- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Phép Đặt Quan Tài
Đã nhập quan xong đặt quan tài nơi trượng thất chỉ cách ngăn treo màn trướng, bày các đồ cúng như lúc sống. Giữa pháp tòa trên đặt chân dung và long vị. Nhân tuần thất trần thiết phẩm vật cúng, ngoài ra, lư nhang, bình hoa phải chăm sóc gọn gàng sạch sẽ, đốt nhang liên tục, 2 buổi dâng trà, cơm, thức ăn cúng dường. Nếu chư sơn trưởng lão và quan chức hàng tôn quí phúng viếng, môn đồ lạy đáp lễ cho phải phép. Ban đêm kéo màn che quan tài lại, để quan tài tối đa 3 tuần rồi hỏa táng nhập tháp. Tháp cao 6 mét, không nên phí quá nhiều công; gạch đá và vùi xác vô ích. Như có múa hát, âm nhạc v.v.. các loại thảy đều không nên dùng mà chỉ chư tăng niệm Phật dẫn đường mà thôi. Đám tang Trụ Trì hết thảy phải thật qui mô và theo nghi cách xưa.
Tiếp đón các vị khách cho đủ lễ nghi không nên thiếu sót, thì đám mới trang trọng; đồ đạc của họ không di dời chỗ khác. Phàm pháp tử, giới tử, đệ tử thế độ (xuất gia) nhiếp tâm lo việc tang lễ mà thôi. Lục Tổ Đàn Kinh ghi rằng: “Sau khi Ta diệt độ đừng theo thế tình thương khóc rơi lệ. Nhận người điếu tang trên mình luôn mặc đồ tang.” Đó là lời Tổ dạy nên tuân thủ, nếu không, chẳng phải là đệ tử Phật, cũng chẳng theo đúng chánh pháp. Nếu 2 bên biết rõ bịnh nặng phải đưa tới phòng khách chờ viên tịch, đặt quan tài trong 3 ngày. Phàm tịnh nhân lâm trọng bịnh sau khi chết, nhập liệm hành lễ để chỉ một vài ngày liền đem hỏa thiêu, không để lâu hơn, cũng như không thiết cúng đủ các nghi.
Chứng nghĩa ghi, ngài Vân Thê Liên Trì nói rằng: người để tang chỉ buồn thương bên trong không nên để lộ bi thương sầu khổ. Căn cứ theo Kinh Đại Niết Bàn, dù không dạy để tang song lúc Phật lâm Niết Bàn, chúng vỗ về kêu khóc thống thiết đến đổi có người thổ huyết. Nay đệ tử ta gặp tang há không buồn sao? Chỉ có điều không nên giống người đời gào khóc, lăn lộn thôi. Lại như gần đây các vị Trụ Trì viên tịch, hàng đệ tử lấy lụa viết chữ lên đó cầu chuyên gia khắc vào tháp. Hẳn lúc còn sinh tiền cha mẹ thấy điềm lạ… sau khi chết hỏa thiêu, lưu lại vô số xá lợi v.v… đâu phải không có điềm lạ này là không thành bậc tôn túc đâu? Vả lại, do tông môn chúng ta tôn trọng, chỉ lo giới-định-huệ mới thật chân tu, mới là thật đức; dù thiền, giáo hay luật cũng thế, những việc khác đều là phụ không đáng kể. Đến như việc hỏa thiêu mà hỏi có phần nào còn nguyên vẹn (các căn bất hoại), lưu lại xá lợi… đều do bình nhựt người ấy có tu hành nghiêm tịnh, cũng đâu phải dễ đạt lắm sao? Nói về áo quan có bài thơ rằng:
Luận xét cổ quan
Quí giá tự phân
Như muốn trọng sang
Bị người khinh thay!
Học đồ làm một bài thơ chế giễu như trên, đều ghi nhận như thế để lưu lại cho đời đám tang vị sư mà không được như trong nhà đạo. Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: thiền sư Vân Môn Yển thuyết pháp như mây mưa hoàn toàn không còn ai ghi chép, thấy có người nghi liền mắng rằng: “Ông ngày không tu, trái lại ghi lời tôi để dịp khác bán tôi chăng.” Nay trong phòng có dịp bàn đều là rừng hương dùng giấy làm áo, theo chỗ nghe sách mà đạt. Ôi! lời pháp ngữ còn chẳng vui ghi, huống gì là lời hoa mỹ dối gian khác ư?
Gửi ý kiến của bạn