Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Hiện tượng chết và tái sanh

08/05/201111:55(Xem: 10594)
4. Hiện tượng chết và tái sanh

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

CHƯƠNG V

VĪTHIMUTTA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Phần không có tiến trình

-ooOoo

IV. Cutipaṭisandhikkamo
Hiện tượng chết và tái sanh

11.

Āyukkhayena, kammakkhayena, ubhayakkhayena upacchedakakammunā c'āti catudhā maraṇuppatti nāma. Tathā ca marantānaṁ pana maraṇakāle yathārahaṁ abhimukhībhūtaṁ bhavantare paṭisandhijanakaṁ kammaṁ vā taṁ kamma- karaṇakālerūpādikamupaladdhapubbamupakaraṇa-bhūtañ ca kammanimittaṁ vā anantaram uppajjamānabhave upalabhitabbaṁ upabhoga- bhūtañ ca gatinimittaṁ vā kammabalena channaṁ dvārānaṁ aññatarasmiṁ paccupaṭṭhāti. Tato paraṁ tameva tatho'paṭṭhitaṁ ālambanaṁ ārabbha vipaccamānakakammānurūpaṁ parisuddham upakkiliṭṭhaṁ vā upalabhitabbabhavānurūpaṁ tatth' onataṁ vā cittasantānaṁ abhiṇhaṁ pavattati bāhullena. Tam' eva vā pana janakabhūtaṁ kammam abhinavakaraṇavasena dvārappataṁ hoti.

12.

Paccāsannamaraṇassa tassa vīthicittāvasāne bhavaṅgakkhaye vā cavanavasena paccuppanna- bhavapariyosānabhūtaṁ cuticittam uppajjitvā nirujjhati. Tasmiṁ niruddhāvasāne tass' ānantaram eva tathā gahitaṁ ālambanam ārabbha savatthukaṁ avatthukam' eva vā yathārahaṁ avijjānusayaparikkhittena taṇhānusayamūlakena saṅkhārena janīyamānaṁ sampayuttehi parig-gayhamānaṁ sahajātānaṁ adhiṭṭhānabhāvena pubbaṅgamabhūtaṁbhavantarapaṭisandhānavasenapaṭisandhisaṅkhātaṁ mānasaṁ uppajjamānam evapatiṭṭhāti bhavantare.

13.

Maraṇāsannavīthiyaṁ pan' ettha mandappavattāni pañc' eva javanāni pāṭikaṅkhitabbāni. Tasmā yadi paccuppannālambanesu āpāthamāgatesu dharan-tesv' eva maraṇam hoti. Tadā paṭisandhi-bhavaṅgānaṁ' pi paccuppannālambanatā labbhatī' ti katvā kāmāvacarapaṭisandhiyā chadvāragahitaṁ kammanimittaṁ gatinimittañ ca paccuppannam atītamālambanaṁ vā upalabbhati. Kammaṁ pana atītam' eva. Tañ ca manodvāragahitaṁ. Tāni pana sabbāni pi parittadhammabhūtā n'evālambanānī' ti veditabbaṁ.

Rūpāvacarapaṭisandhiyā pana paññattibhūtaṁ kammanimittaṁ evālambanaṁ hoti. Tathā āruppapaṭisandhiyā ca mahaggatabhūtaṁ paññatti- bhūtañ ca kammanimittam eva yathārahaṁ ālambanaṁ hoti.

Asaññasattānaṁ pana jīvitanavakam eva paṭisandhibhāvena patiṭṭhāti. Tasmā te rūpa-paṭisandhikā nāma. Āruppā āruppapaṭisandhikā. Sesā rūpārūpapaṭisandhikā.

14.

Āruppacutiyā honti heṭṭhimāruppavajjitā
Paramāruppasandhi ca tathā kāme tihetukā.
Rūpāvacaracutiyā aheturahitā siyuṁ
Sabbā kāmatihetumhā kāmes'v'eva pan'etarā.
Ayam'ettha cutipaṭisa
ndhikkamo.

§11

Diễn biến chết (51) có bốn là:

i. Chết do sự chấm dứt tuổi thọ (52);
ii. Do sự chấm dứt nghiệp lực (nghiệp tái tạo) (53);
iii. Do sự chấm dứt (cùng lúc) cả hai (54);
iv. Do sự chen vào của Nghiệp Tiêu Diệt (55).

Bây giờ, xuyên qua một trong sáu căn môn, một trong những điều sau đây phát hiện đến người sắp lâm chung ngay vào lúc chết, do năng lực của nghiệp:

1. Một nghiệp tạo tái sanh trong kiếp kế nhập vào (ý môn) tùy trường hợp (56);

2. Một đối tượng (57) chẳng hạn như một hình thể trước kia đã có thấy hay cái gì tương tợ, hoặc một vật đã làm phương tiện để tạo nghiệp;

3. Một dấu hiệu tượng trưng cho kiếp sống tương lai (58) mà người chết sắp tái sanh vào, và thọ cảm trong cảnh giới tái sanh sắp đến.

Sau đó, duyên theo đối tượng phát hiện ấy (59), luồng tâm liên tục trôi chảy, tương ứng với cái nghiệp phải trổ sanh, hoặc tinh khiết hoặc ô nhiễm, và thích nghi với cảnh giới mà ta tái sanh vào, phần lớn thiên về trạng thái nầy. Hoặc cái Nghiệp Tái Tạo kiếp sống mới nầy phát hiện trước một căn môn theo phương cách tạo mới trở lại.

§12

Với người sắp chết, hoặc vào lúc một tiến trình tư tưởng chấm dứt, hoặc vào lúc một chặp bhavaṅga phân tán, tử tâm, sự chấm dứt của kiếp sống hiện tại, phát sanh và hoại diệt, theo phương cách của sự chết.

Tức khắc sau khi chặp tử tâm chấm dứt chặp thức tái sanh khởi phát và được thiết lập trong kiếp sống kế đó, dựa trên đối tượng phát hiện xuyên qua, hoặc không xuyên qua, ý căn (60) tùy trường hợp, bắt nguồn từ Nghiệp, Kamma (saṅkhāra), vốn bị bao trùm trong vô minh ngấm ngầm tiềm ẩn và khởi sanh từ ái dục sâu kín ẩn tàng.

Thức tái sanh (hay thức nối liền) nầy được gọi như vậy vì nó nối liền hai kiếp sống kế tiếp, phát sanh cùng lúc với những tâm sở đồng khởi phát, và hành động như tiền phong của những trạng thái đồng khởi như nền tảng (adhiṭṭhānabhāvena).

§13

Nơi đây, trong tiến trình tư tưởng của người lâm chung, chỉ có năm chặp javana yếu ớt (thay vì thông thường là bảy chặp).

Như vậy, khi cái chết xảy diễn trong lúc đối tượng hiện tại phát hiện xuyên qua một căn môn (tức hiện tượng của nghiệp xuyên qua ngũ quan môn, hoặc biểu tượng lâm chung xuyên qua ý môn) chừng ấy thức tái sanh và chặp bhavaṅga duyên theo đối tượng hiện tại ấy.

Vậy, trong sự tái sanh vào cảnh Dục Giới, hiện tượng của nghiệp -- phát hiện xuyên qua một trong sáu căn môn -- hoặc biểu tượng lâm chung, có thể thuộc về quá khứ hay hiện tại.

Nhưng Nghiệp (Kamma) chỉ được thâu nhận xuyên qua ý môn như đối tượng quá khứ.

Tất cả những nghiệp nầy phải được xem là đối tượng nhỏ (tức thuộc Dục Giới).

Trong sự tái sanh vào cảnh Sắc Giới, biểu tượng của nghiệp -- chỉ là một khái niệm (như kasiṇa đất v.v...) -- trở thành đối tượng.

Cùng thế ấy, trong sự tái sanh vào cảnh Vô Sắc Giới, chỉ là một biểu tượng của nghiệp, vốn là một khái niệm đã được cao thượng hóa (như hình dung "không gian"), trở thành đối tượng, tùy theo trường hợp.

Đối với hạng chúng sanh vô tưởng, chỉ có "chín thành phần mạng căn" [1] được tái tạo theo phương cách tái sanh. Do đó những thành phần nầy được gọi là "sắc tái sanh". Các vị sanh vào những cảnh Vô Sắc Giới được gọi là "danh tái sanh". Ngoài ra là "danh và sắc tái sanh".

§14

Sau khi chấm dứt kiếp sống ở cảnh giới Vô Sắc chúng sanh được sanh vào cùng thế ấy, trong một cảnh giới Vô Sắc, nhưng không ở trong một tầng Vô Sắc thấp kém hơn, và cũng có thể tái sanh vào cảnh Dục Giới với ba nhân.

Sau khi chấm dứt kiếp sống ở cảnh Sắc Giới thì không sanh ra mà không có ba nhân (tức luôn luôn sanh ra với ba nhân). Sau một sự tái sanh với ba nhân ta tìm tái sanh trong mọi cảnh giới. Hạng còn lại (tức những vị có hai nhân hoặc không có nhân nào), tái sanh vào Dục Giới.

Nơi đây là phương thức chết và tái sanh.

Ghi chú:

[1] Tức là bốn đại chánh yếu -- hay bốn nguyên tố có đặc tính duỗi ra, làm dính liền, nóng, và di động (paṭhavi, āpo, tejo, vāyo) -- cùng với bốn chuyển hóa là màu sắc, mùi, vị, và chất dinh dưỡng (vaṇṇa, gandha, rasa, ojā). Thành phần thứ chín là sắc mạng căn (jivitindriya, sức sống của sắc pháp, phần vật chất).

Chú Giải

51.

"Chết là sự chấm dứt tạm thời của một hiện tượng tạm thời". Chết có nghĩa là sự chấm dứt mạng căn (jīvitindriya), sức sống của phần vật chất, nhiệt độ (usma = tejodhātu), và thức (viññāṇa) của một chúng sanh trong một kiếp sống cá biệt.

Chết không phải là tuyệt diệt, trở thành hư vô. Chết ở một nơi có nghĩa là sanh ở một nơi khác, cũng giống như một cách quy ước ta nói rằng mặt trời lặn ở một nơi là mọc ở một nơi khác.

52.

Cái mà thường được hiểu là chết tự nhiên do tuổi già có thể được liệt vào hạng nầy. Tuổi thọ ở mỗi cảnh giới khác nhau mà không liên quan đến năng lực tiềm tàng trong Nghiệp Tái Tạo. Tuy nhiên, khi đến mức cuối cùng của tuổi thọ thì phải chết. Cũng có thể, khi năng lực của Nghiệp Tái Tạo quả thật cực kỳ hùng mạnh, nghiệp lực nầy tự tạo trở lại để tiếp tục sống trong cảnh giới ấy, hoặc trong một cảnh giới cao hơn, như trường hợp chư Thiên.

53.

Thông thường tư tưởng, ý muốn làm, hay ước vọng nào mà thật mạnh trong kiếp, trở lại nổi bật lên trội hơn vào lúc lâm chung, và tạo điều kiện cho sự tái sanh sắp đến. Trong chặp tư tưởng cuối cùng ấy có một năng lực đặc biệt. Khi năng lực của Nghiệp Tái Tạo ấy chấm dứt, những hoạt động cố hữu của hình thể vật chất mà sức sống thể hiện trong đó cũng chấm dứt, dầu chưa đến tuổi già.

54.

Nếu người kia sanh vào thời kỳ mà tuổi thọ của con người là 80, và người ấy chết lúc 80 tuổi vì năng lực của Nghiệp Tái Tạo chấm dứt, thì cái chết của người ấy do nơi sự chấm dứt đồng thời của cả hai, tuổi thọ và nghiệp lực.

55.

Những hành động mạnh mẽ có thể đột ngột cắt đứt ngang năng lực của Nghiệp Tái Tạo, dầu tuổi thọ chưa dứt. Thí dụ như mũi tên bắn ra thì phải đi đến tận cùng con đường của nó. Tuy nhiên, một năng lực mạnh hơn có thể làm lệch đường của mũi tên, hay chận ngang, làm rơi tên xuống đất. Cùng thế ấy, một nghiệp lực thật mạnh trong quá khứ có thể làm tan một tiềm năng của chặp tư tưởng có tác dụng tái tạo (janaka) vừa chấm dứt, và như vậy tiêu diệt đời sống của một chúng sanh. Cái chết của Devadatta (Đề-Bà-Đạt-Đa) là do một nghiệp đối nghịch (upacchedaka kamma) mà ông đã tạo trong kiếp sống hiện tiền. Ba loại chết trên được gọi chung là kālamaraṇa (chết đúng thì), và loại cuối cùng là akālaramaṇa, chết không đúng thì.

Thí dụ một ngọn đèn dầu. Đèn có thể tắt vì bốn lý do như sau: Tim lụn, dầu cạn, vừa lụn tim vừa cạn dầu, và thứ tư là một nguyên nhân từ ngoài vào, như một ngọn gió thổi qua. Cái chết của một chúng sanh cũng do một trong bốn nguyên nhân kể trên.

56.

Khi người kia sắp chết, một hành động tốt hay xấu có thể phát hiện đến trước tâm nhãn của người ấy. Hành động nầy có thể là một Trọng Nghiệp Thiện, như một tầng Thiền (Jhāna) đã chứng đắc, hay một Trọng Nghiệp Bất Thiện như hành động giết cha, giết mẹ v.v... Các nghiệp nầy có năng lực mạnh đến đỗi làm lu mờ tất cả những nghiệp khác và xuất hiện mạnh mẽ trước tâm nhãn của người lâm chung. Nếu không có Trọng Nghiệp nầy chặp tư tưởng lâm chung có thể duyên theo cái nghiệp mới tạo hay mới nhớ đến tức khắc kế đó (Āsanna Kamma).

Nếu là một hành động quá khứ thì, nói một cách chính xác, đó là tư tưởng thiện hay bất thiện kinh nghiệm trong lúc thực hiện hành động, bây giờ phát hiện trở lại.

57. Kamma Nimitta, Biểu Tượng Của Nghiệp

Là bất luận một dấu hiệu -- cảnh, hương, vị, âm thanh, hay xúc chạm nào -- hay một ý kiến nào mà ta có, ngay vào lúc thực hiện hành động, tức lúc tạo nghiệp, như con dao trong trường hợp người đồ tể, hay bệnh nhân, trong trường hợp một bác sĩ, hay bông hoa, trường hợp của một thiện tín có tâm đạo nhiệt thành v.v...

58. Gati Nimitta, Biểu Tượng Lâm Chung

Có nghĩa là một vài dấu hiệu của nơi chốn mà người chết sắp tái sanh vào, một diễn biến nhất định phải xảy ra cho người sắp lâm chung. Khi những chỉ dẫn về kiếp sống tương lai ấy phát hiện mà không tốt, ta có thể gây ảnh hưởng cho nó trở thành tốt. Điều nầy có thể thực hiện được bằng cách ảnh hưởng đến tâm người sắp chết, giúp cho người ấy tự tạo cho họ những tư tưởng có tánh cách thiện, tác hành như một Cận Tử Nghiệp, chống trả lại ảnh hưởng của Nghiệp Tái Tạo mà, nếu không vậy, sẽ là bất thiện. Và chính nghiệp nầy sẽ tạo duyên cho kiếp sống tới phát sanh. Những Biểu tượng Lâm Chung nầy có thể là lửa địa ngục, rừng, núi, tử cung của bà mẹ, cung điện trên cảnh trời v.v...

Nghiệp phát hiện xuyên qua ý môn. Biểu Tượng của Nghiệp, Kamma Nimitta, có thể phát hiện xuyên qua bất luận cửa nào trong sáu căn môn, tùy trường hợp. Gati Nimitta, Biểu Tượng Lâm Chung, luôn luôn là một dấu hiệu vật chất, phát hiện như một giấc mơ.

59.

Duyên theo một trong những đối tượng kể trên, một tiến trình tâm diễn tiến trọn vẹn, mặc dầu cái chết có thể đến đột ngột như thế nào.

Kinh sách ghi rằng chí đến cái chết cấp kỳ như trường hợp một con ruồi bay ngang qua hòn đe, bị búa của anh thợ rèn đập nát, trước khi thật sự chết con ruồi cũng có trọn một tiến trình tâm như vậy.

Để cho dễ hiểu, bây giờ ta hãy tưởng tượng trường hợp của một người sắp chết và tái sanh vào cảnh người. Đối tượng của chặp tư tưởng cuối cùng là một nghiệp thiện. Chặp tâm bhavaṅga khởi phát, giao động trong một chặp, rồi diệt. Tức khắc chặp Manodvārāvajjana, Ý Môn Hướng Tâm khởi sanh, rồi diệt. Kế đến, giai đoạn tâm lý vô cùng quan trọng -- tiến trình javana -- mà ở đây vì yếu ớt, chỉ diễn tiến trong năm chặp, thay vì bảy chặp như thông thường. Vì lẽ ấy, chặp tư tưởng nầy không có năng lực tái tạo. Nhiệm vụ chánh của nó chỉ là làm điều hòa kiếp sống mới (abhinavakaraṇa). Trong trường hợp đối tượng của tâm là đáng được ưa thích thì tâm mà người nầy hiện có là một loại tâm thiện, có hay không có sự xúi giục, đồng phát sanh với thọ hỷ, và liên hợp với tri kiến, như có thể trường hợp nầy là như vậy. Tâm Đăng Ký mà nhiệm vụ là ghi nhận hay nhận diện, có thể phát sanh trong hai chặp liền theo đó, có thể không. Sau đó là Cuti Citta (Tử Tâm), chặp tư tưởng tối hậu của một kiếp sống (xem Đồ biểu 12).

Có quan điểm sai lầm cho rằng chính Tử Tâm nầy tạo điều kiện cho sự tái sanh trong kiếp sống kế đó. Đúng ra không phải Tử Tâm, vì tâm nầy không có nhiệm vụ đặc biệt nào, mà chính những chặp tâm của tiến trình javana tạo điều kiện cho kiếp sống tới.

Với sự chấm dứt Tử Tâm, cái chết mới thật sự xảy diễn. Chừng ấy tâm và vật thực (cittaja và āhāraja rūpa) không còn tạo thêm vật chất (sắc) nữa. Chỉ còn một loạt những tánh chất vật chất do nhiệt độ (utuja) tạo nên tiếp tục phát sanh cho đến khi cơ thể vật chất trở thành cát bụi.

Bây giờ, tức khắc sau khi chặp Tử Tâm (Cuti Citta) hoại diệt liền phát sanh chặp paṭisandhi viññāṇa (thức nối liền). Kế tiếp là mười sáu chặp bhavaṅga. Sau đó phát sanh chặp Ý Môn Hướng Tâm (Manodvārāvajjana), phát triển sự ưa thích kiếp sống mới (bhavanikanti javana). Tiếp theo là bhavaṅga phát sanh và hoại diệt, và dòng tâm tiếp tục trôi chảy không gián đoạn. (Xem đồ biểu 330).

60.

Trong cảnh Vô Sắc Giới không có ý căn (hadayavatthu).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]