Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Bắc tông và Nam tông: Cùng một cỗ xe

12/02/201102:52(Xem: 9943)
3. Bắc tông và Nam tông: Cùng một cỗ xe

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

-3-
Bắc tông &Nam tông:

Cùng một cỗxe

BìnhAnson

Phậtgiáongày nay có nhiều tông phái với các truyền thống khácnhau. Tuy nhiên, chúng ta thường phân biệt hai tông phái chính:Phật giáo Bắc tông, Đại thừa ­ Mahāyana, và Phật giáoNam tông, Nguyên thủy ­ Theravāda. Phật giáo Mahāyana thịnhhành ở các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Đại Hàn,và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật giáo Theravāda được lưutruyền rộng rãi ở Tích Lan (Sri Lanka), Miến Điện, Thái Lan,Lào và Cam Bốt.

RiêngViệt Nam có lẽ là một quốc gia Á châu đầu tiên mà cảhai tông phái lớn này đều được chính thức thừa nhậnvà đã cộng tác hoạt động trong nhiều thập niên qua. Tôngphái Đại thừa có một truyền thống lâu đời và đã cómặt tại Việt Nam do các tu sĩ Ấn Độ truyền sang vào cuốithế kỷ thứ II TL. Tông phái Nguyên thủy cũng có mặt tạivùng đất này qua nhiều thế kỷ trong các cộng đồng ngườiKhmer tại miền nam nước Việt, và được truyền bá đếncác Phật tử người Việt (người Kinh) trong thập niên 1940.Trong những năm gần đây, lại có những dự án dịch thuậtkinh điển của cả hai truyền thống, từ các văn bản gốctiếng Hán và tiếng Pāli, sang tiếng Việt hiện đại.

Trongbài viết ngắn dưới đây, chúng tôi xin mạn phép trình bàysơ lược về nguồn gốc của Mahāyana và Theravāda, lồng trongbối cảnh lịch sử phát triển của đạo Phật tại Ấn Độtrong 1.000 năm đầu tiên sau khi Đức Phật tịch diệt. Tiếntrình lịch sử đó được tạm chia làm ba thời kỳ: thờikỳ nguyên thủy (100 năm), thời kỳ bộ phái (400 năm), vàthời kỳ chuyển hóa (500 năm).

1.Thờikỳ nguyên thủy

Trong45 năm truyền dạy đạo pháp, Đức Phật đã để lại rấtnhiều bài giảng, trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, cho nhiềungười thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Các bài giảngnày thường được các vị tu sĩ đệ tử ghi nhớ, sắp xếplại, truyền khẩu cho nhau, và dùng để giảng lại cho ngườikhác. Khi được phân phối đi hoằng dương đạo pháp ở cácvùng khác nhau, các bài giảng này thường được chuyển dịchra tiếng địa phương và điều này được Đức Phật chấpnhận và khuyến khích.

Cómột lần, hai vị đại đức Yamelu và Tekula xin phép ĐứcPhật để ghi chép và chuyển dịch những bài giảng của Ngàisang tiếng Vedic, vốn là văn tự của giới quý tộc dùng đểphúng tụng kinh Vệ-đà, để bảo đảm tính nhất quán vàchính xác của các bài kinh, nhưng Đức Phật không đồng ý.Ngài cho rằng các bài giảng của Ngài phải được phổ biếnđến mọi người qua ngôn ngữ địa phương để họ có thểnghe, hiểu và thực hành. Cũng vì vậy, dù rằng Đức Phậtdùng tiếng Magadhi (Ma-kiệt-đà) để giảng pháp, nhưng cácbài giảng đã được truyền khẩu bằng nhiều thứ tiếngkhác nhau.

Saukhi Đức Phật nhập diệt, ngài Đại Ca-diếp (Mahā Kassapa)triệu tập một hội đồng gồm khoảng 500 vị thánh tăngtại vùng đồi núi ngoại thành Vương xá (Rājagaha) để kếttập kinh điển, sau này được gọi là Đại hội Kết tậpI. "Kết tập" có nghĩa là thu góp, tập hợp lại, ôn lại,đừng để cho tán thất. Tiếng Phạn là "sangīti", có nghĩalà cùng nhau tụng lại. Trong Đại hội này, ngài Đại Ca-diếplà chủ quản, ngài A-nan-đa (Ānanda) đọc lại các bài kinhgiảng, và ngài Ưu-ba-ly (Upāli) đọc lại các điều luật.Sau lần kết tập đầu tiên này, Luật tạng và Kinh tạngđược đúc kết. Lúc ấy, Kinh tạng được chia ra thành 4bộ chính: Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng bộ, và Tăng chibộ.

2.Thờikỳ bộ phái

Sauđó, nhiều phái đoàn truyền giáo được gửi đi các nơiđể hoằng dương đạo pháp, từ miền Trung Ấn đến mạnnam và mạn tây xứ Ấn Độ. Trong thời kỳ này có nhiềubiến động, thay đổi bố cục chính trị giữa các vươngquốc trong vùng, và vì thế có nhiều thay đổi trong sinh hoạtxã hội, tạo ảnh hưởng đến các sinh hoạt tăng đoàn, nhấtlà tại những nơi mà Phật giáo còn mới, chưa vững mạnh.Nhiều tu sĩ trẻ trong những vùng này bắt đầu cảm thấycó nhu cầu cần sửa đổi giới luật và lề lối sinh hoạtđể phù hợp với đời sống địa phương.

Mộttrăm năm sau ngày Đức Phật nhập diệt, Đại hội Kết tậpII được tổ chức tại thành Vesali với 700 tu sĩ, mục đíchchính là để giải quyết các tranh chấp về 10 điều luậtcăn bản, trong đó có luật cấm các tu sĩ thu nhận vàng bạcdo dân chúng cúng dường. Nhưng thêm vào đó, Đại hội cũngduyệt lại các kinh điển, và kết tập một số bài kinh giảngkhông được đúc kết lúc trước. Đó là những cơ sở đểthành hình bộ kinh thứ 5, Tiểu bộ, về sau này.

VìĐại hội quyết định giữ nguyên 10 điều giới luật cănbản mà không sửa đổi, một số tu sĩ trẻ không hài lòngvà bắt đầu có khuynh hướng ly khai. Đây là mầm mống đưađến sự phân chia đầu tiên trong tăng đoàn: bộ phái Trưởnglão bộ (Sthaviravada) gồm các tu sĩ có khuynh hướng bảo thủ,và Đại chúng bộ (Mahā-sanghika) gồm các tu sĩ có khuynh hướngcải cách.

Mộttrăm năm sau đó, Đại hội Kết tập III được triệu tậpdưới thời vua A-dục (Asoka), 268-232 trước TL. Dưới sự chỉđạo của ngài Mục-kiền-liên Tử Đế-tu (Moggaliputta Tissa),Đại hội này gồm khoảng 1.000 vị tu sĩ đúc kết Kinh tạngvàThắng pháp tạng. Kinh tạng giờ đây gồm 5 bộ: Trường bộ,Trung bộ, Tương ưng bộ, Tăng chi bộ và Tiểu bộ. Thêm vàođó, tổ chức tăng đoàn theo truyền thống Trưởng lão bộđược chấn chỉnh lại theo đúng các giới luật.

Trongthời kỳ này, Đại chúng bộ bắt đầu phân chia ra thànhnhiều hệ phái. Nhiều nhà sử học ghi nhận có tất cả bốnlần phân chia, tổng cộng là 7 hệ phái trong vòng 200 năm.Bên cạnh đó, Trưởng lão bộ cũng bị phân chia bảy lần,tạo ra mười một hệ phái. Vì vậy mà ngày nay có nhiềusách viết về "mười tám hệ phái", cộng thêm với hai bộphái đầu tiên. Tuy nhiên, cũng có sách đã liệt kê đến34 phái.

VuaA-dục là một vị vua rất sùng bái đạo Phật, và đã đónggóp rất nhiều trong công cuộc phát huy đạo pháp. Ngài đãgửi nhiều phái đoàn đi truyền giáo nhiều nơi. Trong đócó Đại đức Mahinda, một trong những người con của ngài,cùng với 4 vị tu sĩ được gửi sang đảo Tích Lan để truyềnbá đạo Phật. Một mặt khác, đạo Phật cũng được pháttriển rộng rãi ở mạn tây bắc, và trung tâm Phật giáo ởKashmir trở thành một trong những trung tâm chính thời đó.Trong thời kỳ này, các tư tưởng Đại thừa bắt đầu thànhhình, và thâm nhập vào một vài tông phái của Đại chúngbộ.

3.Thờikỳ chuyển hóa: Theravāda

KhiĐại đức Mahinda và phái đoàn truyền giáo sang Tích Lan, ngàiđược vua Tích Lan giúp xây cất một ngôi chùa lớn, gọilà Đại tự viện (Mahāvihara), và từ đó thành lập tôngphái Đại tự viện ở xứ này. Một trăm năm sau thì mộtngôi chùa khác, tự viện Vô úy sơn (Abhayagiri), được xâycất và các tu sĩ ở chùa này bắt đầu tạo ảnh hưởnglớn mạnh ở Tích Lan. Thêm vào đó, cũng có nhiều nhóm tusĩ với khuynh hướng Đại thừa từ Ấn Độ sang hoạt độngtại xứ này, nhưng không có ảnh hưởng sâu rộng. Sự tranhgiành ảnh hưởng giữa hai tông phái nguyên thủy Đại tựviện và Vô úy sơn kéo dài qua nhiều thế kỷ, và chỉ chấmdứt vào khoảng thế kỷ thứ 12, khi nhóm Đại tự viện đượcvua Parakkamabahu chính thức thừa nhận, kết tạo thành tôngphái Theravāda như chúng ta thấy được ngày nay.

Vàokhoảng năm 29-17 trước TL, 500 tu sĩ phái Đại tự viện tậphọp lại và bắt đầu cho viết các tạng Kinh, Luật và Thắngpháp trên một loại giấy bằng lá bối đa. Lần đầu tiên,sau gần 500 năm truyền khẩu, ba bộ tạng được ghi chép trênlá bối, và từ đó, Tam tạng kinh điển hệ Pāli bằng vănbản được tạo ra và lưu truyền cho đến ngày nay. Đó làĐại hội Kết tập IV. Sở dĩ văn tự Pāli được dùng vìđó là ngôn ngữ chính thống miền Tây Ấn và là ngôn ngữcủa ngài Mahinda. Nhờ tình trạng xã hội tương đối ổnđịnh và đảo Tích Lan tương đối biệt lập, các bộ Tamtạng này đã được gìn giữ nguyên vẹn, dù rằng trong khisao chép chuyển truyền từ đời này sang đời khác, có thểcó một vài sửa đổi, sơ sót. Nhưng đó chỉ là các đoạnnhỏ, không quan trọng.

Từđó, Đại tạng kinh được truyền bá sang các nước lân cậnnhư Miến Điện, Thái Lan, Lào, và Cam Bốt. Ngoài ra, một sốcác bộ luận thuyết của các danh sư trong thời kỳ này, nhưThanh tịnh đạo (Visuddhi-magga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa)trước tác trong thế kỷ 4 TL, Thắng pháp tập yếu (Abhidhammat-thasangaha)của ngài Anuruddha, v.v. cũng được quý trọng, gìn giữ vàlưu truyền cho đến ngày nay.

Danhtừ Theravāda là tiếng Pāli, đồng nghĩa với chữ Sthaviravadacủa tiếng Sanskrit, có nghĩa là "giáo thuyết của các vịtrưởng lão". Sách Tàu thường dịch là Trưởng lão bộ, cókhi dịch là Thượng tọa bộ, là một trong hai bộ phái chínhtừ thời kỳ nguyên thủy. Tuy nhiên, danh từ Theravāda ngàynay thường được dùng để chỉ truyền thống Phật giáoNam tông, bắt nguồn từ Tích Lan, chịu nhiều ảnh hưởngcủa nhóm Đại tự viện, do Đại đức Mahinda và các tu sĩthuộc tông phái Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavada), một nhánhcủa Trưởng lão bộ, truyền bá vào Tích Lan khoảng 200 nămtrước Tây lịch. So với các tông phái khác vẫn còn hoạtđộng ngày nay, truyền thống Theravāda có thể được xem nhưlà một truyền thống tương đối lâu đời nhất, tương đốigần với thời kỳ nguyên thủy nhất.

4.Thờikỳ chuyển hóa: Mahāyana

Khoảng200 năm sau ngày Phật nhập Niết bàn, phái Đại chúng bộlan rộng tại nhiều vùng của xứ Ấn Độ và bắt đầu phânhóa thành nhiều tông phái. Tuy nhiên, trong thời kỳ đầu,các tông phái đều sử dụng kinh điển A-hàm (Āgama) bằngngôn ngữ Sanskrit, mặc dù đã có một vài sửa đổi đểhàm chứa tư tưởng đại thừa. Cho đến nay, các sử liệuđều chỉ cho thấy rằng kinh điển đại thừa bắt đầuxuất hiện trong những năm cuối cùng trước Tây lịch, lúcđầu là một vài bài kinh ngắn, về sau được bổ sung thêmvà phát triển, kết tập lại thành những bộ kinh lớn.

Tuynhiên, chúng ta vẫn chưa biết đích xác là danh xưng "Mahāyana­ Đại thừa" bắt đầu được sử dụng vào lúc nào, bắtnguồn từ tông phái nào trong thời kỳ bộ phái. Đầu tiên,danh xưng "Bồ tát thừa" được dùng, rồi dần dần về sau,danh xưng Đại thừa xuất hiện trong các bộ kinh mới. Bộkinh đầu tiên có đề cập đến danh xưng này là bộ kinhDiệu pháp Liên hoa. Có lẽ đó là kết tụ của những tiếnhóa tư tưởng trong mấy trăm năm sau khi có sự phân hóa tăngđoàn lần đầu tiên. Có học giả cho rằng Mahāyana bắt nguồntừ Đại chúng bộ vì cùng có những ý niệm phóng khoángtrong giới luật. Tuy nhiên các ý tưởng của tông phái Thuyếtnhất thiết hữu bộ (Sarvastivadin), một tông chính của Trưởnglão bộ, cũng được thu dụng và hàm chứa trong kinh điểnMahāyana. Có học giả cho rằng Mahāyana phát nguồn từ cáctu sĩ có tư tưởng cải cách từ nhiều tông phái khác nhau,như tông Nhất thuyết bộ (Ekavyavaharika), Thuyết xuất thếbộ (Lokottaravadin), Kế dẫn bộ (Kaukutika), v.v.

Kinhđiển Đại thừa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, có hệthống hơn, từ thế kỷ 1 TL trở về sau. Tiếc rằng các bộkinh đầu tiên, như Kinh Duy-ma-cật, Liễu Ba-la-mật, Bồ táttạng, Tam pháp kinh, v.v. nay không còn nguyên bản Sanskrit, màchỉ còn dịch bản chữ Hán và Tây Tạng, nên không thể đốichiếu, truy tầm nguồn gốc. Tuy nhiên các bộ kinh đại thừaquan trọng khác như Đại Bát nhã, Pháp hoa, Hoa nghiêm, A-di-đàvẫn còn các bản gốc tiếng Sanskrit.

Sựxuất hiện các bộ kinh đại thừa và sau đó là các quyểnluận thuyết của các ngài Mã Minh, Long Thọ, Long Trí, ĐềBà, Vô Trước, Thế Thân trong bốn thế kỷ đầu Tây lịchđánh dấu sự thành hình và phát triển nhanh chóng của Phậtgiáo Mahāyana trong toàn xứ Ấn Độ. Ảnh hưởng này đã dầndần lan rộng sang Trung Hoa, và từ đó có những phong tràotruyền bá, chuyển dịch kinh điển ở Trung Hoa qua nhiều thếkỷ, từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 TL, qua ba ngõ giao thôngchính: đầu tiên là qua miền Trung Á, qua ngõ Nepal -Tây Tạng,và bằng đường biển.

5.Cùngmột cỗ xe: Pháp thừa (Dhammayana)

Tómlại, trong 100 năm sau khi Đức Phật tịch diệt, giữa ĐạiHội Kết Tập I và II, Đạo Phật được xem như là ở trongthời kỳ nguyên thủy, với một tăng đoàn tương đối cònít, có nhiều liên hệ chặt chẽ, giới luật thuần nhất,dưới sự lãnh đạo của các cao tăng vốn đã xuất gia vàthọ giới khi Đức Phật còn tại thế.

Sangthời kỳ bộ phái, kéo dài khoảng 400 năm từ sau Đại hộiII cho đến đầu Tây lịch, các mầm mống phân hoá đã bắtđầu xuất hiện, với sự phân chia thành hai bộ, và sau đótiếp tục phân hóa thành 18 tông. Qua Đại hội III đượctổ chức dưới triều vua A- dục, việc kết tập Kinh tạngvà Thắng pháp tạng xem như đã hoàn tất. Mặc dù trong thờikỳ này, các kinh A-hàm và giới luật nguyên thủy vẫn đượccác tông phái tôn trọng ­ với những cách diễn dịch khácnhau ­ các ý tưởng canh tân, đại chúng hóa đạo pháp bắtđầu thành hình, nhất là trong thế kỷ cuối cùng trướcTây lịch.

Thờikỳ tiếp theo là thời kỳ chuyển hóa, kéo dài khoảng 500năm cho đến đầu thế kỷ 6. Trong thời kỳ này, Phật giáobắt đầu có hai hướng phát triển khác nhau, và kéo dài ảnhhưởng đến ngày nay. Từ Ấn Độ, đạo Phật được truyềnvề hướng Nam, sang đảo Tích Lan, và tạo lập một căn bảnvững chắc ở đó. Đại hội Kết tập IV tại Tích Lan đánhdấu việc ghi chép toàn bộ Tam tạng trên lá bối, và đượclưu truyền cho đến ngày nay qua truyền thống Theravāda.

Cũngtrong thời kỳ này, các tư tưởng canh tân của Đại thừađã bắt đầu tạo ảnh hưởng lớn mạnh, qua các bộ kinhđiển mới và qua các bộ luận thuyết của các danh tăng vàogiữa và cuối thời kỳ này. Các tông phái Đại thừa bắtđầu xuất hiện và tăng trưởng nhanh chóng. Đạo Phật truyềnsang mạn Tây Bắc, tạo lập trung tâm Phật giáo ở Kashmir,và từ đó truyền vào Trung Hoa.

Khiđạo Phật bắt đầu phát triển ở Trung Hoa, tăng đoàn ởđó đã thu nhận và chuyển dịch rất nhiều kinh điển, từnhiều nguồn gốc và tông phái khác nhau, và qua nhiều thờikỳ lịch sử. Các bộ Tam tạng nguyên thủy được dịch rachữ Hán từ nhiều bộ phái khác nhau. Các bộ kinh chính củaĐại thừa cũng thế, có nhiều thay đổi theo thời gian, vàđược bổ sung, sửa chữa nhiều lần. Có khi các bộ kinhnày chỉ được truyền khẩu bằng tiếng Phạn vào Trung Hoa,rồi sau đó mới được dịch, giản lược, nhuận sắc vàghi chép lại. Có khi các danh tăng Trung Hoa du hành sang Ấn Độhọc tập, rồi mang về các bộ kinh điển để phiên dịchvà phổ biến trong nước. Cũng có những bộ kinh không cónguồn gốc rõ ràng và có lẽ đã được trước tác tạiTrung Hoa. Ngài Đạo An trong thời Đông Tấn, thế kỷ thứ4 TL, đã từng đặt vấn đề "kinh nghi ngụy" để xác địnhkinh thật, kinh giả. Cả hai truyền thống chính ­ Theravādavà Mahāyana ­ đều có mặt tại xứ này trong thời gian đó.

Đểsắp xếp và thống nhất nguồn gốc của các loại kinh điển,các tăng sĩ thời đó đã đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau(các học thuyết "phán giáo"). Trong đó, thuyết của ngài TríGiả, tông Thiên Thai, là phổ thông nhất và vẫn còn thấylưu dụng cho đến ngày nay trong một số sách Phật giáo. Ngàicho rằng Đức Phật đã giảng kinh pháp trong 5 thời kỳ (ngũthời phán giáo): Hoa nghiêm, A-hàm, Phương đẳng, Bát-nhã,và Pháp hoa - Đại Niết bàn, và vì thế có nhiều loại kinhđiển từ nhiều tông phái khác nhau. Tuy nhiên, đây chỉ làmột lối giải thích chủ quan để tổng hợp, hệ thống hóatoàn bộ kinh điển và biện minh sự siêu việt của Pháp hoatông mà thôi. Giả thuyết này không có chứng liệu lịch sử,và không được các nhà nghiên cứu sử học Phật giáo ngàynay công nhận.

TạiTích Lan cũng thế, trong những thế kỷ đầu tiên, cả haitruyền thống Mahāyana và Theravāda đều có mặt tại xứ này,mặc dù truyền thống Theravāda có ảnh hưởng mạnh hơn, nhưngài Pháp Hiển đã ghi nhận trong quyển Phật quốc ký. Ngàicũng ghi nhận là có các nhóm tu sĩ phái Đại tự viện, tuylà Theravāda nhưng có tinh thần đại thừa rất cao. Còn tạiẤn Độ, các ngài Huyền Trang và Pháp Hiển đều ghi nhậnsự hoạt động hài hòa của các tông phái khác nhau trong nhiềuthế kỷ.

Đặcbiệt tại Việt Nam trong nhiều thập niên vừa qua, cả haitông phái Mahāyana và Theravāda đều được công nhận và cùngchung nhau hoạt động trong công tác hoằng dương đạo pháp.Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam soạn ra năm1963 đã chính thức xác nhận điều đó.

Tuynhiên, để tránh hiểu lầm, chúng ta không nên dùng danh xưng"Tiểu thừa" để gọi tông phái Theravāda. Điều này thườnggặp trong một số sách báo và bài viết về đạo Phật. Thậtra, "Tiểu thừa" là dịch từ chữ "Hīnayana" ­ cỗ xe nhỏ­ một chữ dùng rất nhiều trong kinh điển và luận thuyếtĐại thừa, có hàm ý chê bai, khinh miệt. Chữ "Hīna" ỏ đâykhông phải là nhỏ bé, mà có nghĩa là hạ liệt, thấp kém.Có lẽ đây là một dụng ý thâm sâu của các tu sĩ luậnsư Đại thừa để chê bai các bộ phái Nguyên thủy, bởivì nếu các vị ấy chỉ có ý muốn diễn tả một cỗ xenhỏ thì danh từ "Cullayana" (Culla: nhỏ) có ý nghĩa chính xácvà nghiêm túc hơn.

Cũngcần ghi nhận ở đây là các danh xưng "Đại thừa" và "Tiểuthừa" chỉ thấy đề cập trong kinh luận Mahāyana xuất hiệnvề sau, mà không thấy trong kinh điển nguyên thủy. Trong hệPāli Nikāya cũng như hệ Hán tạng A-hàm, Đức Phật có dạyngài Ānanda về một cỗ xe Pháp duy nhất ­ Pháp thừa (Dhammayana).Đó là Con đường tám chánh (Bát Chánh Đạo), như đã ghilại trong Tương ưng bộ và Tạp a hàm (SN XLV.4, SA 769):

"NàyĀnanda, con đường tám chánh này là đồng nghĩa với cỗ xetối thượng, là cỗ xe pháp, là sự chiến thắng vô thượngtrong mọi chiến trận nhiếp phục tham, sân, si."

Khiđọc kinh điển, chúng ta cần phải hiểu rõ hoàn cảnh lịchsử xã hội khi các kinh này được tạo ra. Các kinh Đại thừađược trước tác và xuất hiện vào cuối thời kỳ bộ phái,nghĩa là khoảng 400-500 năm sau khi Đức Phật tịch diệt. Đâylà các tư tưởng cải cách để đại chúng hóa đạo Phật,đối kháng lại đường lối thủ cựu, giáo điều, chấpkiến và vị kỷ của một số tu sĩ trong giới lãnh đạotăng đoàn của nhiều tông phái thời bấy giờ, chứ khôngphải để ám chỉ riêng biệt một tông phái nào cả.

Khuynhhướng ngày nay là dùng chữ Mahāyana và Theravāda nguyên ngữđể chỉ hai tông phái này. Khi dịch sang Việt ngữ, thườngthì chúng ta dùng danh từ Phật giáo Đại thừa và Phật giáoNguyên thủy, nhưng cũng có khi thấy dùng từ Phật giáo Bắctruyền (Bắc tông) và Phật giáo Nam truyền (Nam tông) đểchỉ hướng truyền đạo của Phật Pháp trong thời kỳ chuyểnhóa, từ Ấn Độ đến các nơi khác. Gần đây, chúng ta thấycó khuynh hướng dùng danh xưng Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda)và Phật giáo Phát triển (Mahāyana) cho hai tông phái chính ởViệt Nam.

Dùlà tông phái nào đi nữa, đó cũng chỉ là giáo pháp phươngtiện giúp ta tu tâm tịnh ý để được an lạc và giải thoát.Chúng ta cần phải hiểu rõ nguồn gốc và hoàn cảnh lịchsử trong tiến trình phát triển các bộ kinh điển và tôngphái, để có được một sự thông cảm, hòa đồng và tươngkính.

Trongkinh Pháp hoa, Đức Phật có nói: "Chư Phật chỉ dùng mộtcỗ xe duy nhất đưa đến giải thoát (nhất thừa Phật đạo),không có hai mà cũng chẳng có ba". Trong Tiểu bộ và Tăng chibộ của kinh tạng nguyên thủy, Ngài cũng dạy rằng:

"Nhưtất cả các đại dương đều có cùng một vị mặn, cácgiáo pháp của Ta cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vịgiải thoát."




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]