Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Phật giáo là gì?

12/02/201102:52(Xem: 8868)
1. Phật giáo là gì?

THERAVĀDAPHẬTGIÁO NGUYÊN THỦY
PHẬT PHÁPVẤN ĐÁP
BìnhAnsonbiên dịch
NhàXuấtBản Tôn Giáo PL. 2550 – DL. 2006

KHÉO VẤN, KHÉOĐÁP
Nguyêntác:Good Question, Good Answer
Tácgiả:Tỳ khưu Shravasti Dhammika
Dịchgiả:Phạm Kim Khánh & Bình Anson

Lời Tựa

Tỳkhưu Shravasti Dhammika là một nhà sư người Úc. Ngài là giảngsư lỗi lạc về môn Phật giáo và các Tôn Giáo Á Châu tạicác trường đại học, trên các đài truyền hình và truyềnthanh tại Úc và khắp nơi trong vùng Đông Nam Á.

Trongquyển sách này, ngài Dhammika giải đáp những thắc mắc vềgiáo huấn của Đức Phật mà người ta thường nêu lên đểhỏi ngài. Lối trả lời của ngài thật là chính xác, rõràng và minh bạch. Quý vị nào chưa từng quen thuộc với Phậtgiáo sẽ thấy nơi đây những tia sáng bao trùm toàn diện vấnđề. Quý vị nào đã đi sâu vào Đạo sẽ hoan hỷ tiếp nhậnthêm những bổ túc thích thú cho sự hiểu biết của mình.

PhạmKim Khánh, Hoa Kỳ, 1994

*

Vớisựđồng ý của bác Phạm Kim Khánh, chúng tôi đã hiệu đínhlại bản dịch cũ. Ngoài ra, bản dịch 2006 này có bổ sungthêm các chương mới, dựa theo ấn bản điện tử Anh ngữ2003 phổ biến trên trang web Phật giáo BuddhaNet (http://www.budhanet.net).

BìnhAnson, Úc châu, 2006

*

1.PHẬT GIÁO LÀ GÌ?

VẤN:Phậtgiáo là gì?

ĐÁP:Danh từ Phật giáo (Buddhism) xuất nguyên từ chữ "buddhi", cónghĩa "giác ngộ", "thức tỉnh", và như vậy, Phật giáo làtôn giáo đưa đến giác ngộ. Giáo thuyết này phát xuất từkinh nghiệm của một người, Ngài Siddhatta Gotama (Sĩ-đạt-taCồ-đàm), tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi và được tônlà Phật. Đến nay, Phật giáo tồn tại hơn 2.500 năm và cókhoảng 300 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Cho đến cáchđây độ một trăm năm, Phật giáo chính yếu là một triếthọc của người Á Đông, nhưng rồi dần dần có thêm nhiềungười Âu, Úc và Mỹ lưu tâm đến.

VẤN:Như vậy, Phật giáo chỉ là một triết học (philosophy)?

ĐÁP:Danhtừ "philosophy", triết học, có hai phần: "philo" có nghĩa ưathích, yêu chuộng, và "sophia" có nghĩa trí tuệ. Như vậy,triết học (philosophy) là sự yêu chuộng trí tuệ, hoặc tìnhthương và trí tuệ. Cả hai ý nghĩa này mô tả Phật giáomột cách toàn hảo. Phật giáo dạy ta nên cố gắng phát triểntrọn vẹn khả năng trí thức để có thể thông suốt rõràng. Phật giáo cũng dạy ta phát triển lòng từ bi để cóthể là người bạn thật sự của tất cả mọi chúng sinh.Như vậy, Phật giáo là một triết học, nhưng không phảichỉ là một triết học. Phật giáo là triết học tối thượng.

VẤN:Đức Phật là ai?

ĐÁP:Vàonăm 623 trước Tây Lịch, một cậu bé được sinh ra trong mộthoàng tộc tại miền bắc xứ Ấn Độ. Vị hoàng tử trưởngthành trong nhung lụa, trong cảnh giàu sang nhung lụa, nhưng rồisớm nhận thức rằng tiện nghi vật chất và an toàn trongthế gian không bảo đảm được hạnh phúc. Ngài động lòngtrắc ẩn sâu xa trước hoàn cảnh khổ đau của những ngườisống chung quanh và nhất định tìm cho ra bí quyết của hạnhphúc nhân loại. Vào năm 29 tuổi, Ngài rời vợ và con, cấtbước lên đường, rồi ngồi lại dưới chân những vị đạosư trứ danh thời bấy giờ để học. Những vị này dạyNgài nhiều điều, nhưng không vị nào thật sự hiểu biếtnguồn cội khổ đau của nhân loại và làm thế nào để vượtthoát ra khỏi nguồn cội khổ đau đó. Cuối cùng, sau sáunăm tu học và hành thiền, Ngài thu hoạch đủ kinh nghiệmđể tự phá vỡ màn vô minh và thành đạt giác ngộ.

Kểtừ đó, Ngài được tôn là Phật, bậc Chánh đẳng Chánhgiác. Trong bốn mươi lăm năm trường, Ngài chu du cùng khắpmiền bắc xứ Ấn Độ để dạy người khác những gì chínhNgài đã chứng ngộ. Lòng từ bi và hạnh nhẫn nhục củaNgài quả thật là kỳ diệu, và hằng ngàn người đã theoNgài, trở thành tín đồ Phật giáo. Đến năm được támmươi tuổi thọ, già yếu và bệnh hoạn, nhưng lúc nào cũnghạnh phúc và an bình, Ngài nhập diệt.

VẤN:Đức Phật ra đi, lìa bỏ vợ con, như vậy có phải là lẩntránh nhiệm vụ không?

ĐÁP:Đốivới Đức Phật, dứt lìa gia đình để ra đi có thể khôngphải là chuyện dễ. Chắc chắn là Ngài đã đắn đo thắcmắc và do dự lâu ngày trước khi quyết định. Trước mặtNgài có hai con đường: hiến thân cho gia đình, và tự hiếnmình cho toàn thể thế gian. Sau cùng, vì lòng từ bi vô lượng,Ngài quyết định tự cống hiến cho thế gian. Và đến nay,toàn thể thế gian vẫn còn thọ hưởng những lợi ích từlòng hy sinh cao cả của Ngài. Đây không phải là sự lẩntránh trách niệm. Đây có lẽ là cuộc hy sinh có nhiều ýnghĩa cao cả nhất, từ xưa đến nay.

VẤN:Đức Phật đã nhập diệt, làm thế nào Ngài có thể giúpta?

ĐÁP:Ông Faraday là người khám phá ra điện, ông nay đã qua đời,nhưng những gì ông sáng chế vẫn còn giúp ích cho chúng ta.Ông Louis Pasteur đã tìm ra phương thức trị liệu cho nhiềuchứng bệnh. Ông ta đã chết, nhưng đến nay những khám pháy khoa ấy vẫn còn cứu mạng nhiều người. Ông Leonardo daVinci, người sáng tạo nhiều tác phẩm mỹ thuật, nay đãchết. Nhưng, những gì ông sáng tác vẫn còn làm phấn khởitinh thần và giúp cho nhiều người hoan hỷ thưởng thức.Những bậc cao nhân và anh hùng hào kiệt đã ra người thiêncổ từ cả mấy thế kỷ, nhưng khi đọc lại lịch sử oaihùng về những gì các vị ấy đã làm và thành tựu, chúngta vẫn còn tìm được nguồn gợi cảm và muốn làm như cácngài. Đúng vậy, Đức Phật đã nhập diệt, nhưng 2.500 nămsau, giáo huấn của Ngài vẫn còn tế độ chúng sinh, gươnglành của Ngài vẫn còn là nguồn gợi cảm cho nhiều người,những lời dạy của Ngài vẫn còn làm thay đổi nhiều cuộcsống. Chỉ có Đức Phật mới có thể có oai lực hùng mạnhnhư thế ấy, trong nhiều thế kỷ sau khi chết.

VẤN:Đức Phật có phải là một thần linh không?

ĐÁP:Không, Ngài không phải thần linh. Ngài không bao giờ tự xưnglà thần linh, là con của một thần linh hay là sứ giả củamột thần linh. Ngài là một con người đã tự cải thiệnđể trở nên toàn hảo, và dạy rằng nếu ta noi theo gươnglành ấy, chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài.

VẤN:Nếu Đức Phật không phải là thần linh, tại sao người tasùng kính lễ bái Ngài?

ĐÁP:Có nhiều cách lễ bái khác nhau. Khi lễ bái thần linh, ngườita tán thán công đức và tôn vinh, dâng cúng lễ vật và vanxin ân huệ, tin tưởng rằng vị thần linh sẽ lắng tai nghelời mình tán thán công đức, sẽ nhận lãnh lễ vật, vàsẽ thoả mãn lời cầu nguyện của mình. Người Phật tửkhông tự nuông chiều trong loại lễ bái ấy.

Cònphương cách lễ bái khác là để tỏ lòng tôn kính ngườihay vật mà mình khâm phục. Khi vị thầy giáo bước vào phòng,ta đứng dậy. Khi gặp người đáng tôn kính, ta xá chào. Khinghe quốc thiều trổi lên, ta nghiêm chỉnh đứng chào. Đólà những cử chỉ tôn kính và lễ bái để tỏ lòng cảmphục và kính mộ của ta đối với một người hay một vậtnào. Đó là loại lễ bái của người Phật tử. Một pho tượngPhật trong tư thế ngồi với hai tay dịu dàng đặt trên vế,với nụ cười tự tại, từ ái và bi mẫn, nhắc nhở chúngta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Hươngtrầm nhắc ta mùi hương thâm diệu của giới đức, ngọnđèn tượng trưng ánh sáng của trí tuệ, và những cành hoasớm nở tối tàn khơi dậy nơi ta ý niệm về đặc tướngvô thường của vạn pháp. Khi lễ lạy, ta bày tỏ lòng triân đối với Đức Phật, vì Ngài đã ban truyền cho ta nhữnglời dạy vô cùng hữu ích. Đó là ý nghĩa của lễ lạy trongPhật giáo.

VẤN:Nhưng tôi có nghe nói rằng người Phật tử lễ bái thầntượng.

ĐÁP:Nhữnglời phát biểu tương tự chỉ biểu lộ tình trạng kém hiểubiết của người nói. Tự điển định nghĩa thần tượnglà "một hình ảnh hay một pho tượng được tôn sùng nhưthần linh". Như chúng ta đã thấy, người Phật tử không tinrằng Đức Phật là một thần linh, thì làm sao họ có thểtin rằng một khúc gỗ hay một khối kim khí là một thầnlinh? Tất cả các tôn giáo đều dùng biểu tượng để diễnđạt những khái niệm khác nhau. Đạo Lão dùng âm dương đểtượng trưng trạng thái hòa diệu của hai cái đối nghịch.Đạo Sikh dùng lưỡi kiếm để tượng trưng sự chiến đấutinh thần. Trong Ky-tô giáo, con cá được dùng để tượngtrưng cho sự hy sinh của Chúa Giê-su. Trong Phật giáo, pho tượngPhật tượng trưng tính nhân bản của giáo lý nhà Phật, rằngPhật giáo lấy con người làm nồng cốt, không phải thầnlinh, rằng chúng ta phải quay nhìn vào bên trong, không phảihướng ra bên ngoài, để tìm trạng thái toàn hảo và trítuệ. Như vậy, nói rằng người Phật tử sùng bái thần tượnglà không đúng.

VẤN:Tại sao người ta đốt giấy tiền vàng bạc và làm đủ điềukỳ dị trong chùa?

ĐÁP:Đối với ta, có nhiều chuyện hình như rất kỳ lạ khi tachưa thấu hiểu. Thay vì bác bỏ những lạ kỳ tương tự,ta nên cố gắng tìm hiểu ý nghĩa của nó. Đúng rằng lốihành lễ của người Phật tử đôi khi bắt nguồn từ nhữngtín ngưỡng dị đoan và những hiểu biết lầm lạc trong dângian, hơn là từ những lời dạy của Đức Phật. Những hiểubiết lầm lạc này không phải chỉ có trong Phật giáo. ChínhĐức Phật đã dạy rất rành rẽ và với nhiều chi tiết,ta không thể đổ lỗi cho Ngài nếu có vài người không hiểubiết đầy đủ. Có câu châm ngôn: "Nếu người kia lâm bệnhmà không tìm cách chữa trị, mặc dầu có lương y ở sẵnbên cạnh, lỗi không phải tại vị lương y ấy. Cùng thếấy, nếu người kia bị chứng bệnh ô nhiễm làm bứt rứtdày vò, mà không nhờ đến sự giúp đỡ của Đức Phật,thì lỗi ấy không phải tại Đức Phật" (JN 28-9).

Tacũng không nên xét đoán Phật giáo hay bất luận tôn giáonào khác vì có người tín đồ thực hành sai lạc. Nếu bạnmuốn hiểu biết giáo lý thật sự của Đức Phật, hãy đọcnhững lời Phật dạy, hoặc nói chuyện với những ai thônghiểu Phật pháp đúng đắn.

VẤN:Nếu Phật giáo là tốt, tại sao các quốc gia Phật giáo lạinghèo như vậy?

ĐÁP:Nghèo, nếu bạn muốn nói rằng vài quốc gia Phật giáo nghèonàn về mặt kinh tế, thì quả đúng như thế. Nhưng, nếuxét về "phẩm chất của đời sống", thì có lẽ vài quốcgia Phật giáo rõ thật là khá giàu. Chẳng hạn như Hoa Kỳ,là một quốc gia phong phú cường thịnh, nhưng tỷ lệ sốngười phạm trọng tội cũng là cao nhất trên thế giới,hằng triệu người già yếu bị con cháu lãng quên và chếtcô đơn trong các trại dưỡng lão, tình trạng bạo độngtrong gia đình và trẻ con bị ngược đãi là những vấn đềquan trọng. Trong ba gia đình có một cặp vợ chồng ly dị,báo chí và phim ảnh khiêu dâm là một kỹ nghệ lớn. Tuy làgiàu có về mặt tiền của, nhưng phẩm chất của đời sốngthì có lẽ quả thật là nghèo nàn.

Bâygiờ hãy thử nhìn xem các quốc gia có truyền thống Phậtgiáo, ta sẽ thấy rất khác biệt. Tại các xứ đó, cha mẹđược con cái trọng đãi và tôn kính, tỷ lệ tội phạmtương đối thấp, trường hợp ly dị và tự sát tương đốiít xảy ra, và các giá trị truyền thống như hòa nhã, rộnglượng bố thí, hiếu khách, bao dung và kính trọng ngườikhác vẫn còn vững mạnh. Về mặt kinh tế thì hậu tiến,nhưng về phẩm chất của đời sống thì có lẽ cao hơn nhữngquốc gia giàu có phồn thịnh như Hoa Kỳ. Nhưng nếu ta chỉxét về mặt kinh tế mà thôi, ta cũng nên biết rằng mộttrong những quốc gia có nền kinh tế vững mạnh nhất trênthế giới ngày nay là Nhật Bản, và 93% người Nhật tự xemmình là Phật tử.

VẤN:Tại sao ít khi nghe nói đến người Phật tử làm những côngtác từ thiện?

ĐÁP:Cólẽ bởi vì người Phật tử không cảm thấy cần phải khoekhoang những hành động từ thiện của họ. Nhiều năm trước,một nhà lãnh đạo Phật giáo Nhật Bản tên là Nikkho Nirwanonhận lãnh giải thưởng Templeton Prize vì ông có những côngtác đem lại sự hòa hợp và khuyến khích tình thân hữu giữacác tôn giáo. Cùng thế ấy, mới đây, một nhà sư ngườiThái Lan vừa nhận lãnh giải thưởng trứ danh Magsaysay Prize,vì ngài có những công tác thượng thặng trong việc bài trừma túy. Vào năm 1987, một nhà sư Thái khác, Đại đức Kantayapiwat,được thưởng giải Norwegian Children’s Peace Prize vì trongnhiều năm, ngài đã gia công giúp đỡ trẻ con vô gia cư trongnhững vùng thôn dã. Còn những công tác xã hội rộng lớncủa Hội Western Buddhist Order nhằm giúp người nghèo ở ẤnĐộ thì sao? Họ xây cất những trường học, thành lập nhữngtrung tâm nhằm trợ giúp trẻ con, những bệnh viện, và nhữngcơ sở kỹ nghệ ở tầm mức nhỏ để tự túc.

Cũngnhư những người ở các tôn giáo khác, người Phật tử cũngxem các việc mà họ thực hiện để giúp người khác là mộttrong những phương cách thực hành Giáo Pháp, nhưng họ tinrằng những việc ấy phải được làm một cách âm thầmlặng lẽ và không lấy đó làm hãnh diện, tự mãn, xem mìnhlà trọng. Do đó, bạn không được nghe nhiều về những côngtác từ thiện xã hội của họ.

VẤN:Tại sao Phật giáo có nhiều tông phái như vậy?

ĐÁP:Có nhiều loại đường: đường nâu, đường phèn, đườngcát, đường thẻ, đường táng, đường phổi v.v. nhưng tấtcả các loại đường ấy đều có chung một vị, vị ngọt.Người ta làm đường dưới nhiều hình thức để tiện sửdụng trong những công việc khác nhau. Phật giáo cũng vậy.Có Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Thiền tông, Phật giáoTịnh độ, và Phật giáo Mật tông, nhưng tất cả những tôngphái Phật giáo ấy đều có chung một vị, đó là vị giảithoát. Phật giáo phát triển dưới nhiều hình thức để cóthể thích ứng với những nền văn hóa khác nhau. Xuyên quanhiều thế kỷ, những hình thức Phật giáo được diễn giảikhác nhau để thích ứng với thế hệ mới. Nhìn bề ngoài,các hình thức Phật giáo có thể xem hình như rất khác biệt,nhưng phần nồng cốt của tất cả vẫn là Tứ Diệu Đếvà Bát Chánh Đạo.

Tấtcả những tôn giáo lớn, kể cả Phật giáo, đều đượcchia chẻ thành nhiều hệ phái và tông phái. Tuy nhiên, nhữngtông phái khác nhau của Phật giáo không bao giờ gây chiếntranh chống đối lẫn nhau, không bao giờ tỏ ra thù hiềm lẫnnhau, và đến nay, người Phật tử đi lễ chùa, cúng dườngvà lễ Phật mà không phân biệt chùa ấy thuộc tông pháinào. Sự hiểu biết và đức tính khoan dung, không phân biệtấy chắc chắn là hiếm có.

VẤN:Phật giáo bắt đầu ở Ấn Độ nhưng cuối cùng thì tàndiệt ở đó. Tại sao?

ĐÁP:Giáo pháp của Đức Phật đã phát triển thành một trong nhữngtôn giáo chính ở Ấn Độ, nhưng dần dần, suy tàn và biếnmất, cũng như Ky-tô giáo bắt đầu ở Palestine nhưng rồicũng biến mất ở đó. Không ai thật sự biết rõ nguyên do.Có lẽ đó là do các biến đổi xã hội và chính trị cộngthêm với các cuộc chiến tranh và xâm chiếm đã làm cho mộttôn giáo dịu dàng và hiếu hoà không thể tồn tại. Tuy nhiên,trước khi tàn diệt ở Ấn Độ, Phật giáo đã được truyềnbá sang các vùng khác, xa xôi nhất của châu Á.

VẤN:Chắc chắn là Sư rất tôn trọng Phật giáo. Tôi nghĩ rằng,có lẽ Sư thấy tôn giáo của Sư là đúng, và tất cả tôngiáo khác là sai?

ĐÁP:Không có người Phật tử nào hiểu biết giáo huấn của ĐứcPhật mà lại tin rằng những tôn giáo khác là sai. Cũng khôngai đã thật sự cố gắng khảo sát những tôn giáo khác vớitôn giáo của mình trong tinh thần cởi mở mà lại nghĩ nhưthế.

Việcđầu tiên mà ta lưu tâm đến khi nghiên cứu các tôn giáokhác nhau là những tôn giáo ấy có những điểm giống nhaunhiều ít thế nào. Tất cả mọi tôn giáo đều xác nhậnrằng tình trạng hiện hữu của con người là bất toại nguyện.Tất cả đều tin rằng con người cần phải thay đổi tháiđộ và tác phong của mình, nếu muốn cải thiện hoàn cảnh.Tất cả đều dạy một nền tảng đạo đức, bao gồm tìnhthương, đức tính dịu hiền, hạnh nhẫn nhục, lòng quảngđại khoan hồng và tinh thần trách nhiệm xã hội, và tấtcả đều chấp nhận một hình thức tuyệt đối nào đó.

Ngườita dùng những ngôn ngữ khác nhau, những danh từ và nhữngbiểu tượng khác nhau, để mô tả và giải thích những điềuấy, và chỉ có những tâm hồn hạn hẹp mới dính mắc, kẹtvào lối nhìn sự vật theo một chiều, phát sinh do tính cốchấp, thiếu khoan dung, hãnh diện tự cho rằng chỉ có mìnhlà đúng.

Tathử tưởng tượng một người Anh, một người Pháp, mộtngười Hoa và một người In-đô-nê-xia, tất cả đều nhìnmột cái tách.

NgườiAnh nói: "Đây là một cái Cup". Người Pháp trả lời: "Khôngphải vậy, đó là một cái Tasse". Người Hoa cãi lại: "Tấtcả hai ông đều nói sai. Đó là cái Pei". Và người In-đô-nê-xiabật cười: "Các ông quả thật là điên rồ. Đó là mộtcái Cawan".

Rồingười Anh lấy ra một quyển tự điển để chỉ cho mọingười và nói: "Tôi có thể chứng minh rằng đây là mộtcái Cup. Tự điển của tôi nói vậy". "Vậy thì tự điểncủa ông nói sai", người Pháp nói tiếp, "vì tự điển củatôi rõ ràng nói rằng đây là một cái Tasse". Người Hoa chếgiễu: "Tự điển của tôi có trước tự điển của quý ônghơn cả ngàn năm, như vậy của tôi là đúng. Vả lại, trênthế giới người ta nói tiếng Hoa nhiều hơn bất luận thứtiếng nào khác, như vậy đây phải là cái Pei".

Trongkhi họ cãi lẫy và tranh luận với nhau, một người Phậttử đến, rót nước vào cái tách, rồi uống. Khi uống xongngười ấy nói: "Dù cho quý ông gọi đây là cái Cup, cái Tasse,cái Pei hoặc cái Cawan, cái này được làm ra để dùng. Xinquý ông ngưng cãi vã và hãy uống nước, ngưng chế giễunhau và hãy giải khát". Đó là thái độ của người Phậttử đối với các tôn giáo khác.

VẤN:Phật giáo có hợp với khoa học không?

ĐÁP:Trước khi giải đáp câu hỏi, tốt hơn ta nên định nghĩadanh từ "khoa học" (science). Theo tự điển, khoa học là "kiếnthức mà có thể hợp chung lại thành hệ thống, kiến thứcthuận theo những gì ta thấy, những sự kiện được trắcnghiệm và nêu lên những định luật thiên nhiên tổng quát,là một ngành của kiến thức ấy, bất luận gì có thể khảosát là đúng vậy".

Cónhững sắc thái của Phật giáo không hợp đúng với địnhnghĩa này, nhưng giáo lý nồng cốt của Phật giáo, Tứ DiệuĐế, hay bốn chân lý thâm diệu, chắc chắn là thích ứng.

Đếđầu tiên, Khổ đế, là một kinh nghiệm có thể mô tả,chứng nghiệm và đo lường. Đế thứ nhì, Tập đế, nóirằng đau khổ phát sinh do một nguyên nhân thiên nhiên, áidục, cũng có thể mô tả, chứng nghiệm và đo lường. Khôngcó sự cố gắng nào để giải thích đau khổ như một kháiniệm hay những câu chuyện thần thoại có tính cách siêu hình.

Đaukhổ chấm dứt, theo Diệt đế – đế thứ ba, không phảibằng cách ỷ lại nơi một nhân vật tối cao, bằng đứctin, hay bằng cách van vái nguyện cầu, mà chỉ giản dị bằngcách diệt trừ nguyên nhân của nó. Đó là định lý rõ ràngvà hiển nhiên.

Đếthứ tư, Đạo đế, là con đường, phương cách để chấmdứt đau khổ, một lần nữa, không có gì liên quan đến siêuhình, mà chỉ tùy thuộc nơi cuộc sống theo những đườnglối đặc thù. Và một lần nữa, lối sống này có thể đượctrắc nghiệm.

Phậtgiáo, cũng như khoa học, không dựa trên khái niệm về mộtnhân vật tối thượng, mà giải thích những nguyên nhân vànhững sinh hoạt của vũ trụ, theo những định luật thiênnhiên. Tất cả những điểm này chắc chắn cho thấy rõ tinhthần khoa học. Một lần nữa, Đức Phật luôn luôn khuyêndạy không nên có đức tin mù quáng, mà phải nghiên cứu,học hỏi, khảo sát tận tường trước khi chấp nhận điềugì là chân lý. Ngài nói:

"Đừngtin vì nghe nói lại, đừng tin vì theo phong tục, đừng tinvì nghe tin đồn, đừng tin vì kinh điển truyền tụng, đừngtin vì lý luận, đừng tin vì công thức, đừng tin vì có suytư đầy đủ về những dữ kiện, đừng tin vì có thẩm sátvà chấp nhận lý thuyết, đừng tin vì thấy thích hợp, đừngtin vì người đó là thầy mình.

Nhưngkhi nào quý vị tự biết rõ các pháp này là thiện, các phápnày là không đáng chê, các pháp này được người trí khenngợi, các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận thì dẫnđến hạnh phúc an vui, thời quý vị hãy tuân theo các phápấy" (Kinh Kalama, AN III.65).

Dođó, chúng ta có thể nói rằng mặc dù Phật giáo không hoàntoàn là khoa học, nhưng tôn giáo này có màu sắc khoa họcrất sâu đậm, và chắc chắc có nhiều tính khoa học hơncác tôn giáo khác. Đây là một sự kiện có ý nghĩa khi ôngAlbert Einstein, một nhà khoa học lỗi lạc nhất của thế kỷ20 đã nói về Đạo Phật:

"Tôngiáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Tôn giáođó cần phải siêu hóa vị Thượng Đế cá thể, không cócác giáo điều và thần học. Bao gồm tính thiên nhiên vàtâm linh, nó phải dựa trên một ý nghĩa tôn giáo sinh khởitừ thể nghiệm của mọi sự việc, thiên nhiên lẫn tâm linh,và trên một sự hợp nhất có ý nghĩa. Phật giáo phù hợpvới sự diễn tả này. Nếu có một tôn giáo nào có thểthỏa mãn các nhu cầu khoa học hiện đại thì tôn giáo đóphải là Phật giáo."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567