Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33

02/05/201111:10(Xem: 12299)
Từ Phẩm 32 Đến Phẩm 33

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 2
XXXII.Phẩm Thiện tụ

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ thuyết về thiện tụ. Các Thầy hãy khéo suy nghĩ vàghi nhớ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

CácTỳ-kheo vâng lời Phật, Phật dạy:

- Thếnào gọi là thiện tụ? Nghĩa là năm căn. Thế nào là năm?Nghĩa là tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn, tuệcăn. Ðó là, này Tỳ-kheo! Có năm căn này. Nếu có Tỳ-kheotu hành năm căn thì sẽ thành Tu-đà-hoàn, được pháp bấtthối chuyển, tất sẽ thành tựu chí đạo. Càng tu tiến lênthành Tư-đà-hàm, trở lại cõi này, dứt hết mé khổ. Tiếnthêm đạo này thành A-na-hàm, không trở lại đây nữa màbát Niết-bàn. Tu hành tiến thêm, dứt hẳn các hữu lậu,thành tựu vô lậu, tâm giải thoát, trí tuệ giải thoát, tựthân tác chứng, tự du hí. Sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đãlập, việc làm đã xong, không tái sanh nữa, như thực mà biết.

Thiệntụ là ngũ căn. Vì sao thế? Ðây là nhóm lớn nhất, hay nhấttrong các nhóm. Nếu chẳng hành pháp này thì chẳng thành Tu-đà-hoàn,Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Phật Bích-chi và Như Lai ChíChân Ðẳng Chánh Giác. Nếu được năm căn này, liền có đạoTứ quả Tam thừa. Nếu được năm căn này, liền có đạoTứ quả Tam thừa. Nói về thiện tụ thì năm căn này trênhết. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện hành nămcăn này. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- NayTa sẽ thuyết về bất thiện tụ. Các Thầy nên khéo nghĩnhớ.

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Thế Tôn bảo:

- Thếnào gọi là bất thiện tụ? Nghĩa là năm món che đậy (ngũcái). Thế nào là năm? Tham dục cái, sân nhuế cái, thùy miêncái, điệu hý cái, nghi cái. Ðó gọi là ngũ cái. Muốn biếtbất thiện tụ thì đây gọi là ngũ cái. Vì sao thế?

Tỳ-kheonên biết! Nếu có ngũ cái này, liền có phần súc sanh, ngạquỷ, địa ngục. Các pháp bất thiện đều từ đây khởilên. Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy tìm phương tiện diệt thamdục cái, sân nhuế cái, thùy miên cái, điệu hý cái, nghicái. Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Phụngsự, lễ Phật có năm công đức. Thế nào là năm? Ðoan chính;tiếng tốt; nhiều tiền lắm của; sanh dưỡng trong nhà trưởnggiả; chết sanh cõi lành, lên trời. Vì sao thế? Như Lai khôngai sánh bằng. Như Lai có tín, có giới, có văn, có tuệ, cósắc lành thành tựu nên thành tựu năm công đức.

Lạido nhân duyên gì lễ Phật được đoan chánh? Vì thấy hìnhtượng Phật rồi phát tâm hoan hỷ. Do nhân duyên này đượcđoan chánh.

Lạido nhân duyên gì có âm thanh tốt? Vì thấy hình tượng NhưLai rồi, ba lần xưng danh hiệu: Nam-mô Như Lai Chí Chân ÐẳngChánh Giác. Do nhân duyên này được âm thanh tốt.

Lạido nhân duyên gì được lắm tiền nhiều của? Do họ thấyNhư Lai mà bố thí lớn: rải hoa, đốt đèn và thí nhữngvật khác. Do nhân duyên này được giàu có.

Lạido nhân duyên gì sanh nhà trưởng giả? Nếu thấy thân NhưLai rồi, tâm không dính mắc, gối phải chấm đất, quỳ thẳngchắp tay chí tâm lễ Phật. Do nhân duyên này sanh nhà trưởnggiả.

Lạido nhân duyên gì khi chết sanh cõi lành, lên trời? Theo phépthường của chư Phật, Thế Tôn: Có các chúng sanh đem nămviệc nhân duyên lễ Như Lai sẽ sanh cõi lành, lên trời.

Ðólà, Tỳ-kheo! Có năm nhân duyên lễ Phật được công đức.Thế nên, các Tỳ-kheo! Nếu có thiện nam, tín nữ muốn lễPhật, nên tìm phương tiện thành tựu năm công đức này.Như thế, các Tỳ-kheo, hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Vínhư phòng nhà có hai cửa đối nhau, có người đứng ở trong,lại có người đứng ở trên nhìn người bên dưới ra vào,đi đến thảy đều thấy biết. Ta cũng như thế, dùng thiênnhãn quán chúng sanh, người sanh, người chết, cõi lành, cõiác, sắc lành, sắc ác, hoặc tốt hoặc xấu, đi theo loàinào thảy đều biết hết.

Nếucó chúng sanh thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành, chẳngphỉ báng Hiền Thánh, hành pháp Chánh kiến, tương ưng vớiChánh kiến, chết sẽ sanh cõi lành, lên trời. Ðó gọi làchúng sanh làm thiện.

Nếucó chúng sanh làm pháp lành này, chẳng tạo hạnh ác, chếtsẽ sanh trong loài người.

Nếulại có chúng sanh thân, miệng ý làm ác, tạo hạnh bất thiện,chết rồi sanh trong ngạ quỷ.

Hoặccó chúng sanh, thân, miệng, ý làm ác, phỉ báng Hiền thánh,tương ưng với tà kiến, chết sẽ sanh trong súc sanh.

Hoặccó chúng sanh, thân, miệng, ý làm ác, tạo hạnh bất thiện,phỉ báng Hiền Thánh, chết rồi sanh trong địa ngục. Lúcấy, ngục tốt đem tội nhân này đến gặp vua Diêm-la vànói:

- Ðạivương nên biết! Người này đời trước thân, ý làm ác,tạo các hạnh ác đã sanh trong địa ngục này. Ðại vươngnên xét, dùng tội gì trị người này?

VuaDiêm-la từ từ hỏi riêng người ấy về tội của ngườiấy. Vua bảo người ấy:

- Thếnào, kẻ kia! Xưa Ông đời trước làm thân người, không thấyngười sanh ra, lúc ở thai rất nguy khốn, đau đớn thực khóở và khôn lớn được nuôi dưỡng bú mớm, tắm rửa thânthể nào?

Tộinhân đáp:

- Thựccó thấy, Ðại vương!

VuaDiêm-la nói:

- Thếnào, kẻ kia! Ông không biết hạnh thiết yếu của pháp sanhnào? Pháp thân, miệng, ý tu các đường lành?

Tộinhân bảo:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Như Ðại vương dạy. Chỉ vì ngu hoặcchẳng phân biệt hạnh lành.

VuaDiêm-la nói:

- Nhưchỗ Ông nói, việc này chẳng khác. Ta cũng biết Ông khôngtạo thân, miệng, ý hạnh. Nhưng hôm nay, ta sẽ cứu xét tộiphóng dật của Ông làm, chẳng phải do cha mẹ làm, cũng chẳngphải quốc vương, đại thần làm ra. Vốn tự mình tạo tội,nay tự thọ báo.

VuaDiêm-la hỏi tội trước rồi sau ra lệnh trị tội.

Kếđó, vị Thiên sứ thứ hai hỏi người ấy rằng:

- XưaÔng làm người, chẳng thấy người già thân thể rất yếu,bước đi khổ kiệt, áo quần nhớp nhúa, tới lui run rẩy,hơi thở rên rỉ, không còn tâm trẻ trung sao?

Tộinhân đáp:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Tôi đã thấy.

VuaDiêm-la nói:

- Ôngnên tự biết: 'Nay ta cũng sẽ bị già như thế. Già là đángchán, nên tu hạnh lành'.

Tộinhân đáp:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Lúc ấy, tôi thực chẳng tin.

VuaDiêm-la bảo:

- Tathực biết Ông không tạo hạnh thân, miệng, ý. Nay ta sẽtrị tội Ông để sau không phạm nữa. Ông làm ác, chẳngphải do cha mẹ làm, cũng chẳng phải vua, quan, nhân dân tạo.Nay Ông tự tạo tội, sẽ tự chịu quả báo.

VuaDiêm-la đưa Thiên sứ thứ hai chỉ bảo rồi lại đưa Thiênsứ thứ ba bảo người kia rằng:

- Ônglúc trước làm người, không thấy có người bịnh nằm trênphần tiểu, không thể ngồi dậy sao?

Tộinhân đáp:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Tôi thực có thấy.

VuaDiêm-la nói:

- Thếnào Kẻ kia? Ông chẳng tự biết: 'Rồi ta cũng sẽ bị bịnhnhư thế, há khỏi được hoạn này sao?'.

Tộinhân đáp:

- Thựcvậy, Ðại vương! Tôi thực chẳng thấy.

VuaDiêm-la nói:

- Tacũng biết Ông ngu hoặc chẳng hiểu. Nay ta sẽ xử tội Ôngđể sau chẳng phạm nữa. Tội này Ông làm, chẳng phải cha,chẳng phải mẹ làm, cũng chẳng phải quốc vương, đại thầntạo.

VuaDiêm-la dạy dỗ thế rồi. Sau lại đem Thiên sứ thứ tư bảongười ấy:

- Thếnào Kẻ kia? Ông có thấy thân như cây khô, gió thoát ra, lửacạn, không còn tình tưởng. Bà con vây quanh kêu khóc chăng?

Tộinhân đáp:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Tôi đã thấy.

VuaDiêm-la nói:

- Saoông không tự nghĩ: 'Ta cũng sẽ không thoát khỏi cái chếtnày?'.

Tộinhân đáp:

- Thưavậy, Ðại vương! Tôi thực chẳng biết.

VuaDiêm-la nói:

- Tacũng tin Ông không biết pháp này. Nay sẽ trị Ông khiến sauchẳng phạm. Tội bất thiện này chẳng phải cha, chẳng phảimẹ làm, cũng chẳng phải quốc vương, đại thần, nhân dântạo. Xưa Ông tự làm nay phải tự chịu tội.

VuaDiêm-la lại đưa Thiên sứ thứ năm bảo người ấy:

- XưaÔng làm người, không thấy có giặc đục tường phá nhà,lấy tiền của người khác, hoặc dùng lửa đốt, hoặc chegiấu giữa đường. Nếu bị quốc vương bắt được hoặcchặt tay chân, giết chết, hoặc giam ngục, hoặc trói ngượcmang đến chợ, hoặc khiến vác đá cát, hoặc đem treo ngược,hoặc bắn tên, hoặc lấy nước đồng rót vào thân, hoặclấy lửa nướng, hoặc lột da, rồi bắt ăn, hoặc mổ bụnglấy cỏ nhét vào, hoặc bỏ vào nước sôi nấu, hoặc dùngdao chặt, bánh xe nghiến đầu, hoặc cho voi chà chết, hoặcđóng cọc cho đến chết sao?

Tộinhân đáp:

- Thựctôi có thấy.

VuaDiêm-la nói:

- Vậysao Ông ăn trộm vật của người khác? Thực biết có việcấy, sao còn phạm?

- Ðúngvậy, Ðại vương! Tôi thật ngu dốt.

VuaDiêm-la nói:

- Tacũng tin lời Ông. Nay trị tội Ông để sau không phạm nữa.Tội này chẳng phải cha mẹ làm, cũng chẳng phải Quốc vương,đại thần, nhân dân làm, tự mình tạo tội lại tự thọbáo.

VuaDiêm-la hỏi tội xong, liền sai ngục tốt:

- Maudẫn người này đến giam ngục.

Ngụctốt nhận lệnh vua, đem tội nhân này bỏ ngục. Ðịa ngụcbên trái lửa cháy rất mạnh, thành quách bằng sắt, đấtcũng bằng sắt. Có bốn cửa thành hôi thúi nồng nặc nhưthể phần tiểu, xem thật bẩn thỉu. Núi đao rừng kiến vâyquanh bốn mặt, lại dùng lồng sắt thưa chụp lên trên.

ThếTôn lại nói kệ:

Bốnvách bốn cửa thành
Rộngdài thật là chắc,
Lồngsắt che trên đó,
Muốnra không có khi.
Lúcấy trên đất sắt,
Lửacháy hết sức mạnh,
Váchvuông trăm do-tuần,
Rộngrãi toàn một màu.
Ởgiữa có bốn trụ,
Xemthật là dễ sợ,
Vàtrên rừng cây kiếm,
Chỗquạ mỏ sắt nghỉ.
Hôithối thật khó ở,
Xemđến lông áo dựng,
Cácthứ vật đáng sợ,
Cómười sáu vách ngăn.

Tỳ-kheonên biết! Bấy giờ ngục tốt dùng bao thứ đau khổ đánhđập người này. Tội nhân kia lúc đặt chân vào ngục máuthịt văng hết, chỉ còn xương. Khi ấy, ngục tốt đem tộinhân này dùng búa bén chặt thân, đau khổ khó kể xiết, muốnchết chẳng được; đến khi tội diệt mới thoát được.Lúc ở nhân gian, người ấy tạo nghiệp tội gì, cần phảitrừ cho hết sau mới ra được.

Bấygiờ, ngục tốt đem tội nhân này cột trong cây đao kiếm,ở trên hoặc ở dưới. Tội nhân đã ở trên cây liền bịchim mỏ sắt ăn thịt, hoặc mổ đầu ăn não, hoặc quắptay chân, đập xương lấy tủy, mà tội chưa hết. Nếu tộihết thì được ra khỏi.

Ngụctốt lại bắt tội nhân ấy ôm trụ đồng nóng. Vì lúc ởđời ưa dâm dật nên mắc tội này, bị tội truy đuổi khôngthoát được. Ngục tốt rút gân từ gót chân đến cổ rồikéo về trước, hoặc cho xe chở, hoặc tới hoặc lui khôngđược tự tại. Ở đây, người ấy chịu khổ không thểkế xiết, cần phải khiến cho tội trừ hết rồi cho ra.

Bấygiờ, ngục tốt đem tội nhân kia đặt lên núi lửa, đuổichạy lên xuống cho chín nhừ sau đó mới cho ra. Lúc ấy, tộinhân cầu chết chẳng được, phải khiến cho tội trừ hết,sau mới cho ra.

Ngụctốt lại bắt tội nhân, rút lưỡi ném ra sau lưng. Trong đótội nhân chịu khổ không thể tính kể, cầu chết chẳngđược. Bấy giờ, ngục tốt lại đem tội nhân đặt trênnúi đao, hoặc chặt chân, hoặc chặt đầu, hoặc chặt tay,cần cho hết tội, sau mới ra khỏi.

Bấygiờ, ngục tốt lại lấy lá sắt lớn nung nóng đặt lêntội nhân như lúc sống mặc áo. Lúc ấy, đau khổ độc hạirất khó chịu, đều do tham dục nên mắc tội như thế. Lúcấy, ngục tốt lại sai tội nhân làm năm thứ lao dịch, khiếnnằm xuống, lấy đinh sắt đóng vào tay chân, lại lấy đinhđóng vào tim. Ở đó, chịu đau khổ khó tả, cốt cho hếttội, sau mới ra được.

Bấygiờ, ngục tốt lại đem tội nhân dốc ngược thân, bỏ vàovạc, phía dưới thân bị chín nhừ trở lại phía trên cũngchín nhừ, cho đến bốn bên cũng chín nhừ luôn, khổ sởđau đớn khôn kể. Nổi lên cũng nhừ, không nổi lên cũngnhừ. Ví như nồi lớn nấu đậu nhỏ, ở trên hay ở dưới.Nay tội nhân này cũng vậy; hiện cũng nhừ, không hiện cũngnhừ, trong đó chịu khổ khôn kể, cốt cho hết tội, sau mớira khỏi.

Tỳ-kheonên biết! Hoặc có lúc ở trong địa ngục kia, trải qua vàinăm cửa Ðông bèn mở. Bấy giờ, tội nhân chạy đến cửa,cửa tự nhiên đóng, người kia té xuống đất. Ở đó chịukhổ không nói hết, mỗi người tự oán trách, kêu ca:

- Tôivì các Ông mà chẳng được ra cửa!

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Ngườingu thường vui vẻ,
Cũngnhư trời Quang Âm,
Ngườitrí thường lo sợ,
Tợnhư tù trong ngục.

Bấygiờ, trong đại địa ngục, trải qua trăm, ngàn, vạn năm,cửa Bắc lại mở. Tội nhân chạy đến cửa Bắc. Cửa liềnđóng lại, cốt cho hết tội, tội diệt mới ra được. Tộinhân kia lại trải qua mấy trăm vạn năm bèn được ra. Tộiđã tạo trong kiếp người phải cho hoàn tất.

Ngụctốt lại bắt tội nhân, lấy búa sắt chặt thân tội nhân,trải qua bao nhiêu tội như thế, khiến cho thay đổi, cốtkhiến tội khổ hết sạch, sau mới cho ra.

Tỳ-kheonên biết! Hoặc có lúc, cửa Ðông lại mở một lần nữa.Các chúng sanh kia lại chạy đến cửa Ðông. Cửa lại tựđóng, không ra được. Nếu có người chạy ra được bênngoài, lại có núi lớn liền áp đến, họ vào trong núi, bịhai núi ép lại như ép dầu mè. Ở trong đó họ chịu khổkhông thể tính kể, cốt chịu để tội cùng tận, sau mớira được.

Bấygiờ, tội nhân kia được chuyển đến trước, lại gặp địangục tro nóng, ngang dọc mấy ngàn vạn do-tuần. Trong đó ngườiấy chịu khổ không tính kể, cốt chịu cho hết nguồn tội,sau mới được ra.

Lạichuyển đến trước, kể có địa ngục dao đâm. Bấy giờ,tội nhân lại vào địa ngục dao đâm này. Gió lớn liềnnổi lên khiến thân thể, gân cốt tội nhân rời rã. Ở đóngười ấy chịu khổ không tính kể, cốt chịu đến tộidiệt, sau mới được ra.

Kểlại có địa ngục tro nóng lớn. Bấy giờ, tội nhân lạivào trong địa ngục tro nóng lớn này, hình thể nát nhừ,chịu khổ vô lượng, cốt chịu đến tội diệt sau mới rađược.

Bấygiờ, tội nhân tuy ra khỏi được địa ngục tro nóng này,lại gặp địa ngục đao kiếm, ngang dọc vài ngàn vạn dặm.Bấy giờ, tội nhân vào trong địa ngục đao kiếm này. Trongđó người ấy thọ khổ không tính kể, cốt chịu cho tộidiệt, sau mới ra được.

Kểlại gặp địa ngục phí thỉ, trong đó có trùng nhỏ vàotận xương tủy ăn tội nhân đó.

Rồituy ra khỏi được địa ngục này, tội nhân lại gặp ngayngục tốt. Bấy giờ, ngục tốt hỏi tội nhân:

- CácÔng muốn đi đâu? Và từ đâu lại?

Tộinhân đáp:

- Chúngtôi chẳng biết từ đâu đến, lại cũng chẳng biết sẽđi đâu! Nhưng bây giờ, chúng tôi đói khổ quá sức, muốnđược ăn.

Ngụctốt đáp:

- Chúngtôi sẽ cung cấp cho.

Bấygiờ, ngục tốt bắt tội nhân nằm ngửa, lấy hoàn sắt nónglớn bắt tội nhân nuốt. Tội nhân chịu khổ không tính kể.Lúc ấy, hoàn sắt nóng từ miệng rơi xuống bao tử, ruộtchín bấy, tội nhân chịu khổ khó lường, cốt chịu đếntội diệt, sau mới được ra.

Nhữngtội nhân này, chẳng kham chịu đau khổ này, lại trở vàođịa ngục phân sôi, địa ngục đao kiếm, địa ngục tronóng lớn, qua lại những địa ngục như thế. Lúc ấy, chúngsanh kia không kham chịu khổ, lại quay đầu đến địa ngụcphần nóng. Bấy giờ, ngục tốt bảo chúng sanh kia:

- CácÔng muốn đi đâu? Và từ đâu tới?

Tộinhân đáp:

- Chúngtôi chẳng thể tự biết từ đâu đến. Nay cũng chẳng biếtsẽ đi về đâu?

Ngụctốt hỏi:

- Naycần vật gì?

Tộinhân đáp:

- Chúngtôi hết sức khát, muốn cần nước uống.

Ngụctốt bắt tội nhân nằm ngửa, lấy nước đồng chảy rótvào miệng khiến cho chảy xuống. Trong đó tội nhân chịukhổ không thể tính đủ, cốt chịu cho tội diệt, sau mớiđược ra.

Bấygiờ, người kia không chịu nổi khổ này, lại vào địa ngụcphần sôi, địa ngục cây kiếm, địa ngục tro nóng, lạinhập vào đại địa ngục.

Tỳ-kheonên biết! Bấy giờ, tội nhân đau khổ không tính kể. Nếutội nhân kia mắt thấy sắc, tâm không ưa thích. Nếu tai nghetiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi biết vị, thân biết xúc chạm,ý biết pháp đều khởi sân giận. Sở dĩ như thế, vì xưakhông tạo quả báo lành, hằng tạo nghiệp ác nên mắc tộinày.

Bấygiờ, vua Diêm-la dạy tội nhân:

- CácÔng chẳng được lợi lành. Xưa ở loài người, hưởng phướcloài người, thân, miệng, ý hành không tương xứng, cũng chẳngbố thí, nhân ái, lợi người, đẳng lợi; vì thế nên naychịu khổ này. Hạnh ác này chẳng phải cha mẹ làm, cũngchẳng phải quốc vương, đại thần làm. Có các chúng sanhthân, miệng, ý thanh tịnh không có ô nhiễm, giống như trờiQuang Âm. Có các chúng sanh tạo các hạnh ác, giống như trongđịa ngục. Các Ông thân, miệng, ý bất tịnh, nên bị tộinày.

Tỳ-kheonên biết! Vua Diêm-la liền nói:

- Ngàynào ta sẽ thoát khỏi khổ nạn này và được sanh trong loàingười? Ðã được thân người, ta sẽ xuất gia, cạo bỏrâu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia học đạo.

VuaDiêm-la còn nghĩ thế, hà huống các Thầy, nay được thânngười, được làm Sa-môn. Thế nên, các Tỳ-kheo! Thườngnên niệm hành thân, miệng, ý hạnh, chớ để thiếu sót.Hãy diệt năm kiết sử, tu hành ngũ căn. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, trong vườn Lộc-mẫu phía Ðông,cùng năm trăm người.

Bấygiờ, Thế Tôn, ngày rằm tháng bảy, ở giữa đất hoang trốngtrải tòa, Tỳ-kheo Tăng trước sau vây quanh. Phật bảo A-nan:

- NayThầy ở chỗ trống, mau đánh kiền chùy. Vì sao thế? Vì naylà ngày rằm tháng bảy, là ngày thọ tuổi.

Bấygiờ, Tôn giả A-nan gối phải sát đất, quỳ thẳng chắptay nói kệ:

Tịnhnhãn không ai bằng
Khôngviệc gì chẳng rành,
Trítuệ không dính mắc,
Nhữnggì gọi thọ tuổi?
ThếTôn lại dùng kệ đáp A-nan:
Thọtuổi, ba nghiệp tịnh
Thân,miệng, ý tạo tác
HaiTỳ-kheo đối nhau
Tựtrần việc làm trái
Lạitự xưng tên tuổi
'Hômnay chúng thọ tuổi
Tôicũng tịnh ý thọ
Cúimong nói lỗi tôi'.

NgàiA-nan lại dùng kệ hỏi nghĩa này:

Hằngsa Phật quá khứ
Bích-chivà Thanh Văn
Ðềulà pháp chư Phật
Hayriêng Thích-ca-văn?
Phậtlại dùng kệ đáp A-nan rằng:
Hằngsa Phật quá khứ,
Ðệtử tâm thanh tịnh,
Ðềulà pháp chư Phật,
Chẳngchỉ Thích-ca-văn.
Bích-chikhông pháp này,
Khôngtuổi, không đệ tử,
Riêngđến không bạn lữ,
Khôngthuyết pháp cho người.
Ðươnglai Phật, Thế Tôn,
Hằng-sakhông thể kể,
Kiacũng thọ tuổi này,
Nhưpháp Cù-đàm vậy.

Tôngiả A-nan nghe lời này rồi, hoan hỉ mừng rỡ không kềm được,liền lên giảng đường, tay cầm kiền chùy, nói:

- Naytôi đánh trống, đưa tin của Như Lai. Các vị chúng đệ tửcủa Như Lai, hãy lại tụ tập.

Bấygiờ, Ngài lại nói kệ:

Hàngphục sức ma oán,
Trừkiết sử không dư,
Ðấttrống đánh kiền chùy,
Tỳ-kheonghe hãy nhóm.
Cácngười muốn nghe pháp,
Quakhỏi biển sanh tử,
Ngheâm vang diệu này,
Hãytụ tập về đây!

Tôngiả A-nan đã đánh kiền chùy rồi đến chỗ Thế Tôn, cúilạy Phật rồi đứng một bên, bạch Thế Tôn:

- Nayđã đúng lúc, cúi mong Thế Tôn dạy bảo điều chi?

ThếTôn bảo A-nan:

- CácThầy theo thứ tự ngồi. Như Lai tự biết giờ.

Lúcấy, Thế Tôn ngồi trên tòa cỏ, bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy hãy ngồi xuống tòa cỏ hết đi!

CácTỳ-kheo đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

CácTỳ-kheo mỗi người đều ngồi trên tòa cỏ. Thế Tôn làmthinh nhìn các Tỳ-kheo. Rồi Ngài dạy các Tỳ-kheo:

- NayTa muốn thọ tuổi. Ðối với đại chúng, Ta có lỗi gì không?Và thân, miệng, ý không phạm ư?

NhưLai nói xong, các Tỳ-kheo làm thinh chẳng đáp. Ðức Phật lạihai, ba phen hỏi các Tỳ-kheo:

- NayTa muốn thọ tuổi. Nhưng Ta không có lỗi gì với đại chúngsao?

Bấygiờ, Tôn giả Xá-lợi-phất liền từ chỗ ngồi đứng dậy,quỳ gối chấp tay bạch Thế Tôn:

- Cácchúng Tỳ-kheo quán sát Như Lai không có lỗi gì về thân, miệng,ý. Vì sao thế? Ngày nay, Thế Tôn đã độ người chẳng đượcđộ; giải thoát cho người chẳng giải thoát; người chẳngBát-Niết-bàn khiến họ Bát-niết-bàn. Người không đượccứu, Ngài làm người cứu hộ, làm nhãn mục cho người mù.Vì người bịnh làm Ðại Y Vương, tam giới độc tôn khôngai bì kịp; là bậc Tối tôn tối thượng. Người chưa khởiđạo ý, Ngài khiến phát đạo ý. Mọi người chưa tỉnh,Thế Tôn khiến tỉnh. Người chưa nghe pháp, Ngài khiến chonghe. Vì người mê Ngài làm đường tắt, hằng vì Chánh pháp.Do nhân duyên này, Như Lai không có lỗi đối với mọi người,cũng không có lỗi về thân, miệng, ý.

Xá-lợi-phấtbạch Thế Tôn:

- Naycon hướng về Như Lai xin tự trình bày. Không biết con cólỗi đối với Như Lai và Tỳ-kheo Tăng chăng?

ThếTôn bảo:

- Này,Xá-lợi-phất thân, miệng, ý đều chẳng làm hạnh sai quấy.Vì sao thế? Nay Thầy có trí tuệ không ai bì kịp, các thứtrí tuệ, trí tuệ vô lượng, trí tuệ vô biên, trí khôngai bằng, trí tuệ nhanh nhẹn, trí mau lẹ, trí rất sâu, tríbình đẳng; ít muốn, biết đủ, ưa chỗ tĩnh lặng, có nhiềuphương tiện, nhớ không lầm lẫn, tổng trì tam-muội, cănnguyên đầy đủ; giới thành tựu, tam-muội thành tựu, trítuệ thành tựu, giải thoát thànht ựu, giải thoát kiến tuệthành tựu, dũng mạnh hay nhẫn, lời nói không ác, không làmđiều phi pháp, tâm tánh điềm đạm, tuần tự không có thôtháo, xốc nổi, giống như thái tử lớn của Chuyển luânThánh vương, sẽ nối vương vị mà chuyển pháp luân. Xá-lợi-phấtcũng thế, chuyển pháp luân vô thượng. Chư Thiên, Ngườiđời và Rồng, Quỷ, Ma và Thiên ma vốn không thể chuyển.Nay lời Thầy nói thường như pháp nghĩa, chưa hề trái lý.

Bấygiờ Xá-lợi-phất bạch Phật:

- Nămtrăm Tỳ-kheo đây đều đáng thọ tuổi. Năm trăm người nàyđều không có lỗi gì đối với Như Lai chăng?

ThếTôn bảo:

- Cũngkhông có gì để trách năm trăm Tỳ-kheo này về hạnh củathân, miệng, ý. Vì sao thế? Này Xá-lợi-phất! Trong đạichúng rất thanh tịnh, không có tỳ vết. Nay trong chúng này,vị hạ tọa nhỏ nhất đã đắc Tu-đà-hoàn, tất sẽ lênđến pháp bất thối chuyển. Vì thế cho nên Ta chẳng oántrách chúng này.

Bấygiờ ngài Ða-kỳ-xà, ở trong chúng liền từ chỗ ngồi đứnglên, đến trước Thế Tôn cúi lạy rồi bạch Thế Tôn:

- Naycon kham muốn được luận.

ThếTôn bảo:

- Muốnnói gì thì bây giờ đúng lúc.

Ngàèa-kỳ-xà liền ở trước Phật, tán thán Phật và Tỳ-kheoTăng, ngài nói kệ:

Ngàymười lăm thanh tịnh,
Nămtrăm Tỳ-kheo nhóm,
Cáctrói buộc đều mở,
Khôngái và không sanh.
Chuyểnluân Ðại thánh vương,
Quầnthần vây chung quanh,
Ðầykhắp các thế giới,
Trêntrời và nhân gian.
Ðạitướng bậc chí Tôn,
Vìngười làm Ðạo sư,
Ðệtử vui tùng phục,
Suốttam đạt, lục thông.
Ðềulà chân Phật tử,
Khôngcó các trần cấu,
Hayđoạn gai ái dục,
Hômnay con quy mạng.

Bấygiờ Thế Tôn chấp nhận lời của Ða-kỳ-xà. Ngài Ða-kỳ-xànghĩ: 'Hôm nay Như Lai chấp nhận lời ta'. Ông mừng rỡ khôngkềm được, liền từ chỗ ngồi đứng lên lễ Phật rồitrở về chỗ mình.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ tử làm kệ bậc nhất là Tỳ-kheềa-kỳ-xà. Lời nói không nghi nan cũng là Tỳ-kheo Ða-kỳ-xà.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

- Bấygiờ cõi trời Ba mươi ba có một Thiên tử, thân hình có nămđiềm chết hiện. Thế nào là năm? Hoa trên mũ áo tự héo,y phục dơ bẩn, dưới nách đổ mồ hôi, chẳng thích địavị của mình, ngọc nữ xa lìa.

Lúcấy, Thiên tử kia buồn lo khổ não, đấm ngực than thở. Thích-đề-hoàn-nhânnghe Thiên tử này sầu lo khổ não, đấm ngực than thở, liềnbảo một Thiên tử:

- Ðâylà âm thanh gì mà thấu đến đây?

Thiêntử ấy đáp:

- Thiênvương nên biết! Có một Thiên tử mạng sắp muốn đứt,có năm điềm báo tử: hoa trên mũ héo, y phục dơ bẩn, dướinách đổ mồ hôi, chẳng thích địa vị của mình, ngọc nữxa lìa.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân đến chỗ vị Thiên tử sắp chếtbảo Thiên tử ấy rằng:

- NayÔng cớ sao buồn lo khổ não đến thế?

Thiêntử đáp:

- Tôngiả Nhân-đề! Không lo buồn khổ sao được? Mạng tôi sắphết, có năm điềm báo tử: hoa trên mũ héo, áo quần dơ bẩn,dưới nách đổ mồ hôi, chẳng ưa chỗ mình, ngọc nữ xalánh. Nay cung điện bảy báu này chắc sẽ mất hết và nămtrăm ngọc nữ cũng sẽ tiêu tan. Nay tôi ăn cam lồ chẳng cònmùi vị gì.

Bấygiờ, Thích-đề-hoàn-nhân bảo Thiên tử ấy:

- Ônghá chẳng nghe Như Lai nói kệ sao?

Tấtcả hạnh vô thường,
Ðãsanh ắt có chết,
Chẳngsanh thì không chết,
Ðâydiệt là tối lạc.

NayÔng vì sao buồn lo đến thế? Tất cả hành là vật vô thường,muốn cho thường còn, việc này chẳng đúng.

Thiêntử đáp:

- Thếnào Thiên đế? Làm sao tôi không buồn lo được? Nay tôi thântrời thanh tịnh không tỳ vết, ánh sáng như mặt trời, mặttrăng, chiếu khắp mọi nơi. Bỏ thân này rồi, tôi sẽ sanhvào bụng heo tại thành La-phiệt, sống thường ăn phần, chếtbị dao mổ xẻ.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân bảo Thiên tử ấy:

- NayÔng nên quy y Phật, Pháp, Tăng. Có thể ngay lúc ấy không đọaba đường ác.

Thiêntử đáp:

- Hávì quy y Tam bảo mà khỏi đọa ba đường ác sao?

Thích-đề-hoàn-nhânnói:

- Ðúngvậy, Thiên tử! Người nào quy y Tam Tôn, trọn chẳng đọaba đường ác, Như Lai cũng nói kệ:

Nhữngngười quy y Phật,
Chẳngđọa ba đường ác,
Hếtcác lậu trời người,
Liềnsẽ đến Niết-bàn.

Bấygiờ Thiên tử kia hỏi Thích-đề-hoàn-nhân:

- NayNhư Lai ở đâu?

Thích-đề-hoàn-nhânnói:

- NayNhư Lai ở nước Ma-kiệt, trong thành La-duyệt, vườn trúcCa-lan-đà, cùng với chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Thiêntử nói:

- Naytôi không đủ sức đến đó để thăm hỏi Như Lai được.

Thích-đề-hoàn-nhânbảo:

- Thiêntử nên biết! Hãy quỳ gối phải sát đất, chắp tay hướngxuống thế giới phương dưới mà nói: 'Cúi mong Thế Tôn khéoquán sát cho. Nay con sắp khốn cùng, nguyện thương xót cho.Nay con tự quy y Tam Tôn, Như Lai bậc (Vô sở trước) Tự Tại.

Bấygiờ Thiên tử kia theo lời Thích-đề-hoàn-nhân, liền quỳhướng phương dưới tự xưng tên họ, xin tự quy y Phật,Pháp, Tăng, suốt đời làm chân Phật tử, không cần làm Thiêntử, nói như thế ba lần. Sau ông ta không bị vào thai heo màsẽ sanh trong nhà trưởng giả.

Bấygiờ vị Thiên tử kia thấy được duyên này rồi, liền hướngvề Thích-đề-hoàn-nhân mà nói kệ:

Duyênlành chẳng phải ác,
Vìpháp chẳng vì tiền,
Dẫnđường đến chánh đạo,
Vịnày, ngài tán thán,
Nhờngài, không đọa ác,
Thaiheo, nhân rất khó,
Tựxét sanh trưởng giả,
Nhânđó sẽ thấy Phật.

Bấygiờ, Thiên tử tùy thời thọ mạng dài, ngắn rồi sanh trongnhà đại trưởng giả ở thành La-duyệt. Lúc ấy, vợ trưởnggiả tự biết có thai, gần đầy mười tháng, sanh một bétrai, đoan chánh vô song, thế gian hiếm có. Thích-đề-hoàn-nhânđã biết đứa bé này vừa mười tuổi, thường thường đếnbảo:

- Ngươicó thể nhớ duyên tạo khi xưa chăng? Ngươi tự nói: 'Ta sẽnhân đó thấy Phật'. Nay thật đúng lúc. Hãy gặp Thế Tôn.Nếu không đến, sau ắt sẽ hối hận.

Bấygiờ Tôn giả Xá-lợi-phất đến giờ đắp y, ôm bát vàothành La-duyệt khất thực lần lần đến nhà trưởng giảkia, đứng lặng lẽ ngoài cửa. Lúc ấy, con ông trưởng giảthấy ngài Xá-lợi-phất đắp y, ôm bát, dung mạo thù đặc;thấy rồi, liền đến trước ngài Xá-lợi-phất nói:

- NayNgài là ai? Ðệ tử của ai? Tu hành pháp nào?

NgàiXá-lợi-phất nói:

- Thầycủa ta dòng họ Thích, xuất gia học đạo. Thầy ta là NhưLai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác. Ta hằng theo Ngài thọ pháp.

Ðứabé khi ấy liền hướng về Xá-lợi-phất nói kệ:

Nayngài đứng lặng lẽ,
Ômbát dung mạo nghiêm,
Naymuốn cầu những gì,
Choai mà đứng đây?
NgàiXá-lợi-phất dùng kệ đáp:
Nayta chẳng cầu tài,
Chẳngăn, chẳng phục sức,
Màđến vì Ông vậy,
Khéoxét nghe lời ta.
Nhớlời xưa Ông nói,
Trêntrời lúc nói thệ,
Làmngười sẽ gặp Phật,
Nênđến để bảo Ông,
ChưPhật ra đời khó,
Thuyếtpháp cũng như thế,
Thânngười chẳng thể được,
Cũngnhư hoa ưu-đàm.
NayÔng theo ta đến,
Cùngthăm hỏi Như Lai,
Chắcsẽ vì Ông thuyết,
Chíyếu của đường lành.

Bấygiờ con ông trưởng giả nghe Xá-lợi-phất nói xong liền đếnchỗ cha mẹ, cúi lạy rồi đứng một bên. Con trưởng giảthưa cha mẹ rằng:

- Cúimong cha mẹ bằng lòng cho con đến chỗ Thế Tôn thừa sự,lễ kính thăm hỏi sức khỏe.

Chamẹ đáp:

- Naythật đúng lúc.

Contrưởng giả liền sắm hương hoa và vải trắng tốt, cùngTôn giả Xá-lợi-phất theo nhau đến chỗ Thế Tôn, cúi lạyrồi đứng một bên. Bấy giờ Xá-lợi-phất bạch Thế Tôn:

- Ðứacon trưởng giả này ở trong thành La-phiệt, chẳng biết Tamtôn. Cúi mong Thế Tôn khéo thuyết pháp cho khiến chú bé đượcđộ thoát.

Bấygiờ con trưởng giả xa thấy đức Thế Tôn oai dung đoan chánh,các căn tịch tĩnh, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻđẹp trang nghiêm thân cũng như núi Tu-di, mặt như mặt trời,mặt trăng nhìn mãi không chán, liền đến trước lễ lạyrồi đứng một bên. Con ông trưởng giả liền lấy hươnghoa rải lên Như Lai , lại lấy xấp vải trắng mới dâng lênNhư Lai, cúi lạy rồi đứng một bên.

Khiấy, Thế Tôn dần dần thuyết pháp cho chú bé. Nghĩa là thuyếtcác luận: thí luận, giới luận, luận sanh thiên, dục làbất tịnh, lậu là hoạn lớn, xuất gia là cần yếu. ThếTôn đã biết chú bé tâm khai ý mở. Những điều chư PhậtThế Tôn thuyết pháp Khổ - Tập - Diệt - Ðạo, Thế Tôn liềnthuyết hết cho con trưởng giả. Con trưởng giả ngay trêntòa, hết sạch trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh, khôngcòn tì vết.

Contrưởng giả liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy bạchThế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn cho con được xuất gia làm Sa-môn.

ThếTôn bảo:

- Phàmlàm đạo giả, chẳng từ giã cha mẹ, chẳng được làm Sa-môn.

Contrưởng giả bạch Thế Tôn:

- Consẽ đòi cha mẹ bằng lòng.

ThếTôn bảo:

- Naythật đúng lúc.

Bấygiờ, con trưởng giả liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúilạy Phật rồi lui đi. Về nhà con trưởng giả thưa cha mẹrằng:

- Cúimong cho phép con được làm Sa-môn.

Chamẹ đáp:

- Ngàynay chúng ta chỉ có một mình con. Trong nhà gia nghiệp lạilắm tiền nhiều của. Hành pháp Sa-môn thật không dễ dàng.

Contrưởng giả đáp:

- NhưLai ra đời, ức kiếp mới có. Rất khó gặp ngài, đúng thờimới xuất hiện như hoa ưu-đàm-bát đúng giờ mới có. NhưLai cũng vậy, ức kiếp mới ra đời.

Ôngbà trưởng giả cùng than thở:

- Nayđúng là lúc, con hãy tùy nghi.

Lúcấy, con ông Trưởng giả cúi lạy cha mẹ rồi từ giã ra đi,đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Con trưởnggiả bạch Thế Tôn rằng:

- Chamẹ con đã bằng lòng. Cúi mong Thế Tôn cho con hành đạo.

ThếTôn bảo Xá-lợi-phất:

- NayThầy độ cho con trưởng giả này làm Sa-môn.

NgàiXá-lợi-phất đáp:

- Xinvâng, Thế Tôn!

NgàiXá-lợi-phất vâng lời Phật dạy, độ con trưởng giả làmSa-di, ngày ngày dạy dỗ. Sa-di ấy ở trong chỗ vắng khắcphục tu hành theo như các vị vọng tộc xuất gia học đạo,cạo bỏ râu tóc, tu Phạm hạnh vô thượng, muốn được xalìa khổ não. Bấy giờ Sa-di liền thành A-la-hán. Ông đếnchỗ Thế Tôn cúi lạy, bạch Thế Tôn:

- Naycon đã học Phật, nghe Pháp, không còn nghi ngờ gì nữa.

ThếTôn bảo:

- NayÔng học Phật, nghe Pháp thế nào mà không hồ nghi?

Sa-dibạch Phật:

- Sắclà vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngãtức là không. Không là không phải có, cũng không phải khôngcó, cũng lại vô ngã. Người trí hiểu biết như thế. Thọ,tưởng, hành, thức vô thường, vô thường thì khổ, khổthì vô ngã, vô ngã tức là không, không là không phải có,không phải không có. Người trí hiểu biết như thế. Ngũấm này vô thường, khổ, không, vô ngã, không phải có, nhiềusự khổ não không thể trị liệu, hằng ở chỗ hôi thúi,không thể giữ mãi, ắt quán không có ngã. Hôm nay con quánsát pháp này, liền thấy được Như Lai.

ThếTôn bảo:

- Lànhthay, lành thay! Sa-di! Cho Ông làm đại Sa-môn.

Bấygiờ Sa-di kia nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Tôn giả na-la-đà ở trong vườn trúc của Trưởng giảnước Ba-ca-lê.

Bấygiờ vua Văn-trà có đệ nhất phu nhân mạng chung. Vua rấtyêu bà chưa từng lìa tâm. Khi ấy, có một người đến tâuvua:

- Ðạivương nên biết! Nay đệ nhất phu nhân đã mạng chung.

Vuanghe phu nhân chết, ôm lòng sầu lo, nói với mọi người.

- CácNgươi mau khiêng xác phu nhân, ướp dầu mè cho ta được thấy.

Bấygiờ, người ta vâng lệnh vua, đem phu nhân đặt trong dầumè. Vua nghe phu nhân đã chết, hết sức sầu não, không ăn,không uống, không cai trị theo vương pháp, cũng bỏ bê việcvua. Khi ấy, tả hữu có một người tên Thiện Niệm, thườngcầm kiếm hầu Ðại vương, tâu:

- Ðạivương nên biết! Trong nước này có Sa-môn tên Na-la-đà đắcA-la-hán, có đại thần túc, hiểu rộng biết nhiều, khônggì chẳng rành, biện tài dũng tuệ, khi nói thường cườinụ. Xin Vua hãy đến nghe ngài thuyết pháp. Vua nghe pháp sẽkhông còn sầu lo, khổ não nữa.

Vuađáp:

- Lànhthay, lành thay! Khéo nói lời này. Thiện Niệm! Nay Ông hãyđến trước nói với Sa-môn ấy. Vì sao thế? Phàm Chuyểnluân Thánh vương muốn đến đâu thì sai người đến trước.Nếu không sai người báo tin trước, việc này không đúng.

ThiệnNiệm đáp:

- Xintuân lệnh Ðại vương.

Ôngvâng lệnh vua đến vườn trúc của trưởng giả; đến chỗngài Na-la-đà, cúi lạy rồi đứng một bên.

Bấygiờ Thiện Niệm bạch với Tôn giả Na-la-đà:

- Ngàinên biết cho! Nay phu nhân của Ðại vương đã mạng chung.Vì thế vua khổ não bỏ ăn, bỏ uống, cũng chẳng để ýđến vương pháp, quốc sự. Nay vua muốn đến thăm hỏi tônnhan. Cúi mong Ngài khéo thuyết pháp cho vua đừng sầu khổnữa.

NgàiNa-la-đà đáp:

- Muốnđến thì nay đúng lúc.

ThiệnNiệm nghe dạy rồi liền cúi lạy lui đi; đến tâu vua rằng:

- Tôiđã thưa với Sa-môn, Vua nên biết cho.

Vualiền sai Thiện Niệm:

- Ôngmau sửa soạn xe vũ bảo. Nay ta muốn đến Sa-môn tương kiến.

ThiệnNiệm liền sửa soạn kiệu xe, rồi đến trước tâu vua:

- Sửasoạn đã xong, Vua biết cho: đã đến giờ rồi!

Bấygiờ, vua ngồi xe vũ bảo ra khỏi thành đến chỗ Na-la-đà,đi bộ vào vườn trúc của Trưởng giả; bỏ năm uy dung củanhân vương xuống một chỗ. Ðến ngài Na-la-đà, quỳ lạyrồi ngồi một bên.

Khiấy, Na-la-đà bảo vua:

- Ðạivương nên biết! Pháp huyễn mộng chớ khỏi sầu lo, phápbọt bèo, và chớ đem tuyết đọng mà khởi sầu lo và cũngchớ nên đem tưởng pháp như hoa mà khởi sầu lo. Vì sao thế?Nay có năm việc rất không thể được, là lời Như Lai nói.Thế nào là năm? Phàm vật đáng dứt mà muốn cho chẳng dứt,điều này không thể được. Phàm vật đáng diệt mà muốncho đừng diệt, điều này chẳng thể được. Phàm già muốnmà không già, điều này chẳng thể được. Lại nữa, bịnhmà muốn cho không bịnh, điều này chẳng thể được. Lạinữa, chết mà muốn cho không chết, điều này chẳng thểđược. Ðó là, này Ðại vương! Có năm việc này rất chẳngthể được, là lời Như Lai nói.

Bấygiờ, ngài Na-la-đà liền nói kệ:

Chẳngdo sầu lo não,
Màđược phước đức này,
Nếungười ôm sầu lo,
Ngoạicảnh được tiện lợi.
Nếunhư người có trí,
Trọnchẳng suy nghĩ thế,
Kẻthù liền lo sầu,
Màchẳng được tiện lợi.
Oainghi lễ tiết đủ,
Ưathí lòng không tiếc,
Nêncầu phương tiện này,
Khiếnđược lợi rất lớn.
Dùrằng không thể được,
Tavà những người kia,
Khôngsầu liền không hoạn,
Hànhbáo biết thế nào?

VàÐại vương nên biết! Vật đáng mất sẽ mất. Ðã mất liềnsầu lo khổ não, đau đớn không thể nói. 'Người yêu ta ngàynay đã mất'. Ðó là vật đáng mất sẽ mất. Ở đó khởisầu lo khổ não, đau đớn chẳng thể nói. Ðó là, này Ðạivương! Gai sầu dính mắc tâm ý thứ nhất. Người phàm phucó pháp này, chẳng biết chỗ đến của sanh, già, bệnh, chết.

Hãynghe đệ tử Hiền thánh có vật đáng mất bị mất, ngườiấy không khởi sầu lo khổ não, thường học điều này: 'Nayta bị mất, chẳng phải riêng một mình. Người khác cũngcó pháp này. Nếu ta ở đây khởi sầu lo. Ðiều này chẳngđúng. Hoặc sẽ khiến thân tộc khởi sầu lo, còn oan gia hoanhỉ, ta ăn không tiêu hóa được, sẽ mắc bịnh, thân thểphiền nhiệt. Do việc này sẽ đưa đến mạng chung'. Rồikhi ấy, liền có thể trừ bỏ gai lo sợ, liền thoát sanh,già, bịnh, chết, không còn tai nạn khổ não.

Lạinữa Ðại vương! Vật đáng diệt thì diệt, đã diệt liềnsầu lo khổ não, đau đớn không nói được. 'Nay vật ta yêumến đã diệt'. Ðó là vật đáng diệt liền diệt. Ở đókhởi sầu lo khổ não, đau đớn không nói được. Ðó là,này Ðại vương! Gai sầu dính mắc tâm ý thứ hai. Ngườiphàm phu có pháp này chẳng biết chỗ đến của sanh, già,bịnh, chết.

Hãynghe, đệ tử Hiền thánh có vật đáng diệt bị diệt, ngườiấy không khởi sầu lo khổ não, thường học thế này: 'Nayvật của ta bị diệt, chẳng phải chỉ riêng một mình, ngườikhác cũng có pháp này. Nếu ta ở đây khởi sầu lo, điềunày chẳng nên. Vì sẽ khiến thân tộc khởi lo buồn, cònoan gia sung sướng. Ta ăn không tiêu hóa, liền mắc bịnh, thânthể phiền nhiệt. Do duyên cớ này sẽ mạng chung'. Bấy giờliền trừ bỏ gai lo sợ, liền thoát khỏi sanh, già, bịnh,chết, không còn tai nạn khổ não.

Lạinữa, Ðại vương! Vật đáng già liền già, đã già liềnbuồn lo khổ não, đau đớn không nói được. 'Hôm nay vậtta yêu đã già'. Ðó là vật già liền già, trong ấy khởisầu lo, khổ não, đau đớn không nói được. Ðó là, nàùại vương! Gai sầu lo dính mắc tâm ý thứ ba. Người phàmphu có pháp này, chẳng biết chỗ đến của sanh, già, bịnh,chết.

Hãynghe, đệ tử Hiền thánh có vật đáng già liền già, ngườiấy không khởi sầu lo khổ não, thường học thế này: 'Nayta bị già, chẳng phải riêng mình. Người khác cũng có phápnày. Nếu ta ở đây khởi buồn lo, điều này chẳng nên. Vìsẽ khiến thân tộc lo buồn, oan gia hoan hỉ. Ta ăn không tiêuhóa, sẽ thành bịnh, thân thể phiền nhiệt. Do duyên này,sẽ đến chỗ mạng chung'. Bấy giờ liền có thể trừ bỏgai lo sợ, thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, không còn tainạn, khổ não.

Lạinữa, Ðại vương! Vật đáng bịnh liền bịnh, đã bịnh liềnsầu lo khổ não, không nói được rằng 'Vật ta yêu hôm nayđã bệnh'. Ðó là vật bệnh liền bệnh, trong đó khởi sầulo khổ não, đau đớn không nói được. Ðó là, Ðại vương!Gai sầu lo dính mắc tâm ý thứ tư. Người phàm phu có phápnày, chẳng biết chỗ đến của sanh, già, bịnh, chết.

Hãynghe đệ tử Hiền thánh, vật đáng bịnh liền bịnh, ngườiấy không khởi sầu lo khổ não, thường học thế này: 'Nayta bị bịnh, không phải riêng mình, người khác cũng có phápnày. Nếu ta ở đây khởi sầu lo, điều này chẳng nên, vìsẽ khiến thân tộc bị buồn lo, oan gia hoan hỉ. Ta ăn khôngtiêu hóa, sẽ thành bịnh, thân thể phiền nhiệt. Do duyêncớ này sẽ đến mạng chung'. Bấy giờ có thể trừ bỏ gailo sợ, thoát khỏi sanh, già, bịnh, chết, không còn tai nạnkhổ não.

Lạinữa, Ðại vương! Vật đáng chết liền chết. Ðã chết,đó là vật chết. Ở đó khởi sầu lo khổ não, đau đớnkhông nói được. Ðó là, Ðại vương! Gai sầu lo dính mắctâm ý thứ năm. Người phàm phu có pháp này, chẳng biết chỗđến của sanh, già, bệnh, chết.

Hãynghe đệ tử Hiền thánh, đáng chết liền chết. Người đókhông khởi sầu lo khổ não, thường học thế này: 'Nay tachết, không phải riêng mình, người khác cũng có pháp này.Ở đây, nếu ta khởi sầu lo, điều này không nên, vì sẽkhiến thân tộc lo lắng, oan gia hoan hỉ. Ta ăn không tiêu hóa,sẽ thành bịnh, thân thể phiền nhiệt. Do đây sẽ đưa đếnmạng chung'. Bấy giờ có thể trừ bỏ gai sầu lo, thoát khỏisanh, già, bệnh, chết, không còn tai nạn khổ não.

Bấygiờ Ðại vương bạch Tôn giả Na-la-đà:

- Ðâygọi là pháp gì? Nên phụng hành thế nào?

NgàiNa-la-đà nói:

- Kinhnày gọi là trừ hoạn lo. Hãy nhớ vâng làm.

Vuađáp:

- Thựcnhư lời Ngài nói, trừ bỏ sầu lo. Vì sao thế? Con nghe phápnày xong, bao nhiêu sầu khổ hôm nay trừ hết. Nếu Tôn giảcó dạy bảo gì, cứ đến trong cung, con sẽ cung cấp cho, khiếnnhân dân và đất nước được hưởng phước lâu dài vôcùng. Cúi mong Tôn giả diễn giảng rộng rãi pháp này cònmãi ở đời, khiến bốn bộ chúng được an ổn lâu dài.Nay con xin quy y Tôn giả Na-la-đà.

Tôngiả Na-la-đà nói:

- Ðạivương! Chớ quy y tôi! Hãy quy y Phật.

Vuahỏi:

- NayPhật ở đâu?

Tôngiả Na-la-đà nói:

- Ðạivương nên biết! Ðại quốc Ca-tỳ-la-vệ, dòng Chuyển luânThánh vương phát xuất từ họ Thích. Vua kia có con tên Tất-đạtxuất gia học đạo, nay đã thành Phật hiệu là Thích-ca-văn.Hãy quy y Ngài.

Ðạivương lại hỏi:

- NayNgài ở phương nào? Cách đây mấy nơi?

Tôngiả Na-la-đà đáp:

- NhưLai đã nhập Niết-bàn.

Ðạivương nói:

- NhưLai nhập Niết-bàn sao mau chóng thế? Nếu Ngài còn ở đời,dù trải qua ngàn vạn do tuần, con cũng sẽ đến thăm hỏi.

Rồivua từ chỗ ngồi đứng lên, quỳ dài chắp tay, nói:

- Contự quy y Như Lai, Pháp và Tỳ-kheo Tăng, trọn đời xin làmƯu-bà-tắc, không sát sanh nữa. Việc nước bề bộn, nay conmuốn về cung.

Tôngiả Na-la-đà nói:

- Ðãđúng lúc.

Vuatừ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy đi nhiễu quanh Tôn giảba vòng rồi đi.

Bấygiờ vua Văn-trà nghe Tôn giả Na-la-đà nói xong, vui vẻ vânglàm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Ngườibệnh tật thành tựu năm pháp này thì không có lúc lành, nằmliệt giường chiếu. Thế nào là năm? Người bệnh không chọnlựa thức ăn uống; không tùy thời mà ăn; không gần gũithầy thuốc; nhiều lo, ưa giận; không khởi tâm từ đốivới người khán bệnh.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Người bệnh tật thành tựu năm pháp nàykhông được lành bệnh.

Nếubệnh nhân thành tựu năm pháp này thì sẽ được lành bệnh.Thế nào là năm? Ở đây, người bệnh chọn lựa thức ăn,tùy thời mà ăn; thân cận thầy thuốc; không ôm sầu lo; khởitâm từ đối với người săn sóc bệnh.

Ðólà, này Tỳ-kheo! Người bệnh thành tựu năm pháp này liềnđược lành bệnh. Như thế, Tỳ-kheo! Năm pháp trước nênnhớ xa lìa, năm pháp sau nên cùng vâng làm. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếungười săn sóc bệnh, thành tựu năm pháp này khiến ngườibệnh chẳng lành, nằm mãi trên giường chiếu. Thế nào lànăm? Ở đây, người khám bệnh không phân biệt thuốc hay;lười biếng, tâm không dũng mãnh; thường ưa sân giận vàưa ngủ nghỉ; vì tham ăn nên coi sóc bệnh nhân không dùngpháp cung dưỡng; cũng không trò chuyện với bệnh nhân.

Ðólà, Tỳ-kheo! Nếu người săn sóc bịnh thành tựu năm phápnày thì bịnh chẳng lành được.

NàyTỳ-kheo! Nếu người săn sóc bịnh thành tựu năm pháp nàythì người bệnh được lành, chẳng nằm liệt giường chiếu.Thế nào là năm? Ở đây người khám bệnh phân biệt thuốchay; cũng không lười biếng, dậy trước, nằm sau; thườngưa chuyện vãn, ít ngủ nghỉ; dùng pháp cung dưỡng, khôngtham ăn uống; chịu thuyết pháp cho bệnh nhân.

NàyTỳ-kheo! Ðó là người săn sóc bịnh thành tựu năm pháp này,bệnh có lúc được lành.

Chonên, các Tỳ-kheo! Lúc săn sóc người bệnh thì nên bỏ nămpháp trước, thành tựu năm pháp sau. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở trong rừng Di-hầu, nước Tỳ-xá-ly cùng vớichúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ đại tướng Sư Tử bèn đến chỗ đức Thế Tôn, cúilạy rồi ngồi một bên. Lúc ấy, Phật bảo tướng Sư Tử:

- Thếnào Sư Tử? Nhà ông có thường bố thí chăng?

TướngSư Tử bạch Phật:

- Conthường ở ngoài cửa thành và đô thị, tùy thời bố thíkhông để thiếu sót. Ai cần cho ăn, cấp quần áo hương hoa,xe ngựa, ghế ngồi, ai cần gì con đều cấp cho cả.

Phậtbảo tướng Sư Tử:

- Lànhthay, lành thay! Ông có thể bố thí không tiếc lẫn. Thí chủ,đàn việc tùy thời bố thí có năm công đức. Thế nào lànăm?

Ởđây, thí chủ tiếng đồn vang xa, mọi người khen ngợi thônlàng ấy có đàn việt, thí chủ, hằng thích tiếp đãi Sa-môn.Bà-la-môn, tùy chỗ cấp cho không thiếu thốn. Ðó là, nàySư Tử! Thí chủ, đàn việc được công đức thứ nhất này.

Lạinữa, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủ nếu đến trong chúngSa-môn, Sát-lợi, Bà-la-môn, Trưởng giả không có hỗ thẹn,cũng không sợ hãi. Giống như Sư Tử, vua loài thú ở trongbầy nai, không có sợ sệt. Ðó là, Sư Tử! Ðàn-việt, thíchủ được công đức thứ hai này.

Lạinữa, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủ được mọi ngườikính nể, người trông thấy vui mừng như con thấy cha, nhìnngắm không chán. Ðó là, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủđược công đức thứ ba này.

Lạinữa, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủ sau khi mạng chung sẽsanh hai nơi: hoặc sanh lên trời, hoặc sanh trong loài người.Ở trời được trời cung kính, ở người, được ngườitôn quý. Ðó là, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủ, đượccông đức thứ tư này.

Lạinữa, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủ trí tuệ cao xa hơn mọingười, thân hiện đời dứt hết lậu, không trải qua đờisau. Ðó là, này Sư Tử! Ðàn-việt, thí chủ được công đứcthứ năm này.

Hễai bố thí sẽ có năm công đức hằng theo bên mình.

ThếTôn liền nói kệ:

Tâmthường vui bố thí,
Côngđức đầy đủ thành,
Tạichúng không nghi nan,
Cũnglại không sợ sệt.
Ngườitrí nên bố thí,
Khôngcó tâm luyến hối.
Ởcõi trời Ba (mươi) ba,
Ngọcnữ vây chung quanh.

Nhưthế, Sư Tử! Ông nên biết, đàn-việt, thí chủ sanh hai chỗlành, thân hiện đời hết lậu hoặc, đến chỗ vô vi.

ThếTôn liền nói kệ:

Thílà lương đời sau,
Muốnđến chỗ cứu cánh,
Thiệnthần thường ủng hộ,
Cũnglại đến hoan hỉ.

Nhưthế, này Sư Tử! Ông nên biết, lúc bố thí thường ôm lòngvui vẻ, thân ý vững chắc, các công đức lành thay đều đầyđủ, đắc tam-muội, ý cũng không lầm lẫn. Như thật màbiết. Thế nào là như thực mà biết? Khổ tập, khổ tận,khổ xuất yếu; như thực mà biết. Thế nên, này Sư Tử!Hãy tìm phương tiện tùy thời bố thí. Nếu muốn đượcđạo Thanh văn, đạo Phật Bích-chi thì đều được như ý.Như thế, Sư Tử, hãy học điều này.

Bấygiờ Sư Tử nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

11.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Ðàn-việtthí chủ, hàng ngày bố thí thì sẽ được năm công đức.Thế nào là năm? Thí mạng, thí sắc (Vappa), thí an, thí sức,thí biện. Ðó là năm.

Lạinữa, Ðàn việt thí chủ, lúc thí mạng muốn được trườngthọ; lúc thí sắc muốn được đoan chánh; lúc thí an muốnđược không bịnh; lúc thí lực muốn không ai hơn; lúc thíbiện muốn được biện tài Vô Thượng Chánh Chân. Tỳ-kheonên biết! Ðàn-việt thí chủ, hàng ngày bố thí thì sẽ cónăm công đức này.

ThếTôn liền nói kệ:

Thímạng, sắc và an,
Sức,biện là thứ năm,
Nămcông đức đã đủ,
Sauhưởng phước vô cùng.
Ngườitrí nên nghĩ thí,
Trừbỏ tâm tham dục,
Thânnày có danh dự,
Sanhlên trời cũng vậy.

Nếucó thiện nam, tín nữ muốn được năm công đức thì nênthực hành năm việc này. Như thế các Tỳ-kheo! Hãy học điềunày.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

12.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Bốthí đúng thời có năm việc: Bố thí cho người từ xa lại;bố thí cho người đi xa; bố thí cho người bịnh; lúc thiếumà bố thí; nếu lúc mới được cây trái mới, hoặc ngũcốc thì trước đem cho người trì giới tinh tấn, sau đómình mới ăn. Ðó là, này Tỳ-kheo! Bố thí đúng thời cónăm việc này.

ThếTôn liền nói kệ:

Ngườitrí ứng thời thí,
Lòngtin không đoạn dứt,
Ởđây chóng hưởng vui,
Sanhtrời, các đức đủ.
Tùythời, nhớ bố thí,
Thọphước như vang ứng,
Trọnđã không nghèo thiếu,
Nơisanh thường phú quý.
Thílà đủ mọi hạnh,
Ðượcđến vị vô thượng.
Nhớthí không khởi tưởng,
Hoanhỷ bèn tăng thêm.
Trongtâm sanh niệm này
Ýloạn trọn không còn,
Biếtrằng thân an lạc,
Tâmliền được giải thoát.
Thếnên người có trí,
Chẳngkể nam hay nữ,
Nênhành năm thí này,
Khôngmất phương tiện đúng.

Thếnên, các Tỳ-kheo! Nếu có thiện nam, tín nữ, muốn hành nămviệc này thì hãy nhớ tùy thời thí. Như thế, các Tỳ-kheo,hãy học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

Thiện,Bất thiện, lễ Phật,
Thiênsứ, tuổi, năm điềm,
Văn-trà,thân, xem bịnh,
Nămthí, tùy thời thí.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567