Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 24: Lịch sử hiện đại của Phật giáo ở Á châu

10/02/201115:17(Xem: 9706)
Chương 24: Lịch sử hiện đại của Phật giáo ở Á châu

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch - Nhà Xuất Bản Hải Phòng 2008

Chương 24
LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI

CỦA PHẬT GIÁO Ở Á CHÂU

Trong vòng 150 năm qua, Phật giáo đã chịu nhiều thay đổi. Vào thế kỷ thứ hai mươi, một số đất nước Phật giáo Á châu bị chế độ cầm quyền không có thiện cảm, công kích, phá hoại. Ở những đất nước khác, sự liên tục có tính cách văn hóa được thích nghi và gìn giữ cho thích hợp với thế giới hiện đại. Những nơi khác, Phật giáo đã lấy lại nền tảng mà trước đó đã bị mất đi, trong khi ngoài Á châu, Phật giáo đã khai phá một nền tảng hoàn toàn mới.

Phật giáo dưới áng mây Trung Quốc

Sau sự tàn phá của vô số chùa và tu viện trong thời phiến loạn của T’ai-p’ing (1850-64), một người có cảm hứng với Thiên Chúa giáo, Phật giáo Trung Hoa đã hồi sinh một cách khiêm tốn. Trong thời Cộng hòa (1912- 49), có một sự hồi sinh về mặt trí thức, trong sự đô hộ tự do lý tưởng của Khổng giáo, và một phần là để trả lời cho những vị giáo sĩ Thiên chúa rất có tổ chức. Sự hồi sinh cho một số tu viện, và thiết lập được sự liên lạc với những Phật tử khác ở Á châu và ở phương Tây. Nhiều hội Phật giáo cư sĩ tỉnh thành phát triển vào năm 1930, lo về việc giáo dục, phúc lợi xã hội và tín ngưỡng. Phật giáo vẫn còn mạnh mẽ trong vài vùng nông thôn, nhưng với những tư tưởng chính trị mới làm cho giới trẻ thường nhìn vào Phật giáo và cho rằng Phật giáo không thích hợp với những nhu cầu hiện tại của đất nước Trung Quốc.

Sự thắng trận của những người Cộng Sản vào năm 1940 dẫn đến sự áp đặt bị điều khiển. Con số Tăng đoàn bị mất đi một phần mười, cũng như tất cả “những chùa truyền thừa”, và vô số “tu viện công cộng” lớn bị đóng cửa và lợi tức của đất đai trồng trọt bị tịch thu. Các tăng sĩ phải sinh sống bằng đan dệt, làm ruộng và mở nhà hàng bán thức ăn chay. Các vị tăng sĩ bị hối thúc làm việc cho xã hội Cộng Sản như con đường Bồ-tát (bodhisattva) chân chính. Trong thời Cách mạng Văn hóa (1966 – 72), các lính Hồng quân tàn phá rất nhiều chùa chiền và tất cả các tu viện đều bị đóng cửa, ít nhất là trong thời gian đó. Từ năm 1977, luật lệ sửa đổi chung ở Trung Quốc đã giúp cho khoảng 40 hoặc 55 tu viện mở cửa trở lại, dù vài tu viện hoặc một phần của tu viện được sử dụng làm viện bảo tàng cho tất cả các du khách ngoại quốc. Như trong năm 1950, Phật giáo được nhìn nhận là có ích lợi chính trị trong việc liên lạc với các đất nước Phật giáo khác, qua Hội đoàn Phật giáo Trung Quốc. Năm 1980, sự thọ giới cho các tăng sĩ (bị cấm chỉ từ năm 1957) được chấp nhận trở lại, và Hội Trí Thức Trung Hoa được chính phủ ủng hộ tài chánh mở những trường cao đẳng thực tập. Dù vậy, Tăng đoàn (Sangha) vẫn còn khó khăn vì không có lợi tức tự túc. Lợi tức đến từ việc làm ma chay cho dân chúng đã được chấp thuận trở lại nhưng lợi tức nầy rất ít. Trong việc buôn bán sỉ ở xã hội hiện đại, Phật giáo Trung Hoa đang ở trong thời kỳ hấp hối. Có một số tu viện hoạt động rất tốt, và những hoạt động của giới cư sĩ được cải tiến trong vài vùng, nhất là những vùng nông thôn ở bờ biển phía Đông. Năm 1986, có khoảng 28.000 tăng và ni ở Trung Quốc. Năm 1930, có 738.200 tăng và ni. Những vị còn lại là những vị thật sự tận tâm.

Ở tỉnh Yunnan, Phật giáo Nam tông vẫn hiện diện ở những vùng cô lập, gần biên giới Lào và Miến Điện, trong số 840.000 dân tộc Đai. Sự đe dọa chánh cho nền văn hóa của họ là làn sóng dân tộc Han của Trung Quốc đang tràn ngập. Phật giáo Bắc tông tiếp tục cho đến khoảng giai đoạn giữa người Mông Cổ của Nội địa Mông Cổ (và ở Mông Cổ nói riêng, dưới ảnh của Sô-viết từ năm 1924), và ở những vùng miền Tây thuộc Tây Tạng. Phật giáo tồn tại mạnh mẽ ở Tây Tạng, bây giờ là một phần của Trung Quốc.

Vào năm 1950, Lãnh đạo Trung Hoa cho rằng họ có quyền lấy đất Tây Tạng lại vì đất nầy là thuộc về địa phận của Trung Quốc. Vị Đa-lai Lạt-ma mới lên ngôi chưa được bao lâu, tiếp tục “lãnh đạo” một cách khó khăn song song với sự hiện hữu của người Trung Hoa cho đến năm 1959, khi một cuộc nổi dậy chống người Trung Hoa bị thất bại, luật thuộc địa trực tiếp được áp đặt, và vị Đa-lai Lạt-ma trốn qua Ấn Độ. Trong thời kỳ Hồng quân, có khoảng 6.000 tu viện bị tiêu diệt, cùng với nghệ thuật và các thư viện, Hồng quân cố gắng tiêu diệt một nền văn hóa lâu đời và phong phú của Phật giáo Tây Tạng. Vị Đa-lai Lạt-ma ước chừng có khoảng một triệu dân Tây Tạng bị thiệt mạng: trong cuộc nổi loạn, nạn đói xảy ra từ những luật lệ nông nghiệp không thích hợp và dân tộc Tây Tạng bị bắt bớ. Từ năm 1980, mọi việc trở nên dễ dàng hơn, và khoảng ba mươi tu viện được xây lại hoặc được sửa chữa, dù con số tăng sĩ chỉ còn lại một phần nhỏ so với con số trước đó.

Bộ Kinh Pali Phật giáo bằng tiếng Tây Tạng bây giờ được in lại, một số tác phẩm nghệ thuật bắt đầu được phục hồi, và dân chúng vẫn còn kính ngưỡng mạnh mẽ nơi Phật giáo. Việc thọ giới tiếp tục từ năm 1959, nhưng vì học vấn bị gẫy đổ trong quá khứ cho nên con số giảng sư học thức của Phật giáo bị thiếu thốn trầm trọng.

Văn hóa Tây Tạng bị pha loãng vì chủ nghĩa thuộc địa của người Hán Trung Quốc, bây giờ chiếm 1/5 dân số, do hệ thống giáo dục ngoại lai, và bởi chủ nghĩa tiêu thụ mà người Trung Hoa đem vào Tây Tạng. Việc du lịch được cho phép từ năm 1984, và việc du lịch có thể chứng minh rằng nền văn hóa Tây Tạng đang bị xoáy mòn, hiện tại việc du lịch cho phép dân Tây Tạng có liên hệ với thế giới bên ngoài và đây như là một cách để chống lại sự đô hộ của người Trung Hoa. Những cuộc nổi loạn chống người Trung Hoa xảy ra vào năm 1987 và 1988 gồm có các tăng sĩ trẻ và các vị cư sĩ. Vị Đa-lai Lạt-ma ủng hộ sự biểu tình, việc không tuân theo luật công dân, nếu như những việc nầy bất bạo động, và hy vọng rằng, nếu Tây Tạng không thể có độc lập, thì sự di dân của người Hán sẽ bị phi quân sự hóa và sẽ chấm dứt.

Đông Nam Á Châu

Từ năm 1893, Việt Nam, Cam Bốt, và Lào là những thuộc địa của Pháp, lập thành hội đoàn Đông Dương.

Ở Lào, Cộng Sản Pathet Lào nắm quyền hành vào năm 1975, sau cuộc chiến tranh với chính phủ Hoàng gia. Trong sự xung đột nầy, các tăng sĩ thường tham gia vào Pathet Lào như là lính cứu thương, phu khuân vác và những nhân viên mật vụ tuyên truyền. Ngày nay, Tăng đoàn đã mất chỗ đứng chánh ngày xưa trong xã hội. Các tăng sĩ bị chính phủ bắt làm việc để ủng hộ chế độ Cộng Sản, và được sử dụng như những thầy giáo. Nhiều vị tăng sĩ đã chạy thoát qua dòng sông Mê kông để đến Thái Lan.

Đài Loan, Hương Cảng và Tân Gia Ba (Singapore)

Trên đảo Đài Loan, chính phủ dân tộc Trung Hoa ưa thích sự phục hồi văn hóa cổ xưa của Trung Hoa, và Phật giáo đã được ích lợi từ việc nầy. Các chùa và tu viện mới được xây cất, Thiền (Ch’an) rất là phổ biến, có những hội đoàn học tập Phật giáo ở các trường Đại học, và vô số báo chí Phật giáo được phát hành. Có tầm quan trọng chung nơi việc giải thích về Phật giáo để cho thấy là Phật giáo tương hợp với cái nhìn hiện đại, và cố gắng tách rời Phật giáo khỏi những “mê tín dị đoan” của tôn giáo dân gian phổ biến. Ở Hương Cảng và Tân Gia Ba cũng có một tình huống giống như vậy.

Đại Hàn

Năm 1904, quân đội Nhật tràn vào Đại Hàn, và trong thời gian 1910 – 45, Đại Hàn là thuộc địa của Nhật Bản. Phật giáo được hồi sinh, nhưng người Nhật ước muốn nhập cảng và khuyến khích những dạng Phật giáo của họ đã tạo ra sự căng thẳng, nhất là về con số giáo sĩ lập gia đình gia tăng.

Từ lúc phân chia đất nước do chiến tranh Đại Hàn (1950-3), rất ít điều được biết về số phận Phật giáo của Bắc Hàn dưới chế độ Cộng Sản.

Ở Nam Hàn, Phật giáo vẫn tồn tại trong xã hội phương Tây, được hiện đại hóa một cách nhanh chóng, cùng với Khổng giáo, Lão giáo và Pháp sư giáo (Shamanism) của dân bản xứ. Thiên Chúa giáo có mặt từ cuối thế kỷ thứ mười bảy, và có vô số người cải đạo trong thời gian khủng hoảng tâm linh sau thời kỳ chiến tranh, và con số nầy đang tiếp tục gia tăng. Lý tưởng thống trị là Khổng giáo, trong khi có mười lăm triệu Phật tử là một cộng đồng tôn giáo lớn nhất, và chín triệu người Thiên chúa cũng có ảnh hưởng rất lớn.

Thoát khỏi sự áp đặt của Khổng giáo dưới triều đại Yi, và sự đô hộ của Nhật, Phật giáo Đại Hàn thật sự trải qua một cuộc hồi sinh. Có khoảng 23.000 tăng và ni, và có lẽ 20.000 giáo sĩ lập gia đình. Giới trẻ học thức đang tiếp tục thọ giới, hoặc đi thực tập Son (Zen). Sự uyên bác của Phật giáo được tái thiết và đang phát triển, với bộ kinh bằng Hán ngữ đang được chuyển dịch sang Hàn ngữ hiện đại, và nói chung có sự gia tăng về việc tìm hiểu triết lý Phật giáo, trong dạng hiện đại hóa. Hội đoàn Thanh Niên Phật Tử rất tích cực trong việc học tập và làm việc xã hội.

Một dạng Phật giáo mới, bắt đầu từ năm 1924 và cho đến năm 1953 đã đơm hoa kết trái, đó là Won, hoặc trường “Tròn”. Đây là trường được tái tạo và đơn giản hóa mà trọng tâm là việc tín ngưỡng trong một vòng tròn được tượng trưng cho Pháp thân (Dharma-body) hoặc sự rỗng không. Ảnh hưởng Tây phương thấy rõ trong những buổi lễ tôn giáo, gồm có tụng kinh, cầu nguyện, hát thánh ca và thuyết pháp. Đây là để thăng bằng sự yên tĩnh nội tại với việc làm xã hội, đưa đến nhiều hoạt động từ thiện và việc xây dựng vô số trường học. Vào năm 1973, có khoảng 600.000 Phật tử và 200 ngôi chùa, phần lớn ở các tỉnh thành.
Nhật Bản

Vào năm 1853, Nhật Bản đột ngột bị đánh thức từ cái nhìn nội tại trong thời gian lịch sử, bởi các chiến hạm của Đô đốc Perry, người đòi hỏi việc mở cửa cho các thương gia Mỹ. Sự phục hồi của Meiji vào năm 1868 đưa đất nước đến việc chấm dứt thời kỳ phong kiến, mở cửa ra với thế giới bên ngoài, và nhanh chóng thúc đẩy sự hiện đại hóa. Thần đạo (Shintō) bị tách rời khỏi những liên hệ với Phật giáo, và một dạng của Thần đạo được biết đến là “Đất nước” hay “Điện thờ”. Chính phủ phát triển Thần đạo (Shintō) như một bày tỏ tự nhiên của đời sống dân Nhật. Chấm dứt sự ủng hộ của chính phủ, những công kích từ phía Thần đạo (Shintō), Thiên Chúa giáo và khoa học Tây phương đã kích thích sự hồi sinh và hiện đại hóa của vài thành phần trong Phật giáo. Các Đại học, trường học và các nhà in bắt đầu hoạt động, tu sĩ và giáo sĩ du lịch Âu châu để học tập sử ký và triết lý, và học cách phê bình của Phật giáo Ấn Độ , học tiếng Sanskrit và Pali.

Thần đạo (Shintō) của chính phủ được sử dụng một cách gia tăng như là một cỗ xe cho chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân phiệt. Người Nhật đánh với người Nga, đô hộ Đài Loan và Đại Hàn, và rồi đánh Trung Quốc và cuối cùng là đánh Mỹ. Bị thua trận trong lần Đệ Nhị Thế Chiến đưa đến việc đánh mất niềm tin nơi Thần đạo (Shintō) của chính phủ, và việc chiếm đóng của Mỹ mở màn cho một thời đại mới cởi mở hơn về tôn giáo và văn hóa trong thời kỳ khủng hoảng tâm linh, xã hội thay đổi quá nhanh chóng.

Phật giáo truyền thống đã mất mát nhiều lợi tức trong thời kỳ thay đổi đất nước sau chiến tranh, và thích ứng với tình trạng mới một cách chậm chạp. Tuy vậy, vô số “Tôn giáo mới” phát triển hoặc xuất hiện để đáp ứng với những nhu cầu của dân chúng. Những hoạt động của giới cư sĩ nằm trong cội rễ của Phật giáo, Thần đạo (Shintō), hoặc kể cả Thiên Chúa giáo. Những tín đồ phần lớn là những hội viên tỉnh thành của giai cấp cao trong giới lao động, cảm thấy bực bội về mặt xã hội và kinh tế, không thích sự vô danh của các tỉnh thành đông đúc, và cảm thấy cần có một truyền thống tâm linh được hiện đại hóa để dẫn dắt họ trong thế gian trần tục đảo điên. Những tôn giáo mới hứa hẹn rằng việc thực tập tôn giáo sẽ đưa đến sự giàu có, sức khỏe tốt, sự đầy đủ và thành công. Những vị lãnh đạo là trọng tâm của niềm tin lớn, đặc điểm được rút ra từ giá trị truyền thống của Nhật Bản, sự trung thành của nhóm. Các Tân Tôn Giáo trưởng của Phật giáo cho các hội viên cái cảm giác thuộc về và cảm thấy mình là quan trọng. Những hội viên được sắp xếp vào những nhóm thảo luận nhỏ, nơi mà những vấn đề cá nhân và xã hội được bàn luận trong ánh sáng của niềm tin tôn giáo, nhưng những nhóm nầy rất có tổ chức nên một phần những hoạt động họ được thành công. Những cơ sở chỉ huy hùng vĩ, rộng lớn của vô số Tân Tôn Giáo với những kiến trúc thanh nhã được xây bằng xi-măng và sắt, trong những hình dạng pha lẫn nghệ thuật truyền thống và hiện đại.

Một số Tân Tôn Giáo rất thành công dựa vào giáo phái Nichiren. Có lẽ vì Nichiren nhấn mạnh việc thay đổi xã hội, có vẻ hấp dẫn trong thời kỳ sau chiến tranh. Kinh Pháp Hoa (Lotus Sūtra) đưa ra một hứa hẹn về hạnh phúc trên trái đất cho những ai tôn kính kinh nầy, và làm cho nổi bật giới cư sĩ Bồ-tát (bodhisattva). Tân Tôn Giáo thành công nhất là Sōka-gakkai (“Giá trị tạo dựng xã hội”) thành lập vào năm 1930. Hoạt động nầy chính thức là một hội đoàn của giới cư sĩ, một giáo phái nhỏ dưới giáo phái Nichiren Shōshū (“Giáo phái Nichiren chân chính”). Cho thấy là những bài giảng của Nichiren và Kinh Pháp hoa (Lotus Sūtra) tượng trưng cho chân lý tối hậu, và ngài Nichiren là Đức Phật tối cao, xem những giá trị được tạo ra một cách tích cực, rút ra từ niềm tin nơi Kinh Pháp hoa. Những giá trị căn bản gồm có sự kính trọng phẩm giá của mọi sự sống, và tin vào nghiệp .

Trọng tâm sự thực tập của hoạt động nầy là lễ lạy buổi sáng và buổi tối với câu kinh Nam-Myō-hō Ren-ge-kyō trước gohonzon (xem tr. 190), nơi đây sự hiện diện của “Đức Phật Nichiren” được cảm nhận. Thốt ra Nam (sự ngưỡng mộ) được xem là lời kêu gọi từ bên trong năng lực hồi sinh của luật vũ trụ, hoặc Myō-hō (Pháp chân thật). Ren-ge (Pháp hoa) được xem là kết quả của sự xuất hiện của Phật tính trong việc lợi ích, hạnh phúc và sự đầy đủ. Kyō (Sūtra- kinh, nghĩa đen là sợi chỉ) được xem như là sợi chỉ của chân lý vĩnh cữu nối liền với tất cả mọi đời sống. Tụng kinh được xem là một cách để khắc phục những chướng ngại trong đời sống, như nghèo khó, gia đạo bất hòa - đau bệnh, đây là một cách từ bỏ rượu, thuốc lá, và để đạt hạnh phúc. Đây được xem là mang ra Phật tính của một người dưới dạng lòng từ bi được nâng cao, lòng can đảm, trí tuệ và sức mạnh của sự sống, như để phát sanh “cuộc cách mạng của loài người”. Những người thực tập cho rằng điều nầy giúp họ trở nên kiên nhẫn , sáng suốt, hăng hái, tự tin và tích cực hơn. Lúc đầu, việc tụng kinh có mục đích cá nhân, nhưng rồi chuyển sang giúp đỡ giải quyết những vấn đề của dân tộc, kể cả những vấn đề của thế giới, chẳng hạn sự chấm dứt tất cả chiến tranh. Những cuộc hợp mặt bàn luận thường ngày có liên hệ đến niềm tin trong sinh hoạt hàng ngày.

Trường Sōka-gakkai xem tất cả những tôn giáo khác và những dạng khác của Phật giáo là sai lạc, và sự lớn mạnh của giáo phái nầy bắt đầu vào năm 1950, khi vì “lòng từ” mà thúc giục mọi người cải đạo từ bỏ những sai lầm, dùng kỹ thuật công kích được gọi là “đột phá và chinh phục” (shakubuku). Ở đây, sự thuyết phục được tiếp nối là những hàng rào tuyên truyền từ một số người vừa cải đạo. Những đối tượng lễ bái của các giáo phái khác đều bị hủy diệt; lời cảnh cáo kinh khủng về những điều phiền muộn được đưa ra nếu như “niềm tin chân chính” không được chấp nhận, và những sự trừng phạt về mặt kinh tế được áp dụng. Những phản ứng của phe chống đối làm dịu bớt dần dần phương cách nầy. Từ năm 1975 hoạt động cải đạo được điều động xa hơn Nhật Bản, vì trường Sōka-gakkai thấy rằng thông điệp là một hy vọng của thế giới và là sứ giả của chủ nghĩa nhân văn mới. Hoạt động được điều hành dưới tên “Nichiren Shōshū” ở Á châu, Bắc và Nam Mỹ, Âu châu và Phi châu, và tuyên bố rằng có khoảng 1,26 triệu hội viên ngoài Nhật Bản, trong 114 nước. Vào năm 1988, trường Nichiren có đến mười triệu hội viên ở Nhật Bản.

Cùng với lý tưởng Nichiren của hiệp hội chính trị và tôn giáo, trường Sōka-gakkai phát triển về mặt chính trị vào năm 1964. Được gọi là Kōmei-tō, hoặc khối “Chính phủ Trong sạch”, và trở nên quốc hội lớn thứ ba, thứ tư của Nhật Bản. Trong khi khối nầy cắt đứt những liên hệ chánh thức với hoạt động vào năm 1970, nó vẫn bị chi phối, và thu hút một số hội viên tương tự. Khối nầy điều hành những trung tâm bàn luận về đời sống nhân dân , cho những lời khuyên hợp pháp miễn phí, và hoạt động như một đài của chính phủ về những lời phàn nàn về nhà ở, an sinh xã hội, giáo dục và ô nhiễm.

Trường Sōka-gakkai cũng ủng hộ một hội đoàn lao động và hoạt động sinh viên học sinh để kết hợp những giá trị xã hội và tư bản. Trường Risshō-kōseiki, thành lập vào năm 1983, phối hợp với niềm tin vào Kinh Pháp Hoa và Đức Phật Śākyamuni, kính lễ các vị tổ tiên, và thực tập những khái niệm đạo đức của Bát Chính Đạo và những hoàn hảo của một vị Bồ-tát (bodhisattva). Trong những buổi hội thảo của nhóm, các hội viên thú nhận những thất bại của họ và nhận sự chỉ dẫn về những vấn đề trong đời sống, dựa vào kinh Pháp Hoa và Tứ Diệu Đế.
Bầu không khí chung về sự hiện đại hóa đã kích thích những giáo phái Phật giáo xưa hơn, và tổ chức những hoạt động để làm hăng hái trở lại sự thực tập của giới cư sĩ. Gồm có những lớp học, những buổi giảng và những cuộc bàn luận về Phật giáo, những chuyến hành hương, những phục vụ việc hướng dẫn, nhà giữ trẻ, những trường chủ nhật, những hội đoàn thanh thiếu niên, những đoàn hướng đạo, và những hội đoàn học tập Zen. Vô số báo chí và sách vở về học thuyết Phật giáo rất phổ biến xuất hiện, và có những sự uyên thâm xuất sắc về cội rễ của học thuyết và lịch sử Phật giáo.

Tuy vậy, xã hội Nhật Bản có chiều hướng tiêu thụ đã sản xuất ra rất nhiều việc hoàn tục. Phần đông các giáo sĩ mặc âu phục, và vô số làm việc có tính cách phi tôn giáo. Trên hết, sự thực tập tín ngưỡng có chiều hướng đi xuống, dù Phật giáo vẫn còn là tôn giáo có ảnh hưởng nhiều nhất.

Một cuộc điều tra được thực hiện vào năm 1979, khi dân số của Nhật Bản là 115 triệu, cho thấy rằng có 33,6 phần trăm dân số tự nhận có niềm tín ngưỡng, 78,4 phần trăm của những người nầy cho rằng họ là Phật tử và 3,3 phần trăm là thuộc về Thần đạo (Shintō). 7

Một năm trước đó, con số hội viên tình nguyện của những giáo phái là 76,4 phần trăm dân số là Phật tử và 85,6 phần trăm của Thần đạo (Shintō) (54,9 phần trăm và 89,4 phần trăm trong năm 1954). 8 Những con số không có quy tắc xuất hiện vì dân số có thể được tính là hội viên chỉ vì theo truyền thống gia đình cha truyền con nối, có thể thuộc về hai hoặc nhiều giáo phái, và thông thường họ theo Thần đạo (Shintō) và Phật giáo. Vào năm 1981, những con số hội viên của một giáo phái Phật giáo là khoảng 111 triệu: 30 phần trăm thuộc trường Tendai, 30 phần trăm Nichiren, 18 phần trăm Tịnh Độ, 11 phần trăm Shingon, 8 phần trăm Zen, và 4 phần trăm những giáo phái Nara.

Thái Lan

Vào thế kỷ thứ mười chín, Thái Lan đã khéo léo tránh được sự đô hộ quyền hành của Âu châu, và có được hai vị lãnh tụ hiện đại và sáng suốt: Vua Mongkut (1851-68) và con trai của ông là Chulalongkorn (1868-1910) được miêu tả một cách thiếu xác thực trong phim “Vua và Tôi” .

Trước khi làm vua, Mongkut đã từng ở trong Tăng đoàn (Sangha), ông tái thiết lập hội đoàn huynh đệ tu viện Dhammayuttika, và tìm cách truyền bá đạo Đức Phật giáo đến cho quần chúng.

Từ năm 1932, đất nước đã có một chế độ quân chủ hiến pháp và phần đông được điều hành bởi một quốc hội chính phủ được hướng dẫn bởi quân đội. Hoàng gia cũng vẫn được kính trọng, và Thái Lan là nước cuối cùng cùng, ngoài Bhutan, có một vị vua Phật tử, và Phật giáo là tôn giáo của đất nước.

Từ năm 1960, sự phát triển kinh tế (và sự hoàn tục) đã có mặt, dù sự chênh lệch đã tạo cho chính phủ phải đòi hỏi Tăng đoàn (Sangha) ra làm việc chung, khuyến khích và đưa đến sự phát triển của cộng đồng hướng về những vùng nghèo khổ. Những người làm việc trong chương trình phát triển luôn có liên hệ với vị trù trì của vùng trước khi tiến hành một dự định, vì dự định sẽ không thành công nếu như không có sự đồng ý của vị trù trì; vì tất cả dân làng thường nghi ngờ những nhân viên của chính phủ. Vị trù trì có thể cung cấp những tin tức hữu ích về địa phương. Cuối buổi thuyết pháp vị trù trì cũng có thể khuyến khích dân làng tham gia kế hoạch, chẳng hạn như xây dựng một con đường. Các vị tu sĩ có thể tham dự hoặc giúp tổ chức kế hoạch nầy, và thúc đẩy dân làng nhiều hơn về hành động hợp pháp và luôn thể tạo “công đức”. Tăng đoàn cũng có những chương trình thực tập để giúp cho các vị tu sĩ, nhất là những người đã ra trường, tham gia một cách hiệu quả hơn trong cộng đồng với những hoạt động đang phát triển. Cả hai phía, chính phủ và những người hướng dẫn chương trình đều cảm thấy rằng cần Tăng đoàn giúp sức để bảo đảm sự tiến bộ vật chất không kèm theo sự thoái hóa đạo đức và tôn giáo, hoặc tiếp theo đó là sự hỗn loạn chung, vì Cộng Sản thường thích tìm về những vùng nông thôn nghèo hơn. Một trong những hoạt động của các tăng sĩ là tìm cách khuyến khích giới cư sĩ rộng mở sự hiểu biết của họ về việc tạo “công đức” ngay trong những hoạt động. Theo lịch sử, những việc được nhận diện với những hành động lợi ích cho Tăng đoàn, dù những bài văn trước đó cũng nói về những hoạt động như trồng cây thuốc và đào giếng như là một việc tạo “công đức” (S. I. 33). Sự thực tập cho những chỉ dẫn về các việc như: lãnh đạo có hiệu quả trong việc xây cất đường sá, cầu cống, trạm y tế và đào giếng, việc dinh dưỡng, dụng cụ cứu thương, vệ sinh, gìn giữ thiên nhiên, và gây quỹ. Những kết quả thiết thực của những chương trình nầy được khuyến khích một cách có ý nghĩa, dù thông thường giới cư sĩ cần được thuyết phục để mở rộng tầm hiểu biết về việc gì tạo nên “công đức”, và có những giới hạn về việc tạo “công đức” bừa bãi, lung tung theo phong tục tập quán.

Sự tham gia của các tăng sĩ trong việc phát triển cũng không tránh khỏi những phê bình. Những người ủng hộ về những hoạt động xã hội, sự tham gia của Tăng đoàn cho rằng qua những việc nầy, các vị tăng sĩ có thể “xác nhận lần nữa vai trò truyền thống của mình” như những vị lãnh đạo cộng đồng trong một thế giới đang thay đổi, và như vậy vẫn giữ được sự kính trọng. Những kẻ chống đối là những người quá thận trọng về quan điểm truyền thống, nhất là trong giới cư sĩ. Họ cãi rằng nếu các tăng sĩ trở nên quá dính dáng vào những chuyện xã hội thế tục, như vậy họ sẽ làm tổn thương vai trò gương mẫu duy nhất của những chuyên gia tâm linh, và điều nầy có thể gây tổn hại cho xã hội. Vài người phê bình chính phủ đã sử dụng sự tham gia của tăng đoàn cho việc chính trị và đây là một chiến lược phần nào để chống Cộng Sản. Hai bên đều có lý, và như vậy cần có sự cân nhắc cẩn thận để thực hành sự thích nghi thiết thực tốt nhất cho vùng nầy.
Trong việc “phát triển”, việc khác lạ nhất là giúp đỡ những người nghèo ở tỉnh thành cai thuốc. Một vị tăng sĩ, Phra Chamroon, điều hành ở tu viện của ông, một hệ thống chữa bệnh bằng thảo mộc và một kỷ luật đạo đức. Con số người cai thuốc lên rất cao đã khiến các y sĩ Tây phương chú ý. Vài người Thái phê bình rằng ông đã để các tăng sĩ dính líu quá gần với những người cư sĩ “bị xáo trộn”, nhưng những người khác thì cho rằng công việc của ông là một cách mở rộng sự quan tâm trầm tư mặc tưởng để thanh tịnh hóa tinh thần.

Giống như ở Miến Điện, ở Thái Lan có rất nhiều thiền sư giỏi, mà một vài người là cư sĩ, và sự thực tập thiền càng lúc càng phổ biến trong giới những người trí thức ở tỉnh thành. Vài tăng sĩ và cư sĩ đã chú trọng quá nhiều về tôn giáo tập quán tạo “công đức”, hơn là tập trung vào những việc khắc phục sự bám víu và đạt Niết Bàn, mục đích tối hậu. Họ nhấn mạnh về điểm chánh của thiền tập và những quan trọng xung quanh các nghi lễ, như trường Ch’an đã làm ở Trung Quốc. L. S. Cousins đã lặp lại danh từ “chủ nghĩa tối hậu” để nói đến những dạng Phật giáo giống như vầy, như ở Thái Lan và những nơi khác. 9

Trong giới học thức cao, một trong những người rất nổi tiếng, nếu không muốn nói là “thích tranh luận”, vị tăng sĩ “ tối thượng” Buddhadāsa. Bản dịch của ông về học thuyết tái sinh, đã ảnh hưởng nhiều đến các khoa học gia Thái (hơn phân nửa những người nầy không còn tin có đời sống sau khi chết), nghĩa là sự tái sinh chỉ nói đến một chuỗi những trạng thái trong một đời sống.

Mỗi lần, ý nghĩ về “cái tôi” chợt xuất hiện, một người “vừa sanh ra”, nhưng mục đích của một người phải là “tái sinh” vào một loại vô ngã, một cuộc sống Niết Bàn, xa lìa sinh và tử, xa rời những ý nghĩ về cái tôi. Tăng sĩ Buddhadāsa hiểu rõ giá trị của ý tưởng Đại thừa (Mahayāna) đã đưa đến việc ông phiên dịch vài bộ kinh ra tiếng Thái, và nghệ thuật mà ông sử dụng cho việc giáo dục tâm linh được rút ra từ những truyền thống Phật giáo khác nhau. Cũng có một phần được rút ra từ những tôn giáo khác, và ông cho rằng Pháp (Dhamma) và Thượng đế, nếu hiểu đúng nghĩa, là nói đến một thực tại xa lìa những khái niệm. Trong khi sự giải thích của Buddhadāsa về Phật giáo là ngay trong thế giới nầy, ông chỉ trích những phát triển khác về thế giới nầy và xem sự liên hệ của các tăng sĩ trong những dự định phát triển là không thích hợp.

Tăng đoàn như một đoàn thể nguyên vẹn thận trọng với những nhà cải cách như Phra Chamroon và Buddhadāsa, và những tăng sĩ làm chính trị, từ những sinh viên tích cực với chủ nghĩa Mát-xít, cho đến kẻ chống cộng nhiệt thành, Phra Kittivuddho.

Tích Lan

Người Anh chiếm lấy đảo Ceylon vào năm 1815, và dù họ đồng ý “duy trì và bảo vệ” Phật giáo, sự từ chối những giáo sĩ Thiên Chúa giáo đưa đến sự từ bỏ dần vai trò của chính phủ trong việc thanh tịnh hóa Tăng đoàn. Các vị giáo sĩ điều hành chính thức tất cả những trường được chấp nhận, dù cho họ có rất ít tín đồ theo đạo. Các giáo sĩ rất bực mình khi những công kích của họ về Phật giáo được trả lời bằng cách tăng sĩ cho họ mượn sách kinh Phật giáo, và để cho họ trọ lại trong chùa khi họ đi giảng đạo. Tuy nhiên, vào năm 1865, các tăng sĩ bắt đầu trả đũa bằng cách in những quyển sách mỏng, và chấp nhận những thách thức của Thiên Chúa giáo trong những cuộc tranh luận công khai. Một cuộc tranh luận nổi tiếng ở Pānadura năm 1873, cho thấy sự chiến thắng của tăng sĩ Guṇānanda trước một số cử tọa đông đảo là 10.000 người. Sự kiện nầy được quảng bá rầm rộ đánh dấu một sự hồi sinh nơi Phật giáo, và họ cũng mượn vài kỹ thuật của Thiên Chúa giáo mà lúc đầu họ chống đối.

Vào mười năm cuối của thế kỷ, một kiểu Phật giáo mới được hình thành, ít nhất là trong giới những người mới giàu, những giai cấp trung lưu học thức người Anh của thành phố Columbo. Phật giáo mới xem Đức Phật như là “một con người bình thường”, và Phật pháp là một triết lý “khoa học”, “dựa trên lý trí”, “không phải là một tôn giáo”, vì Phật giáo không dựa vào niềm tin mù quáng.
Những ý tưởng nầy cũng bào chữa sự thích nghi của những dạng tổ chức mới, như những hội đoàn thế tục (thí dụ, Hội đoàn Thanh Thiếu Niên Phật Tử - Young Men’s Buddhist Association), những trường hiện đại chịu ảnh hưởng Phật giáo, và việc sử dụng nhà in và báo chí. Ông H. Berchert nói đến việc nầy như “chủ nghĩa Phật giáo hiện đại”. Ông G. Obeyesekere và ông R. Gombrich thích dùng danh từ nặng nề “Phật giáo Tin lành” (Protestant Buddhism). Đây bởi vì họ cho rằng những phát triển một phần là do việc phải phản kháng đối với Thiên Chúa giáo, và chia sẻ với chủ nghĩa Tin lành (Protestantism), việc không thích những “nghi thức được tăng dần” theo phong tục tập quán, và nhấn mạnh sự trở lại của giới cư sĩ, và họ là người chịu trách nhiệm cho sự cứu rỗi của chính họ.
Hội Phật giáo Tin Lành được sự uyên bác của Tây phương giúp đỡ, đã giúp cho việc chuyển ngữ Bộ Kinh Pali sang tiếng Anh: theo truyền thống bộ kinh được truyền đạt cho giới cư sĩ từ dạng tiếng Pali dành cho tăng sĩ.

Một sự kiện quan trọng xảy ra là vào năm 1880, khi Đại tá H. S. Olcott (1832-1907) và Bà H. P. Blavatsky (1831-91) đến Colombo. Vào năm 1875, vị ký giả người Mỹ nầy và người đàn bà Nga có khả năng nhìn thấy tương lai (clairvoyant) đã thành lập Hội đoàn Thuyết Thần Trí (Theosophical Society) ở Nữu Ước. Vào năm 1789, họ thiết lập ở Ấn Độ những trung ương về hoạt động tôn giáo có tính cách hổ lốn. Khi hai người nầy đến Colombo, họ ôm lấy Phật giáo bằng sự quy y tam bảo và giữ giới một cách công khai, như thế làm đẩy mạnh niềm tin nơi một số người Phật tử, vì họ là những người Tây phương. Ông Olcott thành lập “Hội đoàn Phật giáo Thần Trí” (Buddhist Theosophical Society), thực ra là một cỗ xe của Phật giáo hiện đại. Sau đó, ông tổ chức hoạt động những trường Phật giáo thịnh vượng với một chương trình giảng dạy theo Tây phương, bằng Anh ngữ, và nơi đây giới cư sĩ bắt đầu thực tập vai trò lãnh đạo trong tính chất mộ đạo.

Giữa nơi nầy, xuất hiện Don David Hewavitarne (1864-1933), người phản ứng lại sự giáo dục cố chấp của Thiên Chúa giáo và được Olcott và Guṇānanda gây hứng khởi. Vào năm 1881, Hewavitarne chấp nhận danh hiệu Anagārika (“Kẻ không nhà”) Dharmapāla (“Người bảo vệ pháp”) , và tiếp tục trở nên vị anh hùng của Phật giáo Tích Lan hiện đại, và được xem như là một vị Bồ-tát (bodhisattva) .
Tình trạng không nhà (Anagārika) là một giai cấp mới, nằm giữa tu sĩ và cư sĩ, giữ tám giới trong cuộc sống. Trong khi những người khác không theo gương của ông trong vấn đề giữ giới, ông là một tấm gương cho chủ nghĩa hoạt động của giới cư sĩ trong Phật giáo hiện đại. Vào năm 1891, ông viếng Bodh-Gayā, nơi mà Đức Phật thành đạo, và cảm thấy đau buồn bởi tình trạng xơ xác của nơi nầy và người giữ nơi nầy lại là một vị tu sĩ Ấn giáo. Vì vậy ông sáng lập ra Hội đoàn Đại Bồ Đề (Mahā Bodhi Society), một hội đoàn Phật giáo quốc tế, mà mục đích là lấy lại nơi chốn nầy cho Phật giáo, sự kiện nầy được đưa ra tòa (vào năm 1949 mới thành công), và lập ra hội đoàn tu viện Phật giáo quốc tế ở Bodh-Gayā. Cho đến cuối đời, Dharmapāla làm việc cho sự hồi sinh của Phật giáo, nối liền với chủ nghĩa dân tộc của dân Tích Lan và kêu gọi sự độc lập. Trong việc nầy, sự hăng hái truyền đạo mà ông bị lệ thuộc từ lúc nhỏ bây giờ được đổi hướng nhắm vào những người Anh Thiên Chúa giáo. Ông phê bình hệ thống giai cấp, kể cả việc kêu cứu nơi các vị trời cũng là phi Phật giáo .
Thiên Chúa giáo và một thiểu số Phật tử hiện đại có uy thế phê bình các tăng sĩ là không tích cực mấy với công việc xã hội. Đúng lúc, điều nầy đưa dẫn các tăng sĩ trở nên dấn thân vào những hoạt động phúc lợi xã hội, giữ vai trò cha tuyên uý trong nhà tù, và trong quân đội, và được trả công như những thầy giáo. Hoạt động có tính cách truyền thống về sự uyên bác của tăng đoàn cũng phát triển. Có rất nhiều sự ủng hộ nơi một ít nhóm tăng sĩ người Âu dẫn đầu bởi vị tăng người Đức Nyanatiloka (1878-1956) được thọ giới vào năm 1904 ở Miến Điện.

Sự độc lập và kỳ vọng ở chủ nghĩa dân chủ vào năm 1948 đã đưa một số tăng sĩ tham gia vào đấu trường chính trị một cách gia tăng. Những ý tưởng tự do, xã hội chủ nghĩa và Mát-xít đã khuyến khích việc hoạt động chính trị giữa mọi thành phần dân số, và vài tăng sĩ thấy rằng đây là một phần nhiệm vụ của họ để dẫn dắt những giáo dân theo đường lối chính trị. Áp lực của những nhóm chính trị trong Tăng đoàn (Sangha) bây giờ bị chia rẽ. Đối với những cư sĩ, sự hoạt động của “một tăng sĩ chính trị” được bày tỏ bằng chủ nghĩa bè phái và sự dính líu thế tục.

Từ năm 1948, sau sự tận diệt sốt rét là sự gia tăng dân số đã làm đổ vỡ những cộng đồng nông thôn theo truyền thống, và vô số nông dân rời bỏ đất làng để vào thành phố. Sự thực hành về kinh tế rất dở đã làm cho những cộng đồng khác biệt đổ lỗi cho nhau, và đây là một trong những gốc rễ của sự rối loạn giữa dân Tamil và dân Tích Lan, đã bùng nổ vào năm 1983.

Đa số dân Tích Lan có một lịch sử dài bảo vệ văn hóa của họ khỏi sự xâm nhập của dân Tamil từ miền nam Ấn Độ. Sau thời kỳ chiến tranh, họ tìm cách lấy lại những quyền lợi mà người Anh đã cho dân Tamil. Trong lúc những hoạt động nầy đi quá xa, và làm cho dân Tamil đòi tự túc và đòi độc lập trong vài phần đất của đảo, nơi mà họ chiếm ưu thế. Trong những lúc khó khăn về kinh tế, tình trạng nầy đưa đến hoạt động khủng bố của dân Tamil, và đã châm ngòi cho thời kỳ bạo động giữa những cộng đồng.

Học vấn nhiều của số đông quần chúng đã đưa đến sự ham muốn vật chất, và những đau khổ khi không được như ý. Điều nầy đưa đến việc vài nhà thương gia, nông dân, và những người nghèo ở tỉnh thành rời xa tín ngưỡng những vị trời đạo đức của “Phật giáo”, từ thần Viṣṇu, cho đến vị Kataragama, một vị trời hiếu chiến thường được dân Tamil tôn sùng. Để được thần bảo vệ và giúp đỡ, những người mộ đạo đi vào trạng thái ngây ngất mà họ cho rằng nhập đồng và hoàn thành những kỳ công như dùng cây xiên đâm xuyên qua gò má. Phật tử theo truyền thống thường thấy sự nhập hồn, sự trừ tà đuổi quỷ. Cũng có thể là theo thời gian, vị Kataragama dần dần tiến bộ và được “Phật giáo hóa”, như đã từng xảy ra lúc trước với những vị trời xuất hiện trong dân gian.

Trên 4.000 làng so với 25.000 làng của Tích Lan, hoạt động Sarvodaya Śramadāna (“Cho năng lượng để mọi người cùng thức tỉnh”) rất là tích cực trong việc đẩy mạnh sự đổi mới cho dân làng. Bắt đầu vào năm 1958, do một hoạt động của giới cư sĩ, A. T. Ariyaratne, gồm có cư sĩ và tăng sĩ. Mục đích là đỡ đầu “sự phát triển” với ý nghĩa rộng nhất, bằng cách khơi động dân làng từ thụ động trở nên chủ động vào việc chọn lựa và thực hiện những dự định, như xây một con đường đến làng hoặc tổ chức một buổi chợ hợp tác xã. Nơi đây rút ra những lý tưởng của Phật giáo như lòng quảng đại và lòng tử tế, và tìm cách làm cho tất cả mọi thành phần trong cộng đồng đều tham gia làm việc chung với nhau, để có kinh nghiệm và biết về khả năng của cá nhân và cộng đồng trong việc thay đổi những môi trường kinh tế, xã hội, thiên nhiên và tâm linh của họ. Các phụ nữ đặc biệt được khuyến khích lên tiếng và chủ động hơn nữa; hoạt động cũng tìm cách bảo hộ sự liên hệ tốt hơn giữa người Tích Lan và người Tamil.
Nhấn mạnh trở lại việc tham gia của cư sĩ về mặt tôn giáo được tiếp nối, và sự ưa thích về Phật giáo cũng thấm nhuần trong đời sống và dẫn đến những hôn lễ của giai cấp trung lưu được cử hành trong những khuôn viên của tu viện. Các giai cấp trung lưu cũng gia tăng việc thực tập Thiền, phần lớn là một dạng Vipassanā của Miến Điện, cho dù những lợi ích là hàng ngày hoặc là một cách để tiến triển con đường đi đến Niết Bàn (Nibbāna). Nơi đây cũng có chiều hướng cho vài cư sĩ sống cuộc sống độc thân. Vì giới cư sĩ trở nên chủ động và học thức hơn, sự kính trọng các tăng sĩ bị xoáy mòn, vì số đông tăng sĩ thường là những người nông dân, và nhiều người ít học. Vì thế họ thường tin vào một vị thiền sư cư sĩ hơn là một vị tăng sĩ không thiền làm lãnh đạo. Tuy nhiên, các tu viện trở thành “những trung tâm thiền định” gia tăng, đây là một khái niệm bắt nguồn từ Tây phương và Miến Điện. Những phát triển khác gồm có sự phục sinh của truyền thống thiền định nơi rừng sâu, và các tăng sĩ của truyền thống nầy rất được kính trọng. Họ tượng trưng cho một chiều hướng “cải cách”, mà mục đích thích hợp hơn với những lý tưởng của Tăng đoàn (Sangha) ở buổi ban đầu. Chiều hướng nầy khác hẳn với những chiều hướng “tối hậu” và “hiện đại”, nhưng có thể hấp dẫn những người cùng sở thích. Sự kính trọng tùy vào mười giới của ni chúng và vì nếp sống thiền giản dị của họ. Vô số những quyển sách mỏng, nhỏ Phật giáo bằng Anh ngữ đã được Hội đoàn ấn tống Phật giáo (Buddhist Publication Society) sản xuất từ năm 1958, được các học trò của ngài Nyanatiloka điều hành. Cái hay nhất là những quyển sách nhỏ, mỏng “Bánh Xe” đã trình bày những điều ngụ ý hiện đại của các bài văn Phật giáo cổ xưa.

Miến Điện (Myanma)

Vị lãnh tụ Miến Điện vĩ đại là vua Mindon (1853-78) đã ủng hộ nhiều cho Phật giáo và chủ tọa cuộc Hội Thảo Vĩ Đại “lần thứ năm” (1868-71). Nơi đây, sự duyệt lại của Bộ Kinh Pali được kiểm tra chéo, và một bảng chính thống được khắc trên 729 phiến đá. Vào năm 1853, Anh quốc xâm chiếm vùng dưới Miến Điện, và năm 1885 Anh quốc thống nhất trị toàn cõi Miến Điện, và vì sự chấm dứt đặc quyền hoàng gia thanh lọc Tăng đoàn (Sangha) đưa đến sự suy yếu kỷ luật tu viện.

Năm 1920 cho thấy sự phát triển về những dạng thiền Vipassanā dễ lãnh hội, để dạy cho giới cư sĩ, và sự khích động của các tăng sĩ đòi độc lập. Trong khi các vị lãnh đạo tu viện thấy rằng hoạt động chính trị là chống lại Bộ Luật (Vinaya), và thật là khó khăn để ngăn ngừa vài tăng sĩ trẻ tuổi thích thú về điều nầy. Từ lúc nầy, các tăng sĩ thành thị bất mãn và vì vậy đã hoạt động tích cực hoặc ủng hộ hoặc phản đối vài phe phái hoặc vài chính sách. Các vị lãnh đạo của hoạt động độc lập đưa đến một hỗn hợp giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa dân tộc, vì họ không thích những nhà tư bản và điền chủ Ấn Độ, được đưa vào nước bởi người Anh. Miến Điện giành lại độc lập vào năm 1948, và Unu, vị thủ tướng đầu tiên, ưu đãi dạng chủ nghĩa xã hội như là một cách để đi đến mục đích của Phật giáo, một xã hội thanh bình và công bằng mà không khuyến khích lòng tham.
Năm 1956, các Phật tử Nam tông tổ chức làm lễ “Đức Phật Jayanti”, 2.500 năm theo Phật lịch, khi đã đến lúc Phật giáo được hồi sinh. Ngài U Nu chủ tọa cuộc Hội Thảo Vĩ Đại “lần thứ sáu” (1954-6), được cử hành để kỷ niệm sự kiện nầy. Các tăng sĩ từ một số các nước Phật giáo Nam tông đến để dự lễ, và một ấn bản mới của Bộ Kinh Pali được sản xuất, và có rất nhiều cố gắng để kích thích việc học tập về Phật giáo, những nỗ lực về hoạt động truyền giáo và những phúc lợi xã hội.

Nhiều “Trung Tâm Thiền” được thành lập dành cho các tăng sĩ và cư sĩ, và sự phát triển sau nầy truyền bá đến tận Tích Lan và Thái Lan. Đặc biệt là ngài Sayagyi U Ba Khin, một nam cư sĩ và là một công chức của chính phủ rất được kính trọng và nổi tiếng. Kể cả vào lúc ở tuổi 70, ông vẫn phối hợp công việc chính phủ với việc điều hành Trung Tâm Thiền Quốc Tế, dạy thiền Vipassanā cho các cư sĩ ở Miến Điện cũng như ở nước ngoài.

Vào năm 1962, lực lượng binh lính chính phủ theo chủ nghĩa nửa Mát-xít làm cuộc đảo chánh nắm lấy quyền hành, làm hao tổn năng lượng về chiến tranh với những nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, đấu tranh đòi quyền độc lập khỏi dân Miến Điện. Chính phủ không chống Phật giáo, và chính sách theo chủ nghĩa biệt lập của họ đã giúp gìn giữ nền văn hóa có tín ngưỡng Phật giáo từ những sức mạnh của thế tục cũng như ngành du lịch. Tuy nhiên, sự bất mãn gia tăng vì kinh tế đất nước nghèo nàn, và vì chế độ độc tài của chính phủ, đã đưa đến những cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm 1988. Các tăng sĩ cũng tham gia vào những cuộc buổi tình nầy, và dân chúng đặt việc điều hành quản lý của các tỉnh và thành phố vào trong tay những hàng ngũ tăng sĩ, vì quyền lực chính quyền thất bại ở đây.

Malaysia, Bangladesh,
Bắc và Đông Bắc Ấn Độ, Bhutan và Nepal

Ở Mã Lai, Hồi giáo là tôn giáo chánh, nhưng Phật giáo vẫn tồn tại nơi cộng đồng của những người lai Trung Hoa, và họ chiếm 45 phần trăm dân số. Một loại Phật giáo Thái cũng hiện diện gần biên giới với Thái Lan. Các vị truyền giáo từ Tích Lan đã hoạt động tích cực từ thế kỷ thứ mười hai, với những dân cải đạo, và học thuyết của Phật giáo Nam tông được thêm vào trong sự thực tập của người Trung Hoa. Những người Tây Tạng mất nước cũng có mặt và tích cực trong việc truyền bá giáo pháp.

Ở Bangladesh, Phật giáo được tìm thấy giữa 400.000 dân bộ lạc ở đồi Chittagong, nơi dân cư thưa thớt. Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, dân chúng ở đây bị kềm kẹp, và bị đẩy lùi khỏi đất đai của họ, vì những kế hoạch thủy điện và lực lượng binh lính của dân Bangladesh đã đẩy lui sự định cư của đa số dân Bengali, Hồi giáo.

Miền Đông Bắc Ấn Độ, tiểu bang Assam, có 90.000 Phật tử ghi danh nơi cuộc kiểm kê dân số vào năm 1971, gồm có Phật tử Nam tông và những Phật tử với nền văn hóa Nepal. Phật tử Nam tông cũng chiếm số đông ở Tripuna, Mizoram, và những vùng miền Đông của Arunachal Pradesh. Nơi ba tiểu bang nầy, có 181.7000 Phật tử được ghi nhận trong cuộc kiểm kê dân số vào năm 1981.

Ở tiểu bang độc lập Bhutan, vừa mới mở cửa cho thế giới bên ngoài, Phật giáo Bắc tông vẫn tiếp tục hưng thịnh và được chính phủ và dân chúng ủng hộ. Phật giáo cũng hiện diện ở nước láng giềng là Sikkim, một tiểu bang nhỏ được gia nhập vào Ấn Độ vào năm 1975, và hai quận Darjeeling và Jalpaiguru của Tây Bắc Bengal. Phật giáo ở hai nơi nầy được củng cố mạnh mẽ nhờ làn sóng tỵ nạn của người Tây Tạng. Phật giáo Bắc tông cũng hiện diện ở Ladakh, trong miền bắc Ấn ở Jammu và Kashmir, nhưng Phật giáo bắt gặp những trở ngại thật sự từ dân số Hồi giáo gia tăng một cách nhanh chóng nơi tiểu bang cùng với sự cắt đứt mọi liên lạc với Tây Tạng.

Ở Nepal, Phật giáo phần lớn vẫn tồn tại như một cộng sự viên nhỏ dưới những dạng Mật tông của thuyết hổ lốn về Ấn giáo và Phật giáo. Tuy vậy, sự đổi mới bắt đầu vào năm 1930, khi các Phật tử Nepal gặp gỡ các tăng sĩ đến từ Miến Điện và Tích Lan để phục hưng cho Phật giáo ở Ấn Độ.

Vào năm 1951, Nepal mở cửa cho thế giới bên ngoài, và áp lực của chính phủ đối với việc Ấn giáo hóa cũng dịu bớt đi. Phái đoàn của Phật giáo Nam tông vào trong nước, và vì vậy Phật giáo Nam tông bây giờ dù là một tôn giáo nhỏ nhưng đang lớn dần và rất tích cực với Tăng đoàn gồm những tăng sĩ người bản xứ và các vị ni giữ mười giới. Sự có mặt của Tăng đoàn kích thích sự hồi sinh của văn hóa Newar, và sự đổi mới của Phật giáo nơi truyền thống Newar. Phật giáo cũng được tìm thấy nơi những dân thiểu số chịu ảnh hưởng của Tây Tạng như dân tộc Sherpas, và dân Tây Tạng tỵ nạn.

Dân tỵ nạn Tây Tạng ở Ấn Độ

Khi đức Đa-lai Lạt-ma chạy trốn khỏi Tây Tạng vào năm 1959, có khoảng 80.000 người đi theo ngài. Phần lớn (50.000) định cư ở Ấn Độ, nơi đây có một phần đất dành cho những người tỵ nạn Tây Tạng. Vị Đa-lai-Lạt-ma có một trung tâm hành chánh ở Dharamsālā miền bắc của tiểu bang Himal Pradesh, gồm có một phần ba của một trăm hai mươi tu viện được dân tỵ nạn thiết lập. Những cộng đồng cư sĩ hưng thịnh, hiện diện ở Orissa và Mysore. Tuy nhiên, khí hậu xa lạ của Ấn Độ đã làm nhiều người trong số dân tỵ nạn bị bệnh, và vô số cộng đồng trở nên tự túc cánh sinh, thất nghiệp vẫn còn là một vấn đề; vì thế dân tỵ nạn phần lớn nhờ vào sự giúp đỡ của Ấn Độ và các nước ngoại quốc. Các tăng sĩ phải tự túc bằng cách trồng trọt, chăn nuôi, và sản xuất đồ thủ công để bán, và như vậy có ít thời gian hơn cho việc học tập. Các vị Lạt-ma (bLamas) có học chỉ được tìm thấy nơi những người dân tỵ nạn lớn tuổi, và dân tỵ nạn đang đối diện với những trách nhiệm đối lập là ghi chép lại và truyền giao di sản văn hóa phong phú và sự sống còn về phương diện thể chất. Tuy vậy, những tác phẩm của Phật giáo Tây Tạng được in ở Ấn Độ, và các tăng sĩ cũng như các cư sĩ có học thức được học tập ở các trường đại học khác nhau ở Ấn Độ, ở phương Tây và Nhật Bản, như vậy kích thích sự gia tăng học hỏi về văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Cộng đồng Tây Tạng cũng đưa dân tỵ nạn định cư ở phương Tây, nơi mà họ hoạt động tích cực để truyền bá truyền thống Tây Tạng. Một dấu hiệu của sức sống nơi Phật giáo Bắc tông là cuộc hội họp vào năm 1985, và hơn 200.000 người hành hương đến Bodh-Gayā, với 10.000 người đến từ Tây Tạng.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]