Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

35. Thiền sư Khắc Cần Phật Quả ở Chiêu Giác

04/09/201102:42(Xem: 10789)
35. Thiền sư Khắc Cần Phật Quả ở Chiêu Giác

THIỀNSƯ TRUNG HOA
HTThích Thanh Từ

TẬP 3
ĐỜI THỨMƯỜI LĂM SAU LỤC TỔ

35.THIỀN SƯ KHẮC CẦN PHẬT QUẢỞChiêu Giác

Sư họ Lạc quê ở Bành Thành, gia thế theo Nho. Thuở nhỏSư mỗi ngày nhớ được ngàn lời. Bỗng Sư đến chùa DiệuTịch thấy sách Phật, xem qua ba lượt buồn bã như đượcvật cũ. Sư nói: Ta ngờ quá khứ làm Sa-môn. Sư liền bỏnhà nương thầy Tự Tỉnh thế phát, theo Văn Chiếu Thông họckinh, lại theo Mẫn Hạnh học kinh Lăng Nghiêm. Bỗng mang bệnhnặng, Sư than: Con đường Niết-bàn của chư Phật chẳng ởtrong văn cú, tôi muốn do tiếng cầu thấy sắc, nơi kia khôngtử vậy.

*

Sư rời đây tìm đến pháp hội Thiền sư Thắng ở Chơn Giác.Sư Thắng chích máu nơi cánh tay chỉ dạy Sư: - Đây là mộtgiọt nước nguồn Tào.

Sư kinh hãi giây lâu nói: - Đạo vẫn như thế ư?

Sư liền đi bộ đến đất Thục trước yết kiến Thiềnsư Hạo ở Ngọc Tuyền, kế nương Thiền sư Tín ở Kim Loan,Thiền sư Triết ở Đại Qui, Thiền sư Tổ Tâm ở Hoàng Long,Thiền sư Độ Liễm ở Đông Lâm chỉ vì pháp khí. Thiềnsư Tổ Tâm khen Sư rằng: - Ngày sau một tông Lâm Tế thuộcngươi vậy.

*

Rốt sau, Sư yết kiến Thiền sư Diễn ở Ngũ Tổ. Sư trìnhhết cơ dụng của mình mà Diễn đều không chấp nhận. Sưnghĩ Thiền sư Diễn gắng xoay chuyển người, nói lời bừabãi, tức giận bỏ đi. Thiền sư Diễn nói: - Đợi khi ôngmắc bệnh nặng mới nghĩ đến ta.

Sư đi đến Kim Sơn mắc bệnh thương hàn rất nặng, dùngchỗ thấy bình thường thí nghiệm đều không đắc lực.Từ đây mới nhớ lại lời ngài Pháp Diễn. Sư tự thệ rằng:Bệnh tôi tạm bớt liền trở lại núi Ngũ Tổ. Khi bệnh thuyêngiảm, Sư liền trở lại núi Ngũ Tổ. Thiền sư Pháp Diễntrông thấy cười dạy đến nhà tham thiền. Sư vào liêu Thịgiả mới được nửa tháng, gặp Bộ Sử hưu trí trở vềđất Thục đến Pháp Diễn hỏi đạo. Pháp Diễn hỏi: - ĐềHình thuở thiếu niên từng đọc Tiểu Diểm thi chăng? Cóhai câu hỏi gần nhau "vừa kêu Tiểu Ngọc nguyên không việc,chỉ cốt đàn lang nhận được thanh".

Đề Hình ứng: - Dạ! Dạ!

Pháp Diễn bảo: - Hãy chín chắn.

Sư vừa đến ứng hầu thưa: - Nghe Hòa thượng nhắc TiểuDiểm thi, Đề Hình hiểu chăng?

Pháp Diễn bảo: - Kia nhận được thanh.

Sư thưa: - Chỉ cốt đàn lang nhận được thanh, kia đã nhậnđược thanh, vì sao lại chẳng phải?

Pháp Diễn nói: - Thế nào là ý Tổ sư từ Tây sang, cây bátrước sân, ghê?

Sư chợt có tỉnh. Sư bước ra, thấy con gà bay đậu trênlan can vỗ cánh gáy, lại tự bảo: Đây há chẳng phải làthanh. Sư bèn sắm hương đèn vào thất trình kệ:

Kim ô hương tỏa cẩm tú vi

Sảnh ca tùng lý túy phù qui

Thiếu niên nhất đoạn phong lưu sự

Chỉ hứa giai nhân độc tự tri.

Dịch:

Quạ vàng hương kín túi gấm thêu

Nhịp ca tùng rậm say dìu về

Một đoạn phong lưu thuở niên thiếu

Chỉ nhận giai nhân riêng tự hay.

Pháp Diễn bảo: - Phật Tổ đại sự chẳng phải căn nhỏcơ hèn hay đến được, tôi giúp ông vậy. Pháp Diễn liềnbảo khắp cho hàng kỳ cựu trong núi rằng: Thị giả củatôi tham được thiền. Do đây, Sư đi đến đâu cũng đượcđưa lên làm Thủ tọa.

*

Khoảng niên hiệu Sùng Ninh (1102-1107), Sư về quê thăm cha mẹ,bốn chúng nghênh đón lễ bái. Nguyên soái ở Thành đô HànLâm Quách Công Tri Chương thỉnh Sư khai pháp ở chùa Lục Tổkế đến chùa Chiêu Giác.

*

Khoảng niên hiệu Chánh Hòa (1111-1118), Sư xin nghỉ việc lạira núi đi dạo phương Nam. Bấy giờ cư sĩ Trương Vô Tậnđang ngụ ở Kinh Nam, dùng đạo học tự ở, ít tiếp xúcvới người. Sư dừng thuyền đến ra mắt ông. Luận về chỉyếu kinh Hoa Nghiêm, Sư nói: - Cảnh giới hiện lượng kinhHoa Nghiêm lý sự toàn chân, ban đầu không nhờ pháp. Sở dĩtức một là muôn, rõ muôn là một. Một lại một muôn lạimuôn thênh thang không cùng, tâm Phật chúng sanh ba không saibiệt, co duỗi tự tại viên dung không ngại. Đây tuy lý tộttrọn là không gió sóng ầm ầm. Khi ấy Vô Tận bất chợtnhóm giường.

Sư hỏi: - Đến đây cùng ý Tổ sư Tây sang là đồng là khác?

Vô Tận đáp: - Đồng.

Sư bảo: - Chẳng được, không dính dáng.

Vô Tận đổi sắc. Sư bảo: - Chẳng thấy Vân Môn nói: "núisông đất liền không một mảy tơ lỗi lầm vẫn là chuyểncú, thật được chẳng thấy một sắc mới là bán đề, lạiphải biết có hướng thượng mới là thời tiết toàn đề",Đức Sơn, Lâm Tế há chẳng phải toàn đề ư?

Vô Tận bèn gật đầu. Hôm sau lại nói về sự pháp giớilý pháp giới, đến lý sự vô ngại pháp giới, Sư lại hỏi:- Đây đáng gọi là thiền chưa?

Vô Tận đáp: - Chính là nói thiền.

Sư cười bảo: - Chẳng phải, chính là còn trong lượng phápgiới, bởi lượng pháp giới chưa diệt, nếu đến sự sựvô ngại pháp giới thì lượng pháp giới diệt, mới là nóithiền. Thế nào là Phật? - Cục cứt khô. Thế nào là Phật?- Ba cân gai. Thế nên Chơn Tịnh có bài kệ nói: ?Sự sự vôngại, như ý tự tại, tay cầm đầu heo, miệng tụng tịnhgiới, đẩy ra phòng dâm, tiền rượu chưa trả, chữ thậpđầu đường, cởi mở túi vải.?

Vô Tận nói: - Luận hay thay! Đâu dễ được nghe.

Khi ấy Vô Tận lễ Sư làm thầy, mời ở Bích Nham.

*

Sư lại đến Đạo Lâm, Khu mật Đặng Công Tử Thường tâuvề triều xin ban tử y và hiệu. Chiếu vua mời Sư trụ TươngSơn ở Kim Lăng, học giả tụ họp không còn chỗ để dung.Lại sắc mời trụ chùa Vạn Thọ ở Thiên Ninh. Niên hiệuKiến Viêm năm đầu (1127) vua lại mời Sư trụ Kim Sơn. Nhàvua đến Duy Dương mời Sư vào hỏi đạo, vua ban hiệu làViên Ngộ Thiền sư và mời trụ Vân Cư. Về sau lại mờiSư trụ Chiêu Giác.

*

Có vị Tăng hỏi: - Vân Môn nói "núi Tu-di" ý chỉ thế nào?

Sư đáp: - Đẩy chẳng đến trước, kéo chẳng lùi sau.

Tăng thưa: - Chưa biết lại có lỗi hay không?

Sư đáp: - Ngồi ở đầu lưỡi.

Có vị Tăng hỏi: - Pháp chẳng riêng khởi nương cảnh mớisanh, liền đưa tọa cụ lên nói: - Cái này là cảnh, cái nàolà pháp?

Sư đáp: - Lại bị Xà-lê cướp mất thương.

Sư thượng đường: Khắp thân là mắt thấy chẳng đến,khắp thân là tai nghe chẳng thấu, khắp thân là miệng nóichẳng được, khắp thân là tâm xem xét chẳng ra. Dù cho cảđại địa rõ được không sai sót một mảy tơ vẫn còn ởgiữa đường, cứ lệnh toàn đề, hãy nói diễn bày thếnào? Trong không nhật nguyệt dọc ngang chống, một buổi trờitrong vạn cổ xuân.

Sư thượng đường: Chót núi sóng vỗ đáy giếng bụi bay,mắt nghe dường vang sấm nổ, tai thấy tợ bày gấm vẽ, batrăm sáu mươi lóng xương mỗi lóng hiện vô biên diệu thân,tám mươi bốn ngàn đầu sợi lông mỗi đầu lông bày biểnBảo Vương sát, chẳng phải thần thông diệu dụng, cũng phipháp nhỉ như nhiên, dù hay ngàn mắt chóng mở, hẳn là mườiphương ngồi đoạn, vả lại một câu siêu nhiên độc thoátlàm sao nói. Thử ngọc cần trải qua lửa mà biết, châu chẳngrời bùn.

Sư thượng đường: Ngày mười lăm về trước ngàn trâu lôichẳng lại, ngày mười lăm về sau chim cưu mạnh đuổi chẳngđến, chính ngày mười lăm trời bình đất bình đồng sángđồng tối, đại thiên sa giới chẳng ngoài ngay đây. Khảdĩ ngậm nhổ mười phương, tiến một bước siêu việt bấtkhả thuyết biển Hương Thủy, lùi một bước ngồi đoạnngàn lớp muôn dặm mây trắng, chẳng tiến chẳng lùi chớnói là Xà-lê mà lão tăng cũng không có chỗ mở miệng. Sưđưa cây phất tử nói: - Chính hiện nay thì thế nào? Có khiđể ở trên ngàn đảnh, cắt đứt mây thu chẳng phóng cao.

*

Sư thượng đường: Mười phương đồng tụ hội, thân xưanay không muội, mỗi mỗi học vô vi, trên đảnh dùng kềmbúa, đây là trường thi Phật, sâu rộng khó hay lường, tâmkhông thi đậu về, kiếm bén chẳng bằng chùy. Bàng cư sĩlưỡi chỏi đến Phạm Thiên miệng trùm bốn biển, có khiđem cọng cỏ làm thân vàng trượng sáu, có khi đem thân vàngtrượng sáu làm cọng cỏ, rất là kỳ đặc. Tuy nhiên nhưthế, cốt chẳng từng động đến cổng hướng thượng. Thếnào là cổng hướng thượng? Đúc ấn để đàn cao.

*

Sư thượng đường: "Câu có câu không, siêu tông việt cách,như bìm nương cây, núi bạc vách sắt." Đến khi cây ngã bìmkhô, bao nhiêu người mất đi lỗ mũi. Dù cho lượm đượclại, đã là ngàn dặm muôn dặm. Chỉ như khi chưa có tin tứcthế ấy là thế nào? Lại thấu được chăng? Gió ấm tiếngchim hát, nhật lên bóng hoa chồng.

Sư dạy chúng: Một lời cắt đứt tiếng ngàn thánh, mộtkiếm ngay đầu thây nằm ngàn dặm. Vì thế nói, có khi câuđến ý chẳng đến, có khi ý đến câu chẳng đến, câu haycắt ý, ý hay cắt câu, câu ý lẫn đuổi lỗ mũi Thiền tăng.Nếu hay thế ấy chuyển đi, trời trong cũng phải ăn gậy.Hãy nói y cứ cái gì? Đáng thương vô hạn người đùa sóng,rốt cục lại là sóng chết chìm.

Sư dạy chúng: Bờ cao muôn nhẫn buông thõng tay, cần phảingười ấy, cây nỏ ngàn quân khi ấn máy há vì chuột thỏ,Vân Môn, Mục Châu, ngay mặt lầm qua, Đức Sơn, Lâm Tế nóiđùa ngoài cổng, ngoài ra lập cảnh lập cơ làm hang làm ổ,thế là diệt chủng tộc nhà Phật, một câu độc thoát phảinói làm sao? Muôn duyên thay đổi nào còn việc, thángnăm phòng núi lạnh như băng.

Niên hiệu Thiệu Hưng thứ năm (1135) tháng tám, Sư có chútbệnh, ngồi kiết già viết kệ để lại cho chúng, ném bútthị tịch. Khi trà-tỳ lưỡi và răng không cháy hết. Thápở bên chùa Chiêu Giác. Vua ban thụy là Chơn Giác Thiền sư.


8.THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
MãTổ - (709 - 788)

Vìngười đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọilà Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.

Sưhọ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sưdung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dàikhỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùaLa-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. SauSư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.

Ðờèường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tậpthiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiềnsư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng thamhọc với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâmấn.

Saukhi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi PhậtTích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công NamDương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cungvà Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bátông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rấtđông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Cácngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâmPhật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượngthừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinhLăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điênđảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinhLăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêngcó Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiệnchẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạttánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không cótự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đềulà cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâmkhông tự là tâm, nhân sắc mới có.

Cácngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn khôngcó chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanhra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳngsanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơmmặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,đâu còn có việc gì.

Cácngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ-đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Ðương sanh tức bất sanh.

Dịch:

Ðất tâm tùy thời nói

Bồ-đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại

Chính sanh là chẳng sanh.

*

Cóvị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?

Sưđáp:- Vì vỗ con nít khóc.

- Connít nín rồi thì thế nào?

- Phitâm phi Phật.

- Ngườitrừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

- Nóivới y là "phi vật".

- Khichợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

- Hãydạy y thể hội đại đạo.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Lytứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từẤn Ðộ sang?

Sưđáp:

- Hômnay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏiTrí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

TríTạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăngđáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

TríTạng hỏi:

- Hômnay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynhHải.

Tăngđến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũngchẳng hội.

Tăngtrở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầuhắc.

*

Cưsĩ Long Uẩn đến hỏi:

- Nướckhông gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý nàythế nào?

Sưđáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gânxương?

Uẩnbảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìnlên!

Sưliền nhìn thẳng xuống.

Uẩnnói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sưliền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Mộtđêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sưhỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?

TríTạng thưa:- Nên cúng dường.

HoàiHải thưa:- Nên tu hành.

PhổNguyện phủi áo ra đi.

Sưbảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyệnvượt ngoài sự vật.

*

HoàiHải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?

Sưđáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sưlại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

HoàiHải dựng đứng cây phất tử.

Sưbảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

HoàiHải ném cây phất tử xuống.

*

Tănghỏi:- Thế nào được hiệp đạo?

Sưđáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.

Tănghỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?

Sưliền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽcười ta.

*

ÐặngẨn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?

ẨnPhong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.

- ÐườngThạch Ðầu trơn.

- Cócây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

ẨnPhong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền mộtvòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:

- Ấylà tông chỉ gì?

ThạchÐầu nói:- Trời xanh! trời xanh!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:

- Ngươinên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi"hư! hư!"

ẨnPhong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.

ThạchÐầu bèn: Hư! hư!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:

- Tađã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".

*

Cóvị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sưhỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

- Tôigiảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

- Ðâukhông phải là sư tử con?

- Khôngdám.

Sưthốt ra tiếng: Hư! hư!

Giảngsư nói:- Ðây là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ra khỏi hang.

Sưbèn im lặng.

Giảngsư nói:- Ðây cũng là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ở trong hang.

- Khôngra không vào là pháp gì?

Giảngsư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:

- Chủtọa!

Giảngsư xoay đầu lại.

Sưhỏi:- Là pháp gì?

Giảngsư cũng không đáp được.

Sưbảo:- Ông thầy độn căn.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Ðạokhông dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâmsanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốnhội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi làtâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủxả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳngphải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnhBồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếpvật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệudụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phảivậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tậnđăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tênđều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm làcội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồnnên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả phápđều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếuở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lậppháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháptrọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lạicủa tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêumặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, màbao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượngthì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nóiđạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêucác thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọnlà nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,thảy đều là thể của nhà mình.

Nếuchẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phậtpháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chânnhư, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảylà dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗchỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệkhéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúngsanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấpphàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe khônggì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lýđều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳngđể dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh khôngdiệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuấttriền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình nhưtrăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốcchẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng củavô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vậttượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấppháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.

Thanhvăn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễuđạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâmmình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộchẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên khôngtrở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chungcùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liềntrừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháptánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồitức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệpđạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnhhuân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳngthông.

Ðệtử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, làđã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làmchủ một phương truyền hóa vô cùng.

Ðờèường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảngtháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hànhtrong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thịgiả:

- Thâncũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,Sư trở về.

Ðếnngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồikiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươituổi hạ.

Sauvua sắc ban hiệu Ðại Tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]