Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Bổn Tịch (? – 1134, đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺

28/08/202109:55(Xem: 22637)
Thiền Sư Bổn Tịch (? – 1134, đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺


Thiền Sư Bổn Tịch
(? – 1134, đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Thuyết giảng: TT Thích Nguyên Tạng

🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺

Trình pháp: Cư Sĩ Quảng Tịnh Tâm, Cư Sĩ Huệ Hương

Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Lồng nhạc và online: Cư Sĩ Quảng Phước, Cư Sĩ Quảng Tịnh






Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ, hôm nay 28/8/2021, nhằm ngày 21/7/âm lịch Tân Sửu, Phật lịch 2565, chúng con được học về Thiền Sư Bổn Tịch (?-1140), Ngài thuộc đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Pháp thoại hôm nay là bài giảng thứ 278 của Sư Phụ bắt đầu từ mùa cách ly do bệnh đại dịch covid 19 bắt đâu từ tháng 5 năm 2020.

Sư họ Nguyễn, trước tên Pháp Mật, quê làng Tây Kết, dòng dõi Nội cung Phụng đô uý Nguyễn Kha dưới triều Lê. Thuở nhỏ Sư đã có tư thái khác thường. Có một vị Tăng lạ khen: “Đứa bé này cốt tướng phi thường, nếu xuất gia ắt thành tựu giống pháp chân thật.”

Sư Phụ giải thích:
Thiền sư Bổn Tịch là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Thuần Chân. Ngài vốn là con của vị quan làm việc cho triều Lê  (có ba vị vua trị vì, vua Lê Đại Hành, vua Lê Trung Tông (chỉ làm vua có ba ngày thì bị giết), vua Lê Long Đĩnh còn được gọi là Lê Ngoạ Triều).

Lớn lên, Sư đến thụ nghiệp với Thiền sư Thuần Chân chùa Hoa Quang. Sau khi nhận được yếu chỉ, Sư xin thầy thọ giới Cụ túc. Thuần Chân thấy Sư giới, định đều được tròn đầy thanh tịnh, học một biết mười, bèn xoa đảnh bảo: “Chánh pháp ở phương Nam đợi ngươi xiển dương đây!”

Sư Phụ giải thích, sau khi xuất gia, trong thời gian tu tập Sư nhận được yếu chỉ, đạt được giới định tròn đầy mới xin thọ giới Cụ túc.

Bấy giờ, đối với Chánh pháp, Sư đã vượt ngoài có, không và gồm thông cả đốn, tiệm. Nơi nào Sư đến đều rưới những trận mưa pháp, làm chấn động huyền phong, Tăng Ni sĩ thứ đều quí mộ.


Sư Phụ giải thích: 3 điểm chính trong đoạn này

1- Ngài Bổn Tịch có duyên lành gặp được minh sư trong kiếp này, đó là Thiền Sư Thuần Chân, ngài là vị thiền sư đắc đạo, khi rời thế gian, ngài có để lại bài kệ như sau:

Chân tánh thường không tánh,
Đâu từng có sanh diệt.
Thân là pháp sanh diệt,
Pháp tánh chưa từng diệt

(Chân tánh thường vô tánh
Hà tằng hữu sanh diệt
Thân thị sanh diệt pháp
Pháp tánh vị tằng diệt.)

Thiền Sư Bổn Tịch là người nối pháp của Thiền Sư Thuần Chân và bài kệ này đã ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc giáo hóa của ngài về sau. Chân tánh thường không tánh. Chân tánh là Phật tánh, là không tánh là tánh không có hình tướng, không sanh diệt. Còn hình tướng là do duyên hợp, còn duyên hợp là còn sanh diệt, còn sanh diệt là còn sanh tử luân hồi, còn khổ đau.

2-Khi ra hoằng pháp độ sanh, thiền sư Bổn Tịch đã thủy chung như nhất với lời di chúc của Sư phụ Thuần Chân, luôn dùng mọi phương tiện pháp tu đốn, tiệm để chỉ thẳng “chân tánh” của người, giúp người vượt ra ngoài chấp có và chấp không, đó là điểm đến cuối cùng của giải thoát, tất cả giáo lý của Đức Phật đều giúp vượt qua có và không. Sư phụ cũng nhắc lại bài kệ cao vút của Thiền Sư Từ Đạo về sự siêu vượt có và không:

“Tác hữu trần sa hữu

Vi không nhất thiết không
Hữu không như thủy nguyệt
Vật trước hữu không không “

Nghĩa là:

“Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không
Có không bóng nguyệt lòng sông
Ai hay có có không không là gì”

Mọi thứ trên đời này tuy có nhưng chỉ là giả có, tự tánh của chúng là không, không thật có, có ví như bóng trăng dưới đáy nước. Ngài Từ Đạo Hạnh dẩn dụ bóng trăng dưới đáy nước để xô ngã hết tất cả kiến chấp của thế gian về có và không.

3-Thiền Sư Bổn Tịch thuyết pháp tuỳ theo căn cơ của đệ tử.
Căn cơ thấp thì ngài hướng dẫn tiệm tu, quán theo hơi thở, niệm Phật, giữ giới.
Căn cơ cao ngài dạy pháp đốn ngộ, kiến tánh thành Phật

Về sau, Sư đến trụ trì chùa Chúc Thánh làng Nghĩa Trụ, khiến Phật pháp nơi đây càng hưng thạnh.

Đến niên hiệu Thiệu Minh thứ ba (1140) ngày 14 tháng 6, Sư gọi đồ chúng lại bảo:  Vô sự! Vô sự! 
Nói xong, Sư an nhiên thị tịch.


Sư Phụ giải thích:

Cuộc đời của thiền sư Bổn Tịch rất đơn giản, khi sắp viên tịch, Sư lại càng quá đơn giản, Sư chỉ nói 2 chữ “Vô Sự, Vô Sự” tức là “không có việc gì”. Ngài đã hiển thị thần thông tự tại của ngài cho chúng đệ tử thấy rõ “vô sự”, tự tại thong dong giữa cõi sống chết mà người phàm mắt thịt như chúng ta quá sợ hãi.

Sư phụ cũng có dẫn chúng vài gương sáng tự tại thong dong vào ngày cuối cùng của cuộc đời của Thiền Sư Ẩn Phong, người đã lộn ngược đầu mà tịch, Thiền Sư Vô Nghiệp vì già yếu từ chối vào cung vua giảng đạo mà ngồi kiết già thị tịch, cả hai vị này đều là đại đệ tử của Thiền Sư Mã Tổ Đạo Nhất.
Sư phụ cũng cung cấp tư liệu quý báu được trích trong tập sách Chết và Tái Sinh do Sư phụ biên soạn về những điềm báo trước khi một người sắp sửa từ giả cõi đời này, có thể tùy theo mỗi người mà có cảm thọ khác nhau về cảnh giới thiện, cảnh giới ác, và những điềm này sẽ giúp cho chúng ta dự đoán được nơi thọ sanh của người quá cố.

Những điềm lành báo trước sẽ có thể sinh về Tịnh độ:
1/Biết trước ngày giờ chết
2/Tâm hồn an lạc thãnh thơi
3/Tâm luôn chánh niệm tỉnh thức
4/Biết trước giờ chết mà tắm rửa và thay quần áo.
5/Tự mình niệm Phật, niệm có tiếng hoặc niệm thầm
6/Ngồi ngay thẳng, chắp tay niệm Phật mà chết
7/Mùi thơm lạ lan tỏa khắp nhà
8/Có hào quang sáng soi vào thân thể
9/Nhạc trời vang dội giữa hư không
10/Tự nói ra bài kệ để khuyên dạy người ở lại.

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh lên cõi trời:
1/Móng lòng thương mến
2/Phát khởi thiện tâm
3/Lòng thường vui vẻ
4/Chánh niệm được rõ ràng
5/Thân thể không bị hôi hám
6/Sống mũi không xiên xẹo
7/Tâm không giận dữ
8/Tâm không luyến ái tài sản, vợ, chồng, con, dòng họ
9/Mắt luôn trong sáng
10/Ngửa mặt lên trời và mỉm cười

Những điềm báo trước sẽ có thể tái sinh trở lại cõi người:

1/Đến khi chết vẫn nhớ nghĩ đến điều lành
2/Thân không đau khổ
3/Ít nói lời phô trương, thường nghĩ nhớ đến cha mẹ
4/Tai thường muốn nghe tên họ của anh chị em và bầu bạn
5/Đối với việc lành dữ nhận rõ không lầm loạn
6/Tâm tánh ngay thẳng không ưa sự dua nịnh
7/Biết rõ bà con bạn bè giúp đỡ cho mình
8/Thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng
9/Dặn dò mọi việc trong nhà trước khi chết
10/ Sanh lòng chánh tín, thỉnh Phật, Pháp, Tăng đến đối diện quy y.

Những điềm xấu báo trước sẽ có thể đọa vào địa ngục:

1/Gặp phải tình trạng con cái và bà con đều nhìn kẻ sắp chết bằng đôi mắt ghét bỏ
2/Người sắp chết thường đưa hai tay lên mà rờ mó hư không
3/Dù bạn lành có khuyên bảo điều hay cũng không tùy thuận
4/Người sắp chết kêu gào than khóc
5/Đi ra đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết
6/Nhắm nghiền đôi mắt
7/Thường hay che úp mặt mày
8/Nằm nghiêng mà ăn uống
9/Mình mẩy miệng mồm đều hôi hám
10/Gót chân, đầu gối luôn run rẩy
11/Sống mũi xiên xẹo
12/Mắt bên trái hay động đậy
13/Hai mắt đỏ ngầu
14/Úp mặt mà nằm
15/Thân hình co rút và tay bên trái chấm xuống đất

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào cõi giới ngạ quỹ:

1/Ưa liếm môi miệng
2/Thân nóng như lửa
3/Thường lo đói khát và hay nói đến việc ăn uống
4/Mắt thường hay trương lên mà không nhắm
5/Hai mắt khô khan như mắt chim gỗ.
6/Đầu gối bên phải lạnh trước
7/Tay bên phải thường nắm lại

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào loài súc sanh:

1/Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ
2/Ngón tay và ngón chân đều co quắp
3/Khắp trong thân mình đều toát ra mồ hôi
4/Tiếng nói ra khò khè
5/Miệng thường ngậm đồ ăn






Cuối bài giảng, Sư Phụ diễn ngâm bài thơ tán thán công hạnh của Thiển Sư Bổn Tịch do Thầy Chúc Hiền cúng dường:

Tư phong đĩnh ngộ vẻ phi thường
Học đạo nghiên tầm bối diệp chương
Đọc rộng kinh văn ngời ngọc tuệ
Nghe nhiều giáo nghĩa sáng tâm gương
Trang nghiêm giới đức tươi hoa hạnh
Thanh tịnh vườn thiền ngát sắc hương
Trống pháp rền vang tăng tục kính
Tông phong vĩnh chấn mở huyền trương…!


Kính bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng về Thiền Sư Bổn Tịch, Sư ra đời đã có cốt tướng phi thường. Sư thuyết pháp ban rải cho mọi tầng lớp chúng sanh từ thấp đến cao, từ tiệm tu đến đốn ngộ, ai cũng được ân hưởng vượt ra ngoài sự đối đãi đưa đến điểm cuối cùng là giác ngộ và giải thoát.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montréal, Canada).



278_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Bon Tich


Thiền Sư Bổn Tịch
(?-1134) đời thứ 13 Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

Kính dâng Thầy bài trình pháp về Thiền sư Bổn Tịch . Kính tri ân trí vô sư của Thầy đã ôn nhắc lại những mẫu chuyện thị tịch của quý bậc Tổ Sư Thiền đã học quá tuyệt vời và chỉ cách thức giải thoát vòng luân hồi sinh tử bằng cách thu thúc lục căn ( đầu mối tạo nghiệp ). Kính đảnh lễ Thầy và kính chúc Thầy Pháp thể khinh an , tịnh lạc mỗi sát na , HH 



Cuộc đời của một bậc chân tu vào lúc trước khi thị tích chỉ ghi lại bằng hai chữ Vô Sự, Vô Sự nhưng hàm chứa rằng mình đã thấu hiểu được chất thiền của bản ngã, của vạn vật, của sự sống để mà vui sống.

Chính vì người vô sự là người tự do, ở đâu hay trong hoàn cảnh nào cũng làm chủ được bản thân mình, đi vào nơi Vô Sanh, Tự tại nên Thiền sư Thích Nhất Hạnh bình giảng: "... để sống từng giây phút an lạc, vui tươi, mỗi người phải tự mình đừng cột buộc, dính chặt vào quá khứ, vào những kỷ niệm đã trôi qua. Hoặc đừng bắt "cái tôi" của mình phải thổn thức, trăn trở với những ảo ảnh xa vời của trí tưởng tượng về tương lai chưa đến". Không giáo điều, cũng không tham vọng mang đến tư tưởng quá cao xa. Người vô sự đơn giản có thể chỉ là "chiếc túi hồ lô giữ thuốc giải" cho những phiền não, mệt mỏi, để con người có thể an nhiên tự tại trong từng khoảnh khắc cuộc đời.

Mục đích của người học Phật không phải để có thần thông, hay để tìm kiếm Niết bàn, Tịnh độ. Người vô sự là người hoàn toàn tự do, không có mong cầu, không còn dính mắc, vào bất cứ thứ gì.

Với người vô sự thì giây phút bây giờ và ở đây, là Niết bàn; giây phút bây giờ và ở đây, là Tịnh độ.



Cốt cách phi thường, ....xuất gia,

......đạt yếu chỉ mới thọ cụ túc (1)

Thiền sư Bổn Tịch nối pháp Sư Phụ Thuần Chân

Chánh Pháp Phương Nam hưng thạnh siêu quần

Rưới mưa pháp đã xiển dương đúng lời huyền ký (2)



Kính đa tạ Giảng Sư ....toàn bộ Phật Pháp giáo lý

Tuệ Bát Nhã rốt ráo ....vượt thoát Có và Không (3)

Như bài kệ lúc Sư Phụ thị tịch .. ghi khắc trong lòng (4)

Cùng ...đẫn chứng Trí Tuệ Đức Phật

...... xô ngã thế gian kiến chấp

Tuyệt diệu khi thượng đường ...

......ĐỐN, TIỆM không cứng ngắc (5)



Ban pháp đến người học đạo tuỳ theo mỗi căn cơ

Đạt đến "Người Vô Sự "ngay tại đây và bây giờ (6)

Kính tri ân Giảng Sư ....những thí dụ dẫn chứng

Ngài Ẩn Phong, Thiền Sư Động Sơn Lương Giới (7)

Lại thêm những điềm báo khi sẽ tái sinh (8)

Nên "Làm lành lánh dữ, ăn chay,niệm Phật, tụng kinh"

Như 14 chữ vàng từ Đại dịch giả HT Thích Trí Tịnh



Để giác ngộ giải thoát ..cắt đầu mối sinh tử tạo Nghiệp!

Đấy là lục căn ....từ sáu giác quan

Niệm đầu mỗi sát na chính gọi Chân tâm

"Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy" mới không điên đảo (9)

Và chính đây là ......

pháp tu đốn ngộ đi tắt được Thiền, Tịnh chỉ bảo ! (10)



Nam Mô Thiền Sư Bổn Tịch tác đại chứng minh .



Huệ Hương

Melbourne 28/8/2021




(1) Sư họ Nguyễn, trước tên Pháp Mật, quê làng Tây Kết, dòng dõi Nội cung phụng đô úy Nguyễn Kha dưới triều Lê. Thuở nhỏ Sư đã có tư thái khác thường. Có một vị tăng lạ khen: “Đứa bé nầy cốt tướng phi thường, nếu xuất gia ắt thành tựu giống pháp chân thực.”

(2)

Lớn lên, Sư đến thụ nghiệp với Thiền sư Thuần Chân chùa Hoa Quang. Sau khi nhận được yếu chỉ, Sư xin thầy thọ giới cụ túc. Thuần Chân thấy Sư giới, định đều được tròn đầy thanh tịnh, học một biết mười, bèn xoa đảnh bảo: “Chánh pháp ở phương Nam đợi ngươi xiển dương đây !”

(3)

Bấy giờ, đối với chánh pháp, Sư đã vượt ngoài có, không và gồm thông cả đốn, tiệm. Nơi nào Sư đến đều rưới những trận mưa pháp, làm chấn động huyền phong, Tăng Ni sĩ thứ đều quí mộ.

Sau, Sư trụ trì chùa Chúc Thánh làng Nghĩa Trụ, khiến Phật pháp nơi đây càng hưng thạnh.

Thiền Tông thường đả phá cái KHÔNG mà người tu dễ bị mắc vào mà tạo tội bằng câu: “Thà chấp có như núi Tu di còn hơn chấp không như hạt cải”.

Thà chấp có tội, có phước mà giúp con người trở nên có giới đức và trí tuệ,

Còn chấp không như không có tội, không có phước thì không gì không dám làm, trong khi nhân quả là có thật không phân biệt ai là ai .

Việc chấp Không nguy hiểm đến mức người ta có thể đánh đồng thơm cũng như thối, đen cũng như trắng, cởi áo cũng như mặc áo, luân hồi cũng như giải thoát….

Trong kinh Tàm và Quý, Đức Phật nói rằng con người không có Tàm (hổ thẹn) và Quý (ghê sợ tội lỗi) thì thế giới loài người sẽ hỗn loạn không khác gì súc sinh chó mèo lợn gà. Trong kinh Lăng Giaf đề cao pháp Quả chứ không phải pháp Nhân mà một số người đang hiểu lầm là một pháp tu:

Thảy thảy không có Niết-bàn (a)
Không có Phật Niết-bàn (b)
Không có Niết-bàn của Phật (c)
Xa rời giác, sở giác (chủ thể, đối tượng) (d)
Dù hữu, dù vô hữu (e)
Hai thứ ấy đều xa rời (g)

Các câu (a),(b), (c), phủ định sự hiện hữu của pháp vô vi Niết bàn và người giác ngộ chứng Niết bàn. Câu (d) phủ định chủ thể và đối tượng, tức là không có ta, không có người
Câu (e) và (g) đều lìa bỏ không và có (không có Niết bàn, không có người giác ngộ, không người không ta, không có và không không).

Người giác ngộ khi đến chỗ này thì hoàn toàn thấy đây là sự thật.

Thiền sư Từ Đạo Hạnh cũng có bài kệ nổi tiếng về pháp duyên khởi, để chỉ ra dù là pháp Nhân hay pháp Quả thì cũng không xa lìa được thân và tâm, được tạo bởi pháp duyên sinh này, một khi đầu còn đội trời, chân còn đạp đất thì chẳng nên sa vào chấp có chấp không làm gì.
Có thì có tự mảy may.
Không thì đến cả đất trời đều không.
Xin đừng chấp có cùng không
Có không cũng chỉ là trăng đáy hồ

1/ “Có thì có tự mảy may”: Trong một khoảnh khắc, một búng móng tay, bất cứ cái gì hiện hữu cũng đều là có cả. Một hơi thở vào, một hơi thở ra đều là có chứ chẳng phải là không.

2/ “Không thì đến cả đất trời đều không”: Khi nào đầu còn đội trời, chân còn đạp đất thì đừng nói chuyện không ở đây. Nếu nói không thì phải thấy đất cũng không có để đạp lên, trời trên đầu cũng không có nốt thì hãy nói là không.

3/ “Xin đừng chấp có cùng không”: Vì thế đừng nên chấp có và chấp không.

4/ “Có không cũng chỉ là trăng đáy hồ”: Mặt trăng hiện ra nơi đáy hồ bảo có chẳng đúng vì muốn vớt cũng chẳng được. Bảo không cũng chẳng đúng vì tại sao thấy nó ở đáy hồ. Các pháp hữu vi tạo bởi do duyên sinh duyên diệt. Khi chạm tay vào mặt nước vớt trăng thì duyên sinh mặt trăng đáy hồ bị tan ra, diệt mất nên không có mặt trăng đáy hồ nữa. Khi mặt hồ yên tĩnh, mặt trăng đủ duyên lại hiện ra đáy hồ.

(4)

Sư được Sư Phụ Thuần Chân cho kệ trước khi thị tịch như sau

Chân tánh thường không tánh,

Đâu từng có sanh diệt.

Thân là pháp sanh diệt,

Pháp tánh chưa từng diệt.

(Chân tánh thường vô tánh

Hà tằng hữu sanh diệt

Thân thị sanh diệt pháp

Pháp tánh vị tằng diệt.)

(5)

theo HT Thánh Nghiêm (Phật giáo nhân sinh và tôn giáo; tr. 78)

Có thể thấy, đốn ngộ là giác ngộ pháp tính tức là giác ngộ Phật tính.

Đốn ngộ chưa phải là thành Phật. Tiệm tu là tu tập công đức sự tướng; chỉ có tiệm tu tích lũy dần dần mới có thể thật sự thành Phật.

Lý thì đốn ngộ, sự thì tiệm tu. Đó chính là giải đáp vấn đề đốn tiệm. Cái đốn mà Thiền tông nói chính là đốn ngộ về lý.

Thực ra, hai pháp môn tiệm và đốn là 2 mặt của một thể : đốn là do tiệm mà tới đốn; tiệm là nhân đốn mà có tiệm. Không có tiệm thì cũng không có đốn; Có đốn, tất trước đó có tiệm. Tiệm là nhân của đốn. Đốn là kết quả của Tiệm.

Về vấn đề này, từ năm 47 của Dân quốc, tôi đã có nhận thức như sau : "Cái gọi là đốn là điểm đột phá cuối cùng của một niệm, hay là sự thành thụcchín mùi của cái duyên cuối cùng… cũng như, một quả trứng gà đã được ấp 20 ngày rồi, nếu con gà con không đủ sức để phá vỡ vỏ trứng, thì chỉ cần gà mẹ mổ nhẹ một cái là con gà con thoát ra khỏi vỏ trứng ngay. Gà mẹ mổ, là cái duyên cuối cùng, giúp cho gà con thoát khỏi vỏ trứng. Chúng ta học Phật cũng vậy.

Nhờ trong các đời sống trước, căn cơ đã được bồi dưỡng sâu dày, cho nên đến đời này, mới nghe qua vài ba câu của đạo, đã bừng tỉnh và vượt phàm, bước ngay vào hàng ngũ bậc Thánh : vì vậy, cái gọi là đốn ngộ cũng không có gì là thần bí cả".

Do đó, nếu đứng ở quả vị Phật mà nhìn chúng sinh thì tất cả chúng sinh đều có đầy đủ đức tướng trí tuệ của Như Lai, đều có khả năng thành Phật, vì vậy Phật xem chúng sinh là bình đẳng với Phật, đó chính là đốn giáo.

Nếu đứng ở lập trường chúng sinh mà nhìn Phật thì chúng sinh tuy có khả năng thành Phật, nhưng muốn thành Phật thì phải qua một thời gian dài tu hành, Kinh qua 52 thứ bậc mới đạt được tới quả vị Phật, đó là nói về tiệm giáo.

(6)

Theo lời giải thích trong Thiền Tánh Không như sau

Người “vô sự” là người ít nói, không tranh cãi, không lý luận, không che đậy lỗi lầm, không tạo tác, không ý kiến, không xen vào sự việc của ai, không thêm bớt. Người vô sự là người đã chấp nhận: một ý hướng, một đường lối, một mục đích, một việc làm đã vạch ra sẵn, chỉ còn bắt tay vào thực hiện mà không còn việc gì thay đổi nên gọi là “vô sự”.

Mục đích của người học Phật không phải để chứng quả A la Hán, để trở thành Bồ tát hay thành Phật. Nếu để trở thành thì hãy trở thành ngay trong kiếp này, ngay trong phút giây này: Trở thành người người vô sự!

Mỗi người chúng ta cần phải biết quá khứ đã qua rồi, nên đừng trói buộc bản thân với những kỹ niệm. Cũng đừng giết thời gian bằng cách mơ mộng tưởng tượng về một tương lai xa xăm ảo ảnh. Người vô sự biết sống an nhiên, thong dong, tự tại trong từng khoảnh khắc cuộc đời.

Mục đích của người học Phật không phải để có thần thông, hay để tìm kiếm Niết bàn, Tịnh độ. Người vô sự là người hoàn toàn tự do, không có mong cầu, không còn dính mắc, vào bất cứ thứ gì. Với người vô sự thì giây phút bây giờ và ở đây, là Niết bàn; giây phút bây giờ và ở đây, là Tịnh độ.

Người vô sự không ép bản thân phải làm những điều mình không thể làm được, những việc mình không có khả năng làm, hoặc tự đặt ra cho mình những mục tiêu cao xa nào đó mà không bao giờ mình với tới được.

Người vô sự biết sống thảnh thơi, sống an lạc, giảm thiểu những tham sân si trong tâm mình.

Người vô sự biết thưởng thức từng nụ hoa, hòa mình với thiên nhiên, tận hưởng từng tia nắng ấm.

Người vô sự biết sống tùy duyên, nên không lo âu, không vội vã.

Người vô sự sống thật, sống đúng, sống hết khả năng mình và sống cho hiện tại.

Người vô sự không phải là trốn đời, lánh đời hay thờ ơ với sự vật, con người xung quanh.

Người vô sự thấu hiểu được bản chất của con người, của vạn vật, của sự sống để mà vui sống.

Người vô sự là người tự do, dù ở đâu hay trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng làm chủ được bản thân. Chính vì thế người vô sự có thể sống từng phút giây an lạc, thảnh thơi.

(7) Việc ngài Ẩn Phong thị tịch cũng là một màn diễn kỳ đặc. Trước khi tịch, ngài hỏi đồ chúng lâu nay có người ngồi chết, có người nằm chết, vậy có người đứng chết chưa? Đứng chết chứ không phải chết đứng, hai cách chết khác nhau dù đều là đứng mà chết. Trong nhà thiền cũng có vị thị tịch trong tư thế đứng như ngài Thiện Chiêu Phần Dương và thị giả, hay là con trai của cư sĩ Bàng Uẩn. Cho nên ngài Ẩn Phong hỏi có vị nào lộn ngược tịch chăng? Chưa từng thấy. Sư bèn lộn ngược mà tịch.

Điều đó để thấy lực dụng của các bậc đạt đạo tự tại vô ngại. Các vị chứng A-la-hán đều đầy đủ 18 cách thần biến. Ngài chổng ngược mà những nếp áo vẫn xuôi theo, không bị lộn ngược. Chúng nhân hiện diện không ai có thể đỡ ngài xuống được. Chỉ sau khi cô em gái đến nói Sư huynh sống đã vi phạm Phật chế, bây giờ chết còn mê hoặc thiên hạ. Cô nói đúng. Vì vậy ngài mới chịu ngã xuống.

Ngài Động Sơn Lương Giới với bài thơ Gửi Mẹ khi xuất gia còn lưu truyền đến nay và câu chuyện tự tại trước giờ thị tịch " Sư sai cạo tóc tắm gội xong, đắp y bảo chúng đánh chuông, giã từ chúng ngồi yên mà tịch. Đại chúng khóc lóc mãi không dứt. Sư chợt mở mắt bảo:

- Người xuất gia tâm chẳng dính mắc nơi vật, là tu hành chân chánh. Sống nhọc thích chết, thương xót có lợi ích gì?

Sư bảo chủ sự sắm trai ngu si để cúng dường. Chúng vẫn luyến mến quá, kéo dài đến ngày thứ bảy. Khi thọ trai, Sư cũng tùng chúng thọ. Thọ trai xong, Sư bảo chúng: - Tăng-già không việc, sắp đến giờ ra đi, chớ làm ồn náo.

Sư vào trượng thất ngồi yên mà tịch."

Bấy giờ là tháng ba năm thứ mười niên hiệu Hàm Thông nhà Đường (869). Sư thọ sáu mươi ba tuổi, được bốn mươi hai tuổi hạ. Vua sắc phong là Ngộ Bổn Thiền sư.

(8)

Những người tu hành đã đắc đạo, họ an lạc, tự tại, thong dong giữa hai bờ sống chết, họ có thể tái sinh về bất cứ cõi giới nào họ muốn. Còn chúng sanh mê muội, phàm phu tục tử đều phải tùy nghiệp mà thọ sanh, tức là sau khi chết, phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực mà thọ sanh về cảnh giới thích ứng cho nghiệp mà mình đã gây tạo. người Phật tử phải tin rằng mình là chủ nhân ông của chính mình, tuy nhiên, một khi mình không làm chủ được mình để cho ác nghiệp đã được xảy ra, thì chính cái nghiệp ấy sẽ trở lại điều khiển mình. Do đó người Phật tử hãy thận trọng trong mọi hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, từ nơi đó sẽ đưa chúng ta tới an lạc, và cũng từ nơi đó sẽ đưa chúng ta đến khổ đau

Sau đây là những điềm báo trước khi lâm chung trích đoạn trong CHẾT VÀ TÁI SINH do TT Thích Nguyên Tạng soạn dịch

Những điềm lành báo trước sẽ có thể sinh về Tịnh độ:

Tâm hồn không bị bối rối

Biết trước ngày giờ chết

Tâm niệm chân chánh không mất

Biết trước giờ chết mà tắm rửa và thay quần áo.

Tự mình niệm Phật, niệm có tiếng hoặc niệm thầm

Ngồi ngay thẳng, chấp tay niệm Phật mà chết

Mùi thơm lạ lan tỏa khắp nhà

Có hào quang sáng soi vào thân thể

Nhạc trời vang dội giữa hư không

Tự nói ra bài kệ để khuyên dạy người ở lại.

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh lên cõi trời:

Móng lòng thương mến

Phát khởi thiện tâm

Lòng thường vui vẻ

Chánh niệm được rõ ràng

Thân thể không bị hôi hám

Sống mũi không xiên xẹo

Tâm không giận dữ

Tâm không luyến ái tài sản, vợ, chồng, con, dòng họ

Mắt luôn trong sáng

Ngửa mặt lên trời và mỉm cười

Những điềm báo trước sẽ có thể tái sinh trở lại cõi người:

Đến khi chết vẫn nhớ nghĩ đến điều lành

Thân không đau khổ

Ít nói lời phô trương, thường nghĩ nhớ đến cha mẹ

Tai thường muốn nghe tên họ của anh chị em và bầu bạn

Đối với việc lành dữ nhận rõ không lầm loạn

Tâm tánh ngay thẳng không ưa sự dua nịnh

Biết rõ bà con bạn bè giúp đỡ cho mình

Thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng

Dặn dò mọi việc trong nhà trước khi chết

Sanh lòng chánh tín, thỉnh Phật, Pháp, Tăng đến đối diện quy y.

Những điềm xấu báo trước sẽ có thể đọa vào địa ngục:

Gặp phải tình trạng con cái và bà con đều nhìn kẻ sắp chết bằng đôi mắt ghét bỏ

Người sắp chết thường đưa hai tay lên mà rờ mó hư không

Dù bạn lành có khuyên bảo điều hay cũng không tùy thuận

Người sắp chết kêu gào than khóc

Đi ra đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết

Nhắm nghiền đôi mắt

Thường hay che úp mặt mày

Nằm nghiêng mà ăn uống

Mình mẩy miệng mồm đều hôi hám

Gót chân, đầu gối luôn run rẩy

Sống mũi xiên xẹo

Mắt bên trái hay động đậy

Hai mắt đỏ ngầu

Úp mặt mà nằm

Thân hình co rút và tay bên trái chấm xuống đất

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào cõi giới ngạ quỷ:

Ưa liếm môi miệng

Thân nóng như lửa

Thường lo đói khát và hay nói đến việc ăn uống

Mắt thường hay trương lên mà không nhắm

Hai mắt khô khan như mắt chim gỗ.

Đầu gối bên phải lạnh trước

Tay bên phải thường nắm lại

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào loài súc sanh:

Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ

Ngón tay và ngón chân đều co quắp

Khắp trong thân mình đều toát ra mồ hôi

Tiếng nói ra khò khè

Miệng thường ngậm đồ ăn

(9)

Vạn pháp tồn tại khách quan trong dòng chảy liên tục sinh – trụ – dị – diệt mà không bị chi phối bởi bất cứ tha lực nào, nhưng do vô minh ngã chấp, chúng sinh căn cứ vào cái “thấy” cái “biết” (tri kiến) sai lầm của mình do các giác quan hữu hạn đưa lại mà tạo ra cái thế giới vạn pháp trong nhận thức, trong cái tâm nhị nguyên đối đãi chủ quan của mình, có cái tâm phân biệt, có hành xử phân biệt, có phiền não điên đảo…

Do vậy phải Phòng hộ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý

Cẩn thận không để cho tâm phan duyên theo trần cảnh qua các căn thức vì một tâm không khéo tác ý thì các căn sẽ trở thành phương tiện cho tâm buông lung thao túng. Để tránh tình trạng đó, trước hết phải biết thận trọng khi căn tiếp xúc với trần, đừng để các ác, bất thiện pháp sinh khởi. Tốt nhất là nếu cần nên tránh những tiếp xúc căn trần nào đưa đến bất an, nhiệt não cho mình và người.

(10)

" Lục tự Đi Đà vô biệt niệm

Bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương "

"Đường về Cực Lạc xa xôi

Đường theo thế lợi ôi thôi dẫy đầy

Dấn thân trong cõi bùn lầy

Lối về quê mẹ Trời Tây mịt mờ

Giật mình chợt tỉnh cơn mơ

Nhìn lên mái tóc bạc phơ mấy tầng

Bấy lâu phiêu lãng tang bồng

Giờ đây tỏ ngộ bước chân quay về

Ta bà nào phải cố quê

Nhất tâm niệm Phật đường về Lạc Bang "


youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]