Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 11

17/04/201312:13(Xem: 10268)
Phần 11

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

PHẦN THỨ MƯỜI MỘT

SÁU THỨC TRƯỚC

ĐOẠN I

TƯỚNG NĂNG-BIẾN THỨ BA

Hỏi :

- Tướng năng-biến thứ ba thế nào ?

Đáp : (bài tụng)

1)Thức năng-biến thứ ba, có 6 thức khác nhau.

2)Phân-biệt cảnh (liễu-cảnh) làm tính tướng.

3)Thức này nhiếp về thiện và vô-ký.

ĐOẠN II

SÁU THỨC : LIỄU-CẢNH

Sau cái thức năng-biến tư-lương, nên nói về hành-tướng của thức năng-biến liễu-cảnh.

Thức này có sáu thứ khác nhau, bởi vì theo căn cảnh khác nhau.

Có thể theo căn đặt tên: nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý.

Có thể theo cảnh đặt tên: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

“Thức” nghĩa là phân-biệt, biết 6 cảnh.

Năm thức trên mỗi thức chỉ biết riêng từng thứ. Mắt biết phạm-vi của mắt. Tai của tai. Ý-thức biết cả sáu thứ.

Đó là nói về chúng-sinh chưa chứng, chưa tự-tại. Nếu được tự-tại, một căn dùng cho sáu, mắt nghe, ngửi được.


ĐOẠN III

NHIẾP VỀ BA TÍNH

Hỏi:

-Sáu chuyển-thức ấy nhiếp về tính nào ?

Đáp :

- Nhiếp về thiện, bất-thiện cu-phi

1)Cu-phi vô-ký, chẳng phải thiện và bất-thiện.

2)Thiện: Có thể làm lợi-ích trong đời này và đời khác.

3)Ác: Có thể làm vi-tổn (hại) đời này và đời khác.

*

**

ĐOẠN IV

TÂM-SỞ

Hỏi :

Sáu thức với mấy thứ tâm-sở tương-ưng ?

Đáp : (bài tụng)

Đây, các tâm-sở

1)Biến-hành.

2)Biệt-cảnh.

3)Thiện.

4)Phiên-não.

5)Tùy-phiền-não.

6)Bắt-định.

Đều tương-ưng với ba thứ thụ.

Giả-thích :

- Sáu chuyển thức này chung với 6 loại tâm-sở tương-ưng.

Tâm-sở : hằng nương theo tâm mà khởi1, với tâm tương-ưng2, hệ-thuộc nơi tâm. Như vật thuộc về ta, đặt tên là ngã-sở.

image001(1) Tâm khởi nó khởi.

(2) Tâm ưng gì, nó ưng nấy.

Tâm đối với cảnh sở-duyên, chỉ lấy tướng-chung.

Tâm-sở lấy tướng riêng với cảnh1.

Ví-như thầy trò thợ vẽ, thầy phóng kiễu, trò tô mầu.

Khi chứng-quả : Khi tu-chứng, đã được tự-tại, chỉ với hỷ-lạc và xả2? Vì Phật đã đoạn ưu và khổ.

ĐOẠN V

BIỆT-CẢNH TÂM-SỞ.

Hỏi:

-Trước đã lược nói sáu loại tâm-sở, nay nên nói rỏ tướng khác nhau của chúng.

-Hai loại đầu, tướng ấy thế nào?

Đáp:

Loại đầu biên-hành: xúc v.v.

Loại sau biệt-cảnh là: dục, thắng giải, niệm, định, tuệ.

Sở-duyên sự chẳng đồng.

Giải:

Trong sáu loại, loại đầu là biến-hành tâm-sở (xúc…) trước đã nói.

Sau là biệt-cảnh tâm-sở, là từ dục cho đến tuệ. Việc duyên cảnh của biệt-hành không đồng nhau.

BIẾN HÀNH TÂM-SỞ

Tâm-sở này đi khắp tất cả:

1) Đi khắp tất cả thời-gian (quá-khứ, hiện-tại, vị-lai) .

2) Đi khắp tất cả không-gian (ba cõi v.v…).

3) Đi khắp tất cả tính (thiện, ác, vô ký).

4) Đi khắp tất cả thức (tám thức).

image001(1) Phân-biệt, chia-chẻ.

(2) Bình-thường.


BIỆT-CẢNH TÂM-SỞ.

Tâm-sở này có 5 thứ, mỗi thứ duyên một cảnh khác nhau. Năm thứ là:

1)DỤC: Đối với cảnh ưa thích, trông monglàm tính, siêng-năng1, nương nơi đó làm nghiệp.

2)THẮNG-GIẢI: Biết rõ ràng, chắc chắn, không thay đổi, thật quyết định.

3)NIỆM: Đối với cảnh đã từng tập2, khiến cho tâm rõ ràng ghi nhớ chẳng quên làm tính. Định nương làm nghiệp.

4)ĐỊNH: Đối với cảnh sở quán, khiến tâm chuyên chú, chẳng tản làm tính. Trí nương làm nghiệp.

5)TUỆ: Đối với cảnh sở quán, lựa chọn3, làm tính, đọan nghi làm nghiệp.

*

* *

Hỏi:

-Năm thứ biệt-cảnh này nhiếpvề thứ thụ nào?

Đáp:

-Dục nhiếp 3 món: hỷ, lạc và xả, trừ "ưu" và khổ thụ ra. Vì 2 cảnh sau chẳng phải sở lạc (ưa thích).

-Còn 4 thứ kia thông cả 4, chỉ trừ khổ-thụ.

image001(1) Muốn làm.Siêng năng trái vói lười.

(2) Học-tập ghi-nhớ.

(3) Suy-xét.


ĐOẠN VI

THIỆN TÂM-SỞ

Hỏi:

-Thiện tâm sở, tướng ấy thế nào?

Đáp: (Bài tụng)

-Thiện là: Tín, tàm, quý, vô tham, vô sân-vô si, cần, an, bất phóng dật, hành xả, bất hại.

*

* *

1)TÍN: tin. Đối với "thật, đức và năng1" rất nhẫn-thụ ưa-muốn, tâm tịnh làm tính, đối-trị bất tín, lạc thiệu làm nghiệp.

2)TÀM: Biết xấu hổ, thẹn. Kính-trọng hiền thiện làm tính. Đối-trị vô-tàm. Ngăn-dứt các ác-hạnh làm nghiệp. (Thẹn với mình).

3)QUÝ: Thẹn với thế-gian (với người). Khinh chống bạo ác làm tính. Đối-trị vô-quý. Ngăn dứt cái ác làm nghiệp.

4)VÔ-THAM: Không tham. Không tham-đắm2cái sướng ở cõi làm tính. Đối-trị tham-đắm. Làm lành làm nghiệp.

5)VÔ-SÂN: Không nóng-giận. Đối với cái khổ và nhân khổ3, không giận làm tính. Đối-trị cái giận dữ. Làm lành làm nghiệp.

6)VÔ-SI: Không ngu-si. Đối với sự lý, hiểu biết rõ ràng làm tính. Đối-trị với ngu si4. Làm lành làm nghiệp.

7)CẦN: Tinh tiến. Đối với trong phẩm thiện ác, về sự tu5và đoạn6, mạnh mẽ làm tính. Đối-trị với lười biếng. Mãn thiện7làm nghiệp.

8)AN: Khinh-an8. Xa lìa cái thô trọng9. Thân tâm thư thái. Kham-nhiệm10làm tính. Đối-trị hôn trầm. Chuyển-y11làm nghiệp.

image001(1) Tin sức mình làm được. Sự thật, đức-hạnh, tài năng.

(2) Thèm.

(3) Phiền-não.

(4) Lấy trái làm phải, lấy phải làm trái.

(5) nuôi lớn thiện.

(6) Dứt trừ ngay từ lúc khởi mầm, đều ác.

(7) Đầy nghiệp làm.

(8) Yên-ổn, nhẹ-nhàng.

(9) Thô, năng-nề.

(10) Làm gì cũng được.

(11) Cái tối, chìm, năng-nề, chuyển lại

9)BẤT PHÓNG-DẬT: Không bị buông lung, bị lôi kéo. Tinh-tiến và vô-tham, vô-sân, vô-si, đoạn ác và dứt mầm ác làm tính. Đối-trị buông-lung. Đầy đủ tất cả sự lành thế gian và xuất thế gian làm nghiệp.

10)HÀNH-XẢ: Làm mà không tham-đắm, không để tâm. Tinh-tiến ba căn1, khiến tâm bình-đẳng chính-trực2. Không công-dụng3làm tính. Đối-trị với cố-chấp. Yên-ổn, bằng-phẳng làm nghiệp.

11)BẤT HẠI: Không làm hại. Không làm tổn hại chúng hữu tình. Không giận làm tính. Đối-trị với hại. Thương người làm nghiệp.

ĐOẠN VII

PHIỀN-NÃO

Hỏi:

-Phiền-não tâm-sở, tướng ấy thế nào?

Đáp:(Bài tụng)

-Tham, sân, si, mạn, nghi, ác-kiến: Sáu thứ, tính chúng nhiếp về căn-bản4phiền-não.

*

* *

1)THAM: Tham-đắm. Đối với ba cõi5và thân6, nhiễm-đắm làm tính. Có thể chướng cái tâm vô-tham. Sinh khổ làm nghiệp. Vì tham ái mới lấy thân ngũ-uẩn, thụ-sinh.

2)SÂN: Nóng giận. Đối với khổ và các nhân khổ, thêm cái giận làm tính. Có thể chướng cái tâm vô-sân. Không an-ổn. Hạnh ác nương-dựa làm nghiệp. Giận khiến thân-tâm nóng-nảy, khởi các ác-nghiệp và cái tính-cách bất-thiện.

3)SI: Ngu tối. Đối với các sự-lý mù mờ7làm tính. Có thể chướng ngại vô si. Tất cả các tạp nhiễm nương-dựa làm nghiệp. Bởi vô-minh khởi ra nghi, tà kiến8, các nghiệp phiền-não. Có thể chiêu-cảm các pháp tạp-nhiễm về các đời sau.

image001(1) Vô-tham, vô-sân, vô-si.

(2) Hể đắm thì không chín, thẳng (thiên-lệt).

(3) Tự-nhiên thành sự, làm đựoc nhẹ nhàng, dể dàng.

(4) Cội gốc.

(5) Như cảnh sướng ở cõi dục. Còn cõi sắc và vô-sắc: tham cảnh-giới cõi đó.

(6) Kiết-sử.Nguyên nhân ràng buộc.

(7) Không biết phải trái, chân vọng.

(8) Thấy bất-chính.

4)MẠN: Kiêu-ngạo. Ỷ mình1đối với người khác. Nâng cao mình lên làm tính. Có thể chướng-ngại cái bất mạn. Sinh-khổ làm nghiệp. Tâm chẳng khiêm-hạ, bởi vậy sinh-tử luân-chuyển, chịu các khổ.

5)NGHI: Nghi-ngờ. Đối với chân lý, do dự làm tính. Có thể chướng-ngại thiện-phẩm bất nghi làm nghiệp. Dụ-dự thì nghiệp lành không sinh.

6)ÁC-KIẾN: Thấy sai. Đối với chân-lý điên-đảo đo-lường2nhiễm-tuệ3làm tính. Có thể chướng với thiện-kiến. Rước khổ làm nghiệp. Ác-kiến phần nhiều bị khổ.

*

* *

THỨC: Sáu thứ này tương-ưng với thức nào:

-Tạng-thức hoàn-toàn không có. Mạt-na có 4 thứ. Ý-thức đủ 10 thứ. Năm thức chỉ có 3 thứ: tham, sân, si.

THỤ: Mười thứ này tương-ưng với thụ nào:

-Với 5 thứ thụ, tham-sân-si 3 thứ cu-sinh và phân-biệt, đều tương-ưng.

TÍNH: Nhiếp về tính nào?

-Sân chỉ nhiếp về bất-thiện, bởi vì hại mình và người. Còn 9 thứ kia thông cả 3 tính.

GIỚI: Buộc về giới nào?

-Sân chỉ ở cõi dục. Còn 9 thứ kia thông cả 3 cõi.

BỰC: Nhiếp về học quả nào?

-Chẳng phải nhiếp về bực vô-học và hữu-học4, vì các bực đó chỉ là thiện.

image001(1) Ỷ mình giàu, sang, thông minh.

(2) Với chân-lý, suy-tính trái hẳn.

(3) Đem kiến-thức mình lẫn-lộn chân-lý.

(4) Đoạn ác. Còn phải tu về việc phiền-não.


ĐOẠN VII

TÙY PHIỀN-NÃO

Hành-tướng1là: Phẫn, hận, phú, não, tật san, cuống, xiểm, hại, kiêu, vô-tàm, vô-quí, trạo-cử, hôn-trầm, bất-tín, giải-đãi, phóng-dật, thất niệm, tản loạn, và bất chính-tri.

*

* *

1)PHẪN: Nổi-xung khi gặp cảnh trái ý-thích. Nhiều khi phát ra bạo-ác.

2)HẬN: Kết oán. Sau khi nổi-xung, giữ cái giận trong lòng. Kết oán làm tính. Có thể chướng bất hận. Nóng nảy, bức tức làm nghiệp.

3)PHÚ: Che-dấu. Che-dấu tội mình làm, e mất cái lợi và tiếng khen. Có thể chướng bất-phú. Hối não làm nghiệp. Tức là sau bị ăn-năn và não không yên-ổn.

4)NÃO: Dữ tợn. Trước đã giận, bị người xúc-xiểm cho giận thêm. Dữ-tợn làm tính. Có thể chướng cái bất não. Độc-dữ làm nghiệp. Khi đã giận nhiều, tâm bèn hung-dữ phát ra táo-bạo và các lời thô-bỉ, độc hại.

5)TẬT: Ganh-ghét. Chỉ theo cái danh-lợi củ mình, chẳng chịu ai vinh hơn. Ganh ghét làm tính. Có thể chướng bất tật. Lo-rầu làm nghiệp. Người ganh-ghét, nghe thấy ai vinh hơn, ôm lòng lo lắng, chẳng yên-ổn.

6)XAN: bỏn-xẻn. Tham-đắm tiền của, không thể ban cho. Bỏn-xẻn làm tính. Có thể chướng bất-xan. Xẻn chứa làm nghiệp. Người bỏn xẻn tâm hay riết-róng và xẻn, chất chứa tiền của, không thể bỏ.

7)CUỐNG: Dối-trá. Vì muốn được lợi và tiếng khen, giả hiện ra có đạo-đức. Dối-trá làm tính. Có thể chướng bất-cuống. Tà-mạng2làm nghiệp. Người kiểu-cuống lòng ôm giữ mưu-mô khác, phần nhiều hiện ra sự bất-thật.

8)XIỂM: Xiểm-cong. Vì dối người, giả lập cái nghi-dung khác. Xiểm-khúc3làm tính. Có thể chướng bất xiểm. Người xiểm-khúc, vì dối ghạt người, chiều theo thời nghi, giả-lập phương-tiện, để lấy ý người, hoặc dấu lỗi mình, chẳng để cho thầy bạn chính-đáng dạy-bảo.

(1) Hành-vi, tướng-trạng.

(2) Mưu cầu nuôi sống bất-chính.

(3) Xiểm-cong: chiều uốn theo lòng người.


9)HẠI: Làm hại. Đối với các hữu-tình, tâm không thương-xót. Tổn-não1làm tính. Có thể chướng bất-hại. Bức-não2làm nghiệp. Người có hại bức-não loài khác.

10)KIÊU: Ỷ mình. Đối với việc tốt, hay của mình, rất sinh nhiễm trước. Túy-ngạo3làm tính. Có thể chướng bất kiêu. Người kiêu sinh-trưởng tất cả pháp tạp-nhiễm.

11)VÔ-TÀM: Không biết hổ, xét mình. Chẳng tự xét mình, khinh chống hiền-thiện làm tính. Có thể chướng ngại tâm. Sinh-trưởng ác-hạnh làm nghiệp.

12)VÔ-QUÝ: Không biết thẹn với người. Chẳng nhìn người, kính trọng cái bạo-ác làm tính. Có thể chướng ngại quý. Sinh-trưởng ác-hạnh làm nghiệp. Không biết thẹn vì đều xấu của mình.

13)TRẠO-CỬ: Tâm lêu lổng. Khiến tâm đối với cảnh chẳng tịch-tĩnh làm tính. Có thể chướng cái hành-xả Sa-ma-tha làm nghiệp. Luận chỉ nói nó là tham phần. Nó bởi nhớ sự vui lúc trước mà sinh.

14)HÔN TRẦM: Mờ tối, nặng-nề. Khiến tâm đối với cảnh không kham-nhiệm làm tính. Có thể chướng tu quán khinh-an làm nghiệp. Luận chỉ nói nó là si-phần. Mờ tối, trầm trọng là tướng-si.

15)BẤT-TÍN: Không tin. Đối với sự-thật, đức-hạnh và tài-năng, chẳng ưa muốn. Tâm uế làm tính. Có thể chướng tịnh-tín. Đọa nương làm nghiệp. Người bất-tín phần nhiều hay lười nhác.

16)GIẢI-ĐÃI: Lười-biếng. Đối với thiện và ác phẩm, trong việc tu và đoạn, lãng-đoạn4, làm ính. Có thể chướng tinh-tiến. Thêm nhiễm làm nghiệp. Người lười nhác thêm nhiều nhiễm nghiệp.

17)PHÓNG-DẬT: Buông-lung. Đối với tịnh và nhiễm phẩm, không ngăn nhiễm5. Buông-lung làm tính. Chướng bất-phóng-dật. Thêm ác tổn thiện nương-dựa làm nghiệp.

18)THẤT-NIỆM: không nhớ. Đối với các cảnh duyên, không thể rõ ràng ghi nhớ làm tính. Có thể chướng chính-niệm. Tản-loạn nương-dựa làm nghiệp. Người thất-niệm tâm hay tản-loạn.

(1) Làm hư-hại.

(2) Ép, đè, phiền.

(3) Ngạo say mê. Đâm say mê việc tốt, hay của mình.

(4) Lúc làm lúc không.

(5) Tu phải ngăn nhiễm.


19)TẢN LOẠN: lưu lãng. Đối với cảnh sở-duyên, khiến tâm lưu-lãng1làm tính. Có thể chướng chính-định. Ác-tuệ nương-dựa làm nghiệp. Người tản-loạn phát ác-tuệ2.

20)BẤT CHÍNH TRI: Hiểu biết sai-lầm. Đối với cảnh sở-quán, hiểu biết lầm3làm tính. Có thể chướng chính-tri. Hủy-phạm4làm nghiệp.

ĐOẠN IX

BẤT-ĐỊNH TÂM-SỞ

Hỏi:

-Bất-định có 4 thứ, tướng ấy thế nào?

Đáp:

-Hối, miên, tầm, từ (Chia làm hai: hối miên, tầm từ). Không nhất-định thiện hay ác, nên gọi là bất-định.

1)HỐI: Ăn năn. Ghét cái việc đã làm. Còn hối-hận làm tính. Chướng cái chỉ làm nghiệp.

2)MIÊN: Buồn ngủ. Khiến cho tâm không tự tại. Mờ-ám và ít thức làm tính. Chướng quán làm nghiệp.

3)TẦM: Tìm kiếm. Khiến cái tâm vội-vàng, đối với cảnh ý ngôn5, thô chuyển làm tính6.

4)TỪ: Xem-xét kỹ-càng. Khiến tâm bận-rộn. Đối với cảnh ý ngôn, tìm kỹ-càng làm tính.

(1) Như nước tràn-lan chảy.

(2) Thuộc điên đảo.

(3) Biết không chính, lầm.

(4) Phá hư pháp, pham giới.

(5) Trong ý hay lời nói.

(6) Tìm vội-vàng cái mất.


ĐOẠN X

HIỆN-KHỞI

Hỏi:

-Làm sao biết được phần-vị hiện-khởi của sáu thức?

Đáp:(bài tụng)

-Nương-dựa theo căn-bản-thức.

-Năm thức theo duyên-hiện-khởi, hoặc chung hoặc chẳng chung. Như sóng nương nước.

-Ý-thức thường hiện-khởi, trừ-sinh vô-tưởng-thiên và hai thứ định vô tâm, ngủ say và chết ngất.

GIẢI-THÍCH (nguyên-văn)

Căn-bản-thức:Là A-đà-na thức. Thức này là căn-bản; là gốc, cho các thức sinh.

Y-chỉ:Nương dựa. Sáu chuyển-thức trước lấy căn-bản-thức (A-lại-da) làm chỗ nương chung.

Năm thức:Năm chuyển-thức trước, chủng-loại giống nhau, nên nói chung.

Tùy duyên-hiện:Chỉ rõ là chẳng phải thường khởi.

Duyên:Tác ý, căn, cảnh v.v...

Nương-dựa...khởi:Năm thức thân, bề trong nương bản-thức, bề ngoài theo tác-ý, 5 căn, cảnh v.v...các duyên hòa-hợp, mới được hiện tiền.

Hoặc chung, hoặc chẳng chung khởi. Ngoại duyên họp là có đốn tiệm.

Ví dụ như nước và sóng, theo duyên nhiều ít (Gió).

Vô-tưởng-thiên:Người tu định vô-tưởng, do cái sức nhàm chán cái tướng thô, sinh trong cõi trời ấy. Nó trái với tâm và tâm-sở, nên chúng không thường hành-động. Diệt tưởng làm đầu. Lục thức đều đoạn ở cõi này.

Hai vô-tâm định:Vô-tưởng-định, và diệt-tận định, đều không có sáu thức. Nên gọi là vô tâm.


Vô-tưởng-định:Các loài dị-sinh, dẹp cái tham tịnh, tham các cái tốt đẹp trong ba cõi, chưa dẹp được nhiễm cõi trên. Xuất ly tưởng tác-ý1, khiến cho khi có khi không. Tâm và tâm-sở diệt. Cái tưởng diệt làm đầu, đặt tên là vô-tưởng. Khiến thân an-hòa nên nói là định.

Diệt-tận-định:Các bực vô-học hoặc hữu-học2thánh-nhân, đã dẹp hoặc xa bỏ cái tham3. Cái tham cõi trên bất-định. Bởi ngăn dứt cái tưởng, cái tác ý làm đầu khiến tâm và tâm sở diệt. Tên là diệt-tận. Khiến thân an-hòa, nên gọi là định.

Ngủ say và chết ngất:Khi ngủ say và chết ngất, mê-man không biết gì, khiến 6 thức trước đều không hiện-hành.

Chung nhau chuyển:Trong tất cả chúng hữu-tình, tâm với Mạt-na, hai cái thường chung nhau chuyển. Nếu khởi thức thứ sáu, thì ba cái chung nhau chuyển. Các cái khác theo duyên hợp, khởi một cái cho đến 5 cái, thì 4 cái cho đến 8 thức chung nhau chuyển. Đó là lược nói nghĩa thức chung nhau chuyển.

(1) Chú-ý.

(2) Đương tu học.

(3) Tham cõi trên.

---o0o---

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]