Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Thiền sư Quế Sâm ở viện La-hán

04/09/201102:42(Xem: 10254)
37. Thiền sư Quế Sâm ở viện La-hán

THIỀNSƯ TRUNG HOA
HTThích Thanh Từ

TẬP 2
ĐỜI THỨTÁM SAU LỤC TỔ

37.THIỀN SƯ QUẾ SÂMỞviện La-hán (867-928)

Sưhọ Lý quê ở Thường Sơn, thuở bé mỗi ngày chỉ ăn mộtbữa cơm chay, nói ra những lời lạ thường. Đến lớn, Sưxin cha mẹ theo Đại sư Vô Tướng ở chùa Vạn Tuế tại bảnphủ xuất gia. Sau khi thọ giới cụ túc, Sư chuyên học luật.

Mộthôm, vì chúng lên tòa nói giới bản Bồ-tát xong, Sư nói:Trì phạm chỉ giữ thân mà thôi, chẳng phải chân giải thoát;y văn sanh hiểu đâu thể phát thánh trí?

Sưphát chí tham vấn Thiền tông. Trước, Sư đến Vân Cư, TuyếtPhong thưa hỏi rất cần mẫn, nhưng vẫn chưa thâm đạt. Sau,Sư đến Huyền Sa yết kiến Đại sư Tông Nhất, vừa nghemột câu khai phát liền rỗng suốt không ngờ.

HuyềnSa hỏi Sư: Tam giới duy tâm, ngươi hội thế nào? Sư chỉcái ghế dựa, hỏi: Hòa thượng kêu cái ấy là gì? HuyềnSa đáp: Ghế dựa. Sư thưa: Hòa thượng không hội tam giớiduy tâm. Huyền Sa bảo: Ta gọi cái ấy là tre gỗ, ngươi kêulà gì? Sư thưa: Con cũng gọi là tre gỗ. Huyền Sa bảo: Tậnđại địa tìm một người hội Phật pháp cũng không có.Sư do đây càng được khích lệ thêm.

*

Sưhầu Huyền Sa nơi phương trượng nói thoại đêm quá khuya,thị giả đóng cửa hết. Huyền Sa nói: Cửa đã đóng hết,ngươi làm sao ra được? Sư thưa: Gọi cái gì là cửa?

*

HuyềnSa dạy bảo chúng, có những người sắp được chánh địnhđều nhờ Sư trợ phát. Sư tuy tàng ẩn trong chúng, nhưng tiếngtăm vang xa.

*

MụcVương Công ở Chương Châu có xây cất một tịnh xá tên ĐịaTạng trên Thạch Sơn phía tây thành Mân, thỉnh Sư trụ trì.Sư ở đây được khoảng mười năm, sau dời đến ở việnLa-hán. Nơi đây, xiển dương huyền yếu, học chúng tấp nậpkéo đến.

Đangcấy lúa ngoài ruộng, thấy Tăng đến, Sư hỏi: Ở đâu đến?Tăng thưa: Nam Châu đến. Sư hỏi: Trong ấy Phật pháp thếnào? Tăng thưa: Bàn tán lăng xăng. Sư bảo: Đâu như ở đây,ta chỉ cấy lúa, nấu cơm ăn. Tăng hỏi: Thế nào là tam giới?Sư bảo: Gọi cái gì là tam giới?

*

Sưhỏi vị Tăng mới đến: Ở đâu đến? Tăng thưa: Phươngnam đến. Sư hỏi: Các bậc tri thức phương nam có lời gìdạy chúng? Tăng thưa: Các Ngài nói: "mạt vàng tuy quí dínhtrong con mắt cũng chẳng được". Sư bảo: Ta nói núi Tu-diở trong con mắt của ông.

*

Tănghỏi:- Thế nào là một câu của La-hán?

Sưđáp:- Ta nói với ngươi, liền thành hai câu.

*

Sưthượng đường:

- Tôngmôn huyền diệu chỉ là thế ấy sao? hay riêng có chỗ kỳđặc? Nếu riêng có chỗ kỳ đặc, các ông hãy nên xem cáigì? Nếu không, chẳng nên đem hai chữ bèn cho là tông thừa.Thế nào là hai chữ? Nghĩa là Tông thừa và Giáo thừa. Cácông vừa nói đến Tông thừa liền thành Tông thừa, nói đếnGiáo thừa liền thành Giáo thừa.

ChưThiền đức! Phật pháp tông thừa nguyên lai do miệng các ôngan lập danh tự, làm lấy nói lấy bèn thành. Lẽ ấy cầnphải nhằm trong đó nói bình nói thật nói viên nói thường.

Thiềnđức! các ông gọi cái gì là bình thật? nắm cái gì làmviên thường? Kẻ hành khước nhà bên cần phải biện rành,chớ để chôn vùi; được một ít thanh sắc danh tự chứatrong đầu tâm, nói ta hội giải khéo hay giản biện. Các ônghội cái gì? ghi nhớ được danh tự ấy, giản biện đượcthanh sắc ấy. Nếu chẳng phải thanh sắc danh tự, các ônglàm sao ghi nhớ giản biện? Gió thổi thông reo cũng là thanh,tiếng nhái ếch chim quạ kêu cũng là thanh, sao chẳng trongấy lắng nghe để giản trạch đi. Nếu trong ấy có hình thứcý tứ thì, cũng như trong miệng các thầy già, có bao nhiêuý tứ cùng các Thượng tọa. Chớ lầm! hiện nay thanh sắcdẫy đầy, là đến nhau hay chẳng đến nhau? Nếu đến nhau,thì linh tánh kim cang bí mật của ông nên có hoại diệt. Vìsao có như thế? Vì thanh xỏ lủng lỗ tai ông, sắc đâm đuicon mắt ông, duyên thì lấp mất huyễn vọng của ông, càngchẳng dễ dàng vậy. Nếu chẳng đến nhau, thì chỗ nào đượcthanh sắc? Hội chăng? Đến nhau, chẳng đến nhau thử biệnrành xem!

Sưdừng giây phút, lại nói: Viên thường bình thật ấy là ngườigì? nói thế nào? Chưa phải là kẻ ở trong thôn Hoàng Di thìbiết nói thế nào? Đó là các vị Thánh xưa bày chút ít giúpđỡ hiển phát. Thời nay không hiểu phải quấy liền cho làtoàn thật, nói ta riêng có tông phong huyền diệu. Phật Thích-cakhông chót lưỡi, chẳng giống với các ông có chút ít bènchỉ hông chỉ ngực. Nếu luận về tội sát, đạo, dâm, tuynặng mà vẫn còn nhẹ, vì có khi hết. Kẻ này chê bai Bát-nhãlàm mù mắt chúng sanh, vào địa ngục A-tỳ, nuốt hoàn sắtnóng chớ bảo là thong thả. Do đó, cổ nhân nói: "lỗi tạihóa chủ, chẳng can hệ việc ông". Trân trọng!

*

Sưthượng đường nói:

- ChưThượng tọa! Chẳng cần cúi đầu suy nghĩ, suy nghĩ chẳngđến bèn nói chẳng dùng giản trạch, đến được chỗ buônglời chăng? Các ông nhằm chỗ nào buông lời, thử nói xem!Lại có một pháp gần được ông, lại có một pháp xa đượcông chăng? đồng với ông khác với ông chăng? Đã như thế,tại sao lại thật gian nan?

*

Sưcùng Trường Khánh, Bảo Phước vào Châu thấy một đóa hoamẫu đơn. Bảo Phước nói: Một đóa hoa mẫu đơn đẹp. TrườngKhánh bảo: Chớ để con mắt sanh hoa. Sư bảo: Đáng tiếcmột đóa hoa.

*

Sưcó bài kệ minh đạo:

Chí đạo uyên quảng

Vật dĩ ngôn thuyên

Ngôn thuyên phi chỉ

Thục vân hữu thị?

Xúc xứ giai cừ

Khởi dụ chân hư

Chân hư thiết biện

Như cảnh trung hiện,

Hữu vô tuy chướng

Tại xứ vô ngụy

Vô ngụy vô tại.

Hà câu hà ngại?

Bất dã công thành

Tương hà pháp nhỉ

Pháp nhỉ bất nhỉ

Câu vi thần xỉ.

Nhược dĩ tư trần

Mai một tông chỉ

Tông phi ý trần

Vô dĩ kiến văn.

Kiến văn bất thoát

Như thủy trung nguyệt

Ư thử bất minh

Phiên thành thắng pháp.

Nhất pháp hữu hình

Ế nhữ nhãn tình

Nhãn tình bất minh

Thế giới tranh vanh.

Ngã tông kỳ đặc

Đương dương hiển hách

Phật cập chúng sanh

Giai thừa ân lực.

Bất tại đê đầu

Tư lương nan đắc

Tạt phá diện môn

Cái phú càn khôn.

Quyết tu tiến thủ

Thoát khước căn trần

Kỳ như bất hiểu

Mạn thuyết như kim.

Chí đạo sâu rộng

Chớ dùng lời bàn

Lời bàn phi chỉ

Ai rằng có phải?

Chạm đến đều y

Đâu dụ giả thật

Giả thật lập bày

Như bóng trong gương,

Có không tuy hiện

Tại chỗ không dối

Không dối không tại

Nào câu nào ngại?

Chẳng nhờ công thành

Đem gì pháp nhỉ

Pháp nhỉ chẳng nhỉ

Đều là môi răng.

Nếu lấy đây bày

Chôn vùi tông chỉ

Tông không ý bày

Không dùng thấy nghe.

Thấy nghe chẳng thoát

Như trăng đáy nước

Nơi đây chẳng rõ

Trở thành thắng pháp.

Một pháp có hình

Che đậy mắt mình

Mắt mình chẳng sáng

Thế giới lăng xăng.

Tông ta kỳ đặc

Nêu bày hiển hách

Phật và chúng sanh

Đều nhờ ân lực.

Chẳng ở cúi đầu

Suy nghĩ khó được

Vạch tét cửa mặt

Che đậy càn khôn.

Hẳn phải tiến lấy

Vượt khỏi căn trần

Nếu mà chẳng hiểu

Dối nói như nay.

*

Đờihậu Đường niên hiệu Thiên Thành năm thứ ba (928) mùa thu,Sư trở về thành Mân ở chùa xưa, đi thăm hết các chùa chungquanh thành. Sau đó, Sư bệnh ít hôm rồi tắm gội, từ giãchúng, ngồi ngay thẳng thị tịch. Sư thọ sáu mươi hai tuổi,bốn mươi tuổi hạ. Vua sắc thụy là Chơn Ứng Đại sư.



8.THIỀN SƯ ÐẠO NHẤT
MãTổ - (709 - 788)

Vìngười đời sau quá kính trọng Sư nên nhân Sư họ Mã gọilà Mã Tổ: ông Tổ họ Mã.

Sưhọ Mã, quê ở huyện Thập Phương, Hán Châu. Thuở nhỏ, Sưdung mạo lạ thường: đi như trâu, nhìn như cọp, lưỡi dàikhỏi mũi, dưới chân có hai khu ốc. Lúc bé, Sư đến chùaLa-hán xin xuất gia với Hòa thượng Ðường ở Từ Châu. SauSư thọ giới cụ túc nơi Luật sư Viên ở Du Châu.

Ðờèường khoảng niên hiệu Khai Nguyên (713-742 T.L.), Sư tậpthiền định ở Viện truyền pháp tại Hoành Nhạc, nhân Thiềnsư Hoài Nhượng giáo hóa được giải ngộ. Bạn đồng thamhọc với Sư có sáu người, chỉ riêng Sư được truyền tâmấn.

Saukhi tạm biệt thầy, Sư đến Kiến Dương ở ngọn núi PhậtTích, kế dời sang Lâm Xuyên, sau lại đến núi Cung Công NamDương. Niên hiệu Ðại Lịch (765 T.L.) Liên soái Lộ Từ Cungvà Linh Phong, Cảnh Mộ thỉnh Sư khai đường để truyền bátông phong. Từ đây học giả bốn phương tụ hội về rấtđông. Có thể nói Giang Tây là một trường thi Phật.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Cácngươi mỗi người tin tâm mình là Phật, tâm này tức là tâmPhật. Tổ Ðạt-ma từ Nam Ấn sang Trung Hoa truyền pháp Thượngthừa nhất tâm, khiến các ngươi khai ngộ. Tổ lại dẫn kinhLăng-già để ấn tâm địa chúng sanh. Sợ e các ngươi điênđảo không tự tin pháp tâm này mỗi người tự có, nên kinhLăng-già nói: "Phật nói tâm là chủ, cửa không là cửa pháp."(Phật ngữ tâm vi tông, vô môn vi pháp môn.)

Phàmngười cầu pháp nên không có chỗ cầu, ngoài tâm không riêngcó Phật, ngoài Phật không riêng có tâm, không lấy thiệnchẳng bỏ ác, hai bên nhơ sạch đều không nương cậy, đạttánh tội là không, mỗi niệm đều không thật, vì không cótự tánh nên tam giới chỉ là tâm, sum la vạn tượng đềulà cái bóng của một pháp, thấy sắc tức là thấy tâm, tâmkhông tự là tâm, nhân sắc mới có.

Cácngươi chỉ tùy thời nói năng tức sự là lý, trọn khôngcó chỗ ngại, đạo quả Bồ-đề cũng như thế. Nơi tâm sanhra thì gọi là sắc, vì biết sắc không, nên sanh tức chẳngsanh. Nếu nhận rõ tâm này, mới có thể tùy thời ăn cơmmặc áo nuôi lớn thai thánh, mặc tình tháng ngày trôi qua,đâu còn có việc gì.

Cácngươi nhận ta dạy hãy nghe bài kệ này:

Tâm địa tùy thời thuyết

Bồ-đề diệc chỉ ninh

Sự lý câu vô ngại

Ðương sanh tức bất sanh.

Dịch:

Ðất tâm tùy thời nói

Bồ-đề cũng thế thôi

Sự lý đều không ngại

Chính sanh là chẳng sanh.

*

Cóvị Tăng hỏi:- Hòa thượng vì cái gì nói tức tâm tức Phật?

Sưđáp:- Vì vỗ con nít khóc.

- Connít nín rồi thì thế nào?

- Phitâm phi Phật.

- Ngườitrừ được hai thứ này rồi, phải dạy thế nào?

- Nóivới y là "phi vật".

- Khichợt gặp người thế ấy đến thì phải làm sao?

- Hãydạy y thể hội đại đạo.

*

Cóvị Tăng hỏi:

- Lytứ cú tuyệt bách phi, thỉnh Thầy chỉ thẳng ý Tổ sư từẤn Ðộ sang?

Sưđáp:

- Hômnay ta mệt nhọc không thể vì ngươi nói, ngươi đến hỏiTrí Tạng. Vị Tăng ấy đến hỏi Trí Tạng.

TríTạng bảo:- Sao không hỏi Hòa thượng?

Tăngđáp:- Hòa thượng dạy đến hỏi Thầy.

TríTạng hỏi:

- Hômnay tôi đau đầu, không thể vì ông nói, đến hỏi Sư huynhHải.

Tăngđến hỏi Hoài Hải, Hoài Hải bảo:- Ðến chỗ ấy tôi cũngchẳng hội.

Tăngtrở lại trình Sư, Sư bảo:- Tạng đầu bạch, Hải đầuhắc.

*

Cưsĩ Long Uẩn đến hỏi:

- Nướckhông gân xương hay thắng chiếc thuyền muôn hộc, lý nàythế nào?

Sưđáp:- Trong ấy không nước cũng không thuyền, nói gì là gânxương?

Uẩnbảo:- Người không lầm xưa nay, thỉnh Thầy để mắt nhìnlên!

Sưliền nhìn thẳng xuống.

Uẩnnói:- Một cây đàn cầm không dây, mà Thầy đàn rất hay.

Sưliền nhìn thẳng lên. Uẩn lễ bái. Sư trở về phương trượng.Uẩn theo sau thưa:- Vừa rồi muốn làm khéo trở thành vụng.

*

Mộtđêm, Trí Tạng, Hoài Hải, Phổ Nguyện theo hầu Sư xem trăng.

Sưhỏi:- Ngay bây giờ nên làm gì?

TríTạng thưa:- Nên cúng dường.

HoàiHải thưa:- Nên tu hành.

PhổNguyện phủi áo ra đi.

Sưbảo:- Kinh vào Tạng, Thiền về Hải, chỉ có Phổ Nguyệnvượt ngoài sự vật.

*

HoàiHải hỏi:- Thế nào là chỉ thú Phật pháp?

Sưđáp:- Chính là chỗ ngươi bỏ thân mạng.

Sưlại hỏi Hoài Hải:- Ngươi lấy pháp gì chỉ dạy người?

HoàiHải dựng đứng cây phất tử.

Sưbảo:- Chỉ thế thôi hay còn gì khác?

HoàiHải ném cây phất tử xuống.

*

Tănghỏi:- Thế nào được hiệp đạo?

Sưđáp:- Ta sớm chẳng hiệp đạo.

Tănghỏi:- Thế nào là ý Tổ sư từ Ấn Ðộ sang?

Sưliền đánh và nói:- Ta nếu không đánh ngươi, các nơi sẽcười ta.

*

ÐặngẨn Phong từ biệt Sư đi nơi khác, Sư hỏi:- Ði đến đâu?

ẨnPhong thưa:- Ði đến Thạch Ðầu.

- ÐườngThạch Ðầu trơn.

- Cócây gậy tùy thân, gặp trường thì đùa.

ẨnPhong vừa đi đến Thạch Ðầu đi nhiễu giường thiền mộtvòng, dựng tích trượng động đất một tiếng, hỏi:

- Ấylà tông chỉ gì?

ThạchÐầu nói:- Trời xanh! trời xanh!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về thưa với Sư. Sư bảo:

- Ngươinên đi lại bên ấy, nếu Thạch Ðầu nói "trời xanh!" ngươi"hư! hư!"

ẨnPhong lại đi đến Thạch Ðầu làm như trước.

ThạchÐầu bèn: Hư! hư!

ẨnPhong không đáp được, lại trở về trình với Sư. Sư bảo:

- Tađã nói với ngươi "đường Thạch Ðầu trơn".

*

Cóvị Giảng sư đến hỏi:- Thiền tông truyền giữ pháp gì?

Sưhỏi lại:- Tọa chủ truyền giữ pháp gì?

- Tôigiảng được hơn hai mươi bản kinh luận.

- Ðâukhông phải là sư tử con?

- Khôngdám.

Sưthốt ra tiếng: Hư! hư!

Giảngsư nói:- Ðây là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ra khỏi hang.

Sưbèn im lặng.

Giảngsư nói:- Ðây cũng là pháp.

- Làpháp gì?

- Phápsư tử ở trong hang.

- Khôngra không vào là pháp gì?

Giảngsư không đáp được, bèn từ giã đi ra đến cửa, Sư gọi:

- Chủtọa!

Giảngsư xoay đầu lại.

Sưhỏi:- Là pháp gì?

Giảngsư cũng không đáp được.

Sưbảo:- Ông thầy độn căn.

*

Mộthôm Sư dạy chúng:

- Ðạokhông dụng tu, chỉ đừng ô nhiễm. Sao là ô nhiễm? - Có tâmsanh tử, tạo tác, thú hướng đều là ô nhiễm. Nếu muốnhội thẳng đạo ấy, tâm bình thường là đạo. Sao gọi làtâm bình thường? -Không tạo tác, không thị phi, không thủxả, không đoạn thường, không phàm thánh. Kinh nói: "Chẳngphải hạnh phàm phu, chẳng phải hạnh thánh hiền, là hạnhBồ-tát." Chỉ như hiện nay đi đứng ngồi nằm, ứng cơ tiếpvật đều là đạo. Ðạo tức là pháp giới, cho đến diệudụng như hà sa đều không ngoài pháp giới. Nếu chẳng phảivậy, tại sao nói "pháp môn tăng địa", tại sao nói "vô tậnđăng"? Tất cả pháp đều là pháp của tâm, tất cả tênđều là tên của tâm. Muôn pháp đều từ tâm sanh, tâm làcội gốc của muôn pháp. Kinh nói: "Biết tâm đạt cội nguồnnên hiệu là Sa-môn." Tên đồng nghĩa đồng, tất cả phápđều đồng thuần nhất không lẫn lộn.

Nếuở trong giáo môn được tùy thời tự tại thì dựng lậppháp giới trọn là pháp giới, lập chân như là chân như,lập lý tất cả pháp trọn là lý, lập sự tất cả pháptrọn là sự, nắm giở một thì ngàn theo, sự lý không khác,toàn là diệu dụng. Lại không có lý riêng, đều do xoay lạicủa tâm. Ví như bao nhiêu bóng mặt trăng thì có, mà bao nhiêumặt trăng thật thì không, bao nhiêu nguồn nước thì có, màbao nhiêu tánh nước thì không, bao nhiêu sum la vạn tượngthì có, mà bao nhiêu hư không thì không, bao nhiêu lời nóiđạo lý thì có, mà bao nhiêu Tuệ vô ngại thì không; bao nhiêucác thứ thành lập đều do một tâm. Dựng lập cũng được,dẹp hết cũng được, thảy là diệu dụng. Diệu dụng trọnlà nhà mình, chẳng phải lìa chân mà có, nơi nơi đều chân,thảy đều là thể của nhà mình.

Nếuchẳng vậy, lại là người nào? Tất cả pháp đều là Phậtpháp, các pháp tức là giải thoát, giải thoát tức là chânnhư, các pháp không ngoài chân như, đi đứng ngồi nằm thảylà dụng bất tư nghì, không đợi thời tiết. Kinh nói: "Chỗchỗ nơi nơi đều có Phật." Phật là năng nhân, có trí tuệkhéo hợp lòng người, hay phá lưới nghi cho tất cả chúngsanh, vượt ra vòng trói buộc của có và không v.v... tình chấpphàm thánh hết, nhân pháp đều không, chuyển bánh xe khônggì hơn, vượt các số lượng, việc làm không ngại, sự lýđều thông, như trời hiện mây, chợt có lại không, chẳngđể dấu vết. Ví như vẽ nước thành lằn, không sanh khôngdiệt. Ðại tịch diệt tại triền gọi là Như lai tàng, xuấttriền gọi là Pháp thân thanh tịnh. Thể không tăng giảm,hay lớn hay nhỏ, hay vuông hay tròn, hợp vật hiện hình nhưtrăng trong nước, vận dụng mênh mông, không lập mầm gốcchẳng hết hữu vi, không trụ vô vi. Hữu vi là dụng củavô vi, vô vi là chỗ nương của hữu vi, chẳng trụ chỗ nương,nên nói: "Như không chẳng chỗ nương." Nghĩa tâm sanh diệt,nghĩa tâm chân như: Tâm chân như dụ như gương sáng soi vậttượng. Gương dụ tâm, vật tượng dụ pháp. Nếu tâm chấppháp là dính với cái nhân bên ngoài, tức là nghĩa sanh diệt.Tâm không chấp pháp tức là nghĩa chân như.

Thanhvăn tai nghe Phật tánh. Bồ-tát mắt thấy Phật tánh. Liễuđạt không hai gọi là bình đẳng tánh. Tánh không có khác,dụng thì chẳng đồng. Tại mê là thức, tại ngộ là trí.Thuận lý là ngộ, theo sự là mê. Mê tức là mê bản tâmmình, ngộ là ngộ bản tánh mình. Một phen ngộ là hằng ngộchẳng trở lại mê. Như đang khi mặt trời mọc lên khôngtrở lại tối. Mặt trời trí tuệ xuất hiện, không chungcùng cái tối phiền não. Liễu đạt cảnh giới của tâm liềntrừ vọng tưởng. Vọng tưởng đã trừ tức là vô sanh. Pháptánh sẵn có, có chẳng nhờ tu. Thiền không thuộc ngồi, ngồitức có chấp trước. Nếu thấy lý này là chân chánh hiệpđạo, tùy duyên qua ngày, đứng ngồi theo nhau, giới hạnhhuân thêm, nhóm nơi tịnh nghiệp. Chỉ hay như thế, lo gì chẳngthông.

Ðệtử của Sư được nhập thất (được vào thiền thất, làđã ngộ đạo) có đến tám mươi bốn vị, mỗi người làmchủ một phương truyền hóa vô cùng.

Ðờèường niên hiệu Trinh Nguyên năm thứ tư (788 T.L.) khoảngtháng giêng, Sư lên núi Thạch Môn, Kiến Xương, đi kinh hànhtrong rừng thấy chỗ hang động bằng phẳng, bèn bảo thịgiả:

- Thâncũ mục của ta sẽ ở tháng sau và trở về nơi này. Nói xong,Sư trở về.

Ðếnngày mùng bốn tháng hai, Sư có chút bệnh, tắm gội xong, ngồikiết già nhập diệt, thọ tám mươi tuổi, được sáu mươituổi hạ.

Sauvua sắc ban hiệu Ðại Tịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]