Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cúng Cháo (thơ)

28/07/201818:50(Xem: 7067)
Cúng Cháo (thơ)

tieu dien 2

CÚNG CHÁO



Phổ thơ từ bài viết
"Cúng Cháo"
của TT Thích Nguyên Tạng




1- Mùa An Cư năm nay cúng cháo,
Thầy phân công chỉ bảo rõ rành
(sadi) Viên Từ, Minh Hạnh đồng hành
Cúng cháo thí thực, lo nhanh buổi chiều.
Lòng thắc mắc của nhiều Phật tử.
Cúng cơm đi, sao cứ cháo hoài
Dọn lên món khác đổi thay
Thức ăn sẵn có, cơm chay đủ đầy..
Lời giải thích sau đây cho biết
Các lễ nghi đặc biệt từ xưa
Nghi thức Phật Giáo Đại Thừa
Cứu giúp quỷ đói, bị đưa đọa đày
Có từ khi Như Lai tại thế
Căn cứ vào chuyện kể trong kinh
Canh ba quỷ đói hiện hình
Trước mặt Tôn Giả A Nan đang thiền.
Thân tiều tụy diện nhiên xấu xí
Cần cổ thời nhỏ tựa cây kim
Miệng phun ra lửa liên miên
Lưỡi dài khỏi miệng, nhìn liền khiếp kinh.
Quỷ bước tới báo tin Ngài biết
Ba hôm sau số hết đến nơi
Chết làm quỷ đói chơi vơi
Lang thang đây đó muôn đời khổ đau.
Nghe quỷ nói, liền mau hỏi cách
Làm thế nào? Hãy mách bảo ngay
Đồ ăn thức uống. Sáng mai
Bố thí quỷ đói liền tay tức thời
Hãy hồi hướng cho loài quỷ đói
Giúp tiêu tan, thoát khỏi ngục trần
Cúng dường Tam Bảo phát tâm
Tuổi thọ ông mới được tăng thêm nhiều
Vừa nghe qua những điều kinh hãi
Ngài A Nan kể lại Phật nghe
Xin Phật cứu giúp chở che
Thoát khỏi quỷ đói đang đe dọa mình
Phật nghe nói khai kinh dạy bảo
Chớ âu lo áo não làm gì
Ta đây thọ pháp (Đà) La Ni
Chân ngôn biến thực chú trì truyền ngươi,
Trì niệm chú đến thời bảy biến
Một món ăn sẽ khiến nhiều ra
Thực phẩm Cam Lồ đậm đà
Các loài sẽ được thọ qua đủ đầy...
Pháp cứu độ truyền ngay Trung Quốc
Rồi từ đó đến đất Việt Nam
Huyền Tôn Hòa Thượng phát tâm
Chuyển sang Việt ngữ kinh âm để đời
Kinh diễn giải sáng ngời bút pháp
Bản dịch câu tuyệt tác văn phong
Rõ ràng từng chữ từng dòng
Cảm giác người đọc, văn phong Việt từ.
Đã phát hành kinh thư rộng rãi
Bản Hán văn chuyển cải Việt ngôn
Chuẩn tế thí thực cô hồn
Lưu danh công đức (HT.) Huyền Tôn muôn đời.

Ho Phap va Tieu Dien Bo Tat
2 - Án tôn thượng thờ Ngài Bồ Tát
Để biểu trưng Hộ Pháp Già Lam
Tiêu Diện Đại Sĩ (tên) Việt Nam
Ông Tiêu thường gọi dân gian trong chùa ..
Trong kinh sử tôi chưa tìm tới
Chỉ nghe qua giai thoại của Ngài
Tôi xin kể lại sau đây
Câu chuyện nghe được những ngày còn thơ.
Cha mất sớm bấy giờ bảy tuổi
Thường lân la gần gũi bên ông (ông nội)
Nội tôi tiếng Pháp tinh thông
Chuyện xưa thuật lại, lời ông rõ rành
Ba năm lính khố xanh bên Pháp
Về lại quê sum họp gia đình
Cuối đời ông được bào huynh (TT Thích Tâm Phương)
Hướng dẫn nẻo đến, duyên lành Quy Y
Chùa Long Sơn, Trụ trì Thích Trí (Nghiêm)
Ban pháp danh Cư Sĩ Nguyên Trường
Ông về Lạc cảnh quê hương (1986)
(HT Thích Trí Nghiêm) chứng minh tang lễ, dâng hương nguyện cầu
Nhờ ông đã gieo sâu tâm khảm
Tâm Bồ Đề ươm bám tuổi thơ
Con đường chánh pháp ước mơ
Trọn đời theo Phật về bờ tĩnh không...
Chùa An Dưỡng theo ông lễ Phật
Đến nơi đây nhìn rất trang nghiêm
Bên trái cửa tự trước hiên
Tôn tượng Tiêu Diện cảnh thiền uy nghi
Tượng đối diện lối đi, chú ý
Khuôn mặt Ngài Đại Sĩ dữ dằn
Mắt tròn trợn ngược hung hăng
Lưỡi thòng đến ngực cặp răng nanh dài
Chiếc sừng nhọn cắm ngay giữa trán
Hai sừng kia mọc ngang đỉnh đầu
Đứng nhìn tôn tượng thật lâu
Trong lòng thắc mắc, ngẩng đầu hỏi Ông:
Sao cái lưỡi lại không giữa miệng
Cụ kể rằng câu chuyện như sau:
Ngôi miếu cất trên đồi cao
Có con quỷ dữ ẩn vào nơi đây
Mỗi buổi sáng thường hay xuống tới
Chặn ngõ đi bắt người để ăn
Xương cao thành đống ngổn ngang
Người người khiếp sợ vội vàng lìa xa
Bàn thờ vôi lập ra cầu đạo
Xin Phật Trời thấu đáo giúp nguy
Một sáng xảy đến diệu kỳ
Bà lão xách giỏ đang đi qua đàng
Quỷ vội vã nhảy ngang ra bắt
Bà cụ liền biến mất lìa xa
Chỉ trong phút chốc Phật Bà
Quan Âm Bồ Tát, hiện ra tức thời
Liền bước tới bóp nơi cổ quỷ
Nâng lên cao lưỡi bị lè dài
Bồ Tát cảnh báo quỷ ngay
Không được ăn thịt, từ nay về chùa,
Lo tu tập sớm trưa nương náu
Để mỗi chiều cúng cháo cho ăn
Bồ Tát khuyên nhủ bảo rằng
Nhiệm vụ giao phó siêng năng lẹ làng
Thống lĩnh hết quỷ đang vất vưởng
Đưa về chùa hồi hướng nghe kinh
Sớm mau thoát hóa siêu linh
Lìa khỏi cảnh đọa khổ hình - siêu thăng.

chao cung co hon
3 - Nay tìm thấy nguồn căn thật rõ,
Hòa Thượng Huyền Tôn đã có bản kinh..
(Diện Nhiên Đại Sĩ, Bồ Tát Hóa
Thân, Tiêu sơn hạ hiện chơn
Hình, Kình phá thiết vi thành,
Đới lãnh cô hồn, Bảo mãn tận
Siêu thăng)..
Quan Âm Tiêu Diện hai hình
Hóa thân là để độ sinh cô hồn
Giúp quỷ đói không còn tạo ác
Lòng từ bi Bồ Tát Quan Âm
Đưa loài quỷ đói lạc lầm
Về chùa no đủ, kinh âm thoát đày.
Thêm vài chuyện thường ngày nghe kể.
(HT) Thanh Bình mới về Trụ T
Bận rộn việc chùa quên đi
Cúng cháo thí thực thường khi buổi chiều
Tối hôm đó nghe nhiều tiếng động
Các cô hồn nhanh chóng hiện ra
Bụng đói đập cửa hét la
Cho xin chén cháo ăn qua lót lòng
Ngài thức dậy rời phòng nấu cháo
Đem cúng lên, chu đáo trong đêm...
Còn vài câu chuyện kể thêm
Trụ Trì quên cúng, nửa đêm cô hồn,
Khiêng xuống đất trong cơn say ngủ
Lục lạo đồ trong tủ bếp ăn...
Cúng cháo công việc thường hằng
Của người tu sĩ ngàn năm lưu truyền
Người đang sống, không quên người mất
Mà từ xưa Đức Phật dạy khuyên
Oan hồn vất vưởng đắm chìm
Trong cơn đói khát không tìm được nơi
Giúp vong linh xa rời đày đọa,
Trở về chùa chuyển hóa dần dà
Sau nầy (chư) Tổ Đức Trung Hoa
Soạn thành Diệm Khẩu, Du Già Khoa Nghi.
(Du Già Diệm Khẩu Thí Thực
Khoa Nghi)
Để cúng thí đàn trai chẩn tế
Thí thực vào Đại lễ Vu Lan
"Làm Chay và Chạy Kinh Đàn"
Cầu siêu xá tội vong nhân qua đời
Lễ cúng thí lượng thời bảy tiếng
Vật cúng xong ri liệng khắp nơi
Trẻ em giành lấy vật rơi
Tin rằng, chú nguyện những lời linh thiêng
Nét văn hóa lưu truyền mãi mãi
Chùa (PG) Đại Thừa giữ lại ngàn năm
Cúng cháo thể hiện từ tâm
Pháp hành Phật dạy - xa xăm mãi còn.


Nam Mô A Di Đà Phật
Bến Tre 28-7-2018
Quảng Pháp Ngôn


http://vncphathoc.com/bai-nghien-cuu/nghi-thuc-cung-chao-co-tu-bao-gio
https://quangduc.com/a28437/tuyen-tap-thich-nguyen-tang



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2024(Xem: 1747)
Nguyễn Bá Chung cùng quê hương đại thi hào Nguyễn Trãi. Một sớm tinh mơ nào, vào cuối thu 1949, nhà thơ mở mắt chào đời nơi vùng quê Định Giàng, Đại Đức, cách chân núi Chí Linh, Hải Dương một đường chim bay. Khoảng giữa năm 1954, mới vừa 6 tuổi đã vội vã chạy theo cha mẹ di cư vào Sài Gòn. Bản chất thông minh, học hành quá xuất sắc, nên được Đại học Brandeis cấp học bổng du học tự túc Hoa Kỳ (1971) và sống định cư luôn bên Mỹ, từ đó cho đến bây giờ.
30/09/2024(Xem: 1310)
Dưới cái nhìn trí tuệ trong thời đại mới. Người Phật Tử phải thể hiện được… Bát Chánh Đạo trong sự sống! Dùng pháp chăn trâu mang Đạo Phật vào đời Tư duy đa chiều theo khoa học sẽ rạng ngời (1) Bằng thể hiện phương thức phù hợp xã hội phát triển!
28/09/2024(Xem: 1036)
Quán Âm đứng giữa trời thanh Tay bình tịnh thủy tay nhành liễu xanh Nhìn đời qua ánh mắt lành Bằng tâm Bồ Tát chúng sanh không rời. Mẹ ơi! Đứng từ bao giờ Người đời qua lại vui cười thản nhiên Biết đâu rằng khí linh thiêng Từ vô lượng kiếp hiện tiền nơi đây
27/09/2024(Xem: 1200)
Phật Pháp là cứu cánh Với mỗi một chúng ta, Để sống thiện, hữu ích, Hạnh phúc và an hòa. Khi thấm nhuần Phật Pháp, Hiểu cái khổ chúng sinh, Ta sống có ý nghĩa, Với đời và với mình.
27/09/2024(Xem: 1012)
Hôm nay con vào nghe Ni Sư Tâm Vân giảng Những Người Mẹ Vĩ Đại Sư nhắc Mẹ Tâm Thái Khi Sư qua bên Mỹ Để gieo mầm Phật Pháp Mẹ chia tay dặn Sư: Con gái yêu của Mẹ, con làm con của Mẹ Chỉ được mười mấy năm Duyên của Mẹ cùng con Bây giờ con ra đi Trên con đường của con,
25/09/2024(Xem: 872)
Đạo Phật ngày nay lắm nhiễu nhương Giới luật lỏng lẻo thiếu kỷ cương Lạm dụng phương tiện sai chánh pháp Khiến đạo vàng dở dở ương ương. Xuất gia không còn đúng lý nghĩa Thế gia, phiền não, tam giới gia Tục gia không còn xuất ra được Mong gì được tự tại an nhiên.
25/09/2024(Xem: 4136)
Con vừa ghi lại buổi pháp thoại Thầy thuyết giảng về "Đại Sư Thiếu Khang, vị Tổ thứ 5 của Tịnh Độ Tông Trung Hoa", con kính gửi Thầy xem và chỉnh sửa thêm trước khi online. Con kính cám ơn Thầy cho phép con phiên tả, vì đây là cơ hội để con chú tâm để hiểu ít nhiều về Phật pháp thêm vào vốn liếng giáo lý quá ít ỏi của con. Bạch Thầy, con chợt nhận ra rằng, Thầy đã dùng phương tiện này để dẫn dắt con, thay vì như Tổ Thiếu Khang cho tiền để trẻ niệm A Di Đà, Thầy đã khéo léo bảo con tường thuật để cột tâm con vào một mối không đi lang thang như khi ngồi nghe giảng hay tụng kinh. Con kính tri ân Thầy.
24/09/2024(Xem: 1341)
Muốn được phước phải có đức và ngược lại ! Đức trong đạo Phật gồm ngủ giới và thập thiện nên làm. Giá trị sống sẽ đổi thay theo thời gian Khi đã trang bị cho mình, những đức hạnh căn bản! Bao gồm sự nỗ lực, cần kiệm tinh thần trách nhiệm can đảm!
24/09/2024(Xem: 1570)
Chín sáu tuổi rồi chửa thấy già Không quên không lẫn mắt chưa lòa Yêu đời luôn thích ngâm thi phú Mến Đạo thường hay tụng sám ca Chí quyết tu hành luôn biết đủ Nếp nhà thanh tịnh chẳng xa hoa Nguyện tu giải thoát dòng sanh tử Tịnh Độ đường về đâu có xa.
20/09/2024(Xem: 1181)
Ngũ Tổ Thiếu Khang tạo thiện duyên Độ hàng thơ ấu hạnh cần chuyên Một đồng một niệm trì danh Phật Ba độc ba đường thoát khổ liền Nhàm chán Ta bà lìa dính mắc Hân sanh Tịnh độ đến uyên nguyên Nhất tâm miên mật thường tinh tấn Khuyến tấn hàm linh Pháp rộng tuyên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]