Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Thiền Định Ba-la-mật

18/12/201006:18(Xem: 7643)
Hạnh Thiền Định Ba-la-mật

Thiền định ba-la-mật để trút bỏ tâm thức ra khỏi các hiện tượng hay đối tượng bên ngoài và tập trung nhất tâm lên một hình ảnh trong thiền định của bạn. Chức năng tối yếu của sự tập trung là để dẹp yên mọi xáo trộn của tâm thức. Trong việc phát triển tập trung tinh thần, bạn không để cho tâm thức mình nghĩ lạc đến các hiện tượng hay đối tượng bên ngoài mà đem tâm thức về nhà (đối tượng quán tưởng hay đối tượng tập trung), và đặt nó lên một đối tượng một cách nhất tâm. Bạn phải tự cô lập mình trong một nơi tách biệt khỏi bon chen hối hả của cuộc sống, khỏi sự bận rộn bên ngoài, và bạn phải cô lập tâm thức mình khỏi các ý tưởng hay các ý niệm xáo trộn. Tập trung tinh thần tựa như là một vị vua lãnh đạo vương quốc của tâm thức. Khi bạn có loại kiểm soát như thế lên tâm thức mình, thì chỉ ngồi ở đó lặng yên như một trái núi. Sau đó nếu muốn, bạn sẽ có thể tiến hành một loại tư duy phân tích hay thiền định bất kì, bạn sẽ có thể hướng tâm thức mình vào trạng thái đó.

Về Hạnh Thiền Định

Ở Tây Tạng, từ gọi cho thiền định là gom, nghĩa là bạn tự làm cho quen thuộc với một điều gì đó. Khi đã thuần thục với nó, bạn sử dụng nó tự nhiên. Thiền định nghĩa là tâm bạn có năng lực để lưu lại trong kiềm chế khi nó chịu ảnh hưởng của các cảm xúc xáo trộn, khi bạn đánh mất hạnh phúc mà bạn muốn và chống lại đau khổ không mong muốn. Khả năng này, đuợc phát triển thông qua sự thích ứng, sẽ trở nên mạnh đến mức các trạng thái cảm xúc không khống chế được đều bị xóa bỏ. Điều này là thiền định được dạy bởi đức Phật. Thiền định không phải là điều mà tự nó có thể xảy đến, nó là một nổ lực có ý thức.

Có hai loại thiền: thiền định phân tích [quán] và thiền định tập trung [chỉ]. Trong thiền quán, tâm thức đạt được sự vững chắc, sức mạnh, và tín tâm. Bạn phân tích những khía cạnh khác nhau của giáo pháp; bạn quán chiếu và kiểm nghiệm chúng. Bạn nghiên cứu đọc sách và quán chiếu. Ở đây không phải đọc để tiêu khiển. Bạn tư duy, tư duy sâu hơn, tư duy sâu hơn nữa, và nhìn xem những gì mình đọc có phù hợp với kinh nghiệm của chính mình. Sau đó nếu lòng tin và hứng khởi tăng lên, bạn tiến hành thiền định tập trung. Cho đến khi nào bạn đã phát triển được lòng tin chắc chắn, thì tốt nhất là đọc từ sách vở. Khi bạn có nhận thức, thì nó đem lại lòng tin hay sự cả quyết -- lòng tin thuần khiết, lòng tin hoàn toàn, và tin tưởng vào ước nguyện hiện thực hóa các phẩm chất giác ngộ. Khi đã nuôi dưỡng tâm thức bằng cách này, bạn có thể để nó yên nghỉ trên một đối tượng (chẳng hạn như một tượng, một hình ảnh biểu tượng, hay là hơi thở) mà không có phân tích. Đây là thiền chỉ. Ta có thể cho rằng thiền định tức là ngồi với đôi mắt nhắm nghiền. Khi tôi giảng dạy và nói rằng "Ta hãy thiền định nào", thì mọi người điều chỉnh tư thế của họ và ngồi thẳng lưng lên. Những người lính thông thường cũng có tư thế vững vàng, vậy chắc có lẽ là họ phải thiền định rất tốt! Nhưng thực ra, việc thiền định của chúng ta chính yếu tiến hành bên trong tâm thức mình.

Shamatha(Tạng ngữ là shinay) nghĩa là "tĩnh lặng bền vững", và là mức độ đầu tiên của thiền chỉ. Trong Shamatha, bạn không phân tích; thay vào đó bạn dừng nghỉ trong trạng thái của sự tĩnh lặng bền vững. Do đó, nó gọi là "thiền chỉ". Tâm thức chăm chú theo một lối thư giãn lên một trọng điểm của thiền định (chẳng hạn như hơi thở). "Tĩnh lặng bền vững" nghĩa là tâm thức đó được an ổn khỏi mọi đối tượng nào không phải là trọng điểm của sự tập trung. Tâm thức không bị phân tán hay chia trí bởi chúng.

Nó chính là hình ảnh là đối tượng tập trung ở trong trí, không phải là chính đối tượng bên ngoài. Đối tượng thực tế bên ngoài đã thôi hết tồn tại trong cách mà nó đã tạo ra khi được nhận thức. Ấn tượng của đối tượng bên ngoài là đấu vết trong tâm thức và là một bản chất tinh thần. Nó là sự phản chiếu của những gì ta đã thấy. Trong cùng cách thức, khi ta thấy một hình vẽ của một vị thánh hộ trì bằng mắt, một hình ảnh được lưu dấu vết trong tâm thức ta, nên nó trở thành một loại phản chiếu của hình vẽ đó. Hình ảnh trong trí đó thật sự là đối tượng tập trung của thiền định của chúng ta.

Chú tâm đến bản chất thật bên trong tâm thức là điều rất quan trọng. Trước hết, để thực hành thiền định tập trung, bạn cần một nơi tách biệt, tĩnh lặng, và hài hòa để thực hành. Khi bạn đã phát triển một số kinh nghiệm thiền định nội tại, thì bạn sẽ không bị cuốn hút vào trong dòng chảy của các sự kiện bên ngoài. Nhưng những người chưa có nhiều sức mạnh nội tại, và do đó lập tức bị ngăn trở khỏi việc thiền định nếu nó ồn ào.

Tốt nhất là tiến hành nhiều buổi thiền định ngắn trong ngày. Nếu bạn bắt buộc tự mình ở trong thiền định khi sự tập trung suy yếu, nó sẽ làm kiệt quệ tâm thức, và thiền định sẽ trở nên sai sót. Khi tâm thức đạt tới hoàn toàn tập trung, kết thúc buổi thiền định, tốt hơn là kéo dài nó vào trong một chu kì tập trung yếu.

Cho những ai mới với thiền chỉ, thì một phương pháp đầy kĩ năng là tập trung lên một đối tượng thiền (hơi thở của bạn, môt hình tượng, hay một cảm xúc) sử dụng một cơ quan ý thức (thấy, nghe, sờ, cảm giác, vân vân). Bạn có thể tập trung vào một thánh hộ trì thiền[17] như là một đối tượng bên ngoài. Bạn cũng có thể thiền định lên chính mình trong dạng của một thánh hộ trì như là một đối tượng bên trong, trong các trường hợp này bạn thiền định lên một hình ảnh tinh thần, chứ không phải là tự chính đối tượng bên ngoài. Dần dần, tâm thức sẽ trở nên quen để ở lại với hình ảnh trong trí như là đối tượng thiền định

Bất kể là dạng nhìn thấy được bên ngoài hay không, mọi đối tượng của sự tập trung đầu tiên được lưu giữ bởi thức cảm thụ[18] . Thức cảm thụ lĩnh hội một ấn tượng của đối tượng mà sau đó nó được tạo nên trong tâm thức. Hình ảnh trong trí đó là đối tượng tập trung, không phải là tự chính đối tượng thật bên ngoài. Đối tượng thật sự bên ngoài đã ngưng không còn tồn tại trong cách thức mà nó đã tạo ra khi nó được nhận thức. Ấn tượng của đối tượng bên ngoài là đấu ấn trong tâm thức và là một bản chất tinh thần. Nó là sự phản chiếu những gì ta đã thấy. Cũng như thế, khi ta nhìn thấy một tranh vẽ thánh hộ trì thiền định bằng mắt, một hình ảnh là dấu ấn trong tâm, vậy nên nó trở thành một loại phản chiếu của tranh vẽ. Hình trong trí đó là đối tượng tập trung thực sự của thiền định của ta.

Các thẩm tra vào bản chất của ý thức về loại này rất quan trọng cho việc phân biệt khái niệm với kinh nghiệm vô niệm. Khái niệm đến với ta như thế nào? Đâu là tiến trình của nhận thức? Thông qua một tiến trình sát hạch và phân tích, trong bầu khí quyển thiền định tập trung, thì trí huệ phát sinh.

Thực hành về tĩnh lặng là cơ sở cho thực hành về vipashyana [19] (Tạng ngữ viết là Lhaktong) hay "tuệ giác". Những ai có kinh nghiệm về tính mềm dẻo tinh thần hỉ lạc thông qua shamathahay thiền chỉ sẽ tiến tới thiền quán, điều này sẽ đem đến tuệ giác. Vipashyanaquan hệ tới Trí huệ ba-la-mật. Với bất kì đối tượng nào, thì đều có một tuệ giác vào trong ý nghĩa của nó. Thông qua một loại phân tích đặc biệt, thì có một cái nhìn thấu suốt và rõ ràng về ý nghĩa của đối tượng. Vipashyana được dùng để thẩm tra tính Khôngvà bản chất tối hậu của thực tại.

Toàn tâm phải được tiếp thu để bảo lưu giới hạnh thuần khiết. Và điều đó đến lượt nó, mang tới sự toàn tâm xa hơn. Trong giới hạnh, thì toàn tâm là cần thiết để bảo vệ ta chống lại các xao lãng bên ngoài, và đem lại an ổn cho tâm thức. Điều này dẫn tới samadhi[trạng thái định], sự tập trung hay chú ý nhất tâm mà nó đem tới các phẩm chất bên trong của tâm thức.

Milarepa có dạy "Khi tôi ngủ, tôi thiền định. khi tôi thiền định trong giấc ngủ, đó là trạng thái của sự sáng tỏ. Khi tôi ăn, tôi thiền định. Khi tôi thiền định trong lúc ăn, nó trở thành việc cúng dường yến tiệc". Khi làm bất cứ việc gì, bạn đều giữ sự toàn tâm. Đó chính là thiền định.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567