Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)

03/04/202211:17(Xem: 11628)
38_Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng)


Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên

 

 Bài pháp thoại giải thích nghi thức đảnh lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão HT.Thích Trí Thủ biên soạn được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream ngày 29/7/2020 trong mùa đại dich Covid-19

 

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp Bách thiên vạn kiếp năng tao ngộ Ngã kim kiến văn đắc thọ trì Nguyện giải Như lai chơn thiệt nghĩa.

HÒA: Nhất tâm đảnh lễ Tam tạng thập nhị bộ thánh giáo đại tiểu thừa kinh luật luận giáo hạnh lý quả biến pháp giới tôn pháp. (1 lạy)

 

 Pháp Phật thật cao sâu mầu nhiệm, Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp, Nay con được thấy, nghe, thọ trì, Nguyện hiểu rõ chân ý của Phật.

HÒA: Một lòng kính lạy Pháp Bảo khắp pháp giới, hiển bày đủ bốn khoa giáo lí hạnh quả, thể hiện qua mười hai phần giáo, gồm thâu trong ba tạng Kinh Luật Luận, thuộc cả đại thừa và tiểu thừa. (1 lạy)
 

Bài kệ bốn câu này do Nữ Hoàng Đế viết xuống một cách xuất thần từ thế kỷ thứ 12 năm xưa sau khi Ngài Nghĩa Tịnh (cũng có nơi cho là Ngài Thật Xoa Nan Đà) phiên dịch xong 80 quyển “Kinh Hoa Nghiêm” dâng lên cho Hoàng đế Võ Tắc Thiên xem. Võ Tắc Thiên đề bút viết ra 4 câu “Khai Kinh kệ” này.

 

Có lẽ, Nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên đã lĩnh hội được nội hàm huyền diệu thâm sâu hiếm có, lấy làm vui mừng, cảm hứng dâng trào mà viết ra “Khai Kinh kệ” này mà mãi cho đến hôm nay cũng không có một ai có thể làm được bài nào tuyệt diệu hơn bài này nữa.

 

Phải chăng Bà rất xứng đáng để tôn vinh Nữ Hoàng Đế sùng kính Phật Pháp vì chỉ câu kệ đầu thôi “Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp” đã hàm ý tất cả áng văn ngữ nghĩa trên đời không thể nào có thể so sánh được với kinh điển của Đức Thế Tôn đã thuyết giảng.

Riêng câu thứ hai “Bách Thiên vạn kiếp nan tao ngộ “ ta càng thầm phục Bà hiểu thật tỏ tường về chữ Kiếp (phải biết Kiếp được tượng hình với một Bàn Thạch kiếp dài 16km hay là Giới Tử kiếp thùng chứa hột cải cũng dài 16km).

 

Câu thứ ba và bốn: “Ngã kim kiến văn đắc thọ trì – Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa”  

Bà đã trân trọng nhận thấy mình nay được đầy đủ phước duyên hội ngộ Phật Pháp thì phải học cho đến chỗ tận cùng rốt ráo như ám ảnh Bà đã mang trong đầu khi còn là thiếu nữ chưa tấn Cung chăng?

Đó là ý tưởng Võ Tắc Thiên cho rằng mình được Phật Di Lặc chuyển sinh. Trước khi Võ Tắc Thiên lên làm vua, nhóm nhà sư Trương Hoài Nghĩa viết một bộ kinh lấy tên là “Đại Vân kinh”, trong đó viết:

“Tắc Thiên là Di Lặc hạ sinh để làm chủ tể cõi Diêm Phù Đề. Bồ tát Di Lặc giáng lâm đến thế giới này là nữ giới, tên là Võ Tắc Thiên làm vua nước Trung Hoa”.

Sau khi lên ngôi làm vua, Võ Tắc Thiên tự xưng là “Từ Thị Việt cổ Kim luân Thần thánh hoàng đế”.

Võ Tắc Thiên còn cho tạc tượng Tam Thế Phật nơi thạch động Long Môn, một di tích văn hóa thế giới ở ngoại thành kinh đô Lạc Dương, tỉnh Hà Nam và nơi động Ma Nhai, trong đó lấy hình dạng của mình làm mẫu để điêu khắc tượng Phật Di Lặc,

 

Sử sách Trung Quốc đã ghi chép rất nhiều về Nữ hoàng Võ Tắc Thiên.

Xung quanh vấn đề công, tội của Bà cũng tồn tại nhiều ý kiến trái ngược.

Giảng Sư đã mượn bài viết của Cư Sĩ Phúc Trung chủ biên trang nhà Phật Học tại Kentucky (Hoa Kỳ) để kể về tiến trình lên ngôi hoàng đế của Bà

Từ một phi tần ở hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị, về sau trở thành Hoàng đế triều đại Võ Chu làm gián đoạn nhà Đường. Bà là mẹ của 2 vị hoàng đế kế tiếp, Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán.

Cùng với tôn hiệu Thiên hậu của Bà và tôn hiệu Thiên hoàng của Đường Cao Tông, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong một thời gian dài và cùng được gọi là Nhị Thánh. Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Thiên hậu trải qua các đời Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu, triều đại mà bà sáng lập tồn tại từ năm 690 đến năm 705. Do đó, Võ Tắc Thiên trở thành Nữ hoàng duy nhất được công nhận trong lịch sử Trung Hoa Dù vậy, Cựu Đường thư và Tân Đường thư vẫn chỉ gọi bà là "Thái hậu" ngay cả sau khi bà tự xưng Hoàng đế, đó là vì vấn đề không nhìn nhận địa vị của bà trong thời đại cũ.

Trong 15 năm cai trị với tôn hiệu Thánh Thần Hoàng đế, khuyến khích phát triển Phật giáo, tập trung phát triển kinh tế - xã hội, duy trì sự ổn định trong nước. Tuy nhiên, do tư tưởng nam tôn-nữ ti đã ăn sâu trong lòng xã hội phong kiến, lại thêm tính cách độc ác, hà khắc trong việc cai trị khiến đông đảo cựu thần nhà Đường không phục. Tới năm 705, Tể tướng đương triều là Trương Giản Chi cùng các đại thần Địch Nhân Kiệt ép Võ hậu thoái ngôi và đưa Đường Trung Tông lên ngôi lần thứ hai.

Bà bị giam lỏng ở Thượng Dương cung tại Lạc Dương cho đến khi qua đời không lâu sau đó, với tuổi thọ là khi 82 tuổi.

Điều thú vị .....Ngay cả tấm bia mộ “không chữ” của bà trên núi Lương Sơn – ngọn núi lưu giữ 18 lăng mộ của các Hoàng đế Đại Đường, cũng gây nhiều tranh cãi cho người đời sau.

Tấm bia mộ có một không hai trong lịch sử này cao 7,53m, rộng 2,1 m, dày 1,49 m, nặng 98,84 tấn, nhưng không có một dòng chữ nào khắc trên đó, chỉ khắc 8 đầu rồng quấn vào nhau biểu hiện quyền uy tối thượng của Nữ hoàng đế. Hai bên thân bia khắc hai con đường dài 4,12m, rộng 0,66m.

Trên con đường đó chạm một con tuấn mã và một con sư tử đực thần thái uy nghiêm... Luận giải về “Bia không chữ”, đa số người cho rằng, Võ Tắc Thiên tự cho mình công lao không thể nói hết, không thể dùng văn tự biểu đạt được.

 

Một số khác thuận theo ý kiến Trung Tôn Hoàng đế không biết nên gọi Võ Tắc Thiên là Hoàng Đế hay Mẫu hậu. Lại có một số người giải thích, Võ Tắc Thiên cho dựng bia không chữ là để người đời sau bình phẩm, đánh giá về mình rồi khắc vào.

Trong đoạn kết của Thiên tình sử Võ Tắc Thiên, nhà văn Lâm Ngữ Đường đã cho rằng “ Dù Bà có giảo quyệt đến đâu chăng nữa nhưng lòng thành tâm sùng Đạo Phật của Bà chắc có lẽ cái tên Võ Tắc Thiên sẽ tồn tại mãi mãi.

 

Dù tình sử Nữ Hoàng đế Võ Tắc Thiên ...

.....đề tài muôn thuở!

Nhiều đàm luận phán đoán từ thế kỷ 13 đến nay,

Riêng người học Phật,

......... vẫn nhớ mãi nữ kiệt xuất anh tài,

Để lại hậu thế bốn câu kệ..

.....tán dương Pháp Bảo Vô Thượng.

 

Hơn thế nữa mời Đại Sư Thần Tú...

....bậc thượng nhân khiêm hạ vô lượng,

Quốc Sư Đại Đường ...thuyết giảng yếu chỉ kinh

Khi Hoa Nghiêm bản dịch hoàn thành...đệ trình.

Niềm hỷ lạc sùng kính Phật Pháp...tỏ bày tuyệt diệu!

 

Rằng đại phước duyên...

...... được mặt trời quang minh rọi chiếu!

Đã bảo trợ tạc tượng Phật ở Long Môn

Cúng dường xây Tỳ Lô Giá Na ...nay vẫn trường tồn  

Phải chăng do ám ảnh “Di Lặc chuyển sinh”...Thời niên thiếu!

 

Kính bạch Giảng Sư, bài thơ trình pháp sẽ tiếp tục với mẫu chuyện về Giới Định Tuệ trong hai lối dạy cúa “NAM NĂNG, BẮC TÚ” khi Giảng Sư đã mang câu chuyện về đệ tử Chí Thành của Ngài Thần Tú đến chùa Bảo Lâm để học pháp  và nhắc đến Kinh Pháp Bảo Đàn mà con đã ghi sâu vào tâm thức khi nghe Lục Tổ đã cho rằng: “Giới, Định,Tuệ của Ngài Thần Tú” là tuyệt diệu nhưng nơi đạo tràng của Lục Tổ thì cần nhận ra “Giới không tự tánh, Định không tự tánh và Huệ cũng không tự tánh mà cần phải nhập vào BẢN THỂ TỰ TÁNH CHÂN NHƯ” của mình.

Cũng trong dịp này chúng đệ tử cũng nên biết mình phù hợp căn cơ nào để chọn 4 câu kệ hoặc của Ngài Thần Tú(1), hoặc theo Lục Tổ (2) mà tu tập.

 

 (1)Thân thị bồ-đề thọ

Tâm như minh kính đài

Thời thời cần phất thức

Vật sử nhạ trần ai

 

Thân là cây bồ-đề - Tâm như đài gương sáng – Phải luôn lau chùi sạch – Chớ để bụi trần bám).

       

(2) Bồ-đề bổn vô thọ

    Minh kính diệc phi đài

      Bổn lai vô nhất vật

       Hà xứ nhạ trần ai?

 

Bồ đề vốn chẳng cây – Gương sáng cũng không đài – Xưa nay không một vật – Bụi trần bám vào đâu?).

 

Và khi giải thích đến câu đảnh lễ Pháp Bảo theo nghi thức một lần nữa Giảng Sư đã nhắc lại thế nào là THẬP NHỊ BỘ THÁNH GIÁO của Tiểu Thừa và Đại Thừa đó là 12 phần giáo do Đại sư Trí Khải (người làu thông tam tạng kinh điển) đề xướng.

Theo đó 1- Trường Hàng: kinh viết bằng văn xuôi.

2- Trùng Tụng: kinh viết theo nghĩa lý là diễn tả lại bằng kệ tụng (kinh Pháp Hoa).

3- Cô Khởi: những bài kinh viết ra ở dạng độc lập không liên quan đến những câu trước và sau.

4-Thí Dụ: Đưa ra những thí dụ để dẫn chứng.

5- Nhân Duyên: nói về nhân duyên liên quan tới những chuyện xảy ra trong hiện tại.

6- Tự Thuyết: Những bản kinh không cần ai thỉnh cầu nhưng Phật vẫn thuyết.

7- Bản Sanh: Nói về tiền thân và cuộc đời tu tập của Phật.

8- Bản Sự: Nói về các tiền thân của các Vị A la Hán trong các đời trước và sự tu tập của họ.

9- Vị Tằng Hữu: những chuyện thần thông biến hóa xưa nay chưa từng có.

10- Phương Quảng: nói tới cảnh giới viên thông, viên chứng.

11-Luận Nghị: Biện giải của Đức Phật.

12- Thọ Ký: Báo trước cho chúng đệ tử sẽ thành Phật để giáo hóa trong tương lai.

 


Lời kết:

 

Kính đa tạ Giảng Sư, với sự thông bác về Tam Tạng kinh điển của Nam Tông và Bắc Tông qua những bộ kinh lớn đã giảng giải từ trước mà Ngũ Thời Giáo như đã tổng kết trong 45 năm hoằng truyền và thuyết giảng:

 

Hoa Nghiêm tối sơ tam thất nhật

A Hàm thập nhị, Phương Đẳng bát

Nhị thập nhị niên Bát Nhã đàm

Pháp Hoa, Niết Bàn cộng bát niên

 

Mà trong đó một bản kinh có thể gói gọn trong 12 phần giáo hoặc trong một hay hai phần, riêng Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Niết Bàn chứa đủ 12 phần giáo.

 

Cũng trong việc so sánh 5 bộ Nikaya của Phật Giáo Nguyên Thủy được xem là ghi toàn bộ lời dạy của Đức Phật với bốn bộ A hàm của Đại Thừa thật là thương cảm cho mẫu chuyện  về Giáo Sư Trần Phương Lan người đã để lại kho tạng kinh điển thêm 2 bộ Trưởng Lão Ni Kệ và Trưởng Lão Tăng kệ nằm trong Tiểu Bộ Kinh mà Đức Trưởng Lão HT Thích Minh Châu đã nhờ Giáo Sư dịch.

 

Kính đa tạ Giảng Sư đã cho chúng đệ tử một bài pháp thoại vừa có tính cách lịch sử Phật Giáo lại vừa có thiên tình sử của một Nữ Hoàng Đế có một không hai từ thế kỷ thứ 12 vào Đời Đường Trung Quốc mà trong thời đó Pháp Sư Huyền Trang đã đóng góp rất nhiều cho Tam Tạng kinh điển (Kinh-Luât-Luận).

 

Kính chúc Giảng Sư pháp thể khinh an, Phật Sự viên thành tiếp tục cống hiến cho thính chúng những bài pháp thoại tuyệt vời.

Kính trân trọng,

 

Kính đa tạ Giảng Sư

... bài pháp thoại quá tuyệt vời chi tiết

Với thâm cung bí sử lại mang phương pháp hoc tu

Lưu truyền  “Nam Năng, Bắc Tú” đốn, tiệm ...khiêm nhu

Nhân cách bậc thượng nhân không hề sanh tâm đố kỵ.

Và  Thánh nhân... quyết  không dính vào cung đình chính trị.

 

Câu đảnh lễ “Nhất Thiết Tôn Pháp”mỗi thời khóa công phu.

Hòa Thượng Khánh Anh (TỔ PHƯỚC HẬU)...nhớ chữ Như (1)

Nhưng tài liệu giáo lý sâu mầu ...tuyệt tác (2)

Mãi nhớ Giáo Sư Trần Phương Lan...tài năng bao quát

Định mệnh éo le ...căn bịnh xuất hiện bất ngờ.

 

 Hai quyển Trưởng lão Tăng, Ni kệ vẫn hoàn thành đúng giờ,

Kính tán thán Dịch giả ...thời gian đuổi chạy kịp!!!!

Đồng thời tán thán những danh tăng mẫn tiệp!

Hoàn cảnh khó không bó được Trí Vô Sư,

Đại thừa, Tiểu thừa không phân biệt Văn, Tư

Mãi mãi ruộng phước điền...ươm mầm giống tốt!

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Chí tâm đảnh lễ Nhất thiết Tôn Pháp.

 

Huệ Hương kính trình pháp

 

1-Kinh điển lưu truyền tám vạn tư

Học hành không thiếu cũng không dư

Đến nay tính lại chừ quên hết

Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ

 

2- Nhị Khóa Hiệp Giải tài liệu giáo lý giải thích kinh trong thời khóa công phu khuya (Kinh Lăng Nghiêm)và thời công phu tối (Knh Di Đà, Hồng danh, Mông Sơn thí thực) dầy hơn 1000 trang.

 

243_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Khuong Tang Hoi-2
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com