Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niên biểu Phật Giáo Việt Nam

09/04/201314:13(Xem: 13024)
Niên biểu Phật Giáo Việt Nam

 co phat giao

NIÊN BIỂU

PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Trần Tri Khách

---o0o---

 

Thành tâm ghi ơn Thượng Tọa Thích Vân Đàm, Viện Chủ Tu Viện Pháp Vương, đã tạo duyên đưa tác giả đi vào đề tài này.

Lời nói đầu

Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp. Điều đáng nói là điển tích Phật Giáo Việt Nam tuy không kém phần phong phú nhưng hầu như bị các ngài lãng quên. Chẳng hạn hiếu hạnh của đại sư Chân Dung Tông Diễn (1640- 1709), Liễu Quán (1670- 1742), Nhất Định (1784- 1847) ... là những gương sáng vằng vặc ngay cả so với Phật Giáo Trung Quốc mà hầu như không được nhắc nhở tới trong dịp Vu Lan Báo Hiếu. Trong bài Lễ Tháng 7 Cho Những Oan Hồn Phiêu Bạt được phổ biến trên nhiều trang nhà Internet vào dịp Vu Lan vừa qua, TT Tuệ Sỹ nêu nhận xét: Các thầy vì sính chữ Hán nên ít chịu nghe khoa nghi tiếng Việt. Cho nên tuy Văn Thỉnh Thập Loại chữ Hán văn từ phần nhiều sáo rỗng, nhiều điển tích vô hồn mà được cho là hay vì thói quen và cũng do trình độ thưởng thức văn chương của người nghe. Sính chữ Hán tới mức ít chịu nghiên cứu về lịch sử Phật Giáo Việt Nam phải được xem là trở lực lớn cho việc điều hành các đạo tràng theo sứ mạng: Mái chùa che chở hồn dân tộc, Nếp sống muôn đời của tổ tông (HT Mãn Giác, Nhớ Chùa).

Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc. Nó không nổi trôi một cách thụ động theo sự thăng trầm của mệnh nước mà luôn luôn tích cực đóng góp vào những nỗ lực nhằm chận đứng sự bập bềnh này, tạo ổn định và an lạc cho đất nước. Tinh thần Bồ Tát nêu trong Lục Độ Tập Kinh (bản kinh xuất hiện sớm nhất tại nước ta) “ Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ xông vào nơi hà khắc cứu dân khỏi lầm than” đã được giới xuất gia thực hành ngay từ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống lại chế độ đô hộ tàn bạo của thái thú Tô Định, và xuyên suốt trong mọi thời nhân dân lầm than vì sự cai trị hà khắc. Thời đô hộ của nhà Hán, nhà Đường, nhà Minh, thời Pháp đô hộ, luôn luôn có sự tham dự dưới nhiều hình thức sinh động khác nhau của giới tăng sĩ để vận động Phật tử dấn mình vào công cuộc vận động dành độc lập cho dân tộc.

Phật Giáo Việt Nam do đó từ căn bản là Phật Giáo dấn thân; cho nên không có gì đáng ngạc nhiên khi các HT Huyền Quang và Quảng Độ kiên trì trước mọi áp bức để tranh đấu cho tự do tôn giáo và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. HT Huyền Quang (năm 1981) và Quảng Độ (năm 2000 và 2001) đã được nhiều trí thức và yếu nhân trên thế giới đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình vì cảm phục nỗ lực tranh đấu bất bạo động của các ngài.

Bài viết này nhằm giới thiệu một số sự kiện quan trọng trong hành trình dấn thân của Phật Giáo Việt Nam vào dòng sinh mệnh của dân tộc. Nó chỉ là một sơ thảo, thiếu sót là điều chắc chắn có và sai lầm là điều không thể tránh khỏi ở một số chỗ. Tác giả chân thành biết ơn sự chỉ bảo của chư thiện tri thức về những sai sót để có thể bổ túc cho ấn bản sau hoàn chỉnh hơn.

T.T.KH.

( Các chữ viết tắt: BC : trước Thiên Chúa Giáng Sinh .ĐĐ, TT, HT: Đại Đức, Thượng Tọa, Hòa Thượng. VN: Việt Nam. Những chữ tắt trong ngoặc là tên tác phẩm tham khảo. Những tên trong ngoặc đơn là thế danh hoặc pháp hiệu)

---o0o---

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]