Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

VII. Cầu Siêu Cũng Là Cơ Hội Đem Lại Sự An Lành Cho Người Sống

13/12/201018:43(Xem: 14401)
VII. Cầu Siêu Cũng Là Cơ Hội Đem Lại Sự An Lành Cho Người Sống

 

Trong các ngày cầu nguyện cho thân nhân qua đời, chúng ta nên tránh việc sát sinh, cố gắng ăn chay, niệm Phật, nói lời hòa nhã với mọi người để lòng được thanh tịnh làm gia tăng sức mạnh khi hộ niệm. Thực hành được điều ấy thì chính người sống cũng như kẻ qua đời đều hưởng được nhiều lợi lạc.

Có người sẽ hỏi: “Như thế thì chúng ta chẳng cần tu hành lúc còn sống. Cứ đợi đến khi chết nhờ gia đình thỉnh quý thầy làm cho các lễ cầu siêu là được giải thoát.” Nói như thế thật sai lầm, vì thực hành đạo Phật lúc còn sống là hưởng được nhiều an lành hạnh phúc và khi qua đời chắc chắn sẽ vãng sinh về thế giới chư Phật. Cầu siêu là phương tiện cấp bách cuối cùng mà chúng ta thực hiện do lòng thương yêu người thân qua đời, và vì chúng ta không còn cách nào khác.

Nếu chúng ta biết trước những khổ đau họ phải đối diện sau khi chết thì hẳn chúng ta đã cố gắng tạo ra những duyên lành cho họ thực hành đạo Phật trong khi họ còn sống để chắc chắn họ được vĩnh viễn an vui. Còn chủ trương lúc sống cứ làm mọi điều ác, lúc chết chỉ cần làm vài lễ cầu siêu là họ được giải thoát là quan niệm sai lầm, vì những kẻ làm ác thì sức mạnh của nghiệp lực (sức mạnh do các hành vi họ làm) sẽ đẩy họ vào các cảnh giới khổ đau để nhận chịu quả báo. Chẳng khác gì cây to khi đã nghiêng quá nhiều thì những lời cầu nguyện của thân nhân trong các lễ cầu siêu chỉ như những sợi dây nhỏ, không đủ sức kéo cho thẳng được và cây sẽ đổ ầm xuống đất.

Sau khi một người thân qua đời thì chúng ta thương tiếc, cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất cho họ. Chúng ta đâu có phê phán họ là hiền hay dữ, chúng ta chỉ mong muốn họ được mọi điều an lành khi qua thế giới bên kia. Lòng thương yêu đó không những đối với thân nhân mà còn đối với cả những người quen biết hay không quen biết. Do đó, dù trong hoàn cảnh nào, khi một thân nhân qua đời, điều tốt hơn hết là chúng ta làm lễ cầu siêu cho họ. Lễ cầu siêu rất có ích lợi cho những người mới qua đời, là dịp cuối cùng cho họ đạt được sự giải thoát mà về với chư Phật.

Tuy nhiên, đối với những người chủ trương làm các việc ác độc, gây khổ đau cho nhiều người khác, thì chính vì sự tham lam, sân hận và mê mờ của họ sẽ làm cho họ khó cảm nhận được ánh sáng từ bi tỏa chiếu của chư Phật hiện ra sau khi họ chết, họ sẽ sợ hãi trốn chạy những luồng ánh sáng trong lành và lao mình vào những luồng ánh sáng khác hấp dẫn họ hơn, tùy theo lòng ham muốn của họ để chuyển thành những đời sống kế tiếp tương ứng với nghiệp báo. Đó là phần nghiệp báo của họ mà họ phải gánh chịu.

Những điều nói trên được giải thích trong quyển Tử thư Tây Tạng (The Tibetan Book of the Death). Sách này nói rất rõ về trạng thái thân trung ấm.[6]Về phần chúng ta, hãy sống với tâm Phật, mong muốn đem lại hạnh phúc cho mọi chúng sinh, thực hành hạnh nguyện từ bi và đem lòng thành mà nguyện cầu cho người đã chết được mọi điều tốt đẹp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]