Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Khái niệm

08/05/201111:55(Xem: 10430)
4. Khái niệm

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương VIII

PACCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Toát yếu về những duyên hệ

Paññattibhedo
Khái niệm

4.

Tattha rūpadhammā rūpakkhandho ca cittacetasikā- saṅkhātā cattāro arūpino khandhā nibbānañc'āti pañcavidham pi arūpanti ca nāman'ti ca pavuccati.

Tato avasesā paññatti pana paññāpiyattā paññatti, paññāpanato paññattī'ti ca duvidhā hoti.

Katham? Taṁ taṁ bhūtapariṇāmākāramupādāya tathā tathā paññattā bhūmipabbatādikā, sasambhārasanni- vesākāram'upādāya geharathasakaṭādikā, khandha pañca-kam'upādāya purisapuggalādikā, candāvattanādikam' upādāya disākālādikā, asamphuṭṭhākāram'upādāya kūpaguhādikā, taṁ taṁ bhūtanimittaṁ bhāvanāvisesañ ca upādāya kasiṇanimittādikā cā'ti evamādippabhedā pana paramatthato avijjamānā'pi atthacchāyākārena citt- uppādānamālambanabhūtā taṁ taṁ upādāya upanidhāya kāraṇaṁ katvā tathā tathā parikappiyamānā saṅkhāyati, samaññāyati, voharīyati, paññāpīyatī'ti paññattī'ti pavuccati. Ayaṁ paññatti paññapiyattā paññatti nāma.

Paññāpanato paññatti pana nāma nāmakammādi- nāmena paridīpitā.

Sā vijjamānapaññatti, avijjamānapaññatti, vijja- mānena avijjamāna paññatti, avijjamānena vijjamāna- paññatti, vijjamānena vijjamānapaññatti, avijjamānena avijjamānapaññatti c'āti chabbidhā hoti.

Tattha yadā pana paramatthato vijjamānaṁ rūpa- vedanādiṁ etāya paññāpenti tadāyaṁ vijjamānapaññatti. Yadā pana paramatthato avijjamānaṁ bhūmipabbatādiṁ etāya paññāpenti, tadāyaṁ avijjamānapaññattīti pavuccati. Ubhinnaṁ pana vomissakavasena sesā yathākkamaṁ chaḷabhiñño, itthisaddo, cakkhuviññāṇam, rājaputto'ti ca veditabbā.

Vacīghosānusārena sotaviññāṇavīthiyā
Pavattānantaruppanna manodvārassa gocarā.
Atthāyassānusārena viññāyanti tato paraṁ
Sāyaṁ paññatti viññeyyā lokasaṅketanimmitā'ti.

Iti Abhidhamatthasaṅgahe Paccayasaṅgahavibhāgo nāma aṭṭhamo paricchedo.

§ 4

Nơi đây các sắc pháp chỉ là sắc uẩn.

Tâm và những tâm sở, vốn bao gồm bốn uẩn vô sắc, và Niết Bàn, là năm loại pháp vô sắc. Các pháp ấy cũng được gọi là "danh" (Nāma).

Các pháp còn lại là những khái niệm (Paññatti) (39), vốn có hai loại: khái niệm như cái gì được biết đến, và khái niệm làm cho được biết đến.

Bằng cách nào?

Có những danh từ như "đất", "núi" v.v... được gọi như vậy theo phương cách biến đổi trạng thái của những nguyên tố; như danh từ "nhà", "xe bò" v.v... được gọi như vậy theo lối kết hợp những vật liệu; những danh từ như "người", "cá nhân" v.v... được gọi như vậy theo năm uẩn; những danh từ như "phương hướng", "thời gian" v.v... được gọi như vậy theo sự vận chuyển của mặt trăng v.v... ; những danh từ như "giếng", "hang động" v.v... được gọi như vậy theo lối không xúc chạm v.v...; những danh từ như đề mục Kasiṇa v.v... được gọi như vậy theo những nguyên tố và những phương cách khác nhau để trau giồi, rèn luyện tâm.

Tất cả những sự vật khác biệt ấy, mặc dầu theo ý nghĩa cùng tột (tức chân đế) thì không có hiện hữu, đã trở thành đối tượng của tâm dưới hình thức là những hình bóng của sự vật (cùng tột).

Những sự vật ấy được gọi là "paññatti", khái niệm, bởi vì người ta nghĩ đến, nhận ra, hiểu biết, biểu lộ, và làm cho được hiểu biết vì lý do, theo nhận xét, đối với phương thức nầy hay phưong thức khác. Loại "paññatti", khái niệm, nầy được gọi như vậy bởi vì nó được làm cho biết như vậy.

Vì nó làm cho biết nên được gọi là "paññatti", khái niệm. Nó được mô tả là "danh", hay "nghĩa" v.v...

Khái niệm gồm sáu loại (40):

1. Một khái niệm thật sự có, 2. một khái niệm không thật sự có, 3. một khái niệm không thật sự có do một khái niệm thật sự có, 4. một khái niệm thật sự có do một khái niệm không thật sự có, 5. một khái niệm thật sự có do một khái niệm thật sự có, 6. một khái niệm không thật sự có do một khái niệm không thật sự có.

Thí dụ, nó làm cho được biết bằng một danh từ như "sắc", "thọ" v.v... chỉ những sự vật thật sự có hiện hữu, nên gọi nó là "khái niệm thật sự có".

Khi nó làm cho được biết do một danh từ như "đất", "núi" v.v... vốn không thật sự hiện hữu, nên gọi là "khái niệm không thật sự có".

Phần còn lại phải được hiểu bằng cách tuần tự phối hợp cả hai, thí dụ "người đã chứng sáu nhãn quan siêu thế", "tiếng nói của người phụ nữ", "nhãn thức", "con vua".

Tóm lược

Bằng cách theo dõi âm thanh của tiếng nói xuyên qua lộ trình nhĩ thức, vào lúc ấy, qua khái niệm của lời nói mà ý môn tiếp nhận, ý nghĩa (của lời nói) được hiểu biết.

Những khái niệm ấy phải được biết là tục đế, chân lý chế định.

Đây là chương thứ tám đề cập đến Sự Phân Tách Những Duyên Hệ của sách Vi Diệu Pháp Toát Yếu.

Chú Giải

39. Paññatti, Khái Niệm.

Có hai loại paññatti, khái niệm, là: atthapaññatti, nghĩa khái niệm, và nāmapaññatti, danh khái niệm. Atthapaññatti, nghĩa khái niệm, là làm cho được biết, tức là đối tượng mà khái niệm đề cập đến. Nāmapaññatti, danh khái niệm, là cái tên đặt cho đối tượng.

Đất, núi, v.v... được gọi là "saṇṭhāna-paññatti", hình sắc khái niệm, vì nó diễn đạt hình thể của sự vật.

Xe bò, làng v.v... được gọi "samūha-paññatti" là những khái niệm tổng hợp, bởi vì đó là tên gọi chung một tổng hợp, hay một nhóm sự vật.

Đông, Tây v.v... được gọi là "disā-paññatti", những khái niệm về địa phương, bởi vì nó mô tả phương hướng của một vùng.

Sáng, trưa v.v... được gọi là "kāla-paññatti", những khái niệm về thời gian, bởi vì nó liên quan đến thời gian. Giếng, hang động v.v... được gọi là "akāsa-paññatti", khái niệm về không gian, bởi nó liên quan đến không trung.

Hình ảnh hình dung, hình ảnh khái niệm v.v... được gọi là "nimitta-paññatti", những khái niệm về hình tướng, bởi vì nó liên quan đến những dấu hiệu tinh thần mà công trình trau giồi rèn luyện tâm thành đạt.

40. Sáu Loại Paññatti

1. Sắc, thọ v.v... có hiện hữu, trong ý nghĩa cùng tột (chân đế).

2. Đất, núi v.v... là những danh từ áp dụng cho những sự vật thật sự không hiện hữu, trong ý nghĩa cùng tột.

3. Người chứng đắc sáu pháp siêu thế". Nơi đây trong ý nghĩa cùng tột (chân đế) không có người chứng đắc, nhưng có sự chứng đắc sáu pháp siêu thế.

4. "Tiếng nói của người phụ nữ". Nơi đây, trong ý nghĩa cùng tột (theo chân đế), thì có tiếng nói, nhưng người phụ nữ thì không thật sự có hiện hữu.

5. Nhãn thức. Nơi đây, trong ý nghĩa cùng tột thì có phần nhạy của con mắt và có sự thấy, hay nhãn thức, tùy thuộc nơi phần nhạy của mắt. Cả hai đều có.

6. Con ông vua. Nơi đây, theo chân đế thì không có ông vua mà cũng không có con ông vua.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]