Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38-1. Phẩm Lực (1)

02/05/201111:10(Xem: 13994)
38-1. Phẩm Lực (1)

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2
XXXVIII.1.Phẩm Lực (1)

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cósáu sức mạnh ở đời. Thế nào là sáu? Con nít lấy kêukhóc làm sức mạnh, muốn đòi gì, trước hết khóc; đànbà lấy sân giận làm sức mạnh, nương vào sân giận rồisau mới nói; Sa-môn, Bà-la-môn dùng nhẫn làm sức mạnh, thườngnghĩ thấp mình, đối với người, rồi sau bày tỏ; quốcvương dùng kiêu ngạo làm sức mạnh, lấy hào thế này đểtự biểu lộ; nhưng A-la-hán lấy tinh chuyên là sức mạnhđể tự trình bày; chư Phật Thế Tôn thành tựu đại từbi, lấy đại bi làm sức mạnh để lợi ích rộng rãi chochúng sanh.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Có sáu sức mạnh ở đời. Thế nên, cácTỳ-kheo! Nên nhớ tu hành sức đại từ bi này. Như thế, cácTỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy nên tư duy tưởng vô thường, quảng bá tưởng vô thường.Ðã tư duy, quảng bá tưởng vô thường rồi, các Thầy sẽđoạn dứt dục ái, sắc ái, vô sắc ái, cũng đoạn vô minh,kiêu mạn. Ví như lấy lửa thiêu đốt cây cỏ, không sótgì cả, cũng không còn dấu vết. Ðây cũng như thế, nếutu tưởng vô thường, đoạn hết dục ái, sắc ái, vô sắcái, vô minh, kiêu mạn, không còn sót gì. Vì sao thế? Tỳ-kheongay khi tu tưởng vô thường, người ấy không có tâm dục,đã không có tâm dục, thì có thể phân biệt pháp, tư duyvề ý nghĩa của nó, không có sầu lo, khổ não. Người ấyđã tư duy pháp nghĩa thì không ngu hoặc, tu hành lầm lẫn.Nếu thấy có ai tranh tụng, người ấy liền nghĩ: 'Các hiềnsĩ này không tu tưởng vô thường, không quảng bá tưởngvô thường, nên mới đi đến sự tranh tụng này. Họ đãtranh tụng thì không quán được nghĩa này; đã không quánnghĩa này thì có tâm mê hoặc. Họ đã chấp sự ngu mê nàythì mạng chung sẽ vào ba đường ác: ngạ quỷ, súc sanh, địangục'.

Thếnên, các Tỳ-kheo, nên tư tưởng vô thường, quảng bá tưởngvô thường, thì sẽ không có tưởng sân giận, ngu hoặc, cũngcó thể quán pháp, cũng quán được nghĩa này. Nếu sau khimạng chung, sẽ sanh vào ba đường lành: lên trời, trong loàingười, và đạt Niết-bàn. Như thế, các Tỳ-kheo, nên họcđiều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Ma-kiệt, bên bờ sông Ưu-ca-chi.

Bấygiờ Thế Tôn đến dưới một gốc cây trải tòa ngồi, chínhthân, chính ý, buộc niệm ở trước.

Cómột Phạm chí đi đến chỗ đó, Phạm chí này thấy dấuchân của đức Thế Tôn rất là kỳ diệu, liền nghĩ: 'Dấuchân này của người nào? Là của Trời, Rồng, Quỷ, Thần,Càn-thát-bà, A-tu-la, Nhơn, Phi nhơn; Phạm thiên, Tổ tiên tachăng?

Khiđó, Phạm chí noi theo dấu tiến đến trước, xa thấy ThếTôn ngồi dưới một gốc cây, chính thân, chính ý buộc niệmở trước; thấy rồi liền nói:

- Ngàilà Trời chăng?

ThếTôn bảo:

- Tachẳng phải là Trời.

- LàCàn-thát-bà chăng?

- Tachẳng phải Càn-thát-bà.

- LàRồng chăng?

- Tachẳng phải rồng.

- LàDạ-xoa chăng?

- Tachẳng phải là Dạ-xoa.

- LàTổ phụ chăng?

- Tachẳng phải Tổ phụ.

Lúcđó, Phạm chí hỏi Thế Tôn:

- ThếÔng là ai?

[#]

ThếTôn bảo:

- Cóái thì có thọ, có thọ thì có ái, nhân duyên hội họp rồisau mỗi mỗi tương sinh. Như thế, năm thạnh ấm không cólúc đoạn dứt. Ðã biết ái thì biết ngũ dục, cũng biếtsáu trần bên ngoài, sáu nhập bên trong, tức biết gốc ngọncủa thạnh ấm này.

Lúcấy Thế Tôn liền nói kệ:

'Thếgian có ngũ dục,
Ýlà vua thứ sáu,
Biếtsáu thứ trong ngoài,
Hãynhớ dứt mé khổ'.

Thếnên, hãy cầu phương tiện diệt sáu việc trong ngoài. Nhưthế, Phạm chí, nên học điều này.

Bấygiờ, Phạm chí kia nghe Phật dạy như thế, tư duy luyện tậpkhông rời tâm, liền ngay chỗ ngồi, các trần cấu dứt, đượcpháp nhãn thanh tịnh.

Bấygiờ Phạm chí ấy nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm.

[#]

Ghichú:

Đoạn[#]...[#] dường như không tương thích với tinh thần của bàikinh. Bài kinh tương đương trong Tăng Chi Bộ là kinh "Tùy thuộcthế giới", AN IV.36, trong đó, Đức Phật trả lời Bà-la-môn(Phạm chí) Dona rằng:

- "...Này Bà-la-môn, đối với những người chưa đoạn tận cáclậu hoặc, Ta có thể là chư Thiên, với các lậu hoặc đãđoạn tận, được chặt đứt từ gốc rễ, được làm thànhnhư thân cây ta-la, được làm cho không thể hiện hữu, đượclàm cho không thể sanh khởi trong tương lai. Này Bà-la-môn,đối với những người chưa đoạn tận các lậu hoặc, Tacó thể là Càn-thát-bà, Ta có thể là Dạ-xoa, Ta có thể làNgười, với các lậu hoặc đã đoạn tận, được chặt dứttừ gốc rễ, được làm thành như thân cây ta-la, được làmcho không thể hiện hữu, được làm cho không thể sanh khởitrong tương lai. Ví như, này Bà-la-môn, bông sen xanh, hay bôngsen hồng, hay bông sen trắng, sanh ra trong nước, lớn lên trongnước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nướcthấm ướt. Cũng vậy, này Bà-la-môn sanh ta trong đời, lớnlên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấmướt. Này Bà-la-môn, Ta là Phật, hãy như vậy thọ trì."

--(Bình Anson, 02-2004)

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Xưa,lúc Ta còn là Bồ-tát chưa thành Phật đạo, có nghĩ thếnày: 'Thế gia này rất là khổ, có sanh, già, bịnh, chết,mà năm thạnh ấy này chẳng dứt được nguồn gốc'. Lúcấy, Ta lại nghĩ: 'Do nhân duyên nào có sanh, già, bệnh, chết,lại do nhân duyên nào đưa đến tai họa này?'. Lúc đang tưduy điều này, Ta lại nghĩ: 'Có sanh thì có già, bịnh, chết'.

Lúcđang tư duy điều này, Ta lại nghĩ thêm: 'Do nhân duyên nàocó sanh? Ðây do hữu mà sanh', lại nghĩ: 'Hữu do đâu mà có?'.Ðang lúc Ta tư duy liền sanh niệm này: 'Hữu do thủ mà có',lại nghĩ: 'Thủ này do đâu mà có?'. Bấy giờ Ta dùng tríquán: 'Do ái mà có thủ', lại suy nghĩ thêm: 'Ái này do đâumà sanh?' Ta quán sát lần nữa: 'Do thọ mà có ái', lại suynghĩ thêm: 'Thọ này do đâu mà sanh?' Lúc ấy Ta quán sát nhưvầy: 'Do xúc mà có thọ', lại tư duy nữa: 'Xúc này do đâumà có?' Ta liền sanh niệm này: 'Do lục nhập mà có xúc này'.Rồi ta lại suy nghĩ nữa: 'Lục nhập này do đâu có?'.; quánsát lúc ấy, Ta biết: 'Do danh sắc mà có lục nhập'. RồiTa lại nghĩ rằng: 'Danh sắc do đâu mà có?'; Ta quán sát thìbiết: 'Do thức mà có danh sắc'; 'Thức này do đâu có?'; Taquán sát thì biết: 'Do hành sanh thức'. Rồi Ta lại nghĩ: 'Hànhdo đâu mà sanh?'; Ta quán sát thì biết 'Hành do đâu mà sanh?';Ta quán sát thì biết 'Hành do si sanh'. Vô minh duyên hành, hànhduyên thức, thức duyên danh sắc, danh sắc duyên lục nhập,lục nhập duyên xúc, xúc duyên thọ, thọ duyên ái, ái duyênthủ, thủ duyên hữu, hữu duyên sanh, sanh duyên tử, tử duyênsầu lo khổ não chẳng thể tính kể. Như thế gọi là nguyênnhân của khổ thạnh ấm.

Lúcđó ta lại nghĩ: 'Do nhân duyên nào mà diệt được sanh, già,bịnh, chết?'. Khi ấy Ta quán sát: 'Sanh diệt thì già, bịnh,chết diệt'. Rồi Ta lại sanh niệm này: 'Do đâu mà không cósanh?'; Ta quán sát thì thấy: 'Do hữu diệt thì sanh sẽ diệt',lại nghĩ: 'Do đâu mà không có hữu?'. Ta quán sát thì thấy:'Do thủ diệt thì hữu sẽ diệt'. Rồi Ta sanh niệm này: 'Dođâu mà thủ diệt?'; Ta quán sát thì thấy: 'Do ái diệt màthủ diệt'; lại sanh niệm này: 'Do đâu mà ái diệt?' Ta quánsát thêm nữa: 'Thọ diệt thì ái diệt'; lại tư duy: 'Do đâumà thọ diệt?'; quán sát thì thấy: 'Xúc diệt thì thọ diệt?',lại tư duy: 'Xúc do đâu mà diệt?', quán sát thì thấy: 'Lụcnhập diệt thì xúc diệt'. Lại xem: 'Do đâu mà lục nhậpnày diệt?'. Lúc ấy Ta quán sát thấy: 'Danh sắc diệt thìlục nhập diệt'; lại quán 'Danh sắc do đâu mà diệt?'. Quánsát thì biết: 'Thức diệt thì danh sắc diệt'; lại quán sát:'Thức này do đâu mà diệt?'; quán sát thì biết: 'Hành diệtthì thức diệt'; lại quán 'Hành này do đâu mà diệt?'; quánsát thì biết: 'Vô minh diệt thì hành diệt'. Hành diệt thìthức diệt, thức diệt thì danh sắc diệt, danh sắc diệtthì lục nhập diệt, lục nhập diệt thì xúc diệt, xúc diệtthì thọ diệt, thọ diệt thì ái diệt, ái diệt thì thủdiệt, thủ diệt thì hữu diệt, hữu diệt thì sanh diệt,sanh diệt thì lão bịnh diệt, lão bịnh diệt thì tử diệt.Ðó gọi là năm thạnh ấm diệt'.

RồiTa lại sanh niệm này: 'Thức này là nguồn gốc đầu đưađến sanh, già, bịnh, chết. Nhưng Ta chẳng thể biết nguồngốc của sanh, già, bệnh, chết này'. Ví như có người ởtrong núi rừng đi theo con đường mòn nhỏ, đi đến phía trướcmột lát, thấy con đường lớn cũ, ngày xưa mọi người điqua đây. Khi ấy, người nọ bèn đi lại con đường này, tiếnđến một chút lại thấy thành quách, vườn cảnh, ao tắmcũ đều rất tươi tốt. Nhưng trong thành kia không có dâncư. Người này thấy rồi lại trở về nước mình, tâu vớivua rằng:

- 'Vừarồi tôi dạo núi rừng thấy thành quách, cây cối um tùm.Nhưng trong thành đó không có nhân dân. Tâu Ðại vương! Nêncho nhân dân vào thành đó cư trú'.

Bấygiờ quốc vương nghe người này nói, liền cho nhân dân đếnở, và thành quách này trở nên đông đúc dân cư như cũ,vuithích vô cùng.

CácTỳ-kheo nên biết! Xưa, lúc Ta chưa thành Phật, ở trong núihọc đạo, thấy chỗ du hành của chư Phật thời xưa, liềntheo đường ấy mà biết chỗ khởi nguyên của sanh, già, bệnh,chết. Có sanh, có diệt thảy đều phân biệt. Biết sanh khổ,sanh tập, sanh diệt, sanh đạo, đều liễu tri cả. Hữu, thủ,ái, thọ, xúc, lục nhập, danh sắc, thức, hành, vô minh cũnglại như thế. Vô minh khởi thì hành khởi, hành tạo điềugì lại là do thức. Nay ta đã biết rõ về thức, nên cùngbốn bộ chúng mà nói điều căn bản này để cho tất cảđều biết nguồn gốc chỗ khởi này; biết Khổ, biết Tập,biết Diệt, biết Ðạo, khiến nhớ rõ ràng. Ðã biết lụcnhập thì biết sanh, lão, bệnh, tử; lục nhập diệt thì sanh,lão, bệnh, tử diệt. Thế nên, Tỳ-kheo, nên cầu phương tiệndiệt lục nhập. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn đang thuyết pháp cho vô số trăm ngàn vạn chúng.Lúc đó Tôn giả A-na-luật đang ngồi trong chúng ngủ gục.Ðức Phật thấy A-na-luật ngủ gục, liền nói kệ rằng:

Thọpháp thích ngủ nghỉ,
Ýkhông có lầm lẫn,
ChỗHiền Thánh thuyết pháp,
Ðiềungười trí ưa thích.
Vínhư nước vực sâu,
Lóngtrong không tỳ vết,
Ngườinghe pháp như thế,
Thanhtịnh tâm lạc thọ.
Cũngnhư đá vuông lớn,
Gióthổi không thể động,
Nhưthể bị chê khen,
Tâmkhôngcó lay động.

Khiấy Thế Tôn bảo Tôn giả A-na-luật:

- Thầysợ phép vua và sợ giặc cướp mà hành đạo chăng?

A-na-luậtđáp:

- Thưakhông, bạch Thế Tôn.

Phậtbảo A-na-luật:

- Vìsao Thầy xuất gia học đạo?

A-na-luậtbạch Phật:

- Conchán ngán sanh, lão, bịnh, tử, sầu lo khổ não nên muốn bỏ,nó; vì thế xuất gia học đạo.

ThếTôn bảo:

- NayThầy là con nhà quý tộc, có lòng tin kiên cố, xuất gia họcđạo. Hôm nay Thế Tôn đích thân thuyết pháp, tại sao Thầyngồi trong đây mà ngủ gục.

Tôngiả A-na-luật liền từ chỗ ngồi đứng dậy, bày vai áophải, quỳ xuống chấp tay bạch Thế Tôn:

- Từnay về sau dù thân hình tan nát, con trọn không ở trước NhưLai mà ngủ gục.

Bấygiờ Tôn giả A-na-luật suốt đến đến sáng chẳng ngủ,nhưng không thể trừ khử được thùy miên, mắt bèn hư. Khiấy, Thế Tôn bảo A-na-luật:

- Ngườichuyên cần tinh tấn thì cùng trạo cử tương ưng. Còn nếugiải đãi lại cùng kiết sử tương ưng. Nay thầy nên hànhvừa chừng ở giữa.

A-na-luậtbạch Phật:

- Khitrước, con đã ở trước Như Lai phát thệ, nay không thểlàm trái bổn nguyện mình.

Lúcđó Thế Tôn bảo Kỳ-vực (Kỳ-bà):

- Ônghãy trị liệu mắt cho A-na-luật!

Kỳ-vựcthưa:

- NếuA-na-luật chịu ngủ một chút, con sẽ trị mắt được.

ThếTôn bảo A-na-luật:

- Thầynên ngủ. Vì sao thế? Tất cả các pháp do ăn mà được tồntại, không ăn thì không còn. Con mắt lấy ngủ làm thức ăn,tai lấy âm thinh làm thức ăn, mũi lấy hương làm thức ăn,lưỡi lấy mùi vị làm thức ăn, thân lấy xúc chạm làm thứcăn, ý lấy pháp làm thức ăn. Nay ta cũng nói Niết-bàn cũngcó thức ăn.

A-na-luậtbạch Phật:

- Niết-bànlấy những gì làm thức ăn?

Phậtbảo A-na-luật:

- Niết-bànlấy không phóng dật làm thức ăn, nương không phóng dậtđược đến vô vi.

A-na-luậtbạch Phật:

- BạchThế Tôn! Tuy nói ngủ là thức ăn của mắt, nhưng con chẳngkham ngủ nghỉ.

Rồisau A-na-luật vá y phục cũ. Khi ấy mắt đã bị hư và đắcthiên nhãn không có tì vết. A-na-luật dùng pháp thường màvá y áo, không thể xâu chỉ qua lỗ kim được. Khi ấy A-na-luậtliền nghĩ: 'Chư A-la-hán đắc đạo trong thế gian hãy xâukim giúp tôi'.

Bấygiờ Thế Tôn dùng thiên nhĩ thanh tịnh nghe được âm thanhnày: 'Chư A-la-hán đắc đạo trong thế gian hãy xâu kim giúptôi'. Thế Tôn bèn đến chỗ A-na-luật mà bảo:

- Thầyđưa kim đây Ta xâu cho.

A-na-luậtbạch Phật:

- Vừarồi con gọi các vị muốn cầu phước ở thế gian xâu kimcho con.

ThếTôn bảo:

- Ngườicầu phước ở thế gian không ai hơn Ta. Như Lai đối vớisáu pháp không chán bỏ. Những gì là sáu? thí; dạy dỗ; nhẫn;nói pháp; nói nghĩa; bảo hộ chúng sanh; cầu đạo vô thượngchánh chân. Này A-na-luật! Ðó là sáu điều Như Lai không hềchán bỏ.

A-na-luậtthưa:

- ThânNhư Lai là thân của Chân pháp, lại còn muốn cầu pháp nàonữa? Như Lai đã qua khỏi biển sanh tử, lại thoát khỏi áitrước, và nay cố cầu làm phước.

ThếTôn bảo:

- Ðúngthế, A-na-luật. Ðúng như lời Thầy nói. Như Lai cũng biếtsáu pháp này không chán đủ. Nếu chúng sanh biết nguồn cộicủa tội ác do thân, miệng, ý tạo, thì hoàn toàn không đọatrong ba đường ác. Vì chúng sanh chẳng biết nguồn gốc tộiphước nên đọa trong ba đường ác.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

'Cácsức mạnh thế gian,
Dạoở trong Trời, Người,
Phướclực là hơn hết,
Dophước thành Phật đạo'.

Thếnên, A-na-luật! Nên cầu phương tiện được sáu pháp này.Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ có nhiều Tỳ-kheo vào thành Xá-vệ khất thực, nghe ngoàicổng cung vua Ba-tư-nặc có rất đông dân chúng khoa tay, kêula oán trách: 'Trong nước có giặc tên Ương-quật-ma (Angulimala)rất hung bạo, sát hại người không kể xiết, chẳng có lòngthương xót chúng sanh. Nhân dân trong nước đều chán ghét.Mỗi ngày bắt người giết, lấy ngón tay xâu làm tràng hoa,gọi là Chỉ Man. Cúi mong Ðại vương hãy đến đánh hắn!'.Các Tỳ-kheo khất thực xong trở về Tinh xá Kỳ Hoàn, thu xếpy bát, vắt tọa cụ lên vai, đi đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyrồi ngồi một bên. Bấy giờ những Tỳ-kheo ấy bạch ThếTôn:

- NhiềuTỳ-kheo chúng con vào thành Xá-vệ khất thực, thấy nhân dânở trước cổng vương cung kêu oán, tố cáo: 'Nay vương quốccó giặc tên Ương-quật-ma là người hung bạo, không có lòngtừ, sát hại tất cả chúng sanh, người chết đất nướctrống rỗng đều do hắn lấy ngón tay người làm tràng hoa'.

Bấygiờ, Thế Tôn nghe Tỳ-kheo kia nói xong, liền từ tòa đứngdậy, lặng thinh mà đi. Khi ấy, Thế Tôn tìm đến chỗ têngiặc kia. Những người lượm củi, gánh cỏ về người chăntrâu, chăn dê thấy Thế Tôn đến đường đó, họ bèn bạchPhật rằng:

- Sa-môn!Sa-môn! Chớ đi theo đường đó. Vì sao vậy? Bên đường nàycó giặc tên Ương-quật-ma ở trong đó. Những người muốnđi đường này, phải nhóm mười người, hoặc hai mươi người,ba mươi, bốn mươi, năm mươi người vẫn còn chẳng qua nổi,đều bị Ương-quật-ma bắt hết. Mà Sa-môn Cù-đàm lại đimột mình không có bạn, bị Ương-quật-ma xúc nhiễu, vì đốivới việc không dè dặt.

ThếTôn tuy nghe nói mà vẫn tiến bước không dừng lại. Khi đómẹ của Ương-quật-ma đem thức ăn đến chỗ ông ta. Lúcấy Ương-quật-ma nghĩ: 'Vòng ngón tay của ta không biết đủsố chưa?', liền đếm ngón tay thấy chưa đủ số, lại đếmmột lần nữa, chỉ thiếu có một ngón. Ương-quật-ma bènnhìn chung quanh tìm người muốn bắt giết, nhưng nhìn bốnbên cũng chẳng thấy ai, liền nghĩ: 'Thầy ta có dạy: ngườinào có thể hại mẹ mình, thì sẽ sanh lên trời'. Nay mẹta tự đến đây, tức là có thể bắt giết, ngón tay đượcđủ số chắc chắn sẽ sanh lên trời'. Rồi Ương-quật-matay trái nắm đầu mẹ, tay phải rút gươm, nói với mẹ:

- Dừngmột tí, Mẹ!

Khiấy, Thế Tôn liền nghĩ: 'Tên Ương-quật-ma này sẽ phạmngũ nghịch'. Ngài liền phóng hào quang giữa chặng mày chiếusáng khắp núi rừng ấy. Ương-quật-ma thấy ánh sáng, liềnnói với mẹ:

- Ðâylà ánh sáng gì chiếu rừng núi này? Chẳng phải quốc vươngtụ tập binh lính để công phạt ta chăng?

Ngườimẹ bảo:

- NayCon nên biết. Ðây không phải là ánh lửa của mặt trời,mặt trăng, cũng không phải là ánh sáng của Thích, Phạm thiênvương.

Bấygiờ, người mẹ liền nói kệ:

'Ðâykhông phải lửa sáng,
Chẳngtrời, trăng, Thích, Phạm,
Chimthú chẳng kinh sợ,
Hótmừng khác bình thường.
Ánhsáng rất thanh tịnh,
Khiếnngười vui vô cùng,
Ắtbậc Tôn tối thắng,
ThậpLực đến nơi đây,
Ởtrong Trời và Người,
Thiênnhãn xem thế giới,
Nênmuốn độ cho Con,
ThếTôn đến nơi này.

Khiấy, Ương-quật-ma nghe âm hưởng Phật, vui mừng hớn hởkhông thể kiềm được liền nói:

- Thầyta cũng có dạy, bảo ta rằng: 'Nếu ngươi giết được mẹvà giết Sa-môn Cù-đàm, chắc chắc sẽ được sanh lên trời'.

Ương-quật-mabảo mẹ:

- Mẹhãy đứng đây. Con giết Sa-môn Cù-đàm trước đã, rồi sẽăn sau.

RồiƯơng-quật-ma buông mẹ ra, đuổi theo Thế Tôn, xa thấy ThếTôn đi đến, như khối vàng tỏa sáng khắp nơi, thấy rồicười nói:

- NaySa-môn Cù-đàm nhất định chết trong tay ta không còn nghi ngờ.Những người muốn đi đường này đều tụ tập đông người,còn Sa-môn Cù-đàm chỉ đi một mình, không bạn lữ, nay tasẽ bắt giết.

Khiấy, Ương-quật-ma rút kiếm chạy đến để hại Thế Tôn.Thế Tôn cứ theo đường thong thả bước đi, Ương-quật-marượt đuổi mà chẳng kịp Như Lai, ông ta bèn bảo Thế Tôn:

- Dừnglại, dừng lại, Sa-môn!

ThếTôn bảo:

- Tađã dừng rồi. Còn Ông chẳng chịu dừng.

Ương-quật-mavừa chạy vừa nói kệ:

Ðimà lại nói dừng,
Bảorằng tôi không dừng,
Hãygiải nghĩa cho tôi,
Ðódừng, tôi chẳng dừng?
Bấygiờ, Thế Tôn dùng kệ đáp:
ThếTôn đã nói dừng,
Vìkhông hại tất cả,
NayÔng có tâm sát,
Chẳnglìa nơi nguồn ác,
Tatrụ đất tâm từ,
Thươnggiúp tất cả người,
Ônggieo khổ địa ngục,
Chẳnglìa nơi nguồn ác.

Ương-quật-manghe kệ xong, liền nghĩ: 'Nay xét lại ta làm ác chăng? Thầyta bảo rằng: 'Ðây là phước lớn, được quả báo lớn.Người có thể giết ngàn người lấy ngón tay làm tràng hoa,sẽ được đạt kết quả sở nguyện. Người như thế mạngchung rồi sẽ sanh cõi trời'. Nếu người giết mẹ và Sa-mônCù-đàm sẽ được sanh lên Phạm thiên'.

Khiấy, Phật dùng oai thần khiến thần thức ông ta bừng tỉnh,ông nghĩ các sách vở Phạm chí cũng có lời này: 'Như Laira đời rất khó gặp, thường cả ức kiếp mới ra đời.Lúc Ngài ra đời, người chưa độ sẽ được độ, ngườikhông giải thoát sẽ khiến được giải thoát. Ngài thuyếtpháp diệt sáu kiến chấp. Những gì là sáu? Ai nói có ngãkiến, Ngài thuyết pháp ngã kiến; người nói không có ngã,Ngài cũng thuyết pháp diệt không có ngã kiến cho họ; ngườinói có ngã kiến và không có ngã kiến, Ngài cũng thuyết phápdiệt có ngã kiến và không ngã kiến cho họ; Ngài lại tựquán sát và thuyết pháp quán sát; tự thuyết pháp vô ngã;Pháp chẳng phải ta thuyết cũng chẳng phải ta chẳng thuyết!

NếuNhư Lai ra đời, sẽ thuyết pháp diệt lục kiến này. Hơnnữa, lúc ta chạy có thể kịp voi, ngựa, xe cộ và cả mọingười. Nhưng Sa-môn này đi không gấp gáp, vậy mà ta theochẳng kịp. Chắc Ngài là Như Lai.

Lúcấy, Ương-quật-ma liền nói kệ:

'NayNgài đã vì con,
Màthuyết kệ vi diệu,
Ngườiác nay biết chân,
Ðềudo oai thần Ngài.
Tứcthời buông kiếm bén,
Liệngvào trong hầm sâu,
Naylễ chân Sa-môn,
Vàmong làm Sa-môn.

Ương-quật-mabèn đến trước bạch Phật:

- BạchThế Tôn! Cúi mong cho con làm Sa-môn.

ThếTôn bảo:

- Khéođến! Tỳ-kheo!

Ương-quật-maliền thành Sa-môn, mặc ba pháp y. Bấy giờ Thế Tôn bèn nóikệ:

'NayThầy đã cạo đầu
Trừkiết sử cũng vậy,
Kếtdiệt thành đại quả,
Khôngcòn sầu khổ não.

Khiấy, Ương-quật-ma nghe xong, tức thời các trần cấu sạchhết, được pháp nhãn thanh tịnh. Thế Tôn đem Tỳ-kheo Ương-quật-matrở về Tinh Xá Kỳ Hoàn ở thành Xá-vệ.

VuaBa-tư-nặc đang tụ tập bốn binh chủng, muốn đến dẹp giặcƯơng-quật-ma.

Khiấy, vua nghĩ: 'Ngay ta nên đến chỗ Thế Tôn đem nhân duyênnày bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn có dạy gì, ta sẽ vâng theo'.

VuaBa-tư-nặc liền họp bốn bộ binh đến chỗ Thế Tôn, cúilạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi vua:

- Ðạivương! Hôm nay muốn đi đâu, mà bụi bặm đầy người nhưthế?

VuaBa-tư-nặc bạch Phật:

- Hômnay trong nước con có giặc tên Ương-quật-ma rất là hung bạo,không có lòng từ đối với tất cả chúng sanh, khiến đấtnước hoang sơ, dân chúng bỏ chạy tán loạn, đều do têngiặc này, giết người lấy ngón tay làm vòng hoa. Ðây làác quỷ chớ chẳng phải là người. Nay con muốn giết chếthắn. Thế Tôn bảo:

- Ðạivương! Nếu bây giờ vua thấy Ương-quật-ma lòng tin kiên cố,xuất gia học đạo thì vua sẽ làm gì?

Vuabạch Phật:

- Cònbiết làm sao? Con sẽ thừa sự cúng dường tùy thời lễ bái.Nhưng thưa Thế Tôn! Ương-quật-ma là ác nhân, không có mộtchút xíu lành, hằng giết hại, làm sao có thể phát tâm xuấtgia học đạo được? Việc này hoàn toàn không thể có.

Khiấy Ương-quật-ma ngồi cách Thế Tôn chẳng xa, ngồi kiết-giàchính thân, chính ý, cột niệm ở trước. Bấy giờ Thế Tônđưa tay phải chỉ cho vua, nói:

- Ðâylà Ương-quật-ma.

Vuanghe xong kinh sợ, áo lông dựng ngược. Thế Tôn bảo:

- Chớkinh sợ, hãy đến trước người ấy, rồi vua sẽ hiểu ý.

Vuanghe Phật nói, liền đến trước Ương-quật-ma hỏi:

- Nayngài họ gì?

Ương-quật-manói:

- Tôihọ Già-già, mẹ tên Mãn-túc.

Vuacúi lạy, rồi ngồi một bên. Vua bảo:

- Khéovui trong Chánh pháp này, chớ có giải đãi, tu Phạm hạnh thanhtịnh, sẽ được dứt mé khổ. Tôi sẽ trọn đời cúng dườngy phục, thức ăn, giường mền, thuốc men.

Ương-quật-maim lặng chẳng đáp. Vua liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trởlại chỗ Thế Tôn, cúi lạy và ngồi một bên. Vua bạch Phật:

- Ngườikhông hàng khiến hàng, người không phục khiến phục. Thậtlà kỳ đặc chưa hề có! Ngài có thể hàng phục được ngườicực ác. Cúi mong Thế Tôn! Mong cầu Ngài được thọ mạngvô cùng, nuôi lớn chúng sanh. Nhờ ơn Thế Tôn mà chúng conkhỏi được nạn này. Quốc sự quá bề bộn, nay con muốntrở về thành.

ThếTôn bảo:

- Vuabiết đúng lúc.

Bấygiờ Quốc vương liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cúi lạyrồi lui đi.

Khiấy Ương-quật-ma tu hạnh tịch tĩnh, mặc áo năm mảnh, đếngiờ ôm bát đi từng nhà khất thực, giáp vòng rồi trở lạitừ đầu, mặc y rách và rất thô xấu; lại ngồi giữa trờikhông mái che thân. Bấy giờ Ương-quật-ma ở chỗ vắng vẻ,tự tu hạnh mà con nhà vọng tộc xuất gia học đạo muốntu Phạm hạnh vô thượng, sanh tử đã tận, Phạm hạnh đãlập, việc làm đã xong, không tái sanh nữa, như thực mà biết.Và Ương-quật-ma thành A-la-hán, lục thông trong suốt, khôngcó trần cấu. Ðã thành A-la-hán, đến giờ ngài đắp y ômbát vào thành Xá-vệ khất thực. Khi đó có phụ nữ đangsanh khó khăn. Ngài thấy rồi nghĩ thầm: 'Chúng sanh rất làđau khổ, thọ thai vô hạn'.

Ương-quật-maăn xong, thu dọn y bát, vắt tọa cụ lên vai đến chỗ ThếTôn, cúi lạy, ngồi một bên. Bấy giờ Ương-quật-ma bạchPhật:

- Convừa đắp y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực, thấy mộtphụ nữ đang sanh khó khăn. Khi ấy con nghĩ rằng: 'Chúng sanhchịu khổ, sao đến như thế!'.

ThếTôn bảo:

- NayThầy đến chỗ bà ấy nói rằng: 'Từ khi tôi sanh trong dòngHiền Thánh đến nay, chưa hề sát sanh!' Ðem lời chí thànhnày khiến bà ấy sanh được nhẹ nhàng.

Ương-quật-mathưa:

- Xinvâng, Thế Tôn!

NgàiƯơng-quật-ma, ngay hôm ấy đắp y, ôm bát vào thành Xá-vệ,đến nhà phụ nữ kia, bảo:

- Từkhi tôi sanh trong dòng Hiền Thánh đến nay, chưa hề sát sanh.Xin đem lời chí thành này khiến cho thai ra được.

Khiấy phụ nữ kia liền sanh được.

NgàiƯơng-quật-ma khất thực trong thành, nam nữ, lớn nhỏ trôngthấy mỗi người đều bảo nhau:

- Ðâylà Ương-quật-ma đã giết hại chúng sanh nhiều không thểkể, nay lại khất thực trong thành.

Nhândân trong thành liền lấy ngói, đá ném ngài; có người lấydao chém, ngài bị thương khắp đầu mặt, y phục rách nát,máu chảy khắp thân. Ngài ra khỏi thành Xá-vệ, đến chỗThế Tôn, Thế Tôn xa thấy Ương-quật-ma đầu mặt bị thương,máu chảy nhuộm y đang đi đến. Ngài liền bảo:

- NayThầy hãy nhẫn. Vì sao thế? Tội Thầy đáng lẽ chịu khổvĩnh kiếp.

Khiấy, Ương-quật-ma đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, ngồi mộtbên, rồi ở trước Như Lai nói kệ:

'Kiêncố nghe pháp cú,
Kiêncố hành Phật pháp,
Kiêncố gần bạn lành,
Liềnđến chỗ diệt-tận.
Convốn là đại tặc,
Tênlà Ương-quật-ma,
Bịtrôi nổi giữa dòng,
NhờThế Tôn cứu vớt.
Nayquán tự quy nghiệp,
Cũngsẽ quán pháp bổn,
Nayđã được tam minh,
Thànhtựu hạnh nghiệp Phật.
Convốn tên Vô Hại,
Lạigiết hại vô kể,
Naytên Chân Ðế Thực,
Chẳnghại hết tất cả.
Nếulại thân, miệng ý,
Ðềukhông tâm thức hại,
Ðâygọi không sát hại,
Hàhuống khởi tư tưởng.
Thợbắn cung nắn tên,
Thủythủ, khéo dẫn nước,
Thợkhéo uốn nắn cây,
Ngườitrí tự điều thân,
Hoặcbị roi gậy đánh,
Hoặcbị lời sỉ nhục,
Trọnkhông thêm dao gậy,
Naycon tự hàng phục.
Trướclà người làm ác,
Saudừng không phạm nữa,
Sẽchiếu sáng thế gian,
Nhưmây tan trăng hiện.
Ngườitrước làm lỗi ác,
Saudừng, không phạm nữa,
Sẽchiếu sáng thế gian,
Nhưmây tan, trời hiện.
Tỳ-kheogià, trẻ, trung,
Tuhành theo Phật pháp,
Sẽchiếu sáng thế gian,
Nhưtrăng kia, mây tan.
Tỳ-kheogià, trẻ, trung,
Ngườitu hành Phật pháp,
Chiếusáng thế gian này,
Nhưmặt trời, mây tan.
Naycon chịu đau ít,
Uốngăn tự biết đủ,
Thoáthẳn tất cả khổ,
Duyênxưa nay đã dứt.
Khôngchịu dấu chết nữa,
Cũngchẳng ưa sanh lại,
Naychính chờ thời tiết,
Hoanhỷ mà chẳng loạn.

NhưLai chấp nhận lời của Ương-quật-ma.

NgàiƯơng-quật-ma thấy Như Lai bằng lòng rồi, liền từ chỗngồi đứng lên, lạy Thế Tôn rồi lui đi

Khiấy chư Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

- Ương-quật-mavốn tạo công đức gì mà ngày nay được thông minh trí tuệ,diện mạo đoan chánh hiếm có ở đời? Lại tạo hạnh chẳnglành nào, mà đời này sát hại chúng sanh vô kể? Lại tạocông đức nào, mà nay gặp Thế Tôn được đắc quả A-la-hán?

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngàyxưa, ở quá khứ lâu xa, trong thời Hiền kiếp có Phật Ca-diếpNhư Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời. Saukhi đức Ca-diếp Như Lai nhập diệt, có vua Ðại Quả, thốnglãnh cõi nước ở Diêm-phù-đề. Vua có đến tám vạn bốnngàn cung phi thể nữ mà không có con. Bấy giờ vua Ðại Quảkhẩn cầu các thần cây, thần núi, tinh tú, nhật nguyệt khắpnơi, mong được con cái.

Khiấy, đệ nhất phu nhân của vua bèn có thai, tám chín thángsau sanh được một bé trai, nhan mạo đoan chánh, hiếm có ởđời. Vua liền nghĩ: 'Ta vốn không có con, qua biết bao lâumới sanh con, nên đặt tên, khiến cho vui chơi trong ngũ dục'.

Khiấy, vua cho mời những quần thần biết xem tướng đến bảo:

- NayTa đã sanh con, các Ông nên đặt tên tự.

Quầnthần nghe vua dạy thế, liền tâu:

- Naythái tử rất là kỳ diệu, đoan chánh vô song, mặt như màuhoa đào, chắc chắn sẽ có thế lực lớn. Bây giờ hãy đặttên là Ðại Lực.

Cácthầy tướng đặt tên cho thái tử xong đứng dậy đi ra. Quốcvương rất yêu thái tử, chưa hề rời mắt. Khi thái tử vừatám tuổi, theo các cận thần đến chỗ cha mình, triều giáthăm hỏi. Vua cha liền nghĩ: 'Nay thái tử thật là kỳ đặc',rồi bảo rằng:

- Tamuốn cưới vợ cho con, được không?

Tháitử tâu vua:

- Contuổi còn thơ ấu, đâu cần cưới vợ!

Vuacha bèn tạm hoãn không cưới vợ cho thái tử. Ðến khi tháitử hai mươi tuổi, vua lại bảo rằng:

- Tamuốn cưới vợ cho con.

Tháitử tâu:

- Chẳngcần lấy vợ.

Vuacha bảo quần thần và nhân dân:

- Tavốn không con, trải qua bao nhiêu lâu mới sanh được mộtthái tử. Nay thái tử không chịu lấy vợ, muốn thanh tịnhkhông tỳ vết.

Bấygiờ, thái tử đổi tên thành Thanh Tịnh. Khi thái tử ThanhTịnh vừa ba mươi tuổi, vua lại ra lệnh cho quần thần:

- Nayta tuổi đã suy yếu, lại hiếm con cái, chỉ có thái tử ThanhTịnh. Nay địa vị cao trọng của vua nên truyền cho thái tử,mà thái tử chẳng ưa ngũ dục, làm sao lo việc nước?

Quầnthần đáp:

- Hãydùng phương tiện cho thái tử ưa ngũ dục.

Khiấy, vua cha liền đánh chuông, gióng trống ra lệnh cho nhândân trong nước: 'Ai có thể khiến thái tử Thanh Tịnh vui ngũdục, ta sẽ ban cho ngàn vàng và các báu vật'.

Bấygiờ, có một cô gái tên là Dâm Chủng, biết rõ sáu mươibốn cách. Cô gái ấy nghe vua ra lệnh 'Ai có thể khiến tháitử làm quen với ngũ dục, sẽ ban cho ngàn cân vàng và cácbáu vật', liền đến chỗ tâu vua:

- Hãycho tôi ngàn vàng và các báu vật, tôi có thể khiến tháitử tập quen ngũ dục.

Vuađáp:

- Nếuxét có thể được vậy, thì ta sẽ trọng thưởng, chẳngtrái lời.

Dâmnữ tâu vua:

- Tháitử ngủ ở đâu?

Vuađáp:

- Ởđông đường, không có đàn bà, chỉ có một đàn ông làmthị vệ.

Côgái tâu:

- Cúimong Ðại vương ra lệnh người trong nội cung thấy tôi chớcản trở, cho tùy ý ra vào.

Trongcanh hai đêm ấy, cô gái đứng bên cửa phòng thái tử, cấttiếng khóc. Thái tử nghe tiếng đàn bà khóc, liền sai ngườihầu đến hỏi:

- Ngườinào khóc vậy?

Ngườihầu đáp:

- Cóngười đàn bà đứng khóc bên cửa.

Tháitử bảo:

- Ôngmau đến hỏi xem tại sao khóc?

Ngườihầu bèn đến hỏi cô ta tại sao khóc.

Dâmnữ đáp:

- Tôibị chồng bỏ nên tôi khóc.

Ngườihầu trở vào tâu thái tử:

- Ngườiđàn bà này bị chồng bỏ, lại sợ giặc trộm, vì thế màkhóc.

Tháitử bảo:

- Dẫncô ta đến chuồng voi!

Ðếnđó, cô ta cũng khóc nữa, lại đem dẫn đến chuồng ngựa,cũng khóc.

Tháitử lại bảo người hầu:

- Ðemvào đây!

Ngườihầu liền dẫn cô ta vào nhà. Cô vào rồi, lại đứng khócnữa. Thái tử đích thân đến hỏi:

- Saocòn khóc nữa?

Dâmnữ đáp:

- Tháitử! Thân đàn bà yếu đuối lẻ loi, rất sợ hãi cho nêntôi khóc.

Tháitử bảo:

- Lêngiường của ta đi, có thể hết sợ.

Côgái làm thinh chẳng nói, cũng không khóc nữa. Rồi cô ta cởibỏ y phục, nắm tay thái tử để lên ngực mình. Tức thời,thái tử kinh sợ, dục tưởng dần dần nổi lên. Dục tưởngđã khởi liền thành thân với cô ta.

Sángsớm hôm sau, thái tử Thanh Tịnh đến chỗ vua. Vua cha từxa thấy vẻ mặt thái tử khác hơn ngày thường, liền nói:

- Việcmong muốn của con nay có kết quả rồi chăng?

Tháitử đáp:

- Ðúngnhư lời Ðại vương nói.

Lúcấy, vua cha vui mừng hớn hở không thể kềm được, bảorằng:

- Conmong cầu điều gì, ta sẽ ban cho?

Tháitử nói:

- Bancho con rồi chớ nên hối hận, thì con sẽ xin.

Vuabảo:

- Sẽđúng như lời con, trọn không hối hận. Con muốn xin gì?

Tháitử tâu:

- Ngàynay Ðại vương thống lãnh Diêm-phù-đề, hoàn toàn tự do.Các cô gái chưa chồng trong Diêm-phù-đề phải đến nhà contrước, sau đó mới cho lấy chồng.

Vuanói:

- Tùytheo lời con.

Vualiền ra lệnh cho nhân dân trong nước:

- Aicó con gái chưa xuất giá, trước phải cho đến với tháitử Thanh Tịnh, sau đó hãy gả chồng.

Bấygiờ trong thành có cô gái tên là Tu Man, con gái trưởng giảtới phiên mình phải vào cung vua, bèn khỏa thân đi chân khônggiữa đám đông, chẳng hổ thẹn gì cả. Mọi người trôngthấy bèn bảo nhau:

- Ðâylà con gái trưởng giả nổi tiếng khắp nơi, tại sao lạikhỏa thân đi giữa đám đông chẳng khác gì lừa!

Côgái bảo mọi người:

- Tôichẳng phải lừa, mấy người các Ông mới là lừa. Các Ôngcó thấy đàn bà gặp đàn bà mà hổ thẹn sao? Chúng sanh trongthành này đều là đàn bà. Chỉ có thái tử Thanh Tịnh làđàn ông. Nếu tôi đến cửa cung của thái tử Thanh Tịnh,tôi sẽ mặc y phục.

Khiấy nhân dân trong thành bảo nhau:

- Cônày nói thật vừa ý tôi. Chúng ta thực là đàn bà chẳngphải đàn ông. Chỉ có thái tử Thanh Tịnh mới là đàn ông.Hôm nay chúng ta sẽ làm đàn ông.

Rồi,nhân dân trong thành, sắm sửa chiến cụ, mặc giáp cầm gậy,đến cung vua, tâu vua rằng:

- Chúngthần muốn xin hai điều, xin vua chấp nhận.

Vuahỏi:

- Haiđiều gì?

Dânchúng tâu:

- Vuamuốn còn sống, hãy giết thái tử Thanh Tịnh. Thái tử muốnsống, nay hãy giết vua. Chúng tôi chẳng chịu phụng sự tháitử Thanh Tịnh, làm nhục phép nước.

Khiấy, nhà vua bèn nói kệ:

'Vìnhà, mất một người,
Vìlàng, mất một nhà,
Vìnước, mất một làng,
Vìthân, mất thế gian'.

Vuanói kệ xong, bảo dân chúng rằng:

- Naychính phải lúc, tùy ý các Ngươi.

Mọingười liền đem thái tử Thanh Tịnh trói hai tay dẫn ra ngoàithành. Họ bảo nhau:

- Chúngta cùng lấy ngói, đá ném chết. Ðâu cần một người giếtlàm chi!

Tháitử Thanh Tịnh lúc sắp chết, nói lời thề rằng:

- CácNgười giết ta oan uổng. Vì chính vua cha cho phép ta. Nay tachịu chết cũng chẳng dám từ. Mong ta đời sau sẽ báo đượcoán này, lại khiến ta gặp được bậc Chân nhân La-hán mauđược giải thoát.

Khiđó nhân dân giết thái tử xong, giải tán đi.

CácTỳ-kheo, chớ xem như thế! Bấy giờ vua Ðại Quả đâu phảiai lạ, nay chính là thầy của Ương-quật-ma đấy. Dâm nữlúc đó nay là vợ của ông thầy. Nhân dân bấy giờ, nay làtám vạn dân bị chết, đó là như vậy. Thái tử Thanh Tịnhnay là Tỳ-kheo Ương-quật-ma. Lúc sắp chết ông ấy thệ nguyệnnhư vậy nay trở lại báo oán không người nào thoát khỏitay, do nhân duyên này giết hạn vô hạn. Sau ông ấy lại nguyệnmuốn gặp Phật, giờ được giải thoát, thành A-la-hán. Ðâylà ý nghĩa, nên nhớ vâng làm. Khi ấy, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng đệ tử của ta, người có trí thông minh mau lẹ, làTỳ-kheo Ương-quật-ma.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, hoan hỷ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]