Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Thiền sư Đạo Ưng ở Vân Cư

03/09/201113:53(Xem: 9735)
14. Thiền sư Đạo Ưng ở Vân Cư

THIỀNSƯ TRUNG HOA
HTThích Thanh Từ

TẬP 2
ĐỜI THỨSÁU SAU LỤC TỔ
14.THIỀN SƯ ĐẠO ƯNGỞVân Cư - (?-902)

Sưhọ Vương người ở Ngọc Điền U Châu. Thuở bé, Sư đãxuất gia theo thầy học đạo. Năm hai mươi lăm tuổi, Sư thọgiới cụ túc tại chùa Diên Thọ ở Phạm Dương. Bổn sưbắt Sư học kinh luật Thanh văn (Tiểu thừa). Sư than: "Kẻđại trượng phu đâu thể chịu luật nghi còng trói ư?" Sưbèn đến núi Thúy Vi hỏi đạo và ở lại đây ba năm.

*

Mộthôm, có du Tăng từ Dự Chương đến khen ngợi pháp hội ởĐộng Sơn, Sư liền từ tạ, đến Động Sơn.

ĐộngSơn hỏi:- Từ đâu đến?

Sưthưa:- Từ Thúy Vi đến.

- ThúyVi có lời gì dạy đồ chúng?

- ThúyVi cúng dường La-hán, con hỏi: "cúng dường La-hán, La-háncó đến chăng", Thúy Vi hỏi con: "mỗi ngày ông ăn cái gì".

- Thậtcó lời này chăng?

- Có.

- Chẳnguổng tham kiến bậc tác gia (đạt đạo).

- Xà-lêtên gì?

- TênĐạo Ưng.

- Lạinói lên trên?

- Nóilên trên tức chẳng tên Đạo Ưng.

- Ngươiđáp tương tợ với ta lúc đến Vân Nham.

*

Sưhỏi:- Thế nào là ý Tổ sư?

ĐộngSơn đáp:

- Saunày Xà-lê có nơi chốn ở yên, chợt có người đến hỏinhư thế, phải đáp làm sao?

- ĐạoƯng tội lỗi.

*

ĐộngSơn hỏi:

- Tanghe Hòa thượng Tư Đại sanh làm vua nước Nhật là thậtgiả?

Sưthưa:

- Nếulà Tư Đại, Phật còn chẳng làm, huống là làm vua.

ĐộngSơn gật đầu.

Mộthôm, Động Sơn hỏi:- Từ đâu đến?

Sưthưa:- Đạp núi đến.

- Quảnúi nào nên ở?

- Cóquả núi nào chẳng nên ở.

- Thếấy là cả nước đều bị Xà-lê chiếm hết.

- Chẳngphải.

- Thếấy là ngươi đã được đường vào?

- Khôngđường.

- Nếukhông đường làm sao được cùng Lão tăng gặp nhau?

- Nếucó đường thì cùng Hòa thượng cách núi vậy.

- Kẻnày về sau ngàn muôn người nắm chẳng đứng.

*

Sưtheo Động Sơn lội qua suối. Động Sơn hỏi: "Nước cạnsâu?" Sư thưa: "Chẳng ướt." Động Sơn bảo: "Kẻ thô." Sưthưa: "Thỉnh Thầy nói." Động Sơn nói: "Chẳng khô."

*

Sưlàm tương, Động Sơn hỏi: "Làm gì?" Sư thưa: "Làm tương."Động Sơn hỏi: "Dùng muối nhiều ít?" Sư thưa: "Xoay vào."Động Sơn hỏi: "Làm thành vị gì?" Sư thưa: "Đắc."

*

ĐộngSơn hỏi Sư:

- Ngườiđại xiển-đề giết cha hại mẹ, làm thân Phật chảy máu,phá hòa hợp Tăng, các việc như thế hiếu dưỡng đâu còn?

Sưthưa:- Mới được hiếu dưỡng.

Từđây Động Sơn giao Sư làm lãnh tụ trong chúng.

*

Sưcất thảo am nơi Tam Phong, trải qua tuần nhật không xuốngtrai đường. Động Sơn thấy lạ hỏi:

- Mấyngày nay sao ngươi không đến thọ trai?

Sưthưa:- Mỗi ngày có thiên thần cúng dường.

ĐộngSơn bảo:

- Tabảo ngươi là kẻ vẫn còn kiến giải. Ngươi rảnh chiềulại.

Chiều,Sư đến. Động Sơn gọi:- Ưng am chủ!

Sưứng thanh: Dạ!

ĐộngSơn bảo:- Chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác là cái gì?

Sưtrở về am ngồi yên lặng lẽ, thiên thần tìm mãi không thấy,trải ba ngày như thế mới thôi cúng dường.

*

Sưđến trụ ở núi Vân Cư, tứ chúng đua nhau tìm đến, pháphội nơi đây rất thạnh hành.

Sưdạy chúng:

- Phậtpháp đâu có nhiều việc, hành được là phải. Chỉ biếttâm là Phật, chớ cho Phật chẳng biết nói. Muốn đượcviệc như thế phải là người như thế. Nếu là người nhưthế thì còn lo cái gì? Nếu nói việc như thế là khó, thìcác bậc tiên đức từ xưa thuần phác chân thật, vốn khôngkhôn khéo. Giả sử có người đến hỏi "thế nào là đạo",hoặc khi các ngài đáp "ngói gạch gốc cây làm gì" đều chútrọng việc căn bản ở dưới gót chân lâu nay đã sẵn có.Nếu thật hữu lực, là người bất tư nghì, nắm đất biếnthành vàng. Nếu không có việc như thế, dù ông nói đượcnhư hoa như gấm, nói ta phóng quang động địa thế gian khôngai hơn, nói tột hết, mà mọi người vẫn không tin nhận.Bởi lâu nay việc dưới chân nhà mình vẫn rỗng không, chẳngcó một chút khí lực.

Cácông! Ví như con chó săn chỉ biết đuổi theo dấu chân thôi.Nếu khi gặp con linh dương mọc sừng thì chẳng những khôngthấy dấu chân, mà hơi hám cũng không biết.

Tănghỏi:- Con linh dương khi mọc sừng thì sao?

Sưđáp:- Sáu lần sáu là ba mươi sáu. Hội chăng?

Tăngthưa:- Chẳng hội.

Sưbảo:- Chẳng thấy nói "không dấu chân" sao?

*

Cómột vị Tăng ở trong phòng tụng kinh. Sư ở ngoài cửa hỏi:Xà-lê tụng đó là kinh gì? Tăng thưa: Kinh Duy-ma. Sư bảo:Chẳng hỏi kinh Duy-ma người tụng là kinh gì? Vị Tăng nàynhân đó được ngộ.

*

Cóvị quan liêu đến cúng dường, hỏi: Thế Tôn có mật ngữ,Ca-diếp chẳng phú tàng, thế nào là Thế Tôn mật ngữ? Sưgọi: Thượng thơ! Vị quan ấy: dạ! Sư hỏi: Hội chăng? Vịquan thưa: Chẳng hội. Sư bảo: Ông nếu chẳng hội thì ThếTôn có mật ngữ. Nếu ông hội thì Ca-diếp chẳng phú tàng.

*

Sưdạy chúng:

- Cácông dù học được việc bên Phật, vẫn là dụng tâm sai lầmrồi. Các ông đâu không thấy cổ nhân giảng được chư thiênrải hoa cúng dường, đá gật đầu, còn chẳng can hệ việcchính mình, ngoài ra còn có nghĩa gì? Như hiện nay toan đemthân tâm hữu hạn nhằm trong vô hạn mà dùng thì có giao thiệpgì? Như đem khúc cây vuông tra vào lỗ tròn thì sự sai ngoanhiều ít? Nếu không hợp việc ấy, dù ông nói tươi nhưhoa đẹp như gấm vẫn là vô dụng, vì chưa rời tình thứcvậy. Nếu tất cả việc đều hướng trong ấy đến sạchhết mới được không lỗi, mới được xuất thân. Nếu mộtsợi lông một mảy tóc đẹp chẳng hết liền bị trần lụy,huống là quá nhiều, sai chừng hào ly phạm lỗi bằng quảnúi. Cổ nhân nói: Chỗ học chẳng sạch hết, ấy là kẻthế gian; việc trong khuê các bỏ chẳng đặng, đều là rỉchảy. Phải nhắm trong ấy nhận lấy, trong mọi hành độngđều dẹp sạch tất cả việc, mới được không lỗi. Nhưngười sự sự đều liễu, vật vật đều thông, chỉ gọilà người liễu sự, chẳng gọi là tôn quí. Nên biết tônquí tự có đường riêng, là vật thế gian rất trọng rấtquý. Chẳng được sau này hướng bên tôn quí. Nên biết khôngthể nghĩ bàn, chẳng xứng tâm mong muốn. Do đó cổ nhân nói: "Ví như hai gương sáng, ánh sáng đối nhau, ánh sáng soi nhau,không thiếu không dư." Đâu chẳng phải là một loại, vậymà vẫn còn gọi việc bên ảnh tượng. Như khi mặt trờimọc lên, ánh sáng soi khắp thế gian là một nửa, một nửanày gọi là gì? Như hiện nay người chưa nhận được việcthô thiển bóng sáng ở ngoài cửa, mà muốn làm việc trongnhà thì làm sao làm được?

*

Sưdạy:

- Ngườiđược chẳng nhẹ nhỏ, người sáng chẳng dùng hèn, ngườibiết không than thở, người hiểu không chán xấu. Từ trờirơi xuống là bần cùng, từ đất vọt lên là phú quí, trongcửa ra thân là dễ, trong thân ra cửa là khó. Động thì chônthân ngàn thước, chẳng động thì liền đó mọc mầm. Mộtcâu nói siêu thoát cứu được người đương thời. Nói bànchă?g cần nhiều, nói nhiều ắt là vô dụng.

Tănghỏi:- Thế nào từ trời rơi xuống là bần cùng?

Sưđáp:- Chẳng quí mà được.

- Thếnào từ đất vọt lên là phú quí?

- Trongkhông mà được có.

*

Sưdạy:

- Liễukhông thật có, được thì không chỗ mong, nói không lẽ phải,hành không chỗ nương, tâm không chỗ gá, đến tột mới đượckhông lỗi. Ở chỗ đông như không người, ở chỗ không ngườinhư đông, nơi thân như không thân, ở thế như không thế,đâu chẳng phải đức vô nhiễu, vượt hơn muôn loài, thoátkhỏi tất cả trói buộc. Ngàn người muôn người được,còn nói chẳng bằng mình. Như hiện nay được cọng khởimột loại bạn đầu, cổ nhân nói: "thể hội được việcbên nây, lại sang giẵm đạp bên kia". Bên nây có việc gì?Bên kia lại giẫm đạp gì? Sở dĩ nói có cũng chớ đem đến,nói không cũng chớ đem đi, hiện tại đây là việc nhà ai?

*

Sưdạy:

- Muốnthể hội việc này phải như người thở ra không hít vào,mới cùng người này tương ưng. Nếu thể hội được ý ngườiấy mới cho ít phần nói bàn, mới có ít phần hành lý. Tạmthời chẳng hiện như đồng người chết, huống là như naybàn năm luận tháng? Như người thường hiện thì lo gì việcnhà chẳng xong, muốn biết việc lâu xa chỉ như việc hiệnnay, hiện nay nếu được lâu xa cũng được. Như người ởviễn phương về nhà, đi đến là phải, phải thì tất cảđều phải, chẳng phải thì tất cả đều chẳng phải. Cầnđược lửa sáng trên đầu phát, cũng chẳng phải hay làmtất cả, tất cả chẳng làm. Nên nói: trọn ngày tham việctrước mặt, quên mất việc sau lưng. Nếu thấy việc sau lưng,quên mất việc trước mặt. Như người chẳng trước sau thìcó việc gì?

*

Sưdạy:

- Nhưxem vật trong lòng bàn tay, quyết định quyết định, mớicó thể tùy duyên. Nếu một như thế thì ngàn muôn cũng vậy,trong ngàn muôn khó làm một hai, một hai không thể được.Đâu chẳng nghe nói: Người hiển chiếu là dễ được, ngườihiển chiếu rồi thì khó được, chẳng nói hoàn toàn không,mới là hi hữu. Nếu không được như thế chẳng cho gắnglàm, gắng làm tức sanh não, sanh não tức lui sụt đạo, luisụt đạo thì tột đến trên thân, là thấy chẳng được,nói gì là đại thoại.

Cácông xuất gia như kẻ tội ra khỏi khám đường, nên ít muốnbiết đủ, chớ tham danh lợi ở đời, nhịn đói nhịn khátchí cầu vô vi, được ở trong Phật pháp mười phần sốngchín phần chết, chớ trái với Phật pháp nhổ đinh cắt sắt,chớ mang nhiều việc Như Lai, nên phải ít. Mỗi người tựliễu lấy, có việc thì lại gần đây, không việc hãy luiđi.

*

Sưtrụ trì ba mươi năm tại Vân Cư đạo truyền khắp thiênhạ. Chúng hiện có mặt đến một ngàn năm trăm vị. Nam Xươngvương tôn Sư làm thầy, nguyện kính làm thầy đời đời.

ĐờiĐường niên hiệu Thiên Phục năm đầu (902) mùa Thu, Sư cóchút ít bệnh, đến ngày hai mươi tám tháng chạp, vì chúngnói pháp lần chót. Sau đó, Sư từ biệt chúng, chúng đềuthương mến. Lưu lại đến ngày mùng ba tháng giêng năm sau,Sư hỏi thị giả: Hôm nay ngày mấy? Thị giả thưa: mùngba. Sư bảo: ba mươi năm sau, chỉ nói là cái ấy. Sư ngồingay thẳng từ chúng tịch.


8.THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
MãTổ - (709 - 788)

Vìngười đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọilà Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.

Sưhọ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sưdung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dàikhỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùaLa-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. SauSư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.

Ðờèường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tậpthiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiềnsư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng thamhọc với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâmấn.

Saukhi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi PhậtTích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công NamDương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cungvà Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bátông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rấtđông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Cácngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâmPhật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượngthừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinhLăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điênđảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinhLăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêngcó Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiệnchẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạttánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không cótự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đềulà cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâmkhông tự là tâm, nhân sắc mới có.

Cácngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn khôngcó chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanhra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳngsanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơmmặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,đâu còn có việc gì.

Cácngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ-đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Ðương sanh tức bất sanh.

Dịch:

Ðất tâm tùy thời nói

Bồ-đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại

Chính sanh là chẳng sanh.

*

Cóvị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?

Sưđáp:- Vì vỗ con nít khóc.

- Connít nín rồi thì thế nào?

- Phitâm phi Phật.

- Ngườitrừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

- Nóivới y là "phi vật".

- Khichợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

- Hãydạy y thể hội đại đạo.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Lytứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từẤn Ðộ sang?

Sưđáp:

- Hômnay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏiTrí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

TríTạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăngđáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

TríTạng hỏi:

- Hômnay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynhHải.

Tăngđến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũngchẳng hội.

Tăngtrở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầuhắc.

*

Cưsĩ Long Uẩn đến hỏi:

- Nướckhông gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý nàythế nào?

Sưđáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gânxương?

Uẩnbảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìnlên!

Sưliền nhìn thẳng xuống.

Uẩnnói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sưliền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Mộtđêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sưhỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?

TríTạng thưa:- Nên cúng dường.

HoàiHải thưa:- Nên tu hành.

PhổNguyện phủi áo ra đi.

Sưbảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyệnvượt ngoài sự vật.

*

HoàiHải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?

Sưđáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sưlại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

HoàiHải dựng đứng cây phất tử.

Sưbảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

HoàiHải ném cây phất tử xuống.

*

Tănghỏi:- Thế nào được hiệp đạo?

Sưđáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.

Tănghỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?

Sưliền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽcười ta.

*

ÐặngẨn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?

ẨnPhong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.

- ÐườngThạch Ðầu trơn.

- Cócây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

ẨnPhong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền mộtvòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:

- Ấylà tông chỉ gì?

ThạchÐầu nói:- Trời xanh! trời xanh!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:

- Ngươinên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi"hư! hư!"

ẨnPhong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.

ThạchÐầu bèn: Hư! hư!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:

- Tađã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".

*

Cóvị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sưhỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

- Tôigiảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

- Ðâukhông phải là sư tử con?

- Khôngdám.

Sưthốt ra tiếng: Hư! hư!

Giảngsư nói:- Ðây là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ra khỏi hang.

Sưbèn im lặng.

Giảngsư nói:- Ðây cũng là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ở trong hang.

- Khôngra không vào là pháp gì?

Giảngsư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:

- Chủtọa!

Giảngsư xoay đầu lại.

Sưhỏi:- Là pháp gì?

Giảngsư cũng không đáp được.

Sưbảo:- Ông thầy độn căn.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Ðạokhông dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâmsanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốnhội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi làtâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủxả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳngphải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnhBồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếpvật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệudụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phảivậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tậnđăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tênđều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm làcội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồnnên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả phápđều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếuở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lậppháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháptrọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lạicủa tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêumặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, màbao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượngthì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nóiđạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêucác thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọnlà nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,thảy đều là thể của nhà mình.

Nếuchẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phậtpháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chânnhư, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảylà dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗchỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệkhéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúngsanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấpphàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe khônggì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lýđều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳngđể dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh khôngdiệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuấttriền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình nhưtrăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốcchẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng củavô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vậttượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấppháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.

Thanhvăn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễuđạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâmmình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộchẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên khôngtrở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chungcùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liềntrừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháptánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồitức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệpđạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnhhuân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳngthông.

Ðệtử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, làđã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làmchủ một phương truyền hóa vô cùng.

Ðờèường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảngtháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hànhtrong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thịgiả:

- Thâncũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,Sư trở về.

Ðếnngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồikiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươituổi hạ.

Sauvua sắc ban hiệu Ðại Tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]