Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

13/03/201104:59(Xem: 10602)
Dẫn nhập

ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính


DẪN NHẬP
(Lời giới thiệu của người biên tập Anh ngữ)

Lama Zopa Rinpoche, vị lãnh đạo tinh thần của Tổ chức Bảo tồn Truyền thống Phật giáo Đại thừa (Foundation for the Preservation of the Mahyna Tradation – FPMT) đã và đang giúp đỡ những người có vấn đề về sứckhỏe trong hơn hai mươi năm qua, bắt đầu từ khi ngài quyết định mở khóagiảng đầu tiên về việc điều trị bệnh, được tổ chức tại Viện Tara (Tara Institute), Trung tâm FPMT ở Melbourne, nước Úc. Trước đó, ngoài những cách thức chữa bệnh bằng cây cỏ theo truyền thống Tây Tạng, Lama Zopa đãchỉ dẫn cho hàng ngàn người các phương thuốc chữa bệnh bằng thiền định,trì tụng mật chú và nhiều cách thực hành chữa bệnh khác nữa theo Phật giáo Tây Tạng. Vì cảm thấy ngày càng có nhiều người cần sự giúp đỡ và thấy rằng Phật giáo Tây Tạng có quá nhiều điều cung cấp cho họ, nhất là những người bị bệnh nan y, nên Rinpoche đã tổ chức một khóa học trong một tuần lễ dạy về cách chữa bệnh.

Khóa tu tập đó, được phổ biến như là “Các phương pháp và thiền định giúpđiều trị thân tâm”, đã không đưa ra hứa hẹn nào về những cách chữa bệnhkỳ diệu. Lama Zopa Rinpoche đã nhấn mạnh rằng những ai bị bệnh hiểm nghèo mới được phép tham dự khóa học và kết quả là chỉ có sáu người đượcchấp nhận theo học. Trong số đó, bốn người bị bệnh ung thư, một người có HIV dương tính, và người còn lại bị bệnh xơ cứng đa phương (multiple sclerosis). Thêm vào đó, khóa học còn có sự tham dự của sáu người được chọn lựa để lo việc tổ chức khóa học hoặc để điều hành các khóa học chữabệnh trong tương lai.

Vào buổi sáng ngày 28 tháng 8 năm 1991, các học viên gặp nhau trong phòng thiền của Viện Tara cho buổi học đầu tiên. Không áp dụng cách thứcgiảng Pháp theo truyền thống là vị thầy sẽ ngồi trên một ngai cao, LamaZopa đã ngồi trong một ghế bành thoải mái ngay trước mặt sáu học trò, và cả sáu người này cũng ngồi trong ghế bành. Rinpoche mở lời chào mừng các học trò như sau: “Tôi muốn nói lời cảm ơn tất cả các bạn đã đến đây.Chúng ta sẽ cùng giúp đỡ nhau để phát triển tâm và lòng tốt của chúng ta – chính lòng tốt này là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Được như vậy, chúng ta có thể làm lợi lạc các chúng sinh hữu tình khác tốt hơn, chu đáo hơn. Tôi muốn cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã tạo ra cơ hội này.”

Sau đó, tất cả mọi người trong nhóm, kể cả Rinpoche, đều tự giới thiệu vắn tắt về mình và nói đôi lời về những gì họ mong đợi có được khi tham gia khóa học. Sau này, Rinpoche cho biết rằng, lúc đầu ngài dự định khóahọc sẽ chú tâm vào việc thực hành thiền định, nhưng khi nghe các học viên nói ra những mong đợi của từng người thì ngài ngạc nhiên thấy rằng họ rất quan tâm đến việc tìm kiếm sự bình an trong tâm hơn là chữa bệnh.Chính điều này khiến Rinpoche đã đi sâu hơn vào triết lý Phật giáo trong các bài giảng.

Trong suốt bảy ngày của khóa học, Rinpoche dạy hai lần mỗi ngày, sáng vàchiều, thường là những tiết học ngắn bởi vì các học viên có sức khỏe không tốt. Ngài cẩn thận tránh dùng từ tiếng Phạn (Sanskrit), thay vào đó ngài sử dụng những từ ngữ phổ thông dễ hiểu hơn. Kèm theo các buổi học còn có tiết tập thể dục nhẹ vào buổi sáng, thời thiền định có hướng dẫn và tiết thảo luận nhóm. Rinpoche giới thiệu triết lý Phật giáo cơ bản, nhấn mạnh đặc biệt về sự chuyển hóa tâm; ngài tặng mỗi người một cuốn sách “Transforming Problems into Happiness” (Chuyển họa thành phúc)với chữ ký đề tặng của ngài. Ngài lưu ý rằng cuốn sách đó chứa đựng những chủ đề chính sẽ được thảo luận trong khóa học chữa bệnh này. Rinpoche cũng hướng dẫn các pháp thiền định chữa bệnh bằng ánh sáng trắng, hướng dẫn tụng các mật chú và thiền định Bổn tôn, đặc biệt là mậtchú của Bổn tôn Logyưnma; hướng dẫn đi nhiễu quanh các [thánh vật linh thiêng như] bảo tháp, xá-lợi, kinh điển; và hướng dẫn việc chú nguyện vào nước, rồi học viên được cho uống nước đã chú nguyện này vào lúc bắt đầu và kết thúc mỗi buổi học. Cuối khóa Rinpoche gặp gỡ từng người để trao đổi về tình trạng riêng của họ và đưa ra những lời khuyên cho sự thực hành của mỗi người. Trong phòng riêng, Rinpoche cũng thực hiện các lễ puja cầu nguyện cho họ.

Có một nữ học viên trẻ phải rời khóa học sau ngày thứ hai vì cần thêm thuốc giảm đau, những người còn lại đều nhận xét rằng khi đến cuối khóa họ cảm thấy khỏe hơn nhiều, cơn đau giảm bớt và sự bình an trong tâm phát triển hơn.

Kết thúc khóa học, Rinpoche đã ban pháp jenang, tức là sự cho phép thực hành các pháp Đức Phật Dược Sư, Singhanada và Sitatapatra. Ngài cũng soạn ra chương “Thực hành tịnh hóa cho người bị ung thư hay AIDS” (xem trang 446 ) và dịch ra tiếng Anh một pháp thực hành điều trị bệnh ngắn gọn do Đức Liên Hoa Sinh soạn (xem phần “Đức Phật Dược Sư” trang 353). Ngài ban cho từng người các pháp cần thực hành tu tập sau khóa học. Sau này, ngài có giải thích rằng, ngài muốn những người đang bị bệnh hiểm nghèo tiếp tục thực hành tu tập tâm linh như vậy sẽ tiến gần đến chỗ chấm dứt trọn vẹn khổ đau và nhân khổ đau, hơn là chỉ thực hành để khỏi bệnh rồi sau đó không tiếp tục thực hành tu tập tâm linh nữa. [Vì nếu vậy,] họ có thể có sức khỏe tốt nhưng đang sống lãng phí cả cuộc đời.

Mặc dù khóa học ở Viện Tara là khóa học duy nhất về chữa bệnh do Lama Zopa giảng dạy, nhưng vào tháng Hai năm 1993, Rinpoche còn có ba lần thuyết giảng về “Chữa lành bệnh tâm và thân” ở Auckland thuộc New Zealand. Ngài mang đến các buổi giảng một cuốn sổ tay trong đó ngài pháchọa những chủ đề cho các khóa học về chữa bệnh mà ngài cho là “tinh túynhất của sự chữa lành bệnh tật”. Vì không thể giảng hết các chủ đề tại Auckland, Rinpoche đã tiếp tục hoàn tất chúng trong các buổi giảng kế tiếp ở Trung tâm Mahamudra, cũng ở New Zealand. Mặc dù bản phác họa các chủ đề đó không được đề cập đến trong khóa học ở viện Tara, nhưng rõ ràng các chủ đề đó đã là dàn bài của khóa học này.

Các chủ đề đó cũng tạo nên dàn bài của Phần Một sách này. Chủ đề đầu tiên bao gồm hai chương đầu, nhằm thúc đẩy người đọc có lòng tin vào những lợi ích của các kỹ thuật thiền định thông qua các câu chuyện nói về những người đã khỏi bệnh nhờ sự thực hành này. Chương ba phát triển chủ đề thứ hai, tức là sự cần thiết phải phá vỡ những khái niệm cố hữu về sự thường hằng. Điều này có nghĩa là ta chấp nhận rằng dù người ta cómắc bệnh hiểm nghèo hay không cũng đều là như nhau trước sự kiện cái chết có thể xảy ra cho bất kỳ ai và bất cứ lúc nào.

Chủ đề thứ ba được giảng giải trong chương bốn, đề cập đến việc xem xét mục đích tối hậu của cuộc đời, vốn không chỉ là khỏe mạnh, sống lâu, mà còn là cứu giúp mọi chúng sinh hữu tình thoát khỏi khổ đau và mang hạnh phúc đến cho họ. Chủ đề này được giảng giải cặn kẽ hơn trong ba chương kế tiếp.

Chủ đề thứ tư được chia thành hai phần, chỉ rõ rằng mọi sự đều do tâm. Phần đầu tiên liên quan đến tiến trình gán đặt tên gọi lên sự vật (định danh) của tâm, được đề cập trong hai chương tám và chín, và phần thứ hainói về nghiệp (karma) được thảo luận trong chương mười.

Kế tiếp là chủ đề then chốt, sự chuyển hóa tư tưởng, trong đó các vấn đềbất ổn được chuyển hóa thành hạnh phúc bằng cách nghĩ đến những khía cạnh có lợi của chúng. Chủ đề này được đề cập trong ba chương tiếp theo.

Chủ đề cuối cùng là pháp thiền định cho và nhận (Tiếng Tây Tạng là tong-len), được giảng giải trong chương mười bốn.

Phần Hai chứa đựng nhiều cách thức thiền định và thực hành chữa bệnh, nhiều pháp trong đó được chính Lama Zopa Rinpoche biên soạn hay phiên dịch. Chương mười lăm cung cấp các cách thiền định về chữa bệnh bằng ánhsáng trắng, về tâm bi mẫn, và về pháp cho và nhận. Chương mười sáu giảithích những lợi ích của pháp thực hành Đức Phật Dược Sư, chương này có hai bản văn về pháp thực hành Đức Phật Dược Sư do Đức Liên Hoa Sanh biênsoạn và Lama Zopa dịch sang tiếng Anh.

Tiếp theo, có hai chương bàn về cách phóng sinh. Chương đầu giải thích lợi ích của việc đi nhiễu quanh bảo tháp, việc trì tụng mật chú và chú nguyện vào nước (đây là các thực hành chính liên quan đến việc phóng sinh), chương kế tiếp dạy cách thức thực hiện lễ phóng sinh cụ thể do Lama Zopa biên soạn.

Chương mười chín trình bày ba kỹ thuật được áp dụng vào việc chữa bệnh trầm cảm. Chương hai mươi mở đầu với một giới thiệu ngắn về phương thuốcbốn năng lực, kế tiếp là một pháp thực hành tịnh hóa đơn giản được nêu ra ở cuối khóa chữa bệnh đầu tiên do Lama Zopa Rinpoche biên soạn. Hai chương kế tiếp cung cấp một pháp thiền định ngắn gọn về Đức Quán Thế Âm để có nước được chú nguyện và cung cấp một hiểu biết sơ lược liên quan đến việc đối phó với bệnh do loài rồng và sinh linh ma quỉ – các loài phi nhân liên can đến việc gây bệnh.

Chương 23 giới thiệu một nỗ lực của Rinpoche để tìm ra một phương thuốc thảo mộc chữa bệnh AIDS, và chương 24 là bản dịch một lời cầu nguyện rấtnổi tiếng mà Rinpoche khuyến khích áp dụng trì tụng trong suốt các khóahọc chữa bệnh.

Chương cuối cùng chứa đựng ba lời cầu nguyện hồi hướng mà Rinpoche đã trì tụng vào cuối các bài giảng và sau các thời thiền định trong suốt khóa học ở Viện Tara.

Việc xây dựng cấu trúc cho sách “Điều trị bệnh tận gốc” tương đối đơn giản vì Lama Zopa đã cung cấp dàn bài chính cho cuốn sách rồi, nhưng chúng tôi cần phải đưa ra nhiều quyết định trong việc chọn lựa các phần tài liệu thích đáng từ hơn 600 trang bản thảo chưa biên tập, ghi lại cácbài giảng đề cập việc chữa bệnh của Rinpoche. Ngoài 3 bài giảng chính đã được nêu ra, còn có hơn 30 bài giảng khác có mức độ dài ngắn khác nhau, và những phân đoạn trích dẫn từ những lời khuyên cho từng cá nhân,các học trò mà ngài đã ban dạy trong các năm 1998 và 1999. Mặc dù phầnlớn các bài giảng được đưa ra trong những năm đầu thập niên 90, nhưng cũng có các bài giảng nằm rải rác trong suốt khoảng thời gian từ đầu năm1981 đến giữa năm 1999.

Trong suốt khóa học ở Viện Tara, Lama Zopa Rinpoche đã linh kiến và chọnvị Bổn tôn chữa bệnh là Logyưnma, một Bổn tôn nữ thường được thực hành để chữa bệnh lây nhiễm. Thay vì cố đưa vào sách này toàn bộ các pháp thực hành Bổn tôn chữa bệnh, tôi chọn cách tập trung duy nhất vào Đức Phật Dược Sư, chủ yếu là vì pháp này có sự nối kết trực tiếp với sự chữabệnh và cũng vì nó có thể được thực hành để đem lại sự thành công tổng quát. Nếu bạn bị bệnh, cách tốt nhất là nhờ một vị Lama đạo hạnh tìm xemvị Bổn tôn nào có một mối liên hệ nghiệp mạnh mẽ với bạn, và rồi áp dụng pháp thực hành vị Bổn tôn đó. Nếu muốn biết thêm thông tin về các pháp thực hành chữa bệnh, xin liên lạc với Bộ phận Phụ trách Giáo dục của Tổ chức FPMT.

Mặc dù có một số pháp thực hành trong sách này có thể áp dụng cho cả những người không phải là Phật tử, nhưng đa số các pháp thực hành được mặc nhiên xem như người áp dụng đã qui y Tam Bảo rồi. Đặc biệt đối với các pháp thực hành về Bổn tôn, tốt nhất là bạn nên có sự tu tập đầu tiênvề các thiền định sơ đẳng của Con đường tu từng bước đến giác ngộ, hay Lam rim, trước khi nỗ lực quán tưởng và trì tụng mật chú. Một lần nữa, sự hướng dẫn từ một vị thầy đạo hạnh là cách lý tưởng nhất để bạn có thểđạt được tối đa những lợi lạc từ các phương pháp đó.

Các pháp thực hành này không có gì là thần thông hay kỳ bí, mà đúng hơn là một sự nhẫn nại vun trồng những nhân duyên nội tại chân chính dẫn đếnsức khỏe và hạnh phúc [trong tương lai]. Cũng như với sự tu tập phổ biến hơn trong Phật giáo thì kết quả mỗi người có được luôn tùy theo nghiệp đã tạo trong quá khứ và các điều kiện (duyên) hiện tại. Chẳng hạnnhư, Rinpoche nhiều lần giải thích về những lợi ích tuyệt vời của việc trì tụng nhiều mật chú khác nhau, đôi khi còn nói rằng việc trì tụng mộtmật chú chỉ một lần cũng có thể dứt bỏ nguy cơ bị tái sinh vào các cảnhgiới thấp. Sự giải thích về các lợi lạc không thể nghĩ bàn như vậy sẽ thúc đẩy lòng tin và sự kiên trì. Tuy nhiên, ngài cũng lưu ý rằng: “Lợi lạc mà bạn nhận được tùy thuộc vào cách mà bạn trì tụng mật chú hoàn hảonhư thế nào, và mức độ hoàn hảo này được xác định bởi động cơ bạn khởi lên và phẩm chất của tâm bạn.”

Tôi chân thành cảm ơn tất cả những người đã góp công sức cho cuốn sách này. Tôi đặc biệt bày tỏ sự thọ ơn Lama Zopa Rinpoche vì tâm từ ái và lòng kiên nhẫn vô lượng của ngài; cảm ơn cô Claire Atkins vì sự giúp đỡ rộng rãi về tài chánh; Ni sư Robina Courtin về rất nhiều những ý kiến chỉ dạy; Nick Ribush ở tổ chức Lama Yeshe Wisdom Archive (LYWA) vì sự hỗtrợ, Wendy Cook ở LYWA đã nhanh chóng cung cấp các băng đĩa và bản ghi chép; Ni sư Connie Miller ở Bộ phận Phụ trách Giáo dục của FPMT vì đã cung cấp dồi dào các tài liệu và cho những lời khuyên; Ven. Lhundrup Damchư về việc cung cấp tài liệu; Ven. Thupten Gyatso, Ven. Pende Hawtervà Murray Wright về những công lao đóng góp trong việc chuyển sửa biên tập sơ khởi; và xin cảm ơn rất nhiều người đã giúp việc ghi chép từ các băng đĩa gồm có Ven. Wendy Finster, Ven. Yeshe Chodron, Ven. Kaye Miner,Ven. Thubten Wongmo, Chris Naylor, Katarina Hallonblad, Tracy Ho, SallyBaraud, Su Hung, Julia Hengst, Gareth Robinson, Segen Speer-Senner, Diana Velez và Inta McKimm đã quá cố.

Cầu mong cho tất cả những ai đọc cuốn Điều trị bệnh tận gốc này đều sẽ được giải thoát tức thì mọi bệnh tật, mọi thương tổn tinh thần, mọi nghiệp chướng xấu ác và nhanh chóng đạt được hạnh phúc vô song của giác ngộ viên mãn. Mong sao cuốn sách này trở thành linh dược cho tất cả chúng sinh hữu tình, không chỉ tạm thời chữa lành sự đau đớn thân thể, mà còn chữa lành tận gốc thân và tâm họ, để họ không bao giờ phải bị đaukhổ nữa.

Người biên tập

AILSA CAMERON

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]