Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Phân tích Phẩm Phương tiện

26/03/201103:11(Xem: 13239)
14. Phân tích Phẩm Phương tiện

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

PHÂNTÍCH PHẨM PHƯƠNG TIỆN

I.BỐCỤC

Phậtxuất Định liền tán thán hai trí và thật tướng các pháp:

1.Tán thán hai trí và nguyên do thành tựu hai trí của chư Phật10 phương: "Nhĩ thời Thế Tôn tùng tam muội an tường nhi khởi...ý thú nan giải."

2.Đức Thế Tôn tự tán thán hai trí và nguyên do thành tựuhai trí của mình: "Xá-lợi-phất, ngộ tùng thành Phật dĩlai... vị tằng hữu pháp Phật tất thành tựu."

3.Tán thán thật tướng các pháp (đối tượng của hai trí)"Chỉ Xá-lợi-phất, bất tu phục thuyết... như thị bổn mạtcứu cánh đẳng."(Dĩ thậm thâm cố chỉ)

Phầnkệ:

1.Lặp lại hai trí vì quá sâu thẳm hàng tam thừa không thểhiểu thấu và khuyên nên khởi lòng tin kiên cố đối vốilời Phật dạy: "Nhĩ thời Thế Tôn dục trùng tuyên thử nghĩanhi thuyết kệ ngôn:

-ThếHùng bất khả lường... Nhất tâm cộng tự cầu, diệc phụcbất năng tri."

2.Khuyên nên tin Diệu Pháp mà chư Phật đồng chứng đồng nói,đó là Tam thừa chỉ là quyền khai: "Hựu cáo, Xá-lợi-phất,Vô lậu bất tư nghì... dẫn chỉ linh đắc xuất.

Đạichúng nghi, Xá-lợi-phất ba lần thỉnh Phật nói:

1.Nhân Phật tán thán trí phương tiện rồi bảo nên thôi khôngnói, khiến tứ chúng sanh nghi (đồng chấp sanh nghi) Xá-lợi-phấtbèn thưa hỏi Phật lý do đó:

"Nhĩthời đại chúng trung hữu chư Thanh Văn... thậm thâm vi diệunan giải chi pháp".

2.Kệ lặp lại lời thỉnh trên: "Nhĩ thời Xá-lợi-phất dụctrùng tuyên... Dục văn cụ túc đạo". (kệ)

3.Nhân Xá-lợi-phất thỉnh, lần thứ hai Phật lại bảo nênthôi không nói, vì sợ trời, người nghe kinh nghi: "Nhĩ thờiPhật cáo Xá-lợi-phất chỉ chỉ... giai đương kinh nghi."

4.Xá-lợi-phất lần thứ hai nêu lý do là trong chúng nhiều ngườicó trí tuệ sẽ sinh lòng kính tin để cầu Phật nói: "Xá-lợi-phấttrùng bạch Phật ngôn: Thế Tôn duy nguyện thuyết... Hữu năngkính tín giả" (kệ)

5.Lần tứ ba Phật lại bảo nên thôi không nói, vì sợ hàngTỳ-kheo tăng thượng mạn bị đọa lạc: "Phật phục chỉXá-lợi-phất, nhược thuyết thị sự... văn tất bất kínhtín."

6.Xá-lợi-phất lần thứ ba lại nêu lên lý do để cầu Phậtnói: "Nhĩ thời Xá-lợi-phất trùng bạch Phật ngôn:... tắcsanh đại hoan hỶ" (kệ)

Phậthứa nói:

1.Sau ba lần Xá-lợi-phất thỉnh, Phật hứa nói: "Nhĩ thờiThế Tôn cáo Xá-lợi-phất, nhữ dĩ ân cần tam thỉnh ... ngôđương vị nhữ phân biệt giải thuyết."

2.Lúc Phật sắp nói, thì 5,000 người tăng thượng mạn lễPhật lui ra: "Thuyết thử ngữ thời, hội trung... Thế Tônmặc nhiên nhi bất chế chỉ".

3.Khi này Thánh chúng đã thuần nhất, Phật sắp nói, Xá-lợi-phấtnguyện nghe: "Nhĩ thời Phật cáo Xá-lợi-phất, ngã kim ư thửchúng... nguyện nhạo dục văn".

Phậtchính thức nói:

1.Vì đương cơ Phật chính thức phân biệt giải nói Diệu Phápvà khuyên phát tâm tin chắc: "Phật cáo Xá-lợi-phất, nhưthị Diệu Pháp,... ngôn bất hư vọng".

2.Chính thức chỉ thật ngay nơi quyền, bởi chư Phật chỉ vìđại sự duy nhất là khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật trikiến nên chỉ dạy pháp nhất thừa, chứ không có hai, ba thừa:"Xá-lợi-phất, chư Phật tùy nghi thuyết pháp, ... thập phươngchư Phật pháp diệc như thị".

3.Dẫn cách thuyết pháp và bản hoài của Phật ba đời đểthấy cách thuyết pháp và bản hoài của đức Thích Tôn hômnay đồng nhau: "Xá-lợi-phất, quá khứ chư Phật,... nhấtPhật thừa phân biệt thuyết tam."

4.Chê quở hàng nhị thừa để khuyên nên tin chắc nhất thừa:"Xá-lợi-phất, nhựợc ngã đệ tử... Vô hữu dư thừa, duynhất Phật thừa.

Kệcó 12 đoạn:

1.Việc 5,000 thối tịch và chúng thuần nhất: "Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni,hữu hoài tăng thượng mạn... duy hữu chư trinh thật".

2.Nói chính vì thật mà khai quyền: "Xá-lợi-phất thiện thính...dĩ cố thuyết thị kinh".

3.Nay vì đại căn nói Đại thừa hiển thật: "Hữu Phật tửtâm tịnh... giai thành Phật vô nghi".

4.Kết thúc việc hiển nhất thừa là thật: "Thập phương Phậtđộ trung... Thuyết Phật trí tuệ cố".

5.Chư Phật ra đời cốt chỉ nói nhất thừa: "Chư Phật xuấtư thế... giai linh nhập Phật đạo".

6.Nhưng Phật ra đời gặp ngũ trược ác nên phải khai quyềnđể hiển thật: "Nhược ngã ngộ chúng sanh, tận giáo dĩPhật đạo... chư Phật ngữ vô dị, duy nhất vô nhị thừa".

7.Chư Phật quá khứ đạo đồng, ngoài khai chánh phương tiệncòn khai dị phương tiện để hiển nhất thừa: "Quá khứvô số kiếp vô lượng diệt độ Phật... nhược hữu vănpháp giả giai dĩ thành Phật đạo".

8.Chư Phật vị lai đồng khai quyền hiển thật: "Vị lai chưThế Tôn, kỳ số vô hữu lượng... Đạo sư phương tiệnthuyết".

9.Chư Phật hiện tại đạo đồng khai quyền hiển thật: "Thiênnhơn sở cúng dường... tuỳ ứng phương tiện thuyết".

10.Đức Thích Ca đạo đồng khai quyền hiển thật: "Ngã kim diệcnhư thị, an ổn chúng sanh cố... ngã kim diệc như thị, thuyếtvô phân biệt pháp".

11.Cực lạc tán thán nhất thừa khó gặp để củng cố lòngtin của hàng nhị thừa: "Chư Phật hưng xuất thế vô ThanhVăn đệ tử".

12.Phú chúc bảo hộ Diệu pháp nhất thừa, nên cẩn thận giảngcho đúng cơ: "Nhữ đẳng Xá-lợi-phất, Thanh Văn cập Bồ-tát...tự tri đương tác Phật".

IIGIẢI THÍCH

Chữphương tiện có hai nghĩa: Nghĩa hẹp và nghĩa rộng.

a)Về nghĩa hẹp: Phương là phương pháp; tiện là thuận tiện,thích đáng. Phương pháp thuận tiện thích đáng để dẫnđến một mục đích, một ý muốn gọi đó là phương tiện.

b)Về nghĩa rộng: Trong kinh điển tả về cảnh giới giác ngộcủa đức Phật thậm thâm vi diệu, duy chứng tự tri- chỉcó chứng mới biết được - Ngoài ra tất cả những cáchthức trình bày thuyết giảng, dùng đến ngôn ngữ, sắc tướng...thậm chí cả đến sự ra đời của Phật cũng đều là phươngtiện. Hay nói rộng hơn tất cả việc làm của Phật từ khigiáng sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni... cũng là phương tiện. ĐứcPhật ra đời, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đấtvà nói: "Thiên thượng thiên hạ duy Ngã độc tôn" hình tướngđó, lời dạy đó cũng là phương tiện. Nếu ngay lời nóiđó chúng sanh ngộ được thâm ý Phật muốn nói, tức nhiêncó thể ngay đó là một bài pháp mà Phật đã dạy quá đầyđủ. Nhưng, căn cơ chúng sanh không phải chỉ dùng chừng ấyđã ngộ được mà cần phải dẫn dụ thêm. Cho nên đứcPhật mới trải qua những giai đoạn tu hành, thành đạo, thuyếtpháp... và tùy căn cơ chúng sanh mà Phật thuyết có ba thừa...Tất cả những thứ đó đều là phương tiện. Và nếu khinào chúng sanh chưa hiểu hết mục đích của Phật, cảnh giớigiác ngộ mà đức Phật muốn trao cho, chỉ dạy cho, thì tấtcả những pháp môn mà Phật chỉ dạy đó đều là nhữngpháp môn phương tiện. Trong kinh có hai câu để chứng minhlời dạy của Phật là phương tiện:

1."Nhất thiết Tu-đa-la như tiêu nguyệt chỉ": Tất cả kinh giáoTa dạy như ngón tay chỉ mặt trăng. Ngón tay là phương tiện,mặt trăng là chân lý, là thật tướng mà Phật đã chứngngộ (kinh Viên Giác, Lăng Nghiêm).

2."Ngã sở thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưngxả hà huống phi pháp": Pháp Ta nói như chiếc bè qua sông,Pháp còn phải bỏ huống chi là phi pháp (kinh Kim Cang).

Đócũng để nói lên rằng giáo pháp Phật cũng chỉ là phươngtiện. Ví dụ này trong Nikàya có ý rằng đức Phật dạy giáopháp cốt để tu hành, đạt đến chỗ giải thoát giác ngộgiống như chiếc bè đưa qua sông, người có chiếc bè màđem cất đi không dùng để qua sông, như vậy người đó làngười ngu si không biết cách dùng bè. Thứ đến, khi qua sôngrồi nghĩ rằng chiếc bè này, giúp ta qua sông vậy ta hãy mangnó theo, người ấy cũng là người ngu si không biết dùng bè.Kinh Kim Cang nói nghĩa sau vì kinh Kim Cang cốt phá tướng. Nikàyanhấn mạnh nghĩa trước vì nhằm vào sự thực hành. Vớihai ví dụ đó nên chúng ta biết rằng tất cả lời Phậtdạy và việc làm của Phật trong khoảng trời gian trướcPháp Hoa đều là phương tiện để đưa chúng sanh đạt tớicảnh giới giác ngộ mà Phật đã thành tựu.

Nhưngđức Phật đã khéo dùng phương tiện như vậy mà có chúngsanh thành tựu được, có chúng sanh không thành tựu được,phải chờ đến hội Pháp Hoa, một lần cuối cùng Phật khaithị mới giác ngộ. Cho nên trong hội Pháp Hoa, trước khi chúngsanh được chánh thức giác ngộ, được thọ ký, thì Phậtđã thuyết pháp, phóng hào quang, hiện các thụy tướng...,tất cả các việc mà trong phẩm Tựa đã trình bày cũng làphương tiện. Nếu trong việc phóng hào quang của Phật, màchúng sanh ngộ được, chắc Phật khỏi phải nói thêm phẩmPhương Tiện. Nhưng không ngộ được, Phật phải phương tiệndùng ngôn thuyết để giảng nói đạo lý, cảnh giới mà chúngsanh cần chứng ngộ. Trong đạo đức kinh có nói: "Đạo khảđạo phi thường đạo". Đạo mà nói ra được, đạo đókhông phải là đạo đích thực nữa. Đây nghĩa cũng vậy.Cho nên tất cả ngôn thuyết của Phật đều là phương tiện,gọi là đạo nhưng là đạo phương tiện chứ không phảilà đạo đích thực. Phương tiện là vậy, mà chánh trong phẩmPhương Tiện này là phẩm đức Phật dùng ngôn ngữ để nóithẳng điều Ngài muốn nói, nhưng trước kia chưa nói. Nênphẩm này gọi là phẩm Phương Tiện. Trong đó Phật nhắcđi nhắc lại nhiều lần câu: "Ta dùng vô số Phương tiện,chư Phật 10 phương dùng vô số phương tiện để khai đạochúng sanh."

Phẩmnày rất dài , hơn cả 28 phẩm trong kinh Pháp Hoa, lý nghĩatrùng điệp, thâm sâu, nên phân khoa đại cương như phẩmPhương Tiện để cho dễ hiểu.

III.KINH VĂN

Kinhvăn: Lúc bấy giờ đức Thế Tôn từ chánh định ung dung màxuất, bảo Xá-lợi-phất rằng: "Trí tuệ của chư Phật thậmthâm vô lượng, trí tuệ môn đó rất khó hiểu, khó vào,tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể biết được.Vì sao? Bởi vì các đức Phật từng thân cận trăm ngàn vạnức vô số các đức Phật khác và đã tận hành vô lượngđạo pháp của các đức Phật, dũng mãnh tinh tấn, danh xưngcùng khắp, thành tựu được pháp thậm thâm vị tằng hữuvà tùy nghi nói pháp ý thú khó hiểu".

Giảithích: Đoạn này tán thán hai trí và nguyên nhân thành tựuhai trí của chư Phật. Sở dĩ đức Phật Thích Ca tán thántrí tuệ của chư Phật để đối chiếu lại trí tuệ củamình mà Ngài từng dùng trí tuệ đó thuyết pháp độ sanh.Hai trí tuệ đó là Thật trí và Quyền trí. Trí tuệ thậmthâm vô lượng, đó là chỉ về thật trí. Trí tuệ môn khóhiểu, khó vào đó là chỉ Quyền trí.

Thậttrí là trí chứng được thật tướng, chứng chơn như. Đólà trí tự nội chứng của Phật, nên trí này cũng gọi làcăn bản trí.

Quyềntrí hay phương tiện trí là trí đức Phật dùng để thuyếtpháp, giáo hóa độ sanh, trí đó cũng rất khó hiểu khó vào.

Thậttrí thậm thâm vô lượng. Thậm thâm là rất sâu, không thểdùng tâm phân biệt mà dò biết được. Vô lượng là rấtrộng, không làm sao biết được ngằn mé.

Đốivới hàng Thanh Văn nhị thừa và ngoại đạo chúng sanh khôngthể hiểu, không thể vào, không đo lường được nên gọilà trí tuệ thậm thâm vô lượng. Nhưng đó là trí tuệ tựnội chứng. Còn phương tiện trí, trí tuệ dùng để thuyếtpháp, giáo hóa, tùy theo căn cơ chúng sanh nữa. Trí tuệ ấycũng không phải tầm thường nên trong kinh nói khó biết, khóvào.

Vínhư một vị lương y biết được bệnh lý, biết rõ dượctánh, phương thang đó là thật trí. Biết rõ nhưng đứng trướcmột bệnh nhân, vị lương y ấy phải biết hạ phương thangnhư thế nào...? Nếu không có quyền trí, không có trí ứngcơ thì chắc chắn không làm sao bốc thuốc trị bệnh được.Hoặc có thể hạ phương thang bốc thuốc trị bệnh nhưngmà không trúng bệnh, không lành bệnh thì cũng không thể gọilà ứng cơ được.

Quyềntrí rất khó được như vậy, cho nên có vị Tổ đã nói:

"Nhiênquân giảng đắc thiên kinh luận

Nhấtcú lâm cơ hạ khẩu nan".

Haicâu trên ý là: Tha hồ ông có giảng nói được ngàn kinh luận,nhưng khi lâm cơ một câu mở miệng nói được chẳng phảidễ.

Điềunày chắc ai cũng đã có lần gặp phải. Có những việc đếnvới mình mà không biết phải mở miệng như thế nào cho đượclợi ích, cho đúng, mặc dù ngày thường thì thao thao bấttuyệt. Cũng lắm khi đặt bút viết một câu văn mà cả giờvẫn chưa đặt bút được, hay có người văn chương lỗilạc nhưng nhờ viết dùm cho một cái đơn đi kiện thì chẳngbiết viết làm sao! Như vậy là có thật trí mà không có quyềntrí. Thật trí là trí biết nguyên lý sự vật, quyền trílà trí biết phương tiện trình bày tùy cơ vào tướng saibiệt của sự vật để ứng đối, ứng dụng.

Haitrí đó đức Phật đã thành tựu viên mãn, cho nên suốt 45năm giáo hóa, đức Phật tùy theo căn cơ của chúng sanh màNgài thuyết pháp. Trí tuệ môn đó hàng nhị thừa, Bồ-tátkhông thể thấu được nên nói nan giải, nan nhập. Chữ Môn:Môn là cửa, môn để chỉ cho quyền trí. Nhờ giáo pháp Phậtnói ra làm cửa ngỏ để chúng sanh đi vào cảnh giới thậttrí chứng ngộ của Phật nên gọi là trí tuệ môn.

Haicâu đó là tán thán hai trí của Phật. Nói rộng ra, sở dĩnó thậm thâm là bởi lẽ trí đó gồm đủ những tánh cáchsau đây:

1.Thể tánh của trí tuệ: Là chân như thật tướng, mà đãlà chân như thật tướng thì ly ngôn tướng.

2.Nghĩa tướng của trí tuệ: Tức căn bản trí và hậu đắctrí, toàn là những trí tuệ vô lậu. Sau khi chứng nhập đượclý Duyên khởi, nhân quả, tánh tướng của sự vật, thànhtựu viên mãn được.

3.Trợ bạn của trí tuệ: Là lục độ vạn hạnh. Không cólục độ vạn hạnh thì không thành tựu trí tuệ được.

4.Nhân của trí tuệ: Là giải và hành hay nói cách khác là phảitrải qua Văn, Tư, Tu, có được như vậy trí tuệ mới thâmsâu.

5.Cảnh giới của trí tuệ: Cảnh giới đó hoặc không, hoặchữu, hoặc hữu vi, hoặc vô vi, hoặc hữu lậu, hoặc vô lậuvà tất cả pháp là cảnh giới của trí tuệ.

Trítuệ gồm đủ năm nghĩa rộng như vậy cho nên trí tuệ đógọi là trí tuệ thậm thâm. Thậm thâm cũng có 5 nghĩa:

a)Tự thể thậm thâm: Tự thể ly ngôn tuyệt tướng là thậmthâm.

b)Nghĩa tướng thậm thâm: Bởi vì đó là căn bản trí và hậuđắc trí.

c)Nội chứng thậm thâm: Trí tuệ đó là cái nội chứng củaPhật.

d)Y chỉ thậm thâm: Trí tuệ đó y chỉ nơi pháp giới, pháptánh.

e)Vô thượng thậm thâm: Vô thượng có hai nghĩa:

- Phậtvô thượng: Siêu xuất tam giới.

- Phápvô thượng: Tướng tịch diệt.

Thậttướng tất cả pháp đều bất khả thị, không thể chỉbày từng cái, dù nói gì thì tướng vạn pháp vẫn như thị,nó không biến đổi theo lời nói, gọi là tướng tịch diệt.(Thị pháp bất khả thị ngôn từ tướng tịch diệt).

Tríđó đến địa vị Phật quả, vô đẳng đẳng chánh giácmới thành tựu được, nên gọi vô thượng thậm thâm.

Đólà tán thán hai trí thậm thâm, mà nguyên do thành tựu hai tríđó là nhờ Phật đã từng thân cận vô lượng vô số ngànvạn ức đức Phật và tận hành vô lượng pháp môn củaPhật pháp một cách dũng mãnh tinh tấn mà danh xưng đã lankhắp, thành tựu được pháp vị tằng hữu và tùy nghi thuyếtpháp, ý thú nan tín nan giải. Đó là nguyên do thành tựu haitrí trên. Điều này ý nói rằng muốn thành tựu được haitrí không phải trong khoảnh khắc chỉ dụng công đơn sơ màcó thể thành được, mà phải thân cận vô số các đứcPhật, thực hành vô lượng đạo pháp của các đức Phậtmột cách tinh tấn dũng mãnh. Nói rộng ra, có bốn nguyên tắccho người học đạo:

1.Thân cận thiện hữu: Trong kinh nói thân cận chư Phật, đứcPhật cũng là bậc Đại thiện hữu và còn những bậc thiệnhữu khác nữa. Người học đạo bước đầu tiên là phảithân cận thiện hữu để học hỏi Chánh pháp.

2.Thính văn Chánh pháp: Nghe lời dạy vẽ Chánh pháp của thiệnhữu.

3.Như lý tác ý: Tác ý đồng nghĩa với tư duy, tư duy đúngnhư lý, hợp như lý. Tư duy xong phải thực hành, đó là pháptùy pháp hành.

4.Pháp tùy pháp hành: Thật hành pháp và tùy pháp. Pháp tứclà pháp môn ta đương thực hành. Tùy pháp là pháp hỗ trợcho pháp môn ta đương thực hành đó. Ví dụ đối với lụcđộ Ba-la-mật, ta tu về hạnh trì giới Ba-la-mật, thì trìgiới Ba-la-mật là pháp mà năm hạnh kia (bố thí, tinh tấn...)là tùy pháp...Nói rộng ra là tất cả những pháp môn hỗtrợ cho pháp môn chính mà ta đang tu đó gọi là tùy pháp.

Bốnđiều trên đây là đầu mối để thành tựu trí tuệ, cũnglà cửa ngõ để đi vào đạo quả giải thoát. Bốn điềunày là bốn điều chủ yếu. Không những kinh văn Đại thừamà cả kinh văn Nguyên thủy cũng thường nói đến. Đức Phậtthành tựu được hai trí cũng nhờ bốn điều này, tức nhờvào thân cận các đức Phật, nghe giáo pháp, tư duy và tậnhành đạo pháp của các đức Phật một cánh tinh tấn, dõngmãnh. Nhờ tinh tấn như vậy, nên đức Phật thành tựu đượcpháp vị tằng hữu, tức nhiên thành tựu thật trí, trí tuệthậm thâm và quyền trí là trí tuệ tùy nghi nói pháp cho chúngsanh, ý thú khó hiểu, lời gần ý xa.

Mộthôm đức Phật đi ngang qua rừng Simsapa, Ngài cầm một nắmlá trong tay rồi hỏi các Tỳ-kheo rằng: Lá Simsapa trong tayTa nhiều hay là giữa rừng nhiều? Các tỳ-kheo thưa rằng:Lá trong tay Ngài ít, còn là giữa rừng nhiều, không tính đếmđược. Đức Phật dạy rằng: Pháp mà Ta chứng ngộ nhiềunhư lá giữa rừng, còn điều mà Ta đem ra dạy cho các đệtử như lá trong tay.

Quacâu chuyện trên để biết rằng trí tuệ thật chứng củaPhật thậm thâm vô lượng, còn những pháp đem ra để giáohóa thì ít. Thứ nữa, đó là phương tiện thì khi nào cũnglà phương tiện, mà phương tiện thì không bao giờ nói hếtđược thật tướng, không bao giớ nói thẳng đến được.Nó chẳng qua chỉ là một cánh thức để diễn đạt thậttướng chứ nó không thể nói đúng thật tướng.

Ngoạiđạo cho rằng ngôn ngữ có thể chứng đắc thật tướng,có thể nói được tự tướng của vạn vật cho nên kinh Vệ-đàhọ cho là Thánh ngôn, mỗi chữ là mỗi sự thật. Trong kinhđức Phật dạy, ngôn ngữ chỉ là phương tiện chỉ sự thậtchứ ngôn ngữ không phải là sự thật. Nếu ngôn ngữ làsự thật thì khi nói lửa chắc là bị cháy miệng, nhưng nóilửa vẫn không bị cháy miệng, như vậy, ngôn ngữ không phảilà sự thật, nó chỉ là phương tiện, mà đã là phương tiệnthì nói mấy cũng không hết, cũng không đến được thậttướng, nên trong kinh nói rằng: "Chư Phật trí tuệ thậm thâmvô lượng nan giải nan nhập".

Trítuệ thậm thâm khó hiểu, khó vào như vậy mà đức Phậtđã thành tựu được là bởi Phật đã trãi qua bao nhiêu côngphu trong số kiếp. Phật nói điều này cũng vì để đốiphó, để dắt dẫn hàng nhị thừa và cũng chính nói cho họbiết rằng trí tuệ Phật là như vậy và muốn thành tựuđược là phải trãi qua nhiều công phu trong vô lượng kiếp,tận hành đạo pháp của vô lượng các đức Phật. Và, đâycũng là một cách cốt phá tâm tăng thượng mạn của nhịthừa mà ở một đoạn kinh sau sẽ thấy rõ hơn.

Kinhvăn: Này Xá-lợi-phất, Ta từ khi thành Phật đến nay đãtừng dùng các thứ nhân duyên các thứ thí dụ, rộng diễnngôn giáo, và vô số phương tiện dẫn đạo chúng sanh khiếnxa lìa các chấp trước. Sở dĩ làm vậy vì phương tiện trikiến Ba-la-mật Như Lai đều đã đầy đủ. Này Xá-lợi-phất,tri kiến Như Lai rộng lớn sâu xa, vô lượng, vô ngại lực,vô sở úy, thiền định, giải thoát, tam-muội, sâu vào khôngcó ngằn mé, thành tựu tất cả những pháp chưa từng có.Này Xá-lợi-phất, Như Lai hay phân biệt, khéo nói các pháp,ngôn từ mềm dịu, vui đẹp lòng chúng. Này Xá-lợi-phất,lấy cốt yếu mà nói, vô lượng vô biên pháp vị tằng hữu,Phật đều thành tựu.

ThôiXá-lợi-phất, không nên nói nữa, vì sao? Vì Phật đã thànhtựu được pháp khó hiểu hy hữu đệ nhất, chỉ có Phậtcùng với Phật mới rõ thấu cùng tột tướng chân thật củacác pháp, đó là: Như thị tướng, như thị tánh, như thịthể, như thị lực, như thị tác, như thị nhân, như thịduyên, như thị quả, như thị báo, như thị bổn mạt cứucánh đẳng.

Giảithích: Các thứ nhân duyên là sao? Đức Phật nói những phápmôn tùy theo căn cơ của chúng sanh, căn cơ đó có bản nhânnhư vậy và cần nhờ duyên của giáo pháp Phật như vậy sẽđược giác ngộ giải thoát.

Nhưđối với chúng sanh có căn cơ của hàng nhơn thiên tức "Nhơn",Phật dạy về pháp ngũ giới, thập thiện, các thiền địnhđể làm duyên cho họ được an lạc. Hoặc có chúng sanh cócăn cơ Thanh Văn (Nhân Thanh Văn) Phật nói pháp Tứ đế làmduyên để họ phát triển trí tuệ vô lậu giải thoát, hoặcchúng sanh có căn cơ Duyên Giác, Phật nói pháp Thập nhị nhânduyên, có căn cơ Bồ-tát, Phật nói lục độ, vạn hạnh,Tứ vô lượng tâm, Tam tam-muội..., không bỏ sót một căncơ nào. Gọi đó là các thứ nhân duyên.

MộtTỳ-kheo ở xứ Bạt Ký đến bạch Phật: "Con phải tu tậptới 250 học pháp và cứ mỗi nữa tháng tụng đọc một lần,con không thể nào theo nổi". Phật hỏi: "Ông có thể chỉtu học ba học pháp là Giới học, Định học, Huệ học không?Tỳ-kheo kia đáp, Bạch Thế Tôn, dạ được. Vậy là ông chỉtuân thủ ba học pháp ấy cho đến khi chứng quả...

Hoặccũng có nghĩa chỉ về nhân duyên của mỗi người khi xuấtgia học đạo... Mỗi người đến với đạo đều có "Nhân""Duyên" khác nhau. Bản nhơn nơi tự tâm và gặp duyên như thếnào để đi vào đạo đó là nhân duyên. Ví dụ như trườnghợp theo Phật xuất gia của ngài Tôn-đà-la Nan-đà chẳnghạn, Phật dựa vào duyên để hướng dẫn ông, gọi đó lànhơn duyên.

Nếucó những căn cơ cần phải nói thí dụ mới hiểu đượcthì Phật dùng thí dụ (các thứ thí dụ). Như trong kinh PhápHoa Phật dùng thí dụ: Nhà lửa, cùng tử, hóa thành..., hoặcnhư nói, kinh Phật như chiếc bè qua sông, như ngón tay chỉmặt trăng... hoặc như muốn chỉ rõ tánh chất của ngũ uẩnlà không thật thì Phật dạy sắc như bọt nước (sắc nhưtụ mạc). Thọ như bong bóng nước (thọ như thủy thượngbào), Tưởng như sóng nắng (tưởng như dương thời diệm),các hành vi như cây chuối (chư hành như ba tiêu), thức ấmví như trò huyễn (chư thức pháp như huyễn)...

ĐứcPhật dùng các nhân duyên, các thí dụ với vô số phươngtiện dẫn đạo chúng sanh xa lìa cấu uế. Nên biết rằng,mỗi chúng sanh đều có mỗi chấp trước, chấp trước vềthân tâm, chấp trước về cảnh giới, chấp trước về sựnghiệp, chấp trước về tri kiến... mang thân tâm gì thì chấptrước theo thân tâm ấy. Ở cảnh giới nào thì chấp theocảnh giới ấy, chúng sanh dục giới chấp trước dục giới...thậm chí chúng sanh ở địa ngục cũng có sự chấp trướcở địa ngục, chấp trước về căn thân, về khí giới...Cho nên, tuy những điều rất nhỏ nhưng khi chấp trước thànhthói quen rồi, thì muốn quên ngay cũng không được. Như tiềnthân đức Thích Tôn, có một kiếp làm người trồng cải,sau bỏ nghề đi tu, nhưng cứ mỗi khi thiền quán, thân tâmvừa an tịnh thì lại thấy cái cuốc và hạt cải hiện ra,bao nhiêu phen mà tâm không định được. Ngài phải trở vềnhà lấy cây cuốc và nắm hạt cải đi ra bờ sông, đứngnhắm mắt tay cầm cuốc và hạt cải tung vãi cho bay mất đi,sau đó mới yên tịnh tu hành được. Để cứu chúng sanh rakhỏi mọi ràng buộc của chấp trước đó, nên đức Phậtdùng các thứ nhân duyên, các thứ thí dụ để đưa họ rakhỏi vậy.

Sởdĩ đức Phật dùng được vô số các nhân duyên, thí dụđể dẫn dắt chúng sanh là nhờ Phật thành tựu được trikiến Ba-la-mật. Tri kiến Ba-la-mật là gì? Đó là tri kiếnNhư Lai rộng lớn sâu xa, rốt ráo, về bốn Vô lượng, bốnVô ngại, Thập lực, bốn vô sở úy, tứ Thiền, Bát định,bát Giải thoát và Tam tam-muội. Đó là những pháp môn, nhữngtri kiến mà đức Phật đã thành tựu. Những pháp môn nàychính là những pháp tu quán. Chữ "Vô lượng" trong kinh tứcchỉ cho Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, HỶ, Xả. Chúng sanh vôlượng, Phật phát tâm từ bi hỶ xả cũng vô lượng, thươngxót..., cùng khắp không chừa một ranh giới nào, nên gọilà vô lượng. Bốn Vô ngại tức là bốn Vô ngại giải haybốn Vô ngại biện. Thập lực, "Lực" có nghĩa là trí, tứcchỉ cho trí của Phật. Trí của Phật kiên cố, vững chắckhông bị lay chuyển, không bị phá hoại nên gọi là lực.Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi tức là đại dũng, đạitrí và đại từ bi, tức Bi-Trí-Dũng. Thập lực gồm có:

1.Tri xứ phi xứ trí lực: Xứ, có nghĩa là đạo lý. Phật cótrí lực biết như thật nhân duyên quả báo như thế là đúngđạo lý hay không đúng đạo lý. Biết rõ sự kiện có xảyra là có xảy ra, sự kiện không xảy ra là không xảy ra. Vínhư biết A-la-hán là không còn tái sanh luân hồi là khôngtái sanh luân hồi. Phàm phu còn tái sanh luân hồi là có táisanh luân hồi.

2.Tri tam thế nghiệp báo trí lực: Có trí lực biết như thậtnghiệp báo ba đời của chúng sanh.

3.Tri chư thiền giải thoát tam-muội trí lực: Có trí lực biếtnhư Thật các thiền định, Bát giải thoát, Tam tam-muội.

4.Tri chư căn thượng hạ trí lực: Có trí lực biết như thậtcác căn tánh cao thấp của chúng sanh.

5.Trí chủng chủng dục lực: Có trí lực biết như thật tấtcả mọi chí hướng, ham muốn của chúng sanh.

6.Tri chủng chủng giới trí lực: Đối với các cảnh giớicủa chúng sanh ở thế gian không đồng nhau, nhưng Phật cótrí lực đều biết rõ như thật cùng khắp.

7.Tri nhất thiết chí xứ đạo trí lực: Có trí lực biết nhưthật rằng nếu thật hành 5 giới, tu điều thiện (đạo)thì đạt đến (chí) nhơn thiên (xứ). Thật hành Bát chánhđạo, vô lậu (đạo) thì đưa đến (chí) Niết-bàn giảithoát (xứ).

8.Tri biên nhãn vô ngại trí lực: Có trí lực thiên nhãn thấynhư thật sự sanh tử, nghiệp duyên của chúng sanh mà khôngbị chướng ngại.

9.Tri túc mạng vô lậu trí lực: Có trí lực biết như thậtcác đời trước của mình và chúng sanh.

10.Tri vĩnh đoạn tập khí trí lực: Có trí lực biết như thậtđối với tất cả vọng tưởng, tập khí, lậu hoặc đãhoàn toàn đoạn trừ không sanh trở lại.

TƯٍVÔ SỞ ÚY

1.Nhấtthiết trí vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đại chúng tuyênbố rằng: "Ta là bậc nhất thiết trí, không còn e sợ ai cóthể chỉ trích một cách đúng pháp rằng: Như Lai không phảibậc nhất thiết trí".

2.Lậu tận vô sở úy: Đức Như lai ở giữa đại chúng tuyênbố rằng: "Ta đã đoạn tận tất cả phiền não lậu hoặc,không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng:Như Lai chưa đoạn hết các lậu hoặc".

3.Thuyết chướng đạo vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đạichúng nói các dục phiền não là pháp chướng đạo, khôngcòn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng:"Các dục phiền não là pháp không chướng đạo mà Như Lailại nói chướng đạo"

4.Thuyết tận khổ đạo vô sở úy: Đức Như Lai ở giữa đạichúng nói về giới, định, tuệ là con đường diệt khổ,không còn e sợ ai có thể chỉ trích một cách đúng pháp rằng:"Giới, Định, Tuệ không phải là đạo giải thoát mà NhưLai nói là đạo giải thoát."

Chínhnhờ thành tựu bốn pháp này, Như Lai tự nhận cho mình địavị Ngưu vương, rống tiếng rống con sư tử ở giữa đạichúng.

BÁTGIẢI THOÁT HAY BÁT BỘI XẢ

1.Nội hữu sắc quán ngoại sắc giải thoát: Đối với nộithân còn có sắc tưởng của nhiều tham ái, muốn dứt trừtham ái đó không thể tự quán bất tịnh tự thân mà phảinhờ quán bất tịnh nơi thân người khác mà được giảithoát tham ái nơi tự thân mình.

2.Nội vô sắc tưởng quán ngoại sắc giải thoát: Đối vớitự thân ngũ uẩn không còn tham ái chấp trước, nhưng đểcho tâm giải thoát tham ái đó được kiên cố và giải thoáttâm tham ái đối với thân người khác, nên cần phải tiếptục quán bất tịnh nơi thân người khác, nơi xác chết...,nhờ đó mà tâm giải thoát tham ái được bền vững.

3.Tịnh giải thoát thân tác chứng cụ túc trí: Qua giai đoạnthứ ba này tâm tham ái về sắc thân đã dứt trừ, đến đâykhông còn phải quán bất tịnh nữa, nhưng lại quán tịnhsắc để luyện tập tâm, dù thấy tịnh sắc, tâm vẫn giảithoát không khởi tham ái.

4.Không vô biên xứ giải thoát.

5.Thức vô hữu xứ giải thoát.

6.Vô sở hữu xứ giải thoát.

7.Phi tưởng phi phi tưởng xứ giải thoát.

8.Diệt Thọ Tưởng Định Thân tác Chứng Cụ túc trú: Đâylà Định cao nhất trong chín định thứ đệ. Nhập vào địnhnày thì hành giả dứt cả thân hành (hơi thở ra vô khôngcòn) dứt cả ngũ hành (không còn tầm và tứ) và bỏ luôntâm hành (tức dứt trừ tâm sở thọ và tưởng).

ĐứcPhật nhờ tu Tứ vô lượng tâm, Tứ vô ngại biện..., thànhtựu đầy đủ tri kiến phương tiện Ba-la-mật, cho nên, đứcPhật mới thành tựu quyền trí, tùy căn cơ chúng sanh rộngdiễn nói pháp, dẫn dắt cho ra khỏi mọi chấp trước.

Đâylà đức Phật Thích ca tự tán thán trí tuệ của mình. Trítuệ đó thậm thâm vi tế, càng đi sâu vào càng không biếtngằn mé chỗ nào.

ĐứcPhật thành tựu được pháp vị tằng hữu, vị tằng hữutức nói về thật trí.

Đoạnkinh: "Như Lai dùng các thứ phân biệt, khéo nói các pháp, ngôntừ nhu nhuyển, làm vui đẹp lòng chúng", là tán thán quyềntrí. Quyền trí tức trí thuyết pháp độ sanh, dùng ngôn từnhu nhuyến, làm đẹp lòng chúng sanh để dẫn dắt họ.

Tronglúc Phật đang tán thán thì nửa chừng thì Ngài bỗng nói:"Thôi, Xá-lợi-phất, không nên nói nữa". Vì sao? Vì pháp đệnhất nan giải Phật thành tựu đó chỉ có Phật với Phậtmới cùng tận được thật tướng các pháp.

Mởđầu phẩm Phương tiện, có ba lần Phật bảo với Tôn giảXá-lợi-phất "Thôi" (Chỉ), đây là lần thứ nhất. Lần thứnhất Ngài bảo "thôi" không nói. "Thôi" này có ý nghĩa rằng,thật tướng các pháp là thậm thâm, quyền trí và thật trícủa Phật là thậm thâm. Sự thậm thâm đó chỉ có trí tựgiác, tự ngộ thân chứng chứ không thể dùng ngôn ngữ đểtrình bày, để nói ra được cho nên Phật nói "thôi".

"Thôi"cũng có ý bảo rằng những lời Ngài sắp nói ra đây cầnphải ly ngôn tự chứng chứ không thể cứ vin theo những câunhững lời của Phật mà có thể chứng ngộ được. "Thôi"vì giáo nghĩa, vì thật tướng thậm thâm, trí tuệ thậm thâmcho nên Phật nói ngang đó rồi ngài bảo "thôi". Vì sao? Vìđiều đó chỉ có Phật với Phật mới cứu cánh chứng ngộđược thật tướng các pháp, chưa phải Phật, càng nói ra,chúng sanh càng chấp trước theo ngôn từ y văn giải nghĩa...,thì không làm sao giải thoát được.

Cácpháp thật tướng. Thế nào là các pháp thật tướng? Đólà như thị tướng, như thị tánh, như thị thể, như thịlực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thịquả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh đẳng. Phápthật tướng là pháp ly ngôn, ly tứ cú tuyệt bách phi, nhưngmà thật tướng ly tứ cú tuyệt bách phi cũng không phải ngoàihiện tượng các pháp này mà có. Cho nên có thể bằng vàohiện tượng và dùng ngôn ngữ để diễn đạt thật tướngđó qua các nghĩa tướng của nó, mà chỉ ngay trong các pháphiện trước mắt (hiện tướng) để chỉ thật tướng. Tấtcả mỗi pháp tự nơi nó đều có 10: Tướng như vậy, tánhnhư vậy...

Tướng:Là hình dáng hiện ra bên ngoài, thấy, sờ mó được, nó hiểnhiện. Pháp gì cũng có tướng như vậy.

Tánh:Pháp nào tự nó cũng có thật tánh bên trong không biến chuyển,không thấy được.

Thể:Tánh và tướng hợp nhất thành ra cá thể.

Lực:Tánh, tướng, thể thành ra một pháp, thì pháp đó có nănglực.

Tác:Có năng lực thì có sự tạo tác, tác dụng.

Nhơn:Chính pháp đó có thể làm nhơn cho cái khác.

Duyên:Có thể làm duyên cho cái khác.

Quả:Tự nhơn duyên của mình và cái khác mà thành ra quả. Nhơnđưa đến quả.

Báo:Sự thù đáp lại nhơn và duyên trước đó.

Bảnmạt: là chỉ từ như thị tướng đến như thị báo cứucánh đẳng... Từ tướng đến báo, từ bản đến mạt, đềurốt ráo bình đẳng như nhau, bình đẳng trên thật tướng,nên gọi "Cứu cánh đẳng".

Đisâu vào trong 10 như thị, thì có hai như thị là quả và báocần phải rõ thêm.

Saocó "quả"mà lại có "báo"? Thường hay nói quả báo, như vậylà gồm cả hai chứ không phải một. Vừa đẳng lưu vừadị thục. Tất cả pháp, pháp nào từ nhơn đến quả cũngcó hai khía cạnh, một khía cạnh đẳng lưu, một khía cạnhdị thục. Nhưng hai khía cạnh này không phân ly (bất phânly).

Đẳnglưu nhân quả: Từ nhân đến quả, quả lưu xuất một cáchbình đẳng với nhân. Quả với nhân cùng một tánh, cùng mộtloại: Như nhân xoài quả xoài, nhân mít quả mít, nhân lànhquả lành, nhân dữ quả dữ.

Dịthục nhân quả: Từ nhân đến quả có sự biến đổi, quảkhác với nhân, quả và nhân không cùng một loại, không cùngmột tánh, như nhân hạt mít thành cây mít, nhân lành hoặcdữ mà thành quả Vô ký. Ví dụ: Hạt mít trồng lên cây mít,ở đây ta thấy có hai khía cạnh.

1.Mít trồng lên mít, trước sau nhân quả vẫn là mít, chứkhông phải xoài ổi... Đó là đẳng lưu nhân quả.

2.Hạt mít trồng lên cây mít, thì cây mít không giống hạtmít, cây là cây mà mít là mít, mặc dù cây từ mít mà mọclên. Đó là dị thục nhân quả.

Hoặcví dụ, đất sét nắn thành bình đất, thì đất là đất,mà bình đất cũng là đất, chứ không là bình đồng, đólà đẳng lưu nhân quả. Nhưng bình đất không phải là đất,bình đất dùng đựng, có thể vỡ, đất không vậy. Như vậybình đất (quả) khác với đất (nhân), đó gọi là dị thụcnhân quả.

Hailoại nhân quả ở loài hữu tình thì:

Nhânthiện thành quả thiện, nhân ác thành quả ác, gọi là đẳnglưu nhân quả.

Nhânthiện ác thành quả vô ký gọi là dị thục nhân quả.

Vìsao nhân quả lại mâu thuẫn nhau như vậy?

Nênbiết dị thục nhân quả này không phải tách riêng đẳnglưu nhân quả mà có cái thể riêng, nhưng mà nó có tánh cáchriêng. Như nghĩ lành, nói lành, làm lành (thiện nghiệp nhân)cái nhân thiện đó luôn luôn tạo ra kết quả nghĩ lành, nóilành, làm lành (thiện nghiệp quả), đó là nhân quả đẳnglưu. Vậy càng làm thiện chừng nào thì thiện tâm càng lớn,càng vững chắc. Đó là nhân thiện, quả thiện thuộc đẳnglưu nhân quả. Nghĩ ác, nói ác, làm ác cũng vậy.

Nhưngnhân thiện, nhân ác đồng thời lại đưa đến kết quảthọ báo thân cõi trời, cõi người, địa ngục, thọ quảbáo khổ, vui... thì chính tự thân khổ vui hay thọ báo thânloài trời, loài người lại không có tánh lành hay tánh dữmà là vô ký.

Báothân người, báo thân trời... hay thọ khổ, thọ vui tự nólà vô ký, chứ không thể bảo thân người thân trời là thiệnhay ác, thọ khổ là ác, thọ vui là thiện, mặc dù thân người,thân trời, khổ vui cũng từ nghiệp nhân thiện ác đưa đến.Cho nên thọ khổ, thọ vui thuộc dị thục quả. Trong khi thọkhổ mà ác tâm nghiệp của ngày trước vẫn còn lưu tục,ác tâm ác nghiệp đó tạo thành ác tâm ác nghiệp ngày hômnay, ác vẫn là ác (đẳng lưu). Thiện tâm thiện nghiệp (nhân)của ngày trước đưa đến thiện tâm thiện nghiệp (quả)ngày hôm nay. Thiện vẫn là thiện (đẳng lưu). Nhưng thiệnvà ác phối hợp lại, hoặc là thiện nhiều ác ít hoặc ácnhiều thiện ít mà thành ra quả báo thân cõi trời, cõi người...hayhình thành ra báo thân con người thọ khổ hay thọ lạc, thìbáo thân thọ khổ, thọ lạc đó không phải là thiện, khôngphải là ác, khổ không phải là thiện, không phải là ác;lạc không phải là thiện, không phải là ác. Thiện ra thiện,ác ra ác là đẳng lưu quả. Còn khổ và vui, làm lành đượcvui, làm ác bị khổ, khổ vui đó chính tự bản thân nó làvô ký. Mặc dù, cái khổ, cái vui đó chính từ ác nghiệp,thiện nghiệp gây ra, cũng như đất nắn thành bình, mà bìnhkhông giống đất, nên gọi là dị thục, nghĩa là biến đổiđưa đến thành thục, quả không cùng một loại với nhân.

Đẳnglưu là sao? Trồng giống xoài, giống xoài đó từ đầu nódiễn tiến lên, tiền niệm hậu niệm tương sanh, trước xoàigiữa cũng xoài và sau cũng xoài. Như vậy gọi là đẳng lưu.

Dịthục là sao? Cây xoài, từ cái hột, rồi lên cây, sanh ra trái,như vậy nó vẫn là xoài, nhưng phải trải qua bao nhiêu giaiđoạn khác nhau, cây xoài không giống xoài, như bình khônggiống đất, như vậy gọi là dị thục, mà dị thục nàythuộc về vô ký...

Trongkinh dùng chữ quả và báo có khác nhau ở chỗ đó. Quả chỉđẳng lưu, báo chỉ dị thục. Không phải hai nơi, hai thểmà chính từ một cái mà có hai khía cạnh khác nhau. Có nhữngcon người trong khi thọ vui, họ sung sướng lắm (dị thục),nhưng chưa chắc họ thiện (đẳng lưu). Sự sung sướng đólà kết quả thiện nghiệp ngày trước, cái sướng đó, cáilạc báo đó thuộc về vô ký. Nhưng mà giờ đây, chính tronghọ đang mang nghiệp ác từ trước lưu lại, đó là đẳnglưu, nghiệp đó thiện tánh, ác tánh, không gọi vô ký. Thànhra, trong khi đẳng lưu thì vẫn là ác mà họ thọ sướng,cái sướng đó dị thục vô ký.

Tómlại: Thiện tánh sanh thiện tánh là đẳng lưu. Thiện tánhcộng thiện nghiệp thành thiện báo, dị thục.

Vềthập như thị, ngài Thiên Thai còn diễn giải thành ra "nhấttâm tam quán" và "nhất niệm tam thiên" như sau:

Tamquán là Giả quán, Không quán và Trung đạo quán. Sở dĩ cóTam quán là bởi vì chính từ mỗi pháp, pháp nào cũng có basự thật hay chân lý ba mặt gọi là "đế". Đế là sự thật,là chân lý. Ba sự thật đó là:

1.Giả đế: Giả tức nhiên nó là vô thường, là do hòa hợpmà thành, nó không thật. Mỗi pháp đều do nhân duyên kếthợp, vô thường biến đổi, gọi là giả. Giả đó cũng làmột sự thật không chối cãi nên gọi là "đế".

2.Không đế: Bản tánh mọi vật vốn là giả, không thật, màkhông thật nên không có tự tánh độc lập ngoài các duyênnên gọi nó là không, không đó cũng là một sự thật khôngchối cãi được nên gọi là Không đế.

3.Trung đạo đế: Giả, Không không phải nằm tách riêng biệtngoài Giả có Không, ngoài Không có Giả mà chính Giả là Không,Không là Giả. Đó cũng là một sự thật nên gọi Trung đạođế.

Chúngta không nhìn thấy được Trung đạo là vì chúng ta chỉ nhìncó một khía cạnh, hoặc khi thì nói không, khi thì nói có,chứ không thấy được có trong không, không trong có.

Vậythì, mỗi pháp tự nó có ba tánh cách thật: Giả cũng thật,Không cũng thật, Trung đạo cũng thật. Với ba sự thật đólàm sao nhận biết được. Nếu đem tâm thông thường khôngthể thấy được nên phải quán, và khi quán về mặt Giảthì gọi là Giả quán, quán về mặt Không thì gọi là Khôngquán, quán về mặt Trung đạo thì gọi là Trung đạo quán,mà ba quán đó cũng từ ở một tâm này mà thành tựu đượcchứ không phải ngoài tâm mà có. Trong một tâm mà quán đượcviên mãn ba thứ nên gọi là nhất tâm tam quán. Với "thậpnhư" này ngài Thiên Thai lại biến chuyển ra ba cách đọc màthành ra ba quán:

Khiđọc: Như thị tướng, Như thị tánh... (Tướng là như vậy,...)Đó là Giả quán. Đó là lối chỉ ngay hiện tượng mà nói,hiện tượng giả tướng là như vậy, tánh là như vậy...Tức là theo sự giả của sự vật mà chỉ bày ra, nhìn vềmặt hiện tượng gọi là Giả quán.

Khiđọc: Tướng thị như, Tánh thị như,... đó là Không quánhay Chơn quán. vì dù là tướng, là Tánh..., nhưng tướng vẫnnằm nơi Như, tướng không ly Như, tướng không nằm ngoàithật tướng, ngoài như như, ngoài chân như, tánh vẫn là Như,tướng vẫn là Như.

Khiđọc: Tướng như thị, Tánh như thị... Tướng như vậy, nhưvậy là như vậy, Như thị là pháp nhĩ như thị, nó là nó,nó là như thế, như thế là như thế, đó là Trung đạo quán.Không thiên Hữu, không thiên Vô, không thiên Giả, không thiênKhông gọi là Như thị.

Tómlại, thập như thị này, mỗi thứ đều có ba cách nhìn, cáchđọc thành ba sự thật. Ba cách nhìn, cách đọc đó thànhba cách quán mà ba quán vốn từ nhất tâm nên gọi là "Nhấttâm tam quán", đó là lý chỉ yếu của Tông Thiên Thai.

"Nhấtniệm tam thiên". Một niệm ba ngàn là thế nào? Ba ngàn đâykhông phải là ba ngàn theo ý niệm thời gian. Ba ngàn đây là:Hữu tình (chúng sanh) thế gian thì có chia ra 10 bậc, gồm TứThánh và Lục phàm. Tứ thánh: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát,và Phật. Lục phàm: Địa ngục, ngạ quỶ, súc sanh, thiên,nhơn, a-tu-la.

Mườicấp bậc của loài hữu tình như vậy gọi là thập pháp giớihay thập giới. Nhưng nói thập pháp giới như vậy là phânbiệt đại thể chứ mỗi giới như vậy cũng mang đủ tánhcách của chín giới kia. Nói địa ngục không chỉ hẳn địangục mà trong ấy có cả Phật, Bồ-tát... ngạ quỶ, súc sanhnữa. Vậy thì mỗi giới có đủ tánh cách của chín giớikia, nên 10*10 là 100 giới, mà mỗi giới, giới nào cũng đủ10 như thị (100 * 10 = 1.000) tức là bách giới thiên như. 1000như, nhân với ba loại thế gian là: Hữu tình thế gian, ngũấm thế gian, khí thế gian, thành ba ngàn như. Nhưng ba ngànnhư này không ngoài một niệm của chúng sanh, không ngoài mộtniệm có ba ngàn, thành thử, chính ba ngàn là một niệm, mộtniệm là ba ngàn. Tức là tánh cách từ nơi bản tánh mộtniệm mà đủ ba ngàn.

Chonên, ngài Thiên Thai có dùng thuyết "Tánh Khởi". Tánh khởilà từ nơi bản tánh một niệm mà có đủ ba ngàn, rồi nógặp duyên như thế nào nó khởi lên như thế ấy. Gặp duyênđịa ngục khởi lên địa ngục, gặp duyên thiên nhơn khởilên thiên nhơn...

Nhấtniệm tam thiên này có thể nói theo nghĩa của kinh Hoa Nghiêmlà: "Vô biên sát hải tự tha bất cách ư mao đoan".

Tómlại, thập như thị trong kinh Pháp Hoa là điều chủ yếu đểnói về thật tướng các pháp nên ngài Thiên Thai đã dùngthập như đó mà diễn ra bằng ba cách quán và thành tam thiên.Đó là hai lý chỉ yếu của Tông Thiên Thai vậy.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ đức Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa nàymà nói kệ rằng:

ĐấngThế Hùng bất khả lường, hàng chư thiên và thế nhơn, tấtcả loài chúng sanh, không ai biết Phật được. Phật đủ10 lực, bốn Vô sở úy, tám giải thoát, các tam muội và cácpháp khác của Phật, không thể nào trắc lường hết được.

Giảithích: Đây là bài tụng tán thán Phật và pháp. Bốn câu đầután thán Phật là Đấng giác ngộ được thật tướng sâuxa, là Đấng có đầy đủ công đức chúng sanh không thểnào thấu hiểu hết được. Bốn câu sau là tán thán pháp,tức tán thán những điều đức Phật chứng ngộ được nhưmười lực, bốn Vô sở úy..., những pháp này chúng sanh cũngkhông thể nào trắc lường được.

Kinhvăn: Vốn từ vô số các đức Phật, thật hành đầy đủcác đạo, pháp thậm thâm vi diệu khó thấy khó hiểu. Trảivô lượng ức kiếp, tu các đạo hạnh ấy xong, ở nơi đạotràng chứng thành quả giác, Ta đã đều biết hết. Như vậy,đại quả báo và các nghĩa tánh tướng chỉ có Ta cùng mườiphương chư Phật mới có thể biết việc đó, pháp ấy khôngthể chỉ bày, tướng ngôn ngữ vắng bặt, các loài chúngsanh khác, không làm sao hiểu được, trừ chúng Bồ-tát bằngsức tin kiên cố (mới tín giải mà thôi).

Giảithích: Đoạn kinh này cũng là tiếp lời tán thán trên.

Trênlà tán thán Phật và pháp của Phật chứng ngộ.Tại sao đứcPhật lại chứng ngộ được các pháp đó? Bởi vì như trênđã nói, không phải một hai ngày mà phải rất nhiều côngphu tu tập trãi qua vô số kiếp, gặp vô số các đức Phật,thực hành đầy đủ đạo hạnh, cho nên đức Thích Tôn mớichứng được những pháp đó. Những pháp Phật chứng ngộđược rất là thậm thâm vi diệu. Mà pháp đó là gì? Tứcchỉ cho thật trí và quyền trí, hay nói rộng ra là 10 trílực, bốn điều không sợ, tám món giải thoát,... Do đó Ngàiđã chứng thành quả vị Bồ-đề nơi đạo tràng, và điềuđó Ngài đã biết rõ. Chỉ có đức Thích Tôn cũng như 10phương chư Phật khắp cùng biết rõ đại quả báo và cáctánh tướng của các pháp. "Quả báo tánh tướng" ở đâylà nói tóm gọn"10 như" ở trước. Tánh tướng là đứng vềnhơn, quả báo là đứng về quả báo. Cho nên bốn tướngnày tóm thâu cả 10 như thị. Chỉ có đức Phật và 10 phươngcác đức Phật mới biết rõ pháp đó, mà pháp đó là phápdứt bặt các tướng ngôn từ, không thể dùng ngôn từ đểchỉ thị ra được, bởi vì pháp ấy cần tri chứng, thì phảidùng bằng trí chứng. Ngôn từ chỉ có thể là phương tiệnchỉ dẫn, ngôn từ không thể nói đích thật pháp mà Phậtchứng ngộ. Cho nên đối với pháp đó tướng ngôn từ vắngbặt, các loài chúng sanh không thể hiểu được.

Nhưngchúng sanh không hiểu được thì làm sao ngộ được trí chứngcủa Phật, học theo trí của Phật, để đạt đến trí củaPhật được, duy chỉ các hàng Bồ-tát bằng sức tin kiêncố mà hiểu được, hiểu bằng tín giải chứ chưa hiểubằng chứng giải. Nghĩa là dựa theo lời Phật dạy rồi phátlòng tin vững mạnh nơi lời đức Phật mà hiểu.

Đốivới các vị Bồ-tát trước khi kiến đạo, thì đầy đủbốn chứng tịnh hay bốn bất hoại tín là tin Phật tin Pháp,tin Tăng, tin Giới. Bốn thứ này người học đạo phải tinvững chắc không lay chuyển, không thay đổi. Khi người họcđạo có đủ bốn đức tin như thế thì người đó đã gầntới địa vị kiến đạo. Chẳng những hàng Bồ-tát như vậy,mà những người học đạo cũng đều phải như vậy. Cho nênđức Phật nhắc nhở đến đức tin kiên cố để tín giảiPhật pháp. Nếu không thì luôn luôn chỉ đứng ngoài cửachứ không làm sao vào nhà Phật pháp được.

Kinhvăn: Các đệ tử Phật, từng cúng dường các đức Phật,tất cả lậu đã tận, ở vào thân tối hậu, những ngườinhư thế sức họ không kham hiểu nổi.

Giảithích: Nghĩa là trừ hàng Bồ-tát dùng sức tin kiên cố nóitrên, bậc A-la-hán ở Thanh văn thừa, những vị này đã từngtu tập, từng cúng dường, từng đoạn hết lậu hoặc. -Nênnhớ lậu hoặc ở đây chưa phải là đoạn vô minh mà làđoạn dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu, đó là ba thứlậu trong tam giới chứ chưa phải đoạn vô minh lậu ngoàitam giới. -Khi đoạn hết lậu này rồi thì chứng A-la-hán,là thân cuối cùng, thân này không còn tái sanh trong tam giớinữa. Cho nên một vị A-la-hán thành tựu là một vị luônluôn có đầy đủ bốn nghĩa: Thử sanh dĩ tận (Do đoạn Khổđế, chấm dứt sanh tử), phạm hạnh dĩ lập (Do thành tựuĐạo đế, đủa các phạm hạnh), sở tác dĩ biện (Do chứngDiệt đế, việc cần làm đã làm xong), bất thọ hậu hữu(Do chứng Tập đế, không còn trở lại trong sanh tử). Đầyđủ bốn nghĩa đó gọi là A-la-hán. Bất thọ hậu hữu làở thân cưối cùng. Trong vòng luân hồi sanh tử của chúngsanh trãi qua vô lượng vô số thân khi loài này, khi loài khác,không biết ngang đến mức nào mới gọi là thân cuối cùng?-Đến quả vị A-la-hán là thân cuối cùng không còn tái sanhnữa. Những bậc A-la-hán như thế cũng không thể hiểu đượcpháp Phật chứng ngộ.

Kinhvăn: Giả sử, đầy cả thế gian gồm có những người nhưXá-lợi-phất, suy nghĩ cùng tột, chung nhau lại so lường cũngkhông thể so lường biết được trí của Phật.

Giảithích: Các vị A-la-hán không biết đã đành, những vị trítuệ như Tôn giả Xá-lợi-phất, đầy cả thế gian chung nhaulại để suy lường pháp của Phật chứng ngộ cũng khôngthể được.

Kinhvăn: Giả sử, đầy cả 10 phương đều như Xá-lợi-phấtvà các hàng đệ tử khác cũng đầy cả 10 phương cõi nước,cùng tột tư lường, chung nhau trắc lường, thì cũng khôngthể biết được trí chứng ngộ của Phật.

Đếnhàng Bích Chi Phật lợi trí, ở thân vô lậu tối hậu vàcũng đầy cả 10 phương giới, số những vị đó nhiều nhưrừng tre, chung nhau lại đồng nhất tâm, trãi qua ức vô lượngkiếp, muốn suy nghĩ thật trí của Phật cũng chẳng làm saobiết được phần ít.

Dùđến hàng tân phát ý Bồ-tát, từng cúng dường vô số Phậtliễu đạt được các nghĩa thú, lại khéo thuyết pháp. nhữngvị đó nhiều như lúa, mè, tre, lau đầy khắp cả 10 phươngcõi, nhất tâm dùng diệu trí ở trong hằng sa kiếp đều cùngnhau tư lường cũng không biết được trí của Phật.

Chođến hàng Bất thối Bồ-tát, số đó như hằng sa, nhất tâmcùng nhau tư cầu cũng không thể biết được trí của Phật.

Giảithích: Tóm lại, trí Phật, thật tướng Phật chứng ngộ,chỉ trừ hàng Bồ-tát, bằng sức tin kiên cố mới tín giảiđược một phần, ngoài ra, hàng tân phát ý Bồ-tát (Bồ-tátcòn ở địa vị trước thập tín), bất thối Bồ-tát (Bồ-tátđã lên trên thập địa), A-la-hán, Bích Chi Phật và nhữngvị có đại trí tuệ như Xá-lợi-phất đầy khắp cả thếgian chung nhau lại để tu lường cũng không ai biết đượctrí của Phật và cũng không ai biết được thật tướng Phậtchứng ngộ.

Trícủa Phật sâu xa như vậy, lý của Phật sau xa như vậy, điềuđó để nói lên rằng cái sâu xa của Phật không thể biếtđược. Vì sao như vậy? Bởi vì lý này, trí này là cần thậtchứng chứ không thể tư lường phân biệt. Nếu đem tư lườngphân biệt thì dù có phân biệt đến vô số kiếp, đem baonhiêu tâm tư lanh lợi khôn ngoan để phân biệt cũng khôngphân biệt được.

Dựavào ý này để hiểu thì giáo pháp của Phật đối với chúngta cũng vậy, điều này luôn luôn được đức Phật nhắcnhở. Nếu ai nghĩ rằng đem tâm tư phân biệt để hiểu lờiPhật dạy thì lời ấy sẽ trở thành một môn triết lý,nó không là một chân lý cứu cánh, chân lý giác ngộ củaPhật nữa. Cho nên trong kinh thường nhắc nhở chúng ta làcần phải chứng ngộ. Và cũng như đoạn trước, đức Phậttrong khi Ngài đang nói nửa chừng Ngài bảo "Thôi" không nênnói nữa. "Thôi" đó có ý nhắc nhở chúng ta là cần phảily ngôn tự chứng chứ không phải cứ nói mãi trên ngôn từmà hiểu được, cũng không thể bằng vào ngôn từ mà ngộđược.

Kinhvăn: Lại này Xá-lợi-phất, pháp thậm thâm vi diệu vô lậubất tư nghì Ta nay đã đầy đủ, chỉ có ta biết tướngấy và mười phương chư Phật biết tướng ấy. Xá-lợi-phấtnên biết, lời các đức Phật nói không đổi khác, hãy sanhđức tin to lớn đối với pháp của đức Phật nói. PhápThế Tôn lâu về sau cần phải nói chân thật.

Phậtbảo chúng Thanh Văn và những người cầu Duyên Giác thừa,Ta khiến cho thoát khỏi sự trói buộc của các khổ, mau chứngđược Niết-bàn, Ta dùng sức phương tiện để khai thị giáonghĩa tam thừa, dắt dẫn khiến chúng sanh ra khỏi các nơichấp trước.

Giảithích: Đoạn kinh này ý rằng, trong khi chứng ngộ cần phảiđem lòng tin mới chứng giải được.

Cóngười nghĩ rằng, đạo Phật là đạo chú trọng về tríchứ không chú trọng về đức tin, còn các đạo khác thìchủ trương về đức tin chứ không chủ trương về trí. Nhưngnên hiểu rằng trong Phật giáo không phải không có đức tin,nhưng đức tin đó luôn luôn dựa theo giải (sự hiểu biết)tức trí tín, chứ không phải hoàn toàn trí mà không có tín.Nói có đức tin nghĩa là đối với những pháp chưa có thểnhất thời liễu ngộ, chứng ngộ rõ ràng được thì chỉbằng vào lòng tin, mà khi đã hiểu rõ pháp đó rồi thì gọilà ngộ chứ không phải tín nữa. Ví dụ, như tôi nói cácvị hãy tin tôi, các vị vào đây tôi sẽ cho một vật rấtquý, mà vật quý đó các vị chưa thấy. Như vậy, vật tôisẽ cho đó các vị chưa biết (giải). Nhưng các vị tin tôi,bằng vào bao nhiêu lần nói khác, tôi nói đúng thật, khônghư dối. Hôm nay, tôi bảo các vị vào đây để các vị vậtquý đó, các vị tin theo tôi nên vào. Đó gọi là tín giải.Nếu các vị không tin, đòi phải cho thấy rồi mới chịuvào, nhưng mà vật đó vốn dĩ nằm bên trong chứ không thểđem ra ngoài cho các vị thấy được, nếu như các vị khôngchịu tin lời tôi, cứ ở bên ngoài thì luôn luôn các vịkhông làm sao thấy vật quý đó được. Có tin lời tôi đivào thì mới thấy, đó gọi là tín giải, có tín giải mớiđi đến chỗ chứng giải, chứng ngộ.

Quacâu chuyện bà Kisagotami sau đây để hiểu thêm: Bà Kisagotamisanh được một đứa con duy nhất, trong khi sống bên nhà chồng,bà không được thương yêu, nhờ khi sanh đức con mà bà đượcthương yêu đôi chút, cho nên, đứa con đó đối với bà làmột vật quý báu, một nguồn an ủi, bao nhiêu hy vọng, baonhiêu hạnh phúc của mình đều đặt nơi đứa con. Nhưng khôngmay con bà chết. Bà sầu khổ cùng tột, không chịu đem xáccon đi chôn. Bà ôm xác con đi cùng khắp để tìm thầy cứusống. Có người hiểu được hoàn cảnh nên chỉ bà đếnđức Phật cầu cứu. Bà ôm con tìm Phật, đức Phật dạybà hày đi xin một ít hạt cải nơi nhà nào xưa nay không cóngười chết đem về, Ngài sẽ cứu cho. Bà tin theo lời Phậtdạy, đi gõ cửa từng nhà xin hạt cải, ai cũng sẵn lòngcho, nhưng khi hỏi nhà này xưa nay có ai chết không thì họđều ngạc nhiên và trả lời rằng hoặc cha chết, mẹ chết...Cứ dần dần từ nhà này đến nhà kia đều trả lời giốngnhau, làm tâm bà bừng tỉnh, hiểu rõ luật vô thường cósanh là có chết. Bà lặng lẽ đem xác con đi chôn rồi trởvề bạch Phật rằng: -Bạch đức Thế Tôn, việc Ngài dạycon đi xin hạt cải con đã làm xong, xin đức Thế Tôn chứngcho.

Quacâu nói của bà Kisagotami, chứng tỏ một người từ lòngtin mà đi đến chỗ chứng ngộ. Nếu như không tin lời Phậtdạy thì chắc bà nói "nếu Phật có cứu thì đưa cho chớcon có biết đâu mà xin", mà nếu không tin lời Phật thì bàấy không bao giờ tự mình giác ngộ đích thật được điềuPhật chỉ cho: Cuộc đời là vô thường có sanh tức có chết.Thứ nữa, qua câu chuyện cho thấy rằng giáo pháp Phật, tinrồi là phải thực hành, không thể ngồi đó chờ Phật mangsự hiểu biết, sự sáng suốt tới cho mình được. Nếu nhưbà Kisagotami bảo, Phật có cứu thì Ngài hãy xin thuốc vềcho, còn bà cứ ngồi đó chờ thì chắc chắn bài học giácngộ của bà không bao giờ thành tựu được. Nếu bà cứngồi đó và Phật giải thích thì bà cũng chỉ hiểu sự vôthường một cách lờ mờ không xác thực, không thấm thíabằng chính bà học bài học đó từ miệng mọi người, từsự kiện thực xảy ra. Thành ra, từ chỗ tín đi tới chỗgiải, chỗ ngộ, hai thứ đó phải song hành, Phật giáo khônggọi bằng tín vì đó luôn luôn đi với trí, nếu tín mà khôngcó trí thì thành mê tín, tín đó không đi đến chỗ xác thực.Nhưng phải có tín và tín đó phải đi đôi với trí. Trongkinh văn Phật bảo: "Tin lời Ta nói không khác". Chữ "khôngkhác" có hai nghĩa: Một là đức Thích Tôn nói, lời Ngài đãnói hôm trước và nói hôm nay là như vậy, tuy trên phươngdiện ngôn từ có khác, nhưng trên phương diện ý thức khôngkhác, "vô dị". Thứ nữa, ý rằng 10 phương chư Phật đồngchứng như nhau, đồng có trí tuệ như nhau, thì cũng đồngnói pháp như nhau, "Phật ngữ vô dị".

Nhưngvì sao Phật cứ nhắc đi nhắc lại là cần phải tin lờiPhật nói không khác? -Bởi vì đức Phật sẽ nói một phápmà đối với hàng nhị thừa sẽ kinh ngạc, khó tin, cho nênPhật phải nhiều lần nhắc đi nhắc lại "Pháp Thế Tôn lâuvề sau cần phải nói chân thật". Sao gọi là lâu về sau?-Nghĩa là sau bao nhiêu năm thuyết giáo đến những năm cuốicùng Ngài mới nói pháp chân thật mà chính Ngài muốn nóitừ lâu, cho nên gọi là lâu về sau.

Đoạnkinh "Những hàng Thanh Văn và những người cầu Duyên Giácthừa... dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi chấp trước", xứxứ trước tức đắm trước mọi nơi. Chúng sanh ở dâu thìđắm trước nơi đó, đắm trước về thân, tâm, cảnh giới,về tập quán, về nghiệp lực của mình. Nếu như đức Phậtkhông dùng sức phương tiện nói tam thừa để dẫn dắt thìkhông làm sao đưa chúng sanh ra khỏi (xứ xứ trước).

Kinhvăn: Lúc bấy giờ, trong đại chúng, có các hàng Thanh Vănlậu tận A-la-hán như A-nhã Kiều-trần-như... một ngàn haitrăm người và các vị phát tâm cầu Thanh Văn, cầu Bích ChiPhật, các vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di, mỗimỗi đều nghĩ rằng: Nay đây, vì cớ gì đức Thế Tôn âncần tán thán pháp phương tiện mà nói rằng: "Pháp của Phậtchứng ngộ thậm thâm khó hiểu, có nói dạy gì ý thú khóbiết, tất cả hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật không thể biếtkịp?" Phật nói nghĩa Nhất giải thoát thì chúng tôi đâycũng đã được pháp đó, đạt đến Niết-bàn rồi, mà naykhông biết nghĩa thú về đâu.

Giảithích: Đây là đoạn đại chúng nghi mà Tôn giả Xá-lợi-phấtlà tiêu biểu. Nên nhớ ở phẩm Tựa, Phật chỉ hiện thầnthông, phóng quang, nhập định, đại chúng thấy các điềmlạ mà sanh nghi. Nghi Phật hiện các thụy tướng đó đểlàm gì? Phẩm Tựa Phật chỉ "mật khai tam hiển nhất", nghĩalà Phật ngấm ngầm khai tam thừa để hiển Nhất thừa nênđại chúng chưa có sanh nghi như ở phẩm Phương Tiện. Quaphẩm Phương Tiện mới "hiển khai tam hiển nhất", nghĩa là,Phật nói trắng ra việc khai Tam thừa hiển nhất thừa như:"Ta dùng sức phương tiện để khai thị giáo nghĩa Tam thừa","Pháp của Ta lâu về sau cần phải nói chân thật". Khi Phậtnói rõ đến lý chân thật, đó là hiển, vì "hiển khai Tamhiển Nhất" cho nên các vị A-la-hán và đại chúng mới sanhlòng nghi. Không biết vì sao trước Phật tán thán cả hai trí(Thật trí và Quyền trí) mà đến đây Phật chỉ tán thánQuyền trí.

Thứnữa, pháp của Phật chứng ngộ được Ngài diễn bày ngônthuyết,mà ngôn thuyết đó cũng khó hiểu, khó biết, lờigần ý xa. Trong chúng tự thấy mình là Thanh Văn, là Bích ChiPhật mà không biết được. Phật nói Nhất giải thoát, nghĩaNhất giải thoát là thế nào? Phật đã từng nói ai tu theopháp Tứ đế,Thập nhị nhân duyên sẽ được giải thoát,Hữu dư, Vô dư Niết-bàn đồng y như nhau, pháp đó gọi làNhất giải thoát, thì chính pháp đó nay đây chúng ta dã dượcrồi, bây giờ, Phật lại nói đó chỉ là pháp phương tiệnđể đưa về pháp chân thật. Không biết cái nghĩa đó rồisẽ đi về đâu, cho nên, trong chúng sanh lòng nghi. Nghi đâylà vì do Phật nói rõ ý "khai tam hiển nhất" vậy.

Tómlại, ý thú Phật nói ra khiến hàng đệ tử khó biết màsanh nghi có ba lý do:

- TrướcPhật tán thán cả hai trí, nay tại sao Phật lại chỉ tánthán có Quyền trí thôi, đó là điêù khó hiểu thứ nhất.

- Tạisao trước đức Phật không nói Tam thưà là phương tiện màbây giờ Ngài lại nói Tam thừa là phương tiện, ý đó cũngkhó hiểu.

- Cònchân thật nào nữa mà Phật nói "lâu về sau sẽ nói ý chânthật, thế thì từ trước tới nay Phật chưa nói lý chânthật sao? Và những giáo lý Phật nói đều không chân thậtsao? Đó là những điều hàng đệ tử không hiểu cho nên sanhlòng nghi.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất biết tâm của tứchúng nghi hoặc, và tự mình cũng chưa rõ nên mới bạch Phậtrằng: "Bạch đức Thế Tôn, vì nhân duyên gì Ngài lại âncần tán thán đệ nhất phương tiện của Phật là pháp thậmthâm vi diệu nan giải. Thật, con từ xưa đến nay chưa từngnghe Phật nói như vậy. Nay đây, cả bốn chúng đều có chỗnghi, trông mong đức Thế Tôn, hãy phô diển việc này. ĐứcThế Tôn vì cớ gì lại ân cần tán thán pháp thậm thâm vidiệu khó hiểu?

Giảithích: Thậm thâm vi diệu khó hiểu tức là nói về Quyềntrí hay Phương tiện trí. Vì Phật nói rõ như vậy nên chúngsanh nghi. Trước là nói ba việc chúng không hiểu, giờ nóivề việc nghi của chúng có ba:

Nghigiáo: Trước kia Phật nói Tam thừa, tu theo thừa nào thì chứngquả thừa đó, Phật không nói Đại thừa. Tiểu thừa haypháp này cao, pháp kia thấp gì hết, cũng không nói pháp nàythật, pháp kia quyền. Thế mà ngày hôm nay Phật nói Tam thừalà: phương tiện, Nhất thừa mới là chân thật. Vậy thìlời dạy trước kia đúng hay lời dạy hôm nay đúng? Và biếtđâu ngày mai Ngài sẽ nói Nhất thừa là phương tiện còncó pháp khác mới là chân thật?

Nghinhơn: Nghi chính đức Phật, một vị nói trước sau bất nhấtnhư vậy có phải Phật hay không, hay là ma?

Nghimình: Trước kia nghĩ rằng, mình đã chứng quả A-la-hán. NhưTôn giả Xá-lợi-phất đã từng được Phật ngợi khen làbậc trí tuệ đệ nhất, thế mà giờ đây đối với lờiPhật dạy không hiểu gì hết nên nghi mình có phải là tríchưa, mình có thật chứng La-hán không? Và tại sao Ngài lạiân cần tán thán đệ nhất phương tiện của chư Phật?

Chữ"đệ nhất phương tiện" có hai nghĩa:

- Diệudụng phương tiện thuyết pháp này chỉ có đức Phật mớiđủ sức dụng để thuyết pháp cho chúng sanh.

- Phậtphương tiện nói Tam thừa để đưa đến nhất thừa, nhưvậy, Tam thừa là phương tiện của nhất thừa.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất muốn lặp lạinghĩa này mà nói bài kệ rằng:

ĐấngHuệ nhất đại Thánh Tôn, lâu xa mới nói pháp, tự nói rằngmình được thập lực như vậy, Tứ vô sở úy, Thiền địnhtam-muội, giải thoát như vậy là những pháp bất tư nghì.Pháp đã chứng được nơi đạo tràng không ai phát ra lờihỏi được, ý của Ta (Phật) cũng khó trắc lường, khôngai hỏi được. Không hỏi mà tự nói, xưng tán đạo tu hành,là trí tuệ rất vi diệu của chư Phật chứng đắc. Các vịlậu tận A-la-hán, những người cầu Niết-bàn, nay đều bịrơi vào trong lưới nghi. Cớ gì Phật nói như thế? Nhữngngười cầu Duyên giác, hay hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, các trời,rồng, quỉ thần và Càn-thác-bà... nhìn nhau lòng do dự nghinan, chiêm ngưỡng đấng Lưỡng túc tôn, muốn biết việcđó là thế nào? Mong đức Thế Tôn nói cho.

Đốivới chúng Thanh Văn, Phật nói con (Xá-lợi-phất) là đệ nhất.Thế mà con nay, đối với trí tuệ của mình, nghi hoặc khôngsao rõ được. Đó là pháp cứu cánh hay là đạo tu hành.

HàngPhật tử từ miệng Phật sanh ra, chấp tay chiêm ngưỡng chờmong Ngài buông lời vi diệu, đã đúng thời nên vì nói nhưthật.

Cáchàng trời, rồng, quỉ thần số như hằng sa. Các vị Bồ-tátcầu Phật quả, số lớn cũng có tám vạn và Chuyển luânThánh vương từ muôn ức cõi nước, đều đến đây chấptay cung kính muốn nghe Ngài nói Đạo chân thật đầy đủ.

Giảithích: Huệ nhật đại Thánh Tôn là chỉ cho đức Phật, đấngđại Thánh tôn có trí tuệ như mặt trời. Dùng chữ Huệnhật có ý rằng trí tuệ như mặt trời ấy phá được vôminh, giờ đây trí tuệ này hiển nhất chân lý nên gọi làHuệ nhật.

Đoạnnày ý nói rằng Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ trí tuệ củamình thường được Phật tán thán là đệ nhất, nhưng kỳthật chưa nhất gì hết. Bởi vì không hiểu được lời Phậtdạy hôm nay là pháp cứu cánh hay là đạo tu hạnh?

"Cứucánh pháp" tức chỉ cho Niết-bàn hay Diệt đế; "Sở hànhđạo" tức chỉ Đạo đế.

"Phậttử"; từ miệng Phật sanh ra, từ Pháp Phật được hóa sanhgọi là Phật tử. Nhờ nghe lời Phật dạy, từ kim khẩu Phậtmà phát tâm tu hành trở thành đứa con tinh thần của Phậtnên gọi là Phật tử.

Đoạnkinh trên là lời của Tôn giả Xá-lợi-phất ân cần cầuxin Phật thuyết pháp, cầu xin Phật giải nghi cho mình và đạichúng.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi-phất, thôi thôi khôngnên nói nữa. Nếu nói việc này thì tất cả thế gian, trời,người đều kinh hãi nghi ngờ.

Xá-lợi-phấtlại bạch Phật rằng: Bạch đức Thế Tôn, trông mong nóicho! Trông mong nói cho! Bởi vì sao? Bởi vì nơi hội này vôsố trăm ngàn vạn ức A-tăng-kỳ chúng sanh, là những ngườitừng thấy các đức Phật, các căn lanh lợi, trí tuệ minhliễu, nghe lời Phật nói tức sẽ kính tin.

Lúcbấy giờ, Xá-lợi-phất muốn lập lại nghĩa này mà nói bàikệ rằng:

ĐấngPháp vương vô thượng, trông mong Ngài nói, chớ có lo nghĩ,vô lượng chúng hội này, có người nghe được liền sanhtâm kính tin.

Phậtlại bảo, thôi Xá-lợi-phất. Nếu nói việc này tất cảthế gian, trời, người, A-tu-la đều sẽ kinh hãi nghi ngờ,hàng tăng thượng mạn Tỳ-kheo sẽ rơi vào hầm lớn. Lúcbấy giờ, đức Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà nóibài kệ rằng:

"Thôithôi không nên nói, pháp Ta rất nhiệm mầu, khó nghĩ, cáchàng tăng thượng mạn nghe chắc không kính tin.

Lúcbấy giờ, Xá-lợi-phất lại bạch Phật rằng: Bạch đứcThế Tôn, trông mong nói cho, trông mong nói cho! Nay ở trong chúnghội này, những hàng so sánh như chúng con có tới trăm ngànvạn ức, đời đời đã từng theo Phật chịu sự giáo hóa,những người kính tín, trường dạ an ổn được nhiều lợiích. Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất muốn lập lạinghĩa này mà nói bài kệ rằng:

Đấngvô thượng lưỡng túc tôn, trông mong nói pháp đệ nhất,con là trưởng tử của Phật, mong dủ lòng từ phân biệtnói cho. Hội này vô lượng chúng, hay kính tin pháp đó. Phậtđã từng đời đời giáo hóa chúng hội như vậy. Những ngườiđó đều nhất tâm chắp tay, mong nghe và lãnh thọ lời Phậtdạy. Chúng tôi một ngàn hai trăm và các người cầu Phậtquả trông mong Ngài vì chúng này mà dủ lòng từ phân biệtnói cho. Những người như vậy nghe pháp này thì sanh tâm đạihoan hỶ.

Giảithích: Trong phần đầu của phẩm Phương Tiện, Phật có balần bảo "thôi" và ba lần Tôn giả Xá-lợi-phất thỉnh Phậtnói pháp.

Lầnđầu tiên, Phật đang tán thán thật trí và quyền trí nửachừng Ngài bảo "thôi". Thôi lần đầu tiên có ý rằng phápPhật chứng ngộ thâm diệu cao quá nói ra không được, khôngthể dùng ngôn ngữ văn tự để diễn tả phân biệt mà hiểuđược, cần phải thân chứng, ly ngôn tự chứng, cho nên Phậtbảo thôi. Nhưng sau lần Phật bảo thôi đó, giờ đây, Phậtlại bảo "Ta đã dùng sức phương tiện mà nói tam thừa".Phật gợi lên sự nghi ngờ rất lớn cho Xá-lợi-phất vàđại chúng, cho nên, Tôn giả Xá-lợi-phất lại ân cần thỉnhPhật nói pháp. Thế là một lần Phật bảo "thôi" và mộtlần Xá-lợi-phất cầu Phật nói pháp. Khi Xá-lợi-phất cầuthỉnh Phật nói pháp, đức Phật lại bảo "thôi", "thôi" khôngnên nói, nếu nói việc này thì tất cả thế gian trời ngườikinh nghi. Đây là lần "thôi" thứ hai, lần này không phảivì pháp sâu xa mà bảo "thôi", nhưng vì căn cơ của hàng trờingười thấp kém, sợ nghe pháp này sẽ sanh lòng kinh ngạcnghi nan cho nên Phật bảo "thôi". Phật bảo "thôi", Xá-lợi-phấtlại một lần cầu thỉnh Phật nói pháp, ngài nêu lý do rằngnhững người trong hội chúng đều là những người đã từngthấy Phật, có căn tánh lanh lợi, có trí tuệ, có thể ngheđược và có thể kính tin lời Phật dạy. Khi Tôn giả Xá-lợi-phấtcầu thỉnh Phật nói pháp lần thứ hai này thì Phật lạibảo "thôi, Xá-lợi-phất, nếu nói việc này, tất cả thếgian, Trời, Người, A-tu-la đều sẽ kinh nghi, hàng tăng thượngmạn Tỳ-kheo sẽ rơi vào hầm lớn". Đây là lần thứ ba Phậtbảo "thôi". Lần này là vì không những hàng nhơn thiên kinhnghi, không kính tin mà chính ngay hàng A-la-hán cũng kinh nghikhông kính tin nổi, hàng Tỳ-kheo tăng thượng mạn sẽ khinhchê phỉ báng, do đó, bị đọa địa ngục cho nên Phật bảo"thôi" không nói.

ĐứcPhật đã ba lần bảo "thôi" không chịu nói, nhưng Tôn giảXá-lợi-phất lại lần thứ ba nữa nêu lý do rằng nhữngngười trong chúng hội này chẳng những nghe được lời Phậtnói sanh lòng kính tin, mà cũng chính nhờ nghe lời Phật màhọ có được nhiều sự lợi ích an ổn, để thỉnh Phậtnói cho.

Đólà nguyên nhân của ba lần Phật bảo "thôi" không nói và balần Phật lẫn Xá-lợi-phất cầu Phật nói. Và ba lần "thôi"ấy còn có ý rằng pháp Phật thậm thâm, Phật muốn chúnghội tập trung tư tưởng, chú ý vào và tập trung lòng mongcầu ham muốn nghe pháp. Cũng để chứng tỏ rằng pháp tâmviễn này không thể nói phi thời mà phải nói đúng lúc, đúngthời. Thứ nữa là cũng để chờ những người trong hộikhông đủ sức nghe, những kẻ tăng thượng mạn đều luira. Bởi vì không nghe được mà ngồi đó thì sanh lòng phỉbáng sẽ bị đọa lạc, cho nên ba lần nói "thôi" đó cũnglà một cách chờ cho hội chúng thuần nhất rồi sẽ nói.

Vìsao hàng A-la-hán mà còn kinh nghi? Vì bởi xưa nay nghĩ rằngmình là A-la-hán đã chứng Niết-bàn rồi, giờ đây Phậtlại bảo đó mới là phương tiện, thì ra trước đây mìnhchưa chứng Niết-bàn gì hết! Đó là vì thấy mình có sựtổn hại nên kinh nghi. Một điểm nữa là trước đây Phậtnói pháp tam thừa, tu hành có giới hạn, bây giờ Phật lạinói về Bồ-tát hạnh, thôi thì mênh mông vô cùng. Lục độvạn hạnh, hạnh nào cũng là Bồ-tát hạnh, hạnh nào cũnglà hạnh độ sanh, không biết hạnh nào mà lường. Mà nhữnghạnh ấy không phải tu một hai ngày hay một vài năm mà làvô lượng kiếp, thời gian lâu xa làm sao ai theo nổi? TrướcPhật dạy tu theo Thanh Văn thừa, chứng Sơ quả Dự lưu thìchỉ pcòn bảy lần sanh lại Dục giới, đến Nhất lai chỉcòn một lần sanh lại Dục giới rồi chứng A-la-hán. Bấtlai là không còn sanh Dục giới nữa mà ở trên Tứ Thiền,Ngũ tịnh cư thiên chứng A-la-hán thì không còn sanh tam giớinữa, phá sạch phiền não, thoát ly sanh tử, có giới hạnrõ ràng, còn Bồ-tát thì mênh mông trãi ba A-tăng-kỳ kiếp...,nên sanh kinh nghi. Đó là đa sự kinh nghi.

Hàngphàm phu mang ngã chấp nặng nề, tội chướng sâu dày, nghePhật nói sanh ra phiền não điên đảo, gọi là điên đảokinh nghi.

Hàngtrí tuệ như Tôn giả Xá-lợi-phất nghe Phật nói pháp màkhông hiểu, sanh lòng ân hận, thà trước kia mình đừng ngheđừng tu để đợi đến ngày hôm nay nghe rồi tu luôn khỏihoài công vô ích, gọi là hối kinh nghi.

Khinghe Phật nói thì sanh nghi ngờ, không biết Ngài nói như thếlà thật hay là có sự luống dối, vì khi Phật nói thế này,lúc Ngài nói thế kia, đó là cuống kinh nghi.

Tómlại, đây là đoạn mở đầu cho phần "Khai tam hiển nhất"ở sau. Sau ba lần cầu thỉnh, bấy giờ, Phật hứa nói.

Kinhvăn: Lúc bầy giờ đức Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất rằng:"Ông đã ân cần ba phen thưa thỉnh há không nói được sao!Ông hãy nghe cho kỸ, khéo suy nghĩ và nhớ mãi, Ta sẽ vì ôngphân biệt giải nói.

Giảithích: Đức Phật hứa nói, nhưng khi nào Phật sắp nói phápđều bảo "đế thính, thiện tư, niệm chi". Nhiều kinh đềucó lời nhắc nhở này, trong lời nhắc nhở ấy có ý là khinghe giáo pháp Phật là phải dùng Văn huệ. Tư huệ và Tu huệchớ không phải nghe suông mà có thể hiểu được.

"Đếthính" thuộc về Văn huệ. Nghe một cách kỸ lưỡng, rõ ràng,ưa thích, có trí tuệ hiểu được trong khi nghe, đó là Vănhuệ.

"Thiệntư" thuộc về Tư huệ. Nghe rồi phải suy nghĩ chín chắn.

"Niệmchi" thuộc về Tu huệ. Suy nghĩ rồi phải ghi nhớ mãi và phảithực hành, trì niệm.

Kinhvăn: Khi Phật nói lời đó thì trong hội chúng có các Tỳ-kheo,Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di năm ngàn người cả thảy,từ chỗ ngồi đứng dậy đảnh lễ chân Phật mà lui ra. Vìcớ sao? -Vì hạng này tội căn thâm trọng và tánh tăng thượngmạn, chưa được cho là được, chưa chứng cho đã chứng,có sự tội lỗi như thế nên họ không ở lại. Đức ThếTôn im lặng không ngăn chận.

Bấygiờ, Phật bảo Tôn giả Xá-lợi-phất, nay đây trong chúnghội này của Ta không còn cành lá nữa mà thuần là hạt chắcthôi. Xá-lợi-phất, những kẻ tăng thượng mạn như vậylui đi cũng tốt, ông nay hãy khéo nghe, Ta sẽ vì ông mà nói.

Xá-lợi-phấtbạch Phật rằng, thưa vâng, kính bạch Thế Tôn, con nguyệnmuốn nghe.

Giảithích: Khi Phật hứa nói thì trong hội chúng có năm ngàn ngườigồm Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di đứng dậylễ Phật lui ra.

Trướckhi Phật chưa nói thì họ còn ngồi, đến khi Phật hứa nóithì họ lui ra. Vì sao?

Vì:

1.Tội căn thâm trọng, bởi những người này còn nặng vềcác phiền não chướng, báo chướng, nghiệp chướng nên khôngmong nghe pháp cao xa.

2.Vì tâm tăng thượng mạn nên không muốn nghe. Thế nào làtăng thượng mạn? -Chưa được nói là được, chưa chứngnói đã chứng hay mới được một chút ít mà cho là đủrồi (đắc thiểu vi túc) nên không cần thêm nữa. Tăng thượngmạn là một trong bảy món mạn. Bảy món mạn đó là:

- Mạn:Ỷ mình hơn người rồi nói mình hơn người, mình bằng ngườirồi nói mình bằng người. "Tôi hơn anh chứ, tôi bằng anhchứ!" Chính từ câu nói đó đã chứa "Mạn" trong ấy. Họthua mình thật và mình hơn họ thật, nhưng hơn thua đó tựnhiên không nói không nghĩ đến thì thôi, nhưng khi nói ra hoặcđem lòng so sánh phân biệt tranh đua thì gọi là "Mạn".

- Quámạn: Mình thua người mà cho mình bằng người, mình bằngngười mà cho mình hơn người, lúc nào cũng đưa mình làmhơn người một bậc.

- Mạnquá mạn: Hạng này quá hơn nữa, thua người mà nói mình hơn,tự nâng mình lên hơn người đến hai bậc, nên gọi mạnquá mạn.

-Tăngthượng mạn: "Đắc thiểu vi túc" mới được một ít cholà đủ, mới tu sơ sơ, mới học một vài kinh cho là vừarồi tu chi nhiều, học vậy là đủ rồi, hoặc chưa chứngThánh quả mà cho là đã chứng. Người đã sa vào tăng thượngmạn là không tự biết được, vì tập quán lâu ngày che lấptâm trí, khi nào cũng tự thấy mình hơn cả.

-Tàmạn: Các hàng ngoại đạo chấp những đạo lý sai quấy rồitự phụ những ý kiến lý lẽ ấy, cho rằng hơn cả. Hoặcchấp tà nhơn, tà quả rồi tự thị nơi tà nhơn tà quả đó.

-Tiliệt mạn: Thua người đến một trăm phần mà nói thua ítít thôi. Cũng chịu thua, nhưng thua chút chút, hoặc thủ phậnmình thua, nhưng không chịu phục người hơn.

-Ngãmạn: Tự chấp lấy ngã và ngã sở của mình, khi chấp trướcnhư thế thì bao giờ cũng thấy cái ngã của mình quí hơncái ngã của người khác. Nói ra hay mặc nhiên trong tâm tưvẫn thấy bản ngã của mình hơn bản ngã của người khác.Dù có tàn tật, nghèo khó đi nữa cũng vẫn thấy bản ngãcủa mình quí hơn. Ngã mạn này là căn bản của chúng sanh.Các "mạn" kia, hoặc có cái này, hoặc có cái kia, nhưng ngãmạn thì ai cũng có.

Biếtrõ tánh chất của bảy thứ mạn để chúng ta nghiệm lạitâm lý của mình và mọi người, tâm trạng ấy mỗi lúc thuộcvề loại mạn nào để cách trừ diệt.

Khinăm ngàn người tăng thượng mạn bỏ đi ra, đức Phật nói:"Hàng tăng thượng mạn như vậy lui ra cũng tốt". Phật nóilui đi cũng tốt, in tuồng như Phật chẳng từ bi gì hết.Những đệ tử theo Phật nghe pháp xưa nay, giờ đây, họ bỏra đi mà Phật cũng không hề ngăn, cũng không khuyên, có nhữngngười ở đâu đâu mà Phật còn tìm đến để độ, cònnhững người ngồi trước mặt mà Ngài lại không độ, đểhọ đi ra lại nói: "Đi vậy cũng tốt". Nói có vẽ phũ phànghất hủi!

Không,vì đức Phật biết rằng nếu những người tăng thượngmạn còn ngồi lại họ sẽ làm mất hạt giống Phật, bởingồi nghe mà sanh tâm phỉ báng, mất lòng tin sẽ bị đọalạc, thà để họ lui ra còn hơn. Thứ nữa, nghe với tâm khôngmong mỏi lại phỉ báng thì sẽ phiền cho những người chungquanh, gây cái xấu cho người chung quanh, người chung quanh khôngđược nghe một cách thuần nhất chân thành, nên Phật bảolui đi cũng tốt là vậy.

Kinhvăn: Phật bảo Xá-lợi-phất, diệu pháp như vậy, các đứcPhật Như Lai đúng thời mới nói, như hoa Ưu-đàm-bát đúngthời mới hiện một lần. Xá-lợi-phất: các ông hãy tin điềuNhư Lai nói là không luống dối.

Giảithích: "Thời nãi thuyết chi" -đúng thời mới nói -diệu phápcủa Phật nói ra phải hợp thời, không phải lúc nào cũngnói được, ví như hoa Ưu-đàm đúng thời mới nở.

Đoạnkinh trên đây là đức Phật tán thán diệu pháp.

Từđây đến cuối phẩm thường bao gồm sáu ý này trong cácđoạn văn:

1.Tán thán pháp.

2.Đức Phật thường nhắc đi nhắc lại là lời Phật khônghư vọng.

3.Đức Phật phương tiện mở tam thừa.

4.Phật chỉ thị đạo lý nhất thừa chân thật.

5.Vì gặp đời ngũ trược nên Phật phải phương tiện khaitam thừa.

6.Phật phân biệt hạng người đủ sức tin Phật Pháp và hạngkhông tin Phật Pháp để khuyến khích người có đủ sứctin cố gắng tin giáo pháp Phật.

Kinhvăn: Xá-lợi-phất, các đức Phật tùy nghi thuyết pháp, ýthú khó hiểu. Vì cớ sao? Vì Ta dùng vô số phương tiện,các thứ nhơn duyên và thí dụ, ngôn từ diễn nói các pháp.Pháp ấy không thể đem tâm tư lường phân biệt mà hiểuđược. Chỉ có các đức Phật mới hiểu được mà thôi.

Giảithích: Đây cũng là lời tán thán Pháp và đồng thời khaiphương tiện. Tức là, đức Phật dùng vô số phương tiệncách thức để nói pháp ra cho mọi người đều hiểu được.

Kinhvăn: Sở dĩ làm sao? Các đức Phật Thế Tôn chỉ do nhân duyêncủa sự trọng đại duy nhất cho nên xuất hiện ra đời.Này Xá-lợi-phất, thế nào gọi là các đức Phật Thế Tônchỉ do nhân duyên của sự trọng đại duy nhất cho nên xuấthiện ra đời? Các đức Phật Thế Tôn vì muốn khiến chúngsanh mở trí kiến Phật, khiến được thanh tịnh, cho nên xuấthiện ở đời; muốn chỉ thị cho chúng sanh tri kiến Phật,cho nên xuất hiện ở đời; muốn khiến chúng sanh ngộ đượctri kiến Phật, cho nên xuất hiện ở đời; muốn khiến chúngsanh chứng nhập tri kiến đạo của Phật, cho nên xuất hiệnở đời.

Xá-lợi-phất,ấy là chư Phật vì nhân duyên của sự trọng đại duy nhấtcho nên xuất hiện ở đời.

Giảithích: Đoạn này là một đoạn chủ yếu trong kinh Pháp Hoa.Trước Phật tán thán hai trí của Phật, kế tiếp tán thánthật tướng Phật chứng ngộ. Đến đoạn này, Phật "tánthán chủ đích Phật ra đời" Nói chủ đích Phật ra đờitức là nói đến bản hoài đức Phật ra đời cốt để làmgì? Đức Phật có trí tuệ sâu xa, chứng ngộ được phápthậm thâm vi diệu, bây giờ Phật xuất hiện ở đời đểlàm gì?

Chủđích đức Phật xuất hiện ra đời là "Vị nhất đại sựnhân duyên". Nhất đại sự tức chỉ tri kiến Phật. Vì bởichỉ có tri kiến Phật mới là đại sự duy nhất mà cũngchính vì nhân duyên đó Phật ra đời. Nhân duyên duy nhấtđó là Khai, Thị, Ngộ, Nhập cho chúng sanh Phật tri kiến.

Chữ"Khai thị ngộ nhập" có tầng bậc: Khai thị ngộ nhập Phậttri kiến (hay phá vọng, hiển chơn, trí giải, hạnh chứng).

Phậttri kiến: Tri tức trí tri, kiến tức nhãn kiến. Phật có tứvà ngũ nhãn. Tri kiến là bao gồm cả Tứ trí và ngũ nhãn.Tri kiến là bao gồm cả Tứ trí và ngũ nhãn của Phật. Chữ"tri" cũng chỉ cho căn bản trí, căn bản trí là trí chứngnhập thật tánh các pháp. Chữ "kiến" chỉ cho hậu đắc trítức là trí sai biệt, vận dụng để thuyết pháp độ sanh.

Trikiến Phật nói bằng cách khác tức là Phật tánh. Như đãbiết, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức có nghĩalà, tất cả chúng sanh đều có trí kiến Phật. Tất cả chúngsanh đều có tri kiến Phật nhưng vì còn bị phiền não chướng,sở tri chướng che lấp cho nên tri kiến Phật nơi chúng sanhchưa hiển lộ ra được nên không dùng chữ tri kiến Phậtnơi chúng sanh. Như vậy, tri kiến Phật giữa Phật và chúngsanh đồng thể, bình đẳng như nhau nhưng vì bị vô minh chelấp, bây giờ Phật cần khai thị cho chúng sanh ngộ nhậpđược tri kiến Phật ấy.

Nóicho dễ hiểu là chúng ta có nhận được Phật tính hay trikiến Phật không, nếu như Phật không khai thị cho chúng tathấy. Cho nên, bao nhiêu lời Phật dạy, Phật nói: "Tất cảchúng sanh đều có Phật tánh". Đó là Khai. Nhưng Phật nóimà chúng ta chưa thấy Phật tánh của mình ra sao, cho nên Phậtchỉ rõ cho thấy Phật tánh, đó là Thị. Có chỉ rõ mớingộ được, đó là Ngộ: Nhờ ngộ mới tu chứng, đó làNhập. Bốn tầng lớp tầng lớp Khai, Thị, Ngộ, Nhập nàycó thể dựa vào kinh Lăng Nghiêm để phân biệt giảng giảinhư sau:

Trongkinh Lăng Nghiêm không dùng hai chữ tri kiến Phật, Phật tánh,mà gọi là Như Lai tạng tâm, thanh tịnh diệu tâm, thườngtrú chơn tâm. Trong kinh có đoạn:"Nhất thiết chúng sanh tùngvô thủy lai, giai do bất tri thường trú chơn tâm, tánh tịnhminh thể, nhận chư vọng tưởng, thử tưởng bất chơn, cốhữu lưu chuyển." (Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay,đều vì không nhận biết được thường trú chơn tâm, tánhcủa nó là thanh tịnh, là thể sáng suốt, lại cứ nhận lầmcác vọng tưởng cho là mình, mà những vọng tưởng thì khôngchơn thật, cho nên phải luân hồi sanh tử). Kinh Lăng Nghiêmkhông nói Phật tri kiến nhưng thường trú chơn tâm là Phậttri kiến. Cũng như chỗ khác gọi Phật tánh cũng chính làPhật tri kiến của kinh Pháp Hoa vậy.

Trongkinh Lăng Nghiêm Phật Khai, Thị, Ngộ, Nhập như thế nào?

Mởđầu kinh Lăng Nghiêm, đức Phật hỏi Tôn giả A-nan rằng,Ông vì thấy gì, muốn gì ở trong giáo pháp Ta mà đi tu?

A-nanthưa rằng, con vì thấy thân đủ ba mươi hai tướng tốt củaNhư Lai, con biết thân đó không phải do ái dục sanh mà làdo vô lượng công đức sanh, cho nên con sanh lòng mong muốnmà đi tu.

Ởđây, câu hỏi của Phật là câu hỏi gây sự để A-nan nóira rồi Ngài nắm lấy đó mà giải bày.

Phậtgạn hỏi, Ông lấy cái gì ưa muốn và lấy cái gì trông thấy?

Tôngiả A-nan thưa rằng, con lấy con mắt trông thấy và lấy cáitâm ưa muốn. Đức Phật liền hỏi, tâm Ông ở đâu?

Thườngtình, ta nghĩ tâm ở trong thân, chớ có ai để ý tâm ở chỗnào, chẳng ai hỏi câu hỏi đó làm gì, nhưng đức Phật lạihỏi, Tôn giả A-nan đã cứ theo thường tình mà trả lời.

Tôngiả A-nan nói: Tâm ở trong thân, bị Phật bác; tâm ở ngoàithân, Phật cũng bác. Ngoài thân bị bác thì Ngài nói tâm núpsau mắt; tâm ở chặng giữa; hễ khi căn trần lợp lại thìcó tâm sanh ra...; Phật cũng đều bác hết. Bảy lần Tôn giảA-nan chỉ chỗ tâm ở đều bị Phật bác. Chính lúc Phậtbác đó là "khai". Phật khai các mê lầm của Tôn giả A-nan,từ trước đến nay chấp lầm cái tâm tư lường phân biệtphan duyên hằng ngày chạy theo ngã tướng, nhân tướng, chúngsanh tướng, thọ giả tướng của chúng sanh làm tâm. Chấpnhững cái đó làm tâm thì chẳng khác nào chấp thằng giặclàm con. Không biết nó là giặc là một tầng sai lầm, khôngbiết con để nhận giặc làm con là hai tầng sai lầm, mà khinhận giặc làm con thì dù gặp đứa con thật cũng không nhậnnó là con nữa. Nếu như đức Phật không khai, không chỉ chobiết đó là vọng tưởng, vọng tâm, đó chẳng phải là chơntâm thì Tôn giả A-nan sẽ nhận lấy vọng tưởng làm tâmmà không bao giờ nhận ra chơn tâm thường trú hay Phật trikiến. Cho nên, trong kinh Lăng nghiêm, đoạn bảy chỗ hỏi tâmcó thể tương đương với kinh Pháp Hoa là khai Phật tri kiến.

Hằngngày, chúng ta nói, làm việc, suy nghĩ... trong đó, chúng tađem tâm gì để biết, tâm gì để hiểu, tâm gì để suy tư,tâm gì để nói, tâm gì để đọc kinh, cúng Phật, lạy Phật...Chơn tâm hay vọng tâm? Phật tri kiến hay phiền não? Nếu Phậtkhông khai thì luôn luôn ta cho đó là tâm ta, ta nhận như vậylà tâm ta nói, tâm ta tu... Và sẽ nhận cái đó là tâm chơnthật của ta. Nếu không nhờ Phật chỉ cho, trong đó chơnvọng lẫn lộn, không làm sao phân ra được, cho nên bảy chỗhỏi tâm trong kinh Lăng Nghiêm chính là đoạn Phật "Khai" Phậttri kiến. Phật khai cho để biết rằng cái gì là phiền não,cái gì là sở tri chướng mà loại nó ra, cũng như loại ratất cả cát, đá, sỏi, sạn để chỉ còn lại viên ngọc.

Nhưng,khai như vậy mà chúng sanh đã thấy Phật tri kiến chưa? Chưa.Chẳng qua không còn nhận lầm vọng tưởng là chơn tâm, khôngcòn nhận lầm phiền não làm Phật tri kiến mà thôi, phảiqua tầng thứ hai là "thị", chỉ cho thấy Phật tri kiến. NhưngPhật tri kiến thậm thâm vi diệu thì làm sao bằng ngôn từcó thể chỉ bày cho thấy được? Chỉ có thể phương tiệnchỉ bày qua những cái hiện hành của nó trên kiến văn giáctri của chúng ta hằng ngày mà thôi, còn bề sâu thực thể,thực tánh của Phật tri kiến chỉ có chứng ngộ mới biếtrõ được.

Trongkinh Lăng Nghiêm, sau bảy chỗ hỏi tâm, đức Phật 10 phen chỉbày tánh thấy, đức Phật hỏi A-nan rằng, khi mở mắt gọilà thấy, vậy khi nhắm mắt có thấy không? A-nan thưa khôngthấy. Theo như thông thường, người đời nói nhắm mắt thìkhông thấy. Đức Phật hỏi, vậy thì khi nhắm mắt có thấytối không? A-nan nói, thấy có tối. Đức Phật nói, nếu khôngthấy thì làm sao thấy tối. Như vậy, mở mắt thấy sánggọi là thấy, nhắm mắt thấy tối cũng gọi là thấy, sángtối khác nhau, chứ tánh thấy không khác. Như vậy, cái thấyvẫn dựa nơi căn mà phát hiện, nhưng cái thấy không bịcăn chi phối, cái thấy không phải là căn.

Tiếptới, Phật bảo La-hầu-la đánh chuông, khi có tiếng chuôngPhật hỏi A-nan có nghe không? A-nan thưa có nghe, khi chuông dứt,Phật hỏi A-nan có nghe không? A-nan thưa không nghe. Đức Phậtbảo La-hầu-la đánh chuông lại rồi hỏi A-nan có nghe không?A-nan thưa có nghe. Khi tiếng chuông dứt Phật lại hỏi A-nancó nghe không? A-nan thưa không nghe.

ĐứcPhật bảo A-nan, có tiếng chuông nói là có nghe, không tiếngchuông gọi là không nghe. Vậy có nghe được cái không tiếngchuông không? A-nan thưa, có. Đức Phật bảo, này A-nan, nhưvậy ông đã lầm lấy cảnh làm tâm, lấy vật làm mình. Cótiếng chuông gọi là có nghe, không tiếng chuông gọi là khôngnghe, đó là lầm lấy vật làm mình, chớ có tiếng chuônghay không tiếng chuông, đó là của tiếng chuông, thuộc tiềntrần cảnh vật, còn cái nghe luôn luôn đều có. Khi có tiếngchuông thì nghe tiếng chuông, khi không có tiếng chuông thìnghe không tiếng chuông, dầu tiếng chuông có hay không vầnnghe, cái nghe đó thường trú đâu có bị tiếng chuông cóhay không làm thay đổi. Cái nghe đó vẫn là cái nghe. Như thế,bên trong đối với căn, tánh nghe, tánh thấy dựa vào cănmà phát hiện nhưng không bị lệ thuộc vào căn, bên ngoàitánh nghe, tánh thấy dựa vào trần mà phát hiện nhưng khôngbị lệ thuộc vào trần.

Tómlại, kiến tánh đó lại là siêu thế. Vì lẽ tại thế màsiêu thế, cho nên, chúng sanh rất khó nhận mà Phật phảichỉ thị cho. Khi Phật chỉ cho như vậy rồi thì ngay chúngta cũng nhận biết được, thấy được mình có tánh thấy,tánh nghe rất thường. Nhắm mắt, mở mắt, có tiếng, khôngtiếng cũng thấy cũng nghe, không bị lệ thuộc vào trần vàocảnh, mặc dù nó không ly trần, ly cảnh, ly căn nhưng nó siêuviệt lên trần lên cảnh lên căn. Nhờ có Phật chỉ thịnhư vậy ta mới thấy được, đó là "thị" Phật tri kiến.

Nóimột cách thông thường, lòng tham lam không phải là Phật trikiến, ích kỶ không phải là Phật tri kiến. Vậy thì bốthí, hỶ xả là Phật tri kiến. Bởi vì tánh vô tham, vô sân,vô si trong luận gọi là tam thiện căn, ba gốc lành, tức làmọi điều lành đều từ đó mà ra, mà nó đã là gốc lànhthì nó tức là Phật tri kiến, chứ như phiền não vọng tâmlàm sao là căn bản của sự lành. Cho nên vô tham, vô sân,vô si là Phật tri kiến. Hiểu sai lệch thật tướng vạn pháp,chấp vô nhơn vô quả, tà nhơn tà quả đó là tri kiến chúngsanh. Ngược lại, hiểu đúng thật tánh vạn pháp là vô thường,vô ngã, đó là tri kiến Phật.

Hiểuthật tướng vạn pháp theo vọng tướng phân biệt thị hiện,có, không, thường, đoạn là tri kiến chúng sanh. Ngược lại,ngộ được thật tánh vạn pháp nhất như bình đẳng, đólà tri kiến Phật. Vậy thì, muốn biết hằng ngày mình cóPhật tri kiến không? Nhận được Phật tri kiến không? Chúngta có thể bằng vào tầng lớp đó mà biết được. Đây làđứng trên phương diện tam tánh (thiện, ác, vô ký) và trikiến hằng ngày để phân biệt. Ác tánh là chúng sanh, khôngphải Phật tri kiến, vậy thiện tánh là Phật tri kiến, màthiện bao gồm cả vô tham, vô sân, vô si, bố thí..., mặcdù thiện có phân ra hữu lậu thiện, vô lậu thiện nhưngđều là thiện, mà đều là thiện thì đó chính là diệudụng của Phật tri kiến, vả lại, tà tri, vọng kiến khôngphải Phật tri kiến, thì chánh tri, chánh kiến chính là Phậttri kiến, sự phát hiện của Phật tri kiến, chúng ta có thểhiểu qua tác dụng như thế, chúng ta không thể hiểu Phậttri kiến trên bản thể, vì bản thể Phật tri kiến là lyngôn tự chứng. Tất cả vạn pháp chỉ thấy được "dụng","tướng", chứ không thể thấy được "thể", huống chi làPhật tri kiến. Đó là "thị" Phật chi kiến. Đức Phật đãchỉ thị cho như vậy, về phần chúng sanh là phải "ngộ"Phật tri kiến. Ngộ là nhận biết, ngộ là giải ngộ, chứngngộ. Nhưng chúng sanh nghe Phật chỉ thị cho như vậy là chúngsanh đã giải ngộ chứ chưa chứng ngộ. Nghĩa là ngộ đóbằng tâm tư phân biệt biện giải mà ngộ được. Nhờ giảingộ đó rồi tu, nhờ tu mà nhập được Phật chi kiến, đạtđược vô phân biệt trí thật chứng mà ngộ.

Đếngiai đoạn trực chứng là ngộ, Ngộ đó như các Thiền sư,trực hạ thừa đương. Ngộ đó không bằng biện giải, khôngbằng vào suy tư phân biệt. Một thiền sinh đến hỏi đạo,vị Thiền sư trả lời một câu vô nghĩa, ngay nơi đó màtrực nhận thừa đương gọi là ngộ. Nếu lúc đó Thiềnsinh dùng tâm tư phân biệt để lý giải thì sai và không ngộđược. Trường hợp này rất khó và hiếm, chúng ta chỉ giảingộ được mà thôi. Sau khi nghe đức Phật dạy rồi phânbiệt so sánh, hiểu rằng mình có Phật tri kiến, khác vớiphiền não nhiễm ô..., nhưng cũng chính nhờ biết, hiểu nhưvậy, đó cũng là một bước đề đưa tới chứng ngộ vàngộ nhập. Giai đọan thứ tư là "nhập" Phật tri kiến, tứcchứng nhập vào tri kiến Phật, thực dụng được Phật trikiến đó gọi là chứng nhập. Cho nên đức Phật nhập trikiến Phật rồi thì tự phát ra cái khả năng, cái diệu dụngtùy cơ thuyết pháp giáo hóa chúng sanh.

Đốichiếu ngộ Phật tri kiến ngang giai đoạn sơ địa kiến đạo,từ kiến đạo trở lên dùng ngộ đó mà tu (dĩ ngộ vi tu),tự ngộ mà tu (tự ngộ vi tu). Tu là tu theo chỗ ngộ chứkhông tu theo chỗ giải, đó gọi là nhập.

Trongkinh Niết-bàn có ví dụ một người đàn bà nghèo có châubáu trong nhà nhưng không biết, để chôn vùi dưới bao nhiêuđất cát bụi dơ. Vì không biết mình có châu báu, cho nênsống một đời cực khổ thiếu thốn. Một hôm, có ngườibạn lành tới, thấy biết có châu báu nên vạch tất cảđất cát bụi dơ đó lên để châu báu hiện ra. Đó là khaicho bà ta thấy châu báu, nhưng bà thấy thì thấy mà vẫn khônghiểu được sự quý giá như thế nào, như trong kinh Lăng Nghiêmnói: "Khẩu năng thuyết dược, chơn dược hiện tiền bấtnăng phân biệt". Miệng thì nói vị thuốc này vị thuốc nọnhưng khi để các vị thuốc trước mắt thì không phân biệtđược. Người đàn bà nghe nói vàng bạc châu báu, vàng bạcđể trước mắt mà không biết. Cho nên phải "thị", chỉbày cho biết giá trị của châu báu như thế nào... Có chỉcho biết rồi mới ngộ. Khi ngộ rồi mới biết giá trị châubáu, mới quý trọng giữ gìn, tìm cách sử dụng nó. Cũngnhư chúng sanh không biết Phật tri kiến của mình nên cứbỏ lăn lóc trong phiền não nhiễm ô, trong sanh tử mà khôngbiết đến. Khi biết rồi mới giữ gìn và sử dụng, gọilà nhập. Hiểu được tánh cách của châu báu là ngộ, sửdụng được châu báu là nhập. Nghĩa khai, thị, ngộ, nhậplà vậy.

Trongkinh Lăng Nghiêm còn hai đoạn ngộ và nhập, tức là sau khiTôn giả A-nan được Phật khai thị (thất xứ trưng tâm, thậpphương hiển kiến) cho Ngài thấy rồi, Tôn giả A-nan liềnthưa: "Mong Phật Như Lai, vi diệu khai thị, liễu nhiên tụtri, hoạch bổn diệu tâm, thường trú bất diệt". Nhờ đứcNhư Lai khai thị một cách vi diệu, cho nên con rõ biết đượccái diệu tâm bổn lai thường trú bất diệt. Khi Tôn giảA-nan ngộ được bồn diệu tâm đó rồi, Tôn giả đứng trêncái bản diệu tâm đó phát lời thệ nguyện tán thán Tam Bảovà độ sanh: "Diệu Trạm tổng trì bất động tôn..." đótức là ngộ.

"Nhập"tức như trong Lăng Nghiêm, về phần hai mươi lăm vị Thánhtu chứng viên thông. Có Ngài từ nhãn căn mà ngộ nhập lýviên thông, có ngài từ nhĩ căn, tỶ căn, sắc trần, thanhtrần,... mà ngộ nhập lý viên thông. Gồm tất cả hai mươilăm vị, mỗi vị từ mỗi pháp môn mà chứng nhập lý viênthông. Lý viên thông tức Phật tri kiến, Phật tánh vậy. BởiPhật tri kiến là cái lý chung nhất cùng dung thông hết tấtcả cho nên gọi là viên thông. Có ngài từ nhĩ căn, có ngàitừ nhãn căn..., quán nhãn căn, quán nhĩ căn. Bởi vì trongmỗi pháp, trên tướng dụng có sai khác nhưng trên thật tánhthì nhất thiết pháp bình đẳng, mà đã là bình đẳng thìthực tánh của một vi trần cũng như thực tánh của mộtnúi tu di. Tùy theo căn cơ, có người quán núi tu di ngộ đượcthật tánh của vạn pháp, có người quán một vi trần màngộ được thật tánh của vi trần để ngộ nhập thực tánhcủa vạn pháp. Trên phương tiện, pháp môn, dụng công tu tậpcó khác, nhưng chỗ chứng ngộ thì y như nhau.

Kinhvăn: Phật bảo Xá-lợi-phất, các đức Phật Như Lai chỉgiáo hóa hàng Bồ-tát. Phàm có làm gì đều thường vì mộtviệc là chỉ khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật.

Xá-lợi-phất,Như Lai chỉ đem nhất Phật thừa mà nói pháp cho chúng sanh,chứ không có thừa nào khác hoặc hai, hoặc ba. Xá-lợi-phất,tất cả pháp của mười phương chư Phật cũng đều như vậy.

Giảithích: Trước đức Thích Ca nói về Ngài, đoạn này cũng nóithêm rằng không phải một mình Ta nói như vậy mà mười phươngcác đức Phật cũng nói như vậy. Lời này vừa để làm chứnglời mình (đức Thích Tôn) nói là đúng, vừa để tỏ lờimình nói cũng là quyền trí như các đức Phật mười phươngmà cũng vừa để tăng thêm lòng tin của đại chúng đốivới lời nói của Ngài nữa.

Kinhvăn: Xá-Lợi-Phất, các đức Phật quá khứ dùng vô lượngvô số phương tiện, các thứ nhân duyên, thí dụ ngôn từ,vì chúng sanh diễn nói các pháp, pháp đó đều là nhất Phậtthừa. Các chúng sanh theo các đức Phật nghe pháp rốt ráođều được nhất thiết chủng trí.

Giảithích: Nhất thiết trí là Phật trí. Trí biết được tấtcả vạn pháp và sự sai biệt của vạn pháp nên gọi nhấtthiết trí hay nhất thiết chủng trí.

Kinhvăn: Xá-lợi-phất, các đức Phật vị lai sẽ xuất hiệnở đời cũng dùng vô số phương tiện, các thứ nhơn duyên,thí dụ ngôn từ vì chúng sanh diễn nói các pháp, pháp ấyđều là nhất Phật thừa. Các chúng sanh theo Phật nghe pháp,rốt ráo đều được chứng nhất thiết chủng trí.

Xá-lợi-phất,các đức Phật hiện tại trong vô lượng trăm ngàn vạn ứcPhật độ ở 10 phương, đem lại nhiều lợi ích an lạc chochúng sanh. Các đức Phật ấy cũng dùng vô lượng vô sốcác thứ nhân duyên, thí dụ ngôn từ vì chúng sanh diễn nóicác pháp, pháp ấy cũng đều là nhất Phật thừa. Và cácchúng sanh ấy theo Phật nghe pháp, rốt ráo đều chứng đượcnhất thiết chủng trí.

NàyXá-lợi-phất, các đức Phật chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát,muốn đem tri kiến Phật chỉ thị cho chúng sanh, muốn đemtri kiến Phật cho chúng sanh tỏ ngộ, muốn khiến chúng sanhnhập vào tri kiến Phật.

NàyXá-lợi-phất, Ta nay cũng như vậy. Ta biết các chúng sanh cócác thứ dục lạc khác nhau, thâm tâm đắm trước khác nhau,tùy theo bản tánh của họ, Ta dùng các thứ nhân duyên, thídụ ngôn từ và sức phương tiện để vì họ nói pháp.

Xá-lợi-phất,như thế, đều vì muốn khiến cho tất cả được nhất Phậtthừa, nhất thiết trí mà thôi.

NàyXá-lợi-phất, trong 10 phương thế giới còn không có hai thừahuống chi có ba.

Giảithích: Đoạn kinh này dẫn ba đời các đức Phật, quá khứ,vị lai, hiện tại để minh chứng rằng, chính ngày hôm nayđức Thích Tôn nói pháp cũng giống như ba đời các đứcPhật nói pháp không khác, chỉ vì duy nhất đại sự là "khaithị cho chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến" mà thôi.

Kinhvăn: Xá-lợi-phất, lúc các đức Phật ra đời nhằm vào thờingũ trược ác thế, gọi là kiếp trược, phiền não trược,chúng sanh trược, kiến trược, mạng trược.

Nhưvậy, Xá-lợi-phất, trong thời kiếp trược rối loạn, chúngsanh cấu trọng, xan tham tật đố, thành tựu các bất thiệncăn, cho nên các đức Phật dùng sức phương tiện từ NhấtPhật thừa phân biệt nói thành ba.

Giảithích: Như đã biết, trí tuệ của Phật là đồng nhất, thậttướng chư Phật chứng ngộ là đồng nhất, bản hoài chưPhật ra đời độ sanh cũng đồng nhất, chỉ vì khai thịchúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến, tức có nghĩa là đứcPhật chỉ nói về Nhất thừa pháp mà thôi. Bởi Phật trikiến đó là thể của Nhất thừa pháp, thật tướng, thậttrí, quyền trí cũng là thể của Nhất thừa pháp. Nếu lyba thứ đó ra thì Nhất thừa pháp không thể có. Bởi nhấtthừa pháp thuộc về giáo, còn trí tuệ, thật tướng và Phậttri kiến thuộc về lý, thuộc về cảnh, thuộc về chơn như,mà nhất thừa giáo là giáo từ lý được thành lập, có lýnhư vậy rồi thuyết lý đó ra thành giáo, gọi là Nhất thừagiáo. Một bên thuộc về sở thuyên, một bên thuộc về năngthuyên, dù rằng sở thuyên, năng thuyên cũng đều đồng lànhất thừa hết.

Thếtại sao đức Phật lại không nói Nhất thừa giáo cho chúngsanh nghe ngay từ đầu và suốt cả thời thuyết giáo củaNgài mà Ngài lại phải nói Tam thừa làm gì?

Bởivì, đức Phật ra đời gặp thời ngũ trược ác thế, chonên tùy theo cơ duyên từ Nhất thừa pháp phương tiện nóira Tam thừa để dắt dẫn chúng sanh, rồi từ đó đưa vềnhất thừa. Nếu không phương tiện nói Tam thừa thì khôngthể đưa về Nhất thừa được.

Chỗchứng ngộ của đức Phật có thể ví dụ một cách thôngthường như sau: Một học sinh học biết bài toán cộng 2 +2 = 4, khi biết được như vậy tức là học sinh ấy đã chứngđược chân lý 2 + 2 = 4. Nhưng chứng được chân lý ấy làphải trải qua một thời gian chớ không phải một hai ngàymà biết được 2 + 2 = 4. Nhưng, khi biết được rõ rồi thìđó là một sự thật, đối với học sinh đó rất dễ dàng.Cái đó có thể gọi là thật trí. Nhưng khi đem chân lý thậtchứng 2 + 2 = 4 ấy dạy lại cho em bé ba tuổi thì phải nóicách nào cho em hiểu ? Tức phải trãi qua một thời gian vàdùng nhiều cách thức, hoặc phải tốn nhiều kẹo bánh dỗdành, ví dụ ta đi từ 1 + 1 = 2 và vế hai cũng đi từ 1 + 1= 2. Tức 1 kẹo + 1 kẹo + 1 kẹo + 1 kẹo + 4 kẹo. Rồi tiếnlên 2 kẹo (vế 1) + 2 kẹo (vế 2) = 4 kẹo vậy. Nghĩa là phảiđi từ dễ đến khó mới dạy cho em biết được 2 + 2 = 4.

Cứvào việc thông thường này để hiểu sự chứng ngộ thậttướng các pháp của Phật, Ngài muốn đem chỗ chứng ngộấy nói cho chúng sanh nghe, nhưng vì căn cơ chúng sanh chưa nhậnthức được lý Nhất thừa nên đức Phật từ bản hoài rađời để nói Nhất thừa giáo, Ngài lại phải phương tiệnnói ra Tam thừa giáo.

Đờingũ trược ác thế là thế nào ? Trược là khổ thống, tạpnhiễm xấu xa, độc ác. Chúng sanh bị mắc vào năm thứ nàycho nên gọi là ngũ trược. Trong năm trược thì phiền nãotrược và kiến trược làm tự thể cho các trược khác.

Phiềnnão trược: Chỉ cho ngũ độn sử. Tất cả phiền não củachúng sanh không ngoài 10 thứ là ngũ độn sử và ngũ lợisử. Ngũ độn sử là: tham, sân, si, mạn, nghi. Năm thứ nàyđần độn không thể dùng lý, dùng sự hiểu biết để dứttrừ được mà cần phải thực hành kiên cố mới dứt trừđược nên gọi là độn sử. Hay nói cách khác là tu sở đoạnhoặc, là những lậu hoặc không thể hiểu lý suông mà cầnphải tu, phải thực hành mới đoạn trừ được.

Kiếntrược: Chỉ cho ngũ lợi sử. Ngũ lợi sử là: Thân kiến,biên kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ. Thân kiếntức là chấp sắc thân tứ đại, ngũ uẩn này là thật ngã,không biết rằng sắc thân tứ đại là do hòa hợp hư giả,khôngcó cá thể riêng biệt tồn tại ngoài các duyên. Do chấp thânkiến nên sanh ra biên kiến. Biên kiến là chấp rằng thântứ đại này, ngã này tồn tại mãi, con người chết rồivẫn là con người, linh hồn không bao giờ thay đổi, đó thuộcvề thường kiến. Ngược lại hoặc cho rằng con người sốngmấy mươi năm đến khi nhắm mắt tắt thở là hết, đó thuộcvề đoạn kiến. Không hiểu rằng, chấp lệch về thườngkiến, hay về đoạn kiến cũng đều không đúng với tánhcách của sự vật, cũng không đúng với tánh cách của conngười, nên gọi đó là biên kiến. Do biên kiến sanh ra tàkiến. Tà kiến là hoặc chấp đoạn, chấp thường, hoặcchấp hữu, chấp vô. Nói rộng ra là chấp tất cả các phápvà vũ trụ theo một tánh cách thiên lệch, gọi là tà kiến.Khi chấp tà kiến như vậy rồi cứ giữ chặt kiến chấpấy và cho là độc tôn, là đúng thật, là chân lý tuyệtdiệu mà không chịu thay đổi, gọi là kiến thủ kiến. Từnhững tà kiến, kiến thủ kiến mà có những hành động,phương pháp tu hành không phải nhân đưa đến giải thoátmà cho đó là nhân đưa đến đạo giải thoát, như nhịn ănhay các lối khổ hạnh của ngoại đạo ở Ấn Độ. Gọiđó là giới cấm thủ, tức là giữ chặt những điều răncấm hay những pháp môn tu sai lệch không đưa đến đạo giảithoát chân thật.

Nămthứ này gọi là lợi sử hay kiến hoặc. Lợi là mảnh lợi,không có căn bản sâu xa chắc chắn, chẳng qua là vì tà sưác hữu, vì suy tư sai lệch mà có ra. Đến khi thấy đượclý Tứ đế của Phật thì năm kiến chấp này tiêu trừ. Nămthứ kiến này đứng trên quả vị thì lên đến kiến đạoTu-đà-hoàn là đoạn trừ. Do đó cũng có tên là kiến sửđoạn hoặc, tức hoặc lậu, kiến được đế lý chân thậtlà đoạn trừ. Đây không cần dụng công tu hành mà chỉ cầncó sự thấy biết đứng đắn, tin tưởng chính đáng là đoạntrừ năm hoặc này, nên gọi là kiến hoặc.

Tómlại, đứng về mặt nhận thức (kiến) sai lệch thì nó trởthành kiến trược, mà đứng về mặt tình cảm nhiễm ô,phiền não thì gọi là phiền não trược.

Haithứ trược này là nguồn gốc, là căn bản, là nguyên nhânchính vì hai thứ đó kết hợp lại, chúng sanh dựa vào đótạo nghiệp thọ sanh, làm thân chúng sanh lăn lộn trong luânhồi sanh tử.

Chúngsanh có hai nghĩa: Kết hợp chúng duyên mà thành và chúng đasanh tử, chịu nhiều sự sanh tử luân hồi nên gọi là chúngsanh. Khi chấm dứt sanh tử luân hồi, phá bỏ các duyên thìkhông gọi là chúng sanh nữa.

Chúngsanh trược: Do từ phiền não trược và kiến trược mà ra,cho nên phiền não trược, kiến trược là gốc, là nhân màchúng sanh trược là quả.

Mạngtrược: Có chúng sanh tức nhiên có đời sống, quả báo củachúng sanh, có sức mạnh để làm cho chúng sanh đó sống trong10 năm, 20 năm... hay mới lọi lòng ra đã chết. Cái mạng mạchmỗi người không chừng đổi gì hết, chúng sanh muốn kéodài đời sống đó cũng không thể kéo dài ra được, muốnsống lâu mà không sống lâu, muốn đừng chết mà nó vẫnchết, không tự tại với chính mình nên gọi là mạng trược.

Cònbị phiền não nhiễm ô, còn chúng sanh luân hồi sanh tử. Nhưvậy, phiền não trược, kiến trược là nhân, mạnh trược,chúng sanh trược là quả. Đồng kết phiền não trược, kiếntrược, chúng sanh trược, mạng trược trong một khoảng thờigian nào đó thì gọi là Kiếp trược. Kiếp trược phụ thuộcvào bốn trược kia, nếu như không có 4 trược kia thì khoảngthời gian đó không có gì là trược nên không thể gọi làthời kiếp trược được. Chúng sanh ở đời kiếp trượcbị cấu trọng, xan tham tật đố, cấu là chỉ cho kiến trược.Xan là ôm giữ mãi những vật mình có mà không chịu chia xẻ,bố thí cho người khác. Tham là vật gì chưa có muốn cho có,muốn mãi không bao giờ đủ. Tật đố là ai có điều chihay hơn, tốt hơn... thì sanh lòng ganh ghét, tỴ hiềm. Vì xantham tật đố có những tánh cách như vậy, cho nên xan thamlà nhơn của bần cùng, tật đố là nhơn của hạ tiện. Khithấy người hơn thì sanh lòng ganh tỴ, đó là tạo nhơn đểthua người, làm kẻ hạ tiện, từ đó thành tựu các bấtthiện.

ĐứcPhật ra đời gặp thời như vậy, với chúng sanh như vậythì làm sao Ngài đem đạo lý Nhất thừa mà dạy được. Chonên, Phật phương tiện từ Nhất thừa phân biệt nói thànhba. Vậy thì ba đó là ba giả thuyết chứ không phải chânthật, tuy nó vẫn có công dụng rất lớn lao dẫn đến Nhấtthừa.

Kinhvăn: Này Xá-lợi-phất, nếu đệ tử của Ta, người nào tựgọi A-la-hán, Bích-chi Phật, mà không nghe không biết đượcviệc các đức Như Lai là chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát thì nhữngngười đó không phải Phật đệ tử, không phải A-la-hán,không phải Bích-chi Phật.

Giảithích: Đoạn kinh trên đức Phật chỉ rõ như thế nào làtăng thượng mạn, như thế nào là không tăng thượng mạn,như thế nào là đệ tử Phật, là A-la-hán.

ĐứcPhật nói Tam thừa là nói chung cho tất cả, trong khi Ngài dùngphương tiện nói Tam thừa thì dù có những người tin rằng,đó là pháp chân thật mà tu hành chứng quả hoặc A-la-hán,Bích-chi Phật..., nhưng ít nhất cũng phải hiểu rằng, đạisự ra đời của đức Phật không phải nhằm chừng ấy, màcốt giáo hóa hàng Bồ-tát, có nghĩa là đức Phật ra đờicốt dạy đạo nhất thừa. Nói Bồ-tát tức nói hạng ngườiđủ căn cơ trình độ lãnh thọ đạo lý nhất thừa. Hoặcngười nghe đạo lý nhất thừa, ít ra phải hiểu, phải biết,dù không chứng ngộ được, nhưng phải thấy được, tin đượcđại sự đức Phật ra đời, có như vậy mới gọi là A-la-hán,Bích-chi Phật, đệ tử Phật được.

Kinhvăn: Này Xá-lợi-phất, các hàng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni tự chomình đã được A-la-hán, ở vào thân tối hậu cứu cánh Niết-bàn,lại không còn có chí nguyện cầu A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đềthì nên biết, hạng này đều là kẻ tăng thượng mạn. Sởdĩ làm sao ? Nếu có Tỳ-kheo thật chứng quả A-la-hán mà khôngtín được pháp này thì không có lẽ đó. Trừ sau khi đứcPhật diệt độ, hiện tiền không có Phật. Vì sao ? Vì saukhi Phật diệt độ những kinh như thế mà hạng người thọtrì, đọc tụng, giải nghĩa thì hạng người đó khó có được.Nếu gặp các đức Phật khác thì đối với pháp này bènđược hiểu rõ.

Giảithích: Thân tối hậu, một vị đã tu chứng quả A-la-hán phảiđủ bốn điều: Thử sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sởtác dĩ biện, bất thọ hậu hữu. Bốn điều này phối hợpvới lý Tứ đế như sau:

Thửsanh dĩ tận, tương xứng với Khổ đế, khổ được dứttrừ đoạn diệt, không còn tái sanh nữa.

Phạmhạnh dĩ lập, tương xứng với Đạo đế, tức pháp môn tuhành đã được kiến lập, đầy đủ và thành tựu phạmhạnh.

Sởtác dĩ biện, tương xứng với Diệt đế. Niết-bàn đã chứng,điều cần làm đã làm xong.

Bấtthọ hậu hữu, tương xứng với Tập đế, Tập đế là nguyênnhân của hậu hữu (đời sau). Đã dứt hết Tập đế tứckhông còn thọ hậu hữu nữa.

A-la-hánlà gì ? Là người đã thành tựu viên mãn đạo lý Tứ đế.Muốn thành tựu đạo lý Tứ đế, hành giả phải trãi quaba giai đoạn, kiến đạo, tu đạo và vô học đạo.

Nhậnthức rõ đạo lý Tứ đế, như biết cuộc đời là khổ,tuy vẫn biết nếu đứng trên bình diện tương đối, cuộcđời vẫn vui, nhưng đó là cái vui của thế gian, nếu đứngtrên bình diện tuyệt đối thì thế gian chưa vui, thế giancòn khổ, bởi chúng sanh còn đang chịu sanh tử luân hồi,chịu luật vô thường chi phối. Muốn sống mà cứ chết,muốn không bệnh mà cứ bệnh..., cho nên biết thế gian làkhổ. Nói cho cùng, thế gian vẫn còn khổ, hiểu rõ đượcnhư vậy gọi là biết được Khổ đế.

Biếtđược khổ đó và cũng biết chắc rằng khổ đó do ái dụcvô minh sanh ra, chứ không do một nguyên nhân nào khác. Nhưthế là biết được Tập đế. Và biết rõ rằng hễ dứttrừ được khổ nhơn và khổ quả thì được tịch tịnhan lạc Niết-bàn, đó gọi là Diệt đế. Và cũng biết rằnggiáo lý Bát chánh đạo, Tam thập thất Bồ-đề là con đườngchân chánh, là pháp môn đứng đắn đưa đến Nhất thừađạo. Như vậy là biết được Đạo đế.

Khitìm hiểu lý Tứ đế chân chánh như vậy gọi là kiến đạo.Kiến đạo mới trừ được ngũ lợi sử, kiến hoặc mà thôi.Phải đợi bước qua địa vị tu đạo, tức từ nhị quảTư-đà-hàm đến A-la-hán hướng, thời gian đó gọi là tuđạo. Thời gian này là thật hành theo lý Tứ đế, đoạntrừ ngũ độn sử. Khi đã đoạn trừ ngũ độn sử tức dứthết Tập đế, dứt Tập đế tức dứt Khổ đế, chứng Niết-bàn,bước lên quả vị A-la-hán gọi là Vô học đạo. Đến quảvị A-la-hán là thân cuối cùng không còn tái sanh nữa. Nhưng,nếu đến đó rồi tự cho là đủ mà không có chí nguyệncầu vô thượng Bồ-đề thì những người như vậy gọi làtăng thượng mạn. Tăng thượng mạn là chấp chặt nơi quảvị Hữu dư y, Vô dư y Niết-bàn, cho là cứu cánh rồi, trênA-la-hán không còn gì nữa nên không chịu cầu vô thượngBồ-đề.

Trênlà nói không biết bản nguyện của Phật ra đời... thì khôngphải là A-la-hán,... chứ chưa thuộc loại tăng thượng mạn,những người chấp chặt quả vị mới gọi là tăng thượngmạn.

Nhưng,có trường hợp nào một vị A-la-hán chấp chặt quả vịmà không thuộc loại tăng thượng mạn không ? Có. Ngoại trừ"sau khi Phật diệt độ, hiện tiền không có Phật". Bởi vìkhi đức Phật diệt độ rồi không có người nói pháp Nhấtthừa khai quyền, hiển thật cho nghe thì làm sao biết đượcngoài quả vị A-la-hán còn có quả vị vô thượng Bồ-đềnữa, trường hợp này không gọi là tăng thượng mạn.

Nhưvậy thì những vị A-la-hán luôn ở quả vị đó chứ khôngthể chứng quả vị vô thượng Bồ-đề hay sao? Trừ trườnghợp gặp được các đức Phật khác ra đời thì sẽ đượcđức Phật đó giải rõ pháp khai quyền hiển thật và bấygiờ vị A-la-hán đó sẽ vượt lên cầu chứng quả vị vôthượng Bồ-đề.

Kinhvăn: Này Xá-lợi-phất, các Ông hãy nên nhất tâm tín giảithọ trì lời Phật. Các đức Phật Như Lai nói không hư dối.Không có các thừa khác mà chỉ có nhất Phật thừa.

Giảithích: Đức Phật nhắc đi nhắc lại "các đức Như Lai nóikhông hư dối" đức Phật lúc nói Tam thừa, Ngài không nóiđây là Ta giả nói, cho nên khi Ngài nói Tam thừa thì mọingười đều tin rằng Tam thừa là chân thật. Đến hội PhápHoa đức Phật lại nói Nhất thừa mới là chân thật cònTam thừa chỉ là phương tiện. Điều này sẽ khiến mọi ngườilầm nghĩ rằng, đức Thế Tôn nói trước sau bất nhất, vậythì lời Ngài có hư dối không ? -Không. Mặc dù trên ngôntừ kinh giáo trình bày trước sau khác nhau nhưng ý nghĩa vàmục đích trước sau vẫn là một. Đại sự ra đời giáohóa của chư Phật trước sau cũng duy nhất, lời chư Phậtnói không hư dối là vậy.

Kinhvăn: Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa nàymà nói bài kệ rằng:

Tỳ-kheo,Tỳ-kheo-ni, có những người ôm tâm tăng thượng mạn, cònƯu-bà-tắc ngã mạn, Ưu-bà-di thì bất tín. Bốn chúng nhưvậy, số đó có năm ngàn. Họ không tự thấy được lỗicủa mình, đối với giới có thiếu, có lậu lọt, rồi cứbảo vệ che dấu chỗ tỳ vết, hàng tiểu trí đó đã ra đirồi, cặn bả trong chúng hội, do oai đức của Phật đã luira. Những hạng kém ít phước đức đó không kham chịu đượcgiáo pháp này. Những cành lá trong chúng hội này không cònnữa mà chỉ còn hạt chắc thôi.

Giảithích: Đây là đoạn kệ lặp lại năm ngàn người tăng thượngmạn ở đoạn kinh trước. Năm ngàn này không phải chỉ hàngxuất gia mà cả tại gia. Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thì tăng thượngmạn, vì có tu, có chứng quả nhưng lại chấp chặt quả vịnên bị lỗi tăng thượng mạn. Ưu-bà-tắc thì ngã mạn, đâylà bệnh chấp ngã cố hữu của chúng sanh. Còn Ưu-bà-di thìbất tín, bất tín hay ty liệt mạn. Mỗi hạng người có mỗibệnh, gồm năm ngàn người, không tự thấy lỗi mình, đốivới giới có khuyết có lậu. Khuyết là tu hành không đầyđủ, thiếu sót, do khuyết cho nên phiền não lọt vào. Bởivì người xuất gia, giới như phao nỗi qua sông, phao nỗi bịlũng nước sẽ tràn vào và bị chìm nên gọi là khuyết lậu.

Cũngcó nghĩa nữa là đối với giới luật oai nghi thiếu sót,giữ gìn không chu đáo gọi là khuyết; định cộng giới,đạo cộng giới không có nên gọi là lậu. Những hạng nhưthế đã ra hết, chỉ còn lại hạt chắc thật. Bây giờ,chính lúc đức Phật nói pháp Nhất thừa vậy.

Kinhvăn: Xá-lợi-phất hãy khéo nghe, pháp của các đức Phậtchứng được, và vô lượng sức phương tiện của Ngài đemra vì chúng sanh mà nói. Đối với điều tưởng niệm trongtâm của chúng sanh, với các thứ hành đạo hoặc bao nhiêutánh dục của chúng sanh, hoặc các nghiệp thiện, nghiệp ácđời trước của chúng sanh, Phật đều biết rõ. Ngài dùngcác nhân duyên thí dụ ngôn từ, các sức phương tiện khiếncho tất cả những người đó đều được hoan hỶ.

Giảithích: Chư Phật sở đắc pháp là chỉ cho thật trí, vô lượngphương tiện lực là chỉ cho quyền trí. Đức Phật do thậttrí và quyền trí mà nói pháp cho chúng sanh. Đức Phật biếtrõ từng căn tánh và dục của chúng sanh. Tánh là những điềucăn để gắn chặt từ xưa, dục là những điều ham muốnhôm nay.

Kinhvăn: Hoặc nói Tu-đa-la, Già-đà, Bổn sự, Bổn sanh, Vị-tằng-hữu,cũng nói về Nhân duyên, Thí dụ, Kỳ-dạ, Ưu-ba-đề-xá.

Giảithích: Đây là Phật nói 9 bộ kinh, thường nói 12 bộ, nhưngTiểu thừa Phật mới nói 9 bộ, chưa có Thọ ký, bởi Tiểuthừa Phật chưa Thọ ký, và Đại phương quảng, vì Phậtchưa nói đến kinh Đại thừa.

Tu-đa-lalà khế kinh, Già-đà là trùng tụng, Bổn sự là nói về sựnghiệp tu hành trong đời quá khứ của đức Phật. Bổn sanhlà nói về sự thọ sanh đời trước của đức Phật. ĐứcPhật sanh ra tên gì, họ gì, ở đâu..., Vị tằng hữu, nhữngđiều chưa từng có. Nhân duyên, Thí dụ, Kỳ-dạ là Trùngtụng, Ưu-ba-đề-xá là luận nghị. Luận nghị tức là mộtlối hành văn trong kinh, lời lẽ đối đáp, phân tích, giảnggiải những điều Phật đã nói.

Mườihai bộ kinh này có nghĩa là 12 bộ loại, phân theo thể tàivà phân theo nội dung. Như Tu-đa-la là phân theo thể tài, văntrường hàng, văn xuôi. Kỳ-dạ, Trùng tụng là phân theo vănkệ, có lối kệ độc khởi thì gọi là Kỳ-dạ, kệ lặplại văn trường hàng thì gọi là trùng tụng. Bổn sanh, Bổnsự, Nhân duyên là phân theo nội dung, Luân nghị là phân theothể tài.

Kinhvăn: Những hàng độn căn ưa thích pháp nhỏ, tham trước sanhtử, đối với vô lượng Phật không hành được đạo thâmdiệu, bị các khổ làm não loạn, đối với những ngườiđó Ta nói pháp Niết-bàn cho.

Giảithích: Đây là pháp Tiểu thừa. Lúc bấy giờ đức Phật chỉnói về Niết-bàn, giúp trừ sanh tử, đoạn các lậu hoặcmà thôi chứ chưa nói sẽ thành Phật đạo, chứng Bồ-đề.

Kinhvăn: Ta thiết lập ra phương tiện ấy, khiến họ được vàoPhật huệ. Nhưng, Ta chưa từng nói (các ông sẽ được thànhPhật đạo). Bởi vì sao mà chưa từng nói? Bởi vì thời giannói chưa đến, hôm nay mới đúng lúc, Ta quyết định nóipháp Đại thừa.

Giảithích: Nên hiểu rằng, trước kia Ngài đã nói pháp Đại thừarồi, nhưng Đại thừa trước Pháp Hoa Phật chỉ thọ ký chohàng Bồ-tát thành Phật. Đến Pháp Hoa mới chung kết, tómthâu cả hàng Thanh Văn hồi tâm hướng Đại đều đượcthọ ký thành Phật, nên Đại thừa trong Pháp Hoa có nghĩatrọn vẹn hơn. Do đó, gọi là Đại thừa Viên giáo.

Kinhvăn: Ta nói 9 bộ pháp này, tùy thuận theo chúng sanh cốt đểđưa vào Đại thừa, cho nên nói kinh này.

Cónhững Phật tử tâm thanh tịnh, nhu nhuyến và lợi căn, đốivới vô lượng các đức Phật có thể tu hành đạo thâm diệu.Ta sẽ vì các hàng Phật tử đó, nói kinh Đại thừa này.Ta thọ ký cho những người như thế, tương lai thành Phậtđạo. Do họ thâm tâm niệm Phật, tu trì giới luật thanh tịnhnên những hạng người đó nghe mới được thành Phật thìsanh hoan hỶ lớn lao đầy khắp cả thân mình. Phật biếttâm hạnh của những người đó, cho nên nói kinh Đại thừa.

HàngThanh Văn hoặc Bồ-tát nghe pháp Ta nói cho đến một câu kệcũng đều thành Phật đạo không có nghi.

Giảithích: Tâm thanh tịnh nhu nhuyến tức là có tâm tín thuận,lợi căn tức là có trí tuệ. Có tín và có tuệ.

Biếttâm hạnh tức nhiên biết sở hành trong tâm. Sở hành trongtâm là đủ có tín có tuệ, thọ lãnh và nạp được giáolý Đại thừa nên Phật nói kinh Đại thừa.

Nghemột câu kệ cũng thành Phật, bởi vì câu kệ đó nói lênđạo lý làm Phật, lẽ tất nhiên nghe câu kệ đó sẽ thànhPhật.

Kinhvăn: Trong 10 phương Phật độ, chỉ có pháp Nhất thừa chứkhông hai cũng không ba, trừ Phật phương tiện nói ra, mà phươngtiện nói cũng chỉ dùng danh tự giả để dẫn đạo các chúngsanh.

Giảithích: Nói Nhị thừa, Tam thừa là danh tự giả để dẫn dắtchúng sanh, chứ đó cũng không phải thật.

Kinhvăn: Vì nói trí tuệ Phật, nên các đức Phật ra đời. Chỉmột việc đó là thật, còn nói hai thừa ba thừa thời chẳngphải chơn. Ta hoàn toàn không đem pháp Tiểu thừa để tếđộ chúng sanh. Phật tử trú trong pháp Đại thừa, đúng nhưpháp Ngài chứng được, do sức định, tuệ và sức phươngtiện trang nghiêm, đem pháp đó để hoá độ chúng sanh.

Giảithích: "Dư nhị" ngoài hai thừa... tức là ngoài nhất thậtsự ra, dù nói cái gì khác nữa thì đều chẳng phải. Tứcngoài nhất đại sự nhân duyên, tất cả cái khác đều làphương tiện để dẫn đạo chúng sanh. Định, Tuệ, Lực ởtrên phải hiểu: Định để thành Phật, Tuệ để chứng ngộchân lý và phương tiện lực để dắt dẫn chúng sanh. Ba thứnày thiếu một thì không thể trang nghiêm được pháp Đạithừa. Và nhờ trang nghiêm pháp Đại thừa mà Phật luôn trútrong pháp Đại thừa. Chữ "tự trú" có nghĩa tự giác thánhtrí luôn luôn tự trú, chứng nhập pháp Đại thừa bình đẳngthật tướng.

Kinhvăn: Tự chứng pháp vô thượng đạo Đại thừa bình đẳng.Nếu Ta dùng Tiểu thừa để giáo hóa, dù giáo hóa chỉ mộtngười thôi Ta cũng mắc vào xan tham đó là việc không thểcó.

Giảithích: Không bao giờ đức Phật chứng pháp bình đẳng Đạithừa mà Ngài lại đem pháp Tiểu thừa dạy cho chúng sanh,dù dạy cho một người Ngài cũng không dạy, nếu làm nhưvậy là mắc lỗi xan tham. Đây là một lối nói của đứcPhật. Ngài thấy việc này chúng sanh khó tin khó hiểu, chonên, Ngài luôn lập lại như vậy.

Kinhvăn: "Nếu người có lòng tin quy y Phật, họ sẽ biết NhưLai không luống dối, cũng không có ý xan tham tật đố. NhưLai đã đoạn hết các điều ác, nhờ đó cho nên, ở trongmười phương chỉ riêng Phật có hiệu là vô sở úy (gồmcả tứ vô sử úy)" Ta có thân tướng trang nghiêm, có hàoquang chiếu soi thế gian, được vô lượng chúng tôn kính,Ta nói pháp ứng hợp với thật tướng.

Giảithích: Đây cũng là một lời minh chứng, đức Phật nhờ đoạnác, nhờ không tật đố xan tham, nhờ lòng cứu độ chúngsanh mới có được thân tướng trang nghiêm. Có hào quang chiếukhắp thế gian, được vô lượng chúng tôn kính. Vậy "chonên Ta nói thật tướng ấn", thật tướng ấn là pháp Đạithừa, pháp thật tướng ấn. Ấn có tam pháp ấn, có thậttướng ấn. Tam pháp ấn thuộc pháp Tiểu thừa. Đó là vôthường, khổ, vô ngã. Vì tất cả mọi hiện tượng ở thếgian, thiên hình vạn trạng sai khác, nhưng tự mỗi pháp đềumang đủ ba tánh chất vô thường, khổ, vô ngã. Đức Phậtđã tự chứng ngộ được, Phật nói lại cho chúng sanh nghe,điều đó như một dấu ấn. Nếu ở đâu, lời kinh, quyểnluận nào diễn tả trong đó bao hàm cả ý nói về hiện tượngthế gian vô thường, khổ, vô ngã thì đó là dấu ấn củaPhật, tin đó là lời Phật nói, gọi đó là ấn. Như mộtcái dấu đóng trên tờ giấy, ai thấy cái dấu đóng đềubiết là văn thơ thuộc của ai nên gọi đó là ấn.

CònĐại thừa thì có thêm thật tướng ấn hay nhất Phật thừaấn. Đó là dấu ấn của Kinh luận Đại thừa, chỉ về thậttướng bình đẳng của vạn pháp.

Kinhvăn: "Xá-lợi-phất nên biết, Ta vốn lập thệ nguyện, muốnkhiến các chúng sanh đồng được như Ta không khác".

"Nhưsở nguyện của Ta xưa thì nay đã được viên mãn đó làhóa độ tất cả chúng sanh đều khiến vào Phật đạo."

Giảithích: Câu này để nói rằng đức Phật không phải ngày hômnay mà chính từ trong bản nguyện, Ngài cũng đã lập thệnguyện muốn cho chúng sanh đồng được thành Phật như mình,nghĩa là muốn đem pháp nhất thừa nói cho chúng sanh chớ khônghai ba thừa gì hết.

Kinhvăn: Nếu ta gặp chúng sanh, đều dạy cho họ Phật đạo,nhưng những người vô trí, bị lầm lỗi, rối loạn, mê hoặc,không lãnh thọ được lời dạy đó. Ta biết chúng sanh ấychưa từng tu gốc thiện. Họ bị chấp chặt nơi 5 dục, bịsi ái nên sanh ra khổ não.

Giảithích: Đoạn kệ này là lập lại phần văn trường hàng ởtrước nói về ngũ trược. Mấy câu này là nói về phiềnnão trược.

Kinhvăn: "Do nhơn duyên của ái dục phải đọa vào tam đồ ácđạo. Sanh vào trong 6 thù luân hồi để chịu các khổ".

Giảithích: Đoạn này là nói về chúng sanh trược. Khi sanh chỗnày, khi sanh chỗ kia, cho nên gọi là chúng sanh.

Kinhvăn: "Rồi thọ lấy thân hình mỏng manh trong thai bào, cứđời đời tăng dồn lên mãi".

Giảithích: Đây là nói về mạng trược.

Kinhvăn: "Những người thiếu phước đức, bị các khổ bứcbách, sa vào trong rừng tà kiến, hoặc chấp có chấp không,v.v... Dựa theo các tà kiến đó tăng lên đủ 62 tà kiến,rồi đắm chấp theo pháp hư vọng, giữ chặt không rời bỏ."

Giảithích: Đây là nói về kiến trược. (62 tà kiến xem kinh Phạmvõng hay Phạm động trong Trường A Hàm sẽ rõ)

Kinhvăn: "Ngã mạn tự cống cao, tâm siểm, khúc không chân thật,trong ngàn vạn ức kiếp, không nghe được danh tự Phật, cũngkhông nghe được chánh pháp, những người như thế thật khóđộ".

Giảithích: Đây là nói về kiếp trược.

Kinhvăn: "Cho nên Xá-lợi-phất, Ta vì họ thiết lập phương tiện,nói đạo dứt khổ, chỉ thị Niết-bàn, Ta tuy nói Niết-bàn,nhưng có cũng chẳng phải chân thật Niết-bàn. Các pháp từxưa nay, tướng thường tự tịch diệt. Các Phật tử dựatheo đó hành đạo xong, tương lai sẽ được làm Phật. Tacó sức phương tiện, khai thị ba thừa pháp".

Giảithích: Đức Phật nói Niết-bàn là đối với hàng Thanh Văn.Trong khi nói Niết-bàn, Ngài chỉ cái khổ sanh tử, muốn dứttrừ khổ sanh tử phải đoạn trừ mê hoặc, mê hoặc đượcđoạn trừ thì sanh tử không còn, sanh tử không còn thì chứngđược Niết-bàn. Như vậy, ở hàng Thanh văn, đức Phật nóitướng sanh tử rõ ràng, tướng Niết-bàn rõ ràng, đoạn cáinày thì chứng quả kia, cho nên, đức Phật nói pháp Tứ đếcho Thanh Văn đó là sanh diệt Tứ đế, tức là đứng trêntánh cách, tướng trạng có sanh có diệt, có tướng sanh tử,có tướng Niết-bàn rõ ràng... Niết-bàn đó là Niết-bàntương đối chưa phải là cứu cánh.

Niết-bàncứu cánh là gì ? là chư pháp thật tướng. "Chư pháp tùngbản lai thường tự tịch diệt tướng", các pháp từ xưanay tướng của nó vẫn thường tự tịch diệt, hay là tướngcủa các pháp từ xưa nay tự tịch diệt, tự tịch diệt làtự vắng lặng. Sở dĩ nói pháp đó sanh, pháp đó diệt, phápđó có, pháp đó không... Đó chỉ là vọng kiến hư tưởngcủa chúng sanh mà thôi. Kỳ thật, pháp đó vốn tịch tịnh,vốn bất sanh bất diệt. Sanh tức bất sanh. Nói cái nhà sanhnhưng có phải thật sự có cái nhà sanh không - thật sự khôngcó cái nhà sanh. Đã không có sanh thì lấy cái gì diệt ? Thànhra, thấy có cái tướng nhà giả dối sanh diệt, nhưng chínhtự nó, chính từ bản thể của cái nhà đó vốn không sanhdiệt, đó gọi là "tướng tịch diệt". Tịch diệt tức Niết-bàn.Niết-bàn là bất sanh bất diệt thì tịch diệt có nghĩa làbất sanh bất diệt. Đây mới là chân thật Niết-bàn và đâylà lý của Đại thừa, mà lý Đại thừa thì chính ngay trongđương thể các pháp là bất sanh bất diệt, đó là Niết-bàn.Cho nên, trong Tiểu thừa không nói sanh tử tức Niết-bàn,phiền não tức Bồ-đề. Lên Đại thừa thì chính ngay nơidụng và tướng là thể, chính nơi thể là tướng là dụngbất tương ly.

Trungluận có cắt nghĩa: "Các pháp duyên sanh vô tánh, đó là tịchdiệt, mà tịch diệt là vô tướng, vô thử, vô bỉ". Nóicó cái nhà sanh mà kỳ thật không có cái nhà sanh, nhà bổnvô sanh, không có một cái gọi là có cái nhà cụ thể thậtcó sanh. Như vậy, nhà vốn vô sanh vô diệt là vô tướng thìlàm sao có kia có đây, cho nên, gọi là tịch diệt. Và ởđó ngôn ngữ cùng hý luận đều bặt dứt, nói không nóicó cũng hý luận, nói thường nói đoạn... cũng hý luận.

Tómlại, Trung luận có nêu lên 8 phạm trù chấp trước của chúngsanh: Đối với các pháp, một là chấp sanh, hai là chấp diệt,ba là chấp thường, bốn là chấp đoạn, năm là chấp nhất,sáu là chấp khác, bảy là chấp từ ngoài đến, tám là từtrong sanh ra. Vì thế, nhà Trung luận, để phá những hý luậnsai lầm đó, nên thêm vào chữ bất: Bất sanh, bất diệt,bất thường, bất đoạn, bất nhứt, bất dị, bất lai, bấtxuất, để phủ nhận những điều chúng sanh chấp đó làgiả dối, không thật, mà khi đã phủ nhận tám điều đótức không có sanh diệt, đoạn, thường... thì như vậy, tựcác pháp bản lai tịch diệt tướng.

Cùngmột chỗ khác trong kinh luận nói, các pháp thực tướng thìở đó tâm duyên cũng bặt dứt, ngôn ngữ cũng bặt dứt.

Khinói chữ "bất" này rồi, thì giờ đây không thể dùng tâmmà tưởng đo lường được tánh cách của thật tướng pháp,đó là tâm duyên bặt dứt. Chỉ có trực nhận chớ còn phânbiệt tức là dùng ngôn ngữ mà phân biệt, tức đem tâm hànhduyên lự thì cả hai đều không được. Dùng tâm hành duyênlự không khác nào đem lửa đom đóm đốt nhà thì không saođốt được. Trung luận nói "vô sanh cũng vô diệt, tịch diệtnhư Niết-bàn". Cho nên, tịch diệt như Niết-bàn, tịch diệtlà bất sanh, bất diệt. Niết-bàn là bất sanh bất diệt.Ngộ được lẽ đương sanh "bất sanh" của các pháp tức ngộđược tướng tịch diệt của các pháp thì ngay trong đó đãlà Niết-bàn, chớ không phải chờ dứt hết sanh tử mớiđược Niết-bàn, mà chính ngay sanh tử tự tánh là Niết-bàn.Ngộ được tự tánh sanh tử là Niết-bàn thì đó mới làchân thật Niết-bàn, chưa ngộ được thì là phi chơn diệt.

Kinhvăn: "Tất cả các đấng Thế Tôn đều nói nhất thừa đạo,nay đây các hàng đại chúng đều hãy nên trừ nghi hoặc.Lời các đức Phật nói không khác, chỉ có một không haithừa."

Giảithích: Đoạn này ý rằng, lời đức Phật nói không hư dốihãy nên tin. Đây cũng là một nghĩa trong 6 nghĩa đã nói ởtrước, bàn bạc trong các đoạn kinh. (Hoặc tán thán phápnhất thừa, lời Phật không hư dối...)

Kinhvăn: Quá khứ vô số kiếp, vô lượng các đức Phật diệtđộ, trăm ngàn vạn ức số không thể lường hết được,các đức Phật như vậy từng dùng các thứ nhơn duyên, cácthứ thí dụ, vô số phương tiện lực để diễn nói cácpháp tướng (các pháp thật tướng). Các đấng Thế Tôn ấyđều chỉ nói nhất thừa pháp để giáo hóa vô lượng chúngsanh khiến họ vào Phật đạo.

Lại,các đấng đại thánh chúa, biết tất cả thế gian, các loàinhân thiên quần sanh, về chỗ ưa muốn trong thâm tâm họ,rồi lại dùng dị phương tiện làm trợ tiếp phát hiển nghĩađệ nhất.

Giảithích: Thế nào là "dị phương tiện"? Thay vì đức Phật nóithẳng pháp nhất thừa thì chúng sanh không hiểu, cho nên, Ngàiphải dùng phương tiện này, phương tiện khác để nói ra,nên gọi dị phương tiện. Như Phật phóng hào quang, Phậtnói phiền não ô nhiễm của chúng sanh để chúng sanh biếtđó là nguồn gốc sanh tử để trừ, Phật nói Niết-bàn Vôdư y v.v... tất cả đó là dị phương tiện. Vì sao gọi làdị phương tiện? Là những điều đó đối với chúng sanhthì thấy là thật, nhưng đối với đức Phật, Ngài tự thấyrằng đó chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sanh đitới nhất thừa đạo mà thôi. Cho nên gọi là dị phươngtiện, mà có dị phương tiện đó mới giúp phát huy đượcnhất thừa đạo. Nếu như đức Phật không khai quyền thìchắc chắn không bao giờ chúng sanh nghe được nhất thừađạo, cho nên, Ngài dùng dị phương tiện để khai quyền.Mặc dù là dị phương tiện nhưng là pháp môn đưa đến nhấtthừa đạo.

Kinhvăn: Nếu có loại chúng sanh gặp được các đức Phật quákhứ, hoặc nghe pháp bố thí, hoặc trì giới, nhẫn nhục,tinh tấn, thuyền định, trí tuệ mà tu tập trí tuệ phướcđức đó. Những hạng người như vậy đều đã thành Phậtđạo.

Giảithích: Đức Phật nói về lục độ vạn hạnh, đó cũng làdị phương tiện. Vì sao nhất thừa pháp mà lại chia ra lụcđộ? Đoạn này là nói về chúng sanh gặp Phật ra đời, nghepháp lục độ mà tu hành đều được thành Phật đạo. Cònsau khi Phật diệt độ thì sao?

Kinhvăn: "Sau khi chư Phật diệt độ, hoặc có người tâm hiềnlành nhu nhuyến, những hạng chúng sanh như vậy đều đã thànhPhật đạo. Các đức Phật diệt độ rồi cúng dường Xá-lợi-phất,dựng lên vạn ức các thứ tháp, hoặc bằng vàng, bạc, phalê, xa cừ, mã não, mai quỉ hoặc lưu ly rồi trang nghiêm thanhtịnh, trang nghiêm nơi các tháp".

Hoặcdựng miếu thờ, hoặc bằng đá, hoặc bằng gỗ chiên đàn,bằng trầm thủy, bằng cây tra, gỗ mộc cùng các thứ gỗkhác. Hoặc bằng ngói gạch đất, hoặc ở giữa chỗ đồngtrống, đắp đất làm miếu thờ Phật. Cho đến đồng tửgiỡn chơi, nhóm cát lại làm tháp Phật. Những người nhưvậy đó, đều đã thành Phật đạo".

Giảithích: Cúng dường Xá-lợi, làm tháp, miếu, cho đến đồngtử giỡn chơi, nhóm cát làm tháp Phật cũng đều thành Phậtđạo. Đây là nói việc xây tháp miếu cúng dường.

Kinhvăn: "Hoặc có người vì Phật mà kiến lập nên hình tượngPhật, hoặc chạm, hoặc khắc, thành các tướng, người đóđều đã thành Phật đạo.

Hoặcdùng bảy báu để kết thành, hoặc bằng thiếc, bạc, đồngtrắng, đồng đỏ, bạch lạp, bằng chì, bằng sắt, bằngcây, bằng đất, bằng sơn, bằng vải, để trang sức tượngPhật. Những người như vậy đều đã thành Phật đạo.

Hoặclà vẽ tượng Phật, đủ trăm phước trang nghiêm, hoặc tựmình làm, hoặc khiến người khác làm, đều đã thành Phậtđạo. Cho đến đồng tử giỡn chơi, hoặc dùng cỏ cây vàbút, dùng móng tay gạch vẽ tượng Phật, những người nhưvậy lần lượt chứa công đức, đầu đủ tâm đại bi, đềuđã thành Phật đạo, chỉ giáo hóa hàng Bồ-tát, độ thoátvô lượng chúng sanh".

Giảithích: Đoạn này nói về sự tạo tượng Phật mà đượcthành Phật đạo.

Kinhvăn: "Hoặc có người đối với tháp miếu, đối với tượngbáu, tượng vẽ, dùng hoa hương, phan lọng đem tâm cung kínhđể cúng dường.

Hoặckhiến người khác trổi nhạc, đánh trống, thổi còi, thổiốc, thổi ống tiêu, ống địch, đờn cầm, đờn không hầu,đờn tỳ bà, não bạc. Các âm nhạc như vậy dùng để cúngdường, hoặc với tâm hoan hỶ, ca ngâm khen ngợi công đứccủa Phật, cho đến một tiếng nhỏ, cũng đều đã thànhPhật đạo.

Hoặcngười tâm tán loạn, cho đến dùng một cành hoa cúng dườngnơi tượng vẽ, cũng lần lượt thấy vô số Phật".

Giảithích: Đoạn này nói về sự cúng dường tượng Phật màđược thành Phật đạo.

Kinhvăn: "Hoặc có người lễ bái, hoặc chỉ chấp hai tay, chođến đưa một tay, hoặc chỉ hơi cúi đầu để cúng dườngtượng Phật thì cũng lần lược thấy vô số Phật, tự thànhvô thượng đạo, rộng độ vô số người mà vào Vô dư Niết-bàn,như củi hết lửa tắt.

Giảithích: Đoạn này nói về sự lễ bái, cung kinh tượng Phậtmà được thành Phật đạo.

Kinhvăn: "Hoặc người tâm tán loạn, đi vào trong tháp miếu, niệmlên một câu Nam Mô Phật, đều đã thành Phật đạo".

Giảithích: Đoạn này nói về sự niệm Phật mà được thành Phậtđạo.

Kinhvăn: "Đối với các đức Phật quá khứ, hoặc còn ở đời,hoặc sau khi diệt độ, nếu có người nghe được pháp nàycủa các Ngài, đều đã thành Phật đạo."

Giảithích: Đoạn này nói về việc chư Phật quá khứ ra đờithuyết pháp, các chúng sanh quá khứ nghe pháp tu hành đềuđược thành Phật đạo; tức chứng quả vô thượng bồ-đề.Tiếp đoạn sau nói về chư Phật vị lai và hiện tại ra đờithuyết pháp, chúng sanh đời vị lai và hiện tại nghe pháptu hành cũng được lợi ích như vậy. Những sự việc tu hành,hành đạo đã nói trong kinh để diễn tả lên cái "dị phươngtiện" như đã nói. Đó là những phương tiện Phật khai rađể cho đủ hạng chúng sanh nương theo đó tu hành.

Trongkinh Phật dạy: "Hoặc có người chỉ lễ bái... chỉ hơi cúiđầu... hoặc có người tâm tán loạn đi vào trong tháp miếuniệm một câu "Nam Mô Phật" đều đã thành Phật đạo..."sao mà dễ vậy? chúng ta tu đã lâu, niệm Phật cũng nhiều,nghe pháp đọc kinh cũng nhiều mà sao chẳng thành gì cả?

Phảihiểu rằng cái nhơn như vậy thì thành cái quả như vậy.Vẽ tượng Phật là đã có mầm mống Phật, dâng một cànhhoa cúng Phật, làm một tháp Phật, niệm một danh hiệu Phậtlà đã gieo chủng tử Phật vào tâm, mà khi đã gieo chủngtử Phật thì tự nó sẽ tiếp tục tăng lên để thành tựuvô lượng công đức và được thành Phật đạo.

Nênbiết đây là nói nhơn thành Phật sẽ đưa đến quả thànhPhật chứ không nói khoảng thời gian, mới gạch vẽ tượngPhật chơi dưới đất, đưa một cánh tay.... mà đã thànhPhật liền. Dù một việc làm rất nhỏ, nhưng với tâm hướngvề Phật tức là gieo chủng tử Phật vào trong tâm, khi chủngPhật đã có, hột giống Phật đã gieo tức nhiên sẽ mọclên cây Phật. Cũng như, học đánh đàn thì sẽ biết đànchứ không làm toán được. Đó là điều cần phải hiểurõ, đừng thấy trong kinh mới nói câu trên đưa cánh tay...câu dưới đã thành Phật đạo, rồi hiểu lầm rằng thờigian trong khoảng chốc lát làm sao thành được.

Nhưtrước đã hiểu về nghĩa quả và báo, đoạn này sẽ hiểuquả và báo ấy xuyên qua lời Phật dạy trên. Đẳng lưu nhânquả và dị thục nhân quả hay gọi cách khác tập nhơn, tậpquả và báo nhơn, báo quả.

Vềđẳng lưu nhân quả thì nhơn thiện đi đến quả thiện, nhơnác đi đến quả ác. Ở đây nhơn Phật sẽ đi đến quảPhật chắc chắn. Mặc dù, với thời gian từ nhơn Phật đitới quả Phật có chìm nổi bao nhiêu trong vòng luân hồi sanhtử đi nữa, nhưng đẳng lưu nhơn quả là hột giống thiệnvẫn đi tới quả thiện. Nó chỉ chìm nổi về mặt dị thụcnhơn quả mà thôi. Thay đổi trên mặt dị thục nhơn quả,khi làm trời, khi làm người, khi làm súc sanh.... Còn về mặtđẳng lưu nhơn quả thì y như một dòng nước, ta cho vào mộtchấm màu xanh trên đầu dòng nước, màu xanh đó sẽ trôixuống cuối dòng nước, màu xanh đó vẫn là màu xanh. Đólà đẳng lưu nhơn quả. Màu xanh ấy từ đầu dòng nướcđến cuối dòng nước nó chìm nổi biết bao nhiêu khúc, khidội lên, khi chìm xuống, khi thành băng tuyết, sóng to sóngnhỏ, thay hình đổi dạng... Đó là dị thục nhơn quả. Nhữnghình thái này, ta ví dụ cho thân sanh tử luân hồi trong cõitrời, cõi người, địa ngục.... Tuy đổi khác trên hình thứcthấy có thấp cao lên xuống, nhưng cái giống Phật trên đầudòng nước vẫn đi tới cuối dòng nước. Cũng như vậy gieonhơn làm Phật thì nhất định thành Phật, dù ở giữa khoảngtừ nhơn tới quả có lâu xa chìm nổi .

Dùtrong đó có hữu lậu thiện, nhưng thiện này đã bị thếlực vô minh dẫn dắt, nên cũng đều là vô minh. Vậy quảbáo 3 cõi đó là của vô minh chớ không phải của thiện.Hóa Địa Bộ cũng cho rằng: "Thiện chẳng phải là nhơn củaquả báo 3 cõi (thiện phi hữu nhơn). Luận Nhiếp Đại thừacuốn 11 nói: Tất cả việc thiện của chúng sanh đều làphương tiện đại thanh tịnh của Bồ-tát. Vì sao? Vì thanhtịnh đã là một, dù chưa đến địa vị đại thanh tịnh,bởi nghĩa vô trụ mà tất cả đều quy hướng về đại đạoBồ-tát. Để rõ thêm ý nghĩa này, Ngài Thiên Thai có chia ra6 bậc kể từ hàng chúng sanh ô trược, thấp thỏi hà tiệnnhất cho đến Phật quả, gọi là "lục tức Phật".

1.Lý tức Phật: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, nhưvậy chúng sanh đều là Phật. Cho đến chúng sanh ở địangục cũng có Phật tánh, vậy thì đứng trên lý thể, chúngsanh địa ngục cũng tức là Phật, nhưng mà Phật đây làPhật trên lý nên gọi là lý tức Phật. Dù rằng, chúng sanhđó không hiểu gì về Phật cũng là Phật. Bởi vì, dù khôngbiết gì tới Phật nhưng tự bản tánh của chúng sanh vốncó trí giác ngộ thành Phật, đều có Phật tánh.

Cóngười thắc mắc nói, có ông đó hung dữ như thế mà Phậttánh chỗ nào? ai nói gì ông cũng chửi, gặp ai ông cũng đánh,giết, gặp đâu ăn cắp đó, Phật tánh chỗ nào ? Vẫn có.Bởi vì hung dữ gì thì hung dữ nhưng tựu trung, ông ta vẫncó điều lành, ông ta vẫn ưa điều thiện, ghét điều ác.Chẳng hạn, tuy ăn cắp nhưng ai nói ông ta ăn cắp thì ôngkhông thích, thế tức nhiên chính trong thâm tâm ông ta vốnlà ưa điều thiện, ghét điều ác chứ gì. Nếu như thíchđiều ác, thích việc ăn cắp thì khi nghe nói ông ăn cắpthì ông thích mới phải, chứ sao ông lại ghét, ngược lại,nghe người ta khen ông đó tốt lắm, biết thương người cứuvật... thì ông lại thích. Thế cho biết, từ trong bản tâmông ta vẫn ưa điều thiện, ghét điều ác. Các tính ưa lànhghét dữ đó là Phật tánh chứ gì. Có ai bảo rằng tôi chỉưa điều ác mà rất ghét điều thiện không ? Ai mắng tôiđánh tôi tôi thích, chớ khen tôi tôi giận không? chắc chắnlà không, không ai chỉ ưa ác ghét thiện, trái lại ai cũngchỉ ưa thiện mà ghét ác, vậy biết ai cũng có Phật tánh.Và chính nhờ cái đó để có thể làm người, làm trời,làm Phật. Nếu như không có tính ưa điều thiện ghét điềuác đó thì Phật cũng bó tay không làm sao cứu nổi. Vì nếungười chỉ ưa điều ác thôi, thì làm sao đem điều thiệnnói cho nghe được. Cho nên, chính điểm ưa thiện ghét áclà Phật tánh, là Phật tri kiến mà Phật tánh đó ai cũngcó, cho nên, ai cũng là Phật. Ở trong mọi người, mọi chúngsanh đều có, cho đến con vật cũng có một chút niềm thương,nó thương con nó, thương tự thân nó, mà từ niềm thươngđó nếu biết khai thác ra thì nó thương con người khác, thươngvật khác, nếu không biết khai thác thì nói chỉ thu gọn trongchỗ thương con nó thôi, nhưng nó cũng có một niềm thương.Nhìn thấy chỗ đó là Phật vậy. Ngài Quy Sơn đến học thiềnvới Tổ Bá Trượng, một hôm Tổ bảo Ngài đến bươi lòấy lửa, Ngài đến lò bươi tìm rồi đến thưa rằng khôngcó lửa. Tổ đứng dậy đến bươi sâu thêm một chút nữarồi cầm lên một đóm lửa hỏi Ngài Quy Sơn rằng, ngươinói không có lửa vậy cái này là gì? Ngài Quy Sơn liền ngộ.Ngài Quy Sơn ngộ cái gì? Ngộ Phật tánh, ngộ bản lai diệnmục. Bản lai diện mục đó, Phật tánh đó có sẳn trong chúngsanh nhưng vì chôn vùi dưới đám tro phiền não, ai biết bươithì tìm thấy không biết bươi thì đành chịu. Ngài Quy Sơnkhông biết cách bươi cho nên tìm không ra. Tổ Bá Trượngbiết cách bươi cho nên Ngài đưa lên được.

2.Danh tự tức Phật: Cao hơn một bậc, như người có biếtđến Phật có nghe pháp, có quy y, giữ giới, có biết làmlành, tránh dữ theo lời Phật dạy đôi chút gọi là danh tựtức Phật. Có mang danh Phật tử chớ không phải chỉ lý suông,như lý tức Phật. Nhưng nếu không có lý tức Phật thì khôngthể có danh tự Phật. Lý còn Phật hà huống danh tự Phật.Người không biết chi tới Phật cũng là Phật, huống chi ngườiđã biết Phật rồi.

3.Quán hạnh tức Phật: Người có tu, có biết suy tư đạo lýcủa Phật, biết thực hành lời dạy của Phật gọi là quánhạnh tức Phật. Quán hạnh tức Phật này từ thập tín, thậptrụ, thập hạnh đến thập hồi hướng.

4.Tương tợ tức Phật: Chỉ sơ địa kiến đạo. Đây là thấyrõ được Phật tánh của mình chớ không có lầm, tức khaithị ngộ. Ngộ thấy rõ được Phật tánh của mình chớ khôngmơ hồ, tương tợ nhưng cũng chỉ mới là thấy. Như ngườitìm cha mình mà mới thấy tấm ảnh chứ chưa thấy cha bằngda thịt thật. Nhưng tấm ảnh đó cũng đầy đủ hình dạngbóng dáng của người cha, đem bóng đó so với cha mình thìgiống y, còn đưa qua người khác thì không giống nên gọilà tương tợ.

5.Phần chứng tức Phật: Từ sơ địa trở lên, đã ngộ đượcPhật tánh rồi dựa theo lý Phật tánh mình ngộ đó mà thựchành theo từng Phần, từng phần phá trừ vô minh, từng phầnthấy rõ Phật tánh, in như từng phần thấy được ông chamình bằng xương bằng thịt chớ không thấy bóng dáng nữa.

6.Cứu cánh tức Phật: Lên đến Diệu giác. Đây là đức Phậttrọn vẹn không phải Phật ở trong lý mà đức Phật đâyđủ trí đức, đoạn đức, ân đức, đầy đủ pháp thân,bát nhã, giải thoát.

Tómlại, như vậy thì lý cũng Phật, danh tự cũng Phật, quánhạnh cũng Phật... thì làm sao không thành Phật được. Khôngthành Phật lý thì thành Phật danh tự... cho nên trong kinh gọi"giai dĩ thành Phật đạo". Đây là một đạo lý vô cùng thâmthúy cao siêu, đức Phật đưa tất cả chúng sanh lên ngangđịa vị Phật. Ngài không nhìn chúng sanh là những kẻ nhỏmọn thấp hèn. Khi đức phật nói chúng sanh bị đau khổ vìsanh già bệnh chết, không phải Ngài khinh khi mà là nói vớimột tình thương, thấy chúng sanh khổ, muốn cho chúng sanhlìa khổ mà nói. Khi nói như vậy nhưng Ngài vẫn thấy tấtcả chúng sanh đều là Phật. Cho nên giáo thuyết, pháp môncủa Phật ôm tất cả chúng sanh vào lòng như người mẹ hiềnkhông bỏ một đứa con nào với tinh thần bao la quảng đại.

Kinhvăn: Các đức Thế Tôn vị lai, số ấy nhiều vô lượng.Các đấng Như Lai đó cũng dùng phương tiện thuyết pháp.

Tấtcả các đức Như Lai dùng vô số phương tiện, độ thoátcác chúng sanh vào nơi trí tuệ vô lậu (tức nhập Phật trikiến).

Hoặcngười có nghe Pháp, không một ai không thành Phật. Bổn thệnguyện của các đức Phật là, Ta tu hành Phật đạo và khắpmuốn tất cả chúng sanh cùng đồng được đạo đó.

Cácđức Thế Tôn ở đời vị lai tuy nói trăm ngàn ức vô sốcác pháp môn kỳ thật vì nhất thừa mà thôi.

Giảithích: Đã dẫn mười phương các đức Phật quá khứ đếnđây là nói đến các đức Phật vị lai và ngay đức PhậtThích Ca để luôn nhắc cho biết rằng Phật, Phật đạo đồng,Phật, Phật pháp đồng và Phật Phật nguyện đồng. Cho nên,hễ ai có nghe được pháp của Phật thì thành Phật đạo.

Kinhvăn: Các đức Phật lưỡng túc tôn, biết pháp thường vôtánh, giống Phật theo duyên mà hiện khởi, cho nên mới nóipháp nhất thừa là pháp trụ pháp vị, tướng thế gian thườngtrú, đức Phật ở nơi đạo tràng chứng biết rồi, đấngĐạo sư phương tiện nói ra.

Giảithích: Tám câu kệ: "Chư Phật lưỡng túc tôn, tri pháp thườngvô tánh... Đạo sư phương tiện thuyết". Tôi đã giảng rõtrong bài "Nhất thừa đạo". Ở đây, xin giảng thêm "Chư Phậtlưỡng túc tôn". Chữ lưỡng túc tôn có hai nghĩa.

1.Đức Phật là bậc cao quý nhất trong loài hai chân. Bởi vì,chúng sanh có loại không chân, có loại nhiều chân, có loại12 chân, 10 chân, 4 chân, 2 chân. Hai chân là cao nhất, loài người,trời. Đức Phật là bậc cao nhất trong loài hai chân cho nêngọi là lưỡng túc tôn.

2.Đức Phật là bậc đầy đủ phước và huệ, "phước huệlưỡng toàn phương tác Phật". Phước đức và trí tuệ đầyđủ mới làm Phật. Đức Phật có đầy đủ hơn cả nêngọi là lưỡng túc tôn.

"Tripháp thường vô tánh", Đức Phật biết rõ được các phápthường vô tánh, tức các pháp thường vô tự tánh, có nghĩarằng chúng sanh chỉ biết các pháp trên mặt giả tướng.Chúng sanh không biết được nghĩa thật tướng của các pháplà không, là giả, là trung đạo (không đế, giả đế, trungđạo đế). Bởi vì, bất cứ một pháp nào, tự nó cũng đủba cạnh khía gọi là ba sự thật hay chân lý ba mặt là không,giả và trung. Biết các pháp thường vô tánh tức là biếtcác pháp trọn vẹn ở trong ba thật tướng là không, giả,trung của các pháp.

"Phậtchủng tùng duyên khởi", đồng thời cũng biết giống Phậtphải theo cơ duyên mà hiện khởi. Nếu không có duyên thìgiống Phật không khởi được. Giống Phật, chủng tử Phật,Phật tánh, tất cả chúng sanh đều có ; nhưng nếu không gặpduyên thì chủng tử Phật đó vẫn nằm yên dưới lớp bùndơ phiền trược. Viên ngọc vẫn là viên ngọc, nhưng viênngọc đó không có duyên để phát khởi thì vẫn nằm yêntrong khối đá. Cho nên, phải có duyên mới phát khởi được.Phát khởi đây là Phát khởi tướng chớ không phát khởitánh. Ngài Thiên Thai, do đó, cũng chia Phật tánh ra làm ba thứ:Chánh nhơn Phật tánh, duyên nhơn Phật tánh và liễu nhơn Phậttánh.

Bởivì, từ Phật tánh trong thể tánh, nó thành tựu được, cụtúc được thật tướng thì nó phải có duyên mới thành tựuđược và khi duyên đầy đủ thì nó hiển lộ một cách trọnvẹn cho nên gọi là Liễu.

Chánhnhơn Phật tánh tức là lý tức Phật, tất cả chúng sanh đềucó chánh nhơn Phật tánh. Nếu như không có Phật tánh ấy,cũng như gạo không có chất cơm, không có chánh nhơn cơm thìdù có nấu mấy cũng không thành cơm được. Nhưng dù có chánhnhơn cơm, mà phải có nấu mới thành cơm, chớ cứ để nguyênhột gạo thì không thành cơm. Cũng vậy, có chánh nhơn Phậttánh lại phải có duyên nhơn Phật tánh, như gặp Phật, ngheđược giáo lý nhất thừa thì chánh nhơn Phật tánh mới thànhtựu được. Khi duyên nhơn Phật tánh được thành tựu đầyđủ thì chánh nhơn Phật tánh sẽ hiển lộ một cách trọnvẹn. Cũng như, cơm khi đã nấu, đầy đủ nước, đủ củi,đủ lửa, nấu chín trọn vẹn, trở thành hột cơm ngon bùigọi là liễu nhơn. Phật chủng phải có đủ duyên mới hiểnđược. Cái duyên làm phát khởi Phật chủng này là gì ? Phảilà nhất thừa giáo, cho nên, đức Phật nói lý nhất thừa.

"ThịPháp trụ, pháp vị". Pháp trụ pháp vị chỉ cho chơn như,đồng nghĩa với chơn như thật tướng. Thị pháp là chỉcho chư pháp thường vô tánh, tức thật tướng, cái đó luônluôn vẫn ở trong pháp thật tướng, vẫn ở trong bản vịcủa nó, mặc dù hiện hữu mà ở trong bản vị lý tánh. Tấtcả mọi hiện tướng chỉ hiện lên trong lý tánh, lý thểcủa nó. Tướng lửa đỏ chỉ hiện lên trong tánh lửa, chỉhiện lên trong tánh nóng, chứ lửa không thể hiện lên trongtánh ướt, sóng chỉ hiện lên trong nước, chứ sóng khôngthể hiện lên đất, nghĩa là, tất cả mọi hiện tướngđều hiện lên trên bản thể của nó, trên tự tánh, lý tánhcủa nó gọi là pháp trụ pháp vị. Mà đã là pháp trụ phápvị như vậy thì tất cả những tướng thế gian, những hiệntượng ta thấy đó cũng điều trụ pháp vị, cũng đều hiệnlên trên tự thể bản vị của nó. Sóng chỉ hiện lên trênnước, lửa chỉ hiện lên trên tánh nóng, ngọn lửa khôngthể hiện lên trên đất, nghĩa là lửa với tánh nóng luônluôn gắn chặt với nhau. Lý tức sự, sự tức lý, sóng tứcnước, nước tức sóng. Mà nước là thường, sóng tức nước,như vậy, sóng cũng thường. Cho nên nói thế gian tướng thườngtrú. Quy tướng về tánh, quy sóng về nước. Sóng là nướckhông thể ngoài nước tìm có sóng, không thể bỏ sóng điđể tìm nước. Còn mắt thông thường của chúng sanh hay trúvào tướng nên không thấy nước mà chỉ thấy sóng. Thửhỏi, có sóng nào ngoài nước mà có ? Không cần sóng, múcsóng đổ đi để lấy nước có được không ? Chắc chắnlà không. Như vậy, nước là thường, sóng ở trong nướcsóng là thường. Đó là thế gian tướng thường trú. Đâylà theo nghĩa của Hiển giáo. Theo Mật giáo thì tức tướngtức tánh, tướng tánh bất ly, như mặt trăng, mặt trời vàánh sáng. Mặt trăng, mặt trời là tánh là thể, mà ánh sánglà tướng là dụng. Thể, tướng, dụng đó bất tương ly.Ly mặt trăng mặt trời thì không có ánh sáng, ly ánh sángkhông có mặt trăng mặt trời. Tánh tướng bất ly. Mà mặttrăng mặt trời là thường thì ánh sáng mặt trăng mặt trờilà thường. Vậy thì, những hiện tướng của thế gian cũngvẫn ở trong thực thể tự tánh của thế gian, bất tươngly cho nên gọi thế gian tướng thường trú.

"Ưđạo tràng tri dĩ, đạo sư phương tiện thuyết". Đức Phậtở nơi đạo tràng, chứng ngộ được lý thật tướng đó,nhưng Ngài không thể nói thẳng lý đó cho chúng sanh nghe màđức Phật phải phương tiện giảng thuyết.

Kinhvăn: Các đức Phật hiện tại trong mười phương được hàngnhơn thiên cúng dường. Số các Ngài nhiều như cát sông Hằng,xuất hiện ở thể gian, đem lại sự an ổn cho chúng sanh,cũng nói pháp như vậy.

Biếtđược tịch diệt đệ nhất ( tịch diệt đệ nhất tứclà nhất thừa) mà dùng sức phương tiện, tuy nói chủng chủngđạo, (khi nói Thanh văn, khi nói Duyên giác...) Nhưng kỳ thậtcũng cốt vì Phật thừa.

ĐứcPhật biết các hạnh nghiệp của chúng sanh, biết xu hươngtrong thâm tâm chúng sanh, biết tập nghiệp, dục, tánh, sứctinh tấn, lợi căn, độn căn quá khứ của chúng sanh mà dùngcác thứ nhân duyên thí dụ, và ngôn từ, tùy theo chỗ ưathích của chúng sanh mà phương tiện nói ra.

NayTa (đức Thích Ca) cũng như vậy. Vì an ổn chúng sanh mà dùngcác pháp môn để khai thị Phật đạo.

Tađem sức trí tuệ, biết tánh, dục của chúng sanh, rồi dùngsức phương tiện nói các pháp, khiến đều được hoan hỶ.

Xá-lợi-phấtnên biết, Ta dùng Phật nhãn quán sát, thấy lục đạo chúngsanh bần cùng không phước huệ (vô phước mới bần cùng),bị sa vào trong đường hiểm sanh tử (vô huệ mới sanh vàohiểm đạo) tiếp tục chịu khổ không dứt (nói về mạngtrược), đắm sâu nơi ngũ dục, như con trâu đen ưa cái đuôicủa nó (có loại trâu đuôi dài, xứ mình không có, nó ưathích cái đuôi của nó thành cứ quay đầu nhìn theo cái đuôimà đi, phải bị sa hầm. Do lòng tham ái ngăn che, mù mờ khôngthấy biết, không cầu đến Đại Thế Phật (tức đức Phậtcó đại oai lực) và cũng không chịu cầu pháp dứt khổ (khôngchịu cầu pháp đây nói về phiền não trược), thâm nhậpvào tà kiến, muốn lấy khổ để dứt khổ (theo ngoại đạolà dĩ khổ diệt khổ. Đây là kiến trược). Ta vì các chúngsanh ấy mà khởi lên tâm đại bi. Khi Ta ngồi chốn đạo tràng,hoặc xem cây, hoặc đi kinh hành, ở trong ba thất đầu, tưduy việc như vầy ; Trí tuệ Ta chứng được, vi diệu tốiđệ nhất. Còn các chúng sanh độn căn này bị đắm ưa dụclạc và bị các sự ngu si che lấp, cái loại như vậy làmsao mà độ được ? Lúc bấy giờ các Phạm Thiên vương cácĐế Thích thiên, Hộ thế tứ thiên vương, Đại tự tạithiên và các chư thiên khác, quyến thuộc trăm ngàn vạn, cungkính chắp tay đảnh lễ xin Ta chuyển pháp luân. Ta liền tựsuy nghĩ, nếu chỉ tán thán Phật thừa, thì chúng sanh chìmđắm trong sự khổ không làm sao tin nổi pháp đó. Mà khôngtin thì sẽ phá pháp; mang tội bị đọa vào ba đường ác,vậy Ta thà không thuyết pháp, mau vào Niết-bàn.

Taliền nghĩ tới các đức Phật quá khứ đã thi hành sức phươngtiện. Ta nay đã chứng được đạo rồi cũng nên (dùng sứcphương tiện như các đức Phật quá khứ) mà nói pháp tamthừa. Khi suy nghĩ như vậy, mười phương các đức Phật đềuhiện đến, với phạm âm vi diệu an ủi khuyến dụ Ta rằng:Lành thay Thích Ca Văn, là bặc đạo sự bậc nhất, chứngđược vô thượng pháp, hãy tùy theo thông lệ của tất cảchư Phật mà dùng sức phương tiện (độ sanh). Như các đứcPhật, Ta cũng đều được tối diệu đệ nhất pháp, vì cácloài chúng sanh phân biệt nói ba thừa.

Nhữnghàng tiểu trí ưa pháp nhỏ, không tự tin mình làm Phật được,cho nên, Ta dùng phương tiện phân biệt nói các quả vị; tuycó nói tam thừa nhưng chỉ để giáo hóa Bồ-tát.

Xá-lợi-phấtnên biết, Ta nghe âm thanh vi diệu thâm sâu thanh tịnh củacác bậc Thánh Sư Tử, Ta liền xưng Nam Mô Chư Phật, Ta lạinghĩ như vầy: Ta ra đời vào thời năm trược ác, hãy giốngnhư các đức Phật khác nói, Ta cũng tùy hành theo như cácNgài. Tư duy việc đó rồi, liền đi đến rừng Ba-la-nại.(Chỗ 5 vị Tỳ-kheo, nhưng mà đến đó thì đến chứ). Cácpháp tướng tịch diệt không thể dùng lời nói để tuyênra được nên mới dùng sức phương tiện vì 5 Tỳ-kheo nóipháp. Ấy gọi Chuyển pháp luân, mới có âm thanh Niết-bànvà A-la-hán. Pháp và Tăng từ đây mới có danh xưng sai biệt.

Từkiếp lâu xa đến nay tán thán pháp Niết-bàn, dứt hết khổsanh tử, Ta thường nói điều đó.

Xá-lợi-phấtnên biết, Ta thấy các hàng Phật tử người có chí cầu Phậtđạo, vô lượng trăm ngàn ức, đều đem tâm cung kính đếnchỗ đức Phật, từng theo các đức Phật nghe Ngài dùng phươngtiện nói pháp, Ta liền nghĩ rằng: Đức Như Lai sở dĩ rađời là vì nói trí tuệ Phật cho chúng sanh nghe thì hôm naylà đúng lúc.

Xá-lợi-phấtnên biết, hàng độn căn tiểu trí, cứ trước tướng kiêumạn không thể tin được pháp này, nhưng nay đây, Ta rấtvui mừng không còn sợ hãi, ở trong hàng Bồ-tát, đúng lúcthẳng thắn bỏ pháp phương tiện mà chỉ nói đạo nhấtthừa !"

Giảithích: Trước kia, đức Phật nói pháp còn sợ chúng sanh khônghiểu rồi sanh phỉ báng sẽ bị đọa lạc. Bây giờ Ngàikhông còn lo sợ điều đó nữa nên gọi là vô úy. Thứ nữalà, trước kia Ngài chưa nói được điều Ngài muốn nói màphải nói nương theo ý người khác, đến lúc này thì nóiđược điều muốn nói cho nên mừng. Trước Ngài nói phươngtiện, bây giờ bỏ không nói phương tiện nữa. Nói "bỏ"không phải vì pháp phương tiện vô dụng đâu. Bởi đó làbước đầu để đưa đến nhất thừa. Trước kia chưa nóingay đạo nhất thừa, nay thì nói ngay đạo nhất thừa.

Kinhvăn: Hàng Bồ-tát nghe pháp này thì lưới nghi đều dứt, 1200vị La-hán cũng đều biết mình sẽ làm Phật. Như nghi thứcthuyết pháp của các đức Phật ba đời, Ta hôm nay cũng giốngnhư thế, nói pháp vô phân biệt.

Cácđức Phật ra đời rất lâu xa khó gặp được. Chính ngaykhi đức Phật ra đời nói pháp này còn khó hơn. Vô lượngvô số kiếp nghe được pháp này lại khó hơn nữa, và ngườiđủ căn cơ nghe được pháp này lại càng khó hơn nữa.

Giốngnhư hoa Ưu-đàm được tất cả đều ưa mến, đó là thứhoa hi hữu trong hàng nhơn thiên, lâu lâu mới xuất hiện mộtlần, người nghe pháp hoan hỶ tán thán, cho đến phát lênmột câu nói, người đó đã là cúng dường tam thế Phật.Người đó rất hy hữu, quá hơn hoa Ưu-đàm, các ông chớcó nghi. Ta là vua các pháp (đức Phật đối với các phápNgài tự tại nên gọi Pháp Vương) khắp bảo các đại chúng,chỉ dùng nhất thừa đạo giáo hóa các Bồ-tát, không cóvì hàng đệ tử Thanh Văn. Các ông Xá-lợi-phất, Thanh Vănvà Bồ-tát hãy biết pháp vi diệu này là pháp bí yếu củachư Phật, ở trong đời ác 5 trược, chỉ ưa đắm các dục,những chúng sanh như thế trọn không thể cầu Phật đạo.Các người ác trong đời sau nghe Phật nói nhất thừa, mêhoặc không tin thọ được, người đó phá pháp bị đọavào ác đạo. Còn người có tâm tàm quí, có đức thanh tịnh,có chí cầu Phật đạo, thì hãy vì những người như vậyrộng tán dương đạo lý nhất thừa.

Xá-lợi-phấtnên biết, pháp của chư Phật như vậy do vạn ức phươngtiện tùy nghi mà nói ra, những người không tập học, khôngthể hiểu rõ được pháp đó. Các ông nay đã biết: ĐứcPhật là thầy của thế gian, việc tùy nghi phương tiện nóipháp, không còn các nghi hoặc, tâm sanh đại hoan hỶ, tự biếtmình sẽ làm Phật.

(Hếtphẩm Phương Tiện)

(Cóngười nói: Sáu Hoa sen trước chỉ cho sáu đức Phật quákhứ. Hoa sen thứ bảy là đức Phật Thích Ca vậy.

Thámcangảnh thảo là phương thức bắt cá. Thám cang là bó lông chimđề hô (tức chim bồ hồng ở nước) vào đầu cây sào rồicặm xuống nước, dò sâu cạn cho cá tụ lại rồi dùng lướibắt. Ảnh thảo là trải cỏ trên mặt nước cho cá tụ lạinúp bóng rồi dùng lưới bắt. Thiện tri thức dùng phươngthức dò căn cơ để khai hóa trò cũng giống như thế.

ThiênThai Trí Giả (538 - 97) là Tổ thứ 3 của tông Thiên Thai TrungHoa.

2 Chỉcó Phật cùng với Phật mới hiểu thấu chân tướng củatất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái nhưthế, bản tánh như thế, năng lực như thế, biểu hiện nhưthế, năng lực như thế, hành tác như thế, nguyên nhân nhưthế, duyên cớ như thế, kết quả như thế, báo đáp nhưthế và toàn bộ rốt ráo như thế.

Cưu-ma-la-thậpsinh năm 344 ở Kucha, một nước ở Trung Á, giữa Ấn Độvà Trung Quốc. Năm 7 tuổi La Thập đã vào ở tu viện và sauđó Ngài được gởi đi Ấn Độ để học Phật giáo ĐạiThừa.

Khivề lại quê nhà, Thầy Ngài là Suryasoma đã dạy Ngài KinhSaddharma-pundarika-sùtra (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Năm 401 Ngàiđến Tràng An kinh đô của Hậu Tân theo lời mời của Vua.Lúc ấy Ngài đã 62 tuổi và được vua phong quốc sư, và mấtnăm 72 tuổi (431).

Ngàilà người tinh thông Phạn và Hoa ngữ. Kinh Pháp Hoa và cácKinh do Ngài phiên dịch (có đến cả ngàn người phụ việc)do đó có thể kết luận rằng bản dịch Kinh Pháp Hoa từPhạn sang Hoa ngữ của Ngài hầu như không có sai lạc. KinhPháp Hoa sau đó đóng một vai trò rất quan trọng trong Phậtgiáo Trung Quốc. Trí Giả (538 - 97) sau đó đã nghiên cứu rốtráo tất cả các Kinh điển của Phật giáo Đại thừa vàTiểu thừa và viết ra sớ luận tuyệt diệu về Pháp Hoa nhưPháp Hoa Huyền Nghĩa (Diệu Pháp Diên Hoa Kinh Huyền Nghĩa),Pháp Hoa Văn Cú (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú) với ngài QuánĐảnh và Ma-ha Chỉ Quán. Như thế, Kinh Pháp Hoa đã phổ biếnsâu rộng khắp Trung Quốc, dù nhập vào Nhật xuyên qua CaoLy. Việt Nam chúng ta Kinh Pháp Hoa cũng được truyền rất sớm.

Tríchtrong Bài ca tâm Phật của Tuệ Trung Thượng sĩ:

"...Đicũng thiền, ngồi cũng thiền

Tronglò lửa rực, một hoa sen..."

Theocách phán giải của ngài Thiên Thai trí giả.

Nhằmnói đến Thật giáo, mà Thật giáo cao nhất là Nhất thừađạo, nương lấy Nhất thừa đạo làm diệu nhân để chứngđắc diệu quả

Nhằmnói đến thật thân tức là Pháp thân vô trụ của Phật,mà Pháp thân vô trụ cùng tột của diệu quả

Hay:Ý nghĩa bài kệ trong kinh Pháp Hoa.

Hay:Ba đức cần có của người thuyết giảng Pháp Hoa.

Liênquan vấn đề này, kinh Lăng Già nói có năm thứ ngôn thuyết:

-Tướngngôn thuyết: Ngôn thuyết do chấp trước các tướng như sắc,hương... mà sanh ra.

-Mộngngôn thuyết: Nương cảnh chiêm bao, phân biệt thọ dụng màsanh ra.

-Chấptrước ngôn thuyết: Do nghĩ nhớ những việc đã nghe đã làmmà sanh ra.

-Vôthủy ngôn thuyết: Do sự huân tập của chủng tử phiền nãohỶ chấp trước từ vô thủy mà sanh ra.

-Nhưnghĩa ngôn thuyết: Thí như kinh Kim Cang Tam Muội nói: "Xá-lợi-phấtthưa, tất cả pháp đều là lời nói, văn tự. Tướng làlời nói văn tự không phải là nghĩa, và nghĩa như thật thìkhông thể nói được. Vậy thì sao đức Như Lai hiện nay lạithuyết pháp? Phật dạy: Ta thuyết pháp là do chúng sanh cácông còn ở trong vòng phát sanh lời nói. Do muốn nói cái khôngthể nói nên Ta thuyết pháp. Cái chỗ Ta nói là nói cái nghĩa,chứ không phải nói văn tự, còn chỗ chúng sanh nói là nóivăn tự, chứ không phải nói nghĩa. Lời nói phi nghĩa đềulà rỗng không, lời nói rỗng không không nói được nghĩavà đã không nói được nghĩa thì đều là vọng ngữ. Cònlời nói như nghĩa thì thật không là bất không, không thậtlà bất thật, rời cả hai tướng, cho đến tướng trung giancũng không thành, chỉ như lý như như mà nói.

Liênquan vấn đề này, kinh Bản Nghiệp Anh Lạc và phẩm Bản NghiệpPhật mẫu nói: "Tất cả điều thiện đều đưa đến Phậtquả, còn vô minh chỉ đưa đến quả hữu vi sanh diệt. Nhưthế quả lành do nhân lành, quả ác do nhân ác, nên gọi là"thiện không chịu quả báo sanh diệt, chỉ chịu thành Phậtquả thôi". Tất cả điều thiện của phàm phu hoặc Thánhnhân đều gọi là vô lậu. Pháp Sư Hải Đông nó: "Tất cảthiện thọ Phật quả là sanh đắc thiện và tác đắc thiện,chúng đều là chánh nhơn đưa đến Phật quả. Tất cả thiệnđều gọi là vô lậu, vì nó thuận với tánh tịch tịnh,nghịch với các lậu, Sanh đắc thiện tùy thuận bản giác,từ bản giác thanh tịnh mà sanh ra, rồi chuyển thành tác đắcthiện nên cũng thuận với bàn giác. Pháp sư Trúc Đạo Sinhđời Lu Tống viết luận: "Thiện bất thọ báo". Pháp sư PhổTịch (Nhật Bản) nói: "Tôn chỉ thiện bất thọ báo rấtthâm huyền. Tất cả thiện khi chưa thành quả thì nó xu hướngPhật đạo, thành thứ thiện thuận với phần giải thoát.Khi thành Phật quả mặc dù báo nhơn báo quả như đã tiêutạ, nhưng tập nhơn tập quả vẫn tiếp tục tăng trưởngquy về đại đạo. Thế của thiện vốn diệu, vì phàm tấtcả thiện pháp đều từ chơn như không tánh phát khởi, tựnhiên nó xu hướng về Phật quả, chớ không làm cái nhơncho quả hữu vi sanh diệt. Trái lại, quả báo trong ba cõi đềutừ vô minh bất thiện phát khởi. Dù trong đó có hữu lậuthiện, nhưng thiện này đã bị thế lực vô minh dẫn dắt,nên cũng đều là vô minh. Vậy, quả báo ba cõi đó là củavô minh chớ không phải của thiện. Hóa Địa Bộ cũng chorằng: "Thiện chẳng phải là nhơn của quả báo 3 cõi (thiệnphi hữu nhơn). Luận Nhiếp Đại thừa cuốn 11 nói: Tất cảviệc thiện của chúng sanh đều là phương tiện đại thanhtịnh của Bồ-tát. Vì sao? Vì thanh tịnh đã là một, dù chưađến địa vị đại thanh tịnh, bởi nghĩa vô trụ mà tấtcả đều quy hướng về đại đạo Bồ-tát.

Vitính/ Người gửi bài: Tâm Minh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]