Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Quy ước trích dẫn kinh điển Nguyên thủy

02/02/201111:04(Xem: 12839)
21. Quy ước trích dẫn kinh điển Nguyên thủy

GIỚI THIỆUĐẠO PHẬT
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo, TL. 2005 - PL. 2549

Quyước trích dẫn kinh điển Nguyên thủy

BìnhAnson

Trongnhiềunăm qua, tác giả các sách báo Phật giáo thường dùngcác quy ước khác nhau để trích dẫn kinh điển Nguyên thủycủa tạng Pali làm người đọc có nhiều bỡ ngỡ, đôi khicó nhiều nhầm lẫn, không biết đích xác nguồn gốc củanhững đoạn kinh điển trích dẫn đó. Vấn đề nầy thườnggặp nhất trong các trích dẫn từ Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya)và Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya). Thí dụ có tác giả tríchdẫn một đoạn kinh trích từ "S.i.100", có tác giả ghilà "S III:iii.5", có người ghi là "S 3:25", và ngườikhác lại ghi là "SN III.25". Trong các bài viết tiếngViệt, có tác giả ghi theo tên kinh Pali, nhưng cũng có ngườighi theo bản dịch Việt như "Tư, q.1, t.223", làm ngườiđọc cảm thấy rối ren, không biết rằng thật ra các tácgiả nầy đều trích dẫn từ cùng một bài kinh (PabbatopamaSutta, Kinh Dụ Hòn Núi).

Trongbài nầy, người viết xin mạn phép được trình bày tóm tắtcác quy ước thường dùng để giúp quý độc giả có mộtnhận định rõ ràng hơn về các phương cách trích dẫn kinhđiển Pali.

I.Quyước PTS

HộiKinhÐiển Pali (The Pali Text Society, PTS) có hai cách viết tắttên kinh: cách xưa trong quyển từ điển Pali Text Society Dictionary,và cách mới trong quyển Critical Pali Dictionary. Trong hơn100 năm qua, Hội PTS lần lượt xuất bản các kinh điển Paliđược ghi lại bằng mẫu tự La-tinh và các bản dịch Anhngữ. Cách đánh số, kể cả các bản Anh ngữ, đều đượcquy chiếu vào bản Pali và số trang ghi trong bản Pali, và cácnhà Phật học ngày nay cũng thường căn cứ theo cách đánhsố nầy.

1.Luật Tạng (Vinaya Pitaka, Vin)

Có5 quyển Luật, được trích dẫn qua tên: "Vin quyển (sốLa-mã) số trang". Thí dụ: "Vin III 59" là đoạnvăn trong quyển III của Luật tạng, tương ứng với trang 59của bản Pali. Cần ghi nhận ở đây là mặc dù đoạn vănđó có thể được trích từ bản dịch Anh, Pháp, Ðức, Việt,v.v., đoạn văn đó luôn luôn được quy chiếu về bản gốcPali trong trang 59.

2.Kinh Tạng (Sutta Pitaka)

Kinhtạng gồm có năm bộ chính:

2.1.Trường Bộ (Digha Nikaya, DN hoặc D): Hội PTS xuất bản 3 quyển,gồm 34 bài kinh. Quy ước trích dẫn: "DN số quyển (sốLa-mã) số trang". Thí dụ "DN III 33" là đoạn văntrong quyển III của Trường Bộ, tương ứng với trang 33 củabản Pali. Có nhiều tác giả không trích số quyển mà chỉtrích số bài kinh, thí dụ: "DN 12", nghĩa là bài kinhsố 12 của Trường Bộ. Tuy nhiên, vì các bài kinh trong bộnầy là các bài kinh dài, trích dẫn như thế thường khôngđược chính xác, và cần phải ghi thêm số đoạn kinh củabài kinh đó

2.2.Trung Bộ (Majjhima Nikaya, MN hoặc M): Gồm 152 bài kinh, xuấtbản thành 3 quyển: quyển I gồm 50 bài, quyển II gồm 50 bài,và quyển III gồm 52 bài còn lại. Quy ước trích dẫn: "MNsố quyển (số La-mã) số trang". Thí dụ: "MN I 350"là đoạn kinh trong quyển I, tương ứng với trang 350 của bảnPali. Có tác giả chỉ trích số bài kinh và số đoạn, thídụ: "MN 52.3" tương ứng đoạn kinh trên, nhưng đượchiểu là đoạn 3 trong bài kinh số 52.

2.3.Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya, SN hoặc S): gồm 7762 bài kinh,kết nhóm lại theo chủ đề trong 56 phẩm, và được xuấtbản thành 5 quyển. Quy ước trích dẫn: "SN số quyển(số La-mã) số trang". Thí dụ: "SN III 79" là đoạnkinh trong quyển III, tương ứng với trang 79 của bản Pali.Vì đây là đa số các bài kinh nầy rất ngắn, có ngườitrích dẫn chi tiết hơn, với số phẩm và số đoạn, như"SN II.XV.I.2", nghĩa là đoạn kinh tương ứng với trang2 của bản Pali, quyển II, phẩm XV, đoạn I.

Gầnđây, có khuynh hướng chỉ trích dẫn số phẩm và số bàikinh mà thôi, theo quy ước: "SN số phẩm (số La-mã) sốbài kinh". Thí dụ: "SN III.25" hoặc "SN 3:25",nghĩa là kinh số 25 trong phẩm III của Tương Ưng.

2.4.Tăng Chi Bộ (Anguttara Nikaya, AN hoặc A): gồm 9557 bài kinh, kếtnhóm theo số đề mục (pháp số) liệt kê trong bài kinh thành11 chương, từ chương 1 (Một Pháp) đến chương 11 (MườiMột Pháp), và được hội PTS xuất bản thành 5 quyển. Quyước trích dẫn: "AN số quyển (số La-mã) số trang".Thí dụ: "AN IV 93" để chỉ đoạn kinh tương ứng vớitrang 93 của bản Pali, trong quyển IV. Có người trích dẫnsố chương (nipata) và số phẩm (vagga), chẳng hạn "AN VI.VI.63"nghĩa là đoạn kinh tương ứng với trang 63 của bản Pali,trong phẩm VI của chương VI.

Gầnđây, có khuynh hướng chỉ trích dẫn: "số chương và sốkinh trong chương". Thí dụ: "AN VI:78" hoặc "AN 6:78",nghĩa là đoạn văn trong kinh số 78 của chương pháp số VI.Cũng có tác giả trích dẫn: "số chương, số phẩm, số bàikinh trong phẩm".

2.5.Tiểu Bộ (Khuddaka Nikaya, KN hoặc K):

Ðâylà tập hợp 15 tập kinh, có nhiều bài kệ, trong đó có nhữngbài ghi lại trong thời nguyên khai, và cũng có bài được ghilại về sau nầy trước khi được đúc kết và viết xuốnggiấy.

(a)Tiểu bộ tập (Khuddakapatha, Khp hoặc Kh): Gồm 9 bài kinh ngắngồm nhiều câu kệ, thường được trích dẫn như: "Khpsố bài kinh (số câu kệ)". Thí dụ: "Khp IX" làbài kinh Từ Bi (Metta Sutta), kinh số 9.

(b)Pháp cú (Dhammapada, Dhp hoặc Dh): gồm 423 câu kệ, trích dẫnbằng số câu kệ: "Dhp số câu kệ". Thí dụ: "Dhp100" là câu kệ 100 trong kinh Pháp Cú.

(c)Phật tự thuyết (Udana, Ud): gồm 80 bài kinh, trích dẫn như:"Ud số bài kinh (số La-mã) số câu kệ". Thí dụ:"Ud III 4" là câu kệ số 4 của bài kinh số 3 trong kinhPhật tự thuyết. Ðôi khi cũng được trích dẫn theo số trangtrong bản Pali.

(d)Phật thuyết như vậy (Itivuttaka, It): gồm 112 bài kinh ngắn,trong 4 chương. Trích dẫn như: "It số chương (số La-mã)số bài kinh", hoặc "It số trang Pali". Thídụ: "It IV 102" là bài kinh 102 trong chương 4.

(e)Kinh tập (Suttanipata, Sn): gồm 71 bài kinh kệ trong 5 chương,có những bài kệ được xem là xưa cổ nhất (chương IV, phẩmTám). Trích dẫn theo quy ước: "Sn số câu kệ",hoặc "Sn số chương số bài kinh số câu kệ".Thí dụ: Kinh Một sừng tê ngưu (Sn I 3) là bài kinh số 3, chươngI, của Kinh tập.

(f)Thiên cung sự (Vimanavatthu, Vv): gồm 85 chuyện trên các cungtrời, trong 7 chương. Trích dẫn như: "Vv số chương (sốLa-mã) số bài kinh số bài kệ".

(g)Ngạ quỷ sự (Petavatthu, Pv): gồm 51 bài kinh về chuyện ngạquỷ, trong 4 chương. Trích dẫn như: "Pv số chương (sốLa-mã) số bài kinh số bài kệ".

(h)Trưởng lão tăng kệ (Theragatha, Th hoặc Thag): gồm 207 bàikinh chứa các câu kệ của 264 vị trưởng lão đệ tử củỪức Phật. Quy ước trích dẫn: "Th số câu kệ".

(i)Trưởng lão ni kệ (Therigatha, Thi hoặc Thig): gồm 73 bài kinhchứa các câu kệ của 73 vị trưởng lão ni đệ tử củỪức Phật. Quy ước trích dẫn: "Thi số câu kệ".

(j)Bổn sanh (Jataka, J): Ðây là tập hợp 547 câu chuyện tiềnthân của Ðức Phật. Hội PTS xuất bản chung với phần chúgiải (Jataka-Atthavannana, JA) thành một bộ 6 quyển. Quy ướctrích dẫn: "J số truyện", hoặc "J số quyển(số La-mã) số trang Pali".

(k)Nghĩa thích (Niddesa, Nd), gồm Ðại nghĩa thích (Mahaniddesa, NiddIhoặc Nd1) và Tiểu nghĩa thích (Culaniddesa, NiddII hoặc Nd2) chứacác bài luận giải của ngài Xá-lợi-phất. Quy ước tríchdẫn: "NiddI (hoặc NiddII) số trang Pali".

(l)Vô Ngại Giải Ðạo (Patisambhida, Patis hoặc Ps): chia làm 3 phẩm,mỗi phẩm chứa 10 đề mục, gồm các bài luận giải củangài Xá-lợi-phất. Hội PTS xuất bản thành 2 quyển. Quy ướctrích dẫn: "Patis số quyển (số La-mã) số trang Pali".

(m)Thí Dụ (Apadana, Ap): gồm các chuyện, thể kệ, về cuộc đờivà tiền thân của 41 vị Phật Ðộc Giác, 550 vị tỳ khưuA-la-hán và 40 vị tỳ khưu ni A-la-hán, được xuất bản thành2 quyển. Quy ước trích dẫn: "Ap số quyển (số La-mã)số trang Pali".

(n)Phật Sử (Buddhavamsa, Bv): Gồm 29 đoạn với các bài kệ vềcuộc đời của Phật Thích Ca và 24 vị Phật trong quá khứ.Quy ước trích dẫn: "Bv số đoạn (số La-mã) số câukệ".

(o)Sở Hạnh Tạng (Cariya Pitaka, Cp): nói về 35 kiếp sống chótcủa ngài Bồ Tát trước khi thành Phật Thích Ca, ghi lại 7trong số 10 đức hạnh ba-la-mật của Bồ Tát. Quy ước tríchdẫn: "Cp số đoạn (số La-mã) số câu kệ".

3.Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Pitaka)

Gồm7 bộ:

3.1.Pháp Tụ (Dhammasangani, Dhs): tóm tắt các pháp với định nghĩacủa mỗi pháp. Quy ước trích dẫn: "Dhs số trang Pali",hoặc "Dhs số đề mục".

3.2.Phân Tích (Vibhanga, Vibh hoặc Vbh): gồm 18 chương. Quy ướctrích dẫn: "Vibh số trang Pali".

3.3.Chất Ngữ (Dhatukatha, Dhatuk hoặc Dhtk): luận giải về cácuẩn, xứ và giới. Quy ước trích dẫn: "Dhatuk số trangPali".

3.4.Nhân Chế Ðịnh (Puggalapannatti, Pp hoặc Pug): về phân loạicác hạng người, gồm 10 chương. Quy ước trích dẫn: "Ppsố trang Pali" hoặc "Pp số chương số đoạn".

3.5.Ngữ Tông (Kathavatthu, Kv hoặc Kvu): chi tiết về các tranh luậnđể làm sáng tỏ các điểm trọng yếu trong đạo Phật, dongài Moggaliputta Tissa (Mộc-kiền-liên Tu-đế) đề xướng trongÐại hội Kết tập Kinh điển lần thứ 3 trong thời đạivua A-dục (Asoka). Gồm 23 chương. Quy ước trích dẫn: "Kvsố trang Pali" hoặc "Kv số chương số đoạn".

3.6.Song Ðối (Yamaka, Yam): Xuất bản thành 2 quyển, gồm 10 chương,bao gồm các đề tài đặt ra dưới hình thức vấn đáp từngđôi, theo chiều xuôi và chiều ngược. Quy ước trích dẫn:"Yam số trang Pali".

3.7.Vị Trí (Patthana, Patth hoặc Pt): Ðây là bộ lớn nhất, luậngiải chi tiết về nhân duyên và tương quan giữa các pháp,gồm 4 đại phẩm. Mỗi đại phẩm lại chia làm 6 tiểu phẩm.Quy ước trích dẫn: "Patth số trang Pali".

II.Ðạitạng kinh Việt Nam

Trong10năm qua, Hội đồng Phiên dịch Ðại tạng kinh Việt Namđã lần lượt ấn hành các bộ kinh Việt ngữ dịch từ tạngPali (kinh Nikaya) và tạng Hán (kinh A-hàm). Ðến nay (1999), 27quyển đã được ấn hành: Trường bộ (quyển 1-2), TrườngA-hàm (quyển 3-4), Trung bộ (quyển 5-7), Trung A-hàm (quyển 8-11),Tương ưng bộ (quyển 12-16), Tạp A-hàm (quyển 17-20), Tăngchi bộ (quyển 21-24), Tăng nhất A-hàm (quyển 25-27). Ngoài việcđánh số thứ tự theo tiến trình in ấn, mỗi quyển kinh còncó mã số: "A" là Kinh, "B" là Luật, "C" làLuận, kế đó "p" là dịch từ bản gốc Pali và "a"là dịch từ bản gốc Hán. Số cuối cùng là số thứ tựtrong Tam tạng kinh điển. Thí dụ: Tương ưng bộ có mã sốlà "Ap3", nghĩa là Kinh (A) dịch từ tạng Pali (p),và là bộ thứ 3trong Kinh tạng Nguyên thủy.

Tuynhiên, vấn đề trích dẫn kinh điển trong các tài liệu, sáchbáo Phật giáo hình như cũng chưa nhất quán, có khi dùng theocác quy ước của hội PTS, có khi ghi lại tựa đề Việt ngữ,có khi ghi số trang theo kinh điển bộ mới, cũng có khi ghitheo số trang của bộ cũ, v.v. Mong rằng vấn đề nầy sẽđược quý học giả Tăng Ni lưu tâm cứu xét để thiết lậpmột quy ước chung và thống nhất trong việc trích dẫn kinhđiển bằng tiếng Việt.

BìnhAnson,
tháng9-2000
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]