- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Vía Địa Tạng Thánh Đản
Ngày 30 tháng 7 âm lịch là vía Địa Tạng đản sanh. Sau thời Kinh Lăng Nghiêm sáng, tới phần đảnh lễ Phật, Trụ Trì niệm hương, cắm hương lên lư. Duy Na cử tán: Lư hương… Nghi thức giống như Phật Dược Sư. Niệm:
Nam Mô Đại Từ Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần).
Tiếp theo tụng Kinh Địa Tạng bổn nguyện, bài kệ phẩm thấy nghe được lợi ích như sau:
Ta quán Địa Tạng lực oai thần
Vô số kiếp nói không cùng tận
Thấy nghe đảnh lễ trong một niệm
Lợi lạc trời người khó định phân
Hoặc nam hoặc nữ hoặc long thần
Hết báo thân phải đọa đường ác
Chí tâm quy y Đại sĩ thân
Tuổi thọ thêm tăng trừ tội chướng
Sớm mất mẹ cha, biệt người thân
Chưa rõ thần hồn nương chốn nào?
Anh em, chị em và thân nhân
Trưởng thành tới nay chưa nhận rõ
Hoặc vẽ hoặc họa Đại sĩ thân
Niệm lễ thiết tha không rời bỏ
Hăm mốt ngày niệm hiệu ân cần
Nhiều thân hình Bồ Tát hiện ra
Cho biết nơi nào quyến thuộc sanh
Giá rơi ác thú tìm cứu sạch
Nếu ai không lui sụt sơ tâm
Liền được sờ đầu truyền Thánh ký
Người muốn tu vô thượng Bồ Đề
Nhẫn đến 3 cõi khổ thoát ly
Chính là đã phát tâm đại bi
Trước nên quán lễ tượng Đại sĩ
Hết thảy các nguyện sớm đạt thành
Nghiệp chướng toàn dứt chẳng còn chi
Có người phát tâm tụng kinh điển
Muốn qua bờ giác độ quần sanh
Duy lập nguyện này khó ví sánh
Đọc rồi quên rồi phế bỏ nhanh
Người này bị nghiệp chướng trói buộc
Kinh điển Đại Thừa chẳng nhớ rành
Cúng dường Địa Tạng với hương hoa
Y phục, uống ăn, tọa cụ và
Nước trong trước Đại sĩ bày ra
Một ngày một đêm đem uống đó
Phát lòng tôn trọng cử cay nồng
Rượu thịt, tà dâm, vọng ngữ không
Trong 21 ngày chớ sát sanh
Hết lòng niệm tưởng Đại sĩ danh
Trong mơ thấy nhiều loại tướng hình
Tỉnh ra mới biết ấy điềm lành
Đúng lúc tai nghe dạy đọc Kinh
Chẳng quên trong ngàn vạn lần sanh
Do vì Đại sĩ khó nghĩ suy
Hay khiến người này đạt tuệ trí
Chúng sanh nghèo cùng và tật bệnh
Quyến thuộc chia ly, nhà cửa suy
Trong cơn mộng mị thấy bất an
Người cầu sai quấy không toại ý
Chí tâm niệm lễ tượng Địa Tạng
Mọi điều xấu ác đều tiêu tan
Thậm chí giấc mơ được bình an
Y, thực dồi dào quỉ thần can
Vào núi rừng, qua biển an toàn
Cầm thú độc và người hung ác
Ác thần, ác quỉ và gió độc
bao nhiêu khổ não hết thảy nạn
Chỉ nên lễ lạy và cúng dường
Bồ Tát Địa Tạng đại sĩ tượng
Như vào núi rừng, hoặc đại dương
Bấy giờ các ác đều tiêu sạch
Quan Âm lắng nghe Ta giảng tường
Địa Tạng sâu rộng khó nghĩ lường
Trăm nghìn vạn kiếp nói không cùng
Lực Đại sĩ đây rộng tuyên dương
Người nào nghe được danh Địa Tạng
Nhẫn đến chí tâm kính lễ thường
Dâng y phục, ẩm thực, hoa hương
Nhận trăm nghìn phước báu cúng dường
Hay chỉ nhân đây cầu pháp giới
thành Phật thoát sanh tử đại dương
Vì thế Quan Âm ngươi nên biết
Báo cho khắp hết các cõi tường.
Tiếp tụng:
Án Tam Đà ra già đà ta bà ha (108 lần).
Duy Na bạch:
Lại vì gió vàng chuyển động, mở khai điềm tốt kim dung, sương ngọc thấm nhuần, hiển bày tướng đẹp ngọc hào. Đại sĩ đản sanh lung linh tuyệt đẹp. Trăng thu vừa tắt, ngước lên khắp bầu trời sáng tỏ, thánh đức trong sáng hồng ngọc. Nghĩ lại chúng con đang ở đời mạt pháp, tội lỗi chồng chất, mong thoát vòng khổ, ắt nhờ gió lành phủi quét được lên cõi an vui, toàn nương ánh từ để thong dong tự tại. Nay gặp lúc Hoa Đàm xuất hiện, kính dâng hương hoa phụng hiến. Đệ tử chúng con lại nguyện: gậy vàng hươi sáng, minh châu chiếu rạng; cuồng si u ám, mở ngục sắt không môn; nóng bứt trừ sạch; ngôi nhà lửa tiêu tan. Trời người đều lợi lạc, âm dương thảy nhờ ân.
Bạch xong, cử tán:
Đại sĩ Địa Tạng nguyện rộng sâu
Phá thành sắt bằng ngọc minh châu
Gậy vàng dộng u minh thông thấu
Đảnh lễ tôn tượng niệm xưng danh
Vô số cõi chan hòa tiết trời xuân
Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 lần).
Chứng nghĩa ghi sự độ sanh của Ngài Địa Tạng theo các Kinh Bồ Tát Địa Tạng bổn nguyện, Địa Tạng thập luân Chiêm Sát thiện ác nghiệp báo v.v.. mà bản kinh sau thuyết minh đầy đủ. Nay nêu lên sự tích Ngài ở Đông độ như sách Thần Tăng truyện ghi: đức Phật diệt độ 1500 năm, Địa Tạng giáng sanh vào nước Tân La, nhà họ Kim tên là Kiều Giác vào năm Vĩnh Trưng thứ tư. Năm lên 24 tuổi cạo tóc dắt theo bạch khuyển khéo vâng lời theo tàu buôn ra biển. Đến vùng núi Cửu Hoa, huyện Thanh Dương, phủ Trì Châu Đông, tỉnh Giang Nam, tọa thiền trên núi Cửu Tử sơn tuế nguyệt 75. Năm Khai Nguyên thứ 16, đêm 30 tháng 7 Ngài thành đạo năm 99 tuổi. Lúc bấy giờ có bậc kỳ lão, Mẫn Công rất thiện cảm nghĩ tưởng đến. Mỗi lần mời 100 vị tăng dự cúng trai tăng, hẳn còn thiếu một vị, nên mời vị tăng tu trong động cho đủ số. Vị này bèn xin một mãnh đất bằng áo cà sa, Mẫn Công ưng thuận. Y phủ giáp núi, Công hết sức lấy làm hoan hỷ. Người con trai Mẫn Công cầu xin xuất gia tức là Hòa Thượng Đạo Minh. Mẫn Công về sau cũng bỏ tục xuất gia, lại bái người con làm thầy, cho nên nay hầu bên tượng mà bên trái là Đạo Minh, còn bên phải là Mẫn Công, đó là sự tích này vậy…
Bồ Tát nhập định 20 năm đến năm Chí Đức thứ 2 vào ngày 30 tháng 7 hiển thánh bước ra khỏi tháp, đến nay trở thành một đại đạo tràng. Hiện Quả Lục ghi rằng: chúng tôi là Vương Kiến một hôm không có bịnh bổng lìa đời. Có một người áo xanh dẫn đến minh phủ trình thưa khúm núm. Kết quả là bắt lầm Vương Kiến ở núi Đông. Do đó cho thả ra khỏi điện Minh phủ, thấy địa ngục Hắc Diệm ở giữa không, gào thét như sấm vang, có 3 lão tăng ngồi thiền bên cây sao dùng tịnh thủy rảy nước cho. Ngục tốt nghiến răng hét lớn: hãy dừng lại. Kế phía trước có viên tuần đi qua đó là Quan Âm, Phổ Hiền và Địa Tạng vậy. Y cứ theo tích đây có thể thấy trong Kinh Địa Tạng nêu rõ: niệm danh hiệu Địa Tạng, lễ tượng Địa Tạng được phước tiêu tội, thật không thể nghĩ bàn.
-----------Hết quyển ba.-----------
[1] Bốn tâm: tức là 4 tâm bao dung rộng lớn thương yêu khắp hết mọi loài chúng sanh. Đó là: tâm từ vô biên, tâm bi không giới hạn, tâm hỷ và tâm xả không cùng tận.
[2] Ba đức: có nhiều lối giải thích như Kinh Niết Bàn giải thích là: đức pháp thân, đức bát nhã và đức giải thoát. Theo khía cạnh tự lợi, lợi tha của Phật giải ba đức là: Trí đức: dứt sạch hết vô tri đủ vô thượng Bồ đề; Đoạn đức: đoạn sạch phiền não có thừa vô thượng Bồ đề; Ân đức: có thừa đức đại bi cứu giúp tất cả chúng sanh.
[3] Ngũ phước: 5 phước báu trên đời này là: giàu có, khỏe mạnh, sắc đẹp, sống thọ, chết được an lạc.
[4] Long Hoa tam hội: ba hội Long Hoa do đức Phật Di Lặc tương lai giáng sinh nơi cõi Ta Bà này, sau khi đắc đạo sẽ mở 3 pháp hội tại rừng cây thân rồng trổ hoa màu vàng, được mệnh danh là hội Long Hoa kỳ một, độ cho chúng sanh hạ căn hạ trí, hội thứ nhì độ hạng trung căn và hội thứ ba độ kẻ thượng căn thượng trí.
Gửi ý kiến của bạn