Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú Thích

18/12/201006:20(Xem: 8838)
Chú Thích

[1] Sáu Hạnh Nguyện Ba-la-mật-đa thường được gọi tắt là Lục Độ. Chữ Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, pi. pāramī, zh. 波羅蜜多, bo. pha rol tu phyin pa ཕ་རོལ་ཏུ་ཕྱིན་པ་) là cách phiên âm thuật ngữ tiếng Phạn pāramitā, cũng được viết tắt là Ba-la-mật. Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (zh. 到彼岸), Độ vô cực (度無極), Độ (度), Sự cứu cánh (zh. 事究竟). Mặc dù nghĩa đáo bỉ ngạn, "đạt đến bờ bên kia", rất thông dụng tại Đông Nam Á nhưng cách dịch nghĩa này có lẽ không chính xác theo từ nguyên Phạn ngữ. Cách dịch sự cứu cánh, "chỗ tối hậu của sự việc" có vẻ đúng hơn và cũng được nhiều nhà Phật học hiện nay áp dụng. Nó tương đương với từ perfection trong Anh ngữ. Lục độ bao gồm bố thí (Dāna), trì giới (Sila), nhẫn nhục (Kṣānti), tinh tấn (Virya), thiền định (Dhyāna) và trí huệ hay trí bát nhã (Prajña). Các Ba-la-mật này sẽ được trình bày lần lượt trong nội dung bài giảng.

[2] Từ đây trở về sau khi dùng thuật ngữ "chúng sinh" xin quý độc giả hiểu đó là cách viết ngắn của thuật ngữ "chúng sinh hữu tình", tức là các sinh thể có tâm thức (nghĩa là có các xúc cảm như khổ đau và hạnh phúc)

[3] Nhập bồ-đề hành luận là một tác phẩm quan trọng của đại sư Tịch Thiên (śāntideva, bo. zhi ba lha -- thế kỉ thứ 7-8) thuộc truyền thống Nalanda. Trong đó, trình bày các bước tu học cho một vị Bồ Tát, từ lúc phát Bồ-đề tâm (sa. bodhicitta) cho đến lúc đạt trí Bát-nhã (sa. prajñā), dựa trên Lục ba-la-mật-đa (sa. ṣaṭpāramitā). Nhập bồ-đề hành luận là tác phẩm nhằm hướng dẫn cho Cư sĩ hay người mới nhập môn. Tịch Thiên giảng giải trong tác phẩm này hai phương pháp nhằm giúp vị Bồ Tát tương lai nhận biết tại sao mình lại cứu độ cho người và xuất phát từ đó các hành động cần thiết. Một mặt hành giả phải tu học phép quán chiếu cái nhất thể giữa mình và người (sa. parātmasamatā), mặt khác phải học phép hoán đổi giữa mình và người (sa. parātmaparivartana, xem thêm Bất hại), tức là đặt mình vào địa vị của chúng sinh để thấu rõ tâm trạng của Hữu tình (sa. sattva).

[4] Nhập Trung Quán luận (sa. madhyamakāvatāra, en. “Entering the Middle Way” hay “Supplement to the Middle Way”) là tác phẩm của Ngài Nguyệt Xứng (Candrakīrti (600–c. 650)). Bài luận bao gồm 10 chương về các thực hành Ba-la-mật-đa bởi một vị bồ-tát phát triển qua mười giai đọan [thập địa] để đến Phật quả. Trong đó, Trí huệ Ba-la-mật-đa được giảng giải nhiều nhất. Ngài đề cập đến các nội dung như là tính Không, Nhị Đế và vô ngã về người và hiện tượng [nhân vô ngã và pháp vô ngã]. Chỉ còn lại bản dịch Tạng ngữ và nay được xem là giáo pháp cốt lõi tại các tự viện Phật giáo đặc biệt trong tông phái Gelugpa

[5] Thánh Thiên (zh. 聖天, sa. āryadeva) sống vào khoảng thế kỷ thứ ba theo truyền thừa từ ngài Long Thụ là tác giả của nhiều luận văn quan trọng của Đại thừa Trung Quán tông. Ngài còn được xem là Kanadeve tức là tổ Thiền tông Ấn độ thứ 15 và la bồ-tát Deva (Đề-bà) tại Tích-lan, nơi mà ông đã là một hoàng tử. Tuy nhiên, một số sử liệu Trung Hoa lại cho rằng ông sinh tại miền Nam Ấn trong một gia đình Phạm thiên (Brahmanical family)

[6] Tứ Bách Kệ Tụng (Skt. Catuḥśataka; Wyl. bzhi brgya pa) là giáo pháp Đại thừa quan trọng của đại sư Thánh Thiên bao gồm 16 chương:
1. Loại bỏ lòng tin [phá chấp] vào tính thường hằng [của pháp giới]
2. Loại bỏ lòng tin vào các lạc thú
3. Loại bỏ lòng tin vào sự tinh khiết
4. Phá chấp vào sự tự tôn, tự hào
5. Các thệ nguyện bồ-tát [bồ-tát giới]
6. Loại trừ các xúc cảm phiền não
7. Loại trừ bám chấp vào các đối tượng của cảm quan
8. Sự chuẩn bị xuyên suốt cho người tu học
9. Phản bác tính thường tồn của các hiện tượng [hiện tượng giới]
10. Phản bác các nhận thức sai về ngã
11. Phản bác tính tồn tại thực sự của thời gian
12. Phản bác các thành kiến sai lầm [tà kiến]
13. Phản bác tính tồn tại thực sự của các cơ quan cảm xúc và các đối tượng của chúng
14. Phản bác các quan niệm cực đoan
15. Phản bác tính tồn tại thực sự của các đặc tính
16. Phản bác các luận điểm chống đối khác [của các chủ trương ngoài Trung đạo]

[7] Ngũ uẩn (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta". Ngũ uẩn bao gồm:
1. Sắc (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (Lục căn), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.
2. Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
3. Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là nhận biết các cảm giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.
4. Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là những hoạt động tâm lí sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác...
5. Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.

[8] A-tì-đạt-ma-câu-xá luận (zh. 阿毗達磨俱舍論, sa. abhidharmakośa-śāstra), thường được gọi tắt là Câu-xá luận, nghĩa là "Báu vật của A-tì-đạt-ma", tên khác là Thông minh luận (zh. 通明論), là bộ luận quan trọng nhất của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được ngài Thế Thân (sa. vasubandhu) soạn vào thế kỉ thứ 5 sau Công nguyên tại Kashmir. Luận gồm có hai phần: sưu tập khoảng 600 kệ A-tì-đạt-ma câu-xá luận bản tụng (sa. abhidharmakośakārikā) và A-tì-đạt-ma câu-xá luận thích (sa. abhidharmakośa-bhāṣya), bình giải về những câu kệ đó. Đó là những tác phẩm đầy đủ nhất để trả lời các câu hỏi về kinh điển. Xem thêm bản dịch của thích Phước Viên từ tiếng Hán http://www.thuvienhoasen.org/tsncph-03-cauxaluan.htmvà bản dịch trực tiếp từ tiếng Phạn của Tuệ Sĩ http://www.phatviet.com/dichtht/luan/ln01/cxl.htm

[9] Dromtönpa hay còn gọi là Dromtön Gyalwe Jungney (Tibetan: འབྲོམ་སྟོན་པ་རྒྱལ་བའི་འབྱུང་གནས་; Wylie: 'Brom-ston Rgyal-ba'i 'Byung-gnas) (1005-1064) là đại đệ tử của ngài Atisa (Nhiên Đăng Cát Tường Trí). Ông được ghi nhớ như là người khởi đầu của trường phái Mật tông Ca-đương (zh. 迦當派, bo. bka' gdams pa, en. kadampa)

[10] Jetsun Milarepa (Tibetan: རྗེ་བཙུན་མི་ལ་རས་པ; Wylie: Rje-btsun Mi-la-ras-pa), (c. 1052-c. 1135 CE). Ngài được cộng nhận ở Tây Tạng là một hành giả du-già và nhà thơ được nhiều người biết đến nhất. Ông là đệ tử của Ngài Marpa Lotsawa và là đại sư chính của trường phái Phật giáo Ca-nhĩ-cư (Kagyu). Ngài để lại rất nhiều bài viết quan trọng thường ở dạng các bài hát với nội dung giáo Pháp Đại thừa đặc biệt nhấn mạnh bản chất tạm bợ của thân vật lý và điều cần thiết của vô chấp. Xem thêm về cuộc đời của Ngài tại http://www.samye.org/mila.htm

[11] Còn được gọi là Bát Phong. Tên Anh ngữ Eight Worldly Concernn hay Eight Worldly Dharma.

[12] Xem thêm chi tiết về một số phương pháp suy luận và suy diễn của Phật giáo tại http://vietsciences.org/timhieu/trietly-giaoduc/ungdungnguyenlyphatgiao.htm.

[13] Từ nguyên văn là "Transcendent Perfection of Joyful Exertion" tức là Hạnh ba-la-mật về kiên định Hỉ Lạc. Các dịch này có thể dể hiểu hơn với nội dung, nhưng vì thuật ngữ "Tinh Tấn" đã phổ biến nên chúng tôi sử dụng từ này.

[14] Thuật ngữ chuyên môn dịch là Như Lai hay Như Lai Tạng.

[15] Các kinh văn cổ liệt kê 32 thân tướng tốt (theo Hán-Việt là Tam thập nhị hảo tướng, 三十二好相; tiếng Phạn: dvatriṃśadvara-lakṣaṇa) chỉ dấu của một vị phật bao gồm tay dài, ngón tay chân cong lại, chóp nổi cao trên đỉnh đầu .. (Xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_m%C6%B0%C6%A1i_hay http://www.quangduc.com/phatdan/05tuongtot.html).

[16] Bảo hành vương chính luận (*) (sa. rājaparikathā-ratnāvalī, cũng được gọi là ratnāvalī, hay Vòng bảo châu). Đây là một lá thư từ ngài Long Thụ, được viết để gửi cho nhà vua, tác phẩm chứa đựng những lời khuyên có thể áp dụng cho tất cả ai mong ước thực hiện Bồ tát giới và khởi tâm thực hành. Các chủ đề của nó bao gồm: tích lũy công đức, tránh cách sống sai lạc, ước nguyện đạt giải thoát thông qua sự phát triển từ bi và trí huệ.

[17] Nhiều tài liệu dịch là bổn tôn.

[18] Từ chữ "sense conciousness". Ở đây, ta có 5 thức đến từ các cơ quan cảm giác là nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỉ (mũi), thiệt (lưỡi) và thân (cảm xúc từ thân thể).

[19] Tiếng Pali là Vipassanā hay vipaśyanā trong tiếng Phạn, nghĩa là sự thấu suốt vào bản chất của tâm và thân. Thiền quán là một trong những kỹ thuật cổ nhất của Ấn-độ được tìm thấy bởi chính đức Phật Thích-ca Mâu-ni. Đó là cách để tự chuyển hóa thông qua sự tự quán sát và tự báo kiểm các ý tưởng, ham muốn và cảm thụ bên trong của mình.

[20] Điều này được dức Phật nêu trong một nguyên lý chung để nhận định đâu là Phật giáo đâu không phải là Phật giáo. Nguyên lý này mang tên "Tứ Pháp Ấn" là Vô thường, Khổ, Vô ngã và Niết bàn (kinh Tăng Nhất A Hàm - phẩm Tăng thượng thứ 23). Xem thêm Bài giảng về Tứ Pháp Ấn trong Phật học Cơ bản Tập 2 (http://www.thuvienhoasen.org/u-phcb2-1-4.htm.

[21] Thập nhị nhân duyên (zh. 十二因縁, sa. dvādaśanidāna, dvādaśāṅgapratītyasamutpāda, bo. rten `brel yan lag bcu gnyis རྟེན་འབྲེལ་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་), là một trong những giáo lí quan trọng nhất của đạo Phật. Thuyết này chỉ rõ là mọi hiện tượng tâm lí và vật lí tạo nên đời sống đều nằm trong một mối liên hệ với nhau, chúng là nguyên nhân của một yếu tố này và là kết quả của một yếu tố khác, làm thành một vòng với mười hai yếu tố. Các yếu tố này làm loài hữu tình cứ mãi vướng mắc trong Luân hồi (sa., pi. saṃsāra). Sau đây là đoạn kinh trong Luật tạng (sa., pi. vinayapiṭaka), phần Đại phẩm (pi. mahāvagga) như sau (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt):

Từ vô minh(1) mà các hành(2) phát sinh, từ các hành mà thức(3) phát sinh, từ thức danh sắc(4), từ danh sắc là sáu giác quan(5) (cùng với sáu đối tượng của chúng), từ sáu giác quan sinh ra xúc(6), từ xúc sinh ra thụ(7), từ thụ tham ái(8), từ tham ái ra thủ(9), từ thủ ra hữu(10), từ hữu ra sinh(11), từ sinh ra lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng(12). Sự hình thành của nguyên khối khổ này là như thế. Qua sự chấm dứt và tiêu diệt của vô minh mà các hành chấm dứt, qua sự chấm dứt của hành mà thức chấm dứt, qua sự chấm dứt của thức mà danh sắc chấm dứt, qua sự chấm dứt của danh sắc mà sáu giác quan chấm dứt, qua sự chấm dứt của sáu giác quan mà sự chạm xúc chấm dứt, qua sự chấm dứt của sự chạm xúc mà thụ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thụ mà tham ái chấm dứt, qua sự chấm dứt của tham ái mà thủ chấm dứt, qua sự chấm dứt của thủ mà hữu chấm dứt, qua sự chấm dứt của hữu mà sinh chấm dứt, qua sự chấm dứt của sinh mà lão tử, ưu sầu, hoạn nạn, bất hạnh, tuyệt vọng chấm dứt. Sự chấm dứt của nguyên khối khổ này là như vậy.

[22] Thường các ảo tưởng này dể thấy trên các bề mặt nắng nóng như mặt đường nhựa vắng xe từ xa, trong trời trưa nắng gắt, trông như mặt nước phản chiếu ảnh các vật gần đó. Ảo tượng mặt nước thường được chứng kiến nhiều ở các vùng sa mạc.


02-21-2009 12:23:46

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]