anh. Cuốn sách này được viết vì cái mong muốn này đã lớn thành cái đam mê. Có dịch thơ của Thầy, tôi mới thấy rất rõ ràng những bài thơ của Thầy là một cống hiến to lớn không chỉ cho văn hóa Việt Nam mà còn cho Phật giáo thế giới. Thầy đã đem Thiền vào thơ bằng ngôn ngữ của một con suối, một hạt cải hay hai kẻ yêu nhau. Sự trừu tượng hóa này khiến cho rất khó hiểu được thơ Thầy. Nhiều bài, tôi phải suy nghĩ cả ngày, đôi khi cả mấy ngày, mới hiểu ẩn ý của Thầy. Công việc này không đam mê không làm được.
09/01/2024(Xem: 776)
Gát chuyện hơn thua giữa thế tình Lòng trong trí sáng chuyển vô minh An yên nhiếp niệm về chân tính Lặng lẽ hồi tâm hướng diệu kinh Lễ Phật quay đầu khơi suối tịnh Tham thiền định ý mở nguồn linh Trần lao vọng tưởng tiêu vong bịnh Thanh thản đêm ngày giũ nhục vinh.
03/01/2024(Xem: 1584)
Nguyệt San Chánh Pháp số 145_tháng 12 năm 2023: Tâm chí nhỏ thì nhìn cuộc đời trong phạm vi trăm năm, thấy mục đích sống trong vòng gia đình, xã hội, tôn giáo, quốc gia. Tâm chí rộng hơn thì hướng đến lợi ích của nhân loại, của thế giới, trong hiện tại và nhiều thập niên hay thế kỷ tương lai.Giới hạn nhỏ, lớn là ở nơi không gian và thời gian. Mục tiêu nhỏ, lớn thì đặt nơi lợi ích của cá nhân hay số đông. Nhưng dù ngắn hạn hay dài hạn, con đường tất yếu của đời sống nhân loại là giáo dục. Con đường của Phật giáo ở cuộc đời này cũng không ngoài lãnh vực giáo dục, thuật ngữ thiền môn gọi là giáo hóa, hóa độ, hoằng pháp.
03/01/2024(Xem: 1838)
Bậc chân tu thực chứng thì bước đi không để lại dấu vết. Có nghĩa là không lưu lại dấu vết hay tì vết gì trong tâm thức và hành xử của mình, như được nói trong kinh “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng” [1]. Tu mà không chấp nơi việc tu của mình mới thật là chân tu; chứng đắc mà không chấp nơi sở đắc của mình mới thật là chứng đắc. Đó là nói sở tri, sở hành, sở chứng của vị ấy trong việc tu tập, hành đạo; chứ trên thực tế, thân giáo và ngữ giáo của bậc tuệ đức để lại vô số kỳ tích và ấn tượng sâu đậm cho những ai được thân cận, học hỏi, thọ pháp. Hòa thượng Tuệ Sỹ là một nhà tu, một con người nhẹ nhàng đi qua cuộc đời như thế.
21/12/2023(Xem: 1490)
Thoắt đã hai năm Thầy về đất Phật Hăm Ba+Hăm Bốn / Mười Hai_ Đại tường Để triêm ân cố Sư Bà viện chủ Cung nghinh Chư Tôn Đức đến Phật đường Giữ mãi trong con về những hình ảnh Đã từng làm thị giả ở bên Thầy Giọng nói tiếng cười như đang bên cạnh Ánh mắt nhìn trìu mến vẫn còn đây...
15/12/2023(Xem: 1778)
Học lịch sử để biết Nhân quá khứ Quả hiện tiền rất thời sự gay go Cứ quây quần tìm giải thoát, tự do Xuôi dòng chảy theo cơ đồ vận nước Và Đạo Pháp thuận theo đời xuôi ngược Lúc Bắc phương vô chiếm được miền Nam Nhiều người vui nhưng lắm kẻ lầm than Bắt Chư Tăng phải nhập trần hoàn tục
14/12/2023(Xem: 1022)
Nắng trải trời thu giữa phố phường Người về ghé lại cảm tình thương Triêm ân đạo cả nào phân được Giữ đức tâm khoan chẳng tính lường Tuổi hạc bình yên vui pháp trưởng Trần đời lặng lẽ sống hiền lương Kinh thâm giảng giải Thầy trao nghĩa Khắp chúng luôn cùng thắm vị hương
03/11/2023(Xem: 1337)
Lâm Tế huân tu ba tát tay Hốt nhiên giác ngộ lạ lùng thay Phá tan kiến chấp vô văn tự Trực chỉ chân tâm thấy biết ngay.
02/11/2023(Xem: 1328)
Nhân khi nghe pháp thoại HT Từ Thông giải thích Hồng danh Đức Phật A Di Đà, con Huệ Hương xin có bài thơ kính tặng Cụ Bà Tâm Thái là hình tượng cho thế hệ trẻ kế tiếp, một kho tàng kinh nghiệm quý báu khi chỉ ra Tuổi già là một hồng ân, là tuổi đạt đến sự tròn đầy của cuộc đời làm người và được làm đệ tử Phật!, dù ở tuổi đại thọ 91, nhưng cụ bà Tâm Thái vẫn tinh tấn niệm Phật mỗi ngày. Xin đa tạ, luật hấp dẫn Vũ trụ hiển hiện ! Phật A Di Đà tên của Vô lượng Quang Chính là ánh sáng vô biên ( không gian ) Còn biểu trưng tên khác …Vô Lượng Thọ Đấy là thời gian vô tận bao trùm lưu bố !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567