Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Niệm Phật trong mùa hạ

12/04/201320:21(Xem: 11520)
1. Niệm Phật trong mùa hạ
Niệm Phật trong mùa hạ

An Cư Kiết Hạ là muốn trau dồi thiền định, nhưng theo thông thường nên tọa thiền, nếu không ngồi được, cũng phải lấy niệm Phật làm công khóa. Trong thời gian đó mỗi ngày khóa công phu sáng như thường lệ, đại chúng vào chánh điện tụng Kinh Lăng Nghiêm, chương Thế Chí Viên Thông, chú Đại Bi và mười bài chú ngắn, tâm kinh Bát Nhã, niệm Phật, sám 10 nguyện Phổ Hiền: một là kính lễ chư Phật cho đến mười đều nguyện hồi hướng, phục nguyện, ba tự quy. Sau khi điểm tâm xong đọc kinh 16 phép quán chương quán tạp tưởng, chú vãng sanh 3 lần, niệm Phật (càng nhiều càng tốt), lạy 12 nguyện Phật A Di Đà, lạy Bồ Tát Quán Thế Aâm, Đại Thế Chí, Địa Tạng Vương mỗi vị một lạy, hồi hướng ba tự quy y.

Cúng ngọ; giờ ngọ trai, cúng quá đường xong, đi kinh hành niệm Phật, đọc sám nguyện, niệm Phật, ba tự quy y, đại chúng về liêu. Buổi chiều, tụng kinh Di Đà, mông sơn thí thực và Hồng Danh (nếu có thì giờ). Buổi tối đọc kinh 16 phép quán, chương thượng phẩm thượng sanh, chú vãng sanh ba biến, niệm Phật, lạy Phật A Di Đà, các vị Bồ Tát mỗi vị 3 lạy, hồi hướng, ba tự quy y. Trước giờ chỉ tịnh có thời tọa thiền, hoặc niệm Phật 30 phút.10.30 giờ tối kiểng chỉ tịnh, đại chúng lên giường ngủ, nhất là mùa an cư, nghiêm ngặt cấm bàn tạp, cũng như không được vô ra sái phép. Người nào trái phạm cấm không được ở chung; người phạm trọng giới y luật trị.

Phàm tại thiền đường và chánh điện chư Tăng vui vẻ học tập nhất là Kinh luật, lắng nghe hiệu lệnh chung bảng (kiền chùy).

Hễ hiệu lệnh cùng luân phiên nhau phụ trách

Phải cùng giúp nhau học tập Kinh,

Luật, Luận cho tinh thông

Ai không theo chúng chiếu Nội Qui phạt.

Chúng muốn nghe giảng kinh gì, Duy Na bạch Trụ Trì biết để mời Thầy giảng kinh Lăng Nghiêm hay kinh khác cũng được.

Chứng nghĩa ghi rằng: việc kiết hạ an cư có nguồn gốc từ lúc Phật còn tại thế. Kinh Phạm Võng ghi rằng, mùa đông, mùa hạ tọa thiền nên mới thiết lập Thanh Quy. Lấy An Cư, mãn hạ, kết đông, giải đông làm bốn mùa vậy. Gần đây Thiền Tông chỉ kết đông mà không kết hạ, đã sai lời Phật dạy rồi. Luận việc quan trọng của tu hành là không sai lầm hai pháp Thiền Tịnh. Ngày nay đã chọn kết đông cho việc tọa thiền, tức là có thể lấy kiết hạ giảng kinh, học luật đều là việc tu tập, nhưng lấy niệm Phật làm chính.

Giảng Kinh mùa hạ, hay Luật, Luận đều thích hợp trong thời gian này.

Sắp giảng kinh nào nên cho đại chúng biết. Trước hết để đầy đủ lễ nghi, phải thưa thỉnh Thầy Phương Trượng, Thầy có thể cử người khác giảng thay thế, tức là đổi thỉnh vị khác theo cách thỉnh sư. Người thỉnh sư phải đắp y, cầm tọa cụ tới trước mời Thầy ấy khai giảng kinh (phần này có Nội qui giảng đường xem ở sau). Ngày đầu khai giảng, buổi sáng sau khi đại chúng dùng điểm tâm xong, trên chánh điện nên chuẩn bị hương đèn, thiết trí pháp tòa giảng kinh. Trước bục kinh để một tượng Phật và hai bên đặt ghế thính giả nghe kinh. Nếu không có chánh điện, có thể tại trai đường, sau giờ điểm tâm xong mới thiết trí. Sau điểm tâm, nghe hiệu lệnh chuông đại chúng đắp y, cầm tọa cụ vào chánh điện đứng hai bên. Thầy Trụ Trì sai thị giả 3 người: một lo về giờ giấc, một lo kinh và một lo nhang đèn chánh điện hay trai đường.

Ba hồi chuông trống Bát Nhã thỉnh sư, thị giả tới thỉnh Phương Trượng pháp sư đăng tòa, khánh dẫn đầu, chúng theo sau. Giám Viện cầm hương đứng sau. Hòa Thượng Phương Trượng tới, đại chúng đứng hai bên đối diện, thị giả và Duy Na mời pháp sư đăng tòa. Giám viện tiến ra dâng hương, trải tọa cụ ngay ngắn xong, lễ ba lạy nhưng theo nhịp khánh trước. Giám Viện cầm hương đứng sau đại chúng, pháp sư cũng đứng sau, thị giả theo hầu tại chánh điện. Duy Na hầu pháp sư tới ngay chính giữa dừng lại nhịp một hồi khánh. Chuông trống trổi lên nhịp điệu theo bài kệ như sau:

Hàng phục oán thế lực ma

Trừ dứt sạch không còn thừa

Nghe âm thanh vi diệu xa

Hết thảy nên vân tập (nhóm lại) cả.

Nam mô Vân lai tập Bồ Tát Ma ha tát (3 lần).

Thỉnh pháp sư niêm hương, đảnh lễ Tam bảo xong, mời đăng pháp tòa xong rồi, Duy Na xướng, chúng đảnh lễ ba lạy, mỗi người về chỗ ngồi, tọa thiền một vài phút xong, Duy Na nhịp 3 hồi khánh lại 3 tiếng. Nhập khánh xướng rằng:

Tiếng chuông vang thấu cõi ba ngàn

Phật pháp hoằng dương vạn ức phương

Công lao ân đức bậc quân vương

Lợi ích vô cùng thật khó lường…

Tiếp theo đọc: “kệ khai kinh:…” Nam mô Thập phương thường trú Tam Bảo (3 lần). Sau đó buổi giảng bắt đầu. Pháp sư tùy nghi giảng hợp căn cơ, trình độ của đại chúng, cho tới trước khi bài giảng chấm dứt, dành 5, 10 phút cho chúng nêu câu hỏi: đáp xong. Cuối cùng, pháp sư niệm hồi hướng như:

Công đức giảng kinh

Hữu tình, vô tình

Lợi lạc khó lường

Đồng thành chủng trí.

Tụng xong, thỉnh ba hồi chuông trống Bát Nhã, pháp sư xuống tòa, tới lễ Phật và lui ra. Đại chúng đứng ngay ngắn hai bên thỉnh pháp sư hồi phương trượng xong, xoay vô lạy Phật ba lạy rồi lui về liêu phòng. Nếu pháp sư bảo khỏi tiễn đưa, liền ngưng, không cần phải theo thường lệ. Từ đây về sau các lễ nghi có phần hơi khác là không thỉnh chuông trống, cũng chẳng có Giám Viện rước thỉnh. Người dự nghe cũng không lên phòng Phương Trượng mời mà chỉ đứng tại chánh điện hầu đợi. Tới giờ, thỉnh đại hồng chung ba hồi ba tiếng nhóm chúng. Duy Na, Duyệt Chúng phải là hai người trực, một người lo pháp tòa, một người bưng khay lễ tới phòng Phương Trượng để thỉnh pháp sư. Nếu lãnh chúng giảng thay, tức thì mời ngay tại phòng. Sau khi pháp sư đăng tòa xong, nên có một người trực niêm hương thỉnh, đại chúng đều chấp tay đứng. Ngoài ra, mùa hạ trời oi bức khỏi đắp y, đại chúng lễ pháp sư một lễ rồi cùng ngồi xuống nghe giảng.

Ngày đầu giảng và ngày viên mãn nên làm lễ cúng ngọ như nghi thường lệ. Chỉ có tờ sớ hơi khác, lời phải thích hợp ý nghĩa giảnh kinh, nên ở đây không nêu đủ.

- Chứng nghĩa ghi rằng, trong Luật nói năm hạ về trước chuyên học giới Luật, năm hạ về sau mới học giáo pháp, tham thiền. Cho nên Đức Thế Tôn giảng rộng nhiều kinh luật cũng qui về niêm hoa. Đến khi giáo pháp truyền sang Đông độ trước tiên cũng là Kinh Luật rồi kế tiếp đến Thiền Tông, cho nên Kinh Luật và Thiền Tông đều quan trọng, làm mẫu mực ở đời vậy. Sỡ dĩ mùa đông tham thiền, mùa hạ học tập nên bổ túc cho nhau mà không trái nhau. Thiền tông ngày nay đối với Kinh Luật là hai, như chẳng lưu ý hẳn lầm. Do vậy, người học Kinh luật phải biết rõ 5 điều quan trọng này:

1. Tin có cảnh giới chư Phật: mỗi người đều có niềm tin vốn không sai biệt, chẳng sanh tâm khiếp sợ.

2. Điều quan trọng thứ hai là quy tụ về mình (tự lo tu tập), chẳng bàn ăn uống, của báu.

3. Tâm trống rỗng ưa thiện, kém biện tài lại muốn làm thầy người. Nên phải chọn người lành mà theo, không nên kết bạn mình chẳng biết.

4. Thương xót hết tất cả, hễ kham được ý này mới khuyên nhắc nhau mà chẳng tiếc lời thống thiết.

5. Tha thứ người tự trách mình, người không như pháp; phát tâm lân mẫn, chớ thấy lỗi người.

Nếu ta phóng túng ôm lòng kiêu mạn thời không thành thật. Mỗi khi thấy người đời muốn học kinh luật, nhập bọn theo kẻ phóng túng nên gây ra bao nhiêu chướng nạn. Quí vị gặp được duyên lành, trái lại tríu mến phù hư chẳng tiếc thay! Ngoài ra phàm người giảng kinh phải hiểu ý Phật Tổ, đừng chỉ y theo văn mà giải nghĩa làm chướng ngại kiến thức người có học. Nên biết thay Phật tuyên dương pháp làm tai mắt cho trời người không thể sơ sót được. Căn cứ kinh Chánh Pháp Niệm Xứ ghi rằng: phàm người đời giảng kinh, thọ giới, tu tập, chứng quả… kể cả ra làm việc Phật là đền đáp địa thần đến không thần. Như vậy lần lượt trên đền đáp ba cõi, nhẫn đến chư Phật.

Sách Thiền Tông Mật Yếu ghi rằng, pháp sư Tùy Du giảng Kinh Duy Ma Cật, có dẫn Lý lục sự sau khi chết thành quỉ dựa vào người cùng nói tiếng người. Sư hỏi:

Nay giảng Kinh này người nào nghe được?

- Từ đầu người trở lên là quỉ thần, các cõi trên và chư thiên kính trọng rất mực. Song chư thiên thấy nghe pháp sư xông mùi rượu đều quay mặt bỏ đi không nghe.

Pháp sư Dư liền sám hối lỗi lầm không uống rượu nữa.

Quỉ lại nói: không phải chỉ hội này riêng cảm đến chư thiên mà bất cứ nơi nào có pháp sự đều có chúng tôi giá lâm. Y cứ theo kinh điển, phàm làm việc pháp sự phải chú tâm thành kính.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]