Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?

09/02/201114:37(Xem: 8748)
8. Tu Cách Nào Cho Được Định? Thiền Hay Tịnh Độ?

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

8. TU CÁCH NÀO CHO ĐƯỢC ĐỊNH?THIỀN HAY TỊNH ĐỘ?

Tu cách nào cũng được định, miễn ta nhiếp tâm tu là được định, chứ không nhứt thiết phải tu theo thiền hay tịnh độ. Tuy nhiên, thiền giúp chúng ta biết chúng ta
đang làm gì, thấy gì và nghĩ gì... tức là chúng ta được yên ổn phần nào mặc dù chỉ yên ổn trong động, nhưng cũng làm cho chúng ta thấy cuộc sống của chúng ta có phẩm chất hơn và có ý nghĩa hơn.

Tại sao chúng ta phải định? và định cho ai?

Cuộc sống hằng ngày của chúng ta tùy thuộc rất nhiều ở môi trường chung quanh và chịu hoặc bị ảnh hưôũng từ nếp sống gia đình đến xã hội. Nếu chúng ta quay cuồng trong đó, thì tâm của chúng ta vốn dĩ đã động, sẽ động hơn. Nếu chúng ta không quay cuồng trong đó, thì ta sẽ bị nó đào thải. Vậy chúng ta phải làm sao? Câu trả lời duy nhất là hãy đạt cho được sự tương đối thanh tịnh trong cái loạn động đó. Muốn được như vậy, chúng ta phải làm gì? Muốn được như vậy, chúng ta hãy đem thiền vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Thiền là gì? Đã có quá nhiều định nghĩa cho thiền. - đây chúng ta không muốn đóng góp thêm chi một định nghĩa nữa, mà chúng ta muốn nói lên cái gì đơn giản nhất, thế thôi. Thiền là sống với chánh niệm, đơn giản như vậy đó. Thiền là trở về với thực tại, là sống tỉnh thức, là thực nghiệm chính nơi tự thân mình để tìm về tự tánh. Thiền là biết rõ ràng ta đang làm gì và không vướng mắc bởi những ý nghĩ không ăn nhập gì đến chuyện ta đang làm. Thiền là sự an lạc thật sự cho tâm hồn. Lúc thiền, cả ý nghĩ, lời nói và hành động đều được kiểm soát. Thiền là mầm tạo ra niềm vui, niềm an lạc và xóa đi những mầm gây ra đau khổ. Thiền là trôũ về tìm cái đẹp nơi chính ta. Thiền và chánh niệm là hai người bạn đồng hành, luôn sát cánh bên nhau để tạo nên sự tỉnh thức tuyệt vời. Nếu nói tu thiền mà tâm không chánh niệm, còn vọng động, không biết mình đang làm gì, ấy không phải là tu thiền, mà có thể là tu ma cũng không chừng. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã khẳng định: Bao giờ không có chánh niệm, bao giờ không có ngộ, bấy giờ không có thiền.

Như vậy lúc thiền, không cần rườm rà thêm thắt, chỉ cần tĩnh lặng trong tâm là đủ. Từ tĩnh lặng ta mới có sự tĩnh thức và từ đó ta mới có đủ sáng suốt để mà tự tại. Từ đó ta mới có khả năng an nhiên. Niệm tới, cứ để chúng tới, ta không mời, không thỉnh, không chạy theo; niệm đi, ta cứ để chúng đi, chứ không buồn cầm giữ, mà cũng không đuổi. Nói thì nói vậy, trên lý thuyết thì dễ, chứ thực hành cho được như vậy quả là thiên nan, vạn nan. Tâm ta nó như con vượn chuyền cây thì làm sao mà ngồi yên cho được ? Nếu như tâm nó không chịu ngồi yên thì hãy cho nó làm một cái gì đó để nó đừng chạy đông, chạy tây nữa. Chẳng hạn như kêu nó kiểm soát hơi thở, hít vào thở ra, hoặc đếm số từ một đến mười, rồi lại tiếp tục đếm ngược lại từ mười đến một, cứ thế mà làm, thì nó chạy đi đâu ? Thế là thiền đã dẹp tan những vọng tưởng, cái bịnh chung của chúng sanh. Tuy nhiên, có người cho rằng thiền phải là cái gì cao siêu cơ, chứ ngồi đếm hơi thở, hoặc ngồi đếm số thì dễ quá. -, thì dễ nói, nhưng không dễ làm đâu các bạn ạ !

Kiếm ai để dẫn dắt ta trên bước đường hành thiền ?
Hãy tìm đến các vị thầy hoặc sư cô đã có nhiều thực nghiệm về thiền để nhờ dẫn dắt và chỉ cách cho thiền. Tuy nhiên, ông thầy quan trọng nhất vẫn chính là ta. Nếu ta chịu khó trôũ về với chính ta, không sớm thì chầy chúng ta cũng sẽ an lạc. Tại sao vậy ? Tại vì chịu trôũ về với chính ta thì nhứt định ta sẽ nhận ra được cái tâm chân thật của chính mình, mà cái tâm chân thật là gì nếu không phải là Phật tánh ? Đã thấy và hằng sống với cái Phật tánh thì Phật quả là chuyện không xa. Hãy luôn nhớ lời dặn của Tổ Bồ Đề Đạt Ma: Thiền là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ chơn tâm, kiến tánh thành Phật. Nghĩa là trong thiền chỉ có thực nghiệm, chứ không có biện giải. Những ai đi tìm thiền trong kinh điển, hoặc lý giải, hoặc biện luận, đều là những người điên đảo. Đó chính là thâm ý của Tổ. Ngài nói như vậy để chúng ta đừng nên phí thêm thì giờ với khái niệm và lý luận; chứ làm gì có chuyện ngoài giáo lý của Phật Đà, vì nếu ngoài thì đã là tà ma ngoại đạo rồi còn gì. Thiền chỉ cho ta thấy đạo qua mọi phương tiện; đừng mắc kẹt vào phương tiện mà sẽ không thấy được đạo. Kinh điển như tấm bản đồ vẽ dấu chân và hướng đi của con voi, nếu ta nương theo đó mà tìm đến voi thì được, ví bằng chỉ biết tấm bản đồ thì sẽ không bao giờ tìm được đến voi, hoặc giả không nhờ đến bản đồ thì cũng không tìm được voi. Hiểu như vậy thì ta nên dung hòa, đừng quá chấp vào phương tiện, cũng không nên đả phá phương tiện. Không có phương tiện thì sẽ không có Niết Bàn; ví bằng đã đến Niết Bàn rồi mà còn ôm chặc phương tiện thì sẽ khổ sôũ hơn là lúc chưa tới.

Tâm ta đầy dẫy những niệm, vọng niệm cũng có, mà chánh niệm cũng có. Chúng khởi lên rối bời, mà chúng ta lại lầm chấp chúng là cái tâm của ta, cho nên có khi nào ta thấy tâm ta an đâu. Bởi tâm không an, nên ta mới tìm cách làm cho nó an. Vấn đề ở đây là chúng ta có cái gọi là Tâm hay không? Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã nói : Hãy nhìn thẳng lại nó, thử xem nó có thật hay không cái đã, rồi hãy cầu an cho nó. Nếu nó không thật, hãy để tự nó tan biến, ấy là an, là định. Chỗ niệm không khởi là vô niệm hay là không tâm. Bởi thấu triệt được cái lẽ Không mà Lục Tổ Huệ Năng đã bước vào cửa nầy bằng bài kệ:

Bồ Đề bổn vô thọ
Minh cảnh diệc phi đài
Bản lai vô nhứt vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Bồ Đề vốn không cội, gương sáng cũng không đài, xưa nay không một vật, chỗ nào dính trần ai? Tuy nhiên, bước vào và giải thoát là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Phàm phu chúng ta, có khi cũng bước vào vậy, có khi cũng ngộ vậy, nhưng nay ngộ, mai mê. Như thế thì làm sao mà giải thoát ? Muốn giải thoát thì trước tiên biết mình cũng có tánh giác và phải biết rằng tánh ấy vốn thanh tịnh, không sanh, không diệt, tự nó nó đầy đủ, tự nó không dao động... Mà đã từ muôn ức kiếp, chúng ta quên bẳng nó, rồi cứ đi lang thang khắp nẻo luân hồi, tạo nghiệp ngập trời, thọ vô tận khổ. Hãy can đảm lên mà bước theo con đường của Đức Từ Phụ; hãy đi như người thức tỉnh, nhớ tới đường về quê, không còn lê bước lang thang. Đó là hình ảnh giác ngộ để đi đến giải thoát của đạo Phật.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]