Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04_Bất Trước Tứ Sa Môn

02/04/202212:53(Xem: 9401)
04_Bất Trước Tứ Sa Môn


Bất Trước Tứ Sa Môn


Bài pháp thoại dựa theo Nghi Thúc đảnh lễ Tam Bảo của HT Thích Trí Thủ được TT Giảng Sư Thích Nguyên Tạng livestream vào ngày 26/6/2020 trong mùa đại dịch Covid
Hẳn các bạn thính chúng đều ngạc nhiên không ít với lời mở đầu của bài pháp thoại khi Giảng Sư đã đưa ra lý do vì sao Cư Sĩ Hạnh Cơ đã không Việt dịch chỉ trong nghi thức đảnh lễ số 4 này để cuối cùng Giảng Sư đã cầu cứu Hoà Thượng Hội Chủ Thích Bảo Lạc dịch nghĩa Việt từ chữ Hán Văn BẤT TRƯỚC SA MÔN này trong 4 câu kệ sau đây


Đại địa chư Bồ Tát
Bất trước tứ sa môn
Năng cứu thế gian khổ
Thị cố ngã quy y.
HÒA: Đệ tử chúng đẳng quy y Tăng, đại chúng trung tôn, thệ ngã đẳng sanh sanh vĩnh bất quy y tà sư ác hữu. (1 lạy)

Chư vị Đại Bồ Tát
Không an hưởng niết bàn
Của bốn quả Thanh Văn,
Mà phát tâm cứu độ
Khắp chúng sinh đau khổ.
Cho nên con hôm nay
Xin quay về nương tựa.

HÒA: Đệ tử chúng con qui y Tăng, bậc tôn quí giữa mọi người. Xin nguyện đời đời, vĩnh viễn không qui y tà sư bạn xấu. (1 lạy)

(Bản Việt dịch của HT Thích Bảo Lạc)

Xin thưa : Đó là không vướng mắc vào 4 hạng Sa Môn sẽ được kể ra theo thứ tự sau đây , nhưng Giảng Sư đã căn dặn chúng thính pháp rất rõ ràng rằng “ Đây chỉ dành cho Bậc Thượng căn thượng trí , đối với ba hạng 1, 2,3 , còn riêng chúng ta phải lạy đến sói đầu cũng không bao giờ được gần gũi và trân kính “

Bây giờ xin mời các bạn tìm hiểu ý nghĩa Bất Trước Sa Môn nhé , xin thú thật đây là lần thứ nhất trong đời tu tập nghe được 4 từ này nên người viết đã sưu tầm thêm. Kính đa tạ Giảng Sư đã tạo cơ hội cho con đi dò dẫm từng bước vào biển pháp mênh mông…..

Sa môn (tiếng Phạn: Sramana) có nghĩa là "dứt diệt tham sân si, tu Giới Định Huệ", là từ ám chỉ những người đi tu tập phép thiện để dẹp hết tính ác. Ban đầu từ này được dùng như một danh từ để chỉ những vị du tăng tu khổ hạnh, sau này được sử dụng để chỉ tất cả những vị tăng tu hành theo đạo Phật.

Theo Phật học Từ điển của học giả Đoàn Trung Còn, tứ chủng Sa môn là 4 hạng đệ tử xuất gia trong Tăng đoàn, bao gồm Thắng đạo Sa môn, Thị đạo Sa môn, Mạng đạo Sa môn và Ô đạo Sa môn. Trong Kinh Tăng Chi, sau bữa ăn cuối cùng của người thợ rèn Thuần Đà (Cunda) cúng dường trước khi Phật nhập diệt, người này có hỏi Phật rằng có mấy loại sa môn. Phật trả lời rằng có 4 loại sa môn như trên.

1-Thắng đạo Sa môn là hạng sa môn trội thắng hơn cả về đạo lý. Như Phật và Duyên giác là bậc tự mình xuất gia, giác ngộ. Đức Phật xuất gia làm Sa môn, diệt trừ mọi phiền não, đắc đạo lý hơn tất thảy, nên gọi là Thắng đạo Sa môn. nên trong kinh sách chúng ta thường gặp Sa môn Gotama để chỉ Đức Thế Tôn , người đã chứng Đạo Vô Thượng Bồ Đề Đây cũng là những bậc Thánh ngộ đạo, đã chứng quả A la hán.
2- Thị đạo Sa môn đem đạo lý chỉ bảo cho người khác, chẳng hạn như Xá Lợi Phất từng đi thuyết pháp dạy đạo.
Ngoài ra, Thị đạo sa môn cũng được gọi là Thuyết đạo Sa môn (những Sa môn có thể thuyết đạo cho người nghe tu tập, khiến chung sánh vào Phật đạo). Thuyết đạo sa môn là những bậc Thánh hữu học, dù chưa chứng quả A la hán nhưng đã hiểu rõ, chính xác nội dung giáo lý nhà Phật, giảng thuyết cho chúng sinh nghe.
3- Mạng đạo Sa môn là những sa môn có thể giữ chánh mạng. Cũng có nơi gọi là Hoạt đạo Sa môn, tức là những sa môn sống một đời vì đạo, có thể điều phục phiền não, tinh tiến tu tập chánh pháp, có thể dưỡng mạng căn trí huệ của mình. ( có thể tiêu biểu là Ngài A Nan đa văn đệ nhất trong Tăng đoàn Đức Phật
Hoạt đạo sa môn cũng có thể là những người phàm phu, chưa xuất gia, chưa được khai ngộ, tuy nhiên vẫn sống đúng theo giới luật, nỗ lực tu tập, học đạo.
4- Ô đạo Sa môn (Ố đạo Sa môn) là hạng sa môn làm ô uế đạo lý, không tu tâm dưỡng tính. Ô đạo sa môn còn được coi là Hoại đạo Sa môn, là những sa môn dù đã xuất gia nhưng không giữ giới luật, lười biếng, làm hư đạo, phá giới, ảnh hưởng đến thanh danh nhà Phật.
Kính bạch Giảng Sư , nếu không được học Tổ Sư Thiền với Ngài trong khoảng thời gian sau này làm gì chúng con được nghe tới vị Tú tài Trương Chuyết mà Giảng Sư đã dẫn dụ :
Một hôm Tú Tài Trương Chuyết đến tham vấn Thiền Sư Thạch Sương. Sư hỏi: “Ông tên gì?” Trương Chuyết đáp: “Dạ con tên Trương Chuyết.”
Sư liền nói: “Trong đây cái xảo còn không có, huống là cái chuyết (vụn vằn).”

Tú Tái Trương Chuyết bỗng tỉnh ngộ và làm bài kệ:

“Quang minh tịch chiếu biến hà sa
Phàm Thánh hàm linh cộng ngã gia
Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già
Phá trừ phiền não trùng tăng bệnh
Thú hướng chan như tổng thị tà
Tùy thuận chúng duyên vô quái ngại
Niết Bàn sanh tử đẳng không hoa.”

Dịch việt là :

Sáng soi lặng lẽ khắp hà sa
Phàm Thánh hàm linh chung một nhà
Một niệm chẳng sanh toàn thể hiện
Sáu căn vừa động bị che lòa
Muốn trừ phiền não càng thêm bệnh
Hướng đến chân như thảy đều tà
Tùy thuận các duyên không quái ngại
Niết Bàn sanh tử thảy không hoa).

Và từ đó Giảng Sư đã chỉ dạy toàn thể Kinh Lăng Nghiêm dày 1000 trang chỉ là tóm gọn một cốt lõi “KHI NGỪNG VỌNG TÂM THÌ HIỂN BÀY CHÂN TÂM “
Thật là một điều tuyệt diệu cho những ai đang bị tắt bí giữa rừng ngôn từ giáo lý (chính là con đây ) khi không biết chữ “Tức “ có nghĩa là DỨT trong hai câu :

SANH TỬ TỨC NIẾT BÀN
PHIỀN NÃO TỨC BỒ ĐỀ
Rồi thì những điều giảng dạy về Phật Tánh đã được tuôn ra như suối nguồn Pháp Bảo …Kính tri ân Giảng Sư …Ngài quả là bậc đa văn quảng kiến mà trong kinh Phước Đức , Đức Phật nhắc nhở chúng con nên gần gũi .

Hơn thế nữa chúng con đã được nghe Giảng Sư chỉ dạy rằng : Tâm là một vật thể không hình tướng ( invisible) tâm bị phủ một số niệm lự bên ngoài như bụi bám ngọc, như mây che mờ trăng làm cho tánh sáng muôn đời bị che phủ. Chơn và vọng ở chung, do đó có phân chia hiền thánh. Tất cả chúng sanh, từ vô thỉ đến nay, chưa hề lìa tâm sanh diệt, do đó bị vọng tâm trói buộc. Vì thế chư Phật ra đời đều muốn mở bày chỉ cho tất cả chúng sanh hiểu được chơn tâm. Hiểu được tâm này là thấy được tánh mình vốn vắng lặng trong sáng, hằng sống với nó là bồ đề, vì tánh ấy chính nó đã không tịch, lặng lẽ, không có tướng mạo, sáng suốt, thường biết rõ.

Khi MÂY TAN THÌ TRĂNG HIỆN Đó là Phật tánh Chơn Như
Điều vi diệu hơn nữa là có ai ngờ rằng với bài giảng về Sa Môn mà Giảng Sư đã mang ý nghĩa về Giáo nghĩa nhị nguyên “ Phi Nhất bất Phi Nhị “ để nói đến hai chữ Hạnh Phúc mà chúng sinh đang đi tìm.

Theo đó … “Hạnh Phúc không phải là ở cuối đoạn đường mà hạnh phúc đang ở trên những đoạn đường ta bước “ để giới thiệu phương pháp hành trì của những bậc Sa môn luôn tỉnh thức đó là LY DỤC, LY ÁC PHÁP và từ đó phải hiểu rằng Tịnh độ không phải chỉ có nơi Cực lạc mà Tịnh độ ngay tại đây an lạc, bình yên

Và đó là câu pháp cú chứa đựng những gì Đức Thế Tôn muốn mang lại cho chúng sainh ý nghĩa sống mà không khổ .
“ Ai làm phúc hạnh lành
Nay vui , đời sau cũng sẽ vui “
Kính đa tạ Giảng Sư đã cho thính chúng một tầm nhìn mới lạ về cách tu của Người Bà La Môn, một đạo giáo đã có từ 800 năm trước Tây Lịch trong khi Đức Phật thành Đạo từ 600 năm trước Tây Lịch nhưng Ngài đã cách tân nhiều điều thật lợi ích.

Đạo Phật định nghĩa Sa môn, trước hết là do Sa môn đoạn trừ mọi điều ác, làm mọi điều lành, chứ không phải vì xuống tóc, mặc áo cà sa, mà gọi là Sa môn. Kinh Pháp Cú răn dạy người tu hành:

“Đầu trọc không Sa môn,
Nếu phóng túng nói láo,
Ai còn đầy dục tham,
Sao được gọi Sa môn?
(Kệ 264)

“Ai lắng dịu hoàn toàn,
Các điều ác lớn nhỏ,
Vì lắng dịu ác pháp,
Được gọi là Sa môn.”

Câu chuyện được dẫn chứng thêm trong việc đối đáp giữ vua Mi lan Đà và Ngài Thánh Tăng Na Tiên Tỳ Kheo ( một bản kinh nổi tiếng dược ghi lại trong Tiểu bộ kinh ) …Trong đó Na-tiên là một Thánh nhân A-la- hán đắc thần thông và đắc cả 4 tuệ phân tích: tuệ về nhân, tuệ về quả, tuệ văn tự, ngữ nghĩa, tuệ biện tài, biện luận. Tâm ngài như đỉnh núi chúa, trí ngài như mặt trời, mặt trăng, lòng từ của ngài bao la như biển lớn. Do vậy, ngài độ lượng với đức vua Mi-lan-đà như mẹ đối với con; với tâm nguyện là phải nhiếp phục đức vua, tế độ đức vua, đặt đức vua trong Chánh đạo; nên dù đức vua có nói gì ngài cũng chỉ ngồi làm thinh và mở rộng lòng từ.

Trong khi Các Tăng lữ Bà-La-Môn phải giữ Phạm Hạnh( 10 Điều Giới luật:)
1. Nhẫn nhục.
2. Làm phải (lấy điều lành mà trả điều ác).
3. Điều độ.
4. Ngay thật.
5. Giữ mình trong sạch.
6. Làm chủ giác quan.
7. Biết rành Kinh Luật Véda.
8. Biết rõ Đấng Phạm Thiên.
9. Nói lời chân thật.
10. Giữ mình đừng giận.

Và có 4 giai đoạn mà con người phải trải qua để cho đời sống trần thế nhập vào việc hành sự tôn giáo, kể ra sau đây:

1-Phạn hành kỳ (Theo thầy học tập Kinh Vệ-Đà, tiếp thu huấn luyện tôn giáo, thời gian là 12 năm.
2.Gia trú kỳ (Sống cuộc sống thế tục ở gia đình, lấy vợ sinh con, làm các ngành nghề trong xã hội để mưu cầu cuộc sống. không vi phạm chống lại bổn phận của một tín đồ Bà-La-Môn, tiến hành việc thờ cúng ở gia đình và bố thí.)
3- Lâm cư kỳ ( khi về hưu hay Việc nhà đã xong, bản thân hoặc dắt theo vợ vào ẩn cư trong rừng, sống đời khổ hạnh để bản thân chứng ngộ được Đấng Brahma.)
4-. Độn thế kỳ
Bỏ nhà đi vân du 4 phương, sống bằng cách nhận bố thí của dân chúng, mục đích để đạt được sự giải thoát của linh hồn.
Ngạc nhiên thay thính chúng đã tiếp nhận một nhận xét cực kỳ mới lạ từ Giảng Sư rằng người dân Ấn Độ đã tự hào là dân tộc có nền văn minh nhất trên thế giới !!!

Bài pháp thoại quá súc tích và sâu sắc dường như vô tận nếu thời gian cho phép …nhưng rồi cũng được kết thúc trong sự hồ hởi phấn khởi của thính chúng khi Giảng Sư ngâm vang bài xưng tán Tăng Bảo đã được HT. Thích Nhất Hạnh biên soạn:

Tăng bảo quý vô cùng
Phước điền hạt tốt đã đơm bông
Ba y một bát bước thong dong
Giới định tuệ dung thông
An trú đêm ngày trong chánh niệm
Thiền cơ chứng đạt nên công
Chúng con tất cả nguyện một lòng
Trở lại với tăng thân
Xin quy y thường trú Tăng già gia!

Lời kết :
Kính bạch Giảng Sư …với ý nghĩa về Sa Môn Tăng-già quả thật là quý báu hơn trân bảo ! vì sao vậy ? vì Tăng-già gồm có chư Thánh Tăng và Phàm Tăng từ quá khứ, hiện tại và vị lai; các ngài đã đắc quả hoặc chưa đắc quả, đều sống đời xuất gia phạm hạnh, sống hòa hợp theo giới luật, sống tu tập theo giáo pháp của Đức Phật.
Ngoài ra, Tăng-già còn là quý báu vì Tăng-già đã hoàn thiện, đang hoàn thiện và sẽ hoàn thiện những đức tính cao cả như sau:
1- có thiện hạnh hay diệu hạnh, tức là sống với thân khẩu ý hiền thiện, không hại mình, không hại người; chỉ sống lợi mình, lợi người trên đường giác ngộ, giải thoát.
2 -có trực hạnh, tức là sống với thân khẩu ý ngay thẳng, quang minh chính đại, không dối trá, không mưu mô lừa đảo, không xảo quyệt, không lươn lẹo quanh co, không tham dục, không sân hận, không ích kỷ, không ngã mạn, không nịnh bợ, không dua mị ..
3 -có ưng lý hạnh, như lý hạnh - tức là sống với thân khẩu ý chín chắn, mẫu mực, hợp quy củ, hợp luật nghi, hợp khuôn phép, hợp với đạo đức mô phạm ở đời.
4- có chánh hạnh hoặc pháp hạnh - tức là sống với thân khẩu ý chơn chánh, sống đúng với phạm hạnh, với chánh pháp, với Bát thánh đạo. Tất cả 4 đức tính của Tăng-già đều hướng đến sự tu tập thân khẩu ý cho đến chỗ hoàn toàn trong lành, thiện mỹ, hoàn hảo, thanh tịnh.
Do vậy một khi được Quy y Tăng Bảo là:
- Nhận Tăng-già trong ba đời làm chỗ y chỉ, nương tựa, noi gương theo Tăng-già, thực hành theo lời dạy bảo của Tăng-già.
- Phát huy và hoàn thiện thân khẩu ý trong lành thanh tịnh để thành tựu những đức tính cao cả của Tăng-già (4 đức tính trên) vốn có sẵn nơi mỗi người..
Con kính dâng lên Giảng Sư những lời thơ vụng về đến tri ân những điều con đã được học hỏi hôm nay quá mới lạ và thật hữu ích cho đường tu tập của con .
Kính chúc Ngài pháp thể khinh an và tịnh lạc .
Kính trân trọng,
Được thiện duyên hoan hỉ học Nghi Thức đảnh lễ
Trên bước đường tu tập mãi mãi nguyện thực hành
Dù còn sơ cơ …trước nhất làm các hạnh lành
Sẽ tinh tấn Văn, Tư, Tu cho nhuần nhuyễn
Kính đa tạ Giảng Sư …người Tăng Sĩ đại diện
Ruộng Phước điền cho giống tốt gieo trồng
Thời đại điện tử …ngũ minh thật tinh thông
Lại hành trì Bát Chánh Đạo …cách tuyệt diệu
Giúp chúng đệ tử không cảm thấy đơn độc ..còn yếu
Gần gũi bên bậc thiện hiền, ôi hạnh phúc thay !
Kính xin quay về nương tựa, an trú đêm ngày
Như Vua Mi lan Đà ngưỡng phục Na Tiên bậc Thánh ,,,
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ,
Nam Mô Tăng già Da , …Con xin quy y
đại chúng trung tôn! thệ ngã đẳng sanh sanh
vĩnh bất quy y tà sư ác hữu.!
Huệ Hương kính trình pháp

***

Mục lục: 108 bài kệ lễ Tam Bảo
cong duc le Phat-thich nguyen tang
***

Mục lục 33 vị Tổ Thiền Tông Ấn-Hoa

to su long tho
***


Trở về mục lục bài giảng của TT Nguyên Tạng
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com