Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5

10/06/201313:16(Xem: 8485)
Phần 5

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trích dịch: Tuệ Uyển


Phần 5

dalailama-09875

-Như những chúng sinh, căn bản chúng ta tập trung vào là để có một cuộc sống hạnhphúc vui vẻ; tất cả chúng ta đều muốn trải nghiệm hạnh phúc. Tìm kiếm hạnh phúc là tự nhiên của chúng ta. Đây là mục tiêu củađời sống chúng ta.

- Khi chúng ta mất đi hy vọng, kết quả là chúngta bị chán nản, buồn phiền, hay trì trệ và có thể ngay cả tự tử. Vì vậy, sự tồn tại thực sự của chúng ta có gốcrể một cách mạnh mẻ trong hy vọng. Mặcdù không có gì bảo đảm cho những điều sẽ mang tới trong tương lai nhưng đấy làbởi vì chúng ta có hy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục sống. Vì vậy, chúng tacó thể nói rằng mục tiêu của đời sống của chúng ta, chủ tâm của đời sống chúngta, là hạnh phúc vui vẻ.

-Loài người không phải được sản xuất bằng máy móc. Chúng ta không chỉ là sự kiện, chúng ta hơnthế ấy, chúng ta có cảm giác và kinh nghiệm. Vì lý do ấy, chỉ sự thoải mái vật chất mà thôi thì không đủ. Chúng ta cần những gì sâu sắc hơn, thâm diệuhơn, điều mà chúng tôi thường ám chỉ đến như lòng nhân, hay tình người, hay từbi thương yêu.

-Với ảnh hưởng của lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu, tất cả nhữngphát triển vật chất mà chúng ta có trong sự xếp đặt, bố trí, thực hiện củachúng ta có thể rất xây dựng và có thể sản sinh những kết quả tốt. Tuy vậy, nếu không có lòng nhân hay tình người,những phát triển vật chất đơn độc sẽ không làm chúng ta hài lòng, thỏa mãn, hoặcchúng sẽ cũng không sản sinh trong chúng ta bất cứ không gian nào của tâm linhhòa bình hay hạnh phúc. Vì vậy, lòngnhân hay tình người, hay từ bi thương yêu, là chìa khóa đến hạnh phúc của nhânloại.

-Mỗi hành giả của những tôn giáo khác nhau - đấy là, tự chính chúng ta - phải thựchành một cách chân thành. Giáo nghĩa tôngiáo là một bộ phận căn bản thiết yếu của đời sống chúng ta; giáo lý không nênbị tách biệt với cuộc sống chúng ta.

-Thỉnh thoảng chúng ta đến nhà thờ hay chùa viện và dâng lời cầu nguyện, hayphát sinh một loại cảm giác tâm linh, và rồi thì, khi ra khỏi Phật đường hayThánh đường, không có một cảm xúc tôn giáo nào được duy trì tồn tại. Đấy không là một phương pháp chính đáng để thựchành-thọ trì.

-Thông điệp của tôn giáo phải luôn theo chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đến. Những lời dạy của tôn giáo chúng ta phải hiệndiện trong đời sống chúng ta như vậy vì thế khi chúng ta thật sự cần hay thỉnhcầu gia hộ hay nội lực sẽ mạnh mẽ, những lời dạy sẽ hiển lộ ngay nơi ấy thậmchí tại những thời gian như vậy; sự cảm ứng hiện tiền nơi ấy khi chúng ta trảiqua những khó khăn bởi vì nó hằng hiện hữu ở bên chúng ta.

-Chỉ khi tôn giáo trở thành một bộ phận thiết yếu trong đời sống chúng ta thìtôn giáo mới có thể thực sự tác động ảnh hưởng. Chúng ta cũng cần kinh nghiệm mộtcách sâu xa hơn, thâm diệu hơn trong những ý nghĩa và giá trị tâm linh của truyềnthống tôn giáo của chính chúng ta – chúng ta cần biết những lời dạy này khôngchỉ trên một cấp độ lý trí nhưng cũng xuyên qua kinh nghiệm thâm sâu hơn của chínhchúng ta.

-Đôi khi chúng ta hiểu biết tư tưởng những tôn giáo khác nhau ở trình độ quánông cạn,quá thiển cận hay quá lý trí. Không có một kinh nghiệm cảm xúc tâm linh chân thật hơn, sâu sắc hơn, vì vậy tác động của tôn giáo trở nên giới hạn. Do thế, chúng ta phải thực hành – thọ trì mộtcách chân thật, và tôn giáo phải trở nên một phần của đời sống chúng ta.

-Bây giờ, thật là thiết yếu để chấp nhân sự kiện là sự tồn tại hiện hữu của nhiềutôn giáo khác nhau, để phát triển sự tôn trọng chân thành giữa các tôn giáo; tiếpxúc thân cận giữa các tôn giáo khác nhau là căn bản quyết định. Đấy là một nhântố để các tôn giáo thế giới sẽ có thể được tác động ảnh hưởng đến lợi ích củanhân loại.

-Chúng tôi nhận thức sự hữu dụng thế nào đến với nhân loại của những tôn giáokhác nhau, và khả năng tiềm tàng nào của mỗi tôn giáo cống hiến cho một thế giớitốt đẹp hoàn hảo hơn. Trong những thế kỷgần đây, những tôn giáo khác nhau đã có những cống hiến vĩ đại trước sự cải thiệncho nhân loại, và ngay cả hôm nay có một số lượng lớn những giáo đồ của Ki tôgiáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo v.v…Hàng triệu tín đồ đang đượclợi lạc từ tất cả những tôn giáo này.

-Những kinh nghiệm đã giúp củng cố trong tâm chúng tôi rằng tất cả những tôngiáo thế giới có khả năng để sản sinh những người tốt, những người có đạo đức, những người có lòng từ bi lớn,bất chấp những sự khác nhau vềtriết lý và giáo nghĩa của tôn giáo. Mỗitruyền thống tôn giáo có một thông điệpdiệu kỳ để truyền đạt.

-Theo quan điểm của đạo Phật khái niệm về một đấng tạo hóa là không hợp lý; vìphương pháp đạo Phật phân tích về thuyếtnhân quả, cho nên khái niệm [đấng tạo hóa] khó cho những người Phật tử hiểu.

-Chúng tôi vừa học từ một trong những người bạn Ki tô giáo, là họ không chấp nhậntriết lý tái sinh, vì vậy, không chấp nhận những đời sống quá khứ hay tươnglai. Họ chỉ chấp nhận cuộc sốngnày. Tuy nhiên, họ tin rằng kiếp sống hiện tại này là được tạo nên bởi Thượng đế,bởi đấng tạo hóa, và ý tưởng ấy phát triển trong họ một cảm nhận mật thiết vớiThượng đế. Lời dạy quan trọng nhất của họlà do từ ý chí của Thượng đế mà chúng ta hiện diện nơi đây, tương lai chúng tatùy thuộc trên đấng tạo hóa, và bởi vì đấng tạo hóa được xem như là thánh thiệnvà tối thượng, chúng ta phải yêu mến Thượng đế, đấng tạo hóa. Những điều từ lời dạy này là chúng ta nên yêumến những đồng loại chúng sinh loài người của chúng ta – đây là thông điệpchính ở đây. Lý do là nếu chúng ta yêu mếnThượng đế, chúng ta phải yêu mến đồng loại loài người của chúng ta bởi vì họ giốngnhư chúng ta, được tạo nên bởi Thượng đế. Tương lai của họ, giống như chúng ta, tùy thuộc trên đấng sáng thế, vì vậy,hoàn cảnh cuả họ giống như chính chúng ta. Bởi thế, tín ngưỡng của những người nói rằng, “yêu mến Thượng đế” nhưngtự họ không tỏ ra chân thành yêu mến đối với những người đồng loại là đáng nghingờ. Người tin tưởng ở Thượng đế vàtrong sự yêu mến Thượng đế phải làm sâu sắc thêm tính thành khẩn sự yêu mến củahọ đối với Thượng đế qua tình yêu thương trực tiếp đến những người đồng loại. Điều tiếp cận này rất mạnh mẽ, có đúng không?

-Nếu chúng ta trắc nghiệm mỗi tôn giáo từ những góc cạnh khác nhau trong cùng mộtphương pháp – không đơn giản từ chính vị thế triết học của chúng ta nhưng từ mộtvài điểm của quan niệm – có thể không nghi ngờ rằng tất cả đại đa số tôn giáo đềucó khả năng phát triển nhân loại. Điềunày là rõ ràng.

-Thông qua sự tiếp xúc thân cận với những tín ngưỡng khác nhau có thể phát triểnmột thái độ tư tưởng khoáng đạt và sự tôn trọng lẫn nhau đến những tôn giáokhác nhau. Sự tiếp xúc gần gũi với nhữngtôn giáo khác nhau giúp chúng tôi học hỏi những ý tưởng mới, những sự thực hànhmới, và những phương pháp mới hay những kỷ thuật mới mà chúng tôi có thể kết hợpvới những sự thực hành của chính chúng tôi. Một cách tương tự, một số các anh chị em Ki tô hữu của chúng tôi đã tiếpnhận những phương pháp nào đấy của Phật giáo – thí dụ, sự thực hành “nhất tâm”cũng như những kỷ năng để giúp phát triển tính bao dung, tâm từ bi, và lòng yêuthương. Có những lợi ích to lớn khi nhữnghành giả của những tôn giáo khác nhau đến với nhau cho những sự trao đổi thếnày. Thêm vào sự phát triển hòa hiệp giữanhau, có những lợi ích khác cũng được gặt hái.

-Những chính trị gia và lĩnh tụ quốc gia thường nói về “cùng tồn tại” và “đến vớinhau”. Cũng thế với những người tôn giáocủa chúng ta, tại sao không? Chúng tôi nghĩ rằng thời điểm đã đến. Tại Assisi vào năm 1987, thí dụ. những lãnh tụvà đại biểu của những tôn giáo khác nhau trên thế giới gặp gở và cùng cầu nguyện,mặc dù chúng tôi không chắc chắn “cầu nguyện” có phải là từ ngữ chính xác để diễntả sự thực hành của tất cả những tôn giáo này một cách đúng đắn hay không. Trong bất cứ trường hợp nào, điều gì là quantrọng để những đại diện của những tôn giáo khác nhau đến với nhau tại một địađiểm và , theo từng tín ngưỡng để nguyện cầu. Điều này đã đang xảy ra rồi và, chúng tôi nghĩ, là một sự phát triển rất tích cực. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần đặt nhiều nổ lựchơn đối với sự tăng tiến hòa hiệp và thân cận giữa những tôn giáo thế giới, vìrằng không có những tác động như thế, chúng ta sẽ tiếp tục trải qua vô số vấn đềđã, đang và sẽ chia rẻ nhân loại.

-Nếu tôn giáo đã là phương pháp cứu chửa duy nhất để giảm thiểu xung đột củanhân loại, nhưng phương pháp ấy tự nó trở nên một nguồn gốc khác của sự xung đột,đấy quả là bất hạnh và tai hại thay. Ngày nay, như trong quá khứ, những xung đột xảy ra nhân danh tôn giáo, bởivì sự khác nhau của những tôn giáo, và chúng tôi nghĩ rằng điều này thật đángbuồn.

-Như chúng tôi đã lưu ý trước đây, nếu chúng ta nghĩ một cách thoáng đạt rộngrãi, sâu sắc, chúng ta nhận thấy rằng hoàn cảnh trong quá khứ hoàn toàn khác biệtvới tình thế ngày nay. Chúng ta khôngcòn cô lập nữa màchúng ta phụ thuộc liên đới với nhau. Ngày nay, vì vậy, rất quan trọng để nhận thứcrằng một sự liên hệ gần gũi giữa những tôn giáo khác nhau là thiết yếu, thế nênnhững nhóm tôn giáo khác nhau có thể hoạt động gần gũi với nhau và thực hiện một nổ lực chung vì lợi ích củaloài người.

-Tính thành khẩn và tín ngưỡng trong thực hành tôn giáo trên một phương diện; vàtính bao dung và hợp tác tôn giáo là phương diện khác, tương ứng cấp độ thứ nhấtcủa những giá trị thực hành tâm linh đối với nhân loại.

-Không cần biết bất cứ kỳ diệu thế nào tôn giáo có thể, nó vẫn được chấp nhận chỉvới một số lượng người rất giới hạn Đạiđa số của năm hay sáu tỉ người trên hành tinh chúng ta thật sự không thựchành-thọ trì hay quy hướng bất cứ một tôn giáo nào. Theo truyền thống quá khứ gia đình, họ có thểtự minh chứng thuộc về một tôn giáo này hay tôn giáo kia – “Tôi là người Ấn giáo”,“Tôi là người Phật giáo”, “Tôi là người Ki tô giáo” – nhưng sâu trong tâm hồn,hầu hết những cá nhân này không nhất thiết là một hành giả của bất cứ một tínngưỡng nào. Điều ấy cũng tốt thôi, chodù họ là một người đi theo một tôn giáo hoặc không đi nữa thì đấy là quyền cánhân của người ấy.

-Tất cả những đạo sư vĩ đại thời xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Giê-su Ki-tô,Mohammed, đã thất bại trong việc chuyển hóa tâm linh toàn thể nhân loại. Sự thật là không ai có thể làm việc ấy.

-Cho dù những người không tín ngưỡng bị gọi là vô thần cũng không thành vấn đề. Thực vậy, theo những học giả phương Tây, Phậtgiáo đồ cũng là những người vô thần, bởi vì họ không chấp nhận một đấng tạohóa. Vì vậy, chúng tôi thỉnh thoảng thêmvài từ ngữ để diễn tả những người không tín ngưỡng này, và đó là "cực đoan",chúng tôi gọi họ là những người không tín ngưỡng cực đoan. Những người ấy không chỉ không tín ngưỡng màhọ còn cực đoan trong quan điểm của họ trong điều mà họ cố chấp là 'tính chất tâm linh không có giá trị'. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng những người ấycũng là một bộ phận của nhân loại, và rằng họ cũng giống như tất cả loài ngườihiện hữu, có khao khát được hạnh phúc – để có một đời sống vui tươi và hòabình. Đây là điểm quan trọng.

-Chúng tôi nghĩ rằng cũng chẳng sao để duy trì những người không tín ngưỡng,nhưng các vị ấy cũng là một bộ phận của loài người. Quý vị cũng là những conngười, quý vị cần tình cảm nhân loại, từ bi yêu thương của nhân loại. Điều này thật sự là giáo huấn căn bản của tấtcả mọi truyền thống tôn giáo; điểm cốt yếu là từ bi thương yêu, hay tình cảmcon người, lòng nhân đạo.

-Không có tình cảm con người, ngay cả những tín ngưỡng tôn giáo cũng có thể trở nên tiêu cực, không xây dựng, haytàn phá. Vì vậy, căn bản thiết yếu, ngaycả trong tôn giáo, là một trái tim tốt lành, một lòng hảo tâm. Chúng tôi cho rằng tình cảm con người, hay từbi thương yêu, là tôn giáo toàn cầu.

-Cho dù một người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, mọi người cần tình cảmloài người, hay từ bi thương yêu, bởi vì từ bi thương yêu cho chúng ta sức mạnhnội tại, hy vọng, và sự hòa bình của tâm hồn. Vì vậy, nó cần thiết cho mọi người.

-Nếu chúng ta trong một tâm trạng tốt khi thức dậy vào buổi sáng, nếu có một cảmgiác của trái tim ấm áp, tự động cánh cửa nội tâm của chúng ta được mở ra chongày ấy. Ngay cả có một người không thânthiện bên cạnh, chúng ta cũng không cảm thấy phiền toái nhiều và có thể chúngta thậm chí chủ động nói những lời lịchsự dễ thương với người ấy. Chúng ta cóthể đối thoại với những người không mấy thân thiện và có thể ngay cả một cuộcnói chuyện đầy ý nghĩa.

-Để tạo nên một không khí vui vẻ dễ thương trong chính chúng ta, trong gia đìnhchúng ta, trong những cộng đồng chúng ta, chúng ta phải nhận thức rằng cội nguồncăn bản của không khí tươi mát thân thương ấy là ở trong mỗi cá nhân, trong mỗichúng ta – một trái tim tốt, một lòng hảo tâm, lòng từ bi thương yêu của conngười.

-Một khi chúng ta tạo dựng một không khí bằng hữu tích cực, nó tự động giúpchúng ta giảm thiểu sợ hãi, và không an toàn. Trong cách này chúng ta dễ dàng có thêm bạn và tạo nên nhiều nụ cườihơn. Xét cho cùng, chúng ta là xã hội củaloài vật hay thế giới hoang dã nếu không có tình thân hữu nhân loại, không có nụcười của loài người, đời sống chúng ta trở nên khốn cùng. Cảm giác đơn côi trở nên không thể chịu nổi. Nó là luật tự nhiên – điều ấy nói là, theo luậttự nhiên chúng ta tùy thuộc trên những người khác để sống.

-Tâm hòa bình – Thế giới thanh bình. Theocăn bản tự nhiên của loài người hay luật tự nhiên, tình cảm – từ bi yêu thương– là chìa khóa của hạnh phúc.

-Theo y học hiện thời, một trạng thái tinh thần tích cực, hay một tâm hồn yênbình, thì cũng có lợi ích cho sức khỏe thân thể. Nếu chúng ta liên tục bị dao động, chúng tacuối cùng làm tổn hại sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, ngay cả từ quan điểm của sức khỏe chúng ta, tinh thần tịch tĩnh,và yên bình thanh thản là rất quan trọng. Điều này chỉ cho thấy rằng cơ thể vật lý tự nó biết thưởng thức và đáp ứngđến tình cảm con người, sự yên bình của tâm con người.

-Nếu chúng ta nhìn vào cơ sở tự nhiên của con người, chúng ta thấy rằng tự nhiêncủa chúng ta thì hiền lành-thuần thiệp hơn là hiếu động-gây hấn. Nếu chúng tatrắc nghiệm những thú vật khác nhau, chúng ta chú ý rằng những loài vật của mộttự nhiên thanh bình hơn có một cấu trúc cơ thể tương ứng, trong khi những conthú săn mồi có một cấu trúc cơ thể phát triển theo tự nhiên của chúng. So sánh con cọp và con nai; có một sự khácnhau to lớn trong cấu trúc thân thể của chúng. Khi chúng ta so sánh cấu trúc cơ thể của chúng ta với chúng, chúng ta thấyrằng chúng ta giống những con nai và con thỏ hơn là những con cọp. Ngay cả răng chúng ta thì giống chúng hơn, cóphải không? Chúng không giống răng của cọp. Móng của chúng ta là một thí dụ khác tốt hơn– chúng ta không thể bắt một con chuột chỉ với móng tay người. Dĩ nhiên, bởi vì sự thông minh của con người,chúng ta có thể phát minh sáng chế và sử dụng những dụng cụ và những phươngpháp để hoàn tất những sự việc, sự vật mà có thể khó khăn để hoàn thành nếukhông có chúng. Vì vậy, như chúng ta cóthể thấy, do bởi điều kiện vật lý của chúng ta chúng thuộc vào loài vật hiềnlành. Chúng tôi nghĩ đây là cơ sở căn bảntự nhiên của con người như được biểu hiện bởi cấu trúc cơ bản vật lý.

-Trong hoàn cảnh hiện tại của trái đất chúng ta, hợp tác là căn bản, đặc biệttrên những phạm vi như kinh tế và giáo dục. Quan điểm cho rằng những khác nhau là quan trọng không ít thì nhiều đãbiến mất, như được chứng minh bởi sự vận động vì một liên hiệp Âu châu. Chúng tôi nghĩ, cuộc vận động này thật sự tuyệtvời và thật đúng thời. Tuy vậy sự hoạt động thân cận giữa các quốc gia nàykhông phải xảy ra do bởi từ bi yêu thương hay tín ngưỡng tôn giáo, mà đúng hơnlà bởi vì cần thiết. Có một sự lớn mạnhtrên thế giới đối với sự thức tỉnh toàn cầu.

-Dưới những hoàn cảnh hiện tại một quan hệ gần gũi hơn với nhau trở nên yếu tố chosự sống còn của chúng ta. Vì vậy, kháiniệm của trách nhiệm toàn cầu đặt cơ sở trên từ bi yêu thương và trên một tìnhcảm anh chị em là thiết yếu bây giờ. Thếgiới đầy những xung đột – xung đột do bởi tư tưởng, do bởi tôn giáo, ngay cảxung đột trong những gia đình; những xung đột căn cứ trên việc người này muốnđiều này, và người nọ muốn điều khác. Vìvậy, nếu chúng ta xét nghiệm nguồn gốc những xung đột này, chúng ta tìm ra nhiềunguyên nhân khác nhau, nhiều nguồn gốc khác nhau, ngay cả trong chính chúng ta.

-Chúng ta có tiềm lực và khả năng để đến với nhau trong hòa hiệp. Tất cả những việc khác biệt này là liên hệ. Mặcdù có nhiều nguồn gốc của xung đột, cùng lúc cũng có nhiều tiềm năng đem đến sựđoàn kết và hòa hiệp. Thời cơ đã đến để nhấn mạnh hơn trên sự hợp đoàn. Ở đây một lần nữa phải có tình cảm nhân loại,tình người.

-Chúng ta có thể có một ý niệm vể tư tưởng hay tôn giáo khác với những ngườikhác. Nhưng nếu chúng ta tôn trọng quyềncủa những người khác và chân thành biểu lộ một thái độ từ bi thương yêu đối ngườiấy, thế thì không có gì quan trọng cho dù ý kiến của người ấy có thích hợp với chúngta hay không, đấy là thứ yếu. Cho đếnkhi người ấy vẫn còn tin tưởng trong tín ngưỡng ấy, cho đến khi người ấy vẫn lợiích với quan niệm như vậy, đấy là quyền lợi thật sự, hoàn toàn, và thuần túy củangười ấy. Vì vậy chúng ta phải tôn trọngvà chấp nhận sự kiện là sự tồn tại của những quan điểm khác biệt.

-Trong thế giới kinh tế cũng thế, những người ganh đua cũng phải được công nhậnmột số quyền lợi, bởi vì họ cũng cần phải tồn tại. Khi chúng ta có một viễn cảnh rộng rãi hơn đặttrên cơ sở của từ bi yêu thương, chúng tôi nghĩ mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Mộtlần nữa, từ bi yêu thương là nhân tố chìa khóa.

-Chúng tôi luôn nói với những người bạn Hoa Kỳ của chúng tôi rằng, “Sức mạnhkhông đến từ vũ khí hạt nhân nhưng từ ý tưởng cao quý của tổ tiên quý vị về tựdo, giải phóng, và dân chủ”.

-Một trật tự thế giới mới với từ bi yêu thương là rất tốt. Nhưng chúng tôi không chắc về một Trật tự thếgiới mới mà không có từ bi yêu thương.

-Chiến tranh vẫn tồn tại, một cách đáng buồn thảm, một phần của lịch sử nhân loạicho đến hiện tại, nhưng chúng tôi nghĩ thời điểm đã đến để thay đổi những nhậnthức khái niệm mà đã dẫn đến chiến tranh. Một số người có ý kiến rằng chiến tranh là những gì vinh quang; họ nghĩlà thông qua chiến tranh họ có thể trở thành những anh hùng. Thái độ thông tục này đối với chiến tranh làrất sai lạc.

- Từ thời điểm của sự cố Vùng vịnh Ba tư, chúngtôi tự làm một lời hứa trong tâm rằng – nguyện rằng cho đến hết cuộc đời củamình, chúng tôi sẽ cống hiến xa hơn cho một ý tưởng của giải trừ quân bị. Như xứ sở của chính chúng tôi được quan tâm,chúng tôi nguyện trong tâm mình rằng trong tương lai, Tây Tạng nên được hoàntoàn là một khu vực phi quân sự. Một lầnnữa, trong hành động để mang đến sự giải trừ quân bị, nhân tố then chốt là lòngtừ bi yêu thương của nhân loại.

-Chúng tôi đã nói nhiều về từ bi yêu thương mà chưa giải thích ý nghĩa chính xáccủa nó. Chúng tôi muốn kết luận bằng việcgiải thích ý nghĩa của từ bi yêu thương, điều thường bị hiểu sai lạc. Lòng từ bi yêu thương chân thành không đặt cơsở trên kế hoạch và dự tính của chính chúng ta, nhưng đúng hơn là trên quyền lợicủa những người khác không kể là thân thích hay kẻ thù, cũng như thế người ấyao ước cho hòa bình và hạnh phúc, và nguyện ước vượt thoát khổ đau, và rồi thìtrên căn bản ấy chúng ta phát triển sự quan tâm chân thành cho những vấn đề củahọ. Đây là lòng từ bi yêu thương chânthành.

-Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta gọi đây làtừ bi yêu thương. Không, đấy không là từbi yêu thương; nó là sự ái luyến, hay vướng mắc. Ngay cả trong hôn nhân, những cuộc hôn nhânlâu dài vì không phải do bởi ái luyến đơn thuần, mặc dù nó là sự hiện diện mộtcách thông thường – nhưng bởi vì cũng có từ bi yêu thương.

-Hôn nhân ngắn ngủi do bởi thiếu vắng từ bi yêu thương, chỉ có tình cảm ái luyếnđặt cơ sở trên kế hoạch, dự tính và cả ảo tưởng. Khi chỉ có sự quan hệ ràng buộc giữa nhữngngười bạn thân là gắn bó ái luyến, rồi thì khi ngay cả chỉ có một vấn đề nhỏ cóthể làm nguyên cớ cho những kế hoạch (ảo tưởng) của một người thay đổi. Ngay khi kế hoạch chúng ta thay đổi, sự gắn bóái luyến liên kết biến mất – bởi vì sự ái luyến gắn bó ấy đã được đặt cơ sở đơnthuần trên kế hoạch ,dự tính và cả ảo tưởng.

-Có thể có một lòng từ bi yêu thương mà không vướng mắc (ái luyến) – và tương tự,có một sự sân giận mà không thù hận. Vìvậy, chúng ta cần phải làm sáng tỏ minh bạch sự khác nhau giữa từ bi yêu thương và ái luyến ràng buộc, giữa sân giận và thù hận. Sự sáng tỏrõ ràng như vậy rất lợi ích trongđời sống hằng ngày và trong ảnh hưởng tác động của chúng ta với hòa bìnhthế giới. Chúng tôi lưu tâm rằng đây là căn bản của nhữnggiá trị tâm linh cho hạnh phúc của toàn nhân loại, không kể dù đấy là một người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng.

Tríchtừ bài Dimensions of Spirituality

ẨnTâm Lộ ngày 2-3-2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]