Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 11:Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Thứ Mười một

15/04/201311:19(Xem: 13923)
Phần 11:Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Thứ Mười một

Kinh Đại Bảo Tích

Phần 11:Phẩm Bát Nhã Ba La Mật Thứ Mười một

Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Nguồn: Hòa Thượng Thích Trí Tịnh

Ðức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất : « Thế nào là đại Bồ Tát Bát Nhã Ba la mật mà Bồ Tát vì Vô thượng Bồ đề nên y theo đó siêng tu hành Bồ Tát hạnh ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì thật hành Bát Nh ã Ba la mật. Nên đối với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần trịnh trọng nghe học thọ trì, hoặc đọc hoặc tụng suy gẫm nghĩa lý, tự mình được thông đạt rồi cũng vì người mà giảng dạy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có đại Bồ Tát nghe Phật nói rồi theo đúng pháp mà phụng hành, đối với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần trịnh trọng nghe học thọ trì đọc tụng nghiên tầm thông đạt nghĩa lý và giảng dạy cho người, phải biết người ấy chứng được tướng vô tận huệ như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Huệ ấy có những tướng gì, thế nào nhập chứng ?

Nầy Xá LợiPhất ! Nói là huệ ấy lấy nghe làm tướng , Bồ Tát đúng như lý mà chứng nhập nên gọi là tướng vô tận huệ. Những tướng ấy Phật sẽ nói rộng.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì cầu chánh pháp nên lấy dục lạc làm tướng, dục giải làm tướng, phương tiện làm tướng , thiện hữu làm tướng , không kiêu mạn làm tướng, với người đa văn cung kính làm tướng, tôn trọng làm tướng, quanh quẩn làm tướng, khiêm cung làm tướng , gần gũi làm tướng , nghe kỹ làm tướng , tôn thờ làm tướng, tư duy làm tướng, chẳng loạn làm tướng, tưởng như trân bửu làm tướng, tưởng là lương dược làm tướng, tưởng dứt hết bịnh làm tướng, chánh niệm làm tướng, xu hướng Bồ đề làm tướng, thích đại huệ làm tướng, chứng nhập Bồ đề làm tướng, nghe không nhàm đủ làm tướng, xả thêm lớn làm tướng, điều thuận làm tướng, thân căn người đa văn làm tướng, với những việc làm mến vui làm tướng, thân điều thích làm tướng, thân dũng nhuệ làm tướng.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát đối với cúng thính pháp, lắng nghe không mỏi làm tướng, nghe chánh nghĩa làm , nghe chánh pháp làm tướng, nghe chánh hạnh làm tướng, nghe chứng trí làm tướng, nghe Ba la mật làm tướng, nghe pháp Bồ Tát tạng làm tướng, nghe các nhiếp pháp làm tướng, nghe phương tiện thiện xảo làm tướng, nghe phạm trụ làm tướng, nghe thần thông làm tướng, nghe chánh niệm chánh trí làm tướng, nghe niệm trụ làm tướng, nghe chánh thắng làm tướng, nghe thần túc làm tướng, nghe duyên khởi làm tướng, nghe vô thường làm tướng, nghe khổ làm tướng, nghe vô ngã làm tướng, nghe tịch tĩnh làm tướng, nghe không làm tướng, nghe vô tướng làm tướng, nghe vô nguyện làm tướng, nghe không gia hạnh làm tướng, nghe thiện căn gia hạnh làm tướng.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Tự tại làm tướng, nghe pháp làm tướng, đối trị tạp nhiễm làm tướng, chế phục tất cả phiền não làm tướng, khen ngợi người trí làm tướng, gần kề bực thánh làm tướng, rời xa kẻ phi thánh làm tướng, lắng nghe bực thánh làm tướng, nghe các cănlàm tướng, nghe tu tập tùy niệm làm tướng, nghe giác phần làm tướng,nghe bát chánh đạo làm tướng, nghe Phật lực, vô sở úy , vô ngại biện, đại từ đại bi đại hỉ đại xả, mười tám Phật pháp bất cộng làm tướng.

Nầy Xá Lợi Phất phải biết đại Bồ Tát nếu ở nơi ấy lắng nghe thì ở nơi ấy hiểu rõ, nếu ở nơi ấy hiểu rõ thì ở nơi ấy hành động đúng. Tại sao ? Vì nếu đại Bồ Tát ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng nghe tướng rồi hướng vào thì có vô lượng phương tiện. Nay Phật lược nói bốn mươi mốt phương tiện.

Một là nếu có đại Bồ Tát ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ấy mà sanh dục lạc, phải biết tức là lắng nghe, nghe liền hiểu rõ, đã hiểu rõ thì thật hành chánh hạnh.

Hai là nếu có Bồ Tát ở nơi pháp môn ấy mà sanh dục giải, phải biết tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba là nếu có Bồ Tát ở nơi pháp môn ấy phương tiện xu nhập, phải biết tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Bốn là nếu có Bồ Tát gần gũi thiện hữu, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Năm là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn, tâm không khinh mạn tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Sáu là nếu có Bồ Tát cung kính người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Bảy là nếu có Bồ Tát tôn trọng người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Tám là nếu có Bồ Tát quây quần cung phụng người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh .

Chín là nếu có Bồ Tát khiêm hạ đối với người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười là nếu có Bồ Tát gần kề người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười một là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn mà lắng tai để nghe, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh

Mười hai là nếu có Bồ Tát đối với người đa văn mà hầu hạ tiếp rước, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười ba, là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn, tư duy nghĩa lý tâm định chẳng loạn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười Bốnlà nếu Bồ Tát ở nơi người đa văn có ý tưởng là trân bửu, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười lăm là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn có ý tưởng là lương dược, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười Sáu là nếu Bồ Tát ở nơi người đa văn có ý tưởng dứt diệt tham sân si, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười bảy là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn nghe rồi hay thọ trì, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười tám là nếu có Bồ Tát xu hướng giác ngộ nơi pháp , tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Mười chín là nếu có bồ Tát thích trí huệ của người đa văn, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh .

Hai mươi là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn được nghe rồi giác ngộ, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi mốt lá nếu có Bồ Tát lắng nghe chẳng nhàm đủ, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi hai là nếu có Bồ Tát nghe nói Ðàn na thì tăng trưởng xả, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi ba là nếu có Bồ Tát nghe nói Thi la thì thủ hộ giới, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh .

Hai mươi bốn la nếu có Bồ Tát nghe nói Sằn đề thì hay tu hạnh nhẫn nhục, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi lăm là nếu có Bồ Tát nghe nói Tỳ lê gia thì phát khởi tinh tấn không mỏi, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi sáu là nếu có bồ Tát nghe nói Tĩnh lự thì nhập chánh định tâm chẳng tán, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh

Hai mươi bảy là nếu có Bồ Tát nghe nói Bát Nhã tâm liền tu trí huệ dứt phiền não, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi tám là nếu có Bồ Tát ở nơi người đa văn lòng rất vui mừng, người nầy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Hai mươi chín là nếu có Bồ Tát được nghe pháp trồi thân thể điều thích, Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi là nếu có Bồ Tát được nghe pháp rồi tâm liền dũng nhuệ, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi mốt la nếu có Bồ Tát được nghe kinh Ðại thừa tâm sanh tín nguyện, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi hai là nếu có bồ Tát nghe nhiếp pháp rồi tâm liền xu nhập , tức lá lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi ba là nếu có Bồ Tát nghe nói niệm trụ liền quán thân thọ tâm pháp, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh

Ba mươi bốn là nếu có Bồ Tát nghe nói chánh cần liền dứt bỏ, với pháp lành sanh trưởng, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi lăm là nếu có Bồ Tát nghe nói thần túc liền phụng hành sanh thân khinh tánh, dục khinh tánh. Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi sáu là nếu co Bồ Tát nghe nói tĩnh lự thì yên tĩnh tư duy tâm xu nhập, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi bảy là nếu có Bồ Tát nghe hạnh bất khinh trong các pháp , bèn đối với chúng sanh phát khởi đại từ tâm, với kẻ thọ khổ phát khởi đại bi tâm, với chánh pháp khởi đại hỉ tâm , với bất thiện khởi đại xả tâm, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi tám là nếu có Bồ Tát nghe nói các căn liền xu nhập các căn ấy, đó là tín căn, tinh tấn căn , niệm căn, huệ căn và định căn, Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiễu rõ tu chánh hạnh.

Ba mươi chín là nếu có Bồ Tát nghe nói giác phần tâm liền xu nhập giác ngộ pháp tánh, tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Bốn mươi là nếu có Bồ Tát nghe nói đạo chi tâm liền xu nhập Niết bàn chánh lộ, tức là là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Bốn mươì mốt là nếu có Bồ Tát nghe nói Phật lực vô úy, vô ngại trí, đại từ đại bi đại hỉ đại xả, mười tám pháp bất cộng và vô lượng Phật pháp, đều xu nhập Vô thượng Bồ đề, Bồ Tát ấy tức là lắng nghe hiểu rõ tu chánh hạnh.

Nầy Xá Lợi Phất ! Phật đã nói bốn mươi mốt pháp về tướng dạng xu nhập văn huệ. Chư đại Bồ Tát phải nên học.

Ðây gọi là bổn tướng đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật văn huệ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại BồTát tu Bát Nhã Ba la mật thực hành Bồ Tát hạnh, phải ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng trịnh trọng lắng nghe thọ trì đọc tụng suy gẫm nghĩa lý thông đạt chỉ thú lại giảng dạy cho người về chánh hạnh tư lương ấy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát ở pháp ấy mà khởi chánh hạnh?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ở pháp ấy mà khởi chánh hạnh là : đúng như lời nói mà tu hành kiến lập mà an trụ, đây là khởi chánh hạnh. Nếu có thể chẳng lấy tất cả, đây là khởi chánh hạnh. Tại sao ? Vì nếu lấy pháp thì gọi là người tà hạnh chấp lấy pháp không xứ không vị. Không bao giờ do pháp tà hạnh ấy mà được xuất ly. Tại sao ? Vì người không lấy pháp hành ở nơi pháp không hành còn phải sanh nghi, vì không tác dụng. Huống là lấy pháp hành mà chẳng phải tà hạnh. Vì thế nên phải chẳng lấy các pháp mà làm chánh hạnh.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Nếu ở nơi các pháp không có chướng ngại thì gọi là chánh hạnh. Nếu ở nơi các pháp không khinh miệt thì gọi là chánh hạnh. Nếu ở nơi các pháp chẳng lấy chẳng bỏ chẳng sanh chẳng diệt thì gọi là chánh hạnh. Nhẩn đến nếu ở nơi các pháp không hiệp không tan thì gọi là chánh hạnh.

Lại nầy Xá Lợi Phất !Như Phật đã nói : Nếu có là đúng phải thì không có một chút pháp nào có thể thấy được nghe được cũng không thể nói được, các pháp như vậy chẳng phải có thể thấy được, chẳng phải có thể nắm lấy được. Tại sao ? Vì tất cả các pháp đều là một tướng, đó là vô tướng.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả các pháp tánh nó vốn vô tướng. Nếu có Bồ Tát nói nơi vô tướng thì vô tướng trở lại lẽ ra là nói được. Tại sao ? Vì vô tướng và hữu tướng đều là vô tướng cả. Chẳng nên nói rằng đây hữu tướng, đây vô tướng.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có Bồ Tát tỏ ngộ được tất cả pháp tướng như vậy tức là vô tướng chẳng thể thấy được, chẳng thể nắm lấy được, biết rõ đúng như pháp thì gọi là chánh hạnh.

Ðại Bồ Tát siêng tu chánh pháp hạnh ấy rồi ở nơi các pháp sẽ chứng nhập huệ vô chướng chiếu minh.

Ðây gọi là tướng dạng chánh hạnh Bát Nhã Ba la mật của đại Bồ Tát.

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng:

Người sáng suốt an trụ chánh hạnh
Với Bồ Tát tạng khéo quyết định
Nói pháp người ấy chẳng khởi chấp
Hành tướng không chấp thủ như vậy
Chứng được các pháp chẳng là không
Chẳng phải các pháp bình đẳng không
Chẳng phải pháp không có sở chấp
Tướng chánh hạnh không chấp như vậy
Nơi pháp không thủ cũng không xả
Cũng chẳng lấy pháp để làm pháp
Không lấy gọi là các pháp tướng
Chánh hạnh không lấy tướng như vậy
Nơi các pháp nếu trí vô ngại
Trí ấy không gì chẳng đốt cháy
Nơi trí đốt cháy không nắm lấy
Chánh hạnh các pháp tướng như vậy
Người trí an trụ đức viễn ly
Với pháp phải khởi siêng tinh tấn
Nếu hay y chỉ quỹ tắc hành
Bấy giờ sẽ nhập môn thanh tịnh
Môn thanh tịnh ấy thông các pháp
Cũng biết dục giải của hữu tình
Người trí dầu biết không chổ thấy
Mà hay diễn tuyên pháp như vậy
Nơi pháp thậm thâm rõ thắng nghĩa
Nơi thắng nghĩa sâu thường biết rõ
Vọt hiện vô biên công đức hạnh
Trí sáng đa văn như đại hải
Nơi các văn nghĩa được nói kia
Cứu cánh không ai chứng được đó
Bởi văn nghĩa kia đều vô biên
Chánh hạnh chơn thiệt luôn bất động.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật, với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần lắng nghe nhẫn đến giảng dạy cho người rồi, phải biết đại Bồ Tát ấy ở nơi tất cả pháp được quang minh lớn hay phá tất cả hắc ám vô minh và các màn lòa. Quang minh ấy tức là trí huệ. Tại sao? Vì biết rõ đứng thiệt các pháp thiện bất thiện vậy. Ðại Bồ Tát tu pháp ấy được minh huệ rồi, dầu có gặp nạn khổ đến chết cũng không tạo các pháp bất thiện.

Nầy Xá Lợi Phất ! Vì muốn đứt hẳn các pháp bất thiện nên đại Bồ Tát tùy nghe đượcchánh pháp thì rất khéo thông đạt. Ðã thông đạt rồi thì nói là mâu ni tịch tĩnh .

Ðây gọi là tướng chánh hạnh lúc đại Bồ Tát tu Bát Nhã Ba la mật.

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

Như người vào nhà tối
Che bít tuyệt ánh sáng
Dầu có các sắc tượng
Mắt sáng cũng chẳng thấy
Như vậy tùy có người
Tâm đủ các minh giải
Chẳng được nghe chánh pháp
Sao hiểu được thiện ác
Ða văn hiểu rõ pháp
Ða văn chẳng tạo ác
Ða văn bỏ vô nghĩa
Ða văn được Niết bàn
Khéo nghe thêm lớn văn
Ða văn thêm lớn huệ
Huệ hay tu tịnh nghĩa
Ðược nghĩa thì cảm vui
Thông huệ được nghĩa rồi
Chứng hiện pháp Niết bàn
Tương ưng pháp tịnh giác
Chứng được vui đệ nhứt
Nghe Bồ Tát tạng rồi
Khéo an trụ chánh pháp
Làm quang minh cho đời
Tu diệu hạnh Bồ Tát.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì tu hành Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi người chánh hạnh hay thọ trì kinh Bồ Tát tạng lòng rất cung kính có ý tưởng là thiện tri thức, và càng tìm cầu pháp môn vi diệu đại Bồ Tát tạng cho pháp môn ấy càng thêm sáng sạch.

Nầy Xá Lợi Phất ! Vì cầu Bồ Tát tạng nên Bồ Tát ấy phát sanh tín dục sách lệ tinh tấn kiểm nhiếp tâm mình khiến an trụ chánh định. Ðại Bồ Tát ấy phương tiện tu hành tứ chánh cần, được không chướng ngại trong tất cả pháp.

Ðây là tướng chánh hạnh Bát Nhã Ba la mật của đại Bồ Tát.

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

Quan niệm ngươi thuyết pháp
Tức là thiện tri thức
Cung kính lắng nghe pháp
An trụ nơi chánh hạnh
Dục giải thường không thối
Tinh tấn thường cao dũng
Tịnh huệ thường sữa trau
Nơi trí thường an trụ
Tự nhiên đạt các pháp
Chẳng theo nơi tín hành
Dùng trí quán các pháp
Ðây là lời Phật dạy
Người trí phân biệt câu
Lý nghĩa khéo siêng học
Nơi pháp thiện bất thiện
Thường tu thường viễn ly
Tâm không hề nhàm mỏi
Nơi pháp không quên mất
Thân dục đều khinh an
Mau được tâm tinh tấn
Do nghe pháp thêm trí
Trí thêm niệm không thối
Trí luôn y niệm trụ
Biết rõ pháp tịnh uế
Học nơi pháp vô thượng
Ðược sức niệm huệ thắng
Biết chúng sanh dục giải
Tự học thời gian lâu
Học pháp đã thăng tiến
Cực tiến trí thanh tịnh
Biết chúng sanh dục giải
Theo cơ bèn khai thị.

Lại này Xá Lợi Phật ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba La Mật, đại Bồ Tát tìm cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng như vậy thông đạt giác huệ y theo thiện pháp minh môn thanh tịnh ấy. Bồ Tát phải thường tu học như vậy.

Này Xá Lợi Phất ! Nếu có Bồ Tát tu học nơi pháp thì phải suy nghĩ hai nhơn duyên có thể phát sanh chánh kiến. Những gì là hai? Ðó là nghe âm thanh nơi người khác và tự mình tác ý đúng lý.

Bồ Tát ấy lại suy nghĩ nghe âm thanh nơi người và tác ý đúng lý có những tướng gì ? Liền lại suy nghĩ nếu có tướng thích chánh định mà tu thì nên thật hành pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng mà chư Bồ Tát chưa từng được nghe.

634

Lại nếu chẳng được nghe Phật pháp luật giáo chỉ ở trong tam ma địa mà sanh ý tưởng đủ rồi, nên biết người ấy do sức ngạo mạn mà phát khởi tăng thượng mạn. Phật nói người ấy chẳng có thể giải thoát sanh già bịnh chết sầu ưu khổ não. Ðã chẳng thoát được các khổnhiệt não, há lại thoát được năm môn sanh tử kia, bị nó nhận chìm trôi lăn chẳng dứt.

Người ấy thiệt chẳng phải giải thoát mà tự nói tôi đã giải thoát. Thiệt chưa khỏi khổ mà tự nói tôi đã khỏi khổ. Vì thế nên đức Như Lai y cứ người ấy mà thuyết pháp như thiệt, nếu có thể từ nơi người khác mà tùy thuận lắng nghe thì giải thoát được các lão tử khổ não. Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng như tôi trước kia nghe đức thế Tôn nói :

Ða văn biết rõ pháp
Ða văn chẳng tạo ác
Ða văn bỏ vô nghĩa
Ða văn được Niết bàn
Nghe pháp thêm lớn văn
Văn hay thêm lớn huệ
Huệ hay tu tịnh nghĩa
635
Ðược nghĩa hay cảm vui
Thông huệ dược nghĩa rồi
Chúng hiện pháp Niết bàn
Nghe pháp được tịnh huệ
Chứng được vui đệ nhứt

Nầy Xá Lợi Phất !Vì thế nên chư đại Bồ Tát suy nghĩ như vậy rồi nên đối với pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng và Phật pháp luật giáo mà ân cần trịnh trọng lắng nghe thọ trì đọc tụng giảng dạy cho người.

Lại này Xá Lợi Phất ! Nếu các hữu tình ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng dầu được nghe mà chẳng có thể phương tiện tác ý đúng lý. Phải biết người ấy chẳng thể tu chánh hạnh nói thánh đạo. Vì thế nên đức Như Lai y cứ nơi người ấy mà nói pháp yếu rằng : Nếu muốn giải thoát sanh lão bệnh tử thì phải có tự mình suy nghĩ đúng lý. Chư đại Bồ Tát phải học như vậy. Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là phương tiện đúng lý ? Những gì là Bồ Tát tác ý đúng lý mà có thể tu học ?

Này Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là phương tiện đúng lý ? Những gì là Bồ Tát tác ý đúng lý mà có thể tu học.

Nầy Xá Lợi Phất ! phương tiện đúng lý là không có một pháp nào hoặc hiệp hay ly cả.

636

Tại sao ? Vì phương tiện đúng lý là chẳng phải phương tiện vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Nếu Bồ Tát có an trụ phương tiện và tác ý đúng lý, phải biết tướng ấy chỉ là âm thanh, mà âm thanh ấy, tánh nó không bị phát khởi cũng chẳng chuyển khởi và do nơi kia mà phát âm thanh. Tại sao ? Vì tất cả đều bất khả đắc vậy.

Bồ Tát lại quan sát âm thanh ấy, tiền tế hậu tế từ gì mà sanh, qua đâu mà diệt. Quan sát như vậy trọn bất khả đắc.

Lại suy tìm âm thanh ấy là tại đã nói, là tại nay nói, là tại sẽ nói ?

Lại suy tìm âm thanh ấy là hoặc đã bị nói, hoặc nay bị nói, hoặc sẽ bị nói ? Âm thanh ấy là vì đoạn dứt nên đã nói, vì đoạn dứt nên nay nói, vì đoạn dứt nên sẽ nói ? Âm thanh ấy là vì chứng nhập nên đã nói , vì chứng nhập nên nay nói, vì chứng nhập nên sẽ nói.

Tất cả lẽ tìm cầu âm thanh như vậy rồi trọn không có được. Rồi lại quan sát hoặc tướng quá khứ, hoặc tướng vị lai, hoặc tướng hiện tại cũng đều không có được.

Nầy Xá Lợi Phất ! Lúc đại Bồ Tát chánh quan sát thì gọi là phương tiện tác ý đúng lý. Chư đại Bồ Tát phải học như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát quan sát đúng lý ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ tát quan sát tất cả pháp, tự tánh nó tịch diệt. Ðây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quan sát các pháp tự tánh nó tịch tĩnh. Ðây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quan sát các pháp , tự tánh nó không tịch. Ðây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quan sát các pháp vào tánh bình đẳng. Ðây gọi là quan sát đúng lý. Nếu quán các pháp cứu cánh vô sanh, , nếu quán các pháp cứu cánh bất sanh, nếu quán các pháp cứu cánh bất khởi, nếu quán các pháp cứu cánh tịch diệt, đều gọi là quán sát đúng lý vậy.

Lúc quán sát như vậy, đại Bồ Tát cũng chẳng thấy có người hay quan sát. Phải nên quan sát như vậy, đó là chẳng phải quan sát chẳng phải chẳng quan sát vậy.

Nếu có Bồ Tát quan sát như vậy thì gọi là quan sát đúng lý, nếu quan sát khác đây thì gọi là quan sát chẳng đúng lý.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát phải nên học phương tiện đúng lý như vậy ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Phương tiện đúng lý của đại Bồ Tát là :

Chẳng phải đối với chút ít pháp có ngu mê. chẳng phải đối với chút it pháp có chướng ngại. Không có chút ít pháp nào mà chẳng phải là môn giải thoát. Không có vì đoạn dứt một phần ít phát khỏi tinh tấn. Chẳng phải vì chứng một phần ít pháp mà dũng mãnh tinh tấn. Trên đây đều là phương tiện đúng lý vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát phải dùng chánh kiến như vậy để chánh quan sát các pháp như chỗ chánh kiến ấy.

Thế nào gọi là quan sát các pháp như chỗ chánh kiến ấy ?

Nầy Xá Lợi Phất không chỗ thấy thì gọi là quan sát các pháp . Những gì là không chỗ thấy?

Nầy Xá Lợi Phất ! không chỗ thấy ấy gọi là vô sanh . Nói vô sanh ấy là vô khởi. Nói vô khởi ấy là không chỗ chiếu . Y cứ chánh pháp ấy mà đức Như Lai nói rằng : Nếu có Bồ Tátlúc quan sát các pháp ấy vô sanh, tức là xu nhập chánh tánh quyết định. Luận về chánh kiến, đó là xu nhập chánh tánh quyết định.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát suy nghĩ như vầy : Do nhân duyên gì sẽ được xu nhập chánh tánh quyết định ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phải học như vầy :

Nếu quan sát ngã kiến là bình đẳng thì tất cả pháp bình đẳng. Quan sát như vậy gọi là xu nhập chánh tánh quyết định.

Vì thế nên chư đại Bồ Tát muốn xu nhập chánh tánh quyết định thì phải ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng ân cần lắng nghe thọ trì đọc tụng nghiên cứu nghĩa lý lại giảng dạy rộng cho người thì sẽ ở nơi pháp môn ấy phương tiện tác ý tu học đúng lý.

Ðây gọi là Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật vì Vô thượng Bồ đề thực hành bồ Tát hạnh..

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, vì cầu giác huệ rất thanh bạch, nên do pháp minh môn diệu thiện thanh tịnh mà chuyên cần phương tiện chứng nhập đúng lý quan sát câu đúng lý.

Thế nào là chứng nhập đúng lý và những gì là câu đúng lý ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát chứng nhập đúng lý là :

Y xa ma tha chứng nhập. Y tỳ bát xá na chứng nhập. . Chánh hạnh chứng nhập. Như lý chứng nhập. Thân viễn ly chứng nhập. Tâm điều thuận chứng nhập. Phi đoạn chứng nhập. Phi thường chứng nhập. Nhơn duyên chứng nhập. Duyên khởi chứng nhập. Vô ngã, vô nhơn, vô thọ mạng chứng nhập. Chưa đến đã đến hoặc có hoặc không chứng nhập. Không có chuyển dời nhơn quả chẳng hoại chứng nhập. Dầu tu tập không vô tướng, vô nguyện chứng nhập mà chẳng lấy không vô tướng vô nguyện chứng vậy. Dầu ở nơi tam ma địa tam ma bát đề chứng nhập mà chẳng lấy sức lực ấy thọ sanh chứng vậy. Dầu lấy thần thông trí chứng nhập mà chẳng tận các lậu chứng vậy. Dầu quán sát vô sanh chứng nhập mà chẳng chánh xu quyết định chứng vậy. Dầu quán chúng sanh vô ngã chứng nhập mà chẳng bỏ đại bi chứng vậy. Dầu quán tất cả chúng sanh đáng sợ chứng nhập, mà cố ý lấy các cõi chứng vậy. Dầu ở nơi ly dục tịch diệt chứng nhập mà ở nơi pháp ly dục chẳng tác chứng vậy. Dầu bỏ lạc diệu dục chứng nhập mà chẳng bỏ lạc pháp chứng vậy. Dầu bỏ tất cả các hí luận tự giác chứng nhập mà chẳng bỏ thiện xảo phương tiện chứng vậy. Trên đây gọi là chứng nhập đúng lý . Ðại Bồ Tát muốn được chứng nhập đúng lý như vậy thì phải học Bát Nhã Ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại Bồ Tát học câu chánh pháp đúng lý thế nào?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phải như vầy mà biết câu đúng lý, đó là những câu : Xuất sanh, xu lý, pháp môn, diện môn, thị nhơn, tích tập, bất tương vi, vô chứng luận, thị xả, vô chấp thủ, vô khí xả, vô hí luận, vô xả, vô phỉ báng, vô khinh miệt, tùy túc, vô tranh, vô thối chuyển, vô đối trị.

Nầy Xá Lợi Phất ! câu đúng lý là câu thiệt tánh, câu như tánh, câu phi bất như tánh , câu chơn như , câu như lý, câu tam thế bình đẳng, câu ly phân biệt.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Câu đúng lý là câu sắc thức không y trụ, câ­u thọ thức tưởng thức hành thức và thức thức đều không y trụ, câu nhãn sắc nhãn sắc tánh không y trụ, câu nhĩ thanh nhĩ thức tánh không y trụ, câu tỷ hươngtĩ thức tánh không y trụ, câu thiệt vị thiệt thức tánh không y trụ, câu thân xúc thân thức tánh không y trụ, câu ý pháp ý thức tánh không y trụ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! câu đúng lý là câu y nghĩa, câu y pháp, câu y trí, câu y liễu nghĩa. Vô lượng pháp môn như vậy gọi là câu đúng lý.

Vì thế nên đại BồTát chứng nhập tinh tấn phương tiện đúng lý lúc quan sát như vậy cũng chẳng thấy có người hay quan sát. Tại sao ? Vì chẳng phải quan sát chẳng phải chẳng quan sát vậy. Quan sát như đây thì gọi là như lý quán, nếu quan sát khác thì gọi là phi lý quán.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba La mật, đại Bồ Tát phải học chánh quán đúng lý thế nào ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy phải chánh quán như vầy :

Vì ta như lý thì quan sát các pháp đều như lý. Vì ta vô ngã thì quán sá t các pháp cũng không có ngã . Vì chúng sanh vô ngã thì quan sát các pháp cũng đều không có ngã.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát quan sát như vậy gọi là như lý quán. Thế nào là đại Bồ Tát tu hành như lý phương tiện ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết rằng đại Bồ Tát chẳng quan sát tánh sanh tử như cùng tánh Niết bàn như lý chung xen tạp nhau, quán như vậy thì gọi là phương tiện như lý.

Ðại Bồ Tát quán tánh sanh tử cùng tánh Niết bàn đồng một hiệp tướng không sai khác cũng chẳng phân biệt là tương ưng hay vi bội.

Quán như vậy thì gọi là phương tiện như lý, cũng được gọi là chánh quán như lý.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết rằng đại Bồ Tát có bao nhiêu phương tiên như lý đều ở chỗ vô lượng chúng sanh mà phát khởi. Nếu chỗ chúng sanh chẳng vứt bỏ, nơi các pháp chẳng phá hoại, thì gọi là Bồ Tát phương tiện như lý.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phải biết tướng như vậy, văn như vậy, chứng nhập đúng lý như vậy, quan sát đúng lý như vậy, chánh kiến đẳng lưu đúng lý như vậy . Ðây gọi là Bồ Tát chánh huệ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phải tu hành chánh hạnh như vậy để thành mãn bát Nhã Ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, chỗ có Bát Nhã tự tánh thanh tịnh chẳng chung lộn với tất cả pháp hữu vi. Chẳng chung lộn với những pháp gì ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với vô minh, chẳng chung lộn với hành, nhẫn đến chẳng chung lộn với lão tử

Bát nhã ấy chẳng ấy chẳng chung lộn với thân kiến, nhẫn đến chẳng chung lộn với sáu mươi hai kiến chấp.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với cao mạn, chẳng chung lộn với hạ liệt, chẳng chung lộn với tám pháp thế gian.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ngũ uẫn thập nhị xứ thập bát giới nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả sở duyên tác ý, chẳng chung lộn với mạn, hạ mạn , tà mạn, nhẫn đến chẳng chung lộn với hai mươi mốt tùy phiền não.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với vi tế hạ trung thượng phẩm tham nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả phiền não.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ngu tối màn lòa che chướng các triền, nhẫn đến chẳng chung lộn với các pháp tùy thuận thối chuyển phần.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ma phiền não dục tranh uế trược, chẳng chung lộn với uẩn ma, tử ma, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả ma nghiệp. Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với ma phiền não đuc tranh uế trược, chẳng chung lộn với uẩn ma, tử ma, thiên ma, nhẫn đến chẳnfg chung lộn với tất cả ma nghiệp.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với chấp ngã, chúng sanh, thọ mạng, sát thủ thú, dưỡng dục, ý sanh , trí giả, kiến giả, nhẫn đến chẳng cùng chung lộn với các pháp ở nơi ngã kiến.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, pháp chướng, kiêén chướng, trí chướng, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả tùy tục tập khí Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với tư duy phân biệt, chẳng chung lộn với tướng mạo, sở duyên, kiến, văn, niệm thức, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả kiết phược tăng ích.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với xan xả, trì phạm, nhẫn giận, siêng lười, tán định, nguhuệ, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả Ba la mật, năng trị sở trị các pháp trí tánh.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với viễn ly, chẳng chung lộn với trụ bất viễn ly, tà tánh, chánh tánh, thiện bất thiện, hữu tội vô tội, sanh tử Niết bàn, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả pháp đối trị

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với các thứ tánh sai biệt, tánh quốc độ sai biệt, tánh chư Phật sai biệt, tánh hữu tình sai biệt, tánh các pháp sai biệt. Tất cả tánh sai biệt đều không chung lộn.

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với vô trí, chẳng chung lộn với trí thức, thế tục, thắng nghĩa, nhẫn đến chẳng chung lộn với tất cả hữu tình tướng mạo tác ý

Bát Nhã ấy chẳng chung lộn với huệ chẳng hiện hành, chẳng chung lộn với vô thân, vô hình vô tướng, vô vi, nhẫn đến chẳng chung lộn với các pháp tư duy, tâm, ý,thức , an trụ v.v…

Nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại Bồ Tát có được Bát nhã rất vi diệu thanh tịnh, chẳng chung lộn với vô lượng vô biên pháp hữu vi như vậy.

Ðây gọi là tu hành Bát Nhã Ba la mật, tướng đại Bồ Tát Bát Nhã. Phải nên học như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát an trụ Ðại thừa đại Bồ Tát tạng lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật được Bát Nhã phân biệt thiện xảo. Nên biết đại Bồ Tát ấy liền ở trong các pháp dùng Bát Nhã ấy sáng rõ thông đạt được thiện xảo.

Thế nào gọi là Bát Nhã ấy phân biệt thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Thiện xảo ấy có vô lượng vô biên, nay Phật sẽ lược nói mười thứ. Ðó là uẩn pháp thiện xảo, giới pháp thiện xảo, xứ pháp thiện xảo, đế pháp thiện xảo, vô ngại giải thiện xảo, y xu thiện xảo, tư lương thiện xảo, đạo pháp thiện xảo, duyên khởi thiện xảo và nhất thiết pháp thiện xảo. Mười thứ thiện xảo vi diệu ấy có bao nhiêu phân biệt, nếu thông đạt được thì gọi là Bát Nhã phân biệt. Ðại Bồ Tát phải nên học như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu Bát Nhã Ba la mật nên có thể thông đạt uẩn pháp thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Uẩn pháp thiện xảo là y cứ uẩn pháp mà phát khởi ngôn thuyết. Những ngôn thuyết gì ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ngôn thuyết ấy như ảo, hóa, dương diệm, mộng, ảnh , hưởng. Do đó đức Như Lai dùng vô ngại biện vì chúng sanh mà nói pháp ấy.

Nầy Xá lợi Phất ! Phật nói sắc ấy như khối bọt nước . Chính khối bọt ấy vốn không có ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh khối bọt là tự tánh sắc. Ðại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ, thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói thọ ấy như bóng nước. Chính bóng nước ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh bóng nước là thọ tự tánh. Ðại Bồ Tát ở nơi pháp ấy biết rõ thiện xảo thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói tưởng ấy như dương diệm.Chính dương diệm ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh dương diệm là tự tánh tưởng. Ðại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy



Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói hành ấy như cây chuối. Chính cây chuối ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh cây chuối ấy là tự tánh hành. Ðại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Phật nói thức ấy như sự ảo thuật. Chính sự ảo ấy vốn không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi tánh sự ảo thuật ấy là tự tánh thức. Ðại Bồ Tát ở nơi pháp ấy thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy.

Nầy xá Lợi Phất ! Nói là uẩn ấy có tên thế gian. Pháp thế gian tức là tướng bại hoại. Vì thế nên biết tánh thế gian là tự tánh uẩn.

Những gì là tánh thế gian ? Ðó là tánh vô thường, tánh khổ, tánh vô ngã. Những tánh ấy là tánh uẩn. Tánh uẩn ấy tức là tánh thế gian. Ðại Bồ Tát ở trong đó nếu thiện xảo biết rõ thì gọi là uẩn pháp thiện xảo vậy. Ðại Bồ Tát tu Bát Nhã Ba la Mật phải nên tu học như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật mà có thể thông đạt giới pháp thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Giới pháp thiện xảo là nói pháp giới tức là địa giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng cứng rắn vậy.

Lại pháp giới tức là thủy giới, tại sao ? vì pháp giới ấy chẳng phải tướng ướt nhuần vậy.

Lại pháp giới tức là hỏa giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng thành thục vậy.

Lại pháp giới tức là phong giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng giao động vậy.

Nầy Xá lợi phất ! Ở trong đây, nếu đại Bồ Tát biết rõ như thiệt, thì gọi là giới pháp thiện xảo vậy.

Lại này Xá Lợi Phất ! Nói pháp giới tức là nhãn thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng soi sáng vậy.

Lại pháp giới tức là nhĩ thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng nghe tiếng vậy.

Lại pháp giới tức là tỷ thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng ngửi hương vậy.

Lại pháp giới tức là thiệt thức giới , tại sao ?Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng nếm vị vậy.

Lại pháp giới tức là thân thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng giác xúc vậy.

Lại pháp giới tức là ý thức giới, tại sao ? Vì pháp giới ấy chẳng phải tướng phân biệt vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu đại Bồ Tát ở trong đây biết rõ như thiệt, thì gọi là giới pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ngã giới cùng pháp giới bình đẳng. Hữu tình giới cùng pháp giới bình đẳng. Dục giới sắc giới vô sắc giới cùng pháp giới bình đẳng. Sanh tử giới Niết bàn giới cùng pháp giới bình đẳng . Nhẫn đến hư không giới cùng pháp giới bình đẳng.

Nầy Xá Lợi Phất ! Do nghĩa gì mà được bình đẳng ?

Nghĩa là do không bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng. Do vô biến dị bình đẳng nên tất cả pháp bình đẳng.

Nầy Xá Lợi Phật ! Nếu tuyên nói hữu vi giới chứng nhập, vô vi giới chứng nhập thì có vô lượng vô biên. Nếu chư đại Bồ Tát quan sát chứng nhập pháp giới thì gọi là giới pháp thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật, phải nên siêng tu giới pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật nên thông đạt được xứ pháp thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nhãn là không, không có ngã ngã sở, đại Bồ Tát biết rõ nhãn tánh như vậy. Nhẫn đến ý là không, không có ngã ngã sở, đại BồTát biết rõ ý tánh như vậy. Ðại Bồ Tát dầu ở nơi các xứ pháp chẳng chứa họp bất thiện mà chứa họp thiện, nhưng ở trong thiện và bất thiện chẳng phát khởi hai tướng. Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát ở nơi nhãn xứ sắc xứ hay thông đạt thiện xảo biết rõ ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ở nơi nhãn sắc quan sát thấy ly dục , nhưng ở nơi ly dục cũng chẳng tác chứng . Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.

Ở nơi nhĩ thanh, tỷ hương, thiệt vị, thân xúc và ý pháp, đại Bồ Tát quan sát thấy ly dục , nhưng ở nơi ly dục cũng chẳng tác chứng . Biết rõ như vậy thì gọi là xứ pháp thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất ! Chư Phật Như Lai nói pháp vi diệu, hoặc nói thánh xứ, hoặc nói phi thánh xứ.Thánh xứ là kham thọ đạo pháp. Phi thánh xứ là rời xa đạo pháp. Ðại Bồ Tát an trụ nơi đạo, đối với các chúng sanh xa rời đạo, đại Bồ Tát được đạo xứ đại bi chẳng bỏ chúng sanh.

Nếu biết rõ khéo thông đạt như vậy thì gọi là đại Bồ Tát xứ pháp thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật phải nên siêng tu học xứ pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật mà hay thông đạt đế pháp thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết đại Bồ Tát có bốn thứ hạnh nhập vào đế pháp thiện xảo. Ðó là khổ trí, tập trí, diệt trí và đạo trí.

Thế nào là khổ trí đến đạo trí ?

Nơi các uẩn vốn vô sanh . Trí ấy gọi là khổ trí.

Nơi nhiễm ái vĩnh viễn đoạn diệt. Trí ấy gọi là tập trí.

Nơi tất cả vô sanh vô diệt. Trí ấy gọi là diệt trí.

Nơi tất cả thời gian đối với các pháp sở duyên không tổn ích. Trí ấy gọi là đạo trí.

Ðại Bồ Tát ở nơi tứ đế ấy dùng các trí huệ như vậy biết rõ như thiệt, dầu thông đạt nhưng chẳng tác chứng. Tại sao ? Vì muốn thành thục các chúng sanh vậy.

Ðầy đủ như vậy thì gọi là đế thiện xảo.

Lại có ba thứ đế thiện xảo. Ðó là thế tục đế, thắng nghĩa đế và tướng đế.

Thế gian có bao nhiêu văn tự ngữ ngôn âm thanh giả thuyết v.v…gọi là thế tục đế.

Ở chỗ ấy còn chẳng phải tâm hành huống là văn tự mà có thể trình bày nói lên được. Các pháp như vậy gọi là thắng nghĩa đế.

Các tướng tức là nhứt tướng. Nhứt tướng ấy tức là vô tướng. Ðây gọi là tướng đế.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ở nơi thế tục đế,vì chúng sanh nên giảng nói không nhàm mỏi. Ở nơi thắng nghĩa đế tác chứng không lui mất. Nơi tướng đế, sâu đạt bổn tánh biết rõ vô tướng. Ðây gọi là đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát chuyên cần tu học đế thiện xảo phải biết lại có một đế không có đế thứ hai, đó là điệt đế.

Chư Phật Như Lai ở nơi đế duy nhứt ấy thông đạt rõ ràng không có tăng ích. Thông đạt rồi vì muốn thông ích cho các chúng sanh mà tuyên nói đế duy nhứt ấy khiến họ tu học tỏ ngộ không tăng ích.

Ðại Bồ Tát biết rõ như vậy thì gọi là đế pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðế thiện xảo là khéo thông đạt các thánh đế. Thế nào là thông đạt thánh đế ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Khổ thánh đế là nói ngũ uẩn tánh nó thiệt khổ nên gọi là khổ đế. Ở trong đế nầy, đại bồ Tát thông đạt năm uẩn đều là tướng khổ. Luận về tướng khổ tức là tướng không, đây gọi là khổ thánh đế.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tập thánh đế là nói tùy miên ái kiến làm nhơn cho năm uẩn, đây gọi là tập đế. Ở trong nhơn tập này, hoặc ái hoặc kiến , đại Bồ Tát không có tăng ích hoặc lấy hoặc mê mà thông đạt rõ ràng, đây gọi là Tập thánh đế.

Nầy Xá Lợi Phất ! Diệt thánh đế là nói năm uẩn cứu cánh dứt hết, đây gọi là diệt đế. Ðại Bồ Tát quan sát đế ấy, tiền tế chẳng sanh,hậu tế chẳng đến, hiện tại chẳng trụ, thông đạt rõ ràng như vậy thì gọi là diệt thánh đế.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðạo thánh đế là y cứ đạo ấy mà chứng được khổ trí tập trí và diệt trí không có trí nào khác, đây gọi là đạo đế. Ở nơi đế ấy, đại Bồ Tát thông đạt rõ ràng không có phân biệt, đây gọi là Ðạo thánh đế.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nơi đế này , đại Bồ Tát dùng trí quan sát cùng khiến chúng sanh quan sát hiểu rõ. Ðây gọi là đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðối với đế ấy, đại Bồ Tát lại phải quan sát biết bốn đế như vầy :

Nơi tất cả năng thọ sở thọ đều là khổ đế. Trong ấy phải khéo biết rõ, chính trí tánh khéo biết rõ ấy thông đạt rõ ràng thì gọi là Bồ Tát khổ thánh đế.

Từ nơi nhơn ấy mà các uẩn tập họp phát khởi, đây đều là tập đế. Nơi nhơn ấy biết rõ như thiệt thì gọi là Bồ Tát khổ tập thánh đế.

Các thọ dứt hẳn không chỗ giác thọ, đây gọi là diệt đế. Dầu quan sát thọ diệt mà chẳng tác chứng, thông đạt như vậy thì gọi là Bồ Tát khổ diệt thánh đế.

Khéo tu hành thánh đạo rời lìa thọ, đây gọi là đạo đế. Ví như thuyền bè, chẳng lấy cầu nơi thọ cũng chẳng lấy cầu nơi đạo thì gọi là Bồ Tát khổ diệt đạo thánh đế.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có đại Bồ Tát hiện quán như vậy, y cứ chánh định tịch tĩnh phát khởi bốn chánh kiến, mà ở nơi bốn chánh kiến ấy cũng chẳng tác chứng. Thông đạt được pháp ấy thì gọi là Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát thiện xảo thông đạt nơi đế pháp ấy, nếu chúng diệt đế thì khổ chẳng sanh, trí quán vô sanh thì gọi là khổ trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Hữu là sanh duyên. Quan sát hữu ấy chẳng có chẳng không, trí nầy gọi là tập trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả sanh đều là vô sanh , đã vô sanh thì đều vô diệt. Trí vô diệt ấy gọi là tận diệt trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thánh đạo ấy không chỗ cân lường, không chỗ lấy tìm , không chỗ quan sát, đây gọi là trí quảng đại. Trí ấy gọi là đạo trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nơi đế pháp ấy đại Bồ Tát khéo kiến lập được, mà ở nơi đế trí khôngchỗ trụ trước. Ðây gọi là đại Bồ Tát đế pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật, nên được vô ngại giải thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu học đầy đủ Bát Nhã Ba la mật nên được bốn thứ vô chướng ngại giải. Ðó là nghĩa vô ngại giải, pháp vô ngại giải, từ vô ngại giải và biện vô ngại giải.

Nầy Xá Lợi Phất ! Những gì là nghĩa vô ngại giải ?

Chư đại Bồ Tát y cứ Bát Nhã Ba la mật nên được nghĩa vô ngại giải. Ðó là nhứt thiết pháp thắng nghĩa xứ trí . Quan sát trí ấy tức là nghĩa vô ngại giải. Như là những giác trí, nhơn trí, duyên trí, hòa hiệp trí , biến tùy hành trí, quãng đại duyên sanh trí , pháp tánh vô tạp trí, Như Lai tùy nhập trí, an trụ thiết tế tạp chí.Như Lai tùy nhập trí, an trụ thiệt tế trí ở trong pháp không tùy giác quán trí, ở trong pháp vô tướng như sở quán trí, ở trong pháp vô nguyện khởi nguyện hành trí, ở nơi không gia hạnh khởi gia hành trí, nơi không gia hạnh khởi gia hạnh trí, nơi lý thú nhứt quán nhập chứng trí, nơi không hữu tình quánnhập chứng trí, nơi không ngã pháp quán nhập chứng trí, nơi hông thọ mạng nhứt hướng nhập trí, nơi không sát thủ thú quán thắng nghĩa trí, nơi quá khứ thế quán vô ngại trí, nơi vị lai thế quán vô biên trí, nơi hiện tại thế quán nhứt thiết xứ trí, nơi các uẩn pháp quán như ảo hóa trí , nơi các giới pháp quán đồng độc xà trí, nơi các xứ pháp quán như hư không trí, nơi các nội pháp quán tịch tĩnh trí, nơi các ngoại pháp quán vô sở hành trí, nơi các cảnh giới quán vô sở hữu trí, nơi các niệm trụ quán an trụ trí, nơi các thú đạo quán tùy hành trí, nơi các duyên khởi quán hiện kiến trí, nơi các đế pháp quán thông đạt trí, nơi tất cả khổ quán vô sanh trí, nơi tất cả tập quán không gia hạnh trí, nơi tất cả diệt quán ly tướng trí, nơi tất cả đạo quán cứu tế trí, ở trong tất cả pháp, quán phân tích trí, nơi các căn pháp quán chứng nhập trí, nơi các lực pháp quán không khuất phục trí, nơi xa ma tha quán sở y xứ trí, nơi tỳ bát xá na quán minh chiếu trí, nơi các ảo sự quán hư tập trí, nơi các dương diệm quán mê loạn trí, nơi các mộng sự quán hư kiến trí, nơi tiếng vang quán duyên hiệp trí, nơi bóng sáng quán vô động trí, nơi tướng sai biệt quán nhứt tướng trí,nơi các hệ phược quán ly phược trí, nơi các tương tục quán không tương tục trí, nơi trí Thanh Văn quán tùy thanh nhập trí, nơi trí Ðộc Giác quán duyên sanh rộng lớn nhập nhứt cảnh trí, nơi Phật Ðại thừa quán biết tất cả thiện căn tư lương hay tích tập trí. Tất cả các quán trí như vậy gọi là đại Bồ Tát nghĩa vô ngại giải.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại bồ Tát còn có nghĩa vô ngại giải. Ðó là nghĩa y thú nơi lý thú, vì là chỗ y thú của các pháp tánh. Tại sao ? Vì tất cả pháp đều là không, nghĩa tánh không gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp đều vô tướng, nghĩa vô tướng gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp đều vô nguyện, nghĩa vô nguyện gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp đều viễn ly, nghĩa viễn ly gọi là nghĩa. Vì tất cả pháp không hữu tình không thọ mạng không sát thủ thú, nghĩa không hữu tình thọ mạng sát thủ thú gọI là nghĩa.

Ðại Bồ Tát tùy nhập được nghĩa tướng như vậy thì gọi là nghĩa vô ngại giải.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có Bồ Tát nói nghĩa như vậy, nên biết đó là nói pháp vô trụ, nói pháp vô tận , là nói tất cả chỗ được nói rõ, là nói những nghĩa của bực nhứt thiết trí dung vô ngại giải đã biết rõ. Nên biết Bồ Tátđược sự ấn khả tùy hỉ của chư Phật Thế Tôn. Nên biết trí ấy là chơn huệ, là thiệt huệ là vô dị huệ, là vô ngại huệ.

Ðại Bồ Tát biết rõ như vậy thì gọi là nghĩa vô ngại giải.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát pháp vô ngại giải ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật nên được pháp vô ngại giải . Ðó là ở trong các pháp, tùy chứng nhập trí. Những gì gọi là tùy chứng nhập trí ? Ðó là ở trong các pháp có chỗ chứng nhập. Những pháp gì ? Ðó là những pháp : thiện bất thiện, hữu tội vô tội, hữu lậu vô lậu, thế gian xuất thế gian, hữu vi vô vi, nhiễm ô thanh tịnh, sanh tử Niết bàn. Ở trong các pháp ấy theo đó có thể chứng nhập pháp tánh bình đẳng, bồ đề bình đẳng. Trí tánh như vậy gọi là pháp vô ngại giải.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Pháp vô ngại giải là : Ðại Bồ Tát dùng pháp vô ngại giải ấy, tâm trí chứng nhập tham hành như vầy; nhập chứng giả lập tham hành, phương tiện tham hành, kiên cố tham hành , vi bạc tham hành, phi xứ tham hành, doanh cầu tham hành, túcthế tham hành, vô biên dị tướng tham hành, hiện tại chúng duyên tham hành. Tất cả tướng tham hành ấy đều chứng nhập.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát rõ biết những tướng tham của các hữu tình : Hoặc có chúng sanh nội tham chẳng phải ngoại tham, hoặc ngoại tham chẳng phải nội tham, hoặc nội ngoại tham.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham thanh, hoặc tham thanh chẳng tham sắc, hoặc tham sắc thanh.

Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham hương, hoặc tham hương chẳng tham sắc, hoặc tham sắc hương.

Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham sắc, hoặc tham sắc vị.

Hoặc có chúng sanh tham sắc chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc, hoặc tham sắc xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham thanh chẳng tham hương, hoặc tham hương chẳng tham thanh, hoặc tham thanh hương.

Hoặc có chúng sanh tham thanh chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham thanh, hoặc tham thanh vị.

Hoặc có chúng sanh tham thanh chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham thanh, hoặc tham thanh xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham hương chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham hương , hoặc tham hương vị.

Hoặc có chúng sanh tham hương chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham hương, hoặc tham hương xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham vị chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham vị, hoặc tham vị xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh chẳng tham hương , hoặc tham hương chẳng tham sắc thanh , hoặc tham sắc thanh hương.

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham sắc thanh, hoặc tham sắc thanh vị.

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc thanh, hoặc tham sắc thanh xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham thanh hương chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham thanh hương, hoặc tham thanh hương vị.

Hoặc có chúng sanh tham thanh hương chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham thanh hương; hoặc tham thanh hương xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham hương vị chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham hương vị, hoặc tham hương vị xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! hoặc có chúng sanh tham sắc thanh hương chẳng tham vị, hoặc tham vị chẳng tham sắc thanh hương , hoặc tham sắc thanh hương vị.

Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh hương chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc thanh hương, hoặc tham sắc thanh hương xúc.

Lại nầy Xá lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham thanh hương vị chẳng tham xúc, hoặc tham xúc chẳng tham sắc thanh hương vị, hoặc tham thanh hương vị xúc.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Hoặc có chúng sanh tham sắc thanh hương vị chẳng tham xúc, hoặcxúc chẳng tham sắc thanh hươngvị, hoặc tham sắc thanh hương vị xúc.

Nầy Xá Lợi Phất ! Vô lượng chúng sanh ấy đều riêng phát khởi vô lượng tướng tham nhập vào tham hành, đại Bồ Tát do chứng nhập pháp vô ngại giải nên nhập vào hai vạn một ngàn tham hành, hai vạn một ngàn sân hành, hai vạn một ngàn si hành,, hai vạn một ngàn đẳng phần hành phiền não của chúng sanh.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát chứng nhập tám vạn bốn ngàn phiền não hành môn ấy, nên biết đại Bồ Tát nầy đầy đủ thành tựu tâm quảng đại trí, tùy hành thuyết trí, bất tăng bất giảm thuyết trí, bất quá thời thuyết trí, căn khí sai biệt trí, lập ngôn bất hư thuyết trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Vì đại Bồ Tát có đủ những trí thù thắng như vậy, nên gọi là đại Bồ Tát pháp vô ngại giải.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát từ vô ngại giải ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật nên có đủ từ vô ngại giải. Ðó là trí chứng nhập các ngôn từ.

666

Ðược trí nầy rồi thì hay biết rõ ngôn từ của chư Thiên chư Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La,Khẩn Na La, Ma Hầu La già, Nhơn và ngôn từ của các Phi nhơn, nhẫn đến tất cả hữu tình trong ngũ đạo có bao nhiêu ngôn từ âm thanh nói bàn, đại Bồ Tát đều dùng trí ấy chứng nhập, lại có thể dùng các ngôn từ âm thanh ấy tùy theo các hữu tình mà nói pháp. Ðây gọi là Bồ Tát từ vô ngại giải

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại bồ Tát khéo biết rõ ngôn từ ấy chỉ nên hiển bày pháp ấy, ngôn từ ấy chỉ nên tùy biện pháp ấy, ngôn từ ấy nên dùng chữ ấy ẩn chứa pháp ấy.

Ðại Bồ Tát dùng trí ấy biết rõ là một danh ngôn, là hai danh ngôn, là nhiều danh ngôn. lại biết rõ là danh ngôn nữ danh ngôn nam, danh ngôn phi nam phi nữ. Lại biết rõ là danh ngôn lược danh ngôn rộng, danh ngôn tốt danh ngôn xấu. Lại biết rõ là danh ngôn quá khứ danh ngôn vị lai, danh ngôn hiện tại. Lại biết rõ các tướng như vậy một chữ tăng ích.

Biết rõ như vậy thì gọi là đại Bồ Tát từ vô ngại giải.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát phát ra ngôn từ, đó là do vô lượng công đức họp lại thành. Tại sao ? Vì ngôn từ được đại Bồ Tát phát ra không nhỏ yếu, chính ngôn từ ấy rất khéo sắp đặt, không phiền trọng, không gấp mau, lời rất rõ ràng, văn nghĩa tròn đủ, thuận đẹp lòng đại chúng, các thứ mỹ diệu bày rõ thâm áo, trang nghiêm với những thế tục và thắng nghĩa, tự tâm trí kiến thông đạt vô ngại, chư Phật ấn khả, làm vui đẹp chúng sanh.

Ðầy đủ như vậy thì gọi là đại Bồ Tát từ vô ngại giải.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát biện vô ngại giải?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La mật nên được ngôn từ vô ngại biện, biện nói ký biệt không trệ, biện nói tuyên dương không dứt, biện nhanh biện mau biện nhanh chóng, biện chẳng ai động được, biện chẳng vấp chậm, biện đáp theo lời hỏi, biện chẳng khiếp lui, biện chẳng tương vi, biện chẳng tranh luận, biện pháp đáng thích, biện an trụ sức nhẫn, biện vi diệu rất sâu, biện các thứ sai biệt, biện các thứ vi diệu, biện thế tục thắng nghĩa, biện nói xây dựng tất cả cônghạnh bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tĩnh lự Bát Nhã, biện nói xây dựng tất cả niệm trụ chánh cần thần túc căn lực giác phần chánh đạo xa ma tha và tỳ bát xá na, biện nói xây dựng tất cả tĩnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát để, biện quảng đại trí, biện sở thừa của tất cả thánh nhơn, biện tâm hành của tất cả chúng sanh, biện nói không ngọng nghịu, biện nói không cứng nghẹn, biện nói không liến thoắng, biện nói không thô cộc, biện nói giọng nhuần mến, biện nói giọng trong sạch, biện nói giọng bàng bạc, biện nói không chấp dính, biện nói dạy bảo, biện nói đại tự tại, biện nói diệu tương ưng, biện nói không khóa chặt, biện nói giọng mỹ diệu, biện nói giọng mềm trơn, biện nói không gây ra sự quở trách, biện nói được chư thánh khen ngợi.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát dùng bao nhiêu ngôn biện như vậy tuyên cáo khắp vô lượng vô biên quốc độ chư Phật mười phương. Ngôn âm được đại Bồ Tát phát ra vượt hơn tất cả ngôn từ phạm âm. Ngôn âm ấy sáng tỏ trong sạch được sự ấn khả của chư Phật. Ðại Bồ Tát có đủ tài biện, thương các hữu tình nên dùng ngôn âm ấy tuyên nói rộng chánh pháp vi diệu khiến họ xuất ly sanh tử hết hẳn các sự khổ. Ðây gọi là đại Bồ Tát vô ngại biện.

Nầy Xá Lợi Phất ! Như trên ấy gọi là vô ngại giải thiện xảo. Do vô ngại giảI thiện xảo ấy mà đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La mật chuyên cần tu tập vô ngại giải thiện xảo vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát y xu thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát nhã Ba La mật nên khéo hay đầy đủ bốn thứ y xu. Ðó là y xu nơi nghĩa mà chẳng y xu nơi văn, y xu nơi trí mà chẳng y xu nơi thức, y xu nơi kinh liễu nghĩa mà chẳng y xu nơi kinh chẳng liễu nghĩa, y xu nơi pháp mà chẳng y xu nơi nhơn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là y xu nơi nghĩa mà chẳng y xu nơi văn? Và những gì là văn là nghĩa ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Văn là nói văn từ truyền quen theo tác dụng của pháp thế gian. Nghĩa là nói chỗ thông đạt pháp xuất thế.

Văn là ngôn từ tuyên bày bố thí điều thuận tịch tĩnh đáng ưa thích. Nghĩa là trí quyết định biết rõ sự bố thí điều thuận tịch tĩnh ấy.

Văn là ngôn từ phân biệt quở trách sanh tử. Nghĩa là chẳng nhiễm sanh tử thấy suốt pháp tánh.

Văn là ngôn từ ca ngợi công đức Niết bàn. Nghĩa là pháp tánh Niết bàn tánh không sai biệt.

Văn là tùy thuận các thừa mà kiến lập ngôn thuyết. Nghĩa là trí khéo thông đạt pháp nhứt lý.

Văn là tuyên nói bỏ rời các pháp sở hữu. Nghĩa là tam luân ấy cứu cánh thanh tịnh.

Văn là tuyên nói luật nghi thân ngữ ý nghiệp thọ trì công đức học xứ đầu đà. Nghĩa là thân ngữ ý nghiệp đều bất khả đắc, chẳng do gia hạnh giới luật thanh tịnh.

Văn là tuyên nói nhịn chịu sân khuể bớt dứt giận kiêu mạn phóng dật, làm được hạnh nhẫn ấy gọi là thiện trượng phu. Nghĩa là khéo chứng được vô sanh pháp nhẫn.

Văn là diễn tả các thiện căn phát khởi tinh tấn. Nghĩa là vô thủ vô xả vô trụ tinh tấn.

Văn là tuyên nói tĩnh lự giải thoát đẳng tri đẳng chí. Nghĩa là trí diệt tận định.

Văn là tất cả văn trì các huệ căn bổn. Nghĩa là nghĩa bất khả thuyết.

Văn là hay khai thị ba mươi bảy phần trợ đạo thánh pháp. Nghĩa là chứng được quả của chánh hạnh Bồ đề phần pháp.

Văn là hay khai thị phổ tập đạo đế. Nghĩa là tác chứng diệt đế.

Văn là hay khai thị vô minh đến lão tử. Nghĩa là vô minh diệt đến lão tử diệt.

Văn là tuyên nói chánh pháp chỉ quán tư lương. Nghĩa là sáng giải thoát trí.

Văn là tuyên nói hành pháp tham sân si và đẳng phần. Nghĩa là tâm vô phân biệt trí giải thoát.

Văn là khai thị tất cả pháp chướng ngại. Nghĩa là trí giải thoát vô chướng ngại.

Văn là khai thị Tam Bảo ca ngợi công đức. Nghĩa là pháp tánh ly dục công đức chánh hạnh vô vi vô trước.

Văn là tuyên nói công đức tu học phát khởi chánh hạnh của Bồ Tát sơ phát tâm đến ngồi đạo tràng . Nghĩa là sát na tâm tương ưng chứng nhập nhứt thiết chửng trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tóm lại đức Như Lai diễn nói tám vạn bốn ngàn pháp tạng thanh giáo đều gọi là văn, lý thú tất cả thuyết rời lìa tất cả ngôn âm văn tự thì gọi là nghĩa.

Ðây gọi là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật y xu nghĩa chẳng y xu văn vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát y xu trí chẳng y xu thức ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba La mật nên thiện xảo biết rõ bao nhiêu ngôn giáo văn nghĩa tất cả pháp theo sự phân biệt của tất cả hữu tình thì gọi là thức, đại Bồ Tát chẳng nên y theo. Còn những ngôn giáo đúng nghĩa pháp tánh tức gọi là trí, đại Bồ Tát phải y theo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Do hai pháp thiện xảo mà đại Bồ Tát có thể tu hành Bát Nhã Ba la mật. Ðó là thức và trí.

Những gì là thức ? Những gì là trí ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Thức ấy là bốn chỗ thức an trụ : Một là sắc chỗ y chỉ của thức. Hai là thọ, chỗ y chỉ của thức. Ba là tưởng, chỗ y chỉ của thức. Bốn là hành, chỗ y chỉ của thức. Thức an trụ bốn chỗ như vậy thì gọi là thức, chẳng nên y theo.

Nơi năm thủ uẩn, thức chẳng an trụ, thức uẩn khắp ở nơi trí thì gọi là trí, phải y theo trí ấy.

Thức là hay biết rõ địa giới thủy giới hỏa giới phong giới, biết rõ bốn giới ấy thì gọi là thức, chẳng nên y theo. Nơi bốn giới ấy thức chẳng an trụ thì gọi là thức pháp tánh. Nơi pháp tánh trí chẳng tạp loạn thì gọi là trí, nên y theo trí ấy.

Thức là biết rõ sắc được nhãn biết, thanh được nhĩ biết, hương được tỷ biết, vị được thiệt biết, xúc được thân biết, pháp được ý biết. Biết rõ như vậy gọi là thức, chẳng nên y theo.

Với nội xứ, tâm lự tịch tĩnh, với ngoại xứ tầm từ chẳng hành, chẳng sanh phân biệt nơi pháp, đây gọi là trí, nên y theo.

Từ cảnh sở duyên mà sanh hay biết, từ các tác ý mà sanh hay biết, từ khắp phân biệt mà sanh hay biết, đây gọi là thức.

Không thủ không chấp không duyên không phân biệt, đây gọi là trí.

Nơi tất cả hành pháp hữu vi phân biệt biết rõ, đây gọi là thức. Nơi pháp vô vi không có thức duyên hành được, trí vô vi ấy gọi là trí.

Thức hay biết có sanh có diệt có nơi an trụ thì gọi là thức, chẳng nên y theo. Không sanh không diệt không chỗ an trụ, đây gọi là trí, đại Bồ Tát nên y theo trí ấy.

Ðây gọi là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La mật y xu trí chẳng y xu thức vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát chẳng y xu kinh chẳng liễu nghĩa mà y xu kinh điễn liễu nghĩa ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát hay khéo thông đạt văn rộng rãi như trước đã tuyên nói, đây gọi là kinh chẳng liễu nghĩa, chẳng nên y xu. Còn những nghĩa rộng rãi đã tuyên nói trước ấy, đây gọi là kinh liễu nghĩa, nên y xu.

Những gì trong kinh mà cho là liễu nghĩa, hoặc chẳng liễu nghĩa?

Nầy Xá Lợi Phất ! Vì y Bát Nhã Ba la mật nên đại Bồ Tát khéo thông đạt phân biệt rõ.

Nếu trong kinh tuyên nói về đạo, ngôn giáo ấy gọi là chẳng liễu nghĩa. Nếu nói về quả, ngôn giáo ấy gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong các kinh nói về thế tục đế, đây gọi là chẳng liễu nghĩa. Nếu nói về thắng nghĩa đế thì gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong các kinh nói về tác nghiệp phiền não hoặc nhiễm thì gọi là chẳng liễu nghĩa.

Nếu nói phiền não nghiệp dứt hết thì gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong các kinh tuyên nói quở trách pháp nhiễm ô thì gọi là chẳng liễu nghĩa. Nếu nói tu trị thanh tịnh thì gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong có kinh nói nhàm sanh tử ưa niết bàn thì gọi là chẳng liễu nghĩa. Nếu nói sanh tử Niết bàn không sai biệt thì gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong các kinh nói nhiều thứ văn cú sai biệt thì gọi là chẳng liễu nghĩa.Nếu nói thậm thâm khó thấy khó biết thì gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong các kinh văn cú rộng rãi hay khiến tâm ý chúng sanh hớn hở thì gọi là chẳng liễu nghĩa. Nếu nói văn cú và tâm ý đều đồng với tro tàn thì gọi là liễu nghĩa.

Nếu trong kinh tuyên nói có ngã, hữu tình, mạng giả, dưỡng giả, sát thủ thú giả, ý sanh giả, tác giả, thọ giả, lại lập có các thứ thọ uẩn không có chủ thể, ngôn giáo như vậy thì gọi là chẳng liễu nghĩa, chẳng nên y xu. Nếu nói không, vô tướng, vô nguyện, vô sanh, vô khởi, vô xuất hiện, vô ngã, vô nhơn, vô hữu tình, vô mạng giả, đây gọi là liễu nghĩa, nên y xu.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðây gọi là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật y xu kinh liễu nghĩa, chẳng y xu kinh chẳng liễu nghĩa.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát y xu pháp mà chẳng y xu nhơn?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do y Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi các kinh giáo khéo phân biệt được nếu là tuyên nói kinh chẳng liễu nghĩa tức là những nghĩa về các hữu tình, ngôn giáo ấy chẳng nên y xu. Còn các kinh liễu nghĩa tức như nghĩa pháp tánh, ngôn giáo ấy nên y xu.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Những gì gọi là pháp và thế nào gọi là nhơn ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Những pháp tướng sở duyên được hữu tình thấy biết thì gọi là nhơn. Còn pháp tánh mà các pháp tướng sở duyên ấy an trụ thì gọi là pháp vậy.

Nói là nhơn ấy, đó là người phàm, người phàm thiện, người tùy tính hành, người tùy pháp hành, người đệ bát nhẫn, người Dự Lưu, người Nhứt Lai , người Bất Hoàn, người A La Hán, người Ðộc Giác, người Bồ Tát.

Nầy Xá Lợi Phất! Lại còn có một người xuất hiện thế gian làm lợi ích an vui vô lượngchúng sanh, thương xót thế gian đem nghĩa lợi an lạc cho người cho trời. Người này là Ðức Như Lai Ứng Cúng Ðẳng Chánh Giác.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả danh từ người như vậy, đức Như Lai y theo thế tục đế vì chúng sanh mà tuyên nói. Nếu có người ở nơi ngôn giáo ấy mà sanh khởi chấp lấy, thì chẳng nên y xu người ấy. Tại sao ? Vì muốn Bồ Tát chánh y xu, nên đức Như Lai tuyên dạy rằng các ông nên y xu thiệt tánh của các pháp, chớ nên y xu nơi người ấy.

Những gì là thiệt tánh của các pháp?

Nầy Xá Lợi Phất ! Những tướng : Không biết dị, không tăng ích, không tác không bất tác, chẳng trụ không căn bổn, đây goị là pháp tánh. Lại những tướng : tất cả xứ thông chiếu bình đẳng, trong các bình đẳng khéo trụ bình đẳng, trong bất bình đẳng hay khéo bình đẳng, đây gọi là pháp tánh.

Pháp tánh ấy không có phân biệt, không có sở duyên, nơi tất cả pháp chứng được thể tướng cứu cánh quyết định, đây gọi là thiệt tánh của các pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu ai có y xu pháp tánh, thì các pháp tánh không có chẳng y xu.

Chư đại Bồ Tát do chứng nhập môn ấy nên ở nơi tất cả pháp y xu tất cả pháp tánh.

Ðây gọi là bốn thứ y xu của đại Bồ Tát.

Nếu đại Bồ Tát thông đạt được nơi đây thì gọi là y xu thiện xảo vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là tư lương thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật nên khéo thông đạt được hai thứ tư lương. Ðó là phước và trí. Thế nào gọi là phước đức tư lương ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Thể tánh bố thí đem phước đến cho việc làm, thể tánh thi la đem phước đến cho việc làm, thể tánh các hạnh tu đem phước đến cho việc làm, đại từ tam muội , đại bi phương tiện đều gọi là phước đức tư lương.

Ðại Bồ Tát do làm những sự nghiệp phước đức nên ở nơi các thiện căn, hoặc tự hoặc tha, cố gắng phụng tu đều hưng khởi được phước đức ba đời, tất cả những pháp ác đều phát lộ.

Ở nơi công đức của tất cả chúng sanh có, công đức của các bậc hữu học vô học có, công đức của bậc Ðộc Giác có, công đức của tất cả

Bồ Tát từ sơ phát tâm đến bất thối chuyển nhứt sanh bổ xứ có vô lượng vô biên, đều sanh lòng tùy hỉ khắp tất cả .

Ở nơi chư Phật Thế Tôn quá khứ vị lai hiện tại có bao nhiêu thiện căn cũng đều sanh lòng tùy hỉ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy lại hay khéo tùy hỉ sự nghiệp câu sanh phước. Lại có thể thỉnh Phật chuyển pháp luân vi diệu, cũng thỉnh chư Hiền Thánh diễn nói thắng pháp. Cũng khuyến cáo sự nghiệp câu sanh phước. Lại hay đem các thiện căn hồi hướng Vô thượng Bồ đề, hồi hướng sự nghiệp vô sanh phước.

Ðại Bồ Tát ấy thấy người chưa phát Bồ đề tâm thì phương tiện khuyên khiến phát. Với người đã phát Bồ đề tâm thì thuyết pháp khai thị khiến thành thục. Với người nghèo cùng thì dùng của vật nhiếp họ.Với người tật bịnh thì bố thí thuốc men ân cần săn sóc cung kính hầu hạ. Với kẻ bạo ác thì nhịn chịu. Với giới phẩm vị phạm thì chẳng phú tàng mà phát lộ các lỗi khéo trừ hết sạch. Với chư Phật Thế Tôn đã nhập Niết bàn thì luôn luôn sắm đồ cúng dường. Với Hòa Thượng và A Xà Lê thì kính thờ như Phật. Với chánh pháp thì phát tinh tấn suy tìm thỉnh hỏi. Với thuyết phápsư thì kính mến tôn thờ như thờ Phật. Có hội thuyết pháp dầu cách xa trăm do tuần cũng phải đến đó nghe chánh pháp không nhàm mỏi. Hoặc có chúng sanh đến thưa hỏi chỗ nghi, thì dùng tâm vô nhiễm mà tuyên nói pháp thanh tịnh, với cha mẹ thì thờ kính cúng dường biết ơn, tỏ ơn không hề hối tiếc. Chứa họp tất cả những phước thanh tịnh tu hành xây dựng lòng không nhàm mỏi, dùng các giới luật phòng hộ thân mình, thân không ngụy trá, phòng hộ nơi ngữ phát ngôn hòa nhã, phòng hộ nơi tâm lòng không xiểm cuống. Vì muốn nhiếp các phước đức thanh tịnh nên xây dựng tháp miếu thờ Phật. Vì muốn tướng trượng phu được viên mãn nên chứa họp pháp hội bố thí lớn vô giá. Vì muốn tùy hình hảo viên mãn nên chứa họp các thứ thiện căn tư lương. Ðể trang nghiêm thân nên rời bỏ kiêu mạn. Ðể trang nghiêm ngữ nên rời các lỗi nơi ngữ. Ðể trang nghiêm tâm nên xa rời tất cả ghét ganh giác quán. Vì đại trang nghiêm Phật quốc độ nên hóa hiện thần thông chuyển biến tự tại. Vì muốn trang nghiêm các pháp tướng nên thành tựu diệu trí vô thượng thiện tánh thanh tịnh. Vì muốn trang nghiêm pháp chúng nên rời xa tất cả ngữ ngôn ly gián thô ác phá hoại.

Vì chẳng thủ trước tất cả pháp nên rời lìa hư vọng phân biệt. Vì khiến người thuyết pháp không lo buồn nên hoan hỉ khen thiện tai. Vì muốn người thuyết pháp không luống công nên trừ bỏ chướng cái mà cung kính nghe pháp. Vì muốn trang nghiêm Bồ đề thọ nên phụng thí vườn rừng thanh tịnh cho chư Phật. Vì muốn trang nghiêm Phật đạo tràng nên tu đủ các thiện căn không thối chuyển. Vì muốn trừ sạch pháp sanh tử nên chẳng nhiễm tất cả nghiệp phiền não. Vì muốn được tay trân bửu nên bố thí tất cả trân bửu. Vì muốn được của vô tận và tạng vô tận nên đem vật ái trọng bố thí trước. Vì muốn khiến các chúng sanh tạm thấy mình thì liền sanh lòng tin thanh tịnh nên vui vẻ hỏi thăm trước xa rời vẻ âu sầu. Vì muốn được tướng bàn tay bằng phẳng nên đối với chúng sanh sự chiếu cố bình đẳng. Vì muốn phóng vô biên màn tia sáng nên đối với các chúng sanh không học thức lòng chẳng khinh miệt và chẳng bỏ rơi. Vì muốn thọ sanh được thanh tịnh thường gìn chứa giới phước thanh tịnh.Vì muốn thai tạng được thanh tịnh nên ở nơi các hủy phạm khéo có thể thanh tịnh. Vì muốn sanh trong người trên trời nên tu tập thanh tịnh mườinghiệp đạo lành. Vì rời xa sự đi đứng qua lại vô tri , nên ở nơi các sự dạy bảo không vọng phân biệt. Vì được pháp tài giàu dư tự tại nên đối với pháp thâm áo không giấu tiếc. Vì muốn được thế gian chiêm ngưỡng nên sửa trau thanh tịnh dục giải tăng thượng.Vì muốn được pháp thắng giải quảng đại nên các hạnh vi diệu đều chứng cả. Vì muốn nhiếp thọ tất cả phước nên tâm hằng tư duy đấng Nhứt thiết trí. Vì muốn viên mãn bảy thánh tài nên ở nơi Phật pháp chánh tín là tiền đạo. Vì muốn nhiếp thọ các tịnh pháp nên đối với thân mạng mình không hề đoái đến. Vì được thế gian ủy nhiệm nên có hứa điều gì quyết làm xong . Vì muốn cho tất cả Phật diệu pháp được viên mãn tu tập tất cả Phật pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu đại Bồ Tát đầy đủ thành tựu những tướng ấy thì gọi là đại Bồ Tát phước đức tư lương thiện xảo vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát trí đức tư lương thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại bồ Tát ấy vì an trụ các pháp nhơn duyên như vậy nên nhiếp thủ được trí, đây gọi là trí đức tư lương.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nhiếp trí như vậy lấy pháp gì làm nhơn làm duyên ?

Nầy Xá Lợi Phất! nên biết đại Bồ Tát nguyện dục không nhàm mỏi, tinh tấn tìm cầu tánh trí tùy hành, gần gũi thiện hữu xu hướng Phật trí mà chẳng xu hướng trí Thanh Văn, Ðộc Giác. Ðối với thiện hữu ấy lòng không giải đãi khinh mạn mà cung kính mến trọng như bực đại sư. Bồ Tát biết thiện hữu ấy có đủ dục giải nên không có phần ít ngôn thuyết thuận trí nào mà chẳng thưa hỏi để học. Thiện hữu ấy lại biết Bồ Tát ấy là pháp khí liền tuyên nói không tạm gián đoạn. Bồ Tát nghe nói hạnh tương ưng với chánh pháp tư lương liền tinh tấn tầm tư phương tiện tu tập. Ðây gọi là chánh hạnh tương ưng trí đức tư lương.

Thế nào là chánh hạnh tương ưng chánh pháp tư lương ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chánh pháp tư lương là đại Bồ Tát vì tu tập chánh hạnh nên với sự uống ăn khéo có thể tiết kiệm. Với các duyên sự khéo có thể giảm ước. Với chuyện trò đàm thoại khéo có thể xa rời. Với các âm thanh khéo có thể vứt bỏ. Ðầu hôm cuối đêm không ngủ nghỉ mà siêng tu tập chánh hạnh tương ưng. Ðại Bồ Tát ấy vì cân lường nghĩa lý trịnh trọng tầm tư nên lòng không uế trược. Vì hiện trừ nghi hối nên không chỗ truy cầu. Vì bền tu chánh hạnh nên tùy thuận chánh pháp xu hướng chánh pháp thích đến chánh pháp. Vì nơi pháp dũng mãnh thường như cứu khăn đầu bị cháy nên siêng cầu diệu trí không tạm thôi nghỉ. Vì chẳng ở hắc ám nên không lười biếng.Vì chẳng bỏ việc lành nên xa rời ồn náo. Thường hay ở một mình nên ngồi lặng tư duy. Vì thánh chủng trí đức nên chẳng bỏ những công đức đầu đà. Vì yêu thích pháp lạc nên thường ưa tìm cầu pháp xuất thế mà chẳng nghĩ đến trân bửu. Vì tùy thuận thế gian văn chương chú thuật nên thành tựu chánh niệm. Vì chẳng quên mất chánh niệm nên đủ nghĩa thậm thâm. Vì khéo tùy hành nghĩa thậm thâm nên có được diệu huệ. Vì tùy thuận chánh đạo kiên cố nên dũng mãnh. Vì phòng vệ ngoại duyên nên trong lòng hổ thẹn. Vì trang nghiêm tàm úy nên làm theo Phật lý. Vì rời lìa phi trí nên bỏ màn ngu si. Vì huệ nhãn thanh tịnh khéo giác ngộ nên giác huệ rộng rãi. Vì giác huệ ấy không hẹp kém nên dịu huệ sáng tỏ chứng hiện trí vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy chỗ có công đức chẳng tùy theo người. Với tự công đức chẳng tăng thượng mạn. Với tha công đức chẳng ganh ghét chẳng chê bai, khéo tu hành nghiệp lành chẳng khinh nghiệp báo, vì thế nên đầy đủ thành mãn nghiệp thanh tịnh trí.

Nầy Xa Lợi Phất ! đầy đủ thành mãn những tướng ấy thì gọi là trí đức tư lương thiện xảo.



Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có trí đức tư lương thiện xảo. Ðó là có thể đầy đủ bốn pháp bố thí thì thành tựu được trí đức tư lương . Những gì là bốn ?

Ðại Bồ Tát nếu thấy biên chép kinh điển nầy thì cung cấp giấy mực viết các vật cần dùng. Ðây là pháp thí thứ nhứt

Ðại Bồ Tát thỉnh pháp sư diễn nói nghĩa thâm diệu. Ðây là pháp thí thứ hai.

Ðại Bồ Tát đem những lợi dưỡng cung kính danh văn tán tụng khen tặng dâng lên pháp sư. Ðây là pháp thí thứ ba.

Ðại Bồ Tát ở nơi pháp sư nhiếp thọ chánh pháp không siễm khúc. Khen tặng cho vui lòng mà nói thiện tai thiện tai. Ðây là pháp thí thứ tư.

Ðại Bồ Tát làm đủ bốn pháp thí ấy thì khéo có thể chứa họp trí đức tư lương thiện xảo

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ tích tập vô tận trí đức tư lương. Những gì là bốn ?

Một là đại Bồ Tát khéo thủ hộ thân mạng pháp sư.

Hai là khéo thủ hộ những thiện pháp đã có.

Ba là khéo thủ hộ chỗ ở của pháp sư.

Bốn là khéo thủ hộ đồ chúng của pháp sư.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ nhiệm trì trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là bốn ? Ðó là ở nơi pháp sư, Bồ Tát dùng pháp để nhiệm trì, dùng trí để nhiệm trì , dùng của vật để nhiệm trì và dùng công đức để nhiệm trì vậy.

Lại nầy Xá lợi Phất ! Ðại bồ Tát còn có năm thắng lực hay làm trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là năm ? Ðó là đại Bồ Tát có đủ tín lực để thành tựu tâm tín giải. Có đủ tấn lực để cầu thiện tri thức thành tựu đa văn,. Có đủ niệm lực để tâm Bồ đề không quên mất. Có đủ định lực để suy gẫm quan sát bình đẳng giác tánh. Có đủ huệ lực do vì từ lâu đã tu tập sức lực đa văn vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ thi la thanh tịnh hay tích tập trí đức tư lương. Những gì là bốn ? Ðó là đại Bồ Tát có thi la thích chánh pháp, có thi la cầu chánh pháp, có thi la quán chánh pháp và có thi la hồi hướng Bồ đề vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ pháp nhẫn hay làm trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là bốn ?

Một là lúc đại Bồ Tát cần cầu chánh pháp, khéo nhẫn chịu được tất cả lời lẽ thô ác phi pháp.

Hai là lúc đại Bồ Tát cần cầu chánh pháp, khéo nhẫn chịu được tất cả gió nắng rét nóng đói khát.

Ba là lúc đại Bồ Tát cần cầu chánh pháp nơi hai đại sư Hòa Thượng và A Xà Lê có dạy bảo thì đều đảnh đới lãnh thọ.

Bốn là lúc đại Bồ Tát cần cầu chánh pháp, khéo tin hiểu được pháp không, vô tướng, vô nguyện.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lại còn có bốn thứ tinh tấn hay làm trí đức tư lương tinh tấn. Những gì là bốn ? Ðó là đại Bồ Tát kiên cố tinh tấn lắng nghe chánh pháp , kiên cố tinh tấn nhiệm trì chánh pháp, kiên cố tinh tấn diễn thuyết chánh pháp và kiên cố tinh tấn tu hành chánh hạnh vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ tĩnh lự tu tập chánh pháp hay làm trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là bốn ? Ðó là đại Bồ Tát thường thích thực hành pháp viễn ly, thích ở một mình nơi 4núi rừng yên tĩnh, thường thích tìm cầu thần thông tĩnh lự và thường siêng tu Phật trí quảng đại.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ chánh pháp trí huệ quang minh hay làm trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là bốn ? Ðó là đại Bồ Tát tu hành trí huệ quang minh ấy : chẳng an trụ nơi đoạn, chẳng nói nơi thường, chẳng trái duyên khởi và tin hiểu vô ngã vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn thứ chánh pháp vô thượng phương tiện hay làm trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là bốn ? Ðó là đại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật mà tùy thuận thế gian, tùy thuận kinh điển, tùy thuận diệu pháp và tùy thuận tịnh trí vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát có thể tiến đến bốn thứ pháp đạo hay làm trí đức tư lương thiện xảo. Những gì là bốn ? Ðó là đại Bồ Tát do y Bát Nhã Ba la mật nên đầy đủ tu hành đạo đến bỉ ngạn, đạo thất giác phần, đạo bát chánh chi và đạo xu hướng nhất thiết chủng trí vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bốn pháp không chán đủ hay chứa họp trí đức tư lương thiện xảo. Những gì la Bốn ? Ðó là đại Bồ Tát do tu hành bát Nhã Ba la mật nên phụng trì chánh pháp vô lượng nghe pháp không chán đủ, vì người thuyết pháp không chán đủ, quan sát lý nghĩa không chán đủ và trí huệ phương tiện không chán đủ vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát có trí đức tư lương thiện xảo như vậy liền vào khắp tất cả chánh hạnh.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nên biết rằng bố thí do trí tư lương mà thành tựu, trì giới nhẫn tấn định huệ cũng đều do trí tư lương mà thành tựu vậy. Nhẫn đến từ bi hỉ xả tất cả thiện pháp đều do trí đức tư lương mà thành tựu cả.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phát khởi bao nhiêu chánh hạnh kiên cố đều y chỉ nơi trí. Tất cả chánh hạnh đều do trí làm tiền đạo. Vì đại Bồ Tát có đại trí nên được các người vô trí quy về, tất cả ác ma không được dịệp tiện, chư Phật Như Lai đồng gia hộ, sẽ được xu nhập nhứt thiết chủng trí.

Ðây là đại Bồ Tát trí đức tư lương thiện xảo vậy.

Nếu chư Ðại Bồ Tát có đủ hai thứ phước đức và trí đức tư lương thiện xảo, nên biết là do tu hành Bát Nhã Ba la mật mà được công lực tư lương thiện xảo như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là đại Bồ Tát niệm trụ thiện xảo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát y Bát Nhã Ba la mật tu tập đầy đủ bốn thứ niệm trụ thì có thể thành tựu phương tiện thiện xảo. Những gì là bốn ? Một là ở nơi thân theo thân quán sát tu tập niệm trụ. Hai là ở nơi thọ theo thọ quan sát tu tập niệm trụ. Ba là ở nơi tâm theo tâm quan sát tu tập niệm trụ. Bốn là ở nơi pháp theo pháp quan sát tu tập niệm trụ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tu hành Bát Nhã Ba la mật, thế nào Ðại Bồ Tát ở nơi thân theo thân quan sát tu tập niệm trụ ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Bồ Tát ở nơi thân trụ theo thân mà niệm, quan sát thân nầy từ tiền tế có tội lỗi. Bồ Tát nghĩ rằng : Thân nầy do nghiệp điên đảo phát khởi từ nhơn duyên mà sanh không có chủ tế không chỗ nhiếp thọ. Như những cây cỏ kia từ nhơn duyên sanh không có chủ tế không chỗ nhiếp thọ. Thân thể nầy lại như nhà cửa dựng lên do cây gổ tường vách các duyên chung họp mà thành. Thân thể nầy cũng vậy, chỉ do uẩn xứ giới chung họp nhiếp trì mà bổn tánh nó vốn không ngã không ngã sở, không thường không hằng không ở bền, chẳng phải là pháp chẳng biến đổi. Nay tôi chẳng nên ở nơi thân thể nầy mà vọng chấp. Nay tôi nên đem thân chẳng bền nầy đổi lấy thân bền chắc. Thân Như Lai là thân bền chắc vậy.

Tôi quan sát thân thể nầy rất là hư ngụy cần phải tạo nên thân Như Lai . Vì thân Như Lai là thân pháp giới, là thân kim cương , là thân chẳng bị hoại, là thân kiên cố, là thân tối thắng siêu tam giới. Thân thể tôi đây có vô lượng tội lỗi làm tạp nhiễm. Tôi phải cầu chứng thân Như Lai rời lìa tội lỗi tạp nhiễm.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy dùng các năng lực giác huệ quan sát thân thể do tứ đại nhiếp trì, là hang ổ của các phiến não, vì thế nên nay tôi nên đem thân nầy cung cấp hầu hạ các chúng sanh. Tại sao? Ví như bốn đại chủng ngoài là địa thủy hỏa và phong vô lượng phương cách tư tài vật dụng sai biệt làm lợi ích dưỡng dục tất cả chúng sanh. Nay tôi cũng đem thân do tứ đại hiệp thành nầy dùng nhiều phương tiện cảnh giới của cải cho chúng sanh thọ dụng.

Nầy Xá Lợi Phất ! Do y Bát Nhã Ba la mật quan sát thân thể nầy có đại nghĩa dụng như vậy, nên đại Bồ Tát dầu quan sát thân này thể tánh nó là khổ mà chẳng chán sợ thân khổ ấy, dầu quan sát thân nầy tánh nó cứu cánh tận mà chẳng chán sợ lưu chuyển thọ sanh, dầu quan sát thân nầy tánh nó vô ngã mà không chán mỏi với sự thành thục chúng sanh, dầu quan sát thân nầy tánh nó tịch diệt mà chẳng rơi vào chỗ bỏ rời vĩnh viễn tịch diệt, dầu quán sát thân nầy là không vô tướng viễn ly, mà chẳng rơi vào biên tế viễn ly

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ở nơi thân thể nầy an trụ pháp, quán nơi thân, quán sát thân ấy không thiệt không bền. Với nội thân thì an trụ pháp quán theo thân thấy biết ở trong chỗ chẳng dung thọ các phiền não , với ngoại thân an trụ pháp quán theo thân thấy biết ở ngoài chẳng cùng chung với phiền não.

Nầy Xá Lợi Phất ! đại Bồ Tát ấy thành tựu thân niệm trụ rồi, thì thân thanh tịnh không có nhiễm ô, đầy đủ tất cả thân nghiệp thanh tịnh, được thân trang nghiêm với tướng thanh tịnh. Vì có thân trang nghiêm nên được trời người quy ngưỡng.

Ðây gọi là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba La mật, nơi thân thể theo thân quan sát tu tập thân niệm trụ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, thế nào là đại Bồ Tát ở nơi thọ theo thọ quán sát tu tập thọ niệm trụ ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát nghĩ rằng bao nhiêu thọ đều là khổ. Nay tôi có năng lực giác huệ ở nơi thọ ấy nên khéo quan sát, dùng trí quan sát dùng huệ quan sát, dùng phương tiện quan sát. Vì có năng lực quan sát thù thắng như vậy nên đại Bồ Tát ấy dầu thọ sự vui, đương lúc thọ vui liền đối với chúng sanh ở thiện đạo phát khởi tâm đại từ, chẳng bị phiền não tham dục làm não; dầu thọ sự khổ, đương lúc thọ khổ liền đối với chúng sanh ở ác đạo phát khởi tâm đại bi, chẳng bị phiền não sân khuể làm não ; dầu thọ sự chẳng khổ chẳng vui, đương lúc thọ chẳng khổ vui ấy chẳng bị phiền não ngu si làm não.

Nầy Xá Lợi Phất ! Do y Bát Nhã Ba la mật có đủ năng lực quan sát thấy biết như vậy, nên đại Bồ Tát theo thọ mà quan sát tu tập niệm trụ, đương lúc cảm xúc các thọ : hoặc khổ hoặc vui hoặc chẳng khổ chẳng vui liền khéo quan sát được các thọ xuất ly, lại có thể làm cho chúng sanh chứng được pháp thọ biến trí tịch diệt. Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng các chúng sanh ấy vì có đủ phiền não nên không có trí huệ chẳng biết được các thọ xuất ly. Lúc thọ vui họ sanh tham ái , lúc thọ khổ họ sanh sân khuể, lúc thọ chẳng vui chẳng khổ họ khởi ngu si. Chúng ta là hàng Bồ Tát có trí huệ, bao nhiêu lỗi lầm do thọ đều đã dứt diệt, há lại đương lúc cảm thọ mà sanh phiền não. Nay tôi phải phát khởi đủ phương tiện thiện xảo và đại bi để nhiếp các chúng sanh, cho họ dứt diệt các xúc thọ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Các Bồ Tát ấy do nhơn duyên gì ở nơi các thọ mà nói chẳng thối đọa ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðó là ở các thọ có trí huệ quan sát hay dẫn sanh vui mà chẳng dẫn sanh khổ. Trí huệ quan sát thế nào ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Bồ Tát quan sát trong ấy không năng thọ mà chỉ có thọ, đó là chấp thọ, nhiếp thọ, thủ thọ, hữu đắc thọ, điên đảo thọ, phân biệt thọ, kiến phiền não thọ, chỉ có thọ do nhãn tưởng sanh, nhẫn đến thọ do ý tưởng sanh, thọ do sắc tưởng sanh, nhẫn đến thọ do pháp tưởng sanh, và các thứ nhãn xúc nhẫn đến ý xúc sanh ra thọ, hoặc nội pháp hoặc ngoại pháp nhẫn các xúc duyên sanh ra thọ, hoặc khổ hoặc lạc hoặc chẳng khổ chẳng lạc, các tướng như vậy thì gọi là thọ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Chư Phật Như Lai phân biệt các thọ có vô lượng tướng. Có lúc nói một thọ , đó là nhứt tâm liễu biệt các cảnh. Hoặc nói hai thọ là nội và ngoại. Hoặc nói ba thọ là quá khứ liễu biệt, vị lai liễu biệt và hiện tại liễu biệt. Hoặc nói bốn thọ là địa thủy hỏa và phong liễu biệt sai khác. Hoặc nói năm thọ là tư duy năm uẩn. Hoặc nói sáu thọ là phân biệt sáu xứ. Hoặc nói bảy thọ là bảy thức trụ. Hoặc nói tám thọ là tướng tám tà phương tiện. Hoặc nói chín thọ là chín chỗ ở của chúng sanh. Hoặc nói mười thọ là mười nghiệp đạo lành. Như vậy nhẫn đến vô lượng tất cả các thọ. Theo cảnh sở duyên, theo chỗ tác ý có bao nhiêu thì có bấy nhiêu thọ. Nhưng chư Như Lai nói thọ vô lượng, tại sao, vì chúng sanh vô lượng. Tùy các chúng sanh đều riêng có vô lượng thọ như vậy.

Ðại Bồ Tát ở nơi thọ an trụ tùy thọ quán thế nào ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát dùng trí thanh tịnh phương tiện khéo nhiếp bao nhiêu thọ sanh trụ dị diệt của tất cả chúng sanh và khéo biết rõ bao nhiêu thọ trí của tất cả chúng sanh thiện và bất thiện. Nếu tùy quán như vậy thì gọi là quan sát đủ nơi thọ.

Ðây gọi là đại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật ở nơi thọ theo thọ quan sát tu tập thọ niệm trụ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại Bồ Tát ở nơi tâm theo tâm quan sát tu tập tâm niệm trụ thế nào ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát không vọng niệm, phòng thủ giữ kín rời lìa tán loạn, quan sát nơi tâm sanh diệt tan hư niệm niệm chẳng dừng , ở trong ở ngoài chẳng trụ chẳng chuyển. Ðây gọi là đại Bồ Tát chánh quan sát nơi tâm.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng tôi nhớ lúc tối sơ đã từng phát tâm, các tâm ấy phát sanh rồi liền diệt nó ly tán biến hoại chẳng biết được nó đến phương nào. Tôi lại có vô lượng tâm chứa họp thiện căn, nó sanh rời liền diệt đi tán biến hoại không có phương sở. Tôi lại có vô lượng tâm tướng hồi hướng Bồ đề mà tâm thể tướng chẳng tự biết được làm sao tâm ấy nghĩ được rằng tôi sẽ chứng vô thượng Bồ đề. Tại sao ? Vì tâm thể ấy chẳng biết được tâm chẳng quán được tâm chẳng thông đạt được tự tâm vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy lại nghĩ rằng nếu tâm Bồ đề do tâm thiện căn mà không mất, thì tâm thiện căn do tâm hồi hướng mà không mê mất, nếu tâm hồi hướng do Bồ đề mà không mất thì Vô thượng Bồ đề là không mất vậy. Quan sát như vậy rồi, ở nơi mê mất, đại Bồ Tát không e sợ và lại nghĩ rằng : pháp duyên khởi ấy nhơn quả chẳng hư hoại. Dầu tâm pháp tánh ấy không có tự tánh không có tác dụng, không có chủ thể, nhưng các pháp ấy y chỉ nhơn duyên mà được sanh khởi. Tôi phải tùy theo chí nguyện mà chứa họp thiện căn.

Ðã chứa họp rồi tu công hạnh tương ưng trọn chẳng bỏ rời tâm pháp tánh ấy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! tướng chứa họp trong ấy thế nào ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát quan sát tướng chứa họp như vầy : Bổn tánh tâm ấy như huyển hóa không có một pháp bố thí được mà tâm pháp tánh ấy hay bố thí cho tất cả chúng sanh hồi hướng chứa họp trang nghiêm Phật độ, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy như cảnh mộng tướng nó tịch tĩnh mà tâm pháp tánh ấy hay gìn giữ thi la đều hồi hướng tác dụng thần thông, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy như dương diệm cứu cánh tận diệt mà tâm pháp tánh ấy hay tu tập tất cả năng lực nhẫn nhục đáng ưa thích hồi hướng trang nghiêm Bồ đề, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy như trăng trong nước cứu cánh xa rời tướng chứa họp mà tâm pháp tánh ấy phát khởi tất cả chánh cần hồi hướng thành thục vô lượng Phật pháp, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm bổn tánh ấy chẳng thủ đắc được chẳng quan kiến được, mà tâm pháp tánh ấy hay tu tập tất cả tĩnh lự giải thoát tam ma địa tam ma bát đề hồi hướng chư Phật thắng tam ma địa, đây gọi là chứa họp thiện căn .

Quan sát tâm tánh ấy vốn chẳng phải sắc tướng không kiến không đối chẳng rõ biết được, mà tâm pháp tánh ấy hay tu tập tất cả huệ cú và trí thuyết sai biệt hồi hướng viên mãn chư Phật trí huệ, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm không sở duyên không sanh không khởi, mà tâm pháp tánh ấy kiến lập được vô lượng thiện pháp nhiếp thọ sắc tướng, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm không sở nhơn cũng không sở sanh, mà tâm pháp tánh ấy hay nhiếp thọ giác phần pháp nhân, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Tâm tánh xa rời sáu thứ cảnh giới cũng chẳng sanh khởi, mà tâm pháp tánh hay dẫn phát cảnh giới Bồ đề làm nhơn sanh khởi tâm, đây gọi là chứa họp thiện căn.

Ðây gọi là đại Bồ Tát do y Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi tất cả tâm tùy theo tâm quan sát tu tập tâm niệm trụ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Do y Bát Nhã Ba la mật, nên đại Bồ Tát ở nơi tất cả tâm trụ theo tâm quan sát, vì cầu chứng được thắng thần thông nên nhiếp cột tâm mình tu tập thông trí, được thần thông rồi chỉ dùng một tâm mà khéo biết được tất cả tâm tướng, đã biết rõ rồi y nơi tâm tự thể mà tuyên nói các pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! An trụ tùy tâm quán ấy, đại Bồ Tát dùng sức đại bi chế ngự tâm mình để thành thục chúng sanh không hề nhàm mỏi.

Do Bồ Tát tùy tâm quán nên chẳng bị tâm tận chẳng bị tâm diệt mà an trụ nơi tâm, chỉ khiến tâm xa rời kiết phược sanh tử tương tục mà an trụ tâm. Lại đem năng lực chư tâm niệm trí để an trụ nơi các pháp không sanh không khởi tánh chánh quyết định không thối đọa vào trong bực Thanh Văn, Ðộc Giác. Lại dùng năng lực niệm trí ấy giữ tâm tương tục đến thành mãn tất cả Phật pháp, một sát na tâm tương ưng diệu huệ giác ngộ Vô thượng Bồ đề. Ðây gọi là đại Bồ Tát y Bát Nhã Ba la mật ở nơi tất cả tâm theo tâm quan sát tu tập tâm nìệm trụ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Lúc tu hành Bát Nhã Ba la mật, đại Bồ Tát ở nơi pháp tùy theo pháp quan sát tu tập pháp niệm trụ thế nào ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy dùng thánh huệ nhãn nhìn thấy các pháp nhẫn đến ngồi đạo tràng, chặng giữa không hề mê mất. Bồ Tát ấy ở nơi tất cả pháp an trụ theo pháp quan sát chẳng thấy chút pháp nào xa rời không vô tướng vô nguyện vô trụ vô khởi vô gia hạnh. Lại quan sát nữa chẳng thấy chút pháp nào xa rời duyên khởi. Ðại Bồ Tát ấy do an trụ nơi tùy pháp quán ấy nên chẳng quán pháp và phi pháp. Trong đây lấy gì làm pháp, đó là nghĩa vô nghĩa gọi là nghĩa của pháp, nghĩa không hữu tình không mạn giả không nhơn là nghĩacủa pháp. Lại lấy những gì làm nghĩa phi pháp, đó là ngã kiến hữu tình kiến mạn giả kiến nhơn kiến là nghĩa của phi pháp, đoạn kiến thường kiến hữu kiến vô kiến gọi là phi pháp. Tóm lại mà nói, tất cả các pháp hoặc gọi là pháp, hoặc gọi là phi pháp. Nếu biết rõ được các pháp đều không vô tướng vô nguyện thì tất cả pháp đều gọi là pháp. Nếu kế chấp ngã và ngã sở cùng các kiến phiền não thì tất cả pháp đều gọi là phi pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát y Bát Nhã Ba la mật an trụ tùy pháp quán rồi chẳng thấy một pháp nào là chẳng phải Phật pháp là chẳng phải Phật, là chẳng phải đạo, là chẳng phải giải thoát, là chẳng phải xuất ly. Ðã biết các pháp đều là xuất ly rồi, đại Bồ Tát ấy lại được đại bi vô chướng quan sát bao nhiêu phiền não của các chúng sanh đều do vọng tưởng mà phát sanh, biết các phiền não thể tánh nó tự ly. Tại sao ? Vì các phiền não đồng về nơi liễu nghĩa, không có chút phiền não nào tích được tập được, tùy quán như vậy thì Bồ đề phiền não tánh là Bồ đề tánh. Bồ Tát ấy dầu an trụ niệm mà không chỗ an trụ, chẳng nhớ chẳng quên mà biết rõ được chỗ an trụ của niệm.Tại sao? Chỗ an trụ niệm tức là pháp giới. Nếu an trụ pháp giới thì tức là an trụ hữu tình giới. Nếu an trụ hữu tình giới tức an trụ hư không giới. Do đây nên nói các pháp cùng hư không bình đẳng.

Nầy Xá Lợi Phất ! An trụ tùy pháp quán như vậy, đại bồ Tát do y xu Phật pháp nên tin hiểu các pháp tức là Phật pháp. Dầu lại phát khởi tận trí như vậy nhưng ở nơi pháp vô vi tận diệt có thể chẳng tác chứng. Dầu lại phát khởi trí vô sanh nhưng thương các chúng sanh mà thọ sanh vẫn chẳng rời bỏ thiệt tế vô sanh.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy ở trong các pháp vì an trụ niệm nên nhiếp thọ được khắp các pháp nhị thừa. Dầu ở nơi tất cả pháp giả lập an trụ nơi niệm, mà chánh niệm ấy không tán không thất nhẫn đến tận hậu tế ở nơi tất cả các pháp tùy theo pháp quan sát tu tập niệm trụ, có thể đem vô lượng ngôn thuyết sở thuyết những cảnh bất bình đẳng mà bình đẳng xu nhập tất cả Phật pháp, hay khiến lòng tất cả chúng sanh vui mừng, hay xô dẹp tất cả quân ma kiên cố, do đó chứng được tự nhiên đại trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ấy do tu hành Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi tất cả pháp theo pháp quán sát tu tập niệm trụ.

Ðây gọi là bốn thứ niệm trụ thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát tu hành Bát Nhã Ba la mật phải nên tu tập thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát tứ chánh cần thiện xảo?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu bát Nhã Ba la mật nên đạo có bốn thứ. Những gì là bốn ?

Một là với pháp ác bất thiện chưa sanh, vì chẳng sanh nên sanh dục lạc dũng mãnh cố gắng phát siêng tinh tấn nhiếp trì nơi tâm bình đẳng an trụ.

Hai là với pháp ác bất thiện đã sanh, vì dứt vĩnh viễn nên sanh dục lạc dũng mãnh cố gắng phát sanh tinh tấn nhiếp trì nơi tâm bình đẳng an trụ.

Ba là với pháp thiện chưa sanh, vì sanh khởi nên sanh dục lạc dũng mãnh cố gắng phát siêng tinh tấn nhiếp trì nơi tâm bình đẳng an trụ.

Bốn là với pháp thiện đã sanh , vì khiến còn chẳng quên tu tập viên mãn nên sanh dục lạc dũng mãnh cố gắng phát siêng tinh tấn nhiếp trì nơi tâm bình đẳng an trụ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Bốn thứ đạo ấy cũng gọi là bốn thứ chánh thắng, cũng gọi là bốn thứ chánh cần tinh tấn vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đạo thắng thứ nhất ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nói rằng với pháp ác bất thiện chưa sanh vì chẳng sanh nên sanh dục lạc dũng mãnh cố gắng, đó là nói như lý tác ý vậy. Còn nói phát siêng tinh tấn, đó là nói chẳng bỏ như lý tác ý vậy. Còn nói phát siêng tinh tấn, đó là nói chẳng bỏ như lý tác ý vậy. Còn nói nhiếp trì nơi tâm bình đẳng an trụ, đó là như lý quan sát vậy. Tại sao ? Vì do như lý phương tiện nên pháp ác bất thiện chẳng còn hiện hành.

Nầy Xá Lợi Phất ! Những gì gọi là pháp ác bất thiện? Do nghĩa gì mà pháp ác bất thiện chẳng còn hiện hành.

Nầy Xá Lợi Phất ! Pháp ác bất thiện là những pháp bị đối trị của giới thi la, của định của huệ.

Thế nào gọi là bị đối trị của giới?

Nói bị đối trị đó là nói phạm giới và những pháp phát xu hủy phạm thi la, là những thứ bị đối trị của các khối diệu giới. Ðây gọi là bị đối trị của giới

Những gì gọi là bị đối trị của định ? Ðó là vi phạm quỹ tắc và những pháp dẫn tâm tán lọan, những pháp đối trị của các khối diệu định. Ðây là bị đối trị của định.

Những gì gọi là bị đối trị của huệ ? Ðó là hủy phạm chánh kiến và những pháp hay dẫn những kiến triền chướng cái, bị đối trị của các khối diệu huệ. Ðây gọi là bị đối trị của huệ.

Nầy Xá Lợi Phất ! Các pháp như vậy đều gọi là pháp ác bất thiện. Nếu có những như lý tác ý chẳng cho các pháp ác bất thiện ấy được sanh khởi, thì gọi là pháp ác bất thiện chẳng còn hiện hành.

Ðây là đại Bồ Tát chánh thắng thứ nhất.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đạo chánh thắng thứ hai ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu các pháp ác bất thiện chứa họp nơi tâm không phương không xứ và các pháp ác bất thiện hiện hành, tâm giác quán y chỉ nơi nhơn duyên sở duyên cảnh mà được sanh khởi. Thế nào gọi là duyên cảnh sanh khởi ? Ðó là nhơn tướng tịnh diệu mà khởi tâm tham, nhơn tướng tổn hoại mà khởi tâm sân, nhơn tướng vô minh mà khởi tâm si. Bấy giờ Bồ Tát liền an trụ như lý tư duy như vầy : Do tướng bất tịnh mà tham dục tịch tĩnh, do tướng từ mẫn nên sanh sân khuể tịch tĩnh, do tướng duyên khởi nên ngu si tịch tĩnh. Các phiền não ấy dầu do như lý tác ý nên dứt diệt hẳn nhưng giả lập ngôn thuyết mà gọi là tịch tĩnh. Còn thiệt tịch tĩnh thì không gì có được khác mà chỉ là tánh đoạn diệt bình đẳng. Hiện quán các pháp, tức lấy pháp nầy mà gọi là chánh thắng. Ðây là đại Bồ Tát chánh thắng thứ hai.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đạo chánh thắng thứ Ba ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Về nghĩa của pháp thiện, văn cú vô lượng ; Tại sao ? Vì đại Bồ Tát vô lượng pháp thiện đều phải chứa họp, do đó mà văn cú vô lượng.

Nầy Xá Lợi Phất ! nên biết tất cả thiện căn của Bồ Tát lấy lạc dục làm gốc, do tinh tấn mà có thể chứa họp tất cả thiện căn. Tại sao ? Vì do pháp ấy nhiếp trì an trụ nên tất cả thiện căn đều được cứu cánh. Ðây gọi là đại Bồ Tát đạo chánh thắng thứ ba.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đạo chánh thắng thứ tư ?

Nầy Xá Lợi Phất ! nghĩa ấy nên biết tức là hồi hướng Vô thượng Bồ đề. Tại sao ? Vì do hồi hướng nên bao nhiêu thiện căn đã có chẳng còn hư mất. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát chẳng y tam giới mà phát tâm.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát đã chẳng y tam giới mà tu tập thiện căn lại còn hồi hướng Nhứt thiết chủng trí, nên biết bao nhiêu thiện căn đã có thì là cứu cánh vô tận vậy. Ðây gọi là đại Bồ Tát đạo chánh thắng thứ tư.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì tu hành Bát Nhã Ba la mật nên tinh tấn tu tập bốn đạo phần thiện xảo như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào là đại Bồ Tát năm phần đại thiện xảo?

Những gì là năm ? Ðó là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn và huệ căn. Thế nào là đại Bồ Tát tín căn?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát có bốn pháp tín :

Một là tin ở trong sanh tử như vậy có chánh kiến thế gian, do điều tin nầy mà đại Bồ Tát nương ở nghiệp báo dầu có đến phải mất mạng cũng chẳng hề tác ý gây tạo ác nghiệp.

Hai là tin nơi những Bồ Tát hạnh, do điều tin nầy mà đại Bồ Tát tu chánh hạnh chẳng hề khởi ý thích chứng nhị thừa.

Ba là tin thắng nghĩa liễu nghĩa duyên khởi thậm thâm như vậy, tất cả các pháp không ngã không hữu tình chỉ là giả lập do ngôn thuyết, chỉ là tướng không vô tướng vô nguyện, do điều tin nầy mà chấp kiến hữu tình và các phiền não chẳng còn tăng trưởng.

Bốn là tin những lực vô úy tất cả Phật pháp , đã tin rồi thì rời lìa nghi hoặc mà tu tập tất cả Phật pháp dã có.

Những tưởng như vậy goi là đại Bồ Tát tín căn.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát tinh tấn căn ? Ðó là những pháp được tín do tinh tấn mà sanh khởi, tức là lấy phap ấy mà gọi là tinh tấn căn vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát niệm căn ? Ðó là các pháp do sức tinh tấn chứa họp rồi do sức niệm căn mà chẳng hư mất tức là lấy pháp nầy mà làm niệm căn vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát định căn ? Ðó là các pháp đã do sức niệm căn nên không hư mất , chính các pháp ấy do sức định căn ở một cảnh duyên, tức là lấy pháp nầy mà gọi là định căn vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát huệ căn ? Ðó là các pháp do sức định căn nhiếp ở một duyên, các pháp ấy do sức huệ căn mà thấy suốt tỏ rõ nên gọi là huệ căn vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát có đủ năm căn tăng thượng ấy nối luôn không hở tu hành chánh hạnh có thể mau viên mãn tất cả Phật pháp cũng mau xu nhập nhãn lực thọ ký.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ví như ngoại đạo ngũ thông tiên nhơn kia, nếu trong thai tạng hai hình nam nữ còn chưa sanh khởi thì tiên nhơn trọn chẳng ký biệt cho họ.

Cũng vậy, nếu chư Bồ Tát chưa đủ thành tựu năm căn tăng thượng nối luôn không hở ấy, thì đức Như Lai trọn chẳng thọ ký cho họ vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Những tưởng như vậy gọi là đại Bồ Tát năm phần đạo pháp. Ðại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật nên có thể tu tập năm phần đạo thiện xảo như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát đạo thiện xảo lại còn có năm phần. Ðó là tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, dịnh lực và huệ lực.

Thế nào gọi là đại Bồ Tát tín lực ? Các Bồ Tát ấy thắng giải thanh tịnh tín thọ quyết định kiên cố khó hư chẳng bị chế phục. Giả sử có ác ma giả làm tượng Phật đến chỗ Bồ Tát để làm chướng ngại muốn khiến Bồ Tát ở nơi chánh trí và thắng giải thoát xa rời chẳng ưa, ma lại nói pháp ấy chẳng phải Phật chánh giáo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Giả sử tánh tứ đại chuyển biến lẫn nhau cũng trọn chẳng thể khiến Bồ Tát đã thành tựu tín lực thắng giải bị ma ảo hoặc mà tín lực bị lay động. Ðây gọi là đại Bồ Tát tín lực.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát tinh tấn lực ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát phát cần tinh tấn phương tiện tu tập tất cả thiện pháp , nơi đó được sức kiên cố trụ trì , do sức lực ấy , những sự được làm chưa đến cứu cánh, không có tất cả chư thiên hay thế gian nào làm cho dời động được sức trụ trì của Bồ Tát ấy khiến chẳng ở tại bổn xứ . Ðây gọi là đại Bồ Tát tinh tấn lực vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát niệm lực ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát ở nơi các pháp ấy do niệm an trụ nên khiến tâm an trụ không có gì làm dời động tán loạn được. Do sức niệm gia trì nên đại Bồ Tát ấy có thể xô dẹp tất cả phiền não mà không có gì chế phụ được niệm ấy. Ðây gọi là đại Bồ Tát niệm lực.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát dịnh lực ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát an trụ xa rời các chi thiền, dầu quan sát tất cả âm thanh các đạo ngữ nghiệp và âm thanh văn tự mà vẫn có thể chẳng chướng sơ thiển. Bồ Tát ấy dầu đem tất cả thiện pháp như vầy tầm từ suy cầu vô lượng pháp mà vẫn có thể chẳng chướng đệ nhị thiền. Bồ Tát ấy dầu an trụ nơi hoan hỉ được sanh mà vẫn có thể chẳng chướng đệ tam thiền. Bồ Tát ấy dầu vì thành thục tất cả chúng sanh mà nhiếp thọ chánh pháp chẳng trụ nơi xả mà vẫn có thể chẳng chướng đệ tứ thiền. Bồ Tát an trụ bốn thứ tĩnh lự ấy, tất cả pháp bị đối trị của tĩnh lự chẳng thể chế phục được. Bồ Tát ấy dầu an trụ chánh định chẳng bỏ mà chẳng theo định lực ấy thọ sanh . Ðây gọi là đại Bồ Tát định lực.

Lại nầy Xá Lợi PHất ! Thế nào là đại Bồ Tát huệ lực ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Sức trí huệ ấy kiên cố khó lay động. Tất cả thế gian và xuất thế chẳng có gì chế phục được trí lực ấy. Bồ Tát đời đời sanh ra chỗ nào, nhẫn đến tất cả chánh hạnh công nghiệp thiện xảo thế gian khó làm khó hiểu , mà Bồ Tát ấy chẳng do thầy dạy đều hiện tiền biết rõ tất cả.

Lại ở nơi pháp xuất thế, đó là hay cứu độ các thế gian, đại Bồ Tát do sức trí huệ đều nhiếp thọ được cả mà chẳng bị tất cả thế gian trời người chế phục. Ðây gọi là đại Bồ Tát huệ lực.

Các tướng như vậy gọi là đại Bồ Tát năm phần đạo thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã ba la mật nên tinh cần tu tập năm phần đạo thiện xảo như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát còn có bảy thứ giác phần. Ðó là niệm giác phần, trạch pháp giác phần, tinh tấn giác phần hỉ giác phần, an giác phần, đẳng trí giác phần và xả giác phần.

Thế nào là đại Bồ Tát niệm giác phần ? Ðó là chư Bồ Tát y do nơi sức chánh niệm mà tùy giác các pháp, quan sát các pháp, tầm tư các pháp, biết rõ các pháp, giản trạch các pháp, soi xét các pháp, do sứ chánh niệm, Bồ Tát tùy giác thể tướng của các pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là trí liễu đạt tự thể tướng của tất cả pháp ? Ðó là do dịnh lực của giác sát của pháp tu thể tướng không. Bồ Tát thông đạt thể tướng không ấy thì gọi là niệm giác phần.

Thế nào gọi là trạch pháp giác phần ? Ðó là Bồ Tát có trí giản trạch tám vạn bốn ngàn pháp tạng, theo các pháp tạng ấy phải nên giản trạch, như vậy gọi là liễu nghĩa. Liễu nghĩa ấy do bất liễu nghĩa. Bất liễu nghĩa ấy do thế tục nghĩa. Thế tục nghĩa ấy do nghĩa thắng nghĩa. Nghĩa thắng nghĩa do giả thi thiết. Giả thi thiết ấy do thắng quyết trạch . Thắng quyết trạch ấy gọi là giản trạch. Bồ Tát thành tựu giản trạch ấy thì gọi là trạch pháp giác phần vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát tinh tấn giác phần?

Nầy Xá Lợi Phất ! Tức ở nơi niệm trạch tấn hỉ an định xả trí ấy, đại Bồ Tát nhiếp thọ ưa vui thế lực dũng mãnh, lạc dục không lui giảm tinh tấn cố gắng chẳng bỏ pháp lành , vì đạo hiện quán mà phát khởi chánh cần. Bồ Tát thành tựu pháp quán chánh cần như vậy thì gọi là tinh tấn giác phần.Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát hỉ giác phần ?

Do vì Bồ Tát ở nơi pháp sanh hỉ bèn vui thích nơi pháp. Do vui thích nơi pháp nên tâm chẳng trầm lặng do tâm chẳng trầm lặng nên phát sanh thanh tịnh hỉ. Do hỉ thanh tịnh nên thân tâm an ổn rời lìa phiền não. Ðây gọi là hỉ giác phần.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát an giác phần ?

Bồ Tát do thân an nên được tâm an. Do tâm an nên dứt các phiền não rời xa tất cả chướng cái. Nơi cảnh sở duyên tâm ấy liền an trụ mà nhập các chánh định . Bồ Tát thành tựu pháp ấy thì gọi là an giác phần.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát tam ma địa giác phần?

Bồ Tát dùng định tâm ấy giác trú nơi pháp mà chẳng phải là tâm bất định . Tại sao ? Vì nếu tâm được định mà giác trí các pháp thì chẳng hề phát khởi các tà giác triền chướng ái kiến v.v... chi trừ ở nơi thiệt tánh bình đẳng của pháp, tâm định xu nhập giác tri tánh bình đẳng của tất cả pháp. Bồ Tát thành tựu noi đây thì gọi là định giác phần.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát xả giác phần ?

Bồ Tát hay thuận nơi pháp hỉ duyệt tâm không chấp trước , nên các pháp thế tục tâm chẳng nhiếp thọ, chẳng cao chẳng hạ an trụ bất động, không mừng không chán không yêu không giận, chỉ hay tùy thuận tu tập thánh đạo. Ðây gọi là Bồ Tát xả giác phần.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát muốn ở nơi bảng giác phần ấy thông đạt thiện xảo , thì thích tu hành Bát Nhã Ba la mật chuyên cần tu tập giác phần thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát có tám thánh đạo phần. Ðó là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh tam ma địa.

Thế nào gọi là Bồ Tát chánh kiến ? Dó là xuất thế kiến của chư Hiền Thánh ? Kiến ấy chẳng phải ngã kiến khởi, chẳng phải hữu tình kiến khởi, chẳng phải mạng giả kiến khởi, chẳng phải chơn kiến khởi, chẳng phải đoạn kiến khởi , chẳng phải thường kiến khởi, chẳng phải hữu kiến khởi, chẳng phải vô kiến khởi, chẳng phải thiện kiến khởi, chẳng phải bất thiện kiến khởi, nhẫn đến chẳng phải Niết bàn kiến khởi.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu Bồ Tát rời lìa những kiến ấy thì gọi là Bồ Tát chánh kiến.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là Bồ Tát chánh tư duy ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu là tư duy hay phát khởi tất cả phiền não tham sân si v.v...Bồ Tát chẳng hề phát khởi. Nếu là tư duy hay sanh trưởng những khối công đức giới định , huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến v.v...Bồ Tát hằng thường phát khởi ? Ðây gọi là đại Bồ Tát chánh tư duy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là Bồ Tát chánh ngữ ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Ngữ ngôn của Bồ Tát chẳng tự tổn não chẳng tổn não tha, chẳng tranh cãi với chúng sanh. Do thành tựu ngữ ngôn ấy mà Bồ Tát hay nhập chứng thánh đạo nên gọi là Bồ Tát chánh ngữ.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát chánh nghiệp ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát chẳng hề tạo tác những hắc nghiệp hay cảm hắc báo. Nếu là những nghiệp hay cảm báo bạch tịnh , nếu là nghiệp hay dứt hết tất cả nghiệp , Bồ Tát phương tiện phát khởi và lấy những nghiệp ấy làm sự nghiệp của mình. Nương nghiệp ấy, Bồ Tát phương tiện tu nghiệp bình đẳng. Ðây gọi là Bồ Tát chánh nghiệp.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là đại Bồ Tát chánh mạng ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát bao nhiêu thánh chúng đã có , công đức đầu đà, chẳng siễm cầu chẳng lừa dối, với sự khất cầu tánh không quan thiết, dễ đủ dễ nuôi, với luật nghi thì kính thờ tu hành chẳng lười biếng, với lợi dưỡng của người thì chẳng ganh ghét, với lợi dưỡng của mình thì biết vừa đủ, với chỗ Phật khai cho thì chẳng nhiễm trước lắm mà thường thanh tịnh tự giữ hạnh chánh mạng. Ðây gọi là Bồ Tát chánh mạng.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát chánh tinh tấn ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu là những tà đạo những phiền não tham sân si v.v... mà phát khởi tinh tấn thì Bồ Tát chẳng hề ưa thích . Nếu là những chánh cần nhiếp trong thánh đế, xu nhập thánh đạo, hay đến Niết bàn, dẫn phát chánh hạnh thì Bồ Tát ưa thích tu học phát khởi tinh tấn . Ðây gọi là Bồ Tát chánh tinh tấn .

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát chánh niệm ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Có những niệm rất thiện tánh chẳng hạ liệt làm cho tâm lành chánh trực không tà khúc, hay quan sát lỗi hại của sanh tử, hay làm con đường về đại Niết bàn. Nếu chư Bồ Tát giữ luôn được những niệm ấy khiến chẳng quên mất thánh đạo thì gọi là Bồ Tát chánh niệm.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát chánh tam ma địa ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Tam ma địa là, nếu ở nơi chánh tánh bình đẳng thì ở nơi tất cả pháp bình đẳng , chư Bồ Tát an trụ tam ma địa ấy rồi vì muốn giải thoát tất cả chúng sanh nên xu nhập chánh tánh. Chánh định ấy là vô tận đạo mà tam thế chư Phật tuyên nói khai thị cho chư Bồ Tát chứng hiện quán. Ðây gọi là đại Bồ Tát chánh định.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðây gọi là đại Bồ Tát tám thánh đạo phần. Chư đại Bồ Tát nếu muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật, thì nên siêng tu tám thánh đạo phần như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật nên tu học đạo thiện xảo. Ðạo thiện xảo ấy còn có hai thứ : đó là xa ma tha và tỳ bát xá na.

Thế nào gọi là xa ma tha đạo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát tâm an tĩnh, rất tột tịch tĩnh, tối thắng tịch tĩnh, không tán loạn, các căn điềm đạm, chẳng điệu cử, không tháo nhiễu, không hôn trầm , an tĩnh giũ kín không siễm khúc, điều thuận siêng giỏi, ưa thường ở một mình rời lìa huyên náo thích hạnh viễn ly, thân không nhiễm trần, tâm không mê loạn, nơi môn tịch tĩnh tư duy tác ý rời các dục không hy vọng, xa các đại dục, vui thích trí túc, chánh mạng thanh tịnh , chánh hạnh viên mãn, giữ kín oai nghi biết thời biết phần dễ nuôi dễ đủ, khéo biết chừng lượng thường ưa tư duy quan sát không cao không hạ, tánh hay nhịn chịu được lời thô tiếng xấu, nơi môn tương ưng thì phát tâm an trụ, ưa ở nhà rảnh vắng, nơi phần tĩnh lự thì tác ý duyên niệm, sanh khởi đại từ dẫn phát đại bi, an trụ đại hỉ, tu tập đại xả, từ sơ thiền đến bát định thủ đệ chứng nhập. Ðây gọi là Bồ Tát xa ma tha đạo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Lại còn có vô lượng xa ma tha chánh hạnh. Chư Bồ Tát ở nơi những tư lương chánh hạnh ấy phương tiện xu nhập , như vậy lại gọi là Bồ Tát xa ma tha đạo.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là tỳ bát xá na đạo ?

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát ở nơi diệu huệ phần mà tu tập thánh đạo. Trong các pháp, Bồ Tát phát khởi vô tác quán trí, lại phát khởi vô ngã quán trí, vô hữu tình quán trí, vô mạng giả quán trí, vô nhơn quán trí . Trong các uẩn, phát khởi pháp quán trí , trong các giới phát khởi pháp giới quán trí , trong các xứ phát khởi không quán trí, trong các nhãn phát khởi chiếu liễu quán trí, trong duyên khởi phát khởi bất tương vi quán trí, nơi các chấp kiến phát khởi viễn ly quán trí, nơi các nhơn quả phát khởi nghiệp báo quán trí, nơi quả đáng được phát khởi tác chứng quán trí, nơi chánh tánh được nhập phát khởi xu nhập quán trí.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tỳ bát xá na là ở trong các pháp phát khởi như lý kiến, chơn thiệt kiến, bất biến dị kiến, không kiến, vô tướng kiến, vô nguyện kiến.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tỳ bát xá na là chẳng phải do nhơn có mà quán, chẳng phải do nhơn mà quán, chẳng phải do sanh trụ diệt mà quán, chẳng do nhơn hữu sở đắc mà quán.Tại sao ? Vì đại Bồ Tát ở nơi các nhơn ấy đều không chỗ thấy, mà lại quan sát chẳng thấy mà thấy, thấy mà chẳng thấy.

Nầy Xá Lơi Phất ! Nếu chư đại Bồ Tát khởi quán như vậy thì gọi là như thiệt quán, là chơn thiệt quán,, cũng gọi là chứng được tỳ bát xá na thiện xảo phương tiện.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát ở trong quán nầy dầu phát khởi quán giải như vậy mà chẳng sa vào chỗ không làm, cũng chẳng xa rời thiện căn gia hạnh. Ðây gọi là đại Bồ Tát tỳ bát xá na.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát nhã Ba la mật nên tinh cần tu tập xa ma tha, tỳ bát xá na đạo pháp thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi ! Ðạo tràng của đại Bồ Tát tu hành như vậy, nếu nói lược thì chỉ có một xu đạo thiện xảo. Ðó là đại Bồ Tát riêng lộ giữa đại chúng không ai bằng chẳng nhờ bạn giúp vì chứng Vô thượng Bồ đề nên do mình tiếp thọ thế lực tinh tấn dục giải thanh tịnh mà mặc áo giáp kiên cố. Tại sao ? Vì đại Bồ Tát chẳng do người mà giác ngộ, chẳng duyên nơi người, tự mình xây dựng tự lực phát khởi quan niệm rằng áo giáp ấy tất cả chúng sanh chẳng ai mặc được, chỉ riêng tôi mặc, áo giáp ấy tất cả Hiền Thánh hàng tấn phát ý và chư Bồ Tát chưa an trụ chánh vị chưa từng được mặc, nay riêng tôi mặc. Bồ Tát lại nghĩ rằng nay tôi trang bị thế nầy há lại để bố thí tự tại độ tôi, mà tôi phải tự tại độ bố thí ấy, há lại để những trì giới nhẫn nhục tấn định Bát Nhã tự tại độ tôi, mà tôi phải tự tại độ trì giới nhẫn tấn định Bát Nhã ấy. Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng nay tôi lại để Ba la mật phát khởi tôi, mà tôi phải phát khởi Ba la mật, nhẫn đến tất cả thiện căn đều sẽ nhơn nơi tôi mà được phát khởi, chẳng để thiện căn phát khởi tôi. Nếu chư đại Bồ Tát ở nơi pháp ấy chẳng nhờ bạn giúp tự có thể xây dựng tôi là độc nhứt không ai bằng, tôi sẽ ngồi tòa kim cương kiên cố thù thắng dùng thế lực mình xô dẹp quân ma, dùng một sát na tương ưng huệ chứng Vô thượng Bồ đề

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu đại Bồ Tát phát khởi dục giải phương tiện quyết định quan sát như vậy thì gọi là đại Bồ Tát phát một đạo thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát vì muốn tu hạnh Bát Nhã Ba la mật nên tu tập phát xu một đạo thiện xảo như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư Bồ Tát y Bát Nhã Ba la mật tu tập duyên khởi , ở tịnh thất kín suy nghĩ như vậy : khối thuần khổ lớn của thế gian như vậy, từ chỗ nào mà nó được tập họp phát khởi ? Liền tự biết khối khổ ấy do tác ý bất như lý tập khởi nên vô minh do vô minh tập khởi nên hành tập khởi , do các hành tập khởi nên các thức tập khởi, do thức tập khởi nên danh sắc tập khởi, do danh sắc tập khởi nên luc xứ tập khởi , do lục xứ tập khởi nên các xúc tập khởi, do xúc tập khởi nên các thọ tập khởi, do thọ tập khởi nên các ái tập khởi, do ái tập khởi nên các thủ tập khởi, do thủ tập khởi nên các hữu tập khởi, do hữu tập khởi nên sanh tập khởi, do sanh tập khởi nên lão tử ưu sầu bi khổ bức não đều tập khởi.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng dầu các pháp ấy tập khởi như vậy nhưng là vô tác vô dụng không có chủ tể. Các pháp ấy thập thiện làm nhơn, bất động làm nhơn, Niết bàn làm nhơn, các pháp ấy do duyên sanh khởi cũng không có chủ tể. Nếu là các chúng sanh , hạ căn làm nhơn , trung căn làm nhơn , thượng căn làm nhơn , các nghiệp làm nhơn, nhơn quả lưu chuyển cũng làm chủ tể.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả bao nhiêu pháp như vậy do nhơn duyên hòa hiệp mà được tập khởi, đại Bồ Tát đều biết rõ cả. Ðây gọi là duyên khởi thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng do gì diệt mà các pháp nầy dứt diệt ? Liền tự biết rằng do bất như lý tác ý diệt nên vô minh diệt, do vô minh diệt nên các hành diệt , do các hành diệt nên các thức diệt, nhẫn đến do sanh diệt nên lão tử ưu bi khối thuần khổ lớn diệt. Có trí biết như đây gọi là duyên khởi thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lại nghĩ rằng nhơn y nơi chánh pháp y chỉ các duyên y chỉ hòa hiệp mà được tu các thiện pháp. Thiện pháp ấy đã y chỉ hòa hiệp y chỉ các duyên thì nó chẳng y nơi ngã nó chẳng y chỉ nơi hữu tình nơi thọ mạng nơi nhơn, như vậy thì các pháp lành ấy chẳng câ­n lường được. Như lý quán sát như vậy thì gọi là duyên khởi thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát lại quan sát tất cả Phật pháp đều là tướng Bồ đề, là tướng do duyên phát khởi , quan sát các duyên khởi, đều là tướng tận diệt. Do vì hay quan sát chẳng bỏ chúng sanh nên chẳng xu nhập vào cứu cánh tịch diệt. Ðây cũng gọi là duyên khởi thiện xảo vậy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Chư đại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật nên tu tập duyên khởi thiện xảo như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào là đại Bồ Tát nhứt thiết pháp thiện xảo ?

Này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ Tát do tu hành Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi tất cả pháp nhiếp khắp tất cả hữu vi và vô vi. Ðại Bồ Tát nên tu thiện xảo nơi tất cả pháp ấy.

Này Xá Lợi Phất ! Thế nào là Bồ tát hữu vi thiện xảo? Ðó là thân hành diệu thiện, ngữ hành diệu thiện, ý hành diệu thiện, đây gọi là hữu vi thiện xảo.

Thế nào là vô vi thiện xảo? Tức là đem thân ngữ ý hành thiện xảo ấy hồi hướng cứu cánh vô vi Bồ đề, hồi hướng diệu quán vô vi Bồ đề , lại hồi hướng nhất thiết chủng trí. Ðây gọi là vô vi thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất ! Ðại Bồ tát hữu vi thiện xảo tức là tích tập năm Ba la mật: Bố thí trì giới nhẫn nhục tinh tấn và tĩnh tự Ba la mật. Nếu do trí vô vi Bát Nhã Ba la mật thì năm ba la mật ấy chẳng đè phá được diệu trí này, lại còn có thể tích tập được các ba la mật thì các ba la mật tư lương thiện pháp, tín giải vô lậu Vô thượng Bồ đề và hồi hướng Nhứt thiết chủng trí. Ðây gọi là vô vi thiện xảo.

Lại này Xá Lợi Phất : Ðại Bồ Tát hữu vi thiện xảo là dùng ánh sáng vô ngại chiếu các chúng sanh, dùng tứ nhiếp pháp nhiếp các chúng sanh, đây gọi là hữu vi. Nếu quan sát các pháp vô ngã vô hữu tình vô thủ vô chấp, ở nơi tứ nhiếp pháp phương tiện thiện xảo mến thích tin nhận những trí quán vô vi và hồi hướng Nhứt thiết chủng trí. Ðây gọi là vô vi thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát hữu vi thiện xảo là chẳng đoạn dứt kiết tục hay khiến sanh tử tương tục mà lại dứt đoạn hẳn phiền não hay khiến sanh tử tương tục. Nhiệm vận chấp trì tướng phược Bồ đề kiết phược, một phần kiết phược chẳng còn hiện hành. Ðây gọi là hữu vi thiện xảo. Nếu lại tu tập các pháp chánh trí như không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô khởi, hiện quán thiện xảo Vô thượng Bồ đề chẳng do tha duyên mà tự tác chứng nơi pháp vô vi. Ðây gọi là vô vi thiện xảo.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát hữu vi thiện xảo là chư đại Bồ Tát đi trong tam giới mà chẳng bị tam giới ô nhiểm. Còn đại Bồ Tát dầu có thông đạt tất cả pháp xuất ly tam giới mà chẳng trụy đọa trong xuất ly giới, thì gọi là vô vi thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát nhứt thiết pháp thiện xảo thì gọi là Nhứt thiết chủng trí. Nếu đại Bồ Tát viên mãn chứng nhập Nhứt thiết chủng trí thì tất cả thời gian trí huệ thiện xảo, đây gọi là nhứt thiết pháp thiện xảo.

Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật nên tu tập nhứt thiết pháp thiện xảo như vậy.

Nầy Xá Lợi Phất! Ðại Bồ Tát y nơi Bồ Tát tạng vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật nên y theo huệ phân biệt thiện xảo thong đạt tu tập mười thứ thiện xảo như vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất! Thế nào gọi là đại Bồ Tát diệu huệ? Thế nào là nghĩa Ba la mật !

Nầy Xá Lợi Phất ! Huệ hay hiểu rõ tất cả pháp lành là hiện kiến huệ vì tùy thuận thông đạt tất cả pháp. Là chơn lượng huệ vì như thiệt thông đạt tất cả pháp. Là thông đạt huệ vì tất cả chỗ thấy đến các pháp phiền trược chẳng làm chướng ngại. Là ly nguyện huệ vì xa rời tất cả nguyện dục cầu. Là an duyệt huệ , vì dứt hẳn tất cả các nhiệt não. Là hoan hỉ huệ vì duyên pháp hỉ lạc không đoạn tuyệt. Là y xu huệ vì ở nơi các nghĩa trí đều hiện thấy. Là kiến lập huệ vì kiến lập tất cả pháp giác phẩm. Là chứng tướng huệ vì tùy theo thừa được tu mà chứng được đạo quả. Là liễu tướng huệ vì khéo chìếu rõ được trí tánh ấy. Là tế độ huệ vì cứu độ tất cả các bạo lưu. Là xu nhập huệ vì hay xu nhập pháp chánh tánh vô sanh. Là sách lệ huệ vì chấn phát tất cả các pháp lành . Là thanh trừng huệ vì rời xa lìa phiền não trược. Là tối thắng huệ vì trèo lên đảnh tất cả pháp. Là vi diệu huệ vì dùng trí tự nhiên tùy giác các pháp. Là ly hành huệ vì không còn tạp nhiễm pháp tam giới. Là nhiếp thọ huệ vì là của hiền thánh nhiếp thọ. Là đoạn nguyện huệ vì trừ khiến tất cả tướng phân biệt. Là xả dật huệ vì xa rời tất cả ngu si hắc ám. Là phương tiện huệ vì an trụ chỗ thành tựu của tất cả du già sư địa. Là phát xu huệ vì sẽ an trụ nhứt thiết chánh trí đạo. Là chiếu minh huệ vì trừ diệt tất cả màn lòa tối vô minh bạo lưu. Là thí nhãn huệ vì khai đạo tất cả như mặt sáng. Là vô lậu huệ vì huệ nhãn siêu quá đường tà tịch. Là thắng nghĩa huệ vì chiếu rõ đại thánh đế ấy. Là vô biệt huệ vì khéo điều thuận. Là quang minh huệ vì là cửa của các trí. Là vô tận huệ vì khắp tất cả chỗ tùy hành chiếu soi. Là vô diệt huệ vì thường thấy rộng. Là giải thoát đạo huệ vì dứt hẳn tất cả chấp thủ. Là bất ly xứ huệ vì chẳng đồng ở với tất cả phiền não chướng pháp.

Nầy Xá Lợi Phất ! Huệ tướng ấy nay Phật lược nói, nên biết đại Bồ Tát còn có vô lượng vô biên huệ. Tại sao ? Như bao nhiêu tâm hành mà tất cả chúng sanh có, thì nên biết đại Bồ Tát cũng có bấy nhiêu huệ nghiệp trí hành. Như tất cả chúng sanh có bao nhiêu dục giải, nên biết đại Bồ Tát cũng có bấy nhiêu trí huệ quan sát. Như tất cả chúng sanh có bao nhiêu phiền não, nên biết đại Bồ Tát cũng có bấy nhiêu quảng đại huệ. Như tất cả Thanh Văn, Ðộc Giác và Ðẳng Giác có bao nhiêu biến trí, nên biết đại Bồ Tát cũng có bấy nhiêu chỗ huệ sở hành.

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả huệ xứ như vậy, chư đại Bồ Tát ở trong ấy đều tinh cần tu học. Ðây gọi là đại Bồ Tát diệu huệ vậy.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thế nào gọi là nghĩa Ba la mật.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nhẫn đến tất cả chỗ biết các pháp diệu thiện được đến bờ kia, nên biết đều là nghĩa Ba la mật ;

Nầy Xá Lợi Phất ! Tất cả huệ cú đã rộng nói ở trên, nên biết đều là nghĩa Ba la mật.

Chư đại Bồ Tát tu hành nghĩa sai biệt viên mãn, nên biết đều là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa Nhứt thiết chủng trí viên mãn, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa không chấp trước tất cả pháp hữu vi vô vi, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa khéo giác ngộ được tội lỗi lớn của vô lượng sanh tử, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa hay khai ngộ bất giác nơi tất cả pháp, là nghĩa Ba la mật.

Hay khai thị pháp bữu tạng nghĩa vô cùng tận, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa vô chướng giải thoát viên mãn, là nghĩa Ba la mật.

Giác ngộ nghĩa bình đẳng của thí giới nhẫn tấn định huệ, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa tối thắng quyết trạch thiện xảo, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa đi khắp chúng sanh giới, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa vô sanh pháp nhẫn viên mãn, là nghĩa Ba la mật .

Nghĩa bất thối chuyễn địa cứu cánh viên mãn, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa thanh tịnh tu trị chư Phật độ, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa thành thục tất cả chúng sanh, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa qua đến đạo tràng lên ngồi tòa Bồ đề, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa cứu cánh xô dẹp tất cả quân ma, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa tất cả Phật pháp đều viên mãn, là nghĩa Ba la mật.

Nghĩa chánh an trụ pháp môn sai biệt Bồ Tát tạng, là nghĩa Ba la mật.

Nầy Xá Lợi Phất ! Ở nơi pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng chánh tu giác ngộ rồi, đức Phật nói đó đều được cứu cánh nơi tất cả Ba la mật.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn an trụ Ðại thừa phải nên thỉnh cầu pháp môn vi diệu Bồ Tát tạng rồi thọ trì đọc tụng thông đạt nghĩa lý giảng dạy mọi người. Tại sao? Vì nếu có ai ở nơi kinh Bồ Tát tạng mà ân trọng lắng nghe thọ trì đọc tụng thông đạt nghĩa lý giảng dạy mọi người, thì người ấy quyết định được mười thứ công đức xưng tán lợi ích. Những gì là mười ?

Một là những chỗ được sanh đều cứu cánh thông đạt tất cả công xảo nghiệp vi diệu.

Hai là sanh tại xứ nào đều ở dòng tộc cao vinh vọng đương đời.

Ba là sanh tại xứ nào đều có oai nghiêm lớn thế lực tự tại.

Bốn là có lời nói ra mọi người đều tin phục nghe theo.

Năm là sanh tại xứ nào đều được giàu sang lớn.

Sáu là sanh tại xứ nào đều được trời người thường kính mến.

Bảy là sanh trong người thì làm Chuyễn Luân Vương được đại tự tại.

Tám là sanh cõi trời thường làm Thiên Ðế Thích.

Chín là nếu sanh cõi sắc thì làm Ðại Phạm Vương.

Mười là sanh làm chỗ nào thường chẳng xa rời tâm Bồ đề.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Thiện nam tử thiện nữ nhơn ấy lại còn được mười thứ công đức xưng tán lợi ích. Những gì là mười ?

Một là chẳng tạp loạn với tà luận ngoại đạo luận.

Hai là chẳng phát khởi ngã kiến.

Ba là không có hữu tình kiến.

Bốn là không có mạng giả kiến.

Năm là không có sát thủ thú kiến.

Sáu là không phát khởi đoạn kiến.

Bảy là không phát khởi thường kiến.

Tám là lòng không có cập tất cả sự đời.

Chín là hằng phát tâm thù thắng thích muốn xuất gia.

Mười là nếu nghe kinh điển thi mau thọ trì ngộ hiểu thâm nghĩa.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Người thọ trì nhẫn đến giảng dạy kinh Bồ Tát tạng nầy còn được mười thứ công đức xưng tán lợi ích. Những gì là mười ?

Một là thành tựu chánh niệm.
Hai là thành tựu chánh giác.
Ba là thành tựu chánh xu.
Bốn là thành tựu chí dũng.
Năm là thành tựu chánh huệ.
Sáu là được đủ không chướng nạn.
Bảy là nhớ sự việc các đời trước.

Tám là tánh mỏng tham dục không tham mạnh nhiều chẳng bị tham nặng nhiễu loạn khổ não.

Chín là tánh mỏng tham sân không sân mạnh nhiều chẳng bị sân nặng nhiễu loạn khổ não.

Mười là tánh mỏng ngu si không si mạnh nhiều chẳng bị ngu si nặng nhiễu loạn khổ não.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Các người ấy còn được mười công đức lợi ích. Những gì là mười ?

Một là thành tựu cơ tốc huệ.
Hai là thành tựu thiệp biện huệ.
Ba là thành tựu mãnh lợi huệ.
Bốn là thành tựu tấn tật huệ.
Năm là thành tựu quảng bác huệ.
Sáu là thành tựu thậm thâm huệ.
Bảy là thành tựu thông đạt huệ.
Tám là thành tựu vô trước huệ.

Chín là thường hiện tiền thấy chư Như Lai và dùng lời đẹp ca ngợi Phật.

Mười là khéo như lý thỉnh hỏi Phật, lại hay như lý khai thích nghi vấn.

Lại nầy Xá Lợi Phất ! Các người ấy lại còn được mười công đức. Những gì là mười ?

Một là thường muốn xa rời các bất thiện hữu.

Hai là thường thích thân cận với các thiện trí thức.

Ba là hay tháo các thứ trói buộc của ma.

Bốn là hay dẹp trừ các quân trận của ma.

Năm là hay khéo quở chán tất cả phiền nảo.

Sáu là với tất cả hành lòng luôn rời bỏ.

Bảy là vì bội tất cả con đường hướng đến ác đạo.

Tám là hướng về tất cả đường đến Niết bàn.

Chín là khéo nói tất cả hạnh bố thí thanh tịnh vượt qua sanh tử.

Mười là hay khéo theo học tất cả quỹ tắc của Bồ Tát làm , lại hay phụng hành lời chư Phật dạy.

Nầy Xá Lợi Phất ! Nếu có thiện nam tử thiện nữ nhơn ở nơi pháp môn vi diệu đại Bồ Tát tạng nầy mà có thể ân trọng lắng nghe thọ trì đọc tụng nghiên tầm nghĩa lý thông đạt rõ ràng lại giảng dạy mọi người, nên biết những người ấy được những công đức xưng tán lợi ích như trên ».

Ðức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa ấy mà nói kệ rằng :

« Người thông sáng có huệ vô biên
Hay khéo thông đạt pháp và nghĩa
Văn từ tôn thắng khéo tròn đủ
Do thọ trì được kinh vương nầy
Thường được giàu nhiều tạng pháp bửu
Hằng vui đẹp dạ làm pháp thí
Phát sanh sự vui tối thượng thắng
Do thọ trì được kinh vương nầy
Nhiều chúng sanh nghe thuyết pháp ấy
Chứng công đức thắng rộng lớn nầy
Phật sẽ tuyên bày công đức ấy
Như người trì kinh đã được có
Người được huệ tối thắng như đây
Ở nơi chánh pháp không hề hư
Do niệm phát sanh trí vi diệu
Nói chỗ nương của vô thượng trí
Siêng cầu khéo nói câu chánh pháp
Chỗ được ngợi khen của chúng thánh
Thường nghe phát khởi hạnh siêu thắng
Do trì đọc giảng kinh vương nầy
Người trí nghe rồi trì thâm nghĩa
Ở nơi văn cú không vọng chấp
Thường theo nghĩa lý để quán chiếu
Tăng trưởng diệu trí vô biên nghĩa
Vô biên diệu trá vô biên nghĩa
Nghĩa giải đệ nhứt khó nghĩ bàn
Ði khắp mười phương rộng khen ngợi
Nghe kinh được lợi không cùng tận
Rất khéo làm mỏng tham sân si
Mau được đệ nhứt tâm thanh tịnh
Do nghe kinh Bồ Tát tạng nầy
Công đức thắng lợi vô biên tế
Dầu được thắng tài không phóng dật
So lý với của gì kiên cố
Biết thấu của đời chẳng bền thiệt
Không luyến của đời đi xuất gia
Ra đến chỗ vắng ở núi rừng
Hôn trầm kia thường xa rời hẳn
Lắng nghe tịnh pháp không hề nhàm
Chánh giáo tĩnh lự không lẫn tiếc
Thỉnh hỏi quyết nghi nơi Ðạo Sư
Nghe rồi vì người dạy rộng lại
Do đây tăng trưởng trí vi diệu
Nơi pháp bạch tịnh không hề mất.

Nầy Xá Lợi Phất! Chư đại Bồ Tát vì muốn tu hành Bát Nhã Ba la mật nên ở nơi kinh điển đại Bồ Tát tạng nầy tinh tấn tu học thật hành Bồ Tát hạnh.

Ðây gọi là đại Bồ Tát ở nơi Bát Nhã Ba la mật phương tiện tu học pháp yếu".

Phẩm Bát Nhã Ba la mật
Thứ mười một

Hết

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567