TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majjhima Nikàya )
Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tựTUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : [email protected]
1.Kinh PHÁP MÔN CĂN BẢN
( Mùlapariyàya-sutta )
Như vầy tôi nghe :
1.Một thời, Đức Thế Tôn (1)du hóa
Trú tại Úc-Kát-Thá (2) địa phương
Rừng Su-Pha-Ga (2) an tường
Dưới gốc cây Sa-La-vương (3) hoa đầy
Tại nơi đây, Thế Tôn khai thị :
– “ Hãy nghe kỹ, này các Tỷ Kheo ! ”
Chư Tăng tùy thuận, vâng theo
Chăm chú nghe giảng, những điều Thế Tôn
Đề cập về “ Pháp Môn Căn Bản
Tất cả Pháp ”, viên mãn thiên thu.
– “ Các Tỷ Kheo ! Kẻ phàm phu (4)
Ít nghe, không thấy phạm trù Thánh Nhân (5)
___________________________________
(1) : Mười danh hiệu người đời xưng tụng Đức Phật : Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro (Vô Thượng Sĩ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu), Satthàdevamanus-sànam (Thiên Nhân Sư), Buddha (Phật-Đà), Bhagavà (Thế Tôn).
(2) : Tụ lạc Ukkattha , trong rừng Subhaga (Rừng Hạnh phúc ).
(3) : Cây Sala : Loại cây lớn có hoa to bằng nắm tay màu đỏ sẫm
mùi thơm nồng, những cánh hoa xếp tỏa ra như hoa sen, nhụy hoa vươn lên giống nhưđầu rồng nên thường được gọi là Long thọ ( Sa-la long thọ ).
(4) : Kẻ phàm phu : Puttujjana .
(5) : Thánh nhân - Ariyàna ( chỉ chưPhật,, chư vị A-La-Hán …)
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –002
Không thuần thục pháp phần bậc Thánh
Không tu tập pháp Thánh chánh chân.
Không được thấy các Chân Nhân (1)
Không thuần thục pháp Chân-nhân các phần,
Không tu tập Chân-nhân các pháp
Nên tưởng tri (2) sai lạc như vầy :
Cho rằng ‘địa đại’ ở đây
Chỉ là ‘địa đại’ (3); nghĩ ngay đất này.
Lấy [tự ngã ] người này đối chiếu
Với địa đại, y hiểu như nhau
Cho nên người ấy nghĩ mau :
‘Địa đại như vậy thuộc vào của ta’.
Đó chính là ‘dục hỷ địa đại’.
Vì sao vậy ? Ta nói vấn đề
Người ấy rõ ràng không hề
Liễu tri địa đại, mọi bề không thông.
Cũng tương đồng, kẻ này ngu dại
Tưởng tri rằng các đại trên đời
‘Thủy đại là thủy đại’ (4) thôi
‘Hỏa đại là hỏa đại’ (5). - rồi nghĩ ra
Tưởng tri ‘phong đại là phong đại’ (6)
Nghĩ đến vậy về ‘thủy, hỏa, phong’
Nghĩ đến [tự ngã ] bên trong
Đối chiếu với ‘thủy, hỏa, phong đại’ này,
Vì nghĩ đến ở đây [tự ngã ]
Như là ‘phong, thủy, hỏa đại’ mà !
_______________________________
(1) : Chân nhân – Suppurisa ( chỉ chư Độc-giác Phật )
(2) : Tưởng tri : Sannàjànàti ( sự hiểu biết của phàm phu ) .
(3) & (4) & (5) & (6) : TứĐại ( Catudhàtumanasikàra ) gồm Địa,
Thủy, Hỏa, Phong hay Đất, Nước, Lửa, Gió ( Pathavi , Àpo ,
Tejo , Vàya ).
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN * MLH –003
Nghĩ : ‘Các đại là của ta’
‘Dục hỷ thủy đại’ trải qua chẳng chầy.
‘Dục hỷ hỏa đại’ này, tương tự,
‘Dục hỷ phong đại’, cứ biết vầy.
Vì sao vậy ? Ở điều này
Ta nói người ấy chẳng hay biết gì,
Không liễu tri (1) thủy, phong, hỏa đại.
Hoặc tưởng tri Sanh loại (2), chư Thiên (3)
Tưởng tri Hóa Sanh Chủ (4) liền
Phạm Thiên (5) thì biết Phạm Thiên hiện tiền
Tưởng tri Quang Âm Thiên tịnh-xứ
Là tịnh xứ tên Quang Âm Thiên (6)
Hoặc tưởng tri Biến Tịnh Thiên (7)
Cũng chính là Biến Tịnh Thiên một miền
Tưởng tri Quảng Quả Thiên (8), mô tả
Chính là Trời Quảng Quả đặc thù
Tưởng tri về A-Phi-Phu (9)
Là (Thắng Giả) A-Phi-Phu một bề.
_______________________________
(1) : Liễu tri :Parinnà ( hiểu biết trọn vẹn - chỉ sự hiểu biết
của Phật ) . (2) : Sanh loại hay Sinh vật tức Chúng sinh .
(3) :Chư Thiên :Deva. (4) :Sanh Chủ& Hóa Sanh Chủ: Pajàpati.
(5) :Phạm Thiên : Brahmà . Cõi Phạm Thiên : Brahma Kayikà .
(6) : Quang Âm Thiên : Abhassara – là cõi Nhị Thiền , bao
gồm cả cõi Thiểu Quang Thiên ( Parittàbhàbhùmi ) và Vô
Lượng Quang Thiên ( Appamàtàbhàbhùmi ) .
(7) : Biến Tịnh Thiên : Subhakitha – là cõi Tam Thiền, gồm
3 cõi : – Thiểu Tịnh Thiên ( Parittasubhàbhùmi ) .
– Vô Lượng Tịnh Thiên ( Appamànasubhàbhùmi ) .
– Biến Tịnh Thiên ( Subhàkithàbhùmi ) .
(8) : Quảng Quả Thiên : Vehapphalà .
(9) : Thắng Giả – Abhibhù : là tên gọi khác của chúng sinh
cõi Vô Tưởng ( Asannasattabhùmi ) thắng tri Danh Uẩn ,
do vậy được gọi là Thắng Giả .
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN * MLH –004
Tưởng tri về Không-vô-biên-xứ (1)
Là Không-vô-biên-xứ ; chấp trì
Thức-vô-biên-xứ (2) tưởng tri
Là Thức-vô-biên-xứ, vì tư duy.
Hoặc tưởng tri Vô-sở-hữu-xứ (3)
Là Vô-sở-hữu-xứ tức thì.
Tưởng tri Phi-tưởng-phi-phi
Chính là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng (4) mà !
Tưởng tri sở kiến là sở kiến,
Và sở văn là diện sở văn,
Tưởng tri sở-tư-niệm hằng
Là sở-tư-niệm khăng khăng như là !
Về đồng-nhất biết là đồng nhất.
Còn về mặt sai-biệt, tưởng tri
Chính là sai-biệt mọi thì,
Tất cả là tất cả, y hiểu vầy.
Rồi người này tưởng tri nhất định
Niết-bàn chính là Niết-bàn đây.
Tưởng tri Niết-bàn như vầy
Y nghĩ đến Niết-bàn đầy lạc an.
Rồi nghĩ đến việc mang [tự ngã ]
Để đối chiếu cao cả Niết-bàn.
Nghĩ [tự ngã] như Niết-bàn (5).
Người ấy liền nghĩ : ‘Niết-bàn của ta’.
‘Dục hỷ Niết-bàn’ là thế ấy.
_______________________________
(1) : Không Vô Biên Xứ : Akàsànantàyatana .
(2) : Thức Vô Biên Xứ : Vinnànancàyatana .
(3) : Vô Sở Hữu Xứ : Akimcanyàyatana .
(4) : Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ :
Nàvasamjnà – nàsamjnàyatana .
(5) : Niết Bàn : Nibbàna .
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN * MLH –005
Vì sao vậy ? Ta nói rõ ràng :
“ Y không liễu tri Niết-bàn
Phàm phu bao kẻ trải sang như vầy ”.
* * *
Các Tỷ Kheo ! Đoạn rày tam độc
Có Tỷ Kheo hữu học tịnh thanh
Như Phàm Tăng (Thanh tịnh Tăng)
( Hoặc đắc Thánh-quả ba tầng thanh trai
Là Thất Lai (1), Nhất Lai (2) đạo quả
Và Bất Lai (3) đạo quả nghiêm an
Nhưng chưa thành tựu hoàn toàn
Thành bậc Vô Học (4) rỡ ràng thanh cao )
Các vị ấy cần cầu vô thượng
Khỏi khổ ách, an hưởng vui thay !
Thắng tri (5) địa đại điều này
Chính là địa đại , tỏ bày thẳng ngay.
Vì thắng tri như vầy địa đại
Không nghĩ đến địa đại ở đây,
Không nghĩ [tự ngã] điều này
Đối chiếu địa đại trình bày lớp lang.
Không nghĩ so sánh ngang [tự ngã ]
Như là cả địa đại bao la
Không nghĩ : ‘địa đại của ta’.
_______________________________
* Bốn thánh quả Thinh-Văn-Giác :
(1) :Tu-Đà-Hoàn ( Sotàpatti ) hay Dự Lưu quả hoặc Thất Lai quả
( chỉ còn sinh lại thế gian 7 lần).
(2) : Tư-Đà-Hàm ( Sakadàgàmi ) hay Nhất Lai quả (sinh lại 1 lần)
(3) : A-Na-Hàm ( Anàgàmi ) hay Bất Lai quả ( sinh lên cung trời
Tịnh Cư (Suddhàvàsa) để tiếp tục tu và nhập Vô Dư Niết Bàn .
(4) : A-La-Hán ( Araham ) được dịch là Vô Sanh , Vô Học , Ứng
Cúng , sau khi mạng chung sẽ tấn nhập Vô Dư Niết Bàn .
(5) :Thắng tri : Abhijànàti ( hiểu biết cao )
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –006
Không dục hỷ địa đại qua việc này.
Vì sao vậy ? Như Lai nói rõ
Vị ấy có thể được liễu tri
Về địa đại chẳng khó chi.
Cũng vậy, vị ấy thắng tri thuận đồng
Về thủy, hỏa và phong đại tất
Hoặc thắng tri Sanh vật, chư Thiên
Thắng tri Hóa Sanh Chủ liền
Phạm Thiên thì biết Phạm Thiên hiện tiền
Thắng tri Quang Âm Thiên tịnh-xứ
Là tịnh xứ tên Quang Âm Thiên
Hoặc thắng tri Biến Tịnh Thiên
Cũng chính là Biến Tịnh Thiên một miền
Thắng tri Quảng Quả Thiên, mô tả
Chính là Trời Quảng Quả đặc thù
Thắng tri về A-Phi-Phu
Là (Thắng Giả) A-Phi-Phu một bề.
Thắng tri về Không-vô-biên-xứ
Là Không-vô-biên-xứ ; chấp trì
Thức-vô-biên-xứ thắng tri
Là Thức-vô-biên-xứ, vì tư duy.
Hoặc thắng tri Vô-sở-hữu-xứ
Là Vô-sở-hữu-xứ tức thì.
Thắng tri Phi-tưởng-phi-phi
Chính là Phi-tưởng-phi-phi-tưởng mà !
Thắng tri sở kiến là sở kiến,
Và sở văn là diện sở văn,
Thắng tri sở-tư-niệm hằng
Là sở-tư-niệm – các phần kể qua
Về đồng-nhất biết là đồng nhất.
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN * MLH –007
Còn về mặt sai-biệt, thắng tri
Chính là sai-biệt mọi thì,
Tất cả là tất cả, y hiểu vầy.
Rồi vị này thắng tri nghiêm chỉnh
Niết-bàn chính là cõi Niết-bàn.
Thắng tri Niết-bàn như vầy
Vịấy không nghĩ đến ngay Niết-bàn.
Không nghĩ sang vấn đề [tự ngã]
Để đem cả đối chiếu Niết-bàn.
Không nghĩ [tự ngã] – Niết-bàn
Là hai ý niệm hoàn toàn như nhau.
Không nghĩ , không nhắm vào, bám lấy :
‘Niết Bàn ấy của ta’ hoàn toàn.
Và không dục hỷ Niết Bàn.
Vì sao ? Ta nói rõ ràng ởđây :
Vị Tỷ Kheo như vầy có thể
Sẵn sàng để liễu tri Niết Bàn.
* * *
Lại nữa , Tỷ Kheo hoàn toàn
Là A-La-Hán, chứng hàng pháp siêu
Đạt mục tiêu tối cao bậc Thánh
Người xuất gia chân chánh mong cầu
Vô thượng Phạm hạnh cao sâu
Lậu-hoặc đã tận, thanh cao hoàn toàn
Với thắng trí, trú an, chứng đạt
Tâm vịấy an lạc, sáng trong
Dục-lậu, hữu-lậu thoát xong
Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trái oan
Cả gánh nặng đã mang, đặt xuống
Đạt lý tưởng mong muốn hàng đầu
Tận trừ hữu-kiết-sử mau
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –008
Chánh trí giải thoát, trần lao thoát nàn
Hiểu rõ rằng tự thân giải thoát
Sanh đã tận, phạm-hạnh đã thành
Việc cần làm đã thực hành
Sau đời hiện tại, Vô Sanh hiển bày.
Và vị này thắng tri địa đại
Làđịa đại, nguyên tốởđây
Thắng tri địa đại như vầy
Nên không nghĩđến đất này ra sao.
Lại không nghĩ nhắm vào [tự ngã]
Đem đối chiếu với cảđất này.
Không nghĩ [tự ngã ] ởđây
Như làđịa đại, trình bày sánh so.
Không nghĩ do chính phần ‘địa đại
Là của ta’, không phải của ai.
Không dục hỷđịa đại đây.
Vì sao ? Ta nói vị này tự thân
Đã liễu tri về phần địa đại.
Và vịấy tiếp tục thắng tri
Thủy, hỏa, phong đại tức thì
Thắng tri Sanh vật, các vì chư Thiên
Hóa-sanh-chủ, Phạm Thiên vinh hiển
Quang Âm Thiên và Biến Tịnh Thiên
Thắng tri về Quảng Quả Thiên
A-Phi-Phu (Thắng Giả) miền nghiêm uy.
Rồi thắng tri Không Vô Biên Xứ
Là Không Vô Biên Xứ, chẳng sai,
Còn Thức Vô Biên Xứ này
Là Thức-vô-biên-xứ, biết ngay tức thì.
Biết Phi Tưởng Phi Phi Tưỏng Xứ
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –009
Là Tưởng xứ Phi tưởng phi phi.
Vịấy tiếp tục thắng tri
Thuộc vềDanh-pháp đồng thì nơi nơi
Sở-kiến thời thắng tri sở-kiến
Sở-văn, sở-tư-niệm cùng là
Sở-tri, đồng-nhất … biết qua
Cùng với sai-biệt – đều là thắng tri
Rồi tất-cả thắng tri tất-cả
Vị Thánh giả cũng biết rõ ràng
Niết-bàn chính là Niết-bàn
Nên không nghĩđến Niết-bàn minh quang.
Không nghĩđem Niết-bàn tiêu biểu
Đem đối chiếu [tự ngã ] bày ra.
Không nghĩ [tự ngã ] như là
Niết-bàn an lạc ; Không là của ta.
Không dục hỷ Niết-bàn gì cả.
Vì sao vậy ? Thánh giảấy thời
Đã liễu-tri Niết-bàn rồi.
Lại nữa, Thánh giả không rời uy nghi
Hăm bốn điều thắng tri : Sắc pháp
Danh-Sắc pháp, Danh pháp- rõ ràng
Như Niết-bàn là Niết-bàn
Nên không nghĩđến Niết-bàn minh quang.
Không nghĩđem Niết-bàn cao cả
Đem đối chiếu [tự ngã] bày ra,
Không nghĩ [tự ngã] như là
Niết-bàn an lạc ; ‘Không là của ta’.
Không dục hỷ Niết-bàn gì cả.
Vì sao vậy ? Thánh giảấy thì
Không cótham dục, sân, si
Nhờ sân, tham dục và si đoạn trừ.
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –010
Các Tỷ Kheo ! Bậc Như Lai ấy
Chánh Đẳng Giác, vô ngại Phật Đà
Thắng tri địa đại chính là
Địa đại. Do biết sâu xa như vầy
Ngài không nghĩđất này gì cả
Không nghĩđến [tự ngã] đem ra
Đối chiếu địa đại trải qua.
Không so [tự ngã] như làđất đây .
Không nghĩ ngay ‘của ta địa đại’
Không dục hỷđịa đại mảy may
Vì sao vậy ? Ta nói ngay :
Liễu tri địa đại, Như Lai rõ bày.
Từ Như Lai thắng tri địa đại
Rồi tiếp tục Ngài lại thắng tri
Thủy, hỏa, phong đại tức thì
Thắng tri Sanh vật, các vì Chư Thiên
Hóa-sanh-chủ, Phạm Thiên vinh hiển
Quang Âm Thiên và Biến Tịnh Thiên
Thắng tri về Quảng Quả Thiên
A-Phi-Phu (Thắng Giả) miền nghiêm uy.
Rồi thắng tri Không Vô Biên Xứ
Là Không Vô Biên Xứ, chẳng sai
Còn Thức Vô Biên Xứ này
Là Thức-vô-biên-xứ, biết ngay tức thì.
Biết Phi Tưởng Phi Phi Tưỏng Xứ
Là Tưởng xứ Phi tưởng phi phi.
Như Lai tiếp tục thắng tri
Thuộc về Danh-pháp đồng thì nơi nơi
Sở-kiến thời thắng tri sở-kiến
Sở-văn, sở-tư-niệm cùng là
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –011
Sở-tri, đồng-nhất … biết qua
Cùng với sai-biệt – đều là thắng tri
Rồi tất-cả thắng tri tất-cả
Như Lai đãhiểu biết rõ ràng
Niết-bàn chính là Niết-bàn
Nên không nghĩđến Niết-bàn minh quang.
Không nghĩđem Niết-bàn tiêu biểu
Đem đối chiếu [tự ngã] bày ra.
Không nghĩ [tự ngã] như là
Niết-bàn an lạc ; ‘Không là của ta’,
Không dục hỷ Niết-bàn gì cả.
Vì sao vậy ? Ta đã nói rằng :
Như Lai liễu tri Niết-bàn
Này Tỷ Kheo chúng ! Minh quang Phật Đà
Cũng là bậc Đại A-La-Hán
Chánh Đẳng Giác viên mãn toàn tri
Lần lượt Như Lai thắng tri
Tứđại – Sắc Pháp – bốn chi thuộc về
Tám vấn đề thuộc Danh-Sắc Pháp :
Là chúng sinh (sinh vật); Chư Thiên;
Hóa Sanh Chủ và Phạm Thiên
Quang Âm Thiên; Biến Tịnh Thiên; cùng là
Quảng Quả; A-Phi-Phu (Thắng Giả).
Thuộc Danh Pháp – tất cả mười hai :
Không & Thức Vô Biên Xứđây;
Vô Tưởng Hữu Xứ; cõi này thắng tri
Và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ;
Rồi thứ tự : sở kiến; sở văn;
Sở tư niệm (sở xúc) phần
Đồng nhất; sai biệt; và phần sở tri;
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –012
Và tất cả ; những gìđồng - dị
Ngài thắng tri hoàn mỹ, rõ ràng
Rằng Niết-bàn là Niết-bàn,
Ngài không nghĩ đến Niết-bàn mảy may .
Không nghĩđến đem ngay [tự ngã]
Đểđối chiếu với cả Niết-bàn.
Không nghĩ [tự ngã] – Niết-bàn
Giống nhau. Không nghĩ : ‘Niết-bàn của ta’.
Không dục hỷ Niết-bàn tịch tịnh
Vì sao vậy ? Vì chính Như Lai
Biết rằng : Dục hỷởđây
Chính là căn bản sinh rày khổđau,
Do từ Hữu, đưa mau Sanh khởi
Và Già, Chết đến với sinh-loài.
Do vậy, các Tỷ Kheo này !
Ta nói một vị Như Lai Từ Hàng
Đã diệt trừ hoàn toàn các ái
Sự ly tham và lại xả ly
Cùng sựđoạn diệt tức thì
Từ bỏ các ái, hiểm nguy mọi đàng
Đã chân chánh minh quang giác ngộ
Chánh Đẳng Giác, phổđộ viên thông ”.
Lúc ấy, năm trăm Sa-môn
Được Phật khai thị pháp môn nhiệm mầu
Là căn bản, cao sâu, chân thật
Với thiền-chứng tám bậc thuộc về
Xuyên qua hăm bốn vấn đề ,
Năm trăm vịấy vẫn mê mờ hoài.
[ Các vị này trước là Phạm-chí
Lích-Cha-Vi giòng quý, tài ba
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN * MLH –013
Tinh thông ba tạng VệĐà
Xuất gia theo Phật, trải qua hành trì
Sinh kiêu mạn, so bì với Phật :
‘Phật thông hiểu Pháp, Luật huyền vi
Ta cũng hiểu Pháp, Luật ni
Chúng ta và Phật có gì khác nhau ?’.
Không đến hầu Thế Tôn, thính pháp
Tự thành lập hội chúng rất đông
Ngang bằng hội chúng Thế Tôn
Hiu hiu tựđắc bảo tồn tánh kiêu.
Vì năm trăm Tỷ Kheo vừa kể
Đức Thiện Thệđến Úc-Kát-Tha
Rừng Hạnh Phúc (Su-Pha-Ga)
Năm trăm vịấy cùng qua hầu Ngài
Đấng Như Lai uy nghi thuyết giảng
Kinh “ Pháp Môn Căn Bản ” trình bày
Nhưng năm trăm Tỷ Kheo này
Chẳng hiểu một tí, ngồi ngây, ngập ngừng
Lúc đó họ mới thuần tâm ý
Nghĩ Phật-trí tối thắng, mãn viên
Dứt kiêu mạn, trở nên hiền
Như nọc độc rắn được liền rút ra.
Thời gian sau, Phật Đà giảng giải
Cho năm trăm vịấy nghe qua
Bài kinh “ Gô-Ta-Ma-Ka ”
Đều đắc La-Hán, chứng tòa Vô Sinh ].
*
* *
( Chấm dứt Kinh số 1 : PHÁP MÔN CĂN BẢN – MÙLAPARIYÀYA Sutta )
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –014
* CHÚ THÍCH :
Trích : “ Luận Giải Kinh ‘Căn Bản Pháp Môn ’
của Tỷ Kheo CHÁNH MINH ”:
“ . . . Kinh Căn Bản Pháp Môn được Đức Thế Tôn thuyết ra nhằm mục đích nhiếp phục sự ngã mạn của 500 vị Tỷ Kheo .
(Khi duyên lành thuần thục, Ngài thuyết lên bài Kinh Gotamaka, cả 500 vị ấy đều chứng đắc A-La-Hán cùng Tuệ Phân Tích).
500 vị Tỷ Kheo này trước đây là 500 thanh niên Licchavì dòng Bà-La-Môn ở Vesali, tinh thông ba tạng Vệ-Đà. Sau khi xuất gia trong Pháp Phật, đã nhanh chóng học hiểu Pháp & Luật, nên phát sinh kiêu mạn, cho rằng ‘mình ngang bằng với Đức Thế Tôn’. Họ suy nghĩ : “Bậc Chánh Đẳng Giác biết Pháp Luật này, chúng ta cũng biết Pháp Luật này. Như vậy giữa chúng ta và bậc Chánh Đẳng Giác có gì khác nhau ?”. Họ không đi đến hầu Đức Thế Tôn và sống với một hội-chúng ngang bằng với hội-chúng Đức Thế Tôn.
Khi Đức Thế Tôn đến Ukkattha, ngự trong rừng Subhaga
500 Tỷ Kheo này đến hầu Phật , Bậc Đạo Sư thuyết lên Kinh
Căn Bản Pháp Môn và nói lên 8 bậc Thiền-chứng. Họ không
hiểu được một điều gì cả.
Trước kia họ kiêu mạn, cho rằng không một hiền trí nào bằng mình, nay nghe Đức Phật thuyết giảng Kinh mà chẳng hiểu một tí gì, họ suy nghĩ :‘ Đức Thế Tôn nói : Kẻ tưởng tri đất, chấp nhận là đất ; bậc Hữu học, bậc Vô học (A-La-Hán) và Như Lai biết rõ đất nhờ tuệ giác … là sao nhỉ ? Đây là nghĩa gì ? Đây có ý nghĩa như thế nào ?
Trước kia chúng ta hiểu nhanh chóng bất cứ điều gì Đức Thế Tôn thuyết giảng, nhưng giờ đây chúng ta bị bế tắc trước những lời giảng này. Ôi ! Không có ai hiền trí như chư Phật ! Ôi ! Công đức của chư Phật thật tối thắng !’.
Trung Bộ(Tập 1) Kinh 01 :PHÁP MÔN CĂN BẢN* MLH –015
Từ đó trở đi họ không còn kiêu mạn, trở nên hiền lành như con rắn bị rút hết nọc độc.
Về sau, sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng bài pháp Gotamaka, 500 vị Tỷ Kheo nói trên đều đắc A-La-Hán …”.
*
* *
“… Nội dung Kinh ‘Căn Bản Pháp Môn’ nêu lên :
* Bốn hạng người :
1) Kẻ phàm phu ( Putthujjana ) .
2) Thánh Hữu học ( Sekkhà ) .
3) Thánh Lậu Tận A-La-Hán ( Arahamkhitàsava ) .
4) Đấng Như Lai ( Tathàgata ) .
* 24 vấn đề :
a) Đất , nước , lửa , gió ( 4 vấn đề thuộc về Sắc pháp ) .
b) Chúng sinh , Chư Thiên , Phạm Thiên , Sanh Chủ ,
Quang Âm Thiên, Biến Tịnh Thiên, Quảng Quả Thiên,
Thắng Giả ( 8 vấn đề này thuộc pháp nhân chế định
( puggala pannatti ) hay thuộc về Danh – Sắc pháp ) .
c) Bốn tầng Thiền Vô Sắc giới (Không-vô-biên-xứ,Thức
vô-biên-xứ, Vô-sở-hữu-xứ, Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-
xứ) , sở kiến , sở văn , sở xúc , sở tri , đồng nhất , sai
biệt , tưởng tri tất cả (đồng, dị ), tưởng tri Niết-bàn
( 12 vấn đề thuộc Danh pháp ) .
Năm tiêu đề từ Phạm Thiên đến Thắng Giả (Abhibhu )
là nói lên 4 bậc Thiền-chứng ( từ Sơ thiền đến Tứ thiền ).
Ba tầng Thiền đầu, Đức Thế Tôn đều nêu lên vị Phạm-chủ
Chúa tể . Tầng Tứ Thiền, Ngài nêu lên vị Phạm-chủ của phàm phu là Quảng Quả Thiên , đồng thời đề cập đến Vô
Tưởng Thiên . (Mỗi giai đoạn Thiền-chứng đều nẩy sinh
mạn , kiến và ái …”.
( Luận giải Kinh CBPM của Tỷ Kheo Chánh Minh )
Gửi ý kiến của bạn