Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Tâm thuộc vô sắc Giới

08/05/201111:55(Xem: 9870)
8. Tâm thuộc vô sắc Giới

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera
Phạm Kim Khánh dịch

Chương I

(CITTA - SAṄGAHA - VIBHĀGO)

NHỮNG LOẠI TÂM VƯƠNG KHÁC NHAU

ARŪPĀVACARA CITTĀNI -- 12
Tâm thuộc vô sắc Giới -- 12

8.

Arūpāvacara Kusala Cittāni - 4

1. Ākāsānañcāyatanakusalacittaṁ,
2. Viññāṇañ-cāyatanakusalacittaṁ,
3. Ākiñcaññāyatanakusalacittaṁ,
4. N'eva-saññā-n'āsaññāyatanakusalacittañ c'āti.

Imāni cattāri'pi Arūpāvacarakusalacittāni nāma.

Arūpāvacara Vipāka Cittāni -- 4

5. Ākāsānañcāyatanavipākacittaṁ,
6. Viññāṇañ- cāyatanavipākacittaṁ,
7. Ākiñcaññāyatanavipākacittaṁ,
8. N'eva-saññā-nāsaññāyatanavipākacittañ c'āti.

Imāni cattāri'pi Arūpāvacaravipākacittāni nāma.

Arūpāvacara Kriyā Cittāni -- 4

9. Ākāsānañcāyatanakriyācittaṁ,
10. Viññaṇañ- cāyatanakriyācittaṁ,
11. Ākiñcaññāyatanakriyācittaṁ,
12. N'eva-saññā-n'āsaññāyatanakriyācittañ c'āti.

Imāni cattāri' pi Arūpāvacarakriyācittāni nāma.

Icc' evaṁ sabbathā'pi dvādasa Arūpāvacara-Kusala-Vipāka-Kriyācittāni samattāni.

Ālambanappabhedhena -- catudhā'ruppamānasaṁ
Puññapākakriyābhedā -- puna dvādasadhā ṭhitaṁ.

§8

Tâm Thiện Vô Sắc Giới - 4

1. Tâm Thiền Thiện trong "Không Vô Biên Xứ".
2. Tâm Thiền Thiện trong "Thức Vô Biên Xứ".
3. Tâm Thiền Thiện trong "Vô Sở Hữu Xứ".
4. Tâm Thiền Thiện trong "Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng".

Đó là bốn loại tâm Thiền Thiện Thuộc Vô Sắc Giới.

Tâm Quả Vô Sắc Giới - 4

5. Tâm Thiền Quả trong "Không Vô Biên Xứ".
6. Tâm Thiền Quả trong "Thức Vô Biên Xứ".
7. Tâm Thiền Quả trong "Vô Sở Hữu Xứ".
8. Tâm Thiền Quả trong "Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng".

Đó là bốn loại tâm Thiền Quả Thuộc Vô Sắc Giới.

Tâm Hành Vô Sắc Giới - 4

9. Tâm Thiền Hành trong "Không Vô Biên Xứ".
10. Tâm Thiền Hành trong "Thức Vô Biên Xứ".
11. Tâm Thiền Hành trong "Vô Sở Hữu Xứ".
12. Tâm Thiền Hành trong "Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng".

Đó là bốn loại tâm Hành thuộc Thiền Vô Sắc.

Như vậy, chấm dứt, tất cả có mười hai loại tâm Thiền Vô Sắc (Arūpajhāna) Thiện, Quả, Hành [1]. Tâm Thiền Vô Sắc Giới (Arūpa jhāna) bốn, đuợc sắp xếp tùy theo đối tượng. Tính theo Thiện, Quả và Hành thì có tất cả là mười hai.

Chú Giải:

44. Arūpa Jhāna, Thiền Vô Sắc.

Vị hành giả đã có phát triển Thiền Sắc Giới (Rūpa Jhāna) và giờ đây muốn trau giồi Thiền Vô Sắc, bắt đầu gom tâm vào hình ảnh khái niệm (Paṭibhāga Nimitta) như đã có giảng ở phần trên.

Khi chuyên chú gom tâm như vậy một ít lâu hành giả thấy một đốm ánh sáng nhỏ, yếu, giống như con đom đóm, phát ra từ đối tượng kasiṇa. Hành giả nguyện rằng ánh sáng nhỏ nầy lớn lên dần dần cho đến khi bao trùm toàn thể không gian. Đến đây hành giả không còn thấy gì khác, ngoài ánh sáng nầy, cùng khắp mọi nơi. Không gian đầy ánh sáng nầy không có thực, không phải là một thực tại, mà chỉ là một khái niệm. Danh từ Pāli gọi là Kasiṇugghāṭimākāsa, có nghĩa "không gian phát huy từ đối tượng kasiṇa". Gom tâm vào đối tượng nầy, hành giả niệm "Ākāso ananto", "không gian vô tận vô biên" cho đến khi phát triển tầng Thiền Vô Sắc đầu tiên -- Ākāsānañcāyatana, Không Vô Biên Xứ.

Cũng như trường hợp Thiền Sắc Giới, tiến trình tư tưởng của hành giả lúc ấy trôi chảy như sau:

Manodvārāvajjana, Parikamma, Upacāra, Anuloma, Gotrabhū, Ākāsānañcāyatana.

Chặp tư tưởng Parikamma, đối tượng sơ khởi, có thể phát sanh, có thể không.

Chặp tư tưởng Thiền Vô Sắc (Arūpa Jhāna) chỉ phát sanh trong một chặp (hay sát-na tâm) rồi trôi vào trạng thái Bhavaṅga.

Hành giả tiếp tục gom tâm vào Sơ Thiền Vô Sắc và niệm "Viññāṇaṁ anantaṁ", có nghĩa "thức vô tận vô biên" cho đến lúc phát triển Nhị Thiền Vô Sắc -- Viññāṇañcā- yatana, Thức Vô Biên Xứ.

Để phát triển Tam Thiền Vô Sắc -- Ākiñcaññā-yatana, Vô Sở Hữu Xứ -- hành giả lấy tâm Sơ Thiền làm đề mục và niệm "Natthi kiñci", không có gì hết.

Tứ Thiền Vô Sắc được phát triển bằng cách lấy Tam Thiền Vô Sắc làm đề mục. Tam Thiền Vô Sắc nầy vi tế và tinh chế đến nổi ta không thể quả quyết rằng có tâm hay không có tâm. Khi chăm chú ít lâu vào Tam Thiền nầy hành giả phát triển Tứ Thiền. Mặc dầu trong N'eva-sañña-n'asaññāyatana, Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng, danh từ "Saññā", Tưởng, được dùng, ở đây hai tâm sở Vedanā (Thọ) và Saṅkhāra (Hành) cũng được bao hàm trong đó.

Năm tầng Thiền Sắc Giới khác biệt nhau do các chi thiền. Bốn tầng Thiền Vô Sắc Giới thì khác nhau do đề mục gom tâm. Sơ Thiền và Tam Thiền có hai khái niệm (Paññatti). Đó là khái niệm về tánh cách vô biên của không gian và khái niệm về hư vô.

Tâm Nhị Thiền lấy tâm Sơ Thiền làm đề mục, và Tứ Thiền lấy Tam Thiền làm đề mục.

Bốn Thiền Vô Sắc nầy có Quả tương ứng của nó trong cảnh giới Vô Sắc. Chỉ có chư Phật và chư vị A La Hán mới có bốn tầng Thiền Hành (Duy Tác) Vô Sắc.

Trong tất cả mười hai loại tâm Thiền Vô Sắc (Jhāna Cittas) đều có hai chi thiền Upekkhā (Xả) và Ekaggata (Nhất Điểm). Đó cũng là hai chi của Ngũ Thiền Sắc Giới.

Ghi chú:

[1] Các loại tâm thuộc Sắc Giới và Vô Sắc Giới được gọi chung là Mahaggata có nghĩa "lớn-đi-đến", tức là tâm đã được phát triển, thường được dịch là tâm "Đại Hành". Nơi đây loại tâm nầy được gọi là "Tâm Cao Thượng".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]