Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trung Phong Pháp Ngữ

31/12/201009:20(Xem: 13345)
Trung Phong Pháp Ngữ


TRUNG PHONG PHÁP NGỮ
(Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh)
Việt Dịch: Nguyên Chánh
Từ Ân Thiền Đường Hoa Kỳ Xuất Bản 1992
Nhà xuất bản Tôn Giáo - Hà Nội 2001

trungphongphpngu-bia
VÀI HÀNG VỀ DỊCH GIẢ NGUYÊN CHÁNH

Dịch giả Nguyên Chánh (còn có tên là Định Huệ) quê quán tại Mỹ Tho, vốnngười rất thông minh, uyên thâm Hán học, và thâm hiểu giáo lý nhà Phật,đã dịch nhiều sách Hán tự ra Việt văn. Nhờ những ưu điểm đó nên những sách dịch của ông đều rất có giá trị.
Ông hiện sống tại Việt Nam. Ngoài giờ làm việc, ông còn dạy giúp môn Hán Nôm cho rất đông Tăng Ni.
Trung Phong Pháp Ngữ là một trong những sách mà ông đã dịch.
Ngoài ra, khi dịch Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải, dịch giả trong đó có nhiều người phụ giúp, ông Nguyên Chánh là người đã giúp đỡ nhiều nhất.

*****

Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122.

Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử. Vì thế, Ngài cực lực bài xích cái thóiquen tai hại của người học muốn dùng tri giải để hiểu Phật pháp, thiền đạo, làmchướng cửa ngộ, nhất định không thể nào giải quyết được việc lớn sanh tử, màtrái lại còn thêm lớn ngã kiến, kết chặt gốc rễ luân hồi. Lời khai thị thốngthiết đầy nhiệt tình của Ngài có sức thúc giục cảnh tỉnh rất là mãnh liệt khiếnngười học vừa phấn chí mình, vừa cảm tấm lòng từ bi chỉ dạy của Ngài, mà dốclòng tinh tấn hành đạo.

Thiền Sư Trung Phong, tên Minh Bổn, họ Tôn, quê ởTiền-Đường, Hàng Châu, sanh năm Cảnh-Định thứ tư (1263 T.L.) đời vua Lý-Tôngtriều Nam-Tống.

Sư nối pháp thiền-sư Cao-Phong Nguyên-Diệu. Vua Nhân-Tôngnhà Nguyên phong hiệu cho Sư là Phật-Từ Quảng-Huệ thiền-sư và ban cho cà saKim-Lan.

Ngày 14 tháng 8 năm Chí-Trị thứ ba (1323 T.L.) đời vuaAnh-Tông, Sư thị tịch. Vua Văn-Tông ban thụy là Trí-Giác Thiền-sư. VuaThuận-Tông ban thêm hiệu là Phổ-Ứng Quốc-Sư.

Sư có trước tác bộ Quảng Lục 30 quyển, đã được biên vàoTích-Sa Đại Tạng Kinh tập số 599.

1. KHAI THI ĐỔ CHÚNG

Thiền-sư Phật-Ấn Liễu-Nguyên thống thiếtdạy sơ lược như sau:

"Mộtniệm tịnh tâm cuối cùng thành chánh-giác. Từng bước chẳng nghỉ, ba-ba què đi xangàn dặm. Căn khí tuy có lợi độn cạn sâu, song sự thành công chỉ ở tại chỗ phátphẫn lập chí. Tôi nay thống thiết dạy đạo tục nên biết bốn điều dễ, và bốn điềukhó.

Cái gì là bốn điều dễ?
1. Chínhmình là Phật, chẳng cần cầu thầy khác. Nếu muốn cúng dường Phật, chỉ cúng dườngchính mình, là điều dễ thứ nhất.
2. Vô-vi(vô tác) là Phật, chẳng cần xem Kinh, lễ Phật, hành đạo, tọa thiền. Đói ăn mệtngủ, tùy duyên nhậm vận, là điều dễ thứ hai.
3.Vô-trước là Phật, chẳng cần hủy bỏ hình thể, xa lìa quyến thuộc, núi rừng, chợbúa, nơi nào cũng tự tại, là điều dễ thứ ba.
4. Vô-cầulà Phật, chẳng cần lập công bồi đức, siêng tu khổ hạnh, hai thứ phước huệtrang nghiêm đều không dính dáng, là điều dễ thứ tư.
Cái gì là bốn điều khó?
1. Tin được là điều khó thứ nhất,
2. Niệm được là điều khó thứ hai,
3. Ngộ được là điều khó thứ ba,
4. Tu được là điều khó thứ tư.

Tin nhân quả cóthể nói là niềm tin nhỏ, chẳng thể cho là niềm tin lớn. Vậy mà người nghi vẫnnhiều, người tin lại ít. Người tin mà chẳng nghi, trong trăm ngàn người chỉ cómột hai người. Huống chi chóng thấy tự-tánh, nhất siêu trực nhập vào việcNhư-Lai. Ngàn kinh muôn luận, các thứ tông tích dị kỳ để lại ở thế gian chỉ vìngười không có lòng tin. Chư Thánh từ bi rộng lập phương tiện mở sáng bọn mêkhiến họ từ cửa tín mà vào. Bởi vì người có niềm tin mới lập hạnh, do đó niềmtin là một điều khó.

Trong suốt ngàyđêm chỉ muốn niệm niệm chẳng quên, lúc đi thì đi niệm, lúc ngồi thì ngồi niệm,lúc cử động, nói nín, nằm xuống, đứng dậy đều niệm, lúc làm việc, tiếp vật chođến khốn khổ hoạn nạn hiểm nguy cũng đều niệm. Thân như cây khô, như tảng đá,như thây chết, như tượng đất, chỉ tâm tâm ở tại đạo; ứng đáp với người như si,như say; nghe tiếng thấy sắc như điếc như đui. Vì thế dụ như mèo rình bắtchuột, tâm và mắt chăm chú nhìn vào một chỗ, lơ đễnh một chút ắt chuột chạymất; như gà ấp trứng, hơi ấm cần phải liên tục, gián đoạn một chút là không thểthành gà con được. Vì thế niệm nầy là một điều khó.

Niệm đạo vốnphải gìn giữ lâu ngày, còn ngộ đạo ở tại khoảnh khắc. Lúc nhân duyên chưa chínmùi thời tiết chưa đến cơ hội sa#n sàng nên không thấy được. Nhân duyên đã chínmùi, thời tiết đã đến, tuy hình dáng chẳng tiếp xúc mà bỗng nhiên hiện tiền.Khó nói cái thấy của người đã ngộ cho người chưa ngộ nghe, như người mù từ thuởsơ sanh nói cho họ nghe về ánh sáng mặt trời, họ tuy nghe nhưng chẳng thể biết.Người ngộ không còn đạp dấu của lúc chưa ngộ; như người ngủ thức dậy, bảo ngườiấy làm lại việc trong mộng, tuy người ấy nhớ mà chẳng tìm lại được. Người thamhọc phải lấy ngộ làm tiêu chuẩn,vì thế cái ngộ nầy lại là một điều khó.

Chưa ngộ phải thường lo niệm, đã ngộ càngphải giữ gìn như bưng dĩa nước, như cầm vật báu, như giữ tròng con mắt, như đichỗ nguy hiểm, như đối trước vua, trước thầy. Đây là giữ gìn đạo vậy. Giữ gìntức là tu vậy. Thấy đạo mới tu đạo, chẳng thấy làm sao tu.

Có người hỏi : Đã ngộ rồi đâu cần tu.

Đáp rằng: Tập khí do nhiều kiếp huân tậpkhông thể nhất thời sạch hết, nên cần phải tu. Tu đến vô-tu sau đó mới đồng vớiChư Phật. Vì thế cái tu nầy lại là một điều khó.

Cho nên người chẳng biết bốn điều dễ thìcó thể làm lành, mà chẳng thể nhập đạo. Người chẳng biết bốn điều khó thì cóthể nói về đạo, mà chẳng thể tiến trên đường đạo".

Trong văn trên Thiền-sư Phật-Ấn nói niệmđạo, tức ngày nay nói tham, nói khán.

Trong bốn điềukhó, đầu tiên nói niềm tin là khó. Nói tin là muốn người học đạo tin bốn điềudễ ở trước và bốn điều khó ở sau. Vậy niềm tin nầy chẳng phải dễ được. Thứ nhấtlà nhờ sức Bát-Nhã sâu dày nhiều đời của chính mình, kế đến là nhờ chánh niệmhằng ngày luôn luôn thống thiết vì việc lớn sanh tử thâm nhập vào xương tủy khôngcó khoảnh khắc gián đoạn. Lòng tin đã như vậy thì câu thoại đầu sở tham nhưngười đói được thức ăn, người rét được áo mặc, dẫu ép buộc buông bỏ trọn chẳngthể được. Tâm tham cứu đạo miên mật thì không có lẽ nào không ngộ, ví như điđường miệt mài đi mãi ngày đêm có lý nào chẳng đến. Ngộ đó là ngộ bốn điều dễ ởtrước. Bốn điều dễ này nếu chẳng phải ngộ nhập thì đều gọi là vọng-giải. Ngườiđời nay có chút tư chất thông minh chẳng đợi ngộ nhập, cứ đem tình thức lãnhhội bốn điều dễ nầy rồi tự cho là thật chứng, bèn bỏ hai thứ phước huệ trangnghiêm, vì cho rằng không dính dáng. Luận đàm lý tột chưa từng chẳng đúng, songchẳng dè chưa từng ngộ nhập nên rơi ở trong tình thức phân biệt, suốt ngày nóiăn mà không no bụng. Vả lại, ngộ đã chẳng chân như người chưa đến nhà, muốn ởgiữa đường cất nhà để ở, thì nên hay chẳng nên?

Do đó nên biết, đạo đã chẳng ngộ thì turất khó vậy.

Hôm nay, khaithị hậu học chỉ dùng thuyết bốn điều dễ, bốn điều khó của hòa thượng Phật-Ấnthống thiết trình bày. Các Bồ-Tát học Bát-Nhã ở thiền-đường đều là người xa lìacác thứ thụ hưởng thế gian đến đây cam chịu khổ hạnh, ai mà chẳng nói vì việclớn sanh tử vô thường, thì nỡ nào để năm tháng trôi qua vô ích.

Trong văn nóinhư mèo rình bắt chuột, lơ đễnh một chút ắt chuột chạy mất, như gà ấp trứng nếugián đoạn một chút ắt chẳng thành gà con. Lời nầy đáng tin. Mong mọi người đồngphấn chí sớm ngộ. Minh Bổn tôi hạ nầy ngọa bệnh chẳng thể cùng các huynh đệluận đạo, cho nên dẫn lời nầy để nhắc nhở. Thời gian qua mau như nước chảy, chớđể về sau hối hận.

2. THỊ CHÚNG

Động Sơn quacầu, Huyền Sa qua núi, Thái Nguyên nghe tiếng tù và, cùng với Thích Ca nửa đêmthấy sao mai mọc đồng một thời tiết, hiện nay ở trên phần các ông không thiếuchút nào!

Xưa hai Tổ LâmTế và Đức Sơn, hễ thấy người tham thiền đến, không nỡ lòng dạy bảo, chỉ dùngthủ đoạn (cơ xảo) hét to đánh mạnh, sau nầy thủ đoạn ấy lưu hành chốn tòng lâm,trở thành thường lệ. Thiên hạ tòng lâm nói thiền thao thao mà thật ra chỉ lấythủ đoạn của Tổ truyền thừa lừa gạt lẫn nhau, khiến cho thuốc hay đến nay thànhra không linh nghiệm.

Tiên sư (NgàiCao Phong) ba mươi năm thân đứng như vách chỉ lo chữa trị cái việc nầy chongười học, bóp chặt cổ họng không cho ông nói, không cho ông hiểu, cũng khôngcho ông sanh một niệm thứ hai nào khác. Chỉ hướng lên trên câu thoại đầu, đứngvững gót chân chăm bẳm tham cứu, như kẻ gặp oán địch, như cứu lửa cháy đầu,ngoài bặt cảnh duyên, trong quên tình thức, hầu đợi ông như hạt đậu nổ trongtro lạnh, chết đi sống lại. Ông nếu chưa đến thời tiết nầy, thì quyết chẳngchịu đem ngữ ngôn tương tợ dẫn người đi lầm đường. Phải biết sanh tử vô thườnglà việc lớn, há người căn khí cạn cợt có thể vượt nổi ư? Người đời nay chẳnghiểu chỗ kiến lập của Phật Tổ thuở xưa, luôn luôn đuổi theo tình cuồng, thứcvọng, mở miệng bèn muốn vượt qua Phật Tổ, khi xem đến chí hướng đạo của họ thìkhông có nửa điểm chân thật chủ tể. Mới đề được câu thoại đầu trong chốc lát,được chút thuần thục liền tự vui mừng, vừa bị hôn trầm, tán loạn cướp đoạt bènnói căn độn nghiệp sâu. Tình cờ gặp phải vài điều trái ý trước mắt thì tức giậnnghiến răng, niệm niệm chẳng dứt. Hoặc nghĩ bậy, tưởng xằng, khởi diệt muôn thứmà tự chẳng biết, cuồng loạn nằm trong tâm mà tự cho rằng người hành đạo, lýphải như vậy. Trải qua ba năm, năm năm đã chẳng tương ưng, liền sanh tâm luisụt, bỏ vào trong cái vỏ vô sự cam chịu luân hồi, hạng người như thế rất nhiều.Hoặc chẳng như thế, bèn đem ý thức săn lấy những lời của các thiền sư giả mạotừ xưa đến nay lừa dối hiền thánh, muôn điều tạo tác đều là hư-giả đọa-lạc biênkiến, trọn chẳng tự giác.

Muốn cầu một chỗổn thỏa, thì hai mươi năm, ba mươi năm chẳng biến chẳng đổi, hướng vào trongbổn tham, chẳng dính với thức trần, lấy ngộ làm cực tắc (cùng tột) như đãi cáttìm vàng. Tòng lâm pháp đạo ngày càng suy đồi, ông có biết chăng? Hôm nay mở tođôi mắt hướng lên tuyệt đỉnh cô phong, thọ người tín thí cúng dường, huống làtự mình cô phụ cái danh tự người hành đạo mà còn cuồng vọng biếng nhác chẳng tựkiểm điểm, đâu biết mai kia trôi giạt vào loài súc sanh chẳng ăn nuốt lẫn nhaukết nghiệp vô gián ư? Người xưa nói: "Tam đồ lục đạo từ vô lượng kiếp đếnnay chẳng phải không từng trải qua, đời nay không biết trồng hạnh lành gì màđược gặp nhau dưới chiếc ca-sa, nếu chẳng sớm ly tình tuyệt lự bỏ ngủ quên ăn,thời giờ trôi qua, lấy gì nương cậy".

Núi này từ thuởkhai mở đạo tràng đến nay, vào mùa đông lạnh lập kỳ hạn tham thiền. Các ông vàothiền kỳ nầy ắt muốn tìm cái lộn ngược (ý nói là triệt ngộ), chẳng phải mônđình bày đặt ra, cũng chẳng phải cố tự chỉ bày mà là phương thức hiệu nghiệmcủa tiên-đức dùng để giải quyết xong cái việc của các ông sa#n đủ. Trong giáonói: "Ta chẳng tiếc thân mạng, chỉ muốn đạo vô thượng". Ông chỉ thấytiền bối qua núi, nghe tù-và ngộ một cách dễ dàng, trái lại chẳng biết cái khócủa lúc chưa qua núi, chưa nghe tù-và cùng với người bây giờ không khác chútnào vậy. Nếu biết được cái khó ấy thì đạo nào ta cũng hành được.

Đường-chủ,duy-na vì thấy tâm chúng giải đãi, thỉnh tôi khuyến khích. Minh Bổn tôi nóihoàn toàn không có lỗ mũi để cho người nắm lấy, chỉ đem việc lớn sanh tử vôthường cho người chân thật vì đạo cố gắng. Nếu không tin, cứ đi hỏi nơi khác.

3.KIẾT HẠ

KHAITHỊ ĐỔ CHÚNG TẠI THUẬN TÂM AM.

Hôm nay ngày rằmtháng tư, là ngày kiết hạ, phải biết hai ngàn năm trước, trên hội Linh Sơn cũngcó ngày rằm tháng tư kiết hạ. Từ đó cho đến ngày nay, tòng lâm các nơi chẳngtrái lệ cũ. Chín mươi ngày không dây tự trói, nói là cấm túc, nói là an-cư, lạichẳng biết người chân thật học đạo từ một niệm đầu tiên cương quyết liễu thoátviệc lớn sanh tử vô-thường thì "túc" nầy ngay nơi đây liền cấm, hạnầy do đó mà kiết, đem hết năm tháng của trọn cuộc đời làm chín mươi ngày chẳngnhiều, chẳng ít, chẳng bớt, chẳng thêm, để mong cùng việc nầy tương ưng. Về saugọi đó là thời tiết Phật hoan hỷ, Tăng tự-tứ. Bằng chẳng như thế, chỉ muốn bắtchước thường tình thế gian theo quy củ lễ nhạc chẳng dám vượt qua cho là nhậphạ, chẳng những cô phụ Phật Tổ mà cũng vùi chôn chính mình.

Hôm nay chúng ởam hơn mười người, ai cũng biết có việc nầy, chẳng chịu tự cô phụ, tự chôn vùi,huống là ngay lúc pháp nầy vừa đến, thừa cơ hội nầy phấn khởi một tấm lòng chânthật mạnh mẽ không gián đoạn quyết định chẳng lui sụt, chỉ đề khởi một câuthoại đầu vô nghĩa vô vị. Từ một ngày đầu tiên bắt đầu đứng vững gót chân chẳngđược nhúc nhích một chút, kín đáo hạ thủ hướng tới trước, một ngày phải thấycông trình một ngày, một giờ phải thấy ứng nghiệm một giờ. Từ người trên đến kẻdưới cảnh sách lẫn nhau, mài giũa cho nhau, chẳng tạp duyên, chẳng vọng niệm,chẳng theo vật chuyển, chẳng đuổi theo cảnh, chẳng theo quy củ xưa, chẳng cònphép tắc mới, chẳng chán phàm, chẳng mộ thánh, cho đến tất cả đều chẳng làm.Chỉ muốn một cái ấy của mình minh bạch. Hốt nhiên bị ông lạnh lùng thấu thoátmới biết chín mươi ngày là cả cuộc đời, cả cuộc đời chính là chín mươi ngày,cho đến hai ngàn năm trước chẳng khác ngày hôm nay, ngày hôm nay chẳng khác haingàn năm trước, mắt xích liền nhau trọn không gián đoạn, đây là trường tuyểnPhật, tâm không thi đậu về. Ví như chẳng được như vậy thì cái am Thuận-Tâm nầyđâu khác hai hòn núi Thiết-Vi. Đừng cho rằng an-cư vô sự bỏ trôi mùa hạ, biếttrước chí nguyện bình-sanh chẳng toại, ở đây có thể thấy vậy.

Am-chủ gởi thư đến thỉnh lời cảnh sáchcho chúng, lấy đại sự tham cứu thoại đầu, chẳng những chúng-nhân mà am-chủ cũngphải tự chiếu cố.

* * *

Thiền là bổn laidiện mục của các ông, trừ ngoài cái nầy không có thiền nào có thể tham, cũngkhông thể thấy, cũng không thể nghe. Ngay cái thấy nghe nầy toàn thể là thiền,lìa ngoài thiền cũng không riêng có thấy nghe cho mình đắc được. Các ông tụ họpnơi đây, mỗi người riêng có một công án chẳng liễu ngộ chứa ở trong gan phổi,chẳng phải là duyên nhỏ đâu! Trong suốt ngày đêm chớ lầm dụng tâm thì tốt.Người xưa nói: "Tham thiền học đạo là lầm dụng tâm, thành Phật làm Tổ làlầm dụng tâm. Trừ ngoài cái nầy ra, lại làm cái gì mới chẳng gọi là lầm dụngtâm?". Việc nầy hãy gác lại.

Chỉ như các ôngmỗi người trong lòng đều vốn có một bổn cổ-thanh-quy (quyển ghi qui củ xưa),chẳng nên phạm vào lúa mạ người. Như canh năm, khi thiền đường đánh bảng khởitham, chẳng kịp rửa mặt cũng phải theo chúng xuống đất chạy một vòng rồi đợiđại chúng vào thiền đường thì lên tọa cụ ngồi thẳng, hễ nghe bảng khai tịnhđánh thì xếp tọa cụ, đắp ca-sa mang bát đi ăn cháo. Phàm ăn cơm cháo phải xemtrên dưới, chúng mau thì mau, chúng chậm thì chậm để chẳng làm động tâm niệmngười khác. Huống là cử chỉ động tịnh mỗi mỗi đều có oai nghi phải tuân theo,chớ nói ta là người hành đạo đại ngộ chẳng chấp tiểu-tiết; ngặt vì ông chưangộ, đâu thể nói chẳng tuân theo quy củ. Bởi do cái chánh niệm vì đạo chẳngthiết tha vì thế cử chỉ không đàng hoàng cho đến phá phạm luật-nghi, tự mấtchánh-nhân, bị người khinh mạn.

Các ông đây mỗingười hãy tự xét kỹ, như pháp tuần thiền đường, thống thiết vì việc lớn sanh tửchưa được rõ ràng, sợ năm tháng trôi suông, bị người đánh một cái chẳng hỏimình có đau hay không đau đều coi như uống nước cam-lồ, phải phấn khởi dũngmãnh cực lực hướng tới trước, há có thể trở lại sanh giận hờn mà ôm lòng báooán ư? Sanh tử vô thường là một tập quán tai hại muôn kiếp dao cắt chẳng ra,cưa xẻ chẳng đứt. Ngày nay đã chịu bắt đầu phát tâm chân thật, ở cao trên đảnhlạnh lùng, hận chẳng được kéo dài một ngày ra làm mười ngày, đứng vững gót chânđể hạ thủ đi! Hễ thấy mặt trời lặn sau núi thì sanh lòng than tiếc lại qua mấtmột ngày, đạo nghiệp chưa xong, nhãn quang lạc địa (ý nói là chết) rốt cuộc lấygì báo đáp ân Phật Tổ, đàn việt! Đợi chi đến lúc tay chân rối loạn; ngày hômnay lúc bệnh chưa đến thân hãy sớm tìm lấy cái lộn ngược (ngộ) đi!.

Minh Bổn tôi chỗthấy như thế, lại chẳng từng đem việc dây dưa vô ích dạy bảo cho người, chỉthực lòng cho biết như thế từ sự chân thật bảo nhau. Tôi muốn thuận theo lờithỉnh của các ông qua am nói chuyện, vì sa#n có việc đi Tây-Sơn, nên phiềnĐường-Chủ thay thế tôi bạch với chúng. Mọi người hãy tự tham cứu, chớ nên dễdãi. Ước mong mọi người chấn chỉnh tinh thần sớm cầu giải thoát, cũng chẳng choluôn luôn qua sông qua núi tìm nhau, đối với đạo vô ích.

4.KHAI THỊ CHÚNG PHÁT BỔ-ĐỀ-TÂM

Bồ-đề-tâm là tiếngPhạn, ở đây gọi là đạo tâm. Các ông nếu không có tâm hướng về đạo thì ngày nayquyết chẳng chịu đến đảnh núi cao nầy mài đũng quần ngày đêm siêng năng cực khổtham cứu sanh tử. Phải biết cái đạo tâm nầy xa từ nhiều kiếp trước kia đã từngphát khởi, chỉ vì tâm nhiều biếng nhác, ý chạy đuổi phan duyên nên chưa thủchứng. Đến hôm nay cần phải cắt đứt các duyên, thôi dứt muôn lự, chỉ đề khởimột câu thoại đầu sở tham liều mạng một đời giải quyết cho xong, chẳng phải làviệc ngoài bổn phận. Chánh niệm nầy chẳng thể kiên cố miên mật dằng dặc bảonhậm, lại muốn chợt sanh tình vọng, rồi muốn phát bồ-đề-tâm. Đây là hư vọngđiên đảo, mất chánh niệm, hướng ra ngoài tìm cầu, trái ngược với chân-tâm, cùngđạo cách tuyệt. Đừng nói phát bồ-đề-tâm một lần, mà một ngày phát ngàn lần muônlần cũng chẳng bằng một niệm chánh niệm bảo nhậm thoại đầu sở tham. Lại muốntụng kinh, lễ bái, phát lồ sám hối v.v.. đều theo vọng theo tà, há chẳng thấytrong kinh nói: "Nếu người muốn sám hối nên ngồi thẳng niệm thậttướng". Phải biết thật tướng cũng là vô niệm. Chỉ cần ông tin được có việclớn sanh tử, trong suốt ngày đêm đề khởi câu thoại đầu sở tham như cứu lửa cháyđầu là niệm thật tướng vậy. Người huyễn (Ngài Minh Bổn tự xưng) như có một chữdối gạt các ông, tự cam chịu hằng đọa địa ngục rút lưỡi. Xin duyệt-chúng hãynói cho những người muốn phát bồ-đề-tâm biết, nên bỏ ý định đó đi, mà phải dốclòng hành đạo mới đúng!

5.THỊ CHÚNG

Chiều tối hômtrước, Thủ-tọa cùng Duy-na đến am nói gần đến ngày kiết hạ thỉnh tôi nói chuyệnvới chúng. Tôi nhận lời mời thỉnh, hứa hai ba hôm có rảnh sẽ qua am uống chéntrà cùng nhau nói chuyện giây lát để cảnh sách nhau. Chẳng ngờ mưa tầm tã mấyngày liên tiếp, đường sá trơn trợt bất tiện. Qua đến ngày 12 thì nhân sự hainúi rộn ràng, giao tiếp như thế chẳng toại lòng tránh xa của người huyễn nầy.

Tôi nghĩ rằng,đại chúng của cả thiền đường đều là hàng lão-tham, lúc bình thường đến gõ cửachưa từng có ai chẳng đem việc trên bồ đoàn tham vấn, thì đâu có lấy kiết hạgiải hạ làm thời tiết hành đạo. Nếu nói về chí lý, lúc bắt đầu mới phát tâmhướng về đạo, hạ nầy đã từng kiết rồi. Trong suốt ngày đêm khán câu thoại đầuvô nghĩa vô vị chưa được liễu ngộ tức là thời gian ở trong hạ. Hai ba mươi nămthôi thúc đến chỗ tình thức tiêu hết, hốt nhiên mãnh tỉnh (ngộ) được cái ấy,tức là lúc giải hạ, ngày tự-tứ. Há chỉ lấy có chín mươi ngày làm hạn ư?

Tham thiền chẳng linh nghiệm, thườngthường chỉ là tâm trộm cắp chưa chết, vì thế năm tháng trôi suông, chứ khôngphải bệnh nào khác. Nếu tâm trộm cắp nầy chết ở ngày hôm nay thì ngày hôm nayliền tương ưng, chết ở ngày mai thì ngày mai bèn tương ưng.

Cái gì là tâm trộm cắp?

Hễ lìa câu thoạiđầu sở tham ra, riêng thấy có tự kỷ, là tâm trộm cắp; ngoài cái tự kỷ thấy cónhân, có ngã, là tâm trộm cắp; lúc tham được thuần thục biết thuần thục, ấy làtâm trộm cắp; lúc tham chẳng thuần thục biết là chẳng thuần thục, ấy là tâmtrộm cắp; lúc thấy có hôn trầm tán loạn, ấy là tâm trộm cắp; lúc chẳng thấy cóhôn trầm tán loạn, chỉ có câu thoại đầu sở tham cùng nghi tình giao kết chẳnggián đoạn, ấy là tâm trộm cắp; hễ ở chỗ khán thoại đầu chợt sanh một niệm biết,bất luận là phàm, là thánh, là chân, là ngụy, nói chung đều là tâm trộm cắp;bỗng có người linh lợi hướng vào chỗ tôi nói để đàm luận dẫn chứng giúp cho mộtcon đường là đạo, là lý, là kiến, là văn, đều cho là chẳng dính dáng đây làtrong tâm trộm cắp thêm tâm trộm cắp, Phật cũng chẳng thể cứu chữa. Chỉ cần hếtđược những tâm trộm cắp, chỉ thế ấy y bổn phận nắm chắc câu thoại đầu sở thamnhư tượng gỗ tượng đất, như người chết có hơi thở, ngoài chẳng thấy có đạichúng, trong chẳng thấy có tự kỷ, lạnh băng băng, tuyệt kiến văn, như vậy giữđi, lâu ngày sẽ được tâm không thi đậu về.

Viết dối mấy lời nầy để đền lại lời hứauống trà nói chuyện trong am. Minh Bổn tôi qua núi tránh nhân sự mấy ngày,chẳng nên tìm hỏi dấu huyễn ở chỗ nào. Dẫu cho tìm thấy cũng không cùng nhaunói chuyện. Mong Thủ-tọa, Duy-na bạch cho chúng biết.

6.KHAI THỊ THIỀN NHÂN CHÁNH VĂN

I. Bổn phận của người xuất gia phải đắc tọa phi y (có chânthật tu hành) mới đáng thọ nhận Trời người cúng dường.

Trong kinh nóitọa nghĩa là các pháp không, nói y tức là nhu hòa nhẫn nhục. Thiền Tông nói tọatức là một niệm chẳng lui sụt, nói y nghĩa là ngộ suốt tự tâm, chẳng mang nhánhlá. Ví như chẳng được như vậy thì sợi chỉ giọt nước chắc chắn phải bồi thườngcho thí chủ. Phật Tổ thưở xưa mắt chẳng nỡ thấy, nên khai mở pháp môn cam lồnầy, chẳng phải cầu an dật, cũng chẳng phải cầu nhàn tản, cũng chẳng phải cầucao thượng việc ấy để được nổi danh, chẳng phải cầu tích tụ của cải cho nhiềuđể mưu toan lợi lộc một cách xấu xa. Người xưa ba y một bát, ngoài ra đều coilà vật thừa phải luôn luôn thuyết tịnh (giao cho người khác) mà chẳng cất chứa.Chỉ thanh bần tự luyện lọc chẳng dám phạm vào lúa mạ, động tâm niệm của ngườikhác, kín đáo dẹp bỏ vọng tình, sâu vào thiền vị thì biện luận giỏi thấy dườngnhư câm, rất khéo thấy dường như vụng, thề ở dưới muôn người, chẳng cao hơn mộtngười. Khiêm tốn hạ mình chẳng ỷ vào sở trường của mình mà xem thường người khôngcó khả năng. Chỉ sợ một niệm chẳng đặt nơi đạo, chẳng khắc kỷ, chẳng lợi vật,chẳng tham cứu tâm. Chánh niệm tham học luôn luôn cố gắng, chẳng đến chỗ ruộngđất của người xưa thì dầu có gặp cảnh thuận chẳng biến, cảnh nghịch chẳng đổi,ắt hy vọng sau nầy vượt lên cao, đến chỗ xa. Được như vậy thì suốt đời chẳngđộng mà cũng được dạo đi khắp nơi, cũng được đều không gián đoạn.

Thiền nhân Chánh-Văn viết thư đến cầulời cảnh sách. Tôi thuận tay viết vài lời khai thị. Nếu thật có thể chẳng tráilời nầy ắt chẳng nhục cái danh người tham thiền.

II. Người xưa học đạo có linh nghiệm làvì tâm trộm cắp chết hết.

Tâm trộm cắp cònmột mảy lông chết chẳng hết thì muôn kiếp không có lý tự thành. Nói thẳng ra,chết được một phần tâm trộm cắp thì học được một phần đạo, chết được tâm trộmcắp năm phần thì học được năm phần đạo, tâm trộm cắp hoàn toàn không thì toànthể là đạo; bởi vì sự chướng đạo của tâm trộm cắp giống như bụi bặm che mất ánhsáng của gương.

Người thời nay chỉ biết có đạo để thànhmà chẳng biết có tâm trộm cắp nên hết. Hoặc tâm trộm cắp chưa hết mà muốn đạođược thành, khác gì ngồi ở trong nước mà muốn đừng ướt, xưa nay trong thiên hạkhông có lẽ đó.

Thuở xưa, hòathượng Vĩnh Minh thống thiết nói: "Tình sanh trí cách, tưởng biến thểthù", nghĩa là: tình cảm nổi dậy thì trí huệ bị che lấp, tư tưởng biến đổithì thân thể cũng theo đó mà biến dạng, khiến công án sa#n sàng, của báu giatruyền chẳng được thọ dụng. Tình sanh tưởng biến tức là biệt danh của tâm trộmcắp mà tôi vừa nói. Muốn cho bất cứ lúc nào tình chẳng sanh, bất cứ chỗ nàotưởng chẳng biến thì cần phải thật đem việc lớn sanh tử để ở trong lòng lấp bítý căn, tình vừa muốn sanh thì bị nó ngăn, tưởng toan muốn biến liền bị nó đoạt.Ông nếu chẳng thiết tha vì việc lớn sanh tử, ở trong lòng khán câu thoại đầuquyết cầu ngộ chứng mà chỉ một bề đè nén cho tình tưởng kia chẳng sanh chẳngbiến, khác chi người dã chết mà còn muốn thở ra hít vô để làm gì!

Người xưa cónói: "Tham thiền không bí quyết, chỉ cần sanh tử thiết". Lời nầy thậtthông suốt cả ba đời, là cội gốc lớn của sự học đạo. Ví như chẳng lấy sanh tửvô thường làm trách nhiệm nặng nề của mình, nằng nặc muốn hiểu thiền, hiểu đạo,mà tham cứu việc nầy, thì giống như bảo người tịch cốc đi cấy trồng mà chẳngbiết đó chẳng phải là việc của họ.

Bậc tiền bối bamươi năm, năm mươi năm chí càng bền, niệm càng thiết, hạnh càng siêng và chẳngchịu có chút gián đoạn, chẳng phải do thầy bạn cảnh sách, tòng lâm khuyếnkhích, ngôn thuyết chỉ bày, phương tiện khuyến tấn mà được như vậy. Mà bởi cộigốc của các ngài chỉ là một cái chí nguyện thống niệm sanh tử chưa giải quyếtxong. Giả sử đời nầy chẳng xong thì đời nào mới xong! Niệm tấn đạo nếu tự chẳngchân thật thiết tha, dẫu Phật Tổ có thần dị đổi phàm thành thánh, khiếnA-La-Hán khởi tham sân si, tuy cố mà làm đó, quyết chẳng thể lâu được.

Có người vì muốn hiểu đạo mà học đạo, màkhông phá được cảnh duyên phù huyễn nổi trước mắt, lại bị cảnh duyên đó làm chovọng niệm khởi lên chẳng dừng. Vọng niệm đã khởi thì dầu sức học đạo như núigò, sẽ thấy có ngày bị vọng niệm làm hại. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Cuồng tâmnên ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức bồ đề". Cái gì là cuồng tâm? Hễ ngoài việcthống niệm sanh tử, đề câu thoại đầu sở tham ra, dù có làm trăm ngàn điều siêuviệt thế gian, đều chẳng khỏi bị chê là cuồng tâm.

Tổ Thiếu-Lâm nói: "Ngoài dứt cácduyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách, có thể vào đạo". Nhưng"vào đạo" gác lại. Tâm nầy có từng như tường vách hay chưa? Nếu chưamà mong muốn nhập đạo, đó là điều chẳng tự xét.

Tham thiền cả một đời chẳng ngộ, học đạocả một đời chẳng rõ, chỉ cần chẳng dễ dàng buông bỏ cái chánh niệm nầy để thamđể học thì chắc chắn có ngày đến được chỗ cùng tột. Nếu bỏ chánh niệm nầy vọngđem thức tình xuyên tạc, lấy lời người khác làm kiến giải của mình, dẫu hiểuhết cổ kim, tọa đoạn (quét sạch) Phật Tổ cũng đều là dối trình cuồng kiến, tựmang tội lỗi, chẳng phải là điều của người chân thật học đạo làm.

Thiền-nhân Văn gửi thư đến cầu pháp thamthiền, nhân lúc không có khách đến, thuận tay bất giác viết dây dưa như thế,ông như có chí thì lời nầy của tôi cũng chẳng hóa ra vô ích. Hãy cố gắng lên!

7. KHAI THỊ THIỀN NHÂN KHẢ ÔNG NHIÊN Ở HẢIĐÔNG

I. Núi sông đất đai chẳngngại nhãn quang, sáng tối sắc không qui về tự kỷ. Cử tâm động niệm chẳng phảingười khác, thấy sắc nghe tiếng xưa nay sẵn sàng. Nay tự chẳng về, về liềnđược, Cảnh đẹp quê hương có ai tranh.

Những lời nói nầy, người có chút thông minh nghe qua đều biết có. Dầu cho ôngghi nhớ được nhiều, nói được thông thuộc, đối với sanh tử tình vọng của chínhmình muốn hoàn toàn quét sạch thì xiết bao xa cách như trời với đất. Hiện nay ởbên bờ sanh tử, mở to đôi mắt giữa ban ngày, đối thanh đối sắc, gặp thuận gặpnghịch, hễ có một niệm khởi diệt càng thấy quét sạch chẳng nổi, mà dẫu cho đốivới thị phi thuận nghịch mỗi mỗi đều quét sạch được, cái biết quét sạch ấy cũnglà lấy trò đồng bóng làm chủ tể, mà sống theo nhà ma quỷ, có dùng được gì!

Hiện nay nhiều nơi dạy người tham thiền phần nhiều chỉ tham những loại thiềnnầy, chỉ quý thuyết thông, chẳng cầu tâm ngộ. Nếu cái tâm chí linh này chẳngtừng hướng lên trên ruộng đất chân thật triệt ngộ một phen, mặc cho ông lấy cáitư chất thông minh hướng vào trong bụng Thích Ca, Đạt Ma cho đến Lâm Tế, ĐứcSơn nhất thời chạy qua trăm vòng, ngàn vòng thấy suốt tim phổi, cũng chính làsi cuồng chạy ở bên ngoài vậy.

Người chân thật có chí vì sanh tử, hẳn chẳng chịu đạp bước vào lối mòn nầy. Chỉnắm lấy một câu thoại đầu sở tham vô nghĩa vô vị đó liền tại trước mắt tương tựnhư người chết. Duy có một cái tâm chân tham thật cứu, không khởi một chút vọngtưởng muốn hiểu thiền, hiểu đạo. Giả sử chính ngay lúc tham, Thích Ca, Di Lặcđem hết tam muội đổ trút vào bụng ông, ngay lúc ấy ông phải mửa ra hết, tìnhnguyện suốt đời chẳng hiểu Phật pháp, quyết chẳng ở trước khi chưa ngộ vọng đemý thức hướng vào sự kỳ-đặc của người khác lập bày, thấm lấy một điểm vào trongtâm thức, đó là đàm dãi con chồn (*) hay khiến cho người ta mắt thấy hoa đốmgiữa hư không, si cuồng chạy bên ngoài, không giúp được gì cả! Ông nếu tham đếntrăm năm sau rõ ràng ở dưới thân mình không có chỗ xu hướng, chính là người tốtthanh tịnh bậc nhất. Ông chỉ cần lòng tin chẳng lui sụt, đời sau quyết định ôngcó cái thời tiết chân chánh ngộ đạo. Ông nếu muốn gấp hiểu thiền, thì ngay cáigấp nầy chính là hướng vào trong lưới luân hồi rồi vậy. Ngài Qui Sơn nói:"Tông nầy khó được cái chỗ sâu mầu nhiệm của nó, rất cần phải kỹ lưỡngdụng tâm".

Lão huyễn (Ngài Minh Bổn tự xưng) nói như thế chỉ muốn người quyết liễu việclớn sanh tử, chẳng muốn người chỉ lo đem tâm thức hướng lên con đường nghĩa lýxuyên tạc cổ kim. Ông nếu vượt qua sanh tử chẳng nổi, phải bước chân nhằm vàothực tế như vậy mà đi! Ông nếu chỉ muốn hiểu Thiền, Phật cũng chẳng giúp gì choông được.

Khả-Ông cầu cảnh sách, lão huyễn viết như thế.

II. Người xưa nói: "Thần quang chiếu khắp (kiến tánh)là đạo quý nhất của muôn đời, vào cửa nầy rồi, chớ còn tri giải".

Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Tri kiến lập tri tức gốc vô minh, tri kiến vôkiến tức là niết bàn".

Từ xưa chư Phật, chư Tổ quét sạch tri giải của người học chẳng phải là vô cớ.Bởi vì đạo nầy là pháp môn nhất-tướng bình đẳng, dày như đất đỡ nâng, rộng nhưtrời trùm khắp, không có chỗ nào cho ông đặt tâm, không có chỗ cho ông để ý,không có chỗ cho ông ra sức, nhẫn đến không có chỗ cho ông ngồi, chỉ quý trướclúc chưa đi ỉa (chưa ngộ), xa được liền hành, vừa muốn nghĩ suy thì chẳng dínhdáng.

Người thời nay thấy nói như thế, liền đem ý thức ra lãnh hội, rơi vào tronglưới tri giải, chẳng cầu cái ngộ chân chánh. Ông nếu chẳng từng chân chánh nhắmdưới gót chân rõ ràng khai ngộ một phen thì mặc cho ông đem hết những ngữ ngôntương tự trong Truyền Đăng Lục dùng tâm ý thức gánh vác, y theo người khác đểhiểu, luôn luôn nói: "Việc nầy xưa nay đầy đủ, Phật cùng chúng sanh nguyênkhông thiếu kém, bình thường mặc áo ăn cơm đều là tam muội sẵn sàng, ông muốnđem tâm riêng cầu Phật pháp, trở thành thịt da lành lặn, khoét thành vếtthương". Nói được cũng tương tợ, ngặt vì ông chưa hướng vào chỗ tình quên,thức hết mà ngộ. Vì ông chưa ngộ nên nói càng gần thì thức tình càng mạnh. Nếulà người muốn rõ việc lớn sanh tử thì chẳng chịu khi chưa ngộ lầm giữ lấy trigiải, lầm hiểu Phật pháp. Bất cứ lúc nào cũng chỉ nắm lấy câu thoại đầu vônghĩa, vô vị để tham, tương tợ như gậm một thanh sắt sống. Sáng gặm chẳng đứt,chiều gặm nữa; năm nay gặm chẳng đứt, sang năm gặm nữa; càng gặm chẳng đứt thìkhông ngừng gặm, chẳng chịu bỏ ngang. Nói gì ba mươi năm, năm mươi năm, gặm đếnchỗ cùng cực, thì có thời tiết đứt gãy. Chỉ cần có lòng tin kiên cố chẳng đổichẳng dời, muốn gặm đứt thì đâu có lẽ nào không xong việc lớn. Chỉ vì cái chánhniệm hướng đến đạo của ông chẳng kiên cố chẳng miên mật, chưa từng đặt chânvững chắc lên câu thoại đầu sở tham nên ngẫu nhiên thấy người nói tương tợBát-Nhã lại đem tâm học giải. Nếu như còn giữ những thứ kiến giải lầm lạc nầymà muốn chân chánh ngộ-minh, ấy là đi sụt lùi mà muốn tiến tới trước, không cólý nầy vậy.

Thủ-tọa Khả-Ông mang tư chất thông minh, có chí lớn quyết liễu thoát sanh tử,ban đầu vô cớ rước lấy một thứ tương tợ tri giải. Hơn ba năm ở núi, gần đây mớitin được nổi và chẳng bị tri giải làm mê hoặc. Nay khởi niệm nhớ cố hương, lậpchí lớn nguyện hết những năm về chiều ra sức tham cứu đến chỗ cùng tận sâu xađể mong chánh ngộ. Ông lại viết thư xin lời cảnh sách, do đó tôi dẫn lời trướcđể dạy ông. Còn có một câu sau cùng hai tay xin trao gửi:

Phải nên chỗ ngộcầu siêu việt,

Chớ nhằm bênnghe, giữ kiến tri.

Hãy nhớ lấy! nhớlấy!

GHI CHÚ

(*) Đàm dãi con chồn là thuật ngữ của Thiền Tông, ám chỉlời nói của bọn thiền sư giả mạo nói được mà làm không được.

8.KHAI THỊ THỦ TỌA LINH TẨU CỒ

Tham thiền phảigiải quyết xong cái nghi tình sanh tử. Cái nghi nầy đã giải quyết, thì tất cảthị phi sai biệt đồng thời đều giải quyết. Đã giải quyết xong như thế mới biếtxưa nay không một vật. Ở chỗ không một vật cũng không có người nghi, cũng khôngcó người sanh tử, cũng không có người giải quyết, cũng không có người nhận lờinói như thế, tất cả đều thâu về tự kỷ, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, pháptánh xưa nay bình đẳng. Đến chỗ này còn nói có một tí ti như vi trần là Phật,là pháp, là thiền, là đạo đều rơi vào vọng duyên. Thiền đạo, Phật pháp còn làvọng thì há nghi cùng chẳng nghi chẳng phải là vọng ư?

Ông nếu thậtchưa từng hướng về tự kỷ triệt ngộ một phen thấu suốt nguồn đáy, bèn hướng vàotrong tâm trần lao hư vọng phóng túng sanh ra vọng kiến, lấy câu: "bổn laivô nhất vật" của người khác, dùng tình ý thức hòa hội suy tính rồi nóikhông có tam giới để ra, không có niết bàn để chứng. Nói được cũng tương tợ,song chỉ là lời nói thôi, nên đều trở thành vọng kiến; tính đem vọng kiến đểthoát sanh tử thì có khác nào ôm củi chữa lửa, lửa càng cháy mạnh, thật là vôlý.

Ông nếu chânthật muốn hạ thủ công phu, trước tiên đem cái việc lớn sanh tử vô thường đặt ởtrong lòng không cho có chút gián đoạn chỉ đề một câu thoại đầu, hết một báothân nầy hướng thẳng tới trước đi. Điều thiết yếu là chẳng được nghĩ trước tínhsau, hạ thủ công phu được, cũng như thế ấy hạ thủ, hạ thủ công phu chẳng được,cũng như thế ấy hạ thủ. Lâu ngày chẳng thay chẳng đổi, công phu thuần thục,việc hay giỏi đều quên, các vọng đều tiêu, bất giác bất tri ngộ nhập.

Công phu có thuần thục hay không thuầnthục, nghi tình có khởi hay không khởi. Người xưa nói: "Tham thiền khôngbí quyết, chỉ cần sanh tử thiết". Một cái tâm vì việc lớn sanh tử nầy củaông chí thiết chí chân, chỉ từ trên cái tâm chân thiết đều là nghi tình, tựnhiên chẳng cần buông bỏ hay bày đặt. Làm lâu ngày, cái tâm thiết tha vì sanhtử chẳng gián đoạn thì đầu đuôi xâu suốt, thì còn có pháp nào có thể làm chướngngại!

Cái chánh niệm vì sanh tử của ông chẳngchân chẳng thiết, chỉ lo cố đề thoại đầu khởi mạnh nghi tình, quyết định chẳngthể khai ngộ. Hễ cố được một lúc thì nghi được một lúc, cái tâm cố làm đó thốimột chút thì nghi tình cũng theo đó mất luôn.

Chỉ cần ở chỗcông phu chẳng thuần thục, chẳng nên cố khởi nghi tình, chỉ cần đem sanh tử vôthường suy nghĩ một bận xem, thấy đến không biết phải làm sao, không có phươngtiện có thể phá trừ, duy có một câu thoại đầu. Lại mạnh mẽ đề khởi cùng nó hạthủ đi, hạ thủ được, cũng như thế ấy hạ thủ, hạ thủ chẳng được, cũng như thế ấyhạ thủ. Hạ thủ đến chỗ chẳng biết làm thế nào, bèn là lúc công phu thuần thục,cũng chẳng nên nghĩ là thuần thục, chỉ đầu đuôi nối nhau hạ thủ đi! Hạ thủ nhưthế mà chẳng triệt chứng thì thật vô lý!

Nói khó nói dễđều do người đó dùng sự suy lường của mình mà phân biệt, chứ thật ra tuyệtkhông có khó dễ. Như Đức Sơn thấy thổi tắt cây đuốc, liền lãnh hội, Linh Vânthấy hoa đào, ngay khi ấy lãnh hội. Cơ duyên như thế là dễ hay khó. Phải biết ởtrên phần của Đức Sơn, Linh Vân là dễ, ở trên phần người khác thì chẳng phảidễ. Ông nếu chẳng lấy việc lớn sanh tử làm nhiệm vụ nặng nề của mình, quyết ýtham vấn nguyện cầu chánh ngộ, dẫu cho đem 1700 công án, mỗi mỗi chú giải đểcho ông hiểu, có thể nói là dễ đấy. Song chẳng biết hiểu lời nói là dễ, thấuđược sanh tử tình vọng kia thì khó đó lại khó. Chỉ cần tin được một câu thoạiđầu liên tục tham cứu, cũng chẳng cần hỏi là dễ hay khó. Lâu ngày tâm tánh sángsuốt thì khó cùng với dễ chẳng cần phải nói.

Chữ"KHÔNG" và "Sau khi chết, thiêu rồi, cái gì là tánh của ta"đã là hai lớp, dù tôi có chỉ ông thoại đầu thì chẳng xiết lộn xộn, công phucàng thấy đa đoan. Hôm nay ông chỉ cần đem hai câu thoại đầu kể trên xem câunào được thuần thục hơn, rồi chỉ lấy một câu khán được thuần thục đó, đứng vữnggót chân, cứ như thế một niệm muôn năm hạ thủ đi. Hạ thủ không ngừng, một chỗthấu thì ngàn muôn chỗ đồng thời thấu. Hạ thủ đến chỗ quên cả mê ngộ, mất hếtthánh phàm, nhìn lại thấy 1700 công án đều là lời nói dư, chỉ là mạt vàng làmloà mắt mà thôi. Hãy kỹ lưỡng, hãy kỹ lưỡng!

Ba năm nay, tôi không viết chữ cũngkhông nói chuyện với người, vì ông từ xa đến hỏi, bất giác nói dây dưa như thế.

9.KHAI THỊ THỦ TỌA UYÊN ở HẢI ĐÔNG

Trên công phunói khởi nghi tình, phải biết nghi tình vốn không có những việc chỉ bảo truyềnthụ, cũng không có hình dạng, cũng không có tri giác cũng không có cán nắm,cũng không có xu hướng, cũng không có phương tiện, cũng không có tạo tác an bàiv.v... lại không riêng có đạo lý có thể sắp đặt chỉ bảo được để làm cho ôngkhởi nghi.

Chỗ gọi là nghiđó, chỉ là một việc lớn sanh tử ngay nơi bản thân ông chưa từng sáng tỏ, chỉnghi việc lớn sanh tử nầy vì sao từ vô lượng kiếp đến nay trôi lăn mãi đến ngàyhôm nay là cái lỗ mũi nào. Lại vì sao từ ngày nay bị trôi vào tận đời vị lai,quyết định có ngày nào xong? Chỉ cái nầy là chỗ nghi. Từ xưa Phật Tổ đều từ cáinghi nầy nghi mãi chẳng thôi tự nhiên đường tâm bặt, tình vọng tiêu, tri giảihết, năng sở quên, bất giác hốt nhiên tương ưng, tức là thời tiết của nghi tìnhvỡ.

Người xưa cũngchẳng từng đi khán thoại đầu, tham công án, lên bồ đoàn làm hình thức, mà chỉthiết tha ở trên việc lớn sanh tử khởi nghi, đi ba ngàn dặm, năm ngàn dặm tìmgặp thiện tri thức, chưa kịp cởi giày cỏ đã liền nói ngay: "Con vì việclớn sanh tử, vô thường nhanh chóng". Ngàn người, muôn người đều như thế, xuấtgia như thế, hành cước (du phương) như thế, cầu thiện tri thức như thế, học đạonhư thế, chẳng làm cái việc thứ hai nào khác, giả sử có cũng chẳng làm.

Từ đời sau đếnngày nay, dưới Thiền Tông chẳng nên có những lời dây dưa phổ biến, thườngthường chân chưa bước vào cửa đã bị một thứ ngữ ngôn nầy dẫn dụ đem đi vàotrong hang ổ dây dưa trói buộc, gọi là Phật pháp, gọi là Thiền đạo, bị cuốn vàotrong lưới tri giải chẳng được xuất đầu, chỉ thêm đa văn là sở tri chướng, đốivới đạo chẳng từng có chút dính dáng. Các bậc tôn túc gần đây chẳng nỡ thấytrong tùng lâm có một tệ bệnh nầy, chưa đợi ông mở miệng, chỉ đem một câu thoạiđầu vô nghĩa vô vị quăng ra trước mặt người học, chỉ muốn ông buông bỏ tất cảthân tâm, thế giới, các duyên tạp niệm và thiền đạo, Phật pháp, ngữ ngôn, văntự v.v...Chỉ dạy ông hướng lên trên câu thoại đầu nầy khởi đại nghi tình thamcứu đi!

Chính ngay lúctham cũng chẳng phải muốn rõ Phật pháp mà tham, cũng chẳng phải muốn hiểu thiềnđạo mà tham, cũng chẳng phải muốn cầu tất cả tri giải mà tham. Chỗ dụng tâmtham chỉ là chính mình có cái việc lớn sanh tử vô thường mà không biết làm sao?Vì thế tham đến chỗ thoại đầu vỡ thì việc lớn sanh tử cũng theo đó đều vỡ. Chỗviệc lớn sanh tử rõ thì tất cả ngữ ngôn văn tự cũng theo đó đều rõ. Ngoài sanhtử ra, không riêng có thoại đầu. Ngoài thoại đầu ra không riêng có sanh tử.

Từ xưa cổ nhânchỉ nghi sanh tử mà liễu ngộ đạo, người thời nay chỉ nghi thoại đầu mà liễu ngộđạo. Cái việc khởi nghi tình dường như có khác, nhưng cái đạo ngộ kia thật khôngxưa không nay, không tạp không khác.

Chính đương lúcnghi thoại đầu cũng chớ cầu phương tiện, cần phải tin tham thiền không cóphương tiện; cũng chớ cầu xu hướng, phải biết tham thiền không có xu hướng;cũng chớ cầu cán nắm, phải biết tham thiền không có cán nắm. Nói phương tiệnthì câu thoại đầu là phương tiện, câu thoại đầu là xu hướng, câu thoại đầu làcán nắm. Chỉ cần tin được nổi, dựa được ổn. Đời nầy tham câu thoại đầu, quyếtđịnh phải ở trên câu thoại đầu nầy thấu triệt, như chưa thấu triệt cũng khôngsao, chỉ vì tự mình thiếu sự gan dạ, thiếu sự kiên cố, thiếu sự bất thoáichuyển, thiếu niềm tin và sự nắm chắc mà thôi. Chỉ cần nắm được chánh niệm thamcâu thoại đầu cho chắc, cũng đừng để ý đến hôn trầm tán loạn, cũng đừng để ýđến động tịnh nói nín, cũng đừng để ý đến sanh già bệnh chết, cũng đừng để ýđến khổ vui thuận nghịch, cũng đừng để ý đến thành tựu hay chẳng thành tựuv.v... cho đến trừ cái chánh niệm tham câu thoại đầu nầy ra,dẫu cho tam thế chưPhật, lịch đại Tổ Sư đồng thời hiện ra trước mặt đem pháp yếu vô thượng đệ nhấtnghĩa đế trút vào trong bụng ta, cũng cần phải lập tức mửa ra, và cũng đừng đểý đến các Ngài. Bởi vì việc nầy chẳng ở trên Phật Tổ, chẳng ở trên cảnh duyên,chẳng ở trên văn tự, chẳng ở trên tri giải, chỉ ở chỗ tột cùng là ông tin đượcviệc lớn sanh tử vô thường. Vì chẳng biết phải làm sao để giải quyết vấn đềsanh tử nên phải tham thoại đầu của cổ nhân. Trừ một cái niệm tham thoại đầucủa cổ nhân nầy ra còn muốn hướng vào trong một niệm thứ hai tìm kiếm thì giốngnhư vạch sóng tìm nước vậy. Cổ nhân nói :"Mật ở bên ông". Và đâu từngcó một pháp cho người để thấy nghe, để nắm giữ. Hôm nay dạy ông khán câu thoạiđầu đã là bất đắc dĩ rồi. Nếu ngoài câu thoại đầu nầy ra, lại suy nghĩ tínhtoán càng không dính dáng. Lâu ngày, về sau công phu thuần thục, thời tiết đến,nghi tình vỡ. Phải biết nghi đó, tham đó cho đến cùng câu thoại đầu quy về tựkỷ, lại không có một pháp có lý lẽ, cũng không có một pháp là liễu hay chẳngliễu, cho nên trong Kinh nói: " Sum-la vạn tượng, một pháp sở ấn ".Chỉ một pháp cũng không có chỗ tìm, há có câu thoại đầu ư? Chỉ cần tin nhận,quyết chẳng gạt nhau.

Thiền nhân Uyên ở Hải Đông hằng ngày ởtrong tăng đường, nhân khán thoại đầu chưa xong, viết thư cầu chỉ dạy, tôi viếtvài lời đáp ông như thế.

10KHAI THỊ THIỀN NHÂN VÔ ĐỊA LẬP

Bốn chữ"hồi quang phản chiếu" là cảnh giới độc thoát phàm tình, siêu nhậplãnh vực đại ngộ. Ông công phu chưa tới chỗ nầy thì quang làm sao hồi, chiếulàm sao phản. Ông nếu chưa chân chánh ngộ minh hễ có lý để hồi để phản đều làtự dối. Vì ngộ đến chỗ triệt thì tâm quang chẳng đợi hồi mà tự hồi, giác chiếuchẳng đợi phản mà tự phản. Vì không có đối đãi nên cũng không có quang để hồi,cũng không có chiếu để phản, ấy là nhất hạnh tam muội. Từ xưa, Phật Tổ đều nhằmvào chỗ nầy đặt gót, chứ chẳng phải chỗ ý thức tình vọng có thể đến.

Hiện nay có mộtbọn người ngu si ở chỗ vắng lặng thâu cái thấy nghe tuyệt kiến văn tương tợ nhưgỗ đá, gọi là hồi quang phản chiếu, chiếu như thế ấy ba mươi năm,niệm niệm muốnthoát sanh tử chẳng được.

Chỉ cần mạnh mẽđề khởi câu: "Triệu Châu vì sao nói chữ "KHÔNG?? ngày đêm tham cứu,đi cũng nghi, ngồi cũng nghi. Chính đương lúc khán như thế, điều thiết yếu làchẳng được tưởng là hồi quang phản chiếu. Chỗ tham cứu chẳng được, chính là lúctán thân bỏ mạng. Lâu ngày thuần thục hốt nhiên khai ngộ, chẳng từng tự biết màhồi quang phản chiếu hoàn tất vậy. Nếu còn cho là hồi quang phản chiếu thì vẫny như xưa, chưa được ngộ.

Thiền nhân Vô-Địa-Lập cầu lời cảnh sách,tôi viết như thế.

11.KHAI THỊ THƯỢNG CHỦ PHÙ

Như nói trong 24tiếng đồng hồ làm chủ chẳng được, chẳng biết lìa câu thoại đầu sở tham nầy ra,lại gọi cái gì làm chủ? Phải biết chính câu thoại đầu nầy là chủ của ông. Chỉcần thường khiến cho câu thoại đầu sở tham nầy chẳng lìa tâm niệm, ấy là làmđược chủ, cũng chẳng nên nghĩ là làm được chủ. Ý của người xưa trước kia chẳngtừng nói đến "làm chủ", như Tổ Qui-Sơn nói: "Có làm chủ tể chớtheo nhân tình" là lời nói tạm thời sách phát sự tinh tấn cho người, chứchẳng phải đạo.

Lại nói ở trên hôntrầm, tán loạn, thị phi, nghịch thuận khán thoại đầu. Lời nầy không có đạo lýkhó hiểu, chỉ tại ông hiểu chẳng được, cố sanh tri kiến. Như đang khi khánthoại đầu chợt các cảnh hôn trầm, tán loạn, thuận nghịch hiện tiền thì phảiphấn chấn tinh thần hướng vào trong hôn trầm, tán loạn khán, lâu ngày hôn trầm,tán loạn, tình vọng thuận nghịch tự tiêu. Có người thấy các cảnh hôn trầm, tánloạn, thuận nghịch nầy hiện tiền bèn sanh nghi, rồi lầm cho rằng chắc còn cóphương tiện nào khác để trừ khử các thói quen hôn trầm, tán loạn v.v...Lại đổlỗi cho căn khí, túc nghiệp, các thứ cảnh duyên, vừa khởi tâm nầy thì ở trênhôn trầm, tán loạn chồng thêm hôn trầm tán loạn, ở trong thuận nghịch lại thêmthuận nghịch. Vì thế dạy ông lúc hôn trầm tán loạn chỉ ở trên hôn trầm tán loạnkhán, cũng chẳng phải có vật gì khác để khán, cũng chẳng phải khán hôn trầm,tán loạn là vật gì? Cũng chẳng dạy ông ở trong hôn trầm tán loạn, thuận nghịchv.v... tìm cái lỗ mũi nào khác. Chỉ dạy ông ở trên hôn trầm, tán loạn v.v...chỉđề khởi thoại đầu tự khán, hằng chẳng buông bỏ, cũng chẳng vọng khởi niệm thứhai phân biệt đây là hôn trầm, tán loạn, thuận nghịch v.v..., đây chẳng phải làhôn trầm, tán loạn, thuận nghịch v.v...Hạ thủ công phu chỉ cần ngộ thoại đầu,chẳng cần ông bài trừ hôn trầm, tán loạn v.v...Ông chỉ cần thống thiết nghĩ đếnviệc lớn sanh tử vô thường, đơn đề một câu thoại đầu khởi lên đại nghi tình đểcầu chánh ngộ. Hễ niệm sanh tử thiết tha thì tự nhiên thoại đầu miên mật. Ở chỗkhán thoại đầu miên mật, hôn trầm tán loạn tự nhiên chẳng hiện. Lúc hạ thủ côngphu thấy có hôn trầm tán loạn v.v...tức là cái niệm vì sanh tử của ông chẳngthống thiết, niệm khán thoại đầu chẳng miên mật.

Lại nói ở trênthoại đầu khởi nghi tình sợ rơi vào suy nghĩ. Nói vậy là sai rồi. Người xưa chỉvì việc lớn sanh tử chưa giải quyết, hai ba mươi năm đi ba ngàn dặm, một muôndặm, gặp thiện tri thức liền thưa: "Con vì việc lớn sanh tử", chứ đâutừng khán thoại đầu, khởi nghi tình. Tuy chẳng khán thoại đầu, khởi nghi tìnhmà cái tâm vì việc lớn sanh tử chưa giải quyết, chính là chỗ nghi của ngườixưa.

Người tham họcthời gần đây có cái khổ là chẳng lấy sanh tử làm việc lớn, lại còn thêm ngữngôn rườm rà của Thiền Tông càng nhiều, khiến cho người học chưa bước vào cửa,trước đã lấy sự ghi nhớ ngữ ngôn làm sự nghiệp, khiến cho cái chánh niệm vìsanh tử bị ngăn cách. Cho nên các bậc tôn túc thời gần đây bất đắc dĩ đem câuthoại đầu vô nghĩa vô vị ném vào trong ruộng bát thức của ông, bảo ông bỏ đitất cả tri giải, chỉ hướng vào chỗ chưa hiểu của câu thoại đầu nghi đi. Cáinghi tình như đụng nhằm núi bạc vách sắt trước mặt không có một bước có thểtiến, vừa khởi niệm thứ hai là rơi vào suy lường. Hễ chẳng khởi niệm thứ haitức là nghi tình, trong nghi tình nầy tự nhiên cắt đứt tất cả các bệnh trikiến, giải hội, hốt nhiên ông ở chỗ nghi đụng nhằm lật ngược (ngộ) mới biết nhưmột lời nửa câu của cổ nhân thật là đống lửa lớn, là suy mao kiếm (*) chẳng thểphạm được. Hễ dốc lòng tin thì không việc gì chẳng xong.

GHI CHÚ

(*) Suy mao kiếm: tên một thứ bảo kiếmrất bén, có thể để sợi tóc lên trên lưỡi thổi một cái thì tóc đứt liền.

12. KHAI THỊ THIỀN NHÂN NHẬT BỒN NGUYÊN

Tâm nầy mê thànhsanh tử, ngộ thành niết bàn. Vậy cái mê sanh tử hẳn là khó trừ, nhưng trái lạichẳng biết niết bàn của ngộ vẫn là mạt vàng rơi vào mắt. Phải biết Bát-Nhã nhưđống lửa lớn chẳng cho tất cả ghé vào. Ông hạ thủ công phu, tâm chẳng chịu chânthật thiết tha, chẳng thể ở trên một niệm đầu tiên làm mù (không biết gì hết)để tọa đoạn, trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ ngây ngây tương tợ như người chếtdựa vào câu thoại đầu sở tham, tất cả đều chém đứt. Người học thường ở chỗ tọachẳng đoạn mà sanh ra sự tính toán sai khác, cho là khó, là dễ, dẫn khởi tìnhvọng sai biệt lăng xăng giao tiếp, lòng chẳng thể tùy chỗ cắt đứt. Rồi lập mườiđiều nguyện nặng, muốn dựa vào sức của các nguyện nầy cắt đứt những suy nghĩvẫn vơ, vọng tưởng hư huyễn như đá đè cỏ, dẫu cho có lập ngàn điều nguyện nặngcũng đè chẳng được, càng thấy xa xôi.

Ông chẳng nghĩsanh tử vô thường là một đoạn nhân duyên lớn nhất từ vô thỉ. Ông cần muốn tươngưng thì không có phương tiện nào khác hơn là chỉ có một câu thoại đầu sở tham,ngay đây chỉ cần một phiến chánh niệm quyết định chẳng thoái chuyển, chẳng đổidời, sống cùng nó sống, chết cùng nó chết. Giả sử khi chưa ngộ, ngàn Thích Ca,muôn Di Lặc trút cả bốn biển Phật pháp vào lỗ tai ông cũng đều là trần lao hưvọng chứ chẳng phải cứu cánh. Chỉ vì cái chánh niệm của ông chẳng vững vàng nênđiên đảo cuồng vọng ngàn đường muôn lối trọn không có lúc thôi nghỉ.

Cẩn trọng! cẩn trọng!

Thiền nhân Nguyên hãy cố gắng!

13.KHAI THỊ THỊ GIẢ TỰ HẢI VĂN

Phật Tổ thuở xưathống thiết vì việc lớn sanh tử chưa giải quyết xong, nhiều kiếp ở trong biểnbồ đề huân tập sâu dầy, luyện kỹ chẳng phí phút giây cho đến ở trong pháp bồ đềbỏ trăm ngàn muôn ức thân mạng, xem phú quý ân ái chẳng khác nào bụi bay quamắt. Một niệm chăm chăm đề khởi câu thoại đầu vô nghĩa vô vị của cổ nhân, quênlạnh quên nóng, bỏ ngủ bỏ ăn, chẳng đến chỗ đại phát minh, chỗ hoàn toàn thôinghỉ thì chẳng thôi. Đủ thế tài như thế, mỗi mỗi thấu đảnh thấu đáy, đầu đuôixâu suốt với nhau. Sau đó đem chỗ sở đắc đưa vào lò rèn trui đi luyện lại đểcho mảy trần sạch hết, trắng trẻo thanh khiết, ở trên bờ sanh tử niết bàn dạochơi tự tại, đây là người tâm không thi đậu về. Đâu có giống như người thời naygót chân cạn cợt chẳng chịu tử tâm, tử chí hướng vào chỗ chân thật đứng vữnggót chân để cầu chân thật giải thoát, chỉ quý ở trên sách vở ghi nhớ, bên miệngnói tai nghe, nhiễm thành thói quen chỉ muốn hiểu thiền là xong. Trái lại,chẳng biết việc lớn sanh tử ở dưới gót chân vẫn y như cũ đen như dầu hắc, chẳngnhững vô ích mà còn hại nữa.

Thị giả Tự-Hải-Văn cầu lời cảnh sách,tôi khai thị đường tắt nhập đạo như thế.

Hạ thủ công phucần tin cho nổi. Từ một niệm đầu tiên tin cho nổi, như vậy ba mươi năm vĩnhviễn chẳng sanh niệm thứ hai. Càng tham chẳng được càng thêm tinh tấn, càng hạthủ chẳng được càng thêm dũng mãnh. Ông ở chỗ hạ thủ chẳng được, tham chẳngđược, chợt sanh một niệm nghi hoặc vọng kiến khởi các thứ tình giải hoặc phàmhoặc thánh v.v...đều rơi vào hầm sanh tử.

Tham thiền, nếutham chẳng được chẳng nên nói căn khí chậm lụt, chẳng nên nói nghiệp chướngnặng, chẳng nên nói thời tiết muộn, chẳng nên nói chẳng gặp thiện tri thức. Đạiý chỉ vì một cái chánh niệm vì sanh tử của ông chẳng chân chẳng thiết. Tâm nầynếu chân thiết, nói gì ba mươi năm, mà ba mươi đời cũng không sợ hãi, cứ mậtthiết hướng tới trước tham cứu. Cổ nhân nói:

Điều can trác tận trùng tài trúc

Bất kế công trình đắc tiện hưu.

(Cần câu gãy hết trồng trúc khác

Chẳng tính công trình, được mới thôi.)

Nếu ông chẳng đủ những thể tài nầy thìtham thiền học đạo đều là kiến giải điên đảo. Người học đạo chân chánh cần phảibiết.

Thị giả Văn hãy cố gắng, lão huyễn nóinhư thế.

14.KHAI THỊ THIỀN NHÂN Ý

Phật pháp toànthể là ông đầy đủ, ông vừa chợt sanh một niệm muốn nhằm ở trên Phật pháp nắmlấy thì đã rơi vào ý địa, không bao giờ cùng với Phật pháp tương ưng. Ông nếuchân chánh chẳng chịu bỏ qua việc lớn sanh tử, lại chẳng hướng vào lúc một niệmchưa khởi mà gánh vác, chỉ đem câu thoại đầu :"Khi tứ đại tan rã hướng vàochỗ nào an thân lập mạng?". Tùy theo ông bất cứ ở chỗ nào đứng ngồi miênmật tham cứu. Chính đương lúc tham, tất cả những nghĩa lý của Kinh điển và ngữngôn, công án trong Thiền Tông từ xưa đến nay đã ghi nhớ được đều chẳng đượcnhớ nửa chữ trong lòng, cũng chẳng được treo nửa chữ ở bên khoé miệng. Trong 24tiếng đồng hồ ngây ngây tương tự như xác chết biết đi. Chỉ như thế chuyên chúđề câu thoại đầu sở tham, tham cứu lâu ngày chẳng lui sụt thì tự có cái thờitiết siêu nhiên đốn ngộ. Ông nếu chưa đích thân đến cái thời tiết chánh ngộ nầymà chỉ muốn đem tâm ý thức hướng lên trên ngữ ngôn tương tợ hoà hội tri giải,dẫu cho ông hiểu được một gánh Thiền đạo Phật pháp, đây gọi là "ăn đàm dãicon chồn", muôn kiếp ông cũng không xong việc.

Thiền nhân Ý hãy nhớ lấy!

15.KHAI THỊ THIỀN NHÂN NHÂN

1. Chỉ có niềmtin mới khiến cho mình đề khởi câu thoại đầu sở tham bất kể thời hạn, bền bỉtham đi tự nhiên có lúc ngộ nhập. Chẳng nên ở ngay lúc tham cứu sanh ra tất cảtâm nghi ngờ, lại chẳng nên sanh tất cả tâm cầu mau khai ngộ. Ví như đi đường,gắng sức ắt tự đến nơi.

Lúc tham thoạiđầu, hạ thủ công phu, hễ có tất cả kiến văn giác tri kỳ đặc, thù thắng, ứngnghiệm v.v... đều là duyên ma, chỉ cần chẳng sanh tâm chạy theo, lâu ngày tựcởi mở. Ông nếu vừa sanh một niệm tình chấp ưa thích thì rơi vào cảnh ma, tựcho là phát minh, trở thành cuồng loạn.

Ngộ đạo nhưngười đến nhà, cảnh vật trước mắt đều là nhà cũ, mỗi mỗi tự nhiên ổn đáng rõràng, không còn có một mảy may nghi hoặc. Nếu như còn nửa điểm nghi hoặc quyếtđịnh chẳng phải nhà cũ thì phải tiếp tục tham cứu. Bằng không, thì vọng thànhdị kiến.

Tham chữ"Không", chỉ cần hướng lên trên chữ KHÔNG khởi nghi tình tham"Triệu Châu vì sao nói chữ KHÔNG" nầy?. Trong 24 tiếng đồng hồ chỉtham như thế. Chính đương lúc tham, chẳng hỏi có suy nghĩ phân biệt hay khôngsuy nghĩ phân biệt. Có suy nghĩ hay không suy nghĩ đều thuộc về vọng tưởng. Hômnay chỉ muốn ông hướng lên trên câu thoại đầu sở tham khởi nghi tình. Chẳng nênở trên tất cả cảnh duyên khởi tưởng phân biệt. Hễ ngoài câu thoại đầu sở thamra, khởi một niệm khác bất luận là niệm về Phật, niệm về Pháp đều là chẳng phảichánh niệm. đều là hạt giống sanh tử.

Người chân thậthạ thủ công phu trong 24 tiếng đồng hồ,niệm niệm như cứu lửa cháy đầu, như mộtngười địch với muôn người, đâu có thì giờ rảnh mà để ý đến thân mạng thế duyên,cũng đâu có thì giờ rảnh để yêu cầu người khai phát, cũng đâu có thì giờ rảnhhỏi người để tìm ngôn cú, tìm giải hội.

Lại có một hạng người ba ngày không đượckhai phát thì tâm mờ mịt. Bọn nầy đều là người đuổi theo vọng lưu chuyển, chẳngphải là người hạ thủ công phu.

Đại khái, ngườihạ thủ công phu như kẻ ăn trộm muốn trộm vàng bạc của người, lúc đi cũng muốntrộm, lúc ngồi cũng muốn trộm, lúc rảnh cũng muốn trộm, lúc bận cũng muốn trộm,lại đâu để lộ cái tâm muốn ăn trộm nầy cho người ta thấy. Càng muốn ăn trộm thìcàng giấu kín ý muốn. Tâm tâm, niệm niệm như thế lâu ngày chẳng lui sụt thì đếnđược địa vị của cổ nhân. Đâu giống như người trong 24 tiếng đồng hồ làm chủkhông được, chỉ muốn chạy theo vọng tưởng lưu chuyển, cố làm chủ tể, chạy lênbồ đoàn làm hình thức, niệm niệm giong ruổi tìm cầu chẳng chịu thôi nghỉ, đâutìm được thời tiết tương ưng.

Hãy ghi nhớ!

Thời giờ qua mau như nước chảy, phải nêntự tỉnh!

16.KHAI THỊ THIỀN NHÂN DIỆU NHIÊN

Tham thiền chỉcần tin cho nổi và đến trên câu thoại đầu tham đi, chẳng cần đem ý thức hướnglên trên "nhất" cùng "vạn" suy nghĩ. Ông nếu suy nghĩ nói:"nhất" là vật gì, "vạn" là vật gì, dẫu cho ông chỉ điểmđược rõ ràng minh bạch cũng chính là si cuồng chạy ở bên ngoài chẳng bao giờcùng với đạo tương ưng.

Ông nếu tin nổithì chẳng cần hỏi NHẤT là NHẤT ở chỗ nào? VẠN là VẠN ở chỗ nào? Ông chỉ lo NHẤTthì chỉ là NHẤT, VẠN chỉ là VẠN. Chỉ cần nhằm dưới "NHẤT quy về chỗnào?" đứng vững gót chân một niệm vạn niên tham đi! Tham đến lúc tâm khôngthi đậu, đại triệt đại ngộ, thì ngay nơi NHẤT mà VẠN, ngay nơi VẠN mà NHẤT,NHẤTchẳng phải VẠN, vạn chẳng phải NHẤT rõ ràng ở trong lòng. Ông nếu chưa ngộ dùcho ông đem NHẤT cùng VẠN nói được nhiều lời hay đẹp cũng đều chẳng ra ngoàivọng tưởng điên đảo. Thượng nhân Nhiên hãy tin lấy!

17.KHAI THỊ THIỀN NHÂN HUYỀN

"Triệu Châuvì sao nói chữ KHÔNG?" Chỉ cần trong 24 tiếng đồng hồ miên mật đề khởi đạinghi tình tham đi, chẳng cần nghi câu nầy cùng với các câu thoại đầu "câybách trước sân" và "núi Tu-Di" là đồng hay là khác. Nếu ông đemý thức hướng lên trên thoại đầu so sánh thì sẽ dẫn vào trong lưới nghiệp thứckhông bao giờ ông ngộ được.

Tham thiền cầnphải cắt đứt mạng căn sanh tử, không có phương tiện nào khác. Ông chỉ cần cắtđứt các thứ tri kiến giải hội, chỉ nắm chắc câu thoại đầu sở tham chẳng kể nămtháng, tận tình tham đi, chẳng sợ không ngộ. Ông nếu một niệm nắm không chắcthì thấy chỗ hạ thủ của ông chẳng tương ưng, phần nhiều sanh giải hội, đâu cólý nào cái tâm giải hội có thể cắt đứt được mạng căn sanh tử!

Ở quê hương ông,từ trước đến nay không có người nói đến cách hạ thủ công phu, phần đông chỉhướng lên con đường nghĩa lý tri giải mà đi. Dẫu có hiểu được rõ trong bụngPhật Thích Ca cũng chỉ là nghiệp thức mênh mang. Ngài Qui Sơn nói: "ThiềnTông nầy khó được chỗ nhiệm mầu của nó, rất cần phải kỹ lưỡng dụng tâm";thật chẳng phải dễ. Chỉ cần dốc lòng chân thật bền lâu tham đi, quyết chẳng dốigạt nhau đâu!

Ngài Triệu Châunói : "Vì y còn nghiệp thức". Một lời nầy là con mắt kim cương củaTriệu Châu, chẳng nói với người học là "có nghiệp thức". Ông nếuhướng lên trên nghiệp thức hội thì con mắt kim cương của Triệu Châu đồng thờicũng bị mù mất.

Hôm nay ôngchẳng cần hỏi có nghiệp thức hay không nghiệp thức, chỉ đề khởi câu thoại đầunói trên chẳng quày đầu, chẳng khởi niệm, tham lâu ngày tự nhiên ngộ, chẳng cầnsanh một chút tri kiến nào khác; cũng chẳng cần hỏi nghi lớn nghi nhỏ, khởicùng chẳng khởi. Vừa có tri kiến nầy là quày đầu, khởi niệm rồi vậy.

18.KHAI THỊ THƯỢNG NHÂN MỤC (trong lúc bệnh)

Kinh Di-Giáo nói: "Ví như ngườichăn trâu cầm roi trông nom chẳng cho nó phạm vào lúa mạ của người".

Ngài Qui Sơn nói: "Một khi vào đámcỏ, nắm mũi kéo ra". Tổ Bá Trượng khen: "Ông đúng là người chăn trâugiỏi".

Phải biết tứ đạilà thân bệnh, lục căn là tâm bệnh. Một câu thoại đầu muốn ông tham cứu là thiềnbệnh. Một niệm rỗng sáng ngay đó siêu việt, là Phật bệnh. Nói một cách vi tếthì hễ dính vào kiến văn giải hội đều là nguồn gốc của bệnh, huống là ăn uốngthất thường, cơ thể sanh bệnh, cái nầy là bệnh ở trong bệnh. Nay muốn trị bệnhnầy cũng không khó, chỉ cần đem câu thoại đầu "Triệu Châu vì sao nói chữKHÔNG?" đặt ở trên chiếu, bên gối. Đây là thuốc thần đáng giá ngàn vàng.Muốn cho thuốc nầy linh nghiệm, không có cách nào khác hơn là khiến cho tronglòng lạnh băng băng, rỗng lặng lặng, trăm điều chẳng nghĩ, trăm điều chẳng lo,Phật đến, Tổ đến đều để các ngài qua một bên, chẳng cần biết đến, trong lòngkhông nghĩ trước tính sau, trong ngoài như cây khô, tro lạnh, con quỷ vô thườnggiết người hiện ra trước đều tọa đoạn một lượt. Hạ thủ như vậy ấy là chăn trâu,ấy là lương y, ấy là thiền trong niết-bàn-đường, ấy là việc gốc của người xuấtgia hành cước. Còn có một câu chưa chỉ bày, đợi ông thuốc bệnh đều quên sẽ nóicho ông nghe.

Thượng nhân Mục trong khi bệnh cầu cảnhsách, tôi viết như thế để cảnh sách ông.

19.KHAI THỊ THIỀN NHÂN DẬT

Nghi tình không lớn nhỏ, hễ nghi nặngthì gọi đó là đại nghi, nghi nhẹ thì gọi đó là tiểu nghi.

Sao gọi là nặng?Chỉ nghe nói đến việc lớn sanh tử liền tự mang ở trong lòng, muốn buông xuốngbuông chẳng được, tương tợ như người rất đói cầu miếng ăn, tự nhiên buông chẳngđược, dẫu muốn chẳng khởi cũng chẳng tự do mà chẳng khởi, đây là nặng, cho nêngọi là đại nghi. Có cái đại nghi nầy thì tự nhiên bỏ ngủ quên ăn, thân tâm nhấtnhư, cũng không biết là đại nghi, tự nhiên nghi mãi chẳng thôi. Như người xưađứng trước sân khán chữ KHÔNG mưa to đến toàn thân đều ướt chẳng biết thân mìnhướt, nhân vị tăng bên cạnh gọi, tỉnh lại mới biết trên thân bị mưa ướt. Đây làcông phu thuần thục quên cảnh quên duyên, đây là đại nghi. Đương lúc đại nghitrong lòng ông vừa có một niệm biết là đại nghi thì đã lầm rồi, cũng chẳngthành đại nghi. Cảnh giới của đại nghi nầy chẳng thuộc về ông. Ông muốn đượccần phải có cái chánh niệm vì sanh tử trong tâm ông chân thật thống thiết,không có một điểm sắp đặt so sánh, lâu ngày chầy tháng đều không gián đoạn tựnhiên hiện tiền. Không có chỗ để ông ra sức, ông hạ thủ công phu đều không cóphương tiện, cũng không có chỗ thương lượng. Chỉ cần một cái chánh niệm vì sanhtử chân thật thống thiết lâu ngày tự nhiên siêu việt. Ông vì chẳng rõ cách hạthủ cho nên mới sanh ra nhiều tri giải.

Hôm nay chẳngcần sanh tất cả giải hội, cũng chẳng cần nói tôi căn tánh hạ liệt, cũng chẳngcần nói tôi đối với bát nhã duyên cạn, cũng chẳng cần hỏi người khác để cầuphương tiện khéo léo uyển chuyển khai thị, hễ có một chút dị kiến đều là tà ma,ngoại đạo. Trong suốt 24 tiếng đồng hồ chỉ nắm chặt câu thoại đầu "TriệuChâu vì sao nói chữ KHÔNG?". Hôm nay tham chẳng được, hôm nay nắm chặt, ngàymai tham chẳng được, ngày mai nắm chặt, cho đến năm nay năm tới, đời nầy đờisau cũng chẳng cần hỏi bao lâu. Hễ tham chẳng thấu, chỉ thế ấy nắm chặt đi, trừcái chánh niệm dốc cả thân tâm hạ thủ công phu lâu dài nầy ra thì dẫu Thích Ca,Đạt Ma có trút hết thiền đạo vào trong bụng ông cũng cứu ông chẳng được.

Hãy nhớ lấy! Hãy nhớ lấy!

20. KHAI THỊ THIỀN NHÂN ANH

I. Thiền Tông có một hạng người thông minh linh lợi ngaydưới ngữ ngôn của cổ nhân giải hội được tương tự bèn nhận lấy. Lúc ấy cổ nhânchẳng có thời giờ nghiệm lại người ấy ngộ hay chẳng ngộ, nhất thời bỏ qua.Người ấy liền đem cái chỗ nhận của mình dạy người rằng chẳng cần tham thoại đầuchỉ quý sa#n sàng lãnh hội, kéo nhau vào trong lưới tri kiến, lúc nói thì intuồng như đồng, chỗ làm thì trọn không dính dáng.

Có một hạng người căn cơ ngu độn, thấynói tham thiền cần phải khán thoại đầu khởi đại nghi tình mới đốn ngộ nhập,ngay đó cứ nắm chặt câu thoại đầu sở tham hai ba mươi năm, đầu đuôi xâu suốtliền nhau chẳng chịu buông bỏ. Lâu ngày tình vọng tiêu hết, sau khi khai ngộ hễcó người học đến thỉnh-ích, ắt muốn họ hạ thủ công phu khán thoại đầu khởi nghitình. Những bậc thầy loại nầy dạy người tuy khó thấm vào, song trước sau chẳnglàm hư hỏng căn tánh người học.

Từ khi có Thiền Tông đến nay tuy nói:"Trực chỉ nhân tâm", nhưng vào cửa có muôn đường ngàn lối bất đồng.Bởi vì các bậc thầy tuy đều căn cứ vào một cái lý "trực chỉ" mà theocăn tánh người và chỗ ngộ nhập của chính mình chẳng đồng, vì thế dẫn dụ chẳngđồng, nhưng chỗ chí lý cứu cánh là một, đều là liễu thoát việc lớn sanh tử,ngoài ra không làm việc gì khác. Chúng sanh tâm thức sai khác nhau rất nhiềuchẳng thể một phen ỉa (ngộ) liền thôi.

Lại có thuyết nói: "Sau khi ngộ cầnphải gặp thiện tri thức", hoặc có thuyết nói: "Được chỗ ngộ nhập rồicần phải thật tiễn bảo nhậm". Đó đều là chỗ ngộ chưa triệt để, còn kẹt ở dịchấp, chẳng thể gỡ niệm cởi trói cho người, cho nên mới có nói: "Gặp thiệntri thức và thật tiễn bảo nhậm"; nếu ngộ triệt để thì không có nói nhưthế. Cổ nhân tuy chẳng khán công án khởi nghi tình, chỉ vì lúc chưa ngộ, cácngài dụng tâm cùng với người thời nay khác hẳn. Nếu dạy người thời nay chẳng hạthủ công phu, thì họ đều ngồi trong cái lưới điên đảo.

Cổ nhân có nói: "Dựa vào người khácđể hiểu là làm chướng ngại cửa ngộ của mình". Kinh Viên Giác nói:"Chúng sanh đời mạt pháp hy vọng thành đạo, chẳng cho cầu ngộ, chỉ thêm đavăn, tăng trưởng ngã kiến".

II. Việc lớn sanh tử là từ vô lượng kiếp về trước trôi nổiđến ngày hôm nay, chẳng phải một sớm một chiều mà thành. Hôm nay muốn lật ngượclại cái sanh tử căn trần trôi nổi từ vô lượng kiếp nầy chẳng phải là chuyện dễ!

Phải lấy chí khí quyết định đem hết cuộcđời nầy làm kỳ hạn. Đời nầy nếu chưa xong, thì đời sau, kiếp tới tiếp tục làmnữa! Phải biết việc nầy không có chỗ cho ông ra sức, không có chỗ cho ông nônnóng, không có chỗ cho ông dụng tình; càng ra sức càng mê muội, càng nôn nóngcàng lăng xăng, càng dụng tình càng hôn trầm tán loạn. Chỉ cần tất cả chỗ đềumật mật thiết thiết nắm chắc một câu thoại đầu sở tham, tất cả chỗ chẳng đượcbuông bỏ, chẳng được gián đoạn, chỉ như thế mật mật thiết thiết như mèo chămrình bắt chuột mà tham cứu đi!

Thứ nhất, chẳng nên lập kỳ hạn.

Thứ hai, chẳng nên tránh huyên náo cầuyên tịnh.

Thứ ba, chẳng nên chọn lựa cảnh duyên.

Thứ tư, chẳng nên đem tâm chờ ngộ.

Thứ năm, chẳng nên tính kể công trình.

Thứ sáu, chẳng nên tìm phương tiện khác.

Thứ bảy, chẳng nên gặp chướng nạn mà lobuồn.

Thứ tám, chẳng nên gặp thuận mà vuimừng.

Thứ chín, chẳng nên sanh tâm khiếp sợ.

Thứ mười, chẳng nên lấy bỏ, nương tựa,chống trái.

Lìa mười việc nầy, chỉ thận trọng giữlấy câu thoại đầu: "Khi tứ đại tan rã hướng vào chỗ nào an thân lậpmạng?". Hết cuộc đời nầy cho đến đời vị lai, chỉ như thế cứ hướng tớitrước. Nếu hiện tại tham chẳng được cũng chẳng nên đổi câu thoại đầu sở tham.Thiền nhân Anh hãy cố gắng!.

21. KHAITHỊ THƯỢNG NHÂN KHÔNG ở HẢI ĐÔNG

Phật Tổ chẳng nỡ thấy ông có sanh tửtình thức như ngọn đèn,tựa giọt nước không có lúc tạm dừng. Cái chỗ chẳng dừngấy chẳng kẹt thanh thì kẹt sắc, chẳng kẹt không thì kẹt có, chẳng kẹt công dụngthì kẹt vô vi, chẳng kẹt thánh thì kẹt phàm, niệm niệm chẳng dừng gặp chỗ nàocũng dính mắc. Chỗ dính mắc ấy là cái sanh tử dao chặt chẳng đứt, cưa xẻ chẳngra. Phải biết sanh tử tình thức nầy ở trong cứu cánh không biến thành cứu cánhcó, tự trói, tự buộc chưa từng có chút gián đoạn.

Ngày nay thật muốn giải quyết xong mộtđoạn sanh tử chẳng chút gián đoạn nầy thì phải lập tức phát khởi tâm chânchánh, quyết định chẳng gián đoạn, đề khởi câu thoại đầu của cổ nhân một cáchmiên mật, cùng nó cứu cánh đi! Một đoạn công phu nầy thật không có chỗ cho ôngsuy lý, không có chỗ cho ông tìm hiểu, không có chỗ cho ông hoà hội, cũng khôngcó chỗ cho ông trốn tránh, chỉ có lòng tin chân thật nầy đưa ông nhập vào màthôi.

Các vị tôn túc thời gần đây phần đôngchẳng lấy việc lớn sanh tử làm điều thiết yếu cho người học. Thường thường chỉmuốn cho người học chóng hiểu thiền đạo cho nên hay đem những lời thiển cận radẫn dụ người học, làm tăng thêm tri giải của họ. Dẫu cho biết được hoàn toàn,hiểu được minh bạch, nếu chẳng từng ở trên việc sanh tử tình thức ngộ một phenthì đều là kẻ si cuồng chạy ở bên ngoài. Huống là người học lại tự không có chíkhí quyết định, thường thường hạ thủ công phu một thời gian mà không chỗ ngộnhập bỗng khởi niệm khác mà tự không hay biết, không đủ tư cách làm Tông Sư màmuốn đi ra dạy người, chỉ biết nói sôi nước miếng trong miệng, dù nói đượcnhiều lời hay đẹp, cũng chỉ là cùng với đạo toàn trái, đều không có chỗ đúng.

Người tham thiền cần phải hai ba mươinăm chẳng đổi, chẳng khác, chẳng động, chẳng lay, cho đến hô hoán bất hồi đầu,la lung bất khẳng trụ (nghe réo cũng không quày đầu lại, cũi lồng cũng khôngtrụ) nghĩa là dù cho lời nói cao siêu hơn Phật cũng chẳng nghe, đắc quả Phậtcũng chẳng trụ, chẳng chấp đây, chẳng chấp kia, chẳng chấp thánh, chẳng chấpphàm. Tuy nói chẳng chấp tất cả mà cũng chẳng cho là chẳng chấp tất cả, chỉ duynhất có một câu thoại đầu sở tham niệm trước cũng thế ấy, niệm sau cũng thế ấy,chỉ có một cái tâm muốn giải quyết xong sanh tử vô thường, dằng dặc sừng sững đuổichẳng đi, lay chẳng động, đề khởi câu thoại đầu "Khi tứ đại tan rã, hướngvào chỗ nào an thân lập mạng. Chỉ ở ngay câu thoại đầu nầy hỏi để khởi nghitình, quyết định muốn biết chỗ an thân lập mạng". Chính đương lúc hạ thủnhư thế, nếu bỗng có người đem trăm ngàn thiền đạo Phật pháp rót vào trong tâmcủa ông, ông cũng phải lập tức mửa ra, thà có thể hết một báo thân nầy chẳngngộ chứ cương quyết chẳng chịu trong lúc chưa ngộ nhiễm tập một mảy may trikiến giải hội thiền đạo Phật pháp, cũng chẳng ở lúc chưa ngộ khởi một mảy maytâm niệm muốn hiểu thiền đạo Phật pháp. Bởi vì thiền đạo Phật pháp không có chỗcho ông hiểu; kiến văn giác tri không có chỗ cho ông tránh; tình thức hư vọngkhông có chỗ cho ông dứt; sanh tử vô thường không có chỗ cho ông giải quyếtxong. Ông nếu toan khởi một mảy may tâm niệm muốn hiểu, muốn tránh, muốn dứt,muốn xong thì càng chẳng tương ưng. Vì thế, việc nầy cổ nhân dụ như đống lửalớn, trừ phi bậc đại trượng phu chân thật gan dạ chẳng màng đến tánh mạng,phóng thân thẳng vào chẳng còn do dự, cũng không có một chút dị kiến, mà chỉmuốn giải quyết xong sanh tử vô thường. Lâu ngày thuần thục bất giác bất trinhồi thành một khối mở toang chánh nhãn thấy suốt cội nguồn, mới biết thiềnđạo, Phật pháp chẳng đợi hiểu mà hiểu, kiến văn giác tri chẳng đợi quên màquên, tình thức hư vọng chẳng đợi dứt mà dứt, sanh tử vô thường chẳng đợi xongmà xong. Đây gọi là việc tham học xong, là thời tiết buông tay đến nhà. Đến đâycòn muốn ông phải lật đổ lưới kiến chấp, đập vỡ hang pháp, quét qua bên kia,ném bỏ thân ra ngoài vũ trụ mới đủ tư cách là người gieo hạt giống Thiền Tông.

Ông nếu ngộ rồi lại còn ngồi ở chỗ ngộ,tất cả chỗ dính tay buộc chân, thì ông không có phần đại giải thoát. Cổ nhânmột đời xong việc. Há chịu theo duyên cảnh che giấu tâm trộm cắp (thâu-tâm),lén động biển thức mà luống qua năm tháng ư? Nói thì nhiều lời, hãy nhớ lời cổnhân dạy:

Cố gắng đời nầy giải quyết xong, Đừngcho muôn kiếp chịu tai ương.

Là đủ rồi!

22.KHAI THỊ THIỀN NHÂN VIÊN

Giới tức là giới ở trên đạo. Đạo tức làđạo ở trong giới. Tên gọi tuy hai mà lý chẳng hai.

Tại vì sao trì giới? Vì sanh tử.

Tại vì sao học đạo? Cũng vì sanh tử.

Nếu là tâm vì sanh tử thống thiết thìchẳng mong giới mà giới tự trì, chẳng hướng đạo mà đạo tự tấn. Ông nếu thật tâmchẳng vì việc lớn sanh tử thì trì giới cũng chẳng phải, học đạo cũng chẳngphải.

23. KHAI THỊ THIỀN NHÂN VẬN

Tham thiền chỉ cần thống thiết vì việclớn sanh tử, đơn đề câu thoại đầu sở tham, ở trong động tịnh, rảnh rang, vộigấp đều tham, quyết chẳng nên chấp ngồi làm công phu. Ông nếu chấp ngồi, chấptịnh, lại lầm nhận cảnh giới khinh an tịch tịnh trong thân, lâu ngày ắt sanh ratrăm ngàn thứ thiền bệnh, Phật cũng chẳng thể cứu. Ông chẳng thấy cổ nhân vốnchẳng từng hướng trên bồ đoàn, chỉ lấy các duyên động dụng cùng nó đối địch.Chỉ là cái chánh niệm muốn tham cứu cho rõ việc sanh tử nầy dằng dặc chẳng bỏ,đau đáu chẳng thôi. Lúc ấy bất tri bất giác hướng vào chỗ không biết phải làmsao ấy độc thoát (ngộ), bèn là lúc tâm không thi đậu. Trừ cái nầy ra, không có phươngtiện nào khác.

Thiền nhân Vận hãy như thế tham đi!

24. KHAI THỊ ĐẦU ĐÀ ĐẠO GIẢ CHÍ-THÀNH

Muốn là người học đạo chân chánh có bảnsắc, cần phải chịu được sự lao nhọc, cam được sự đạm bạc, nhẫn được sự đóilạnh; giữ được sự nghèo khổ, đảm đương được nhiệm vụ nặng, quên được danh lợi,bỏ được ân ái, trì được giới luật, làm được công phu, liễu được sanh tử, thamđược thiền đạo, ngộ được Phật pháp. Những sự nghiệp nầy một vai gánh vác đượcrồi, lại còn cần ông chẳng thấy cái dở của người, chẳng ỷ cái hay của mình,chẳng khoe kiến văn của mình, chẳng bị thanh sắc làm mê hoặc, trong 24 tiếngđồng hồ đóng hai miếng da miệng lại, dựng đứng chí nguyện muôn năm một niệm,thường giữ chánh niệm, thủ hộ thân tâm chẳng rơi vào cảnh duyên, chẳng sanh yêughét. Nếu như hạnh đó chẳng dời, giữ đó chẳng đổi thì một cành hoa giơ lêntrong hội Linh-Sơn, sẽ chẳng nhường lão Ẩm-Quang (Ngài Ca-Diếp) mỉm cười ởtrước trăm vạn đại chúng, mới chẳng cô phụ ông lìa cha mẹ, bỏ thế duyên, cạorâu tóc, mặc áo rách, hành khổ hạnh làm người học đạo. Nếu như chẳng được nhưvậy thì miệng ăn cơm của người, thân mặc áo của người, đầu đội mái nhà củangười, chân đạp trên đất của người, ngây ngây chẳng tỉnh, ngốc ngốc chẳng biết,một báo thân nầy bỗng kết thúc phải thay hình đổi dạng trả nợ cho thí chủ, lưuchuyển, luân hồi, có ích gì đối với lý đạo đâu.

Đạo giả Chí-Thành viết thư cầu pháp ngữđể cảnh sách suốt đời.

Tôi nói kệ khai thị:

Tham thiền học đạo yếu đồ thành.

Kiếm nhẫn băng lăng túng bộ hành

Hành đáo lộ cùng hồi thủ xứ

Đường tiền tam bảng phóng thiên thanh.

Dịch nghĩa:

Tham thiền học đạo muốn mong thành

Kiếm bén băng trơn bước một mình

Đi đến cùng đường quay đầu lại

Nghe ba tiếng bảng xả tham thiền.

25.KHAI THỊ THỦ TỌA DƯỠNG TRỰC MÔNG

Sơ Tổ Thiếu-Lâm nói :"Trực chỉ nhântâm, kiến tánh thành Phật". Chữ trực của trực chỉ là lìa nói năng, có nóinăng ắt chẳng phải trực. Bặt suy nghĩ, vừa suy nghĩ thì chẳng phải trực. Khôngtạo tác, toan tạo tác thì chẳng phải trực. Diệt tu chứng, có chút dính dấp đếntu chứng thì chẳng phải trực. Từ đó truyền xuống sáu đời đến Tổ Tào Khê, Ngàibảo :"Nói đến trực chỉ đã là quanh co rồi". Ngay dưới lời nói nầy còndung được cái đạo lý nào!

Cổ-nhân bất đắc dĩ dạy ông buông bỏ,thôi nghỉ. Lại dạy ông một niệm chẳng sanh, cho đến những lời như thiện ác đềuchớ nghĩ v.v..., suy nghĩ như thế đều chẳng trực rồi.

Thủ-Toạ Mông, hiệu Dưỡng-Trực có chímuốn dưỡng cái trực của trực-chỉ chỉ cần đem câu thoại đầu "Triệu Châu vìsao nói chữ KHÔNG?" đặt ở trong lòng, chớ hỏi một niệm sanh hay chẳngsanh, đạo lý trực hay chẳng trực, đứng vững gót chân,liều một đời thật sự dốccả thân tâm lập chí, quyết định chỉ tham cứu như thế. Nếu nghi chẳng khởi thamchẳng được, nắm chẳng chắc, dựa chẳng ổn, đều chẳng nên mống khởi một niệm thứhai nào khác, phải ở chỗ hạ thủ chẳng được mà hạ thủ, chỗ làm chẳng được màlàm. Chỉ có cái chánh niệm chân thật thống thiết vì việc lớn sanh tử chẳng đổichẳng khác, nói gì hai mươi năm, ba mươi năm, vách đứng muôn trượng suốt đờitham đi! Tham đến tình vọng tiêu, tri giải hết, bất tri bất giác hoát nhiênkhai ngộ như người ngủ say tỉnh mộng thấy toàn thân đổ mồ hôi mới thấyDuy-Ma-Cật nói :"Trực tâm là đạo tràng vì lìa các quanh co ". Trên từchư Phật, dưới đến chúng sanh, lớn như hư không, nhỏ như hạt bụi không có mộtchút lý nào chẳng trực, đó là cái hiệu Dưỡng-Trực. Cần phải một phen như thế ấythì trực chẳng đợi dưỡng mà tự trực. Như chẳng liễu ngộ, dẫu cho ông có ngànthứ tri kiến cũng chỉ thêm quanh co mà thôi.

Hãy cố gắng lên!

26.KHAI THỊ TÒNG THIỀN NHÂN ở NAM-TỪ

Tòng thẳng, gai cong, hạc trắng, quạđen, nghĩ ngợi thì chẳng được ngộ, cách xa quê nhà trăm ngàn dặm.

Tăng hỏi Triệu-Châu :

Vạn pháp quy về một, một quy về chỗ nào?

Triệu-Châu đáp :

Ta ở Thanh-Châu có may một chiếc áo vảinặng bảy cân.

Toàn thể không còn chỗ che giấu

Đương cơ từng chẳng kẹt ngữ ngôn.

Chỗ nầy, ông thông minh chẳng được, họcgiải chẳng được, suy lý chẳng được, tính lường chẳng được. Cần phải ba tấc mạngcăn của mình thình lình bị cắt đứt, bặt tri giải, quên năng sở, tự nhiên mỗibước siêu việt, mỗi nhịp đều đúng. Nếu chưa đến chỗ chánh đáng chân thật thuầnthục nầy thì chưa khỏi trong 24 tiếng đồng hồ ở trong ruộng bát thức thường cóhai người làm chủ. Một người nghĩ đến sanh tử vô thường, muốn giải quyết choxong đạo nghiệp. Còn một người bỏ cảnh giới thuận nghịch yêu ghét thế gianchẳng nổi. Muốn làm đến chỗ xong xuôi, mà hai người nầy còn ở trong tự tâm thìchỉ thấy công phu hôm nay làm chẳng được, ngày mai cũng làm chẳng được, năm naycũng phí sức, sang năm cũng phí sức. Vì phí sức mà làm chẳng được nên dần dầnthối lui. Trong thiên hạ, người hạ thủ công phu chẳng được mà thối lui phầnnhiều đều như vậy. Vì thế tiên sư (Ngài Cao Phong) thường dạy người học đạo,chẳng khởi niệm thứ hai, lâu ngày tự nhiên tương ưng.

Gọi cái gì là niệm thứ hai?

Đó là ông mở to đôi mắt giữa thanh thiênbạch nhật mà ở trên thoại đầu dựa chẳng vững, nắm chẳng chắc, nên ở trên niệmtham thoại đầu, đối với các cảnh thế gian, thân tâm, tình thức v.v... chợt sanhmột niệm nhỏ như hạt cải, chính đó là niệm thứ hai. Chỉ một cái niệm thứ hainhỏ như hạt cải nầy bèn lập tức cùng với ngàn muôn ức sanh tử giao tiếp, hátham thiền là việc dễ dàng ư?

Ngày nay học đạo chính là vì mình có mộtthứ sanh tử vô thường, hận chẳng thể một hơi thoát ra, lại đâu chịu chần chờnăm tháng, hao phí thời giờ, lấy tánh chạy theo tình, ngồi đợi chìm đắm! NgàiĐức-Sơn nói :"Mảy may hệ niệm là nghiệp nhân của tam đồ (địa ngục, ngạquỷ, súc sanh), chớp mắt tình sanh là gông xiềng muôn kiếp". Lời nầy nóiđến chỗ tận cùng vậy.

Ông Tòng ở Nam-Từ viết thư cầu pháp ngữ,tôi đáp như thế và nói bài kệ :

Nhất quy hà xứ thoại đầu thông

Phật Tổ tề giao lập hạ phong

Môn hộ thục vân tương dục đoạ

Tu trì sanh trụ hữu trường Tòng.

Dịch nghĩa :

Một về chỗ nào thoại đầu thông

Phật Tổ thảy đều đứng hạ phong

Tông môn ai nói sẽ suy sụp

Ra tay chống đỡ có ông Tòng.

27.KHAI THI THIỀN NHÂN VÔ-ẨN-HỐI

I. Pháp pháp chẳng ẩn tàng (che giấu), xưa nay thường hiểnlộ.

Ông tính dùng mắt để thấy thì đã ẩn tàngrồi. Việc nầy cần phải ngộ mới được.

Ông nếu chưa từng chân chánh liễu ngộ,nói ẩn tàng cũng chẳng được, nói chẳng ẩn tàng cũng chẳng được. Ông nếu quảnhiên thật có ngộ thì nói ẩn mà chẳng ẩn thì cũng được, nói chẳng ẩn mà ẩn cũngđược. Nói ẩn mà chẳng bị sự che giấu câu thúc. Nói chẳng ẩn mà chẳng bị sự hiểnbày làm ngại. Đây gọi là cấp cho, đoạt lại tự tại, cả hai đều xong xuôi tốtđẹp. Nếu chưa từng đích thân đến chỗ nầy, điều thiết yếu là chẳng nên gấp gápẩn núp trong ý thức tình vọng. Chỉ cần đề khởi câu thoại đầu sở tham khôngnghĩa lý, không mùi vị ngay ở trước mắt, chẳng nên khởi cái niệm thứ hai nàokhác. Thường khiến cho trong lòng lạnh như băng tuyết, ngốc như cây mục, rỗngnhư hư không, bền như vàng đá, suốt cả một đời chẳng đổi thay, chẳng buônglung, chẳng cầu bên ngoài, chẳng gián đoạn, cho đến chẳng cách một niệm hướngtới trước làm đi. Lâu ngày nắm được chắc, hướng vào chỗ bất tri bất giác hoátnhiên rỗng sáng, ấy là tâm không thi đậu. Như thế mới chẳng cô phụ cái chínguyện xuất gia hành cước.

Người học đạo ngày nay phần nhiều chẳngchịu hạ thủ tử công phu như thế, chỉ muốn cướp giật đồ hư giả, nói càn về thiềnđạo, hủy hoại chánh nhân, làm chủng tộc ngoại đạo, chẳng phải là chỗ pháp mônkỳ vọng.

Thiền nhân Hối, hiệu Vô-Ẩn hãy nói xemlúc ẩn là ẩn cái gì? Lúc chẳng ẩn là chẳng ẩn cái gì? Nếu mạng căn chưa cắtđứt, rất k# thông tin tức bướng.

II. Tận mười phương thế giới dù muốn ẩn cũng chẳng được,muốn hiển cũng chẳng được, muốn nhận cũng chẳng được, cho đến muốn bỏ chẳngmàng đến cũng chẳng được, tất cả dụng tâm đều chẳng được. Cần phải liễu ngộ,toàn thân thấu nhập, chẳng kẹt phương tiện, chẳng nương tác dụng, chẳng còn tuchứng, chẳng trụ công dụng, cho đến chẳng nương tựa một vật, như nước nhập vàonước, như hư không hợp với hư không. Sau đó ngay cả cái dấu vết để nhập, để hợpcũng không có chỗ đặt để. Đây gọi là pháp môn nhất tướng tam-muội vô-công-dụng.

Ngày nay, thường thường người ta nghenói đến vô-công-dụng, bèn muốn đem tâm lãnh hội. Nếu đem tâm lãnh hội cáivô-công-dụng thì thành ra trụ vào công dụng rồi. Ngay đó dùng một chút tâm cũngchẳng được. Duy có một câu thoại đầu vô nghĩa vô vị, chỉ muốn ông tin cho nổi,dựa cho ổn, nắm cho chắc tất cả chỗ chẳng khởi niệm thứ hai, chỉ như thế thamđi! Nếu tham chẳng thấu cũng chẳng nên khởi cái niệm thứ hai nào khác để cầuphương tiện, tìm sự trợ giúp, vì đều chẳng dính dáng! Chỉ cần tin cho nổi, cứnhư thế tham đi! Lâu ngày tự nhiên bất tri bất giác ngộ nhập. Đã ngộ rồi gọitối làm sáng cũng được, nói ẩn làm hiển cũng được, tất cả việc làm đều chẳnglầm lỗi.

Thiền nhân Hối viết thư cầu cảnh sách,tôi viết pháp ngữ nầy khai thị. Chỉ cần dốc lòng tin, quyết chẳng gạt nhau.

28.KHAI THỊ THIỀN NHÂN BÁCH-TÂY-ĐÌNH

Tăng hỏi Triệu Châu:

Thế nào là ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang?

Triệu Châu Đáp:

Cây bách trước sân.

Thường thường người chẳng biết ý củaNgài Triệu Châu, chú giải rằng: "Ngay nơi sắc rõ tâm, dựa vào vật để hiểnlý". Tự nhiên tay cầm miệng nói đều có thể đáp, ngay lúc ấy nói:"Dưới suối dòng nước dài cũng được, trên bờ hoa đào đỏ cũng được". ÝTổ Sư từ Ấn Độ sang nếu như thế chú giải được đi, thì người có chút thông minhđều có thể đem văn tự ngữ ngôn lãnh hội qua. Ý Tổ Sư chỉ thành ngôn ngữ lưuthông, muốn giải quyết cho xong việc lớn sanh tử vô thường có khác nào ôm củichữa lửa.

Ý Tổ Sư cần phải ngộ mới được. Nếu chưatừng chân chánh hướng dưới gót chân chân-thật ngộ đi, thì dẫu cho ông đem cáitư thất thông minh hiểu hết một ngàn bảy trăm tắc dây dưa, (công án), nói đượcvẹn toàn như đựng nước trong bình không rỉ chảy, người có chánh nhãn xem, quảcũng đâu khác gì kẻ si cuồng chạy ở bên ngoài.

Từ xưa, Phật Tổ mắt chẳng nỡ thấy chúngsanh bị mê vọng tự che lấp nên bất đắc dĩ thốt ra một lời nửa câu như kiếm bénthổi lông (suy mao kiếm), như vòng lửa bằng sắt nóng, chém thẳng vào mặt, muốncắt đứt mạng mạch của người, độc thoát căn trần, sạch trọi trơn, làm người đạonhân tự tại chứ đâu chịu dạy người hướng lên trên ngữ ngôn nhai nuốt, trở lạicàng thêm mê vọng, tự trói buộc mình ở trong sanh tử, chẳng những cô phụ cổnhân mà cũng cô phụ chính mình, há là việc nhỏ ư?

Người chân chánh tham học đem cả cuộcđời hướng đến công phu, nếu chẳng khai ngộ thì cứ tiếp tục ở đời sau, kiếp khácquyết định phải ngộ, đâu chịu bị cỏ buộc, giấy gói, miệng nói tai nghe mà thôiư?

"Trước khi cha mẹ chưa sanh, cái gìlà bản lai diện mục của ta ?". Người có chí muốn giải quyết xong việc lớn,phải lấy một đời nầy, chân đạp đến chỗ chân thật, vách cao muôn trượng tham đi!Chỉ cần tâm không duyên theo cái nào khác, ý bặt hư vọng, lâu ngày chẳng lui sụt,thì lo gì chẳng ngộ ý Tổ Sư từ Ấn Độ sang.

Thượng nhân Bách-Tây-Đình hãy cố gắng!Cẩn thận chớ tự phụ thông minh mà bị rơi vào ý thức, Phật cũng chẳng cứu được!

Lão huyễn tôi viết như thế.

29. PHÁP NGỮ TRÍCH TỪ BỘ QUẢNG LỤC

Học đạo cần phải đầy đủ năm thứchánh tín:

1. Phải tin cáiông chủ mừng giận, buồn vui trong tâm của mình toàn thể cùng với chư phật chẳngthiếu mảy may.

2. Phải tin từvô lượng kiếp đến nay cùng sắc thanh, yêu ghét nhiễm thành tập khí lưu chuyểnkết thành một thứ sanh tử vô thường, ở trong thân tứ đại niệm niệm trôi chảy,đổi mới không ngừng.

3. Phải tinngười xưa chỉ dạy một lời nửa câu như thanh Ỷ-thiên trường kiếm, luôn luôn bứcbách đến chỗ tận cùng để cắt đứt mạng căn của người học.

4. Phải tin côngphu hằng ngày chỉ sợ không làm, chứ làm mãi không ngừng niệm niệm tinh chuyênthì chắc chắn có ngày thấu thoát.

5. Phải tin sanhtử vô thường chẳng phải là việc nhỏ. Nếu chẳng phấn chí quyết định để mong độcthoát thì không có cách nào để tự khỏi cái khổ tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súcsanh).

Lại có ba pháplàm con đường tắt để tấn đạo:

· Mắt huệ sáng

· Lý tánh thông

· Chí kiên cố

Mắt huệ sáng thìchiếu phá cảnh giới hiện lượng thân tâm thế gian, tất cả thị phi, yêu ghét, lấybỏ, được mất, giàu nghèo, thọ yểu, khổ vui v.v... đều là duyên mộng huyễn, trọnkhông thật nghĩa mà chẳng khởi phân biệt.

Lý tánh thôngthì đối với ngữ ngôn danh tướng của Phật Tổ thuở xưa nói ra, cho đến pháp yếusai biệt của Thánh hiền trong tam-giáo và bách gia chư tử đều hội quy về mộtnguồn chẳng sanh dị kiến.

Chí kiên cố thìtừ ngày hôm nay cho đến tận đời vị lai chẳng hỏi gần xa, nếu chẳng triệt chứng,quyết định chẳng thôi.

Ba pháp nầy, nếuđủ pháp thứ nhất mà thiếu pháp thứ hai và thứ ba, chỉ thành một người vô sự.

Đủ pháp thứ haimà thiếu pháp thứ nhất và thứ ba, chỉ thành người linh lợi.

Đủ pháp thứ bamà thiếu pháp thứ nhất và thứ hai, chỉ thành người vác bảng (*).

Phải biết đạonầy như đi đường xa ngàn dặm, nếu đủ pháp thứ nhất và pháp thứ hai, mà thiếupháp thứ ba là như người đi chín trăm dặm rồi dừng.

Đủ pháp thứ nhấtvà pháp thứ ba mà thiếu pháp thứ hai thì chẳng khỏi khóc vì lối tẽ.

Đủ pháp thứ haivà thứ ba mà thiếu pháp thứ nhất, tôi biết người nầy chạm vật bị kẹt.

Ba pháp hoàntoàn đầy đủ, tuy chưa cất bước, tôi dám bảo đảm người nầy chẳng khác gì ngườiđã đến nhà, còn phải hỏi về đường lối nữa ư?

GHI CHÚ

(*) Người vácbảng: Người chỉ lo hạ thủ công phu một cách tích cực, nhọc mà không thông đườnglối.

Người học đạokhông ai chẳng nói sanh tử là việc lớn. Đến khi bị hỏi cái gì là sanh tử, thìmờ mịt không biết đường trả lời. Hoặc có người cho rằng tại người ấy chẳng biếtmới hỏi, nên thong thả nói: ông đã chẳng biết sanh tử là cái gì. Nay phát tâmvì sanh tử không phải là hư vọng sao?

Luận về việc lớnsanh tử nếu chẳng biết lý của sanh tử thì gia công học đạo vô ích. Ví như ngườitịch cốc, bảo họ cấy cày, dù cho có miễn cưỡng nghe lời, không bao lâu cũnglười biếng bỏ bê. Sao vậy? Vì người tịch cốc đã quên đói thì lúa thóc cũng đâucó chỗ dùng, giống như người học đã không biết manh mối của sanh tử thì thamhọc để làm gì? Hoặc giả miễn cưỡng cho rằng: "Sanh chẳng biết từ đâu đến,chết chẳng biết đi về đâu, ấy là sanh tử". Đây thật là lời nói ngôngcuồng. Dẫu cho biết được chỗ đến, chỗ đi, thì ngay cái chỗ "biết" đórõ ràng là sanh tử. Lấy sanh tử để thoát sanh tử, không có lý ấy.

Phải biết sanhtử nguyên không có thể tánh. Nhân mê tự tâm lầm chạy theo luân hồi thành ra cósanh tử. Ví như khí lạnh kết nước thành băng, khí lạnh chợt tiêu thì băng trởlại thành nước. Chất chứa mê nơi tâm, lầm kết sanh tử cũng vậy. Chỗ mê đã ngộthì tâm thể trạm nhiên (như nước yên lặng trong suốt), muốn tìm sanh tử nhưngười ngủ thức dậy tìm lại việc trong mộng, đâu có lẽ nào được!

Phải biết sanhtử vốn không, nhờ ngộ mới biết niết bàn vốn có, vì mê nên không hay. Hoặc chẳngthể triệt ngộ tự tâm mà muốn giải quyết xong việc lớn sanh tử thì có khác nàochẳng rút bỏ củi lửa mà muốn nồi nước đừng sôi, lý đó làm sao có được!

Liễu thoát sanhtử không gì thân thiết hơn ngộ tâm. Ngộ tâm không gì hơn sự lập chí. Quên lạnhnóng, bỏ ăn ngủ, không tình vọng, một niệm nầy ở chỗ động tịnh như binh hùngtướng mạnh phòng thủ thành trì nghiêm ngặt, giặc chẳng thể nào xâm phạm được.Cổ nhân gọi đó là chánh chí. Như vậy tâm như tường vách, thình lình khaingộ.Ngộ rồi chẳng những sanh tử không tịch mà Niết-Bàn cũng không có chỗ đặtđể. Bằng không, thì sanh tử cùng mê vọng giao kết từ nhiều kiếp xa xưa đến tậnđời vị lai, lưu chuyển không chút gián đoạn, gọi đó là việc lớn sanh tử, há làlời hư dối ư?

Tâm chẳng mêchẳng đọa sanh tử. Nghiệp chẳng buộc chẳng thọ hình hài. Ái chẳng nặng chẳngvào Ta-Bà. Niệm chẳng khởi chẳng sanh nghiệp lụy. Bởi nhân mê khởi vọng, dovọng sanh chấp. Thuận theo chỗ chấp ấy thì cái niệm yêu thích lăng xăng mốngkhởi. Nghịch với chỗ chấp ấy thì cái thói quen giận ghét bừng bừng nổi dậy.Tình yêu ghét phát khởi thì dấu vết sanh tử động chuyển trôi chảy đổi mới chẳngdừng, niệm niệm nối nhau, cho đến một khoảnh sát na đủ tám trăm sanh diệt, háđợi trăm năm tắt thở, sau đó mới là sanh tử ư?

Nguyên chỗ mêkia vốn không có tự tánh, cũng không có chỗ khởi, mà chính vì mình từ vô lượngkiếp lâu xa đến nay, chẳng thể hội gốc đạo, mất đi tự tâm mà ra. Ngày hôm nay,muốn được tâm nầy, chẳng bị mê vọng lôi cuốn, không có phương tiện nào khác hơnlà chỉ đề khởi câu thoại đầu: "Chết rồi, thiêu xong, cái gì là tánh củata?". Trong 24 tiếng đồng hồ như cầm thanh kiếm bén kim cương trên tay,trước hết hướng vào trong ruộng thức thứ tám, tận lực chém một nhát như chémmột cuộn chỉ rối, một nhát đứt hết. Chỗ thấy của mắt đã đứt, chỗ nghe của taicũng đứt, cho đến mũi lưỡi thân ý, hương vị xúc pháp đồng thời đều đứt. Việcquá khứ đã dứt, việc hiện tại đang dứt, việc vị lai sẽ dứt. Lục soát hết tronglòng không có cái để dứt, và cái dứt cũng dứt. Cái dứt đã dứt thì cái dứt cũngchẳng lập. Cái dứt đã chẳng lập thì cả pháp giới đều là tự tâm. Trong ấy khôngcó cái năng dứt và sở dứt. Năng sở đã không thì thấy nghe hay biết không có chỗđặt để. Đến chỗ nầy tức là chỗ buông bỏ thân mạng của chư Phật, Bồ Tát, thiệntri thức thuở xưa, cũng là chỗ hoàn toàn thôi nghỉ, chỗ đại giải thoát, chỗ đạian lạc, cũng là tam muội chẳng lìa thế gian mà thành tựu xuất thế gian. Tammuội nầy vào tay, tìm cái yêu cũng chẳng thể được, tìm cái ghét cũng chẳng thểđược. Ở chỗ chẳng thể được (bất khả đắc) xem lại các pháp hữu vi thế gian thấynhư giấc mộng đêm qua. Như trong Kinh nói:

"Cực tịnhsáng cùng khắp

Tịch chiếu trùmhư không

Trở lại xem thếgian

Giống như việctrong mộng"

Như hiện nay,người rõ biết việc nầy như mộng, chính đang lúc nói, con người nói nầy cũng làở trong mộng, hà huống nói xong rồi, âm thanh tan mất, tình theo cảnh đổi thay!

Nhà mộng ba cõilăn lóc chẳng dừng, nếu chẳng phấn chí ra sức đại tinh tấn gan dạ nhảy một cáira khỏi cái nhà đại mộng nầy, ở giữa thanh thiên bạch nhật, mặc áo cả cười mộttiếng khoái chí bình sanh, nếu quyết lấy mộng đi vào mộng, phan duyên lẫn nhau,chạy theo vọng trần, đọa vào địa ngục Vô-Gián, há chẳng cô phụ từ nhiều kiếpđến nay chư Phật, Bồ-Tát đã vì ông mà gieo hạt giống Bát-Nhã bồ đề ư?

Ông nếu chẳngphải đủ hạt giống sâu dày nầy, đâu được đời nầy ở chỗ giàu sang, trong nhà thậpthiện, cho đến phát tâm vào đạo, cà-sa che thân, làm người nối dòng giống Phật.Ngày nay đến chỗ nầy, đã xuất gia rồi, đã làm Tăng rồi, đã gặp thiện tri thứcrồi, đã nghe đạo rồi, cái điều ông còn thiếu đó, chỉ cần ra sức làm một phen đểđích thân đến chỗ cứu cánh mà thôi. Huống là tuổi chưa già, sức còn sung, nếuchẳng lợi dụng lúc thân nầy còn mạnh khoẻ đi một hơi thẳng đến nhà thì chớp mắtbèn là vô thường, già bệnh đuổi gấp, đến lúc ấy tay chân rối loạn, lỗi sẽ vềai? Đem hết tất cả những cái tham, cái yêu, cái giận, cái si của cả một đờikiểm điểm qua một lượt đều dùng chẳng được. Trái lại, còn bị nó làm chướngngại, trói buộc, che lấp, xoay chuyển, cuốn trôi, cô phụ cái nhân duyên tốtđẹp, làm người không biết hổ thẹn, bị Phật quở trách.

Phải biết, luânhồi nơi tam giới, ra vào trong bốn loài (Noãn, thai, thấp, hoá), lăn lóc lênhđênh chịu khổ liên tục. Như thế có gì đáng lưu luyến đâu, mà chẳng chịu siêunhiên độc thoát! Người có chí lẽ nào lại làm như thế!

BÀI CA LIỀN THÔI

Đạo nhân nóithôi, lập tức thôi

Chẳng đợi sángchiều hay xuân thu

Thôi nầy chẳngcách đệ nhị niệm

Chỉ ngay đươngniệm tâm liền thôi.

Có người hỏi:

Đạo nhân vì saothôi được chóng?

Luân hồi sanhtử, bánh xe quay

Tự hận từ lâuthôi chẳng được

Uổng bị câu thúckhổ trần lao.

Ngày nay cònchẳng chịu thôi đi

Ý mã, tình viênngăn chẳng được

Theo thanh theosắc nhảy như rận

Vừa chuyển cơluân tìm chẳng được.

Hôm nay chẳngthôi, ngày nào thôi

Tuổi trẻ chẳngdừng như nước trôi

Xưa nay baongười chưa thôi nghỉ

Đầu lâu chất lạinhư núi đồi.

Thôi lại thôi,lại thôi thôi

Mặc kệ Bắc UấtĐơn Việt (1)

Đâu lo Nam ThiệmBộ Châu

Chỉ đem một chữTHÔI nầy

Thiên cổ vạn cổlàm bạn lứa.

Ông thấy chăng?

Hai ngàn nămtrước dòng Cam-Giá (2)

Chạy vào núituyết, lôi chẳng lay

Nhìn xem phú quínhư hoa tuyết

Chẳng còn ởtrong ba cõi ồn.

Từ đó thôi rồithẳng đến nay

Mặt vàng ánhsáng trang nghiêm thân

Sen hồng ngàncánh đỡ chân Phật

Chẳng nhiễm thếgian phiền não trần.

Bây giờ liềnthôi còn chẳng sớm

Nếu chẳng liềnthôi, luống áo não

Thế, xuất thếgian một lượt thôi

Lúc ấy mới đạtbồ đề đạo.

Thôi hết, bồ đềđạo cũng không

Mây trắng đè nátnúi Tu Di

Rốt cuộc Phậtcũng chẳng cần làm

Mặc tình bốnbiển nổi chân-phong (3)

GHI CHÚ

(1) Là Bắc Cu LôChâu

(2) Cam-Giá làmía. Dòng họ Thích Ca là con cháu của vua Cam-Giá.

(3) Mặc tìnhhoằng dương Thiền Tông ở khắp nơi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]