Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3.5 Vị Phụ Trách Tác Bạch

12/04/201319:11(Xem: 10968)
3.5 Vị Phụ Trách Tác Bạch
Vị Phụ Trách Tác Bạch

Người chủ tác pháp dẫn lễ là thủ lãnh tất cả các ban, các tiết mục. Thỉnh giới, lời tác bạch sơ đàn, lời bạch xin giới, lời thỉnh chư Thánh sám hối; đàn thứ hai thỉnh nội đàn, lời đáp trước luyện 3 lần bạch, lời thỉnh thuyết giới, lời tác thỉnh, kệ tán lễ, kệ tăng hòa, bài ban đứng theo vị trí, thỉnh chư Thánh qui đường cho đến phần chót. Trước hết dẫn chúng giới tử quỳ thỉnh giới. Đàn thứ ba lời bạch thỉnh giới, lời bạch thuyết giới, lời thỉnh, thỉnh Thánh, lời cầu xin giới, kệ tích trượng đều phải thuộc làu. Tác pháp dẫn lễ, công việc đây với ban đứng hầu lễ giống nhau, chỉ thêm ban hô chung hợp cùng với đại tác pháp mà trong đó các tiết mục hẳn phải am tường. Ban đứng hầu lễ cũng gọi là ban dẫn tán: ba đàn hương tán, lễ Tổ và tán 3 lần văn sám hối, thỉnh Thánh phần chính, lời luận bạch. Kệ chú tích trượng, dẫn khánh rước tam sư, khánh nghinh thỉnh tất cả đều theo nhịp điệu. Tân giới tử theo dẫn khánh, nghi thức thỉnh từng phần. Nghi thức cung nghinh, trở lên bên trên đều phải nhuần nhuyễn điêu luyện. Xem thêm phần bổ túc 3 đàn và các sách nghi Dẫn lễ có nêu rõ. Thầy Dẫn lễ này là A Xà Lê thứ năm, dạy kinh điển là A Xà Lê thứ tư.

Năm thành phần A Xà Lê như sau:

1) thế độ A Xà Lê tức là bổn sư xuống tóc thế độ và thuyết giới xuất gia.

2) Yết Ma A Xà Lê là vị thầy tại giới đàn trên được Yết Ma đúng pháp.

3) Giáo thọ A Xà Lê, trong đàn giới thầy dạy các việc oai nghi, giới luật cho giới tử

4) Giảng kinh A Xà Lê tức thầy dạy học kinh, luật, giảng rõ nghĩa lý, cũng là thầy Dẫn lễ vậy.

5) Y chỉ A Xà Lê là các vị Trụ Trì các tự viện mà ta nương theo học để được thấm nhuần pháp hoặc nhận sự giúp đỡ thức ăn cho chí nương nhờ ở qua đêm.

Cứ như Du Già Sư Địa luận quyển 70 ghi rằng vị giới sư phải đủ 5 đức:

1) Giới hạnh không thất đức, thà bỏ thân mạng, trọn không phạm tịnh giới mà thường hay kiên trì không cho mất giới.

2) Khéo lập đức trong luật tạng Phật dạy khéo hay chọn lọc, lấy bỏ cốt lập diệu pháp làm cho người dễ học không cho vi phạm.

3) Khéo lập học đức: Kinh luật là pháp để học, khéo vun bồi an lập, chú thích rõ ràng khiến không sai lầm.

4) Đức khéo đoạn dứt nghi ngờ đối với kinh, luật, luận trong đó thiết lập tùy sở học mỗi người và câu hỏi, khéo giải đáp làm cho người dứt nghi; theo đúng lời Phật dạy.

5) đức dạy xuất ly sanh tử, lấy kinh luật Phật dậy dạy người khiến cho người thực hành để thành tựu thánh đạo lìa dứt sanh tử .

Đức Như Lai cho người như thế là A Xà Lê, chính là vị thầy có đủ 5 đức vậy. Lại luật Tứ Phần quyển 34 ghi rõ có 5 pháp không được dạy giới cho người như:

1) không tin: ắt giới không kiên trì. Gốc của vạn thiện đã không, nền tảng đức không lấy gì đứng vững.

2) Không biết xấu hỗ ắt tự ý phá giới, tâm xấu hỗ còn không có niệm chánh kiến làm gì có.

3) Không biết thẹn hẳn để lộ rõ chỗ tạo nghiệp, phạm giới không biết thẹn thùng. Tâm e thẹn đã không làm sao cải hối.

4) Tính lười biếng ắt không tu hành nên không biết kinh luật; tà chánh không phân biệt việc trì - phạm làm gì hiểu nổi.

5) Phần nhiều quên hẳn không nhớ nổi, như quên các giới pháp. Đọc tụng còn kém khuyết huốntg gì giải nghĩa kinh chứ? Tỳ kheo phạm 5 pháp này, Phật không cho làm thầy người.

Chứng nghĩa ghi rằng, ba đàn truyền giới đúng qui tắc nguyên chiếu theo luật tạng. Do luật tạng văn phong phú nên cổ nhơn toát yếu, tóm lược nghĩa thành qui tắc này, chẳng qua lâu ngày có sự lầm lẫn. Thấy Tổ Hoa Sơn khắc in sách qui phạm cổ sửa lại ấn hành. Bản ở Hàng Châu là bản mới nơi đầu sách có thêm hai chữ “Kiến Tổ” bị thất lạc, y cứ chữ “Kiến Tổ” tự thuật như thấy trong một giấc mộng nói rằng, năm Sùng Trinh thứ mười tôi ở trên thuyền con lướt sóng cùng với Tam Muội Hòa Thượng ngồi dưới truyền giới. Không có tiền mua luật đọc, suốt ngày ngồi yên trên giường, nghe chúng đồng giới đọc luật, không phạm nội qui. Dẫn lễ trách rằng: Kiến Nguyệt, chẳng nên ngồi chỗ này để nói thiền, vì sao không thỉnh luật học cho thuộc v.v… Tới lúc gặp việc 9 người cầm thẻ đến dạy sư trước lạy xong. Tôi nghe một tiếng lớn phía sau lưng chấm dứt… Căn cứ chữ Kiến Tổ tự thuyết mà biết rằng “Kiến Tổ” lúc truyền giới cũng từ nghi tắc chánh phạm đây mà thực hành.

Đến như ngoài qui tắc có 3 đàn phụ thêm, bổ sung nghĩa rộng, v.v… cũng làm linh động, mà lúc gặp việc có thể quyền biến vậy. Như đại đàn tràng tại Hoa Sơn chúng có đông có thể diễn đúng như pháp; còn như chúng quá ít đâu có thể làm được. Chỉ cần rành rẻ nghi thức dạy làm cho tân giới tử tinh tấn phát triển đạo tâm đạt thượng phẩm giới tức là bước lên đường giác. Nếu tư cách vị thầy giải đãi lánh nặng tìm nhẹ, hữu danh vô thực tức là dây mực đen nghiệp tà. Cho dù có sửa đổi vạn nhất cũng không thể cải thiện giản đơn được. Lại từ thỉnh giới, thuyết giới, ngoài việc thọ trai thì Thiền, Luật có khác. Luật tông người hộ thất đến trước pháp tọa đợi Hòa Thượng ra thất, hoặc Ngài tọa thiền xong mới lễ ba lạy. Vị chánh tọa ngồi, người phụ đứng. Thiền tông chỉ tác lễ một lạy, hoặc chờ tam sư trước sau ngồi ổn định cùng lạy một lạy. Người phụ lễ ngồi kế bên, trong đó mỗi nơi có nghi riêng không nên câu nệ. Nếu vị chánh tọa là sư trưởng, người phụ là thành phần lớp sau phải lễ 3 lạy, Thầy thăng tòa bèn đứng kế bên để chứng tỏ hậu học biết nghĩa thờ sư trưởng mới đúng phép. Nếu vị chánh đồng hàng hoặc đồng học, hoặc chánh tọa nhỏ mà người phụ lớn hơn chỉ nên xá một xá là đủ. Hoặc 3 người cùng ngồi và đồng xá nhau; 3 vị ngồi giữa để thấy người phụ tôn trọng pháp. Lại như Thiền Lâm Tế vị chánh tọa là bậc trưởng bối; 9 thầy còn lại đều là đàn hậu bối, mới thấy rõ sự cao thấp v.v… Vị chánh tọa nhận lạy; tân giới tử lạy 9 thầy, 9 sư phải khiêm nhường để vị tôn trưởng ngồi trước, không dám thọ lễ.

Tân giới tử lạy 9 sư, 9 thầy nên thọ lễ để tư cách vị thầy được tôn quí.

Kế tiếp theo ấn định cho kỳ thọ giới: chiếu theo luật đều không có 3 đàn mở kỳ thọ giới, cũng như không định ngày giờ mà chỉ trừ quý sư gặp nhau truyền giới cũng đủ. Lại theo như trong luật Phật dạy giới Tỳ kheo chỉ cho 3 người thọ một đàn. Nếu 4 người là không được, vì quan hệ giới không nhỏ phải tuân lời Phật dạy nên ở Đông độ phần nhiều giới đàn lập 3 đàn. Việc lập đàn giới có thể tùy theo như đông xuân. Đàn giới mùa xuân vào mồng 8 tháng 2 khai giới trước hết có người trực đàn, hương đăng, lau quét vệ sinh, trần thiết các thứ… Tri khách cử dẫn lễ lên phòng Phương trượng rước tới. Như thiền đường, khai đường, bồi đường đưa vào vị trí. Tiếp theo, người cầu giới vào; Dẫn lễ hỏi kỹ lai lịch, biết rõ quê quán. Đến ngày 14 tháng 3 hai thầy Dẫn lễ, tri khách báo hiệu chúng các liêu biết sau khóa lễ Tịnh độ. Ngày 15 tả sư phát lồ, Hòa Thượng Phương Trượng cử tội; ngày 16 bắt đầu sám hối; lo liệu các thứ hương đèn, vật dụng v.v…Thiết sơ đàn, sám hối, viết lời thỉnh giới, thọ giới. Đến ngày 20, hữu liêu hướng dẫn đọc lời tác bạch, ngày 21 hoàn tất sám hối, nhận phái, ký sổ lưu trang trọng. Ngày 22 vâng mệnh dạy nâng bát, thỉnh giới, thọ giới; ngày 23 thỉnh truyền giới, kiểm tra lại y bát, khuyên giới tử không giữ chứa vật, đêm đó tập dượt nghi thọ giới. Ngày 24 cạo tóc, tắm rửa, ban đêm lạy sám hối (lễ sám thông thường); ngày 25 xem xét lại đàn giới cho trang nghiêm; thuyết giới, phát nguyện, khuyến tấn, quy tắc áp dụng (xem quy tắc giới đàn ở sau). Ngày 26 trình bản câu hỏi già nạn (giới sư); ở chúng phải đọc luật, phát nguyện, tuần liêu. Ngày 27 duyệt qua luật, phát nguyện, tuần liêu. Ngày 27 duyệt qua luật Sa Di, niêm yết danh sách giới tử, phát nguyện, tuần liêu.

Ngày 28 đưa danh sách giới tử tới ban kiến đàn, tập tác bạch (thưa thỉnh), tập thỉnh trai tăng. Ngày 29 các bảng niêm yết đã dán đầy đủ hội đồng giới sư, phát thêm thẻ bài, tổng dợt nghi thức. Ngày 30 thỉnh giới, chỉ dẫn rõ ràng danh tướng của y, bát, đắp y (mở y), xếp y, tắm gội, cạo tóc, sám hối - lạy tiểu sám hối, tuần liêu; nếu tháng thiếu không có ngày 30.

Ngày Mồng Một tháng tư trở về (hồi phục) cúng ngọ, mời thọ trai, bổ túc cho giới đàn trang nghiêm. Đêm đó giảng giới, phát nguyện, tuần liêu giữ thanh tịnh. Ngày Mồng Hai duyệt luật Tứ Phần, dán thông báo truyền ba đàn giới; mồng bốn đại tập dượt. Mồng 5 thỉnh giới; chuẩn bị liều hương, danh sách giới tử, sám hối. Mồng 6 trở về, cạo tóc, tắm gội, mồng 7 khuyên nhắc việc tu khổ hạnh, đốt liều hương, xem xét lại đàn tràng cho trang nghiêm. Mồng 8 thuyết giới, phát nguyện, tuần liêu, giảng về kinh Phạm Võng. Mồng 9 cấp chứng chỉ, ghi sách tịch, mở kho, trở về (hồi phục?), tuần liêu, từ giả. Đàn một giới đàn xong.

Đàn giới mùa đông, ngày 18 tháng 10 khai đàn (xem phần trên có chỉ đầy đủ), đến ngày 10 tháng 11 niêm yết bảng sau khóa lễ Tịnh độ có tuần liêu… (Xem thêm chi tiết ở trước).

Chứng nghĩa ghi rằng, giới Tỳ Kheo Phật dạy 3 người thọ một đàn, cho đến 4 lần bạch yết ma xong. Bốn pháp xử sự[10] và bốn chỗ nương tựa[11] của Thầy Tỳ kheo v.v… nhưng phải họp chúng lại thuyết chung, chỉ bên ni nói riêng.

Hai kỳ Xuân - Đông đây, cổ nhơn có qui định dựa theo một giấc mộng bàn chỗ thấy Tổ đi trên chiếc thuyền nhỏ lướt hải triều âm, có Tam Muội Hòa Thượng ngồi dưới cầu giới; cũng là ngày mồng 8 tháng 2 bắt đầu đến mồng 8 tháng 4 viên mãn đàn giới. Nếu y lời Phật dạy nên tùy thời truyền giới, vào đời Sùng Trinh năm thứ 10 tại huyện Thái Hưng có am Ni lạ lùng mời Hòa Thượng Tam Muội khai giới. Đó là ngày Rằm tháng 8 bắt đầu giới đàn đến Rằm tháng 11 là viên mãn. Kế truyền Bồ Tát giới tại chùa Thừa Thiên khởi sự ngày Mồng Một tháng 12 đến đầu mùa xuân Rằm tháng giêng là giới đàn hoàn mãn. Lại ngày 20 tháng giêng giới đàn tổ chức tại am Thiện Khánh cho đến giữa tháng 3 là viên mãn. Y cứ theo đây có thể thấy cổ nhơn qui định giới Kỳ ở mùa Đông - Xuân cũng có khoảng thời gian bất định; chỉ tùy nghi, tùy duyên sao cho thích hợp là được.

(Lược tả hữu sư bạch…)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]