Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Giới Luật

20/11/201105:19(Xem: 23347)
Chương 3: Giới Luật

CHƯƠNG 3: GIỚI LUẬT

1- Ngũ-giới
2- Tứ phần luật
3- Bát quan trai giới
4- Giữ giới
5- Ưu-bà-di
6- Ưu-bà-tắc
7- Sa-di
8- 10 giới sa-di
9- Thức-xoa-ma-na
10- Tỳ-kheo
11- Tỳ-kheo-ni
12- Bố-tát và Bồ-tát
13- Người Phật-tử đã...
14- Tự tứ
15- Kiết-hạ an-cư
16- Lục-hòa
17- Bất tác bất thực
18- Tam sư thất chứng
19- Yết-ma
20- Thế-phát
21- Xuất-gia
22- Thế-độ
23- Pháp-hiệu
24- Pháp-danh
25- Pháp-sư
26- Pháp-tự
27- Tam-đề
28- Ngũ-quán
29- Tam tụ tịnh giới
30- Bồ-tát giới
31- 250 giới
32- Giới cụ-túc
33- Sám-hối
34- Hồi-tâm
35- Vu-Lan
36- Bỉ ngạn
37- Tam-Bảo
38- Giới như con thuyền
39- Nhàn cư vi bất thiện
40- Bồ-tát sợ gây nhân

1.- Hình Tướng Của NgũGiới Và Ai Có Thể Thọ Trì Được ?

Ngũ giới lànăm giới hay năm điều răn cấm căn bản mà người Phật tử khiđã quy y Tam-Bảo đều phải giữ gìn.

Trong năm giớicó chia ra làm 2 phần là trọng và khinh như các tội sát sanh, trộmcắp, tà dâm thuộc về trọng và nói dối, uống rượu thuộc vềtội nhẹ hơn có thể sửa đổi được. Về hình tướng của nămgiới có thể nói một cách cụ thể hơn như sau :

- Giới thứnhất : Không sát sanh, tất cả mọi sanh vật dù lớn hay bé đềukhông được giết hại. Vì tôn trọng sự sống của mọi loài, chonên trong ý nghĩ sát sanh có phân ra làm 2 trường hợp khác nhau :cố ý sát, vui theo hay đồng lõa khi thấy sinh vật bị giết đều phạmtội cả.

- Giới thứ hai :Không được trộm cắp, vật sở hữu của kẻ khác chính là mồhôi nước mắt của họ mới tạo ra được. Từ những vật lớn chođến một cây kim, sợi chỉ, nếu không được sự đồng ý của chủnhân thì không được lấy hay tìm cách chiếm đoạt dưới mọi hìnhthức thuộc về tội trộm cắp cả. Chẳng hạn như lén khi người takhông hay biết mà lấy vật gọi là đánh cắp, dùng hình thức thôbạo đánh đập hay xử dụng súng đạn để uy hiếp của gọi làđánh cướp, rình rập chờ lúc người ta ngủ hoặc sơ ý để tìmcách lấy đồ gọi là ăn trộm. Những cách dùng mánh khóe tráotrở đồ xấu để lấy vật tốt hoặc cân non, đo thiếu v.v... cũngđều thuộc về hành động gian manh trộm cắp cả. Ngay cả việc đi làmtrễ giờ, lên xe, tàu không mua vé, khai gian tên họ lãnh trợ cấp,sai hẹn cũng là một hình thức trộm cắp.

- Giới thứ ba :Không tà dâm, đối với người Phật tử tại gia, khi đến tuổitrưởng thành được tự do lập gia đình. Ngoài vợ chồng chínhthức ra không được lang chạ tình ý với người khác. Bởi vì,người có hành động như thế là làm hư hại hạnh phúc gia đìnhvà còn gây ra cho người khác sự khổ đau, ân hận, nên ngườiPhật tử cần phải tránh việc tà dâm.

- Giới thứ tư :Không được nói dối, việc nói dối có 4 hình thức khác nhau :

a) Nói lưỡiđòn xóc nhọn hai đầu để làm cho cả đôi bên có sự nghi ngờ,hiềm khích lẫn nhau.

b) Nói thêm bớtnhư chuyện có nói không, chuyện không nói có hay cố bôi son trétphấn cho việc nhỏ trở thành chuyện lớn.

c) Lời nói độcác hung hăng như chưởi rủa, mắng nhiếc, trù ẻo, hăm dọa ...

d) Nói lời hoamỹ trau chuốt cốt để làm mê hoặc lòng người. Tất cả các hìnhthức trên đây đều thuộc về loại nói dối cả.

Người nói dốikhông bao giờ được người khác tin tưởng để có thể giao phócho bất cứ một công việc gì.

- Giới thứ năm: Không được uống rượu, rượu có chất men dễ làm say người.Khi uống nhiều ta đâm ra mất thăng bằng, có thể mù quáng gây ranhiều tội lỗi. Ví dụ : Người say lái xe dễ gây ra tai nạn. Ngườisay ưa đập đồ đạc trong nhà và hay gây gỗ, ấu đả với ngườichung quanh. Vì thế, người thực hành Phật giáo muốn cho tâm đượcthanh tịnh nên Phật cấm uống rượu.

Tuy nhiên, cótrường hợp được dùng tới rượu và coi đó như là một thứthuốc hay trong lúc mắc bịnh, y sĩ bảo cần có rượu để pha vớithuốc uống thì được tạm dùng, nhưng trước khi uống phải cho chưTăng biết thì không phạm. Đến khi bịnh lành phải chấm dứt ngayviệc uống rượu.

Người Phật tửgiữ được năm giới của Phật cấm một cách trọn vẹn sẽ tạođược hạnh phúc cho chính mình và đem lại được niềm an lạc chomọi người.

2.-Thế Nào Gọi Là Luật Tứ Phần ? Đó Là Những Phần Gì ?

Luật Tứ Phầnlà bộ luật trong đó thuyết minh 4 phần về giới tướng của Tỳ-kheovà Tỳ-kheo-ni. Đây là phần giải thích rõ các tội phạm khinh trọngcủa đoàn thể xuất gia lấy giới luật làm khuôn thước trong việctu hành.

Bộ Luật TứPhần rút ra từ bộ luật tạng "Đàm Vô Đức" và do ngàiSa-môn Thích-Hoằng-Tán, đời Minh (thế kỷ 14) dịch từ chữ Phạn rachữ Hán. Luật Tứ Phần chia ra làm 4 mục như sau :

Phần đầu :Giới luật của thầy Tỳ-kheo.

Phần hai : Giớiluật của Tỳ-kheo-ni và cách thức thọ giới, cách nói giới.

Phần ba : Bàn rõvề điều kiện an-cư và phép tự-tứ.

Phần bốn : Nghịđịnh cách tổ chức, tạo lập phòng xá cho Tăng chúng trong TựViện.

Luật Tứ Phầnchỉ dành riêng cho giới xuất gia thực hành nên ít có vị cư sĩ tạigia nào biết tới. Nhưng giả sử có đọc qua Luật nầy, ngườikhông chuyên cũng không biết cách hành trì và Thể - Tánh - Dụngcủa phần giới tướng ra sao. Trong thời gian gần đây có một số ítvị cư sĩ hằng lưu tâm tới nền Phật giáo trong tính cách muốn tìmhiểu để nghiên cứu cũng tìm đọc tới Luật Tứ Phần đã đượcdịch sang tiếng Việt, và còn một số quý vị khác không phải đểnghiên cứu cũng đọc qua Luật Tứ Phần vì muốn thỏa mãn tính tòmò. Việc nầy không có gì phương hại cả nhưng không cần thiết vìnó vượt ngoài phạm vi và cách thức thọ trì của những người tuhọc Phật còn vướng bận nhiều việc gia đình.

Điều cần vàthực tế nhất là chúng ta làm thế nào đọc và nhớ cho đượcLuật Tứ Phần gồm những gì và để cho ai thọ lãnh. Nghĩ và làmđược như thế là tỏ ra xứng đáng người Phật tử chân chánhđang thực hành Phật giáo dù bất cứ là người xuất gia hay tạigia.

Tóm lại, giớiLuật Phật chế không phải chỉ có Luật Tứ Phần nhưng đây là bộLuật tiêu biểu cho giới xuất gia nên được xem là phần cốt cántrong tạng Luật Phật giáo.

3.-Bát Quan Trai Được Áp Dụng Lúc Nào ?

Bát-Quan-Traigiới là 8 giới cấm của người Phật tử giữ gìn trong vòng 24giờ, tức là 1 ngày 1 đêm ở tại chùa để tập sống theo đờisống của người xuất gia.

Tại sao gọi làBát-Quan-Trai ?

Bát là tám, quanlà cửa ngỏ, trai là ăn chay, tức là ngoài việc giữ 8 giới rangười phát nguyện tu hành còn phải ăn chay trong suốt thời gian 24giờ tại chùa. Tám giới gồm có :

1/-Không sát sanh. 2/- Không trộm cắp. 3/- Không dâm dục. 4/- Không nóidối. 5/- Không uống rượu. 6/- Không dùng hương phấn và dầu thơm.7/- Không nằm giường cao tốt rộng lớn, vì sợ móng tâm buông lungbậy bạ. 8/- Không ăn uống trái giờ giấc.

Tám giới haytám cửa ngỏ nầy giúp ta khép chặc hay đóng cửa phiền não khôngxen tạp vào tâm trí cho lòng được thanh tịnh, an ổn. Khóa tu ngắnhạn nầy thường được tổ chức vào ngày rằm và mồng một trongtháng. Tuy nhiên, việc nầy cũng còn tùy thuộc vào thì giờ vàcách sắp xếp của mỗi chùa để cho phù hợp với mỗi người. Vìngười Phật tử muốn đạt đến giải thoát cần phải thực hànhcách tu tập của người xuất gia, mà phương pháp tu Bát-Quan-Trai rấtdễ thực hành và có nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài ra,Bát-Quan-Trai giới cũng được xem như là gạch nối giữa đời sốngcủa người xuất gia với đời sống của người cư sĩ tại gia.

Sự ảnh hưởngcủa pháp tu nầy là mang lại cho người thực hành có được tâmthức vắng lặng, an vui. Những tạp niệm như cải cọ, nói năng thôtháo đều được dẹp bỏ.

Từ chỗ bắtđầu tu một ngày đêm trong tám pháp trai giới nầy làm nhân choviệc giải thoát ở kiếp sau vậy.

4.-Tại Sao Phật Tử Phải Giữ Giới Cho Mất Tự Do ?

Giới cấm củangười Phật tử tại gia chỉ có 5 điều. Đây là 5 cấp bậc làmnền tảng cho bậc thang của các quả Thánh ở sau nầy.

Người Phật tửkhông phân biệt tại gia hay xuất gia, khi đã thọ giới cần phảigiữ giới, nhất là những điều cấm tự mình đã phát nguyệntrước thầy tổ và trước ngôi Tam-Bảo lúc quy y.

Năm giới củangười Phật tử tại gia là : Không sát sanh, không trộm cắp, khôngtà dâm, không nói dối, không uống rượu. Người nào giữ trọnvẹn được cả 5 giới như thế gọi là toàn phần, người chỉ giữđược 3 giới trong số 5 giới gọi là bán phần. Khi nào lở phạmgiới cần phải tự sám hối để chừa bỏ lỗi lầm và phát nguyệnsửa đổi. Người tu hành chân chính là kẻ biết nghiêm chính giữgìn giới luật không trái phạm.

Sa-di có 10 giới,Tỳ-kheo có 250 giới, Tỳ-kheo-ni có 348 giới.

Giới như dâycương ràng buộc con ngựa không đi sai đường, người tu hành cũngnhờ giữ giới mà phát sanh trí tuệ. Giữ giới để tạo mộtđời sống quân bình và xây dựng xã hội loài người thêm vữngmạnh và an lạc.

Người Phật tửbiết giữ giới đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tốt đến gia đình,đoàn thể, tôn giáo và rộng hơn nữa, tạo cho thế giới hòa bìnhvà trật tự.

5.-Ưu Bà Di Dùng Chỉ Cho Ai ?

Người Phật tửtu tại gia có hai phái : Nam và nữ. Người nữ hay nữ giới Phậttử gọi là cận-sự-nữ, tức là người đàn bà thân cận vớiPhật Pháp. Nói một cách khác là tín-nữ hay Ưu-bà-di.

Ưu-bà-di tiếngPhạn là Upasika có nghĩa là người nữ gần gũi để thực hành vàhộ trì Phật giáo. Nhưng trong trường hợp chỉ mới tin hoặc có cảmtình với Phật giáo mà chưa quy y Tam-Bảo, người đó chưa gọiđược là Ưu-bà-di. Như vậy, Ưu-bà-di chính là người biết ápdụng Phật giáo vào đời sống hằng ngày từ hành động, lời nóivà ý nghĩ đều thấm nhuần tính chất từ bi của đạo Phật.Ưu-bà-di còn có nghĩa là người nữ ưu tú trong hàng ngũ Phậttử, vì họ đã dày công với đạo như góp phần vào việc tu tạochùa chiền, phát tâm làm việc tu phước, cũng như tham gia vào cáchội từ thiện khác, giúp đỡ kẻ nghèo và ra tay làm việc nghĩađể an ủi tha nhân, không từ nan bất cứ một công việc Phật sựnào, miễn có lợi cho người khác thì sẵn sàng xả thân thựchiện ngay.

Riêng đối vớigiới luật, người Phật tử Ưu-bà-di cũng chỉ giữ năm giới cănbản của người tín đồ tại gia như nam giới, tức Ưu-bà-tắc màthôi. Tuy nhiên, về tuổi tác, những em bé nữ Phật tử chưa gọiđược là Ưu-bà-di, vì ở vào lớp tuổi còn nhỏ, các em chưa làmđược việc gì lợi ích thiết thực cho đạo và đời.

Người Phật tửƯu-bà-di còn biết phát nguyện tụng kinh, ăn chay, niệm Phật để thểhiện được tâm từ bi. Có nhiều trường hợp và tùy theo hoàncảnh mà phát tâm tu niệm, nếu gia đình thuận tiện, người nữPhật tử nên dành nhiều thì giờ vào việc tụng kinh, niệm Phật. Vìmỗi tâm niệm thiện của chúng ta có thể đem lại lợi ích cho mọingười chung quanh và có khi còn cứu sống được cả các giống sinhvật khác nữa.

Người nữ vìnặng nghiệp hơn người nam, nên ở trong đời phải chịu nhiều điềukhổ cực hơn, ngay trong gia đình là một ví dụ dễ hiểu hơn cả.

Người nữ Phậttử đã quy y nên cố gắng thực hành Phật giáo và cũng để xứngđáng là Phật tử chân chánh.

6.-Ưu Bà Tắc Là Gì Và Chỉ Cho Ai ?

Trong giới luậtcủa Phật giáo có chia làm hai phần : Giới luật của người xuất giavà giới luật của người Phật tử tại gia.

Kinh Ưu-bà-tắcgiới còn phân biệt : Người nữ Phật tử đã thọ 5 giới và quyy Tam-Bảo gọi là Ưu-bà-di, còn người nam gọi là Ưu-bà-tắc.Ưu-bà-tắc là người Phật tử phái nam hay còn gọi làthiện-nam-tử, tức chỉ cho người trai lành gần gũi Phật Pháp đểtu học theo các pháp lành. Cũng theo kinh Ưu-bà-tắc giới thì ngườitu tại gia còn chia ra làm ba hạng, tùy theo cách giữ giới ít haynhiều mà thành như :

- Thiểu phầnƯu-bà-tắc, để chỉ cho người nam Phật tử nào chỉ có khả nănglãnh thọ và thực hành 1 hay 2 trong 5 giới.

- Đa phầnƯu-bà-tắc là những người giữ từ ba giới trở lên.

- Toàn phầnƯu-bà-tắc : Người vâng giữ được trọn vẹn cả 5 giới.

Tùy theo lờiphát nguyện lúc quy y để giữ giới, theo đó mà người thực hànhPhật giáo được phân chia ra như trên. Nếu một Phật tử biết lễlạy cúng Phật, và thường hay đi chùa, nhưng chưa quy y thì chưa gọiđược là Ưu-bà-tắc hay Ưu-bà-di. Chữ Ưu-bà-tắc lấy từ tiếngPhạn ra là Upasak, để chỉ cho người phái nam có sức khỏe, gọngàng, gánh vác được công việc Phật Pháp.

Người Phật tửtại gia biết giự gìn giới luật không những có lợi cho mình màcòn tăng phần hữu ích cho mọi người chung quanh nữa.

7.-Sa Di Có Mấy Hạng Và Điều Kiện Ra Sao ?

Bước đầu tiêncủa người xuất gia là làm Sa-di hay gọi theo danh từ thông thườngtức chú tiểu hoặc điệu. Thật ra, điệu hay chú tiểu để chỉ chocác em bé mới xuất gia đầu còn để chỏm tóc ở phía trước ;còn Sa-di phải tiến xa hơn lên một bậc.

Sa-di dịch là"tức từ" nghĩa là ngưng ác làm lành hay "cần sách"là siêng năng tinh tiến hoặc còn một nghĩa nữa là "cầutịch" tức tìm tới đời sống an tịnh. Tuổi thích hợp cho Sa-dilà từ 14 đến 19 tuổi. Những vị lớn tuổi mới xuất gia cũng phảitrải qua thời kỳ làm Sa-di.

Sa-di có 4 nghĩa:

- Sa-di đuổi quạ(khu-ô Sa-di) : Các em bé dưới 14 tuổi tập sự sống theo quy tắc củachùa và tuổi còn quá nhỏ nên chưa làm được việc gì khác ngoàiđuổi quạ để chúng đừng làm náo động các khu vực chư tăngđang tọa thiền.

- Sa-di danh-tự(danh-tự Sa-di) : Những người đã quá 20 tuổi mà không có đủđiều kiện thọ giới Tỳ-kheo.

- Sa-di hình-đồng: Người có tướng mạo và cốt các trông giống như Sa-di, nhưngkhông đủ tư cách thọ lãnh giới pháp như bị căn tật, cơ thểkhông tròn đủ v.v...

- Sa-di hợp-pháp(ứng-pháp Sa-di) : Người tuổi từ 14 đến 19 và tỏ ra cố gắng trongviệc tu học và có tác phong đạo đức.

Sa-di chưa phảilãnh một công việc nào nặng nhọc trong chùa cả, ngoài việc tu họcvà công phu bái sám ra, chỉ cần tập theo lối tham thiền của các vịĐại-Đức Tỳ-kheo lớn tuổi. Về sinh hoạt, Sa-di phải đảm đươngviệc cơm nước, bếp núc, chợ búa, củi than ... (nếu chùa không cóngười giúp việc) và hầu thầy để giúp đỡ các vị Tỳ-kheo đangbận tâm vào việc tọa thiền hay nghiên cứu. Sa-di chỉ cần giữ 10giới luật, trong khi vị Tỳ-kheo phải thọ 250 giới. Sa-di phải chứngtỏ khả năng đầy đủ mới theo giới Tỳ-kheo được. Tuổi sớmnhất và hợp lý để thọ giới Tỳ-kheo là 20 tuổi, có những chútiểu ở chùa từ nhỏ và có khả năng nhưng tuổi còn nhỏ, cũngkhông được phép thọ giới Tỳ-kheo.

Sa-di là thờikỳ dễ thực hành và đẹp nhất trong đời tu học của một ngườixuất gia học Phật.

8.-10 Giới Của Sa Di Có Hình Tướng Ra Sao ?

Giới luật củaSa-di có 10 điều và chính những phần căn bản nầy làm thềm thangtiến lên giới Tỳ-kheo trong tương lai. Mười giới Sa-di là :

1- Không sátsanh

2- Không trộmcắp

3- Không dâmdục

4- Không nóidối, thêu dệt, lưỡi hai chiều và không chưởi mắng.

5- Không uốngrượu

6- Không đượcdùng nước hoa và những cách trang điểm lòe loẹt khác

7- Không đượcnằm giường nệm cao sang, vì sự đắm tâm ưa thích

8- Không đượckhiêu vũ, hát xướng

9- Không đượcxử dụng vàng bạc phi pháp

10- Không đượcăn ngoài giờ ăn (ăn uống không độ lượng sái giờ giấc)

Về giới thứ 5có thể không phạm, trong trường hợp bịnh nặng, y sĩ bảo cần phảidùng rượu hòa với thuốc để trị lành bệnh thì được tạm dùng,nhưng trước khi uống rượu phải thưa hỏi và cho chư Tăng biết rồimới được dùng.

Giới không ănphi thời thứ 10, có nghĩa là ngoài bửa ăn chính thức ra, khôngđược phép ăn lặt vặt. Chư Tăng ăn đúng giờ ngọ buổi trưa,còn bửa ăn chiều chỉ phụ thôi, vì buổi tối là giờ ăn củaloài ngạ quỉ, buổi sáng giờ ăn của các cõi trời ; chánh ngọ :Giờ ăn của chư Phật. Người tu học Phật, ngoài giờ ăn chính racần phải giữ cho hoàn toàn được thanh tịnh. Loài quỷ đói một khinghe tiếng khua động chén bát bèn nổi lên lòng thèm khát muốn ănkhông tốt, do đó người giữ giới phải nghiêm chỉnh không cho tráiphạm điều nầy.

10 giới Sa-di làbậc thang đầu tiên bước lên giới Tỳ-kheo. Sa-di không thực hànhđúng và đầy đủ phần giới tướng thì khó có thể tiến xa lênđược trên đường tu tập để hoàn thiện tác phong đạo đức củangười tăng sĩ xuất gia. Người nữ thọ 10 giới trên gọi làSa-di-ni.

Giới luật cótinh chuyên thì trí tuệ, đạo nghiệp mới phát triển được. Người tu hành không thể nào lơ là trong khi giữ giới luật.

9.-Thức Xoa Ma Na Là Gì, Và Cách Phân Biệt Ra Sao ?

Những ngườinữ tu sĩ Phật giáo khi đến tuổi 18 dù đã thọ giới Sa- di-ni haychưa cũng phải thọ giới Thức-xoa-ma-na trong 2 năm trước khi đượcthọ giới Tỳ-kheo-ni.

GiớiThức-xoa-ma-na là những giới điều cơ bản chuẩn bị cho giớiTỳ-kheo-ni và gồm có 6 giới khinh, trọng như sau :

1- Không dâmdục

2- Không trộmcướp

3- Không sátsanh

4- Không nóidối

5- Không uốngrượu

6- Không ănngoài giờ ăn (giờ ăn chính thức của người tu sĩ vào đúnggiờ ngọ buổi trưa, ngoài ra không nên ăn uống một cách tạpnhạp).

Sáu giớiThức-xoa-ma-na đều có trong 10 giới của Sa-di-ni, tại sao có sựtrùng lặp giới luật như thế ? Theo Luật-tông, đây không phải đãbỏ bớt 4 giới để chỉ còn 6 giới cho nhẹ bớt phần hành trì màtrong thời gian thọ giới Thức-xoa-ma-na, Sa-di-ni tập giữ giới luậtcủa Tỳ-kheo-ni. Sự giữ giới Thức-xoa-ma-na kéo dài trong thời gian2 năm. Nhưng ai chưa thọ giới Sa-di-ni mà đã đến tuổi 18 cũng cóquyền xin thọ giới Thức-xoa-ma-na và sau thời gian hành trì đủ 2năm cũng đủ tư cách để thọ giới Tỳ-kheo-ni vậy. Ngoài ra, nhữngthiếu phụ trước kia đã lập gia đình hay sống độc thân (đã lyhôn hay chồng chết), nếu muốn thọ giới Thức-xoa-ma-na phải đợi 10năm sau ngày ly hôn hay ngày chồng chết mới thọ được giới phápcủa người nữ tu. (*)

Nữ giới cóphần nghiệp chướng nặng nề hơn, cho nên người nào tìm tới ánhsáng của đạo và ly khai gia đình để học hạnh của người xuất gialà đã làm một cuộc cách mạng lớn trong đời sống. Người đànbà đầu tiên xuất gia thọ Sa-di giới trong Phật giáo khi đức Phậtcòn tại thế là bà Da-Du-Đà-La.

(*)Theo Việt-Nam Phật-Giáo Sử Luận của Nguyễn-Lang, nhà xuất bản LáBối in tại Paris năm 1978.

10.-Tỳ Kheo Là Tiếng Dùng Để Chỉ Cho Ai ?

Người tăng sĩxuất gia tu theo Phật giáo đã thọ đủ 250 giới (giới cụ túc) chiara hai giới là Tỳ-kheo-tăng và Tỳ-kheo-ni.

Tỳ-kheo có nghĩalà khất sĩ. Khất là cầu xin, sĩ là người : Như vậy thầy Tỳ-kheocầu xin những gì ? Thầy Tỳ-kheo về mặt nội tâm lo tu đức thanhnhã, còn mặt ngoài xa lìa những nhận lãnh và hưởng thọ vậtchất một cách quá đáng, ngược lại phải làm việc lành lợi íchcho mọi người, mọi vật cốt để giúp mình thành tựu được đạonghiệp và giữ tròn hạnh nguyện của người xuất gia. Khất còn cónghĩa là trừ đói khát, tức có ý nói người xuất gia giữ tròngiới hạnh làm ruộng phước mà nơi đó có thể sanh ra vật lànhđể người đời đặt trọn tin tưởng vào nơi thầy Tỳ-kheo quy y vàcúng dường mong gieo trồng phước đức. Ví dụ : ruộng có bón phântạo cho đất mầu mới sanh ra được lúa tốt nhờ đó trừ đượcnạn đói thiếu cho người gieo mạ, cấy lúa.

Tỳ-kheo có 8hạng như dưới đây :

1- Danh-tựTỳ-kheo (hình tướng giống vị Tỳ-kheo nhưng không thọ 250 giới)

2- Tương-tợTỳ-kheo

3- Tự-xưngTỳ-kheo : Mạo danh nghĩa cốt để người đời cung kính.

4- Thiện-laiTỳ-kheo : Người tốt gần gủi Phật Pháp giữ giới tu hành.

5- Khất-cầuTỳ-kheo : Trên cầu Phật Pháp, dưới xin cơm ăn để làm việcđạo.

6- Cát-tuyệt-yTỳ-kheo : Dứt đường tình ái, phát túc siêu phương, khác ngườiđời.

7- Phá-kiết-sửTỳ-kheo : Đoạn diệt phiền não, nghiệp chướng ràng buộc.

8-Thọ-đại-giới bạch 4 lần Yết-ma như pháp thành tựu đắc xứ sởTỳ-kheo.

Như trên, cho có5 hạng Tỳ-kheo đúng nghĩa theo như hạnh nguyện người tăng sĩ, cònhạng 1, 2, 3 là những trường hợp không được giới luật thừanhận và họ là phần tử giả trang thiền tướng để cầu đượctiếng khen.

Tỳ-kheo đúngnghĩa là Bhikhu, chỉ cho người hành trì và truyền bá giáo phápnhiệu mầu của chư Phật, chư Tổ cho chúng sanh được thấm nhuầnlợi lạc. Thầy Tỳ-kheo khi thọ giới cụ túc thường thọ luôngiới Bồ-Tát. Vì giới Tỳ-kheo rất nghiêm khắc nên người giữgiới không thể ra tay cứu độ người bị nạn khác phái trong lúckhẩn cấp. Trong khi đó, giới Bồ-Tát khai mở cho để người thọtrì có thể rộng đường thực hành Bồ-Tát hạnh một cách trọnvẹn và cởi mở mà không sợ phạm giới.

Thầy Tỳ-kheovừa làm hạnh Bồ-Tát như thế là tự bảo toàn được thanh đứccho mình và làm lợi cho người.

Phụ : Vị Tỳ-kheocó 4 chỗ nương tựa tu hành :

- Nương tựa vào3 pháp y

- Nương tựa vàochiếc bình bát

- Nương tựa tựviện hay gốc cây

- Nương tựatăng đoàn hay tăng thân

Và theo bốn phépxử sự như sau :

- Bị ngườiđánh không đánh lại

- Bị mắng khôngmắng lại

- Bị sỉ nhụckhông sỉ nhục lại

- Bị giết khônggiết lại.

11.-Tỳ Kheo Ni Có Những Điều Cấm Giới Nào ?

Khác với tăngsĩ ở cách thọ giới và hình thức của giới Tỳ-kheo-ni cũng nhiềuhơn.

Trước khi muốnthọ giới Tỳ-kheo-ni, Ni chúng phải thọ giới Thức-xoa- ma-na trướcđó 2 năm mới hợp cách.

Về phần giớitướng của Tỳ-kheo-ni cũng có phần khác biệt với bên tăng. Nhưnhững giới trọng của thầy Tỳ-kheo là không sát sanh, trộm đạo,không dâm dục ... còn giới trọng của Tỳ-kheo-ni là không dâm dục,không trộm cắp, không sát sanh ... Về lượng số, giới củaTỳ-kheo-ni gồm 348 giới, trong khi đó Tỳ-kheo chỉ giữ 250 giới.

Ngoài ra, khi đãcầu thầy bên Ni chúng truyền Tỳ-kheo-ni giới cho rồi, Giới-Tử nộitrong ngày ấy, chớ không được để qua đêm, phải đến nhờ Tăngtruyền trao giới tướng cho mới gọi được là thọ giới Tỳ-kheo-niđúng pháp.

Khi xin thọ giớitướng với Tỳ-kheo-tăng, Giới-tử phải báo trước cho bên Tăngbiết. Thầy truyền Tỳ-kheo-ni giới phải báo cho Giới-tử lễ lạysám hối trước một tháng hoặc 2 tuần để cho 3 nghiệp thân, miệng,ý được thanh tịnh.

Những thiếu phụlớn tuổi mới xuất gia, dù đã quá tuổi qui định cho việc thọgiới (20 tuổi), Tỳ-kheo-ni cũng vẫn phải theo tập sự từ bướcđầu trong việc tu hành. Sau đó một thời gian chịu sự huấn luyệnở trong tự viện, người ấy đủ lý giải được Phật Pháp, thầyBổn-Sư mới cho thọ giới.

Ni-cô đã thọgiới Tỳ-kheo-ni một thời gian có đủ tư cách mở giới đàntruyền giới, thu nhận đệ tử và phát triển đạo theo khảnăng.

12.-Bố Tát Và Bồ Tát Khác Hay Giống Nhau ?

Bố-Tát là tậphọp tăng chúng lại một nơi như điện Phật hay giảng đường đểđọc tụng giới luật mỗi tháng hai lần vào ngày rằm và mồng mộtvà chỉ ra những điều lầm lỗi để sửa đổi.

Bố-Tát theo địnhnghĩa như trên, ta không nên lầm lẫn với Bồ-Tát được. Bồ-Tátlà quả vị tu chứng của hàng Đại-thừa, là những bậc căn tríthông đạt không còn câu chấp vào sự tướng.

Nơi nào chưTăng, Ni cùng nhau lo tu học, thường lệ mỗi tháng sau khi sám hốixong, vào ngày hôm sau, tất cả tăng chúng nhóm họp lại và đềcử người đọc lại giới luật Phật dạy.

Việc sám hốivào tối 14 và tối 30 hay 29 (nếu tháng thiếu) thì lễ Bố-Tát vàosáng ngày mùng một và ngày rằm. Khi làm lễ Bố-Tát, các thầyTỳ-kheo đọc từng giới Tỳ-kheo. Trong khi đó, Sa-di chỉ được phépnghe tụng 10 giới và 24 oai nghi của Sa-di mà thôi. Sa-di không đượcphép nghe các thầy Tỳ-kheo tụng giới, cũng như các chú tiểu khôngđược dự vào lễ Bố-Tát của các thầy Sa-di.

Khi vào chánhđiện lễ Phật xong, thầy Yết-Ma đọc phần giới tướng căn bản choSa-di. Sau đó, chúng Sa-di phải lui ra khỏi chánh điện để về lạihậu Tổ tụng lại một lần nữa giới của Sa-di. Trong khi đó, cácthầy Tỳ-kheo tự kiểm và chỉ lỗi cho nhau, nếu được thầy Tỳ-kheokhác thấy lỗi lầm bèn chỉ cho người phạm lỗi phát nguyện sámhối trước ngôi Tam-Bảo.

Lễ Bố-Tát làmột hình thức hết sức dân chủ và có ý nghĩa rất sâu xa, nhưngkhông rõ do ai sáng kiến sắp đặt ra lễ nầy. Có lẽ sau khi đứcPhật nhập diệt, các hàng đệ tử của Ngài muốn duy trì giới luậttrong việc tu hành nên nghĩ ra cách tụng giới nầy. Mặt khác, các vịTổ sư như ngài Quy-Sơn (người làm ra Văn Cảnh-Sách gồm 24 thiên oainghi cho thầy Sa-di trong mỗi động tác như việc đi, đứng, nằm, ngồiphải giữ cho đúng phép của người xuất gia). Tổ Bách-Trượng(Trung-Hoa) đặt ra quy tắc bất tác, bất thực (không làm việc thìkhông ăn uống) để duy trì quy luật Thiền môn cho được chặc chẽ,hẳn là những nhà luật sư mô phạm trong Phật giáo !

Tóm lại,Bố-Tát chỉ thành tựu được khi có từ 4 vị Tăng trở lên mớiđủ tư cách của một đoàn thể tăng hòa hợp.

13.-Nngười Phật Tử Tại Gia Đã Có Pháp Danh, Khi Xuất Gia Thọ GiớiCó Cần Thay Đổi Gì Không ?

Người Phật tửđã thọ 5 giới và quy y Tam-Bảo đều có pháp danh. Một trong nhữngnghi vấn cần được giải đáp là khi đã có pháp danh rồi mớivào chùa tu, lúc thọ giới xuất gia có cần lấy thêm pháp danh nữakhông ?

Có hai trườnghợp như sau :

- Người xuất giachọn cùng một thầy với lúc chưa đi tu, thì pháp danh có thể giữnguyên như trước.

- Lúc xuất giavà khi còn tại gia có hai thầy khác nhau, trong trường hợp nầy phápdanh phải thay đổi. Vì người xuất gia chỉ lấy pháp danh sau khi đãthọ giới Sa-di. Chữ đầu của pháp danh được dùng chung cho cảPhật tử tại gia và xuất gia, căn cứ theo bài kệ truyền pháp củaTổ lưu truyền lại.

Ví dụ : Dòng kệpháp Lâm-Tế do ngài Minh-Hải truyền như sau :

Minh thiệt pháptoàn chương,

Ấn chơn như thiđồng,

Chúc thánh thọthiên cữu,

Kỳ quốc tô địatrường ...

Thầy Bổn-Sư cópháp danh là Minh-Tánh thì cho pháp danh xuống đệ tử là Thiệt Diệu,Thiệt Hòa ... Thầy mang pháp danh là Đồng Chơn, người đệ tử phảicó pháp danh mang chữ Chúc như Chúc Hải, Chúc Quang.

Pháp danh, vì thếphải chọn đúng dòng kệ truyền pháp, cũng như ở đời phải cótên do cha mẹ đặt từ lúc còn nhỏ. Nhưng cái tên đạo rất quantrọng, vì nó đánh dấu giai đoạn mới trong đời sống tinh thần. Kểtừ lúc cạo tóc xuất gia, cái tên do cha mẹ đặt ít khi đượcdùng tới nữa.

Pháp danh ghi dấumột gian đoạn như một kỷ niệm trong đời tu học lúc còn sơ cơ, chonên có người giữ nó như một bảo vật trong đời sống tại tựviện.

14 Tự Tứ Là Gì ?

Sau ba thángKiết-hạ An-cư (từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy) của chư Tăngđã mãn, trong lễ mãn hạ nầy gọi là lễ Tự-tứ, tức lễ nhậntội và chỉ lỗi cho nhau khi hai vị Tăng đối diện làm lễ, vào ngàyrằm tháng 7 âm lịch.

Tự-tứ cónghĩa là thỉnh cầu một vị Tăng khác chỉ cho mình biết những khuyếtđiểm đã lỡ trái phạm trong việc giữ gìn giới luật suốt trongthời gian ba tháng Kiết-hạ để mình biết lỗi mà sám hối. Trong lễTự-tứ, chư Tăng theo như pháp Yết-Ma, đề cử ra 2 vị gọi là nhậnlãnh Tự-tứ (thọ Tự-tứ). Hai vị nầy ra trước chánh điện vàchư Tăng để lạy nhau rồi quỳ xuống đối diện nhau, một vị làmphép Tự-tứ trước bằng cách nói với người kia :

Bạch Đại-Đức,hôm nay là ngày chư Tăng Tự-tứ, tôi là Tỳ-kheo ... cũng xinTự-tứ với Đại-Đức, nếu Đại-Đức thấy hoặc nghe hay nghi tôicó những khuyết điểm lỗi lầm nào về giới luật thì xin thươngxót chỉ bảo cho tôi. Nếu tôi nhận được lỗi lầm, tôi sẽ theođúng như pháp mà sám hối (đọc ba lần).

Nếu thấy vị kiakhông có khuyết điểm nào, vị Tăng đóng vai Tự-tứ đối diệnđáp :

Rất tốt(thiện).

Vị Tăng tự tứliền đáp :

Cám ơnĐại-Đức (nhĩ).

Và lạy xuốngmột lạy.

Lạy xong thì quỳlên để đóng vai nhận lãnh Tự-tứ cho vị kia làm lễ Tự-tứ. Khihai người đã Tự-tứ xong, đại chúng chia ra làm hai toán. Mỗi vịnhận lãnh Tự-tứ đi về phía một toán, các vị Tăng trong toán bắtđầu thay phiên nhau tới quỳ trước vị nhận lãnh Tự-tứ. Vị nầythấy vị kia tới quỳ trước mình cũng tự quỳ xuống để Tự-tứ.Tất cả chư Tăng trong chánh điện đều làm y như vậy cho đến khimọi người trong đại chúng đều Tự-tứ xong.

Phép Tự-tứđể chư Tăng chỉ lỗi cho nhau thấy và tự nhận lỗi lầm để sửađổi hầu tấn tu đạo hạnh là một hình thức rất công bằng vàdân chủ. Chư Tăng đã cùng nhau tu học trong cùng một hoàn cảnh vàcùng thọ nhận pháp kính nhường trong tinh thần hòa hợp.

Lễ Tự-tứđược tổ chức sau 3 tháng tu tập, cũng có nghĩa là mỗi ngườiđã để tâm thanh tịnh và muốn tu sửa những hành vi bất thiện nhỏmà chính mình không tự hay biết nên cần người khác chỉ lỗi chođể tu niệm.

15.-Nói Rõ Về Ý Nghĩa Của Kiết Hạ An Cư

Kiết-hạ An-cưlà mùa chư Tăng an định ở một nơi để chuyên tâm vào việc tuhọc, nhất là việc giữ gìn giới luật cho chu đáo trong phạm vi đãqui định.

Mùa An-cư mỗinăm có 3 tháng, tính từ rằm tháng 4 âm lịch cho đến rằm tháng 7.Trong khoảng thời gian đó, các Đại-Đức, Tỳ-kheo tập hợp lạiđể thực hành pháp Yết-Ma kiết giới, tức là qui định ranh giớicho việt cư trú trong suốt mùa An-cư. Lấy ngôi chùa làm trung tâm vàđánh dấu các góc Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc để giớihạn sự đi lại của chư Tăng trong bốn nơi đã làm phép kiết giớiấy. Khi Yết-Ma kiết giới đã được thực hiện, không một vị Tăngnào có quyền đi ra khỏi ranh giới ấy nữa. Tuy nhiên, trong trườnghợp bất khả kháng, vị Tăng có thể chỉ được phép ra khỏi phạmvi đã ấn định, nếu có làm phép Yết-Ma giải giới trong vòng 24tiếng đồng hồ hay 48 tiếng tùy theo công việc giải quyết mau hoặcchậm của vị ấy.

Đến hết mùaAn-cư Kiết-hạ, chư Tăng một lần nữa thực hiện phép Yết-Ma giảigiới và làm lễ đối đầu tỏ bày lỗi lầm của nhau trong thời gianba tháng vừa qua. Lễ nầy gọi là lễ Tự-tứ vậy.

Tại sao chư Tăngphải làm lễ Kiết-hạ An-cư ?

Khi đức Phậtcòn tại thế, Ngài cùng với các thầy Tỳ-kheo đi khất thực vàbố giáo trong khắp xứ Ấn-Độ cũng như các vùng phụ cận, nhưngvào giữa tháng tư cho tới giữa tháng bảy là mùa mưa, đồngthời cũng là mùa sanh nở của các loài côn trùng. Để tránh sựdẫm đạp lên sanh mạng của những sinh vật nhỏ ấy, vì lòng từ bi,Phật chế ra phép Kiết-hạ An-cư để sách tấn chư Tăng cùng nhau tuhọc các pháp lành, hồi hướng các công đức lành ấy về chokhắp pháp giới chúng sanh cùng được lợi nhuần ơn đức.

Việc Kiết-hạAn-cư là phương pháp tu kiến hiệu nhất, một thầy Tỳ-kheo đã thọ250 giới, nếu chưa theo các khóa tu tập ngắn hạn nầy mỗi năm thìchưa đủ tư cách của người xuất gia vậy.

16.- Pháp Lục Hòa Và Những Ai Thực Hành ?

Lục-hòa là 6phương thức sống hòa kính của người tăng sĩ ở trong cùng mộttự viện hay ở tại các chùa và bất cứ nơi nào có đoàn thểxuất gia cùng ở chung nhau tu học.

Sáu pháp hòakính như sau :

- Thân hòa đồngtrụ : Cùng trong một hoàn cảnh và giống nhau ở trong một môitrường sinh hoạt, chư Tăng sống hòa mình với nhau để nhắc nhởnhau tu học.

- Giới hòađồng tu : Trong phạm vi của một tự viện, chư Tăng cùng giữ mộtsố giới luật giống nhau. Ngoài ra, còn có bản nội quy riêng củatự viện để việc chấp hành giới luật được đúng đắn, nhờđó nhắc nhủ nhau tu tập để cố tránh điều lầm lỗi.

- Khẩu hòa vôtránh : Cùng hợp lực và xa lánh việc dùng lời lẽ thiếu nhãnhặn cố gây ra sự bất hòa để tránh sự xung đột và giữđược niềm hòa khí với nhau.

- Kiến hòa đồnggiải : Những ý kiến bất đồng, những sự hiểu lầm tai hại phảiđược đem ra mổ xẻ và phải trao đổi sự hiểu biết, cùng chia xẻnhững kiến thức và quan niệm của nhau trong một thái độ thật cởimở và khiêm tốn.

- Ý hòa đồngduyệt : Cùng nhau kết hợp mọi ý kiến dị đồng để tạo nên sựhòa hợp vui vẽ trong đại chúng, hầu giữ được một nếp sốngđạo hạnh trong sạch và một lòng tin yêu lẫn nhau.

- Lợi hòa đồngquân : Mọi điều kiện vật chất đều phải có sự phân chia đồngđều, vì tất cả của cải vật chất đều được xem như của chung chomọi người.

Trong tinh thầntự giác ấy, người tăng sĩ phát tâm xuất gia là đã phát nguyệntừ bỏ tất cả của cải vật chất ở đời, kể cả vợ đẹp conngoan, để hòa mình vào nếp sống đại chúng. Theo tinh thần đó, sáuphép hòa kính chỉ là trợ duyên cho việc tu tập mà thôi. Nếu ýthức được như thế, người tăng sĩ rất dễ dàng học hỏi vàtiến xa hơn trong mọi trường hợp và hoàn cảnh.

Từ hai vị tăngtrở lên sống chung nhau mà biết áp dụng đúng theo sáu pháp hòakính trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau nầy thì đoàn thể xuất giatrở nên có uy tín và gây được ảnh hưởng tốt.

17.- Bất Tác Bất Thực Là Nghĩa Thế Nào ?

Câu "bấttác bất thực" đã trở thành Thiền-ngữ lưu hành trong Phậtgiáo, nhất là Phật giáo phái Thiền-tông.

Bất tác bấtthực nghĩa là không làm thì không ăn hay là nhứt nhựt bất tácbất thực, tức là một ngày không làm việc thì không có sanh lợinên không chi tiêu, được áp dụng đúng theo tiêu chuẩn kinh tế vàlợi tức, theo như tinh thần tự lực cánh sinh vậy.

Thiền-sưBách-Trượng (749-814) thuộc phái Thiền Lâm-Tế Trung-Quốc, khởixướng ra câu tiêu ngữ trên đã được Thiền-sư Vô-Ngôn-Thôngđem áp dụng tại Việt-Nam vào đầu thế kỷ thứ 9. Sau đó lại cóthêm danh từ "chấp lao phục dịch" (làm việc phục vụ theosức lực) cũng xuất hiện trong giới Thiền-môn. Tinh thần làm việclao động như trồng cây, cuốc đất, tưới hoa, làm vườn ... vừa tutập vừa tìm ra thêm được món lợi cho chùa để góp phần vàoviệc chi phí hàng ngày. Sự xen lẫn việc công tác vào công phu tuThiền tạo cho thiền sinh có một tinh thần khai phóng, cũng như tạosự lành mạnh cho cơ thể và đạt sự hiệu quả trong việc tu tập,ngoài ra, còn bảo đảm được một phần nào về đời sống kinh tếcho tự viện.

Như vậy, ngượcdòng lịch sử hơn 1000 năm về trước, không riêng gì xã hộiTrung-Quốc mà ngay như hoàn cảnh nghèo nàn của Việt-Nam, lại cònkhông phải ở ngoài đời sống thế tục mà ngay trong giới thiềnmôn đã biết tận dụng triệt để tinh thần tự lập đúng theo"cung cầu" của luật kinh tế và tạo được thế quân bìnhgiữa vật chất với tinh thần song song nhau để phát triển và tồntại. Những Thiền-sư là người nghĩ và làm đúng theo tinh thầnđó, nên câu nói trên đã được lưu lại qua nhiều thế hệ chotới ngày nay.

Mỗi một thiềnsinh trong bước đầu tu tập thiền định là một nhà khám phá vàchinh phục. Khám phá những điều mới lạ nơi tâm thức và chinhphục những phiền não tự thân tâm. Vì thế, ngoài giờ tu thiền ra,thiền sinh còn phải phân phiên làm một số những công tác khácđể cho cơ thể hoạt động có sự đồng đều, và đồng thời cũngđể cho hành giả tìm thấy sự thoải mái tâm hồn trong lúc làmviệc.

Công tác vàthiền định là hai việc song hành giúp cho người tu chóng đạtđược mục đích của việc tu tập và cũng để nhiếp tâm trong chánhniệm, không nghĩ ngợi buông lung.

18.- Tam Sư Thất Chứng Là Gì ?

Hội đồng truyềngiới Tỳ-kheo phải có ít nhất là 10 vị trưởng lão gọi làThập-sư. Trong số đó, 3 vị quan trọng nhất là Hòa-Thượng, Yết-Mavà Giáo-Thọ, còn 7 vị kia thuộc hàng Tôn-chứng nên gọi là thấtchứng.

Giáo-Thọ là vịThượng-Tọa chỉ dẫn và trao truyền giới pháp cho người xin thọgiới. Trong trường hợp số người thọ giới đông thì phải cầnhai vị Giáo-Thọ. Các vị Giáo-Thọ dạy cho giới tử tất cả nhữngđiều cần biết, cần hiểu, cần làm và cần nói trong lễ thọ giới.Còn 7 vị Tôn-chứng là những người được mời chứng minh choviệc truyền giới và có phận sự quyết định sự thành tựu củaviệc làm phép Yết-Ma. Địa điểm và lễ truyền giới được gọilà Giới-đàn hay Đàn-tràng. Giới-tử khi đi làm lễ cầu thỉnhHòa-Thượng, Yết-Ma, Giáo-Thọ và Tôn-chứng phải được hướngdẫn bởi một số tăng sĩ gọi là các thầy dẫn thỉnh. Các vị dẫnthỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn và giới thiệu người thọ giớivới các vị được thỉnh cầu vào Hội-đồng truyền giới tức làTam sư Thất chứng.

Các Giới-tửcó thành tựu được đạo nghiệp hay không một phần quyết định quantrọng đều do nơi Giới-đàn truyền Tỳ-kheo-giới và nó cũng còntùy thuộc vào các bậc thầy chứng minh nữa. Như vậy, cuộc đời tuhành và huệ mạng của Giới-tử đều do từ đạo hạnh của các vịtôn chứng mà thành tựu được công đức tu hành vậy.

Do đó, trướckhi tổ chức thọ giới Tỳ-kheo, ban điều hành cuộc lễ phải cânnhắc cẩn thận và mời những vị thiền đức xứng đáng có tácphong đạo đức gương mẫu mới đưa lại cho lễ truyền giới đượctrang nghiêm, thanh tịnh và nhờ đó mới có thể thu đạt được kếtquả viên mãn. Trong những Giới-đàn tổ chức thu hẹp không cóđủ 10 vị cao đức tăng chứng minh, nhưng tối thiểu phải có 4 vịđể được gọi là chúng.

Tóm lại, cácbậc tu hành cao đức đáng được tôn kính, quy thuận ở trongHội-đồng truyền giới là những bông hoa tỏa ngát hương thơm đếnhàng Giới-tử, nếu trái lại như thế, lễ truyền giới sẽ khôngđược nhiều lợi lạc.

19.- Phép Yết Ma Là Gì ? Và Ở Đâu Làm Phép Yết Ma ?

Trong tự viện,nơi chúng tăng ở tu học, mỗi tháng hai lần tập họp nhau lại đểthuyết giới, nghĩa là ôn nhắc lại những giới luật và kiểmđiểm ưu khuyết của việc hành trì giới cấm trong nữa thángtrước.

Những hànhđộng phát lồ ăn năn như tự thú tội, sám hối hay bị xử trịcũng như các lễ thọ giới, lễ kiết-hạ an-cư đều được thựchiện trong nguyên tắc pháp Yết-ma. Yết-ma là "tác pháp biệnsự" để chỉ cho tính cách hợp pháp của những giải quyết căncứ theo một nghi thức tuyên cáo đọc và quyết nghị trong tăngchúng. Bất cứ một quyết định hay một hành động nào liên hệđến đời sống giới luật của chư tăng đều phải do sự thựchành phép Yết-ma mới hợp pháp. Muốn thực hiện phép Yết-ma, phảihội đủ hai điều kiện :

1/. Số ngườitối thiểu phải đủ. Ví dụ, việc xử tội một tăng sĩ, hội đồngnhóm họp ít nhất phải có 20 vị đã thọ giới Tỳ-kheo. Trườnghợp tối thiểu phải đủ 4 vị Tỳ-kheo chứng kiến thì việc xử phạtmới thành. Khi làm lễ tác bạch theo phép Yết-ma như sau :

Thầy Yết-ma : Xinchư Đại-Đức nghe đây : Các vị có tên .... xin thọ giới cụ túcvới ngài .... làm trách vụ Hòa-Thượng. Lời tác bạch như thếcó đúng pháp không ? Các thầy tôn chứng chấp tay trả lời :Đúng pháp.

2/. Quyết nghịphải được thực hiện trong sự hòa hợp hoàn toàn. Nếu thiếusự hòa hợp tức là còn có ý kiến chống đối thì phép Yết-makhông có hiệu lực. Người có trách vụ tuyên cáo Yết-ma gọi làthầy Yết-ma do chư Tăng đề cử hoặc thỉnh mời. Như trong trườnghợp thọ giới Tỳ-kheo, thầy Yết-ma được các Giới-tử (ngườisắp thọ giới) cung thỉnh vào vai trò nầy. Các vị Tăng thọ giớiphải tới trước vị tăng mà họ muốn cung thỉnh làm thầy Yết-malàm lễ, quỳ đọc 3 lần :

Nay chúng con xinthỉnh Đại-Đức làm thầy Yết-Ma, xin Đại-Đức vì chúng con mànhận trách vụ, chúng con sẽ nhờ Đại-Đức mà được thọ giớiTỳ-kheo.

Sau đó, thầyYết-Ma để cho thành tựu theo đúng nguyên tắc sẽ hỏi đại chúng:

- Chư Tăng đãnhóm họp lại chưa ?

Vị chủ lễ đáp: Chư Tăng đã nhóm họp xong.

Thầy Yết-Ma : Cósự hòa hợp không ?

Thầy chủ lễ :Có sự hòa hợp.

Thầy Yết-Ma : ChưTăng tập hợp hôm nay để làm gì ?

Thầy chủ lễ :Để thực hiện Yết-Ma truyền giới Tỳ-kheo.

Phép Yết-ma cósự dân chủ và rành mạch như thế mỗi khi chư Tăng cần thưa thỉnhviệc gì có liên hệ tới sự tu hành cũng như giới luật.

20.- Lễ Thế Phát Là Gì ?

Thế phát làcạo tóc râu hay chất bẩn bám vào thân thể. Lễ thế phát là lễcạo tóc cho người xuất gia tu học theo đoàn thể tăng già.

Người mớiphát tâm tu học phải y chỉ vào một vị sư và liền sau đó đượcthầy làm lễ cạo tóc cho mới chánh thức trở thành là một tăngsĩ. Lễ nầy tuy đơn giản, nhưng rất quan trọng và thiêng liêng. Vìđây là giờ phút quyết định cho cuộc hành trình của hành giảtrên bước đường tu tập. Người phát tâm tu hành tự phátnguyện trước Bổn-Sư và Phật tổ bằng cách hướng về bốn hướngđể lễ lạy mỗi phương một lạy gọi là tạ ơn. Ý nghĩa của cáchướng như sau :

- Hướng vềphương Nam, lễ một lạy để tạ ơn cha mẹ đã dày công nuôi dưỡngcho ta khôn lớn nên người và có được thân mạng ngày nay.

- Hướng vềphương Bắc lễ một lạy để đền ơn quốc gia, thủy thổ đã cho tacó được một đời sống bình an, khỏe mạnh.

- Hướng vềphương Đông lễ một lạy đền đáp công ơn thầy học, bạn bè đãgiúp đỡ dẫn dắt ta nên người.

- Hướng vềphương Tây lễ một lạy để tạ ơn Tam-Bảo, các vị tổ sư tiền bốiđã hy sinh pháp thân huệ mạng để bồi đắp cho ngôi nhà Phật giáođược tồn tại lâu bền trong đời.

Bằng thành tâmtrong chí nguyện, người xuất gia trong lễ cạo tóc cảm thấy tâm hồnnhẹ lâng lâng như cảm thông được với các đấng thiêng liêngđể bắt đầu bước vào ngôi nhà của đại gia đình Phậtgiáo.

Bài kệ khi làmlễ xuống tóc là :

Thế trừ tuphát

Đương nguyệnchúng sanh

Viễn ly phiềnnão

Cứu cánh tịchdiệt.

(Nghĩa là : Cạobỏ râu tóc, nguyện cho chúng sanh xa lìa phiền não để đạt đếnchỗ rốt ráo vắng lặng, tức giải thoát)

Lễ cạo tóc cóthể không xảy ra đúng theo nghi thức trên, tùy theo mỗi vị thầyhướng dẫn. Tuy nhiên, nếu các bậc tôn túc am tường về giớiluật phải tổ chức lễ cạo tóc cho đệ tử thật trọng thể vàtrang nghiêm, nhờ đó nhắc nhở họ dễ dàng trong việc tu niệm.

Người mớixuất gia, cái ấn tượng đầu tiên khi thầy đặt con dao lên đầu vàđọc thần chú cũng như lời phát nguyện khắc sâu vào tâm tư mộthình ảnh đẹp và khó quên trong đời tu học về sau.

21.-Xuất Gia Phải Cần Những Điều Kiện Gì ?

Xuất gia theo nghĩagần nhất là ra khỏi nhà, nhưng theo lối giải thích đó không đượcổn thỏa lắm, vì người tu theo Phật giáo muốn trở thành mộtTăng-sĩ hay Ni-cô chân chánh phải có sự nhiếp tâm giữ giớiluật để diệt được giặc nội tâm và ngoại cảnh.

Chữ xuất gia baogồm trong 3 ý nghĩa như sau đây : 1) Xuất thế tục gia, xuất tam giớigia và xuất phiền não gia, nghĩa là ra khỏi nhà thế tục, tức làhành giả từ bỏ cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc và ngay cảvợ con (nếu có) để dấn thân vào con đường tu học, hầu sữamình và trau dồi đức hạnh để trở thành một người gương mẫudẫn dắt những kẻ sơ cơ học đạo. 2) Cầu mong ra khỏi nhà của 3cõi : Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới, là một tâm niệmthật cao thượng của người tu muốn hướng trọn đời mình phục vụcho tha nhân. 3) Mong khỏi bị vướng mắc vào trong những sự phiềnnão, các việc vui khoái lạc ở trong vòng ô nhiễm của kẻ phàmtục mà cố nhiếp tâm trong chánh niệm để thắng trận sau cùng làgiặc phiền não nơi tự tâm. Đó là thoát ra được khỏi mọi ràngbuộc của đời sống phức tạp và đa diện để cầu mong đạtđược đạo quả giải thoát.

Với ý nghĩađó, người tu theo Phật giáo muốn đạt đến giác ngộ được mọimặt cần phải gạn lọc hay thanh trừng cho hết sạch những chướngngại bên trong lẫn bên ngoài để thành tựu đạo quả Vô-thượngBồ-đề. Hiểu đúng mức ý nghĩa xuất gia cũng như thực hànhnghiêm chỉnh giới luật, người tăng sĩ mới xứng đáng làtrưởng tử của đức Phật, kẻ rao giảng chánh pháp của Như-Lai chonhân sinh.

Xuất gia vì thếrất khó thực hành, người nào suốt đời không thối chí trongviệc tu tập là tự dâng hiến trọn đời mình cho đạo pháp đểphục vụ tha nhân. Người xuất gia cần các điều kiện : Thân thểvẹn toàn tức là 6 căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, chân tay và ýthức minh mẫn. Ngoài ra không phải vì trốn lánh xã hội, không mắcnợ người, không thất tình, không phạm pháp ... mà xuất gia thìmới được thừa nhận là người tu hành ở trong hàng ngũ tănggià.

Người xuất giamang một sứ mạng cao cả là hoằng pháp lợi sanh và lấy trí huệlàm sự nghiệp, nếu không hội đủ một số điều kiện như trên thìkhó mong thành tựu được ý nguyện tu hành đúng nghĩa.

22.- Thế Độ Là Gì, Và Trong Trường Hợp Nào ?

Thế độ làtiếp, đưa người thế tục vào với ánh sáng của đạo mầu giảithoát, tức là người được nhận cho sống đời xuất gia và phátnguyện một đời theo thầy học đạo.

Thế độ còn cónghĩa là thay đổi lối sống của người trần để dấn thân vàocửa chùa, thực hành Phật giáo theo đời sống của người xuất giavà xã bỏ tất cả những cái vinh hoa phú quý của đời sống thếtục. Một người phát tâm xuất gia như thế phải cần nương tựavào một vị thầy có uy tín, đạo đức để học hỏi giáo lý giảithoát. Thầy nhận cho người ấy xuất gia gọi là thầy thế độ.Người đệ tử coi vị thầy mà mình nương tựa như là ngườihướng dẫn gương mẫu, sáng suốt để nhờ đó phát triển trí tuệ.Từ lúc xuất gia trở đi, có điều gì thắc mắc cần hỏi, ngườiđệ tử đều tham khảo nơi thầy hướng dẫn, nhất là việc tu hànhvà việc học hỏi ở lúc ban đầu.

Như vậy, giữathầy Bổn-Sư và thầy Thế-độ có giống nhau ? Có nhiều trườnghợp người tu lúc đầu chưa biết gì về đời sống tu hành và cầnnhờ một thầy hướng dẫn. Sau khi đã vào tu ở chùa người ấylại chọn một thầy khác, do đó thầy Bổn-Sư chưa hẳn là ngườiđã chỉ dẫn cho các kinh nghiệm tu tập lúc mới nhập môn. Nói mộtcách khác, chữ Thế-độ có tính cách giai đoạn và ngắn hạn màngười tu cần y chỉ để học hỏi nơi một thầy đạo hạnh xứngđáng. Tác phong đạo đức của một người tu hành có được mộtphần lớn đều nhờ nơi thầy Thế-độ mà thành tựu.

Ở đời dùchúng ta làm bất cứ một công việc gì, lúc ban đầu rất quan trọng,vì nó đánh dấu cho cả một tương lai rạng rỡ hay khó khăn.

23.- Pháp Hiệu Là Gì ? Ai Có Pháp Hiệu ?

Người Phật tửtại gia khi quy y chỉ nhận được Pháp-danh, trong khi đó người tăngsĩ, ngoài Pháp-danh lúc thọ 10 giới, còn có Pháp-hiệu khi thọ 250giới.

Pháp-hiệu làtên do thầy truyền pháp đặt cho theo một câu thi kệ có ý nghĩa nàođó trong Phật Pháp hoặc một bài thơ do Bổn-Sư sáng tác. Như vậy,Pháp-hiệu không quan trọng bằng Pháp-danh ? Người tăng sĩ đã cóPháp-danh hoặc Pháp-tự được chọn làm tên gọi hằng ngày trongđời tu học, còn Pháp-hiệu chỉ là tên dùng trong phạm vi của chùavà có liên hệ giữa thầy trò với nhau. Pháp-hiệu thường ítđược dùng tới, nhưng tới lúc người mang tên hiệu qua đờiphải viết đầy đủ lên bài vị để cho người sau dễ nhận ra tôngmôn.

Pháp-hiệu cũngkhác với Bút-hiệu, vì Bút-hiệu có thể có tới 3 hoặc 5, nhưngPháp-hiệu chỉ có một thôi. Pháp-hiệu do thầy chọn đặt cho, chứkhông phải đương sự tự chọn lựa.

Người xuất giavì thế có đủ 3 tên là Pháp-danh, Pháp-tự và Pháp-hiệu, cũngnhư trong tăng đoàn đều lấy theo dòng họ Thích của đức PhậtThích-Ca để chứng tỏ là dòng Thích tử (con Phật). Tên đạo, đầutròn, áo vuông là 3 yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh nhà tuđạo hạnh đáng làm nhà mô phạm cho người đời noi theo. Ngoài ra,người tăng sĩ còn tâm niệm tới 3 mối liên hệ mà họ đangđược thừa hưởng là ở nhà Như-Lai (chùa), ăn cơm Đàn-việt(người tín đồ đem của tới cúng) và mặc áo Như-Lai (chiếc áonhà tu là pháp y).

Người tu cóPháp-hiệu cũng có nghĩa là đã tu hành trong nhiều năm kinh nghiệmvà đã tới lúc có thể tự ra đảm đang công việc Phật sự mộtmình được.

24 Pháp Danh Là Gì ?

Pháp-danh là têndùng theo thứ tự của dòng kệ truyền pháp mà người tín đồPhật giáo lúc thọ 5 giới và quy y Tam-Bảo được thầy đặtcho.

Người xuất giavà Phật tử tại gia đều có Pháp-danh cả. Pháp-danh của mộtngười lấy ra từ một chữ của bài kệ do Tổ lưu truyền lại, theotông phái mà thành hình. Ví dụ : Dòng Lâm-Tế do Thiền-sư Minh-Hảitruyền xuống có câu :

Ứng chơn như thịđồng

Chúc thánh thọthiên cữu ...

Mỗi đời truyềnpháp lấy một chữ nơi bài kệ ấy. Chẳng hạn thầy có Pháp-danhchữ Thánh như Thánh Tâm thì cho Pháp-danh xuống đệ tử là Thọ nhưThọ Trường, Thọ Xuân ... Có một vài trường hợp người thọgiới mang Pháp-danh chữ Thị, mặc dù người ấy là đàn ông. ChữThị theo thứ tự của bài kệ trên, chứ không phải Thị là đànbà. Thầy có Pháp-danh chữ Như, bắt buộc cho xuống các đệ tửphải là chữ Thị. Lúc cho Pháp-danh, hẳn thầy truyền giới đãgiảng giải rõ ý nghĩa nầy.

Từ khi ngườiPhật tử nhận lãnh Pháp-danh, được xem như có đủ tư cách làmột Phật tử đã quy y Phật Pháp Tăng và luôn luôn hướng tâmniệm thiện về 3 ngôi báu ấy để mong làm điều lành tránh điềudữ.

Cái tên củamột người rất quan trọng, và Pháp-danh lại càng cần thiết hơn chongười Phật tử đã chọn Phật giáo như lý tưởng để tôn thờ,vì nó được gắn liền với đời sống tinh thần của chúng ta.

25Pháp Sư Có Phải Là Thầy Phù Thủy Có Đủ Pháp Thuật Trừ TàYếm Quỉ Không ?

Chữ Pháp-sư cónghĩa là thầy tinh thông về Phật Pháp hay là vị giảng sư của Phậtgiáo có khả năng diễn giảng giáo lý đạo Phật cho quầnchúng.

Danh từ Pháp-sưđã bị nhiều người hiểu lầm là thầy pháp có thuật trừ ma,luyện chú giỏi hay là ông thầy chuyên việc cứu nhân độ thế.Pháp-sư nói cho đúng nghĩa theo tinh thần Phật giáo là vịThượng-Tọa có nhiều kinh nghiệm trong đạo. Người đã thọ giớiTỳ- kheo (250 giới) và tinh chuyên giới hạnh, đã trải qua 10 năm theohọc tại các khóa an-cư kiết-hạ. Vị ấy đã là tôn chứng cho cácđại giới-đàn Tỳ-kheo và Bồ-Tát giới hoặc là vị giảng sư lưuđộng của Phật giáo được đề cử đến thuyết pháp ở các nơiđể cho quần chúng thấm nhuần giáo lý đạo Phật được gọi làPháp-sư.

Khi phân biệt nhưthế, chúng ta đừng đồng hóa Pháp-sư trong Phật giáo với thầypháp bên đạo phù thủy. Mặc dù ngày nay không còn những hìnhthức của các thầy pháp phù thủy nữa, vẫn có người còn lạmdụng danh từ hay đúng ra vì không phân biệt nổi chỗ khác nhau chăng?

Người Phật tửTrung-Hoa và Nhật-Bản xử dụng danh từ Pháp-sư dùng trong giới Phậtgiáo để tôn kính các vị Thượng-Tọa chuyên việc diễn giảng.

Trong Phật giáo,bất cứ một sự tướng nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu cho tườngtận để khỏi bị nhầm lẫn và hiểu sát nghĩa. Còn một điểm sailầm tai hại nữa là có những tăng sĩ hành nghề thầy cúng chuyênmôn, cũng được gọi bằng Pháp-sư. Danh từ trong Phật giáo khôngthể bị lạm dụng đến như vậy.

Người Phật tửnên nghiêm chỉnh trong việc dùng cách xưng hô cho đúng trong khi gặpcác vị lãnh đạo tinh thần để tránh những lỗi lầm tai hại.

26 Pháp Tự Là Gì Và Những Ai Có Pháp Tự ?

Pháp-tự làtên chữ theo đúng dòng kệ truyền pháp được thầy đặt cho khingười tăng sĩ Sa-di-giới. Mỗi tăng sĩ đều có 3 tên riêng biệtlà Pháp-danh, Pháp-hiệu và Pháp-tự.

Trong 3 tên ấy,có thể chọn tên nào để gọi cũng được, nhưng thông thườngPháp-danh được chọn để gọi tên hơn, vì ở giai đoạn đầuPháp-danh gắn liền với đời sống tu học khi người mới vào chùatu và mang nhiều nét đặc biệt, nhất là đã quen dùng nên khó sửađổi. Tuy nhiên, tên gọi là do người ấy quyết định, vì thế cũngcó đôi lúc Pháp-hiệu được dùng làm tên gọi từ khi thầyTỳ-kheo thọ 250 giới về sau. Pháp-hiệu cũng được dùng nhưng ítphổ thông hơn. Trong trường hợp người tăng sĩ qua đời, bắt buộcphải viết tên gồm Pháp-danh, tự, hiệu lên bài vị để thờ.

Đã có Pháp-danhvà Pháp-hiệu, còn Pháp-tự không cần có được không ?

Người xuất giamỗi một giai đoạn trong đời tu học là để đánh dấu một bướctiến lên, vì đã trải qua nhiều thử thách để đạt tới được,do đó tên mới cũng làm cho người được mang tên thay đổi vềlối sống và cách suy nghĩ. Tâm lý học cho chúng ta thấy rằng, khimặc quần áo mới ta tự nhiên có cảm tưởng như có sự thay đổitoàn diện. Như vậy, cái tên gọi rất là quan trọng, nên thầyTỳ-kheo được mang thêm tên Pháp-hiệu lúc thọ giới cũng là việcdễ hiểu.

Pháp-tự phảigiống với tánh tình và tư cách của người ấy mà thầy Bổn-Sưcần phải theo dõi người đệ tử qua nhiều năm tháng ở tự việnmới hiểu rõ được mà chọn để đặt cho.

Người tăng sĩnhận Pháp-tự cũng có nghĩa là để đánh dấu giai đoạn trưởngthành trong đời tu học và có thể lãnh trọng trách hoằng pháplợi sanh.

27.-Ai Thực Hành Phép Tam Đề Trong Phật Giáo ?

Tại các tựviện, chư Tăng theo đúng qui tắc của một thiền môn, trước khi ăncơm phải làm phép tam-đề và ngũ-quán.

Ngoài việc giảithích ra, để quý độc giả có thể hiểu thêm về chiều rộng củavấn đề, ở đây xin được bàn tới thái độ thọ nhận của cúngmột cách nghiêm túc của người tăng sĩ trong lúc ăn uống đểnhiếp tâm cầu nguyện cho mọi việc phước lành đến với ngườivà chính người thọ nhận của cúng cũng được lợi lạc.

Tam-đề là bamuổng hay ba miếng cơm làm phép trước khi thọ thực. Chư Tăngtrước khi vào bàn ăn phải bưng chén cơm hay bình bát đưa lên ngangtrước trán vừa tầm với chân mày trong tư thế bắt ấn Cam-lồ (3ngón tay giơ thẳng lên, chỉ ngón đeo nhẫn cung lại giáp với ngón taycái). Tất cả đều đồng thanh đọc bài "cúng dường thanh tịnh..." Nghi thức nầy chỉ trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó bửa ănbắt đầu. Trước khi ăn chư Tăng phải làm phép. Ý nghĩa của 3miếng cơm đầu tiên như sau :

- Muổng thứnhứt : Nguyện đoạn nhứt thiết ác. Tức là người thọ cơm tựhứa với mình đoạn trừ tất cả điều ác dù nhỏ hay lớn. Điềuác ở đây cũng có nghĩa là lòng tham lam như muốn ăn ngon, ănnhiều và ăn quá phần ăn của mình.

- Muổng thứ hai :Nuyện tu nhứt thiết thiện. Phát khởi lòng từ bi tu tập tất cảnhững pháp lành, nghĩa là không từ nan bất cứ một việc thiệnnhỏ nào. Người tu hành hễ có cơ hội làm được việc lợi íchlà cứ hăng hái bắt tay vào việc không chút do dự.

- Muổng thứ ba :Thệ độ nhứt thiết chúng sanh. Tất cả mọi loài đang còn bị đóikhổ, thiếu thốn, ngay cả miếng ăn thức mặc, nên hành giả phảiphát tâm vì tất cả những chúng sanh nào còn đang gặp phải khókhăn trong đời sống về vật chất, và nhất tâm cầu nguyện cho tấtcả được ấm no đầy đủ.

Khi phát ra nhữnglời nguyện rộng lớn như thế xong, sau đó mới bắt đầu bửa ăntrong tinh thần cầu nguyện, rất yên lặng và trang nghiêm (nên nhớ : 3muổng cơm tượng trưng, mỗi muổng chỉ vài ba hột thôi, chứ khôngphải là một muổng đầy). Nghi thức nầy vẫn áp dụng cho Phật tửtu tại gia về thọ giới Bát-Quan-Trai tại chùa trong 24 giờ.

28.- Ngũ Quán Diễn Ra Lúc Nào ?

Ngũ quán lànăm điều quán tưởng trước khi vào bửa ăn của chư Tăng Ni trongcác tự viện.

Năm phép quántưởng nầy để người tu hành luôn nhớ nghĩ tới những việc làmlợi ích giữa mình và người khác. Năm phép quán ấy như sau :

- Phép quán thứnhứt : Nghĩ tới công ơn khó nhọc của người sản xuất ra hạt lúacho đến khi thành hình nên gạo và do công người nấu nước đểthành cơm. Như vậy khi thành được chén cơm đây phải trải qua baonhiêu mồ hôi nước mắt của nhiều người kết tụ lại mới cóđược.

- Phép quán thứhai : Khi đã nghĩ tới công khó của người rồi, phải xét kỹ lạitài đức của mình đã tròn đủ chưa để xứng đáng thọ nhậnđược hạt cơm nầy.

Nếu tự xétthấy chưa đủ tư cách và đạo hạnh để người tin tưởng thì phảibiết tự hỗ thẹn khi nhận lãnh hột cơm của người tín đồ đemtới dâng cúng.

- Phép quán thứba : Cần phải ngăn chận lòng tham lam quá độ dấy lên.

- Phép quán thứtư : Tự xem hột cơm đang ăn như là một phương thuốc hay cứu chửacơn bịnh đói cho cơ thể mà thôi.

- Phép quán thứnăm : Muốn làm việc đạo để đem lại lợi lạc cho nhiều ngườinên mới thọ nhận cơm nầy.

Như thế, trongbửa ăn của người tăng sĩ rất thanh tịnh trong sự nhiếp tâm cầunguyện. Người hiến cúng đặt trọn tin tưởng vào để cầu phước,kẻ nhận của cúng không cảm thấy hỗ thẹn khi thọ lãnh của tínđồ một cách phí phạm.

(Nguyên văn của5 phép quán tưởng ấy như sau : Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉlai xứ, nhị thốn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng, tam phòngtâm ly quá, tham đẳng vi tôn, tứ chánh sự lương dược, vị liệuhình khô, ngũ vị thành đạo nghiệp ưng thọ thử thực)

Vì làm việcđạo mà thọ nhận của người cúng, giới tăng sĩ xuất gia có bổnphận ban bố pháp cho mọi người để biết mà tu, như vậy, cả haibên mới được lợi ích, thiết thực.

29.-Tam Tụ Tịnh Giới Hình Tướng Ra Sao ?

Trong bộ đạitạng luật có nói về tam-tụ-tịnh-giới. Ngoài ra, trong các bộ luậtcủa Tiểu-thừa không thấy nói tới phần nầy. Vậytam-tụ-tịnh-giới là gì ?

Tam-tụ-tịnh-giớilà sự kết hợp giữa ba phần giới luật căn bản để xây dựngxã hội. Hình tướng của ba phần giới luật căn bản nầy gồm :

- Nhiếp luật nghigiới.

- Nhiếp thiệnpháp giới

- Nhiêu ích chúngsanh giới (hữu tình)

Thường thườngvị tăng sĩ khi thọ giới Tỳ-kheo là thọ luôn giới Bồ-Tát đểviệc cứu độ chúng sanh được tự tại, không bị bất cứ mộtcản trở nào làm lui sụt ý chí muốn làm việc lợi ích cả. Dođó, phần giới luật của Bồ-Tát có 2 phần là Tỳ-kheo giới vàBồ-Tát giới, và bao hàm ở khía cạnh :

- Nghiêm chỉnhgiữ gìn các giới đã thọ

- Làm việc thiệnlợi ích khắp cho mọi người

- Phụng sự chomọi loài hữu tình và coi tất cả như là anh em trong tình đồngđạo.

Cả ba phần trênđều bổ túc cho nhau để người thực hành có thể hoàn thànhđược sứ mạng tự cứu lấy mình và cảm hóa được người chungquanh tìm về với đạo giải thoát. Nói về giới luật có rấtnhiều, nhưng chỉ đề cập tới 3 phần cơ bản của giới Tỳ-kheo Bồ-Tát, vì đây là phần giới luật qui định rõ phạm vi tu tập củangười xuất gia.

Nhờ y cứ vàoba phần giới đây mà thầy Tỳ-kheo rộng đường ra tay cứu giúptất cả mọi chúng sanh dù ở bất cứ nơi đâu, để hoàn thànhsứ mạng độ sanh cao cả của người đệ tử xuất gia.

30.-Bố Tát Giới Và Bồ Tát Có Khác Nhau Không ?

Trong Phật giáocó nhiều danh từ cần phân biệt để khỏi có sự lẫn lộn vớinhau. Danh từ Bồ-Tát-Giới và Bồ-Tát hoàn toàn khác nhau.

Bồ-Tát-Giớilà giới luật cho người phát tâm Đại-thừa gồm có 10 giớitrọng và 48 giới khinh (nhẹ), có thể áp dụng chung cho cả ngườixuất gia và Phật tử tại gia. Kinh Phạm-Võng của Đại-thừa, phẩmBồ-Tát Tâm Địa Giới có nói rõ về phần giới tướng nầy.

Giới Bồ-Tátkhai mở phương tiện độ đời, giúp đỡ chúng sanh rất rộng rãivề nhiều phương diện. Phật giáo quan niệm rằng nếu thuyết phụcđược một vị lãnh đạo quốc gia thọ Bồ-Tát-Giới là một côngđức vô lượng. Vì mọi chữ ký và sắc lệnh của nhà vua ban hànhrất quan trọng đối với quốc dân như việc ân xá các tội phạm,việc giảm miễn sưu thuế cho dân chúng đều là những công việc cótính cách từ bi cao thượng cũng như giọt nước cam lồ với nhànhdương liệu của Bồ-Tát Quán-Thế-Âm rưới tắt mọi hận thù, simê cho tất cả mọi người. Do đó, vào ngày mồng một và rằm mỗitháng tại các ngôi chùa lớn có nghi thức lễ thù ân chúc tán,xưng tán và cầu nguyện cho vị Bồ-Tát nhân vương có đủ sángsuốt, cũng như lòng quảng đại để trị dân hầu đem lại thái bìnhcho trăm họ.

Còn Bồ-Tát làquả vị thứ 3 trong 4 bậc Thánh là Thanh-văn, Duyên- giác, Bồ-Tátvà Phật.

Sách Tam TổThực Lục còn ghi rõ vào năm 1304 vua Anh-Tông mời chư Tăng vào cungđể cho các quan thọ giới và chính vua cũng đã phát tâm thọBồ-Tát-Giới.

Chỉ có hạnhBồ-Tát hay giới Bồ-Tát thì người Phật tử mới rộng phươngtiện cứu giúp tất cả mọi loài theo như tinh thần từ bi của Phậtgiáo.

31.- 250 Giới Của Tỳ Kheo Hay Cụ Túc Giới Là Gì ?

Cụ-túc-giới(điều cấm đầy đủ) là giới luật của thầy Tỳ-kheo gồm có 250điều để ngăn ngừa những lỗi lầm do hành vi, động tác, lờinói, cách đi, đứng, nằm, ngồi (4 oai nghi) gây ra. Trong 250 giới cụtúc chia ra 8 phần :

1.- Đức hạnhkhông trong sạch gồm có 4 pháp ba-la-di có nghĩa là tội nặng như sâubọ đục khoét cây cối không còn phương pháp cứu chửa đượcnữa.

2.- Việc tiếpxúc giữa nam nữ trong 13 pháp tăng-tàng, nếu phạm một trong số 13giới đây còn có cách dự cứu được, nhưng phải nhờ y cứtrong pháp tăng già mà làm phép xả tội nên gọi làtăng-tàng.

3.- Lòng dục dấyđộng thuộc về 2 pháp bất-định, vì tội không có hình tướng nêngọi là bất-định.

4.- Chứa củacải sanh tâm tham đắm có 30 pháp xả-đọa. Nếu thầy Tỳ- kheo mắcvào tội nầy cần phải đem xả cho người khác và tội đọa phảiđối trước chúng tăng mà tỏ bày sám hối.

5.- Về tư cáchbê bối gồm 90 pháp ba-la-dật-đề như nói dối, chê bai, nói lưỡiđòn xóc nhọn hai đầy và hành vi lem luốt có thể do đó bị đọalạc trong đường dữ do từ cửa miệng độc địa mà ra.

6.- Ăn năn lỗitrước đã phạm có 4 pháp hối quá. Người phạm tội tới trướcchúng Tăng tỏ bày sửa đổi về việc thọ nhận ăn uống đã làmtăng lòng tham lam không đúng cách để mất lòng tin của tínđồ.

7.- Các oai nghitrong các sinh hoạt hằng ngày trong 100 pháp chúng học, tức là 100điều cần phải học hỏi gồm có 10 việc như : Đắp y, vào làng,đứng ngồi, ăn uống, giữ gìn bình bát, đại tiểu tiện, thuyếtpháp, xây tháp đắp tường, đi đường, trèo cây.

8.- Việc rầy ràtranh cải qua 7 pháp diệt-tránh (cần phải trừ diệt). Đó là lờinói rầy rà, tìm lỗi rầy rà, phạm tội rầy rà và việc không gọngàng.

Tội gồm có thôvà tế, ta có thể chia ra làm 2 : Các điều thuộc phần 1, 2, 3 về tộithô nên là trọng tội. Các điều còn lại thuộc tế tội chỉ cácoai nghi chửng chạc của thầy Tỳ-kheo trong phần khinh tội.

Trong 250 giớiTỳ-kheo cũng có những giới cấm không cần thiết và không hợpthời nữa, nhưng vẫn còn duy trì, cũng chỉ vì trọng tôn ý của cácbậc khai sáng chế ra giới cấm chăng ?

32.-Giới Cụ Túc Của Tỳ Kheo Tăng Gồm 250 Điều Khoản Có Thể Tóm TắtNhư Lược Đồ Dưới Đây:

1.- 4 pháp ba-la-di: Thầy Tỳ-kheo đức hạnh không trong sạch.

2.- 13 pháptăng-tàng : Việc tiếp xúc, đụng chạm giữa nam nữ.

3.- 2 phápbất-định : Móng tâm và làm việc dâm dục.

4.- 30 phápxả-đọa : Của cải chứa quá nhiều sanh tâm tham đắm và nhiễmtrước vật chất, không chuyên tâm vào việc tu tập.

5.- 90 phápba-dật-đề : Nói dối, chê bai, nói lưỡi đòn xóc nhọn 2 đầu vàtư cách bê tha, giải đải không hợp với hạnh người xuấtgia.

6.- 4 pháphối-quá : Việc thọ nhận ăn uống từ người cúng không đúngcách làm tăng trưởng lòng tham để mất lòng tín kính của ngườitín chủ.

7.- 100 phápchúng-học : Tư cách của người tăng sĩ qua công việc sinh hoạt hằngngày nằm trong 4 oai nghi như đi, đứng, nằm, ngồi phải cho đàng hoàngchững chạc.

8.- 7 phápdiệt-tránh : Trừ diệt những điều phiền toái rầy rà vô ích đểchuyên tâm tu tập.

Trên đây là 250giới, nếu thầy Tỳ-kheo biết ứng dụng những điều răn cấm vàođời sống tu tập hàng ngày sẽ tạo được cho mình một khuôn mậuđúng và đem lại cho người điều lợi lành không nhỏ vậy.

33.- Sám Hối ĂnNăn, Hối Quá, Phục Thiện Khác Hay Giống Nhau ?

Sám hối tiếngPhạn gọi là Samma, có nghĩa là tự mình thú tội và hứa sửađổi những lỗi lầm đã phạm, không còn tái phạm nữa.

Việc sám hốicó nhiều hình thức như tự mình đối trước tượng Phật và phátnguyện chừa bỏ điều quấy đã lỡ phạm phải hoặc ở trước mặtchư tăng tự nêu lỗi lầm ra để nhờ có sự chứng minh nầy màxin sửa đổi điều sai trái, xấu ác. Chữ sám hối có rất nhiềunghĩa như kinh sám, tức là kinh dùng để tụng trong việc sám hối nhưHồng-Danh Bảo-Sám. Bái sám là lễ lạy để xin chừa sữa lỗi lầm,sám pháp tức cách thức sám hối.

Sám hối còn ởsự thành tâm mới trừ diệt được tội lỗi. Ngoài ra, chúng tacòn phải phát nguyện chừa bỏ những thói hư tật xấu đã bámsâu vào trong tâm thức lâu ngày.

Ăn năn nghĩa làbiết cải đổi học hỏi để tiến bộ, nhưng trong ý nghĩa nầy cóthể là những lỗi nhỏ đã phạm và mong được người khác thathứ.

Hối quá là lấylàm tiếc một việc không đáng xẩy ra mà đã lỡ phạm như do lờinói vụng về khiến kẻ khác giận, làm hư hỏng đồ đạc của kẻkhác, sau đó ta tự cảm thấy lương tâm cắn rứt khó chịu nênmuốn được người bỏ qua.

Còn phục thiệnlà làm lại việc lành hay điều hay đẹp mà ta đã lỡ cơ hộiđánh mất nó, để chuộc lại và bù vào chỗ thiếu trống trướckia vì lỡ vô ý thức gây ra.

Những danh từsám hối, ăn năn, phục thiện về hình tướng cũng như tội trạngkhông giống nhau. Chữ sám hối có một nghĩa bao hàm sâu xa các tộilỗi trong quá khứ, hiện tại, có phương hại tới đời sống nộitâm rất lớn lao nên phải gấp rút chừa bỏ. Trong khi đó, chữăn-năn và hối-quá ở trong phạm vi thu hẹp, hàm cái nghĩa việcphạm vào những lỗi nhỏ, có thể sửa đổi được. Phục thiệnđược xem như một việc lỗi nhẹ thôi, không có tính cách liên tụckéo dài, khi nào ta nảy ra được ý định biết được việc làmquấy, tội ấy liền tiêu diệt.

Từ thấp đếncao, từ việc nhỏ đến việc lớn mà danh từ có khác nhau, nhưngtất cả đều có nghĩa là sửa đổi điều sai trái để cầu tiếnbộ vậy.

34.- Hồi Tâm LàGì ? Danh Từ Nầy Được Dùng Trong Phạm Vi Nào ?

Hồi tâm(conversion) là nghĩ lại và nhận chân ra được những sự việc đãdiễn ra nơi ý thức ta, thuộc về phạm vi tinh thần trong tôngiáo.

Danh từ hồi tâmkhông giống với động từ "to remember", vì nó có một phạmvi rộng hơn nhiều trong khía cạnh tâm thức của đạo giáo. Có mấydanh từ ta cũng cần phân biệt giữa : hồi tưởng, quán tưởng, suytư với hồi tâm. Hồi tưởng là tiếng thường dùng để nhớ lạinhững sự việc đã qua, hồi tưởng lại thời thơ ấu, hồi tưởngcuộc chiến tranh Việt Pháp .. Trong khi đó quán tưởng và suy tư(meditation) có một ý nghĩa sâu sắc hơn thuộc lãnh vực đạo giáotrong lúc ta tập trung tư tưởng để thiền định vậy. Nói một cáchkhác, khi nào chúng ta dùng thì giờ để chú tâm vào một vấn đềgì đều được gọi là suy nghĩ mà không thể gọi được làmeditation có tính cách quán tưởng nầy. Chữ hồi tâm còn có nghĩalà cải đổi nhân cách và hoàn toàn theo một lối sống mới tiếnbộ hơn để được thích hợp với mỗi giai đoạn trong cuộc đời.Vì thế, hồi tâm có thể ở bất cứ nơi đâu và lúc nào cũnglàm được cốt để hoàn thiện nhân cách của mình đối với tôngiáo đang theo. Do đó, danh từ hồi tâm không những chỉ đúng trongphạm vi Phật giáo mà còn có tính cách phổ thông chung cho các tôngiáo khác để chỉ trạng thái vắng lặng của tâm thức, khi ta nghĩtới những việc làm vừa qua. Tuy nhiên, ở đây không như phảntỉnh, vì chỉ thấy xấu hỗ lương tâm rồi thôi ; trong khi đó, hồitâm ngoài việc nghĩ tới điều lầm lẫn trong quá khứ ra, còn phảicố gắng tích cực nhiều hơn nữa để làm đẹp cho cuộc sống, nhấtlà cuộc sống về nội tâm cho được phong phú và sáng suốthơn.

Tóm lại, ngoàiphạm vi tôn giáo ra, chúng ta ít thấy danh từ "hồi tâm"được xử dụng, vì có chăng cũng chỉ là phản tỉnh, ăn năn vàtạ lỗi ... mà thôi.

35.-Vu Lan Với Giá Trị Lịch Sử Của Nó Và Cách Thực Hành Ra Sao ?

Vu-Lan nói cho đủlà Vu-Lan-Bồn. Người Trung-Hoa dịch là Cứu-Đảo- Huyền, tức có ýnói cứu thoát tội lỗi bị treo ngược đối với người đãchết.

Lễ Vu-Lan trongPhật giáo gắn liền với rằm tháng 7 hay rằm trung ngươn hoặc còngọi là ngày Xá tội vong nhân vào giữa tháng 7 Âm lịch của mỗinăm.

Khi đức PhậtThích-Ca còn tại thế, ngài Mục-Kiền-Liên tôn giả có mẹ là bàThanh-Đề chết và bị đọa vào loài quỷ đói đã phải chịu nhiềucực hình rất khổ sở, đau đớn. Biết được nghiệp báo của mẹphải đền trả, ngài Mục-Kiền-Liên bèn vận dụng thần thông đếnđó để cứu nguy mẹ, nhưng chỉ có một mình Ngài nên đành bấtlực. Tôn giả bèn trở lại bạch Phật để tìm phương pháp cứuthoát mẹ ra khỏi chốn u đồ. Phật dạy rằng sức của một ngườikhông thể nào cứu nổi, dù có vận dụng sức thần thông cũngkhó mà làm được việc trọng đại kia. Do đó, cần phải nhờ vàosức chú nguyện của chư Tăng thì may ra những oan hồn bị đọa mớicó thể thoát kiếp khổ được. Sau đó Phật chỉ dạy phương phápthực hành bằng cách vào ngày rằm tháng 7 mỗi năm, người conhiếu thảo muốn đến đáp phần nào công ơn cha mẹ hiện tại vàbảy đời quá khứ, nên thành tâm sắm đủ những thức ăn ngonlạ, thơm sạch, các thứ trái cây đủ năm màu đựng trong bình bátcó sự chú nguyện của chư tăng để nhờ oai đức của các vịthiền đức mà các tội đồ được siêu sanh vào cảnh giới anvui.

Nhờ thực hiệnđúng như lời Phật dạy, ngài Mục-Kiền-Liên đã cứu được mẹra khỏi cảnh đói khát trong kiếp ngạ quỉ.

Ngày nay những aimuốn đền ơn cha mẹ đã hy sinh cho ta mà chưa có dịp báo đáp thìnên thực hành lễ Vu-Lan vào rằm tháng 7 theo như lời đức Phậtđã chỉ dạy để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăngphước tăng thọ, cha mẹ bảy đời siêu sanh Tịnh-độ là một phươngpháp báo hiếu hữu hiệu nhứt.

36 Bỉ Ngạn Là Gì ? Đáo Bỉ Ngạn Là Đi Tới Đâu ?

Bỉ ngạn là bờbên kia. Con người trần thế sống trong cõi đời nầy bị dòng sanhtử chi phối nên phải chìm đắm trôi lăn trong 3 nẻo (tức 3 cõi :Dục, sắc và cõi vô sắc), 6 đường (địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh,thiên, nhơn, A-tu-la) như đang chơi vơi bên bờ vực thẳm và chờ conthuyền giải thoát đưa qua bên kia bờ an lạc.

Đáo bỉ ngạn làđến bờ bên kia, tức là bờ bến an vui giải thoát, không còn bịcác dục vọng, phiền não chi phối nữa. Nhờ sự tu hành mà chúngsanh gạn lọc được những điều bất thiện như tham, sân, si và khiđạt đến một trình độ cao thì những mê chấp đều xa lìa, tâmđược thanh tịnh an ổn. Đó là sự giải thoát, tức là đã đếnđược bờ giác ngộ.

Lễ Bỉ-ngạnngười Nhật gọi là O HIGAN vào tháng 3 của mỗi năm và kéo dàitrong một tuần lễ từ 13 đến 20. Vào dịp nầy, người tín đồ Phậtgiáo đến cúng viếng mồ mã tổ tiên ở ngay trong phạm vi của chùa.Thường thường con cháu thuê chùa viết các bài vị bằng cây thôngmỏng nhẹ và dài độ 2m gọi là tô-ba (tháp bà) để cắm lên ngôimộ người quá vảng gọi là tưởng niệm báo ân.

Lễ nầy khôngrõ có phải người Việt-Nam chọn vào dịp lễ Thanh-Minh trong tháng 3chăng ? Theo thiển nghĩ, tiết Thanh-Minh để cho con cháu đi tảo mộ ôngbà, cũng như cúng bái tưởng niệm người chết, cũng là một hìnhthức đượm tính chất Phật giáo. Trong truyện Kiều, Nguyễn-Du có tảtiết Thanh-Minh như sau :

Thanh-Minh trongtiết tháng ba,

Lễ là tảo mộ,hội là đạp thanh.

Gần xa nô nứcyến oanh,

Chị em sắm sửabộ hành chơi xuân.

Dập dìu tài tửgiai nhân,

Ngựa xe nhưnước áo quần như nem.

Ngổn ngang gòđống kéo lên,

Thoi vàng giórắc, tro tiền giấy bay ...

Lễ Bỉ-ngạn ởViệt-Nam chưa được phổ thông, vì chỉ có một số ít người biếttới. Trong Phật giáo những ngày lễ đã trở thành tục lệ trongdân gian như lễ Bỉ-ngạn cần phải được phổ cập sâu rộng để duytrì được nếp cũ, vì đó là nét đẹp thuần túy củaĐông-phương, nên người Phật tử không thể lơ là.

37.- Tam-Bảo Là Gì ?

Người Phật tửkhi quy y được thầy giảng giải kỹ cho biết Tam-Bảo là gì rồi, đểcho dễ nhớ ở đây tôi xin nhắc lại danh từ nầy.

Tam-Bảo là 3ngôi báu mà chúng ta không thể nào tìm ra được trong đời sốngvật chất, song chỉ có thể tìm thấy được trong phạm vi của Phậtgiáo. Ba ngôi báu ấy là Phật, Pháp, Tăng. Phật Pháp Tăng sao gọilà Tam-Bảo ? Vì Phật rất khó gặp, Pháp khó tìm, Tăng khó hành,và cả ba đều hiếm thấy trong đời sống chúng ta nên gọi là"bảo" vậy. Bảo có nghĩ là của báu hay vật quý giá khótìm. Nơi nào có chùa thờ Phật, kinh điển được lưu truyền, tứclà giáo pháp của Phật được lưu hành rộng rãi và đoàn thểtăng già an trú để tu học được gọi là Tam-Bảo. Người tăng sĩđại diện cho chư Phật và các vị tổ sư để truyền bá giáo phápcủa đức Phật cũng như hướng dẫn tín đồ tu học. Người Phậttử tại gia đặt trọn tinh tưởng vào các thầy lãnh đạo tinh thần,nhất là khi đã quy y với thầy ấy và quyết chí tu học để lánhdữ làm lành. Người Phật tử đã quy y là bắt đầu bước sangmột giai đoạn mới trong đời sống tinh thần. Nó đánh dấu mộtthời điểm tinh thần rất quan trọng khó quên trong việc tu học ngay khiđã chánh thức quy y Tam-Bảo. Từ đây trở đi người tín đồ mớiđủ tư cách nhận mình là một Phật tử chân chánh. Ngoài ra, chưtăng thay Phật để duy trì chánh pháp phải là những người hànhtrì giới luật nghiêm chỉnh và có tác phong đạo đức đàng hoàngđể xứng đáng là nhà lãnh đạo tinh thần cho tín đồ Phật tử.Trong đời sống phức tạp và đa diện ngày nay, một số trườnghợp người tu hành lợi dụng danh nghĩa tăng sĩ để lừa dối lòngtinh tưởng của người Phật giáo đồ, chúng ta nên mạnh dạn ly khaikhỏi họ và tố cáo ra trước công luận những hạng người sâudân mọt nước ấy, cũng như phải tìm cách khai trừ họ ra khỏihàng ngũ tăng sĩ.

Tam-Bảo hàm ýnghĩa quý báu, trong sạch mầu nhiệm làm điểm tựa cho hàng tín đồtin theo, nếu chư Tăng thiếu giới đức thanh tịnh trang nghiêm thìkhông xứng đáng ở trong 3 ngôi báu vậy.

38.-Giới Như Con Thuyền Có Lái Là Thế Nào ?

Từ việc nhỏ chotới việc lớn chúng ta muốn thành công cần phải có sự ràngbuộc hoặc sự giới hạn nào đó từ những điều lệ, bản nộiquy, hiến chương v.v... là thước đo của những người ở trong việcđiều hành một tổ chức.

Trong kinhPhạm-Võng Bồ-Tát-Giới nói rằng giới là chiếc bè nổi đưangười vượt qua biển khổ. Biển khổ tức là dòng sanh tử luânhồi mà chúng sanh đang vướng mắc ở trong đó. Người tu theo Phậtgiáo mhờ biết được những giới cấm Phật dạy mà được thoátra ba cõi, cũng như con thuyền có lái, con ngựa có dây cương ; giớicũng có công năng ràng buộc chặc chẽ như vậy. Một nhà tu khônggiữ giới thì còn gì để gọi được là có giá trị đạo đức !Nói một cách khác, giới có công năng hướng dẫn chúng ta đúngtheo đường ngay lẽ chánh để tu tập. Người nào biết áp dụnggiới luật đúng mức ở trong bất cứ một tổ chức nào sẽ tạocho mình có một phẩm cách đúng đắn đàng hoàng và cũng làm chotổ chức phát triển và uy tín. Như vậy, người học Phật, việcgiữ gìn giới luật lại càng quan trọng hơn. Giới có nhiều cấpbậc khác nhau từ thấp đến cao. Tùy theo phạm vi lãnh thọ của cácchúng đệ tử Phật khác nhau mà có phân ra 5 giới, 10 giới, 48giới, 250 giới v.v...

Có người lýluận cho rằng tôi có đi tu đâu mà phải giữ giới cho mất tự do?

Điều lý luậnnhư trên có phần không được chính xác, vì giữ giới là do chínhta phát nguyện lúc quy y Tam-Bảo và thọ các giới cấm, chứ khôngcó ai bắt buộc, nhưng chỉ có lương tâm của chúng ta mới là quantòa phán đoán đúng nhất.

Ta tự khép mìnhvào trong khuôn khổ của bất cứ một hình thức sinh hoạt nào cũngcó nghĩa là ta biết tuân theo giới luật vậy.

39.-Nhàn Cư Vi Bất Thiện Là Gì ?

Câu tục ngữcủa Việt-Nam mà những người thường đọc sách nhiều hay áp dụnglà "nhàn cư vi bất thiện ..." Như vậy đứng về mặt giớiluật mà nói câu ấy có tác dụng ra sao ?

Nhàn cư vi bấtthiện có nghĩa là người không có công việc gì làm hay ưa nghĩbậy để giết chết thì giờ. Nếu chúng ta dùng thì giờ thừa vàoviệc giải trí lành mạnh cũng tạm chấp nhận được, nhưng phầnnhiều những người không làm gì cả suốt quanh năm dễ đâm ra chánnản, bực bội. Có khi họ ngồi nghĩ ra kế hoạch, mưu mẹo tính toánlàm mưa hại kẻ khác. Đó là chưa nói tới một số trường hợp,vì nhàn nhã mà người ta chuyên la cà nơi các quán rượu và tốingày cứ say sưa đánh chén. Lúc về nhà họ đánh đập vợ con,gây gổ cải vả với hàng xóm làm xáo trộn sự yên tỉnh củangười láng giềng. Trong số 100 người nhàn hạ, có tới 90 ngườilàm việc bất chánh rồi. Người nào có công việc làm cũng bị bóbuộc bởi một số điều kiện, luật lệ qui định sẵn, như mỗi ngàyphải đến sở đúng giờ, phải làm việc chuyên cần, làm việc chotới nơi tới chốn không bỏ dỡ dang ... đều là những quy ướctối thiểu của người tác viên cộng sự.

Ở đời nhữngai còn khả năng làm việc mà không chịu lăn xã hy sinh lại chỉ lotrốn lánh việc nặng tìm việc nhẹ hay muốn hưởng nhàn đều lànhững phần tử bị xã hội ruồng bỏ lên án gắt gao.

Những ngườiở không bất hợp pháp là con sâu đục mòn xã hội, cũng nhưnhững người tu hành không biết giữ giới đều là những kẻđáng được đề phòng hơn cả.

40.-Bồ Tát Sợ Gây Nhân Chúng Sanh Sợ Quả Báo Là Thế Nào ?

Chúng sanh lànhững kẻ còn phàm phu, tâm trí luôn luôn quay cuồng trong lạc thúở đời, còn Bồ-Tát là những bậc tu hành đã giác ngộ nênsáng suốt, có thể biết được tâm niệm của kẻ khác.

Bồ-Tát biếtnhìn sâu rộng hơn trong nhiều lãnh vực, nhất là con đường sanhtử, nên không tạo ra cuộc đời xấu ác trong vòng lục đạo(thiên, nhân, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ và súc-sanh). Do đó, cácNgài không bao giờ tái sanh làm người trở lại, trừ phi do mộtnguyện lực, các vị Bồ-Tát có thể trở lại nhân gian, nhưng mẫungười mà họ muốn phải có một cái quyền tối thiểu nói cho mọingười nghe và tin tưởng. Trong khi đó chúng sanh vốn biết mang thânxác hiện tại là khổ mà vẫn tạo sự ân ái dục tình, thì khôngbiết đến kiếp nào mới dứt được quả báo khổ đau!

Hai trạng tháitrái ngược nầy cốt để khuyên răn người đời như là mộtđiều giới cấm, không nên làm việc gì thái quá. Một ví dụ kháccho dễ hiểu hơn, tên trộm vốn biết thân phận của mình sẽ ra saolở khi chủ nhân bắt được, nhưng vẫn cứ thèm thuồng món đồ phinghĩa ! Một khi cái nhân chính là lòng tham lam không chừa mà chỉ losợ rằng mình sẽ vào tù là điều khó mong thoát được. Cũng nhưtrong những cuộc chiến tranh đều là mầm mống của diệt chủng, thếnhưng các nước ôm mộng bá chủ hoàn cầu vẫn hăm he muốn chiếmđoạt các nước nhỏ láng giềng là điều không thể tránh gây rađại họa cho mọi người.

Biết ngăn ngừađể chận đứng những hành vi bất thiện trong mỗi người là chúngta đã tạo được một hạt nhân tốt rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]