Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 05

17/04/201312:07(Xem: 8689)
Phần 05

DUY THỨC HỌC

Tuệ Quang

Huyền-Cơ Phật-Học-Viện

---o0o---

Phần thứ năm

VÀO ĐỀ

ĐOẠN 1

TÊN BỘ SÁCH NÀY

CỤ Trí-Độ dịch bộ « Thành-duy-thức-luận» này của ngài Huyền-Trang, lấy tên là

« THÀNH-DUY-THỨC-LUẬN CƯƠNG-YẾU»

Thành-duy-thức: lấy đạo-lý thành-lập duy-thức-học.

Cương: giềng mối

Yếu: quan-hệ, yếu-ước.

Bộ sách này nghiên-cứu những chỗ quan-hệ làm căn-bản cho duy-thức-học.

*

* *

Đoạn II

(nguyên-văn)

I) Làm ra luận này là cốt để cho những người mê-lầm­ hai lý sinh-không và pháp-không để khiến chỗ hiểu biết đượcc chính-đáng.

*

* *

BÌNH-LUẬN1

1) : không-biết

Lầm : bảo còn chấp không nghe.

Sinh-không : là quả tu-chứng đến của A-la-hán hay là người đã vượt khỏi luân-hồi sinh-tử vượt tam-giới (ba-cõi), đã vượt được ngã chấp. Ngã chấp là chấp có mình.

Pháp-không là cảnh-giới Phật đã vượt được pháp-chấp của hàng bồ-tát, Pháp chấp là chấp có sự vật.

*

* *

II) Để Khiến cho họ hiểu-biết và dứt-trừ hai thứ trọng-chướnglà phiền-nãovà sở-tri.

*

* *

BÌNH LUẬN

2) Phần bình-luận của Tuệ-Quang. Bình luận nguyên-văn ở trên.

3) Trọng-chướng : Trọng (khó dứt trừ)

Chướng : che mất chân-lý, ngăn-ngại Bồ-đề và giải-thoát. Vì mê-lầm.

4) Phiền-não : Phiền-não chướng là tham, sân, si v.v làm chúng-sinh đau-khổ.

5) Sở tri : Tri-kiến, biết hẹp hòi, chút-ít, làm ngại không biết được nhiều, vì tự cho là đủ. Hai cái chướng phiền-não và sở-tri là danh-từ để gọi một cách khác ngã-chấp và pháp-chấp.

*

* *

III) được hai cái kết-quả hơnvậy.

*

* *

BÌNH-LUẬN

6) Hơn : hơn hết cả ba cõi.

Dứt từ phiền-não chướng tức là vượt luân-hồi sinh-tử, chứng quả A-la-hán.

7) Muốn nghiên-cứu kỹ, xin xem bộ « Phật-giáo của Tuệ-Quang, phần thứ ba : lý thuyết của Phật-pháp» từ trang 202 đến 226.

Vượt sở-tri chướng tức là thành Phật, trí tuệ hoàn-toàn, sáng suốt, bao-trùm pháp-giới.

*

* *

IV) Hơn nữa, vì mở-mang và chỉ-thịcho những người lầm chấp ngã và pháp, mê cái lý duy-thức, khiến cho họ được thông-đạt lý sinh-không và pháp-không, đối với lý duy-thức hiểu-biết đúng như thực.

*

* *

BÌNH-LUẬN

1) Đối với người mới học : mở-mang cho họ biết chân-lý.

2) Đối với người học đã lâu, chưa hiểu : chỉ-thị cho họ hiểu rõ.

Tóm lại, bộ luận này được tạo ra, để giúp người tu học biết rõ tâm-lý mình, tâm-lý chúng-sinh, không còn chấp ngã và pháp, không còn bị nô-lệ cho mình và sự-vật, không còn bị hai cái chướng phiên-não và sở-tri. Họ sẽ tu thẳng thành Phật.

*

* *

ĐOẠN III

PHÁ CHẤP

Có 4 cái chấp :

I) Có người mê lý duy-thức, hoặc họ chấp : « ngoại-cảnh, cũng như thức, chẳng phải không »

*

* *

BÌNH-LUẬN

Ngoại-đạo Tát-bà-đa và Tiểu-thừa chấp :

« ngoại-cảnh thật có, như thức ». Tức là họ còn pháp-chấp, cho là sự-vật thực có. Cũng như khoa-học và phái duy-vật ngày nay.

*

* *

II) Chấp :

« Nội-thức, cũng như cảnh, chẳng phải có ».

*

* *

BÌNH LUẬN

Phái Thanh-Biện cho là : “Thức và cảnh đều không”

*

* *

III) Chấp : « Các thứ, dụng khác nhau mà thể vẫn đồng ».

GIẢI

Chỉ có một thức, y đó mà chuyển-khởi ra các tác-dụng khác.

*

* *

IV) Chấp : « Xa lìa cái tâm ra, không có tâm sở riêng ».

GIẢI

Phái Giác-Thiện-Tôn-giả cho là : « Chỉ có tâm, không có tâm sở »

*

* *

Vì ngăn đón sự chấp như vậy, nên tạo luận này, để khiến họ đối với trong duy-thức, hiểu biết được một cách như thật lý thâm-diệu.

GIẢI

1) Thâm : Sau, Phàm-phu, nhị-thừa không hiểu được.

Diệu : Có, không, không thể nói được vễ phía nào hẳn.

*

* *

BÌNH-LUẬN CHUNG

Duy-thức học phá mấy thuyết sau đây :

1) Có thuyết cho là : sự vật có thực. Đây là quan-niệm của khoa-học ngày nay và các nhà duy-vật. Có thuyết cho là : Sự vật và thức đều có thực. Đó là quan-niệm của đạo Tát-bà-đa và tiểu-thừa Phật-giáo.

Duy-thức học cho là :

-Đối với chúng-sinh, sự-vật thực có, đối với họ.

-Đối với Phật, đã chứng đến cảnh-giới Phật, sự vật mà ta thất đây không thực có.

Ví dụ con kiến, con ốc, con cá dưới đáy biển, con chim, mỗi loài thấy sự-vật một khác. Họ quý những thứ mà ta coi thường, hay không biết là có. Đối với Phật, chúng sinh là người trong chiêm-bao, thấy các vật trong chiêm-bao. Khi tỉnh mới biết là không có. Phật ví với người tỉnh.

*

* *

2) Có thuyết lại cho là : nội-thức, cũng như cảnh, chẳng phải có.

Đó là quan-niệm của phái Thanh-biện. Phái Thanh-biện là đệ tử của Bồ tát Long Thụ, một ngôi sao sáng trong Phật-pháp.

Phái này đứng về mặt « pháp-tính », quan-niệm : sự-vật và thức của chúng-sinh đều không.

Đứng về mặt chân-lý, tức là cảnh-giới Phật, thấy mọi sự vật mà chúng-sinh cho là có, thực ra không có.

Duy-thức học nghiên-cứu về tâm-lý chúng-sinh, cho là : thức có thực.

Bề ngoài, hai thuyết có vẻ trái nhau. Thực ra, mỗi thuyết đúng về một phương-diện của Phật pháp.

Khi ta còn la chúng-sinh, duy-thức-học giúp ích cho ta, vì nó giúp ta hiểu rỏ tâm-lý mình.

Khi ta thành Phật, dy-thức học và mọi sự-vật trong cảnh-giới chúng-sinh đều không còn nữa.

*

* *

3) Có thuyết lại cho là : chỉ có một thức, nhưng có nhiều tác-dụng khác nhau.

Duy-thức học chia làm tám thức, để dể nghiên-cứu toàn phần vọng-thức của chúng-sinh. Mỗi thức có đặc-sắc, có tác-dụng riêng.

Đây là chia theo bề mặt, để nghiên-cứu. Nếu cho là có một thức, sự nghiên-cứu sẽ khó khăn và dể lầm-lộn.

*

* *

4) Có thuyết lại cho là : Chỉ có tâm, không có tâm sở riêng.

Duy-thức-học chia là nhiều tâm-sở, vậy trái với thuyết trên.



1Phần bình luận của Tuệ-Quang. Bình luận nguyên văn ở trên.

---o0o---

---o0o---
Vi tính: Viên Trí
Trình bày: Nhị Tường
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567