Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15-Tinh thần giác ngộ của đạo Phật qua ngày lễ Vu-lan

28/01/201109:41(Xem: 10283)
15-Tinh thần giác ngộ của đạo Phật qua ngày lễ Vu-lan

BƯỚCÐẦU HỌC PHẬT

HòathượngThích Thanh Từ
PhậtLịch 2541-1998

Tinh thầngiác ngộ của đạo Phật
qua ngày lễVu-lan

Hômnaynhân ngày lễ Vu-lan, chúng tôi có một thời thuyết phápvới đề tài"TINH THẦN GIÁC NGỘ CỦA ÐẠO PHẬT".Chúng tôi sẽ chỉ rõ tinh thần giác ngộ của lễ Vu-lan nhưthế nào cho tất cả quí vị thấy, vì chính đó là tinh thầngiác ngộ của đạo Phật. Tinh thần giác ngộ đó sẽ diễntiến từ thấp lên cao, đến chỗ tột đỉnh như thế nào,chúng tôi tuần tự giải thích qua cho tất cả quí vị rõ.Trước tiên tôi nói thẳng về ngày lễ Vu-lan. Theo thườngở chùa, ngày rằm tháng bảy là ngày lễ "Tự tứ" của chưtăng cũng gọi là Phật hoan hỉ nhật, cũng gọi là ngày Vu-lan-bồn,dịch âm tiếng Phạn. Ở Trung Hoa dịch nghĩa là giải đảohuyền, tức là cứu hay cởi tội khổ bị treo ngược. Nóimột cách khác là cứu tội khổ của những người đang đọatrong cảnh đau khổ địa ngục ngạ quỉ. Ðó là tên gọi,nhưng sở dĩ đặt ngày lễ Vu-lan vào ngày rằm tháng bảylà do ý nghĩa nào, tiêu chuẩn nào đức Phật nhắm như vậy?

Chúngtôi lần lượt giải thích các tiêu chuẩn đó. Bởi ngày xưa,lúc đức Phật tại thế, chư Tăng hoặc bốn vị hay nhiềuhơn, đều phân tán đi nơi này nơi nọ giáo hóa. Ðến mùahạ, ở Ấn Ðộ mưa nhiều, nước lũ cho nên sự đi lạikhó khăn. Ðức Phật ra lịnh cho chư Tăng đến mùa hạ phảiqui tụ một nơi để thúc liễm tu hành và kiểm soát lẫnnhau, để tu hành thế nào cho nghiêm chỉnh. Trong ba tháng hạ,tức là đến ngày rằm tháng bảy, chư Tăng nhắc nhở lẫnnhau trong hành động, ngôn ngữ, tư tưởng còn khuyết, cònsơ sót. Sau đó mỗi nhóm tùy phương tiện mà đi giáo hóakhắp nơi. Như vậy, ba tháng an cư tính từ rằm tháng tư đếnrằm tháng bảy. Ngày rằm tháng bảy gọi là lễ "tự tứ",có nghĩa là: Tự: mình, Tứ: mặc tình, tức là chính mìnhđi ra giữa đại chúng, giữa chư Tăng cầu thỉnh tất cảchư Tăng xét thấy mình có những sơ sót nào, những lỗi lầmnào thì yêu cầu hoan hỉ chỉ dạy để cho mình nhận lấylỗi lầm, ăn năn chừa cải. Ðó là Tự tứ.

Trongbài văn tự tứ nói thế này:

Mộtvị Tăng hay là vị Tỳ-kheo đến trước những vị Tỳ-kheokhác có đức hạnh hơn thưa:

"BạchÐại đức một lòng thương xót, con là Tỳ-kheo A hay B gìđó, trong ba tháng an cư, Ðại đức hoặc thấy hoặc nghe hoặcnghi con có lỗi lầm gì thì thương xót chỉ dạy cho, con sẽphát lồ sám hối đúng pháp."

Nhưvậy, trong ba tháng an cư hoặc đích thân họ thấy những cáisơ sót của mình hoặc là họ nghe những người xung quanh nóilại những cái sơ sót của mình, hoặc là họ thấy cái sơsót mà không biết có đúng hay không, trong lòng còn nghi ngờ.Trong ba trường hợp đó, mình đều ra cung thỉnh nói thẳng,chỉ thẳng ra cho mình biết dù cái đó chưa phải là tội.Họ còn nghi ngờ mà nói ra mình cũng sẵn sàng nghe, xét thấyđúng là lỗi thì sám hối phát lồ, do đó tội lỗi sẽ giảmbớt. Như vậy mới là người làm lễ tự tứ đúng pháp.Quí vị thấy có gì đặc biệt trong lễ tự tứ này không?

Theotâm lý con người như quí vị thấy, tất cả chúng ta ít cóngười muốn nói cái dở của mình, hoặc che cái hay của mình.Có người nào muốn nghe người ta nói cái xấu của mình haykhông? Ða số đều muốn khoe cái hay mà sợ thấy cái dởcủa mình, cho nên luôn luôn người ta khoe cái hay và giấucái dở mình. Ðó là bệnh phổ thông của mọi người. Cáibệnh đó làm cho con người tiến hay lùi? Nếu có hay mộtchút đem ra khoe khoang, còn xấu thì che giấu để người takhông thấy, đó là tâm niệm hiếu danh. Nếu mình một lầnlàm xấu giấu được, không ai biết, không ai chỉ, không ainhắc, thì lần xấu thứ hai, thứ ba sẽ theo đó mà diễntiến. Càng che giấu tội lỗi thì tội lỗi càng nhiều. Chonên cái bệnh che giấu khiến con người thoái bộ. Làm chocon người hư hỏng là bệnh hay khoe cái hay và che giấu cáidở của mình.

Tinhthần người Phật tử là tinh thần tự giác, cho nên chúngta phải tự giác cái gì chúng ta xấu. Lỡ phạm tội lỗichúng ta phải nhìn thẳng phải thấy rõ ràng, tự tỉnh, tựgiác. Thấy được tội lỗi của mình, tự mình hối cải.Ðó là tinh thần phát lồ. Phát lồ là gì? - Là vạch cáilỗi của mình trước mọi người, trước chư Tăng, trướcquần chúng để cho người ta thấy rõ mình có cái dở đó,để mình hứa trước mọi người sẽ cải tiến không còndở nữa. Tháng này tôi có cái dở đó, tôi phát lồ vớiquí vị, quí vị đã nhận đã ch?ng thật lời của tôi rồi,hứa rằng tháng sau tôi sẽ tiến hơn không còn dở như vậynữa. Như thế mỗi tháng mỗi năm tôi đều phát lồ, trướctôi có dở mười, có yếu lắm đi nữa, lần lần tôi còndở chín, dở tám rồi bảy chớ không đến nỗi nào trướcsao, sau vậy. Nếu trước phát lồ rồi sau cũng phát lồ ynhư thế thì có hổ thẹn hay không. Tự nhiên mình hổ thẹn,không thể nào chịu nổi. Giả sử mình có yếu đuối mộtlần phát lồ, lần sau có phạm hay có tội cũng ráng nhẹhơn một chút, nếu nhiều lần như vậy tự nhiên lỗi càngngày càng giảm xuống. Tinh thần phát lồ là tinh thần tựgiác. Nếu mình không biết lỗi thì làm sao phát lồ. Biếtlỗi là tỉnh hay mê? Nếu mê thì đâu biết lỗi. Người mêlà người làm quấy không biết mình là quấy, làm sai khôngdám nhận mình là sai. Nếu mình quấy tự biết mình là quấyđó thật là tỉnh. Tỉnh tức là giác. Nhưng có người cótỉnh có giác mà không dám nói, không dám trình bày thì sao?- Ðó là yếu đuối thiếu gan dạ. Cho nên đối với ngườitu phải có tinh thần tự giác tức biết nhận sự sai lầm,những lỗi của mình. Phải can đảm trình bày cái quấy củamình trước quần chúng để người ta chứng nhận cho mìnhđiều đó. Hứa trước quần chúng mình sẽ cải đổi, chớkhông hứa suông. Hứa như vậy để mà tiến bộ. Do đó nênngười tu theo đạo Phật là người biết tự giác. Ðó làtự nhận lỗi để phát lồ. Nhưng tự nhận lỗi không chưađủ. Khi cái giác mình còn yếu chưa đầy đủ, cho nên cócái mình biết có cái mình chưa biết, mình dễ tha thứ chomình lắm, mình dễ quên cái dở của mình lắm. Cho nên đứcPhật dạy chúng ta cần phải gan dạ hơn nữa, và phải canđảm nghe lời chỉ trích của bạn bè, của những ngườithiện tri thức lớn hơn mình. Như vậy khả dĩ bao nhiêu lỗilầm của mình mới tiêu tan được, mới có thể ra ngoài vònglỗi lầm được. Nếu mình không gan dạ nghe, không nhận nhữnglời chỉ trích thì mình khó mà tiến được. Cho nên tinh thần"Tự tứ" là tinh thần cầu những người chung quanh mình thấynhững điều sơ sót những chỗ lỗi lầm do mình không thấyđược, nhờ chỉ cho mình nhắc cho mình để cải tiến.

Nhưvậy người học đạo, người tu hành, nhất là người sốngtrong đoàn thể mà biết tự giác phát lồ lỗi mình và canđảm nghe lời chỉ dạy những lỗi lầm những sơ sót củamình, thì người đó có tiến bộ hay không? Ðương nhiên chúngta thấy tâm hồn con người đó là một tâm hồn tỉnh giácsáng suốt và họ là con người có ý chí quả cảm để cầutiến. Nếu không cầu tiến thì đâu chịu nghe lời phê bìnhcủa người. Dám nghe lời phê bình để chấp nhận sửa đổiđó là tinh thần cầu tiến mạnh mẽ vô cùng. Do đó hai điểmquan trọng nhất của tinh thần tự tứ là biết tự giác đểphát lồ sám hối giữa đại chúng và thành tâm cầu xin chưTăng vì mình chỉ lỗi cho. Sau khi được chỉ lỗi, vui mừngsám hối trước đại chúng. Như vậy tức là con người tựgiác nhận lỗi để sửa đổi. Họ sẽ từ từ vươn lên,chớ không bao giờ đứng yên một chỗ. Cho nên người tu màthiếu tinh thần phát lồ và thiếu tinh thần tự tứ, ngườitu đó khó tiến được. Vì vậy trong đoàn thể chư Tăng,đến ngày rằm tháng bảy tức là ngày Tự tứ. Ngày mà toànthể đều ra giữa đại chúng phát lồ và cầu xin chư Tăngthấy, nghe, nghi những lỗi gì của mình đem ra chỉ dạy cho,để mình hứa nguyện sửa đổi. Ðó là ngày đức Phật vuimừng nhất.

Bởitrông thấy đoàn thể đệ tử của mình biết tiến bộ vàbiết tỉnh giác, nên Phật hoan hỉ. Nếu không làm đúng nhưvậy, đức Phật không vui. Ngày đó là ngày được đức Phậtkhuyến khích cúng dường. Vì sao? Vì là ngày chư Tăng có tinhthần cao cả gan dạ nhận lỗi mình, và những lời phê bìnhchỉ trích của chung quanh, hứa sửa đổi. Thật đó là ngàyquí giá đáng khen. Cho nên Phật nói chính ngày này mới làngày toàn thể Phật tử cúng dường cầu nguyện có thể đượcnhư ý. Nếu chư Tăng không làm được như vậy thì cầu nguyệnchưa chắc được như ý. Tại sao? Vì người biết tỉnh giáclà người có ý chí cầu tiến thì đối với việc làm củahọ có thể việc gì cũng xong. Ðối với sự giúp đỡ ngườithì việc giúp đỡ nào cũng thành tựu. Bởi vì lúc nào họcũng tỉnh giác và lúc nào cũng cầu tiến, người như vậymới đạt được cái gì họ mong muốn. Và muốn lợi íchcho người mới thành tựu viên mãn. Cho nên đức Phật nóichỉ có ngày Tự tứ cầu nguyện mới được như ý. Thànhthử đức Phật khuyến khích, Phật tử thể theo tinh thầntự tứ mà thực hiện lễ cầu nguyện. Nhưng thật ra nhằmkhuyến khích chư Tăng nhiều hơn, khuyến khích tinh thần phátlồ và tinh thần tự tứ.

Nhưnggần đây chúng ta đi ngược một chút với tinh thần tự tứcủa chư Tăng. Tỷ dụ như một chùa có một hai cô ni, mộthai ông thầy, không an cư, không tự tứ mà cũng tổ ch?c lễVu-lan long trọng, nói rằng cúng dường ngày Vu-lan là có phước,nào là giải đảo huyền, nào là xá tội vong nhân v.v... Màkhi đó quí vị chưa áp dụng đúng tinh thần tự tứ. Họkhông sống với tính cách đoàn thể, không sống đúng vớitinh thần Phật muốn dạy, mà họ hô hào như vậy thì quívị thấy có hợp lý hay không? Vì vậy chúng ta phải thấyrõ người tu theo đạo Phật là đi trên con đường giác ngộ.Một việc nào cũng làm đúng theo tinh thần giác ngộ. Ngàytự tứ là ngày tự giác của mọi người. Sau khi xét lạicái sai lầm, cái sái quấy của mình trong ba tháng để mìnhphát lồ sám hối và đồng thời nhờ chung quanh, những ngườicó tinh thần cương trực, chỉ những lỗi lầm sơ sót củamình. Như vậy sự tiến bộ của mình càng ngày càng vươnlên. Tinh thần giác ngộ như vậy mới là tinh thần giác ngộmạnh mẽ sáng suốt.

Ðólà tôi nói thẳng cho quí vị thấy tinh thần tự tứ củangày rằm tháng bảy. Vì vậy ngày rằm tháng bảy này mớinên làm lễ Vu-lan, tức là Phật tử mới nên cúng dườngđể theo sở nguyện của mình. Cái sở nguyện được hay khôngđược, đó là vấn đề khác. Nhưng điều đáng chú ý hơnhết là đức Phật đặt trọng vấn đề tự tứ của chưTăng, mới là ngày quan trọng.

Quívị nhớ trong kinh Vu-lan, chuyện bà Thanh Ðề, nhờ ngài Mục-kiền-liêncúng dường chư Tăng ngày rằm tháng bảy mới thoát đượcnghiệp ngạ quỉ mà sanh lên cung trời Thiên Hoa Quang. Như vậytinh thần cầu nguyện đó ảnh hưởng thế nào với ngườicó tội lỗi? Chỗ này tôi nói thêm cho quí vị thấy tinh thầnđạo Phật. Chính những việc làm đó không nằm trong cácmê tín mà nằm trong tự giác, tại sao vậy?

Trướctôi xin kể những chuyện khác, dù chuyện này có tính cáchngụ ngôn, nhưng để quí vị thấy tinh thần của đạo Phật.Như đức Phật kể lại tiền thân của Ngài: "Thuở nọ Ngàilà một đứa con bất hiếu. Khi Ngài chết rồi vào địa ngục.Ngay trong ngục tối, Ngài thấy ở đàng xa một đóm lửa sángrực đi đến dần dần tới Ngài. Tới gần Ngài nhìn rõ ralà người đang bị một vòng lửa cháy đỏ rực trên đầu.Người đó la rên thảm thiết. Khi tới gần, Ngài hỏi: Anhơi, anh làm tội gì mà chịu khổ lắm vậy? Chàng đó nói:Không giấu gì ông, thuở xưa tôi ở nhân gian, vì bất hiếuvới cha mẹ, nên giờ đây tôi mới khổ như thế này.

Ngàihỏi: Tới bao giờ anh mới hết tội đó?

Chàngkia đáp: Chừng nào ở nhân gian có người nào bất hiếu nhưtôi, đến thế cho tôi, thì tôi mới hết.

Vừanói thì vòng lửa bên đầu anh kia chụp qua đầu của Ngài.Ngài bị đốt cháy đỏ rực, đau khổ quá Ngài rên la thảmthiết. Khi tỉnh lại, Ngài hỏi: Ðầu tôi bị vòng lửa đốtcháy như thế này, thưa anh chừng nào mới hết, mới khỏicái khổ này? Anh kia nói: Chừng nào có người ở trên nhângian bất hiếu như ông, xuống thế cho ông thì ông mới hết.

Khiđó Ngài liền nhớ cái khổ bị đốt như thế này đau đớnvô ngần, nếu có người chịu khổ như mình thì tội nghiệphọ quá, chi bằng để một mình mình chịu khổ thôi. Cho nênlúc đó Ngài liền phát nguyện: ‘Nguyện tất cả ngườitrên thế gian, từ đây về sau đừng có ai bất hiếu nhưtôi, để một mình tôi chịu cái khổ này suốt đời suốtkiếp.’ Ngài vừa nguyện xong, bất thần vòng lửa bay đâumất. Ngài thấy Ngài sanh lại ở chỗ khác tốt đẹp, khôngcòn vòng lửa nữa."

Quacâu chuyện đó tuy có tính cách ngụ ngôn nhưng cho chúng tathấy rõ một khi phát tâm từ bi rộng lớn, phát tâm đạođức, thì bao nhiêu cái khổ cái xấu tan đi.

Ngàikể thêm một câu chuyện nữa: "Một thuở nọ Ngài cũng làmột người đi săn bắn tàn bạo. Ngài chết và rơi vào địangục. Khi đó quỉ sứ bắt Ngài kéo trên một chiếc xe cồngkềnh, phía sau có người cầm roi đánh. Ngài kéo nặng nềquá. Kéo qua chỗ tra tấn người, Ngài thấy những ngườikhác bị đánh đập hành hạ đau khổ rên siết quá đỗi.Ngài động lòng thương nguyện rằng: ‘Tôi xin thế tất cảcái đau khổ của những người ở trong đây! Tất cả cáikhổ của những người đang chịu, xin để cho mình tôi chịu.’Ngài vừa phát nguyện như vậy thì tự thấy Ngài không cònở địa ngục nữa."

Quahai câu chuyện trên đó, chúng ta thấy bà Thanh Ðề, sở dĩra khỏi vòng ngạ quỉ không phải chư Tăng có tài xuống đódẫn bà lên. Không phải có một ông Diêm vương hay ông chúangục nào mở thả bà, ân xá cho bà. Cũng không phải ông Phậttrên đài sen xuống cứu bà, mà chính vì tinh thần sáng suốtvà ý chí mạnh mẽ cầu tiến của chư Tăng đồng chung mộttâm niệm hướng về bà, mong bà cải đổi tâm niệm xấuxa. Do sự giao cảm đó mà bà tỉnh giác, chính bà tỉnh giácbiết được tội lỗi của bà, nên bà hối hận chừa bỏ.Do đó bà thoát khỏi cái khổ ngạ quỉ. Thoát khỏi là dotâm hối cải tỉnh giác chớ không phải do sức bên ngoàibắt mình hay thả mình. Ðó là sự thật do tinh thần tỉnhgiác của con người mà ra. Chỗ đó đối với quí vị hơilạ, nhưng sự thật là thế.

Chúngta thấy rằng tất cả cái khổ là gốc ở mê lầm. Mê lầmnên mới có hiểu sai quấy tự mình thấy mình khổ. Thí dụchúng ta gặp một người mà mình có ác cảm, thấy mặt họmình vui hay buồn? Người mà mình có ác cảm thấy mặt họlà mặt đổi sắc, cảm thấy buồn cảm thấy khổ, khi phảiđối đầu với họ. Nếu khi đó mình dẹp phiền não, cótâm niệm sáng suốt hơn, và tự hỏi tại sao mình xấu nhưvậy? Tại sao mình có ác cảm với người ta? Người ta cũngtốt, tại sao mình có niệm xấu với họ. Tự hỏi như vậylà mình có thể vui cười cùng họ và không còn bực bộikhó chịu nữa. Quan niệm bực bội khó chịu đó là bởi mìnhcố chấp, mình ghen ghét, mình xấu xa đối với mọi người.Gặp họ thấy họ là mình cảm như có cái gì bực bội, rồitự mình chuốc khổ. Hết khổ không phải Phật cứu mìnhmà chính là nhờ mình đổi được quan niệm của mình.

Ðếnđây tôi kể một câu chuyện trong Thiền tông. Vị Tổ thứtư Thiền tông là Tổ Ðạo Tín, lúc còn làm Sa-di khi gặpTổ Tăng Xán (Tổ thứ ba ở Trung Hoa), Ngài thưa: Bạch Hòathượng dạy cho con phương pháp giải thoát.

Tổnhìn sững vào mặt hỏi: Ai trói buộc chú?

Ngàiquýnh lên không biết ai trói buộc mình. Nhìn lại mình mộthồi, Ngài thưa: Bạch Hòa thượng không ai trói buộc con hết.

Tổbảo: Như vậy cầu giải thoát làm gì?

Ngàiliền tỉnh ngộ.

Vìmình đeo một quan niệm đen tối nên cảm thấy mình xấu xađau khổ. Giờ đây mình xem cái xấu xa đau khổ đó nó cótừ đâu? Khi tìm lại thì quan niệm xấu xa đau khổ khôngcòn nữa. Nhìn thẳng nó thì không thấy có, lúc đó liềnhết khổ. Hết khổ ngay trong cái mình nhìn thẳng lại nó,mình trông không thấy nó. Như vậy để thấy rõ cái khổhay không khổ gốc ở mê lầm hay giác ngộ. Cho nên ngườigiác ngộ là người thoát khổ, người mê lầm là ngườiđau khổ.

Ðólà then chốt của đạo Phật. Ð?o Phật cứu khổ không cónghĩa là cứu người này ở trong địa ngục đem bỏ trêntrời. Hay là đem người này ở trong ngạ quỉ đưa lên mộtcõi nào khác. Cứu khổ chính là chỉ dạy cho người ta giácngộ. Mà giác ngộ rồi liền đó được giải thoát.

Tôithí dụ một cách cụ thể hơn. Thí dụ có người bị bệnhghiền á phiện. Khi họ bị ghiền mà không có tiền để muaá phiện, họ phải ụa mửa đủ thứ hết. Hôm nào đây họtỉnh giác, họ thấy cái ghiền á phiện này là tai họa lớn.Thấy mình bị hao mòn khí lực, tài sản tiêu hao, làm mọingười lo sợ v.v... bây giờ nhất định cương quyết bỏ,không ghiền nữa. Khi họ giác ngộ, biết được tai họa củanó, cương quyết bỏ, thì từ đó về sau họ sẽ thắng đượcbệnh ghiền. Thắng được bệnh ghiền là họ hết khổ. Màhết khổ đó là do ai? Do họ tự giác. Phải vậy không? Họbiết được cái dở, cả quyết chừa thì họ hết khổ. Nếuhọ không biết cái đó dở, không biết cái đó là tai họathì họ cứ đi sâu, đi sâu mãi không bao giờ ra khỏi khổ.Cho nên có giác ngộ mới được giải thoát. Có giác ngộmới hết khổ. Ðó là sự thật mà lâu nay chúng ta ít cóquan niệm rõ. Chúng ta cứ tưởng rằng đi đến chùa cầucúng rồi Phật làm cho mình hết khổ. Ðó là cái hiểu lệchlạc của chúng ta. Tinh thần Phật tử đi chùa phải là tinhthần cầu học đạo để thấy phương pháp tu hành, để mìnhđược giác ngộ. Mà giác ngộ chính là tự mình cứu khổcho mình, chớ không phải ai cứu khổ cho mình được. Vì vậyđức Phật đã từng nói: "Ta không có quyền ban ơn giáng họacho ai." Nếu Ngài có quyền ban ơn giáng họa cho người thìNgài thành thần linh mất rồi, không phải là Phật nữa. ChínhNgài dạy phương pháp giác ngộ, tự chúng ta bỏ đi cái mêlầm, cái sái quấy của mình. Ðó là cứu khổ, là điềucăn bản của đạo Phật.

Hômnay là ngày lễ Vu-lan, chúng ta phải biết rõ tinh thần Vu-lan.Ðó là tinh thần tự giác và cầu tiến. Tự giác bằng cáchnhìn thẳng lại những cái sái quấy, những lỗi lầm củamình. Can đảm ra trước quần chúng để xin phát lồ sám hối.Cầu tiến bằng cách mong mọi người chung quanh nhìn thấycái sơ sót lỗi lầm của mình, chỉ bảo cho mình chừa cải.Ðó mới đúng là tinh thần Vu-lan. Ðúng tinh thần đó thìviệc làm nào cũng thành tựu như ý. Do đó trong đạo Phật,thường nói ngày tự tứ là ngày có công đức lớn.

LễVu-lan, tinh thần giác ngộ là thế đó, không phải ỷ vàosức cầu nguyện mà không tự giác. Ðức Phật chọn ngàytự tứ để khuyên Phật tử làm lễ Vu-lan là do ý nghĩa này.

Giờđây chúng tôi nói tới giác ngộ. Có phải giác ngộ ở chừngnày thôi hay còn phải giác ngộ thế nào nữa? Ở đây chúngtôi cũng lược nêu lên qua một ít điểm giác ngộ để quívị thấy. Với tinh thần Vu-lan giác ngộ của những ngườibiết tự giác và biết cầu tiến. Ở trong phạm vi phàm phucòn là phàm Tăng chúng ta phải mong giác ngộ và cầu tiếnnhư thế.

Tiếndần lên những bậc thánh tăng thì sự giác ngộ thế nào?Ðây tôi kể trong đạo Phật có những vị thánh tăng chứngquả Thanh văn, Duyên giác hay là Bích-chi Phật đến Bồ-tátv.v... Những vị giác ngộ đó như thế nào? Những hàng Thanhvăn sau khi nghe Phật nói pháp Tứ đế: Khổ đế, Tập đế,Diệt đế và Ðạo đế, các vị nhận đúng như thật, đúngtinh thần giác ngộ. Nhận rõ ràng không nghi ngờ gọi là chứngđạo hay thấy đạo. Khi thấy đạo, chứng đạo rồi bướcvào hàng Tu-đà-hoàn lần đến A-la-hán. Như vậy chỗ giácngộ đó như thế nào? Thí dụ như nghe đức Phật nói: "tấtcả thế gian là khổ" chư Tỳ-kheo thấy như thế nào? Biếtlời Phật đúng hay là không đúng? Phần nhiều vị nói thếgian là khổ, cứ nghĩ khổ là đói khổ, là lạnh khổ làđau ốm v.v... Cho những điều khổ đó là khổ của Phậtnói. Sự thật đức Phật nói thế gian khổ, là vô thường.Tại sao vô thường là gốc của khổ? Bởi vì thông thườngkể nào Tứ khổ, nào Bát khổ. Tứ khổ là sanh lão bệnhtử. Bát khổ là Tứ khổ thêm cầu bất đắc khổ, ái biệtly khổ, oán tắng hội khổ, và ngũ ấm xí thạnh khổ. Nhưvậy cái khổ đó ở trong qui luật vô thường. Người ta aikhông nghĩ rằng mình sanh ra lớn lên, trong khi tuổi trẻ cònkhỏe mạnh sung túc, ít năm thấy mình già mặt nhăn má cóp.Lúc đó có buồn hay không? Răng lung lay nhai không biết ngon,mắt mờ thấy không xa không rõ. Tất cả những hiện tượngđó đều là hiện tượng khiến mình không được vui. Khôngđược vui tức là khổ, là bất như ý. Thường thường cáikhổ là cái bất như ý? Ý mình không muốn bị mắt mờ taiđiếc, răng rụng, má cóp, mà tất cả cái đó nó tới, mìnhcó vui hay không? Ðó là bất như ý, mà bất như ý là khổ.Cái khổ đó là gì? - Là vô thường. Mình đang mạnh khỏe,hoạt động tự do, tới lui tự tại, phát lên đau rên hìhì đi không được, hoạt động không được, mình có khổhay không? Ðó là bất như ý, đó là khổ. Như vậy sanh giàbệnh chết đều là tướng trạng vô thường, đều là khổ.Cái khổ đó có người nào khỏi hay không? Nếu nói khổ dođói rách thì đức Phật nói không phải chân lý, mà nói riêngcho một nhóm người nào thôi, vì có người không đói khôngrách thì họ không khổ. Khổ là nói chung cho toàn thể conngười. Con người nào cũng nằm trong luật Vô thường. Màđã nằm trong vô thường thì bất như ý. Ðã bất như ý thìkhổ đau. Cái khổ đó nếu chúng ta thấy tường tận tứclà nhận chân được khổ đế. Nhận chân được khổ đếrồi, vậy khổ từ đâu mà có? - Từ tập đế. Tập đếlà gì? Ðức Phật nói là tham sân si. Nếu nói rộng ra thìmạn, nghi, ác kiến, tức là sáu thứ căn bản phiền não,nói rộng nữa thì tới mấy chục thứ phiền não. Tóm lạitất cả phiền não gốc từ tham sân si mà ra.

Sởdĩ chúng ta thấy chúng ta già nên buồn, bất như ý là tạisao? Là tại chúng ta có lòng tham muốn mình được trẻ mãi.Nếu chúng ta không có lòng tham muốn trẻ hoài thì già đếncó buồn không? Tóm lại trong ba cái tham sân si, si là gốc.Tại si mà mình không thấy được vô thường, không nhậnđược lý vô thường nên mình mới tham hoài, mới nghĩ tớisống mãi. Phải vậy không? Nghe đến cái chết là run lên,nghe đến cái già thì buồn đi. Ðó là tham. Nếu mình biếtrõ được lý vô thường là mình phá được cái si rồi. Trongcái vô thường mà nghĩ là thường, là si mê. Biết rõ lývô thường mong cầu được trẻ mãi, tham được khỏi chếtv.v... không còn nữa. Mà cái tham không còn thì cái già chếtcòn không? Như vậy phá được cái si thì khổ theo đó màhết.

Cáisân cũng vậy. Sở dĩ chúng ta thấy người khác mình ghétmà gặp mặt nhau thì bực bội gọi là oán tắng hội khổ.Chúng ta nhận được lý vô thường rồi phải biết rằngcon người mình là vô thường mọi người cũng vô thường,thì giận nhau hờn nhau làm gì? Tha thứ cho rồi, mình có sốngđời đâu mà ôm ấp giận hờn. Tha thứ được thì mình hếtkhổ, cho nên nhận chân được lý vô thường thì tâm sândịu xuống. Dịu xuống thì bớt khổ. Như vậy tham sân silà gốc của khổ là Tập đế. Khổ là quả, tham sân si lànhân. Tham sân si giảm thì khổ quả theo đó mà giảm bớt.Quí vị thấy chúng ta tỉnh giác hay là chúng ta giác ngộ đượcnhân khổ thì cái quả khổ theo đó mà hết. Sở dĩ chúngta khổ là vì chúng ta tham danh, tham lợi, tham đủ thứ. Chonên mất một cái thì chúng ta khổ một cái, mất nhiều cáithì chúng ta khổ nhiều cái. Chúng ta tham nên muốn cái gìcũng gom về mình cho nhiều. Mất là đau khổ liền. Như vậykhổ là tự lòng tham. Nếu chúng ta biết tất cả chúng tađều là vô thường, đã là vô thường thì phải làm sao?- Không nên ôm ấp. Ðã là vô thường thì phải chia sớt nhau.Vô thường mà ôm giữ, điều đó không phải là vô thường.Phải vậy không? Nếu biết được lý vô thường thì chúngta phải san sẻ phải chia sớt. Như vậy là chúng ta dứt lòngtham, tức hết khổ. Chúng ta làm bể cái chén, buồn hai bangày. Bởi tại chúng ta tưởng cái chén là còn hoài, nên lỡbể chúng ta buồn. Nếu biết đó là vô thường lỡ bể rồithì thôi. Dè dặt mai đừng cho cho bể nữa. Cái khác cũngthế. Biết được lý vô thường nên chúng ta không ôm ấp,không gìn giữ riêng cho bản thân mình. Thân mình là vô thườngsự vật cũng vô thường, tại sao mình cứ gom góp? Tại saomình cứ giữ gìn? Khi gom góp gìn giữ đó là thỏa mãn lòngtham. Khi biết được vô thường thì đâu còn tham nữa. Hếttham là mình hết khổ. Chính vì ngộ được lý vô thường,theo đó khổ sẽ giảm. Vì vậy nên các vị A-la-hán khôngcòn khổ nữa. Còn mình chưa biết được lý vô thường nênmới khổ. Nhưng có nhiều người nói: "Nói như thầy cái gìcũng vô thường hết thì ai muốn làm gì nữa." Như vậy làlầøm ý của Phật. Ðức Phật nói vô thường để mà tiếnbộ chớ không phải vô thường để mà buông tay.

Quívị nhớ bài kinh nhật tụng hằng ngày ở chùa, tụng kinhDi-đà rồi chúng ta tụng thêm:

Thịnhật dĩ quá
Mạngdiệctùy giảm
Nhưthiểuthủy ngư
Tưhữuhà lạc
Ðạichúngđường cần tinh tiến
Nhưcứuđầu nhiên
Ðảnniệmvô thường
Thậnvậtphóng dật.
Nghĩalà:
Ngàynay đã qua, mạng sống theo đó mòn đi, như cá cạn nước,còn có gì vui? Thế nên, toàn thể đại chúng gắng mà tinhtấn. Như cứu lửa cháy đầu, chỉ nhớ vô thường, dè dặtchớ buông lung.
Hiểuđược lý vô thường rồi phải nỗ lực việc đáng làm phảilàm liền đừng chần chờ. Thấy người ta khổ, đói ráchmình có thể giúp được, không nên nói để mai mốt sẽ giúp.Ðiều đó không phải là hiểu lý vô thường rồi. Biết đượclý vô thường cái đáng làm phải làm ngay. Mai mốt biết mìnhcòn hay không? Việc phải làm là làm liền. Giúp được cáilà phải giúp liền. Tu được là cố gắng tu liền chớ đừngchờ tới mai tới mốt. Chính đó là biết lý vô thường.Cho nên càng nghĩ đến vô thường càng gắng làm lành làmphải, càng gắng giúp ích cho mọi người và càng cố gắngtiến tu. Ðó là hiểu lý vô thường. Chớ nói vô thườngrồi buông tay chờ chết là trái với ý của đức Phật dạy.Vì vậy cho nên, chúng ta hiểu rõ được tinh thần đó, hiểuđược lý vô thường rồi, chúng ta mới có thể thương nhau,giúp đỡ nhau mà không có lòng tham gom góp về mình.

Ðólà tinh thần của đạo Phật.

Thídụ chúng ta đi chung một chiếc tàu, chiếc tàu bị giông bãomuốn chìm. Tất cả người trong tàu đều là người thânvà biết số phận của mình mong manh rồi. Giả sử lúc đócó người bị sóng nhồi ngã qua mình người kia hoặc là téđạp lên chân người khác. Lúc đó những người bị té vômình, hoặc bị đạp trên chân có nên giận không? Hẳn làkhông? Vì lúc đó ai cũng có tâm niệm rằng mạng sống mìnhkhông còn bao lâu nữa, giận hờn làm chi. Lo sao cho khỏi cáikhổ nạn này, thì giờ đâu mà giận hờn. Ðây cũng vậy.Nếu chúng ta hiểu lý vô thường là sao? Như trong kinh TứThập Nhị Chương đức Phật hỏi các vị Tỳ-kheo: "Mạngngười sống được bao lâu?" Một thầy Tỳ-kheo trả lời:"Sống được vài năm." Ngài nói: "Ngươi chưa hiểu đạo."Thầy Tỳ-kheo khác trả lời: "Sống được trong một bữaăn." Ngài nói: "Ngươi chưa hiểu đạo." Ð?n vị sau nói: "Chỉsống trong hơi thở." Ngài gật đầu nói: "Ông thấy đạorồi." Như vậy thấy đạo là thấy được lý vô thường.Nếu mình thấy mạng sống trong hơi thở, khi hơi thở nàycòn thì chúng ta phải làm lợi mình lợi người chứ. Mạngsống đã mong manh như vậy, tại sao mình còn ôm ấp giậnngười này buồn người kia, trách người nọ. Như vậy cóphải tự mình giết mòn mình hay không? Mà giết mòn một cáchvô ích. Vì chúng ta biết lý vô thường nên phải vươn lên,phải làm lợi mình lợi người, đừng sơ sót một giờ phútquí báu nào hết. Ðó mới là hiểu được tinh thần vô thường.Biết vô thường mà tinh tấn như cứu lửa cháy đầu. Quývị thấy có ai bị lửa cháy đầu mà còn đi chơi thong thảhay không? Hay phải tay quơ miệng la đủ thứ hết. Ðâu cóthể chần chờ được. Chính chúng ta cũng vậy. Nhận đượclý vô thường của Phật dạy, chúng ta phải tỉnh giác phảicố gắng làm lợi ích cho mình cho người. Ðó là tinh thầnvô thường. Tôi đã nói cái khổ đế và tập nhân của khổđế.

Tiếptheo đây là diệt đế và đạo đế, tức là diệt đượchết tập nhân. Tập nhân là gì? Là tham sân si. Nếu diệtđược thì an nhiên tự tại, đó là Niết-bàn. Muốn diệtđược hết tập nhân phải làm sao? Tức là phải tu ngũ căn,ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo v.v... Ðó lànhững phương pháp diệt hết mầm đau khổ. Như vậy thấyrõ pháp tứ đế thì chứng được quả A-la-hán. Ðó là cáigiác ngộ của bậc thánh, nhà Phật gọi là hàng thánh nhịthừa.

Tiếnlên một bậc nữa có những vị ra đời ở thế gian mà khônggặp Phật pháp, không nghe được pháp Tứ đế của Phật,bỗng nhiên thấy những cuộc hưng suy của cuộc đời hoặclà thấy mùa thu lá rụng, mùa xuân cây cối đâm chồi nẩylộc v.v... tức là sự doanh hư tiểu trưởng của sự vậtrồi tự nhiên giác ngộ được lý vô thường. Ðó là bậcÐộc giác. Tự mình giác ngộ không qua lời Phật dạy, khỏinghe giáo lý mà được giác ngộ. Kế đến là bậc Duyên giác.Có những hàng nghe đức Phật nói về mười hai nhân duyên:vô minh duyên hành... cho tới lão bệnh tử. Mười hai nhânduyên đó như sợi dây chuyền nó liên kết không rời. Thấyrõ được lý mười hai nhân duyên tiến tu để được giảithoát đó gọi là bậc Duyên giác. Như vậy chúng ta thấy làA-la-hán là Duyên giác cũng gọi là người giác ngộ, giácngộ, ở khía cạnh này hay ở khía cạnh khác.

Chotới giác ngộ cứu kính mà ở đây chúng ta đang thực hành.Giác ngộ của hàng Bồ-tát như trong các kinh: kinh Pháp Hoa,kinh Lăng Nghiêm, kinh Niết-bàn v.v... là chỉ cho giác ngộ cứukính của đạo Phật. Giác ngộ cứu kính đó là giác ngộthế nào? Bởi vì hàng Nhị thừa chúng tôi thường gọi làThanh văn hay Duyên giác đều là nằm trong các pháp đối đãi.Như hàng Thanh văn thì thấy có KHỔ, TẬP là nhân quả củaluân hồi. DIỆT, ÐẠO là nhân quả của giải thoát. Tứclà bên này là luân hồi, bên kia là giải thoát, có đối đãi.Hàng Duyên giác cũng vậy, thấy mười hai nhân duyên đi chiềuthuận là luân hồi. Ngược lại đi chiều hoàn diệt là giảithoát, tức vô minh diệt thì hành diệt v.v... Như vậy cũnglà ở trong đối đãi mà ở trong đối đãi thì giác ngộđó chưa phải là cứu kính, theo tinh thần kinh Niết-bàn.

Chonên trong kinh Niết-bàn có thí dụ gọi "Xuân trì thập lịch".Tức là mùa Xuân lặn dưới ao mò lên một hòn sỏi, hòn gạch.Xuân trì là cái ao mùa Xuân, thập lịch là lượm gạch hayngói. Vì trong đó đức Phật nói: Thí như mùa Xuân ao nướctrong, có một số người bơi thuyền ở dưới ao chơi. Bỗngnhiên có người cầm hòn ngọc quí buông tay rớt xuống ao.Rớt rồi bao nhiêu người lặn xuống mò. Có người đượchòn sỏi, mừng quýnh đưa lên nói tôi được ngọc rồi, nhưnggiơ tay lên là hòn gạch chớ không phải ngọc. Khi nhiều ngườiùa nhau lặn mò, nước đục ngầu, không thấy được hònngọc. Kẻ nắm gạch, người nắm ngói gì đó v.v... đưa lênhô là được ngọc mà sự thật không phải. Người khôn ngoanchờ cho nước lắng lặng trong trẻo, mắt nhìn kỹ thấy viênngọc đang ở chỗ nào, nhảy xuống một cách từ từ, lượmlên nói tôi được hòn ngọc, thì chừng đó mới là ngọcthật. Như vậy thí dụ đó nói cái gì? Tuy hàng Thanh văn Duyêngiác cũng thấy được đạo, ngộ được đạo, nhưng mà giácngộ ở một khía cạnh của sự đối đãi, cũng như ngườilặn xuống ao lượm được gạch tưởng là ngọc. Chỉ cóBồ-tát là sáng suốt, đợi nước trong trẻo thấy rõ rànghòn ngọc nó nằm ở chỗ nào, mới lặn ngay chỗ đó nắmđưa lên. Chừng đó mới là ngọc thật. Các hàng Bồ-tátkhông mò ngọc trong khi nước còn đục, mà đợi nước trongrồi tự mình thấy ngọc, thấy rồi mới nắm lấy đượchòn ngọc. Quí vị nhớ trong kinh Pháp Hoa, đức Phật nói:các hàng Thanh văn được Niết-bàn. Niết-bàn đó đức Phậtcho là gì? Là "Hóa thành" là cái thành Hóa ra để tạm nghỉchớ không phải là thật. Mà thật thì phải tới "Bảo sở"tức là tới nơi chân chánh, mới là thật. Ðó là để thídụ cho Bồ-tát.

Nhưvậy tại sao tôi nói thí dụ đó? Bởi vì hàng Bồ-tát dụcho người ngồi trên thuyền đợi nước trong thấy hòn ngọcnằm ngay chỗ nào, rồi mới lặn nhè nhẹ, từ từ đến ngaychỗ đó nắm lên. Chừng đó mới thật là được hòn ngọc.Nói tóm lại thấy rồi mới nắm lên. Như vậy đúng là tinhthần của Thiền tông gọi là KIẾN TÁNH KHỞI TU. Thấy đượccái đó rồi mới khởi tu, đó là tinh thần cứu kính củaPhật giáo. Vì Phật giáo đi đến chỗ cứu kính không cònđối đãi. Còn đối đãi là chưa đến giác ngộ cứu kính.Thế nên trong kinh Bát-nhã mở đầu cho Ðại thừa nói: "Sắcbất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, khôngtức thị sắc." Mới nghe không ai hiểu gì hết, gì mà sắcsắc không không. Nhưng sự thật đó là một lẽ thật cứukính, bởi chúng ta mê lầm, nhìn tướng trạng thô, thấy cáibàn này gọi là sắc, còn ở chỗ trống này gọi là không.Mình cho sắc với không là hai cái khác nhau. Phải vậy không?Ðây là sắc, đây là không, hai cái khác nhau, một cái cótướng trạng có hình dáng sờ mó được, còn một cái trốngrỗng không có gì hết. Ðó là chỗ chúng ta thường lầm.Chỗ trống không chúng ta cho đó là không nhưng con mắt Phậtgiáo không phải vậy. Ngay cái có nó có cái không, ngay cáikhông đã có cái có. Cái có thô thiển này chúng ta nhìn thấymột hình sắc dầy đặc, nhưng với kính hiển vi mấy trămlần thì chúng ta thấy nó thưa hở. Như gương mặt chúng tathấy như láng, nhưng với kính phóng đại vài chục lần thôithì sẽ thấy nó sần sùi, có hang lỗ. Như vậy nó có haylà không có là tại con mắt thô hay tế. Nơi hình tướng nàycó lồng cái không trong đó, còn ngay chỗ không này có cáisắc trong đó. Như chỗ không này có ánh sáng xuyên qua thìchúng ta sẽ thấy bao nhiêu là bụi bặm lăng xăng ở giữanày. Như vậy nó đâu phải là không. Nó chỉ không là khôngtướng trạng thô kệch mà có những tướng vi tế trong đó,chớ không phải là không hẳn. Chúng ta cứ cực đoan cho đâylà không hẳn hay có hẳn, thành ra không nhìn tường tận cácpháp ở đời.

Ngườihiểu đạo thấy trong cái có đã lồng cái không, trong cáikhông đã lẫn cái có. Thấy như vậy, các Ngài thấy khôngcòn có hai riêng rẽ, không còn có hai đối đãi. Còn thấyhai đối đãi là chưa phải thấy cái thật. Nếu tới chỗthật là không có hai. Mà nói như vậy thì ai cũng không chấpnhận hết. Tại sao vậy? - Bởi vì tới giác ngộ cứu kínhthì không hai mà còn có hai thì chưa phải giác ngộ cứu kính.Nhưng mà làm sao quí vị thấy không hai cho được. Vì thếgian này là thế gian đối đãi. Thật ra nếu quí vị xét chotường tận, thật tình còn đối đãi thì chưa phải cứukính. Tại sao? Bởi vì cái thể cứu kính nó không hai. Cũngnhư Phật và chúng ta. Chúng ta thấy Phật là giác ngộ cònchúng ta là mê lầm. Phật và chúng ta là một hay hai. Nếuchúng ta thấy Phật và chúng ta là một hay là hai thì khôngbiết ai trúng ai trật. Thông thường nói nếu không là haithì là một chớ gì?

Cóthể tôi đi từ từ cho quí vị thấy. Chúng ta thấy đứcPhật với chúng ta là hai, vì Phật là giác mà chúng ta làmê, cho nên là hai. Nhưng mà chúng ta mê là mê cái gì? Phậtgiác là giác cái gì chứ? Chính cái đó mới là quan trọng.Tôi thí dụ bây giờ đem vàng làm ra chiếc vòng tay, và chiếccà rá. Ðây là chiếc vòng, đây là chiếc cà rá, như vậyquí vị thấy hai hay là một? Ðương nhiên là hai rồi, vòngkhác cà rá khác. Ðó là ta nhìn trên giả tướng của hai mónđó. Nếu nói về thể, hai món đó là một hay là hai? - Làmột. Như vậy trên hai cái, thể cà rá và vòng cũng là vàngthôi. Vàng có một có hai không? Vàng là vàng nó không có mộthai. Có một hai là lập ra để đối đãi chiếc cà rá làmột chiếc vòng là hai, chớ vàng là vàng không có một, hai.Thành ra một hai là đối đãi trên giả tướng của hai mónđồ thôi. Còn cái thể của món đồ là vàng không nói mộthai. Nói một hai là nói cái giả tướng. Cho nên còn có mộthai là còn trong đối đãi. Vì vậy mà có vị Tăng hỏi vịThiền sư: "Phật và chúng sanh là một hay là hai?" Ngài trảlời:

Duydư nhất đoá tại
Minhnhậtkhủng tùy phong.
Dịch:
Chỉcòn thừa một đóa
Ngàymaingại gió rơi.
Ngàikhông nói hai hay một mà nói bây giờ tôi chỉ thấy còn thừamột đóa hoa, ngày mai e gió cũng rụng luôn. Như vậy giai đoạnđầu thấy Phật và chúng sanh là hai, nhưng bước vào giaiđoạn kế thấy Phật và chúng sanh không là hai nữa, nên gọilà một. Mà cái một đó tạm thời thôi, chớ cái một đókhông phải là cứu kính. Vì cái một đó tạm đặt với cáihai, đến cứu kính một cũng không còn. Cho nên bây giờ tạmthấy còn một đóa hoa, ngày mai gió thổi, nó cũng rơi luônkhông còn nữa. Còn nói một là nói tạm chớ nó không thật.Còn nói một là đối với hai. Tới chỗ cứu kính thì cáihai không còn nữa. Nói như vậy cho quí vị thấy chỗ giácngộ đó cần phải thấy như thế. Cho nên Thiền tông kểrằng sau khi ngộ đạo, đức Phật nói như trong kinh Hoa Nghiêmchép: "Lạ thay! Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầyđủ trí tuệ đức tướng Như Lai, vì bị vọng tưởng mêlầm che lấp không thấy, không hiểu không biết."

Ngàithấyrõ chúng sanh ai cũng đều có trí tuệ đức tướng Phậthết. Như vậy thành Phật là thành cái chúng sanh sẵn có.Ngộ đạo là ngộ cái sẵn có ở chúng sanh, và chúng sanhmê là mê cái sẵn có mà quên đi. Cái mình sẵn có mà quênđi gọi là mê. Thành Phật không có gì lạ, là nhận đượccái sẵn có của chính mình. Vì vậy có một vị Thiền sưở trong hội ngài Qui Tông, nửa đêm la: "Tôi ngộ rồi, tôingộ rồi." Trong đại chúng ai cũng lấy làm lạ không biếtông ấy ngộ cái gì? Sáng hôm sau ngài Qui Tông lên pháp tòahỏi: "Vị tăng hồi hôm nói ngộ rồi ra đây xem." Vị Tăngbước ra. Ngài hỏi: "Ông thấy cái gì mà nói ngộ?" Ông ấytrả lời bằng câu: "Sư cô thị nữ nhân tác." Nghĩa là: Sưcô vốn là người nữ làm ra chớ không có gì lạ hết. NgàiQui Tông gật đầu nói: Chính ông ngộ.

Nhưvậy ngộ là cái gì? Thường thường chúng ta tưởng ngộlà ngộ cái gì ở bên trời kia, chớ không ngờ chính ngộlà ngộ cái sẵn có của mình. Mình cứ nói thành Phật làcó hào quang rực rỡ hay có gì lạ. Những cái đó phải cómới là Phật, không ngờ thành Phật là SỐNG LẠI VỚI CÁISẴN CÓ CỦA CHÍNH MÌNH. Cái sẵn có của chính mình, nếumình sống được với chính nó, mình trở về với chính nó,đó gọi là giác ngộ thành Phật. Tại sao vậy? Vì cái mìnhcó mà mình bỏ quên gọi là mê, giờ đây mình biết đượcgọi là giác. Giác tức là ngộ. Người giác ngộ tức làPhật, chớ không có gì lạ hết.

Nhưvậy nói ni cô tưởng đâu cái gì xa lạ linh thiêng cao cả,nhưng sự thật ni cô vốn là một cô gái. Bây giờ cạo đầumặc áo thành sư cô chớ có gì lạ đâu? Nói Phật, tưởngPhật ở đâu và có gì lạ đời, không ngờ cũng chính làcái sẵn có của mình chớ không phải đâu lạ. Cho nên mộtvị khác, sau khi ngộ đạo cũng làm bài thơ, câu chót ôngnói rằng: Lý Bạch nguyên lai thị tú tài. Tức là ông LýThái Bạch, nhà thơ ai nghe nói cũng nể. Mà xét kỹ lại ôngcũng chỉ là ông tú tài như bao nhiêu ông tú tài khác, chớkhông có gì lạ. Chính cái đó là để chỉ cho cái ngộ làngộ cái sẵn có của mình. Vì vậy đức Phật sau khi thànhPhật, Ngài nói: "Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phậtsẽ thành." Bởi vì Ngài có cái đó, tất cả chúng sanh cũngcó cái đó. Không phải Ngài ngộ cái gì khác, mà ngộ ngaytrong thân tứ đại ngũ uẩn này là cái thân vô thường sanhdiệt, có sẵn cái không sanh không diệt. Nhận được cáikhông sanh không diệt nơi mình gọi đó là ngộ đạo, chớkhông phải tìm cái gì xa xôi. Mà cái không sanh không diệtđó nơi phàm phu cũng có. Cũng như sư cô có sẵn ở nhữngcô cư sĩ đầu có tóc, chớ có gì lạ đâu. Chỉ cần mộtkhi nào đó thay đổi hình thức, đổi thay tâm niệm là thànhsư cô chớ gì? Như vạây không có gì xa lạ, mà mình tưởngcái đó ở đâu, từ phương trời nào đến. Thế nên tinhthần giác ngộ của đạo Phật là giác ngộ ngay cái thựctế hiện tại. Vì vậy người giác ngộ rồi thì không cònthấy hai. Ðó mới là giác ngộ cứu kính.

Khôngthấy hai cho nên không nghĩ rằng cõi mình đây là cõi Ta-bàkhổ, còn cõi Cực lạc là cõi Phật A-di-đà an vui. Quí vịcó nghĩ bỏ cõi này chạy qua bên kia vui hay không? Nếu ngaytrong cõi khổ, khéo biết thì mình được vui rồi. Mình mêthì tạo nghiệp xấu xa là khổ. Ngay trong cái khổ mà biếtchuyển hướng, biết thay đổi tâm niệm, biết làm nhữngđiều lành điều phải, biết chia cơm xẻ áo với mọi người,biết sống trong tình đoàn kết anh em, tự nhiên mình vui. Cáikhổ là cũng tự mình tạo, tự mình có những tham, tự mìnhcó những sân, tự mình có những si, rồi mình đau khổ. Phảivậy không? Nếu dẹp bỏ tham sân si rồi, ngay cõi này có phảilà cực lạc hay chưa? Vậy có nên tìm cực lạc bên kia haykhông? Nếu chúng ta thấy bên kia là Cực lạc, bên này làTa-bà, là còn thấy hai. Mà còn thấy hai là còn thấy đốiđãi, chưa là lẽ thật. Vậy người hiểu đạo đúng theotinh thần Ð?i thừa là ngay ở trong các cảnh khổ, ngay trongcái chỗ mà người ta cho là xấu xa mình khéo chuyển thànhan lạc, tốt đẹp, chớ không phải bỏ đây cầu kia.

Ðólà tinh thần đạo Phật. Ðạo Phật không có bỏ để trốnđể cầu. Có nhiều người lầm nghĩ rằng mình tu là phảitrốn thiên hạ, phải bỏ hết những cái gì đâu đâu. Ðólà lầm lẫn. Tu là chính mình phải thay đổi những cái tâmxấu xa của mình là tham sân si. Nếu chuyển được tham sânsi thì Ta-bà thành Cực lạc. Còn không chuyển được tham sânsi, ôm tâm niệm tham sân si, cầu về Cực lạc, Cực lạc cũngbiến thành Ta-bà. Vì còn tham sân si, thì ở đâu cũng rầylộn đánh lộn. Mà rầy lộn đánh lộn, giành giựt đó làgốc của Ta-bà. Cho nên chúng ta chuyển đổi được tâm niệmtham sân si thì ngay Ta-bà thành Cực lạc. Còn không chuyểnđổi được tâm niệm tham sân si thì Cực lạc biến thànhTa-bà. Ðó là sự thật cho nên hiểu đạo thì chúng ta nênhiểu như vậy. Ngay trong cuộc đời này, dù ở trong hoàn cảnhnào đi nữa, chúng ta cũng vẫn an vui. Chúng ta thấy đây khôngphải là khổ, chính đây nếu ta khéo chuyển thì cõi này làcõi Cực lạc, chớ không phải chờ về Cực lạc mới thấyCực lạc. Như vậy tinh thần đạo Phật đến chỗ cứu kínhgiác ngộ mới thấy rằng chính mình và mọi người, chínhmình và các hoàn cảnh đều không phải là vấn đề hai ba.Ngay nơi tâm niệm mình chuyển hướng hết những cái xấuxa của mình thì hoàn cảnh nào cũng là hoàn cảnh tốt đẹp.Ở trong chỗ nào cũng là chỗ tiến bộ, chớ không phải xấuxa. Xấu xa chính vì cái ấp ủ tham lam, ấp ủ sân si củamình nên thấy xấu xa. Dứt hết những cái đó thì tự nhiênnó sáng sủa tốt đẹp.

Thếnên các Thiền sư lúc nào cũng thấy cõi đời là đẹp. Ðẹpnhư một bài thơ. Tại vì thấy ở đâu cũng là tốt, ở đâucũng là sáng sủa. Còn chúng ta vì mang cặp kính ủ rũ buồnbã, nên thấy cái gì cũng buồn. Phải vậy không? Nếu mìnhmang cặp kính tươi sáng trong lòng, nhìn cái gì mà không vui.Phải vậy không? Khi nào trong quí vị tâm hồn đương ưu tưbuồn bã thì nhìn thấy cái gì cũng buồn bã theo. Nếu tâmhồn quí vị sáng suốt phấn khởi vui vẻ thì nhìn cái gìchẳng vui vẻ. Cho nên chúng ta cần tạo một tâm hồn vui vẻsáng sủa và tỉnh giác thì ngoại cảnh theo đó mà sáng sủa.Nó không còn tối tăm mờ mịt nữa. Tối tăm mờ mịt đólà cái mê đen tối của tham sân si, chớ không phải gì khác.

Hômnay là ngày Phật hoan hỉ tôi nhắc lại những điểm then chốtcho tất cả quí vị cùng chúng tôi, mọi người chúng ta đềunỗ lực vươn lên. Làm sao luôn luôn tỉnh giác từ thấp lêncao và luôn luôn với tâm niệm cầu tiến lợi mình lợi ngườiđể cho chính mình càng ngày càng được an vui, xã hội càngngày càng thêm tốt đẹp. Ðó mới là tinh thần giác ngộcủa đạo Phật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]