Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới Thiệu

08/12/201016:40(Xem: 12689)
Giới Thiệu

TẤM LÒNG RỘNG MỞ
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in EverydayLife

 

GIỚI THIỆU

dalailama01230115Xin chào tất cả nhữngngười anh chị em !

Tôi tin rằng mỗi người đều có một khát vọng bẩmsinh hướng tới niềm hạnh phúc và vượt qua đau khổ. Tôi cũng tin rằng mục tiêuhàng đầu của cuộc sống này là được hưởng những niềm hạnh phúc. Tôi tin rằng mỗingười trong chúng ta đều mong muốn sự bình tâm và được hưởng niềm vui. Cho dùchúng ta giàu hay nghèo, da đen hay da trắng, là người miền Đông hay miền Tây,thì khát vọng của chúng ta đều như nhau. Chúng ta hoàn toàn giống nhau, cùng cólý trí và cùng có tình cảm. Mặc dù có một số người có mũi to hơn và da trắnghơn, theo quy luật của tạo hóa, chúng ta vẫn là một. Sự khác nhau đó không hềquan trọng. Sự giống nhau về tình cảm và tâm hồn mới thật sự là quan trọng.

Chúng ta chia sẻ nhữngnổi buồn và những niềm vui đem lại sức mạnh và sự bình yên cho tâm hồn.

Tôi nghĩ rằng chúng tanên ý thức được lòng mong muốn thật sự trong mỗi chúng ta và hãy để cho lòngmong muốn này gợi lại lòng tin nơi mỗi người. Đôi khi chúng ta nhìn nhận mộthiện tượng theo chiều hướng tiêu cực và rồi chúng ta cảm thấy thất vọng. Tôicho rằng đây là một quan điểm sai.

Tôi chẳng có một phép lạnào để ban tặng các bạn. Nếu có một ai đó có phép lạ thì tôi sẽ tìm người đó đểxin được giúp đỡ. Thật ra, tôi không tin những người nói rằng bản thân họ cóphép lạ. Tuy nhiên qua việc luyện tập tâm hồn với những nổ lực kiên trì, chúngta có thể thay đổi được ý thức và quan điểm của bản thân. Đ iều này có thể tạora một sự thay đổi thật sự trong cuộc đời chúng ta.

Nếu chúng ta có một quanđiểm tích cực trong tâm hồn thì cho dù chúng ta có bị kẻ thù bao vây, chúng tacũng không hề mảy may sợ hải. Ngược lại, nếu chúng ta có một quan điểm tiêu cựctrong tâm hồn, luôn luôn cảm thấy thất vọng, hoài nghi, sợ hãi hay cảm thấy cămghét chính bản thân mình, thì thậm chí khi được vây quanh bởi những người bạnthân trong một không khí đầm ấm, chúng ta cũng không hề cảm thấy hạnh phúc. Vậythì, ý thức và quan điểm trong tâm hồn rất là quan trọng, nó tạo ra sự khácbiệt hoàn toàn về trạng thái hạnh phúc của mỗi người.

Tôi cho rằng dùng tiềnbạc và quyền lợi vật chất để giải quyết một vấn đề là hoàn toàn sai trái. Thậtlà hão huyền khi mong đợi một điều gì đó tốt đẹp mà chỉ đơn giản là dựa vàonhững vật ngoại thân. Lẽ dỉ nhiên là vật chất thì rất quan trọng và hữu ích đốivới con người. Tuy nhiên, thực ra thì thái độ, ý thức và quan điểm tâm hồn cũngquan trọng như vậy- nếu không muốn nói là quan trọng hơn. Chúng ta không nêntheo đuổi một đời sống vật chất, vì điều đó gây cản trở chúng ta trong việcluyện tập tâm hồn. Đôi khi tôi có cảm giác là mọi người đang dồn tâm trí vàoviệc làm giàu và quên đi giá trị tâm hồn của mình. Vậy thì,chúng ta nên pháttriển một sự cân bằng giữa những mối lo lắng quan tâmvề vật chất và việc rènluyện tâm hồn. Tôi nghĩ là bẩm sinh chúng ta hoạt động như là xã hội loài vật.Những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta là những gì mà chúng ta gọi là "giátrị loài người thật sự". Chúng ta nên cố gắng gia tăng, duy trì những hànhđộng đẹp đẽ như là chia sẽ và chăm sóc, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thờichúng ta cũng phải tôn trọng quyền của mọi người khác. Từ đó, chúng ta nhậnthức được rằng niềm hạnh phúc trong tương lai của chúng ta phụ thuộc vào nhữngthành viên khác trong cùng xã hội.

Riêng tôi, năm 16 tuổitôi đã đánh mất tự do của mình, năm 24 tuổi tôi đã đánh mất đất nước mình.Trong suốt 40 năm qua, tôi là một kẻ lánh nạn mang đầy trọng trách. Nhớ lại quákhứ của mình, tôi thấy cuộc đời tôi thật sự khó khăn. Tuy nhiên, qua những nămtháng đó, tôi đã học tập nghiên cứu trau dồilòng từ bi qua việc chăm sóc mọingười. Thái độ tâm hồn này đã mang đến cho tôi một sức mạnh tiềm tàng. Mộttrong những câu kinh mà tôi rất tâm đắc là:

" Miễn là vũ trụ tồn tại
(so long as spaceremains)
Miễn là loài người tồntại

(so long as sentientbeings remain)
Tôi sẽ tồn tại

(I will remain)
Để giúp đở, để phục vụ

(in order to help, inorder to serve)
Để hiến mình vì mọingười

(in order to make my owncontribution)’’

Đoạn kinh trên đem đếnsự tự tin và sức mạnh tiềm tàng cho mọi người. Đoạn kinh đó đã đem lại mục đíchcao cả cho cuộc đời tôi. Bất chấp những điều phức tạp và khó khăn cách mấy, nếuchúng ta có được một quan điểm tâm hồn như vậy, chúng ta sẽ luôn được sự bìnhan trong tâm hồn.

Một lần nữa tôi phảinhấn mạnh rằng "chúng ta đều giống nhau". Một số người trong số cácbạn có thể có ấn tuợng rằng " Dalai Lama có một chút gì đó hơi khácbiệt". Điều đó hoàn toàn sai. Tôi cũng là một con người bình thường nhưcác bạn. Chúng ta có cùng một mong muốn tiềm ẩn trong lòng.

Việc rèn luyện, pháttriển tâm hồn không nhất thiết phải dựa trên lòng tín ngưỡng tôn giáo. Chúng tahãy nói về những luân thường đạo lý trần gian . (secular ethics)

Tôi tin rằng nhữngphương pháp để chúng ta mở rộng lòng vị tha, thái độ quan tâm chăm sóc đến mọingười đều rất quan trọng. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự khác biệtgiữa những nghi thức và quan điểm triết học, nhưng những thông điệp chủ đạo củamọi tôn giáo đều rất giống nhau. Mọi tôn giáo đều cổ xuý lòng yêu thương, lòngtừ bi và sự tha thứ. Và thậm chí những người không tin vào tôn giáo vẫn có thểhiểu biết và trân trọng những giá trị đạo đức của loài người.

Bởi vì niềm hạnh phúc vàchính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người,chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xungquanh. Chúng ta thường có khuynh hướng quên đi những điều cơ bản. Ngày nay,với nền kinh tế toàn cầu hiện đại, mỗi quốc gia đều xích lại gần nhau hơn. Mọiquốc gia đều nương tựa phụ thuộc vào nhau, mọi lục địa đều nương tựa phụ thuộcnhau. Tất cả chúng ta đều nương tựa phụ thuộc lẫn nhau.

Khi chúng ta quan sát kỹcàng những vấn đề mà ngày nay con người phải đối mặt, chúng ta sẽ nhận ra rằngtất cả những vấn đề đo ùđều do con người gây ra. Không phải tôi đang nói về vấnđề thiên tai đâu nhé! Những cuộc xung đột, những trận tàn sát, và mọi vấn đềphát sinh từ chủ nghĩa dân tộc và ranh giới quốc gia đều do con người gây ra.

Nếu chúng ta nhìn thếgiới từ trên cao, chúng ta sẽ không thấy bất kỳ một sự phân chia ranh giới nàogiữa các quốc gia cả. Chúng ta chỉ thấy đơn thuần một hành tinh nhỏ bé- chỉ mộtmà thôi!!. Một khi chúng ta chia ranh giới, chúng ta sẽ có khái niệm về"chúng ta" và " bọn họ"ï. Khi khái niệm này trở nên mạnhmẽ, nó sẽ làm chúng ta mù quáng không phân biệt được đâu là đúng đâu là sai. Ởnhiều quốc gia Châu Phi và gần đây, một vài quốc gia thuộc Đông Âu , đã phátsinh chủ nghĩa hẹp hòi.

Khái niệm "chúngta" và " bọn họ" là một khái niệm hoàn toàn sai lạc, bởi vìnhững mối quan tâm và quyền lợi của mọi người cũng chính là những mối quan tâmvà quyền lợi của chúng ta. Quan tâm chăm sóc niềm hạnh phúc tương lai của chínhbản thân mình. Sự thật thì luôn đơn giản. Nếu chúng ta muốn gây hại cho kẻ thù,thì chính chúng ta sẽ bị hại.

Tôi nhận thấy rằng do sựphát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp hiện đại, nền kinh tế toàn cầu và hậuquả của sự gia tăng dân số, thế giới của chúng ta bị thay đổi nhiều: nó trở nênbé nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, chúng ta vẫn không nhận ra điều đó; chúng ta vẫntiếp tục phân chia ranh giới và vẫn ‘‘chúng ta’’ – ‘‘bọn họ’’.

Chiến tranh dường như làmột phần trong lịch sử của loài người. Khi nhìn lại hành tin của chúng ta trongquá khứ, chúng ta thấy rằng những quốc gia, những lãnh thổ và thậm chí là nhữngngôi làng đều độc lập về mặt kinh tế. Trong hoàn cảnh như vậy thì huỷ diệt kẻthù chính là chiến hắng của chúng ta. Bạo lực và chiến tranh trong quá khứ làhợp lý. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta luôn phụ thuộc lẫn nhau nên khái niệm về"chiến tranh" đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, khi chúng ta gặp phảinhững bất đồng hay những rắc rối, chúng ta phải cố tìm ra giải pháp qua cáccuộc đàm phán. Đàm phán là phương pháp thích hợp duy nhất. Một nước đánh chiếmvà chiến thắng một nước khác giờ đây không còn thích hợp nữa. Chúng ta phải cốgắng giải quyết mọi xung đột bằng thái độ hoà giải và chúng ta phải luôn vì lợiích của cộng đồng. Chúng ta không được huỷ diệt đồng loại của mình. Chúng takhông được phớt lờ quyền lợi của họ. Nếu chúng ta làm như vậy, cuối cùng chúngta sẽ tự chuốc lấy đau khổ cho mình. Vậy nên, tôi nghĩ rằng ngày nay khái niệmvề " bạo lực" hoàn toàn không còn thích hợp nữa. Hòa bình, không bạolực là giải pháp thích hợp nhất.

Không bạo lực không cónghĩa là chúng ta thờ ơ, không quan tâm đến mọi vấn đề. Ngược lại, chúng ta cầnphải tham gia giải quyết mọi vấn đề. Tuy nhiên, chúng ta phải giải quyết mọivấn đề vì lợi ích chung chứ không phảinhằm mục đích trục lợi cho riêng mình.Chúng ta không được gây tổn hại cho lợi ích của cộng đồng. Vì vậy, hòa bìnhkhông chỉ đơn thuần là không có bạo lực, nó còn liên quan đến sự quan tâm giúpđỡ lẫn nhau, nó gần như là một biểu hiện của lòng từ bi. Tôi hoàn toàn tin rằngchúng ta phải khuyến khích khái niệm về sự hoà bình trong phạm vi gia đình,cũng như là phạm vi quốc gia và quốc tế. Mọi cá nhân đều có khả năng góp phầnvào việc gìn giữ hoà bình và giúp đỡ mọi người.

Vậy thì chúng ta nên bắtđầu bằng cách nào đây? Chúng ta có thể bắt đầu với chính chúng ta. Chúng taphải cố gắng mở ra những tiền đồ rộng lớn, chúng ta phải nhìn nhận mọi việc từmọi góc độ, mọi khía cạnh. Thường thì chúng ta hay gặp rắc rối khi nhìn nhận sựviệc theo quan điểm riêng của mình, thậm chí đôi khi chúng ta còn cố ý bỏ quamột số khía cạnh của sự việc. Điều này thường dẫn tới những kết quả tồi tệ. Dùsao thì chúng ta cần phải nhìn nhận các hiện tượng một cách bao quát hơn.

Chúng ta phải nhận thứcđược rằng những cá nhân khác cũng là một phần trong xã hội chúng ta. Chúng tacó thể xem xã hội chúng ta như một cơ thể, có chân, có tay và những bộ phậnkhác. Đương nhiên là tay không giống với chân; tuy nhiên, nếu chân có bị đauthì tay sẽ vươn tới để trợ giúp. Tương tự, khi mọi người trong xã hội có mệnhhệ gì thì chúng ta phải trợ giúp họ. Tại sao? Bởi vì họ chính là một phần củacơ thể, họ chính là một phần của chúng ta.

Chúng ta cũng phải quantâm đến môi trường của chúng ta. Đây là ngôi nhà của chúng ta- ngôi nhà duynhất của chúng ta. Đúng là chúng ta có nghe những nhà khoa học bàn luận về vấnđề định cư trên sao thổ và mặt trăng. Nếu chúng ta có thể làm được điều đó mộtcách dễ dàng tiện lợi thì tốt biết bao. Nhưng tôi lại nghĩ rằng điều đó khá khókhăn. Ở đó, chúng ta sẽ cần vài trang thiết bị để mà hô hấp. Tôi nghĩ rằnghành tinh xanh của chúng ta rất đẹp đẽ và thân thuộc với chúng ta. Nếu chúng tahủy diệt nó, hay một tổn thất to lớn nào đó xảy ra do lổi lầm của chúng ta thìchúng ta sẽ đi đâu!? Vì vậy, quan tâm chăm sóc môi trường chính là quan tâmchăm sóc niềm hạnh phúc và lợi ích chính của chúng ta.

Việc phát triển mộtphương pháp quan sát tổng quát hơn về hoàn cảnh của chúng ta và nâng cao nhậnthức của chúng ta về sự vật, chính cái đó thật sự có thể đem đến một sự thayđổi lớn lao trong đời sống chúng ta. Đôi khi vì một lý do rất nhỏ nhặt, mộtcuộc ẩu đả xảy ra giữa chồng và vợ, giữa cha mẹ và con cái. Nếu bạn xem xét mộtkhía cạnh nào đó của vấn đề, tập trung vào khía cạnh đó, và rồi, vâng, thật sựcần phải ẩu đả lắm!! Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc trên một cách tổng quátvà sâu sắc hơn, chúng ta sẽ cảm nhận được những khía cạnh tiêu cực và cả nhữngkhía cạnh tích cực. Bạn có thể suy nghĩ " Đây chỉ là một rắc rối nho nhỏ thoimà! Mình sẽ giãi quyết bằng cách trao đổi với nhau,không nhất thiết phải dùngbiện pháp cứng rắn!". Nhờ vậy, chúng ta có thể tạo được hoà khí trong giađình chúng ta cũng như trong toàn cộng đồng.

Ngày nay, chúng ta cònđối mặt với một vấn đề nữa, đó là sự phân cấp giữa người giàu và kẻ nghèo. Ởnước Mỹ này, tổ tiên của các bạn đã thiết lập những khái niệm về quyền bìnhđẳng, quyền tự do, sự tự do, sự bình đẳng và những cơ hội bình đẳng cho mọicông dân. Những khái niệm này được quy định bởi luật pháp của các bạn. Tuynhiên, con số những nhà triệu phú ở nước này đang gia tăng trong khi nhữngngười nghèo đói, thậm chí họ càng ngày càng nghèo hơn. Điều này thật đáng tiếcthay!!.Tương tự nếu xét trên bình diện toàn cầu, chúng ta cũng sẽ thấy một sốquốc gia giàu có trong khi đó một số quốc gia vẫn nghèo đói. Điều này cũng thậtđáng tiếc thay!!. Nó không chỉ sai trái về mặt đạo đức, thực tế. Nó chính lànguồn gốc của mọi vấn đề rắc rối và bạo loạn. Không sớm thì muộn, những rắc rốiđó sẽ tìm đến chúng ta.

Khi còn nhỏ, tôi thườngnghe người ta nói về New York. Tôi đã nghĩ rằng ắt hẳn New York giống thiênđường lắm, một thành phố tuyệt vời. Năm 1979, lần đầu tiên tôi đến New York,giữa đêm, khi tôi đang ngủ yên thì bị đánh thức bởi tiếng còi báo động

"Doooooo!! Doooooo!!Doooooo!!". Tôi nhận ra rằng đâu đó có một cái gì đó không ổn, hoả hoạn vànhững nguy hiểm khác…

Tương tự, một người anhcủa tôi- ông ta đã qua đời- đã kể với tôi về đời sống của mình ở Mỹ. Ông đãsống cuộc đời ratá khổ cực , ông kể với tôi v? những rắc rối, những nổi lo sợ,giết chóc, trộm cắp, hảm hiếp mà mọi ngươi phải gánh chịu. Tôi nghĩ đây là sựchênh lệch của cải trong xã hội. Đương nhiên là khó khăn chồng chất khó khănnếu chúng ta phải làm việc quần quật ngày này qua ngày khác để mà mưu sinh cuộcsống trong khi những người khác, cũng là con người như chúng ta, lại sống annhàn trong nhung lụa với cuộc sống vật chất xa hoa. Điều này thật sự không côngbằng; kết quả là những người giàu có - những nhà triệu phú và tỷ phú luôn cócảm giác lo lắng bồn chồn. Vậy nên tôi nghĩ rằng khoảng cách giữa những ngườigiàu và kẻ nghèo quá to lớn như vậy là một điều bất hạnh.

Cách đây không lâu, mộtgia đình giàu có ở Bombay đến thăm tôi. Người vợ trong gia đình đó là mộtngười rất tin vào thần thánh, bà ta yêu cầu tôi hãy ban phúc cho bà ta. Tôi đãnói với bà: "Tôi không thể ban phúc cho bà. Tôi không có khả năngđó!". Và sau đó tôi bảo bà ta: "Bà xuất thân từ một gia đình giàu có.Đấy là một điều may mắn. Điều may mắn này là kết quả của những việc làm đứchạnh của bà trong kiếp trước. Người giàu là những thành viên quan trọng trongxã hội. Bà đã cố gắng kinh doanh để tích luỹ ngày một nhiều của cải hơn. Bâygiờ bà nên dùng của cải của mình để giúp đỡ những người nghèo khổ về mặt giáodục và sức khỏe". Chúng ta nên sử dụng đường lối tư bản đề mà kiếm tiềnrồi sau đó phân phối số tiền đó một cách có ý nghĩa và thiết thực cho cộngđồng. Nếu xét theo khía cạnh đạo đức hay thực tế thì đây cũng là một phươngpháp tốt trong việc tạo ra sự luân chuyển tiền tệ trong xã hội.

Ở Ấn Độ, việc phân chiađẳng cấp vẫn còn tồn tại; những thành viên của đẳng cấp thấp nhất được xem lànhững tiện nhân mà những người ở đẳng cấp cao tránh không sờ tới.Vào những nămcuối thập niên 50, Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar, một thành viên của đẳng cấp này vàmột luật sư, ông này là Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên của Ấn Độ và là người soạnthảo ra hiến pháp Aán Độ đã theo về Phật giáo. Sau đó hàng trăm nghìn ngườikhác đã noi theo họ. Cho dù họ có là tín đồ của Phật giáo thì họ vẫn sống trongnghèo túng, và thực sự là họ cực kỳ nghèo túng. Tôi thường nói với họ:"Chính bản thân các bạn phải nỗ lực, các bạn phải bắt tay vào làm việc vớisự tự tin của mình để tạo ra những sự thay đổi. Các bạn không được phép đổ lỗirằng hoàn cảnh hiện thời của bạn là do các đẳng cấp và giai cấp trên gâyra!".

Vì vậy, trong số các bạnở đây có một số người gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng, tôi rất mong rằng cácbạn sẽ làm việc rất chăm chỉ và tự tin để tạo ra các cơ hội cho mình. Nhữngngười giàu hơn thì nên quan tâm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơnmình, những người nghèo khó hãy nổ lực hết sức mình, bằng tất cả niềm tin.

Cách đây vài năm tôi cóviếng thăm gia đình nghèo khổ ở Soweto thuộc Nam Phi. Tôi đã nói chuyện với họ,hỏi thăm về hoàn cảnh của họ, về cách sinh sống của họ và về những việc đạiloại như thế. Tôi đã nói chuyện với một người đàn ông, người này giới thiệurằng mình là một giáo viên. Khi nói chuyện với nhau, chúng tôi cũng đồng ý rằngsự phân biệt sắc tộc là một điều xấu xa tồi tệ. Tôi đã nói rằng ngày nay ngườida đen có mọi quyền bình đẳng, ông ta có những cơ hội mà ông ta phải tận dụngbằng cách nổ lực trong ngành giáo dục và làm việc chăm chỉ, rằng ông ta nênphát huy tối đa những quyền bình đẳng thật sự của mình. Ông giáo viên nọ đáp lờibằng một giọng buồn buồn rằng ông ta tin rằng bộ óc của người Châu Phi da đennhỏ hơn bộ óc của người da trắng. Ông nói "Chúng tôi không thể bình đẳngnhư người da trắng!".

Tôi đã bị choáng váng vàrất buồn lòng. Nếu thứ loại quan điểm đó còn tồn tại trong tâm hồn thì sẽ chẳngcó cách nào làm thay đổi hoàn cảnh của bản thân cũng như của toàn xã hội. Thậtkhông thể chịu được!!. Vậy nên tôi đã tranh luận với ông ta. Tôi nói: "Suy nghĩ của tôi và của những người đồng hương của ông cũng không khác suy nghĩcủa ông lắm. Nếu những người Tây Tạng có cơ hội, chúng tôi có thể phát triển xãhội loài người thịnh vượng. Chúng tôi đã từng là những người lánh nạn ở Aán Độtrong suốt 40 năm qua và chúng tôi đã trở thành một cộng đồng những người tịnạn thành đạt nhất ở đó". Tôi nói với ông ta rằng: "Tất cả chúng tađều bình đẳng! Chúng ta có những khả năng, những năng lực như nhau! Tất cảchúng ta đều cùng là loài người! Sự khác biệt giữa màu da của chúng ta chỉ làmột vấn đề nhỏ nhặt! Vì sự phân biệt màu da trong quá khứ nên ông không có cơhội, nếu không, giờ đây ông chẳng thể nào thua kém người da trắng!".

Cuối cùng, ông ta thìthào đáp lời trong nước mắt "Giờ đây tôi cảm nhận được là chúng ta cùnggiống nhau. Chúng ta cùng là con người. Chúng ta có cùng những năng lực nhưnhau".

Đến đó, tôi cảm thấy sựbuồn bực giảm đi rất nhiều. Tôi cảm thấy là tôi đã góp phần vào việc truyền tảinhững nội dung giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, tôi đã giúp ông ta pháthuy niềm tin của mình, niềm tin về một tương lai tươi đẹp.

Niềm tin đóng một vaitrò rất quan trọng. Chúng ta làm sao để có được niềm tin. Đầu tiên chúng taphải luôn suy nghĩ rằng chúng ta chẳng thua kém mọi người, chúng ta có cùng tàitrí và năng lực như họ. Nếu chúng ta bi quan, cho rằng mình không có năng lực,mình không thể thành công, thì chúng ta sẽ không bao giờ tiến bộ được. Luôn chorằng bản thân mình không có khả năng ganh đua tranh tài cùng người khác là bướcđầu tiên dẫn đến thất bại.

Vì vậy , bạn hãy thamgia vào mọi cuộc tranh tài một cách đúng đắn và trung thành, không gây hại chongười khác, tận dụng mọi quyền bình đẳng hợp pháp là phương pháp để tiến triển.Ở đất nước to lớn này (Mỹ), có mọi cơ hội cần thiết cho bạn tiến bộ.

Dù chúng ta nên tham giavào mọi hoạt động trong đời sống xã hội với sự tự tin của bản thân, chúng tacũng nên ý thức được những phẩm chất tiêu cực xấu xa của tính khoe khoang tựcao tự đại và những phẩm chất tích cực tốt đẹp của lòng tự trọng và tự tin. Đâycũng là một trong những phương pháp rèn luyện tâm hồn. Theo thói quen của tôi,khi tôi có ý kiêu ngạo: "Mình là một người đặc biệt !", tôi thường tựnói với chính mình: "Mình chỉ là một con người bình thường, là một tu sĩPhật giáo, nhờ vậy mà mình có thể vận hành tinh thần hướng cõi Phật (Buddhahood)".Sau đó tôi so sánh bản thân với con côn trùng trước mặt và tôi nghĩ: "Concôn trùng này rất yếu ớt, nó không có khả năng suy nghĩ những vấn đề triết học,nó không có khả năng phát huy lòng vị tha quảng đại. Trong khi đó, mình có khảnăng đó mà mình lại xử sự một cách ngốc nghếch đến như vậy!". Nếu tôi chỉtrích bản thân theo cách trên thì con côn trùng đó hoàn toàn chân thật, ngaythẳng, chính trực hơn tôi nhiều.

Thỉnh thoảng tôi có gặpmột vài người cho là tôi giỏi hơn họ, tôi sẽ cố tìm một vài phẩm chất tốt đẹpnào đó của anh ta. Có thể anh ta có một mái tóc đẹp vậy thì tôi sẽ nghĩ:"Mái tóc của anh ta thật đẹp, còn mái tóc của mình thì bị hói. Nếu xét vềkhía cạnh này thì anh ta vẫn hơn mình". Chúng ta cũng có thể sẽ nhận thấyvài phẩm chất đáng kể của một người nào đó mà về mặt khác chúng ta vượt trộihơn hẳn anh ta - điều này sẽ giúp chúng ta đánh giá và tập luyện chế ngự lòngtự cao tự đại của mình.

Đôi khi chúng ta cũngcảm thấy thất vọng; chúng ta trở nên nản lòng và nghĩ rằng mình không có khảnăng làm được việc gì cả. Trong trường hợp như vậy, chúng ta nên nhớ lại nhữngcơ hội và dịp may mà ta đã thành công.

Ý thức được rằng chúngta có thể uốn nắn tâm hồn của mình, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi vềthái độ tâm hồn của mình bằng cách sử dụng những phương pháp suy nghĩ khác nhau. N ếu các bạn là người tự cao tự đại, các bạn có thể sử dụng phương pháp suynghĩ mà tôi vừa trình bày. Nếu các bạn bối rối vì mất niềm tin và đau khổ, cácbạn nên nắm bắt mọi cơ hội nhằm cải thiện tình trạng của mình. Phương pháp nàyrất có ích.

Cảm xúc của con ngườirất mạnh mẽ và đôi khi gây bối rối cho chúng ta. Điều này có thể sẽ dẫn đếnnhững tai họa. Một phương pháp quan trọng khác trong việc luyện tập thái độ tâmhồn của chúng ta là đẩy lùi những cảm xúc đó trước khi chúng trỗi dậy tronglòng chúng ta. Ví dụ: khi chúng ta cảm thấy tức giận và căm thù, có thể chúngta suy nghĩ: "Sự tức giận làm cho mình mạnh mẽ hơn, quyết đoán hơn và phảnứng nhanh hơn". Tuy nhiên, khi bạn xem xét vấn đề cặn kẽ hơn, bạn sẽ thấyrằng sự mạnh mẽ có được nhờ những cảm xúc tiêu cực như vậy hoàn toàn là sự mùquáng. Tôi không tin rằng sức mạnh có được nhờ sự tức giận là một sức mạnh hữuích. Thay vì như vậy, chúng ta nên phân tích tình huống đó cẩn thận hơn và rồi,bằng thái độ sáng suốt và khách quan, chúng ta quyết định các biện pháp đối phócần thiết. Lòng tin "Tôi phải làm một điều gì đó" có thể giúp bạnthêm nghị lực và kiên quyết. Tôi tin rằng đây mới chính là nền tảng của một sứcmạnh hữu ích hơn.

Nếu có một ai đó đối xửbất công với chúng ta, việc đầu tiên chúng ta phải làm là phân tích cặn kẽ tìnhhình. Nếu chúng ta cảm thấy rằng mình có thể chịu được sự bất công đó; nếu nhưhậu quả do sự bất công đó gây ra không quá to tát, tôi nghĩ làù tốt hơn hếtchúng ta nên chấp nhận nó. Tuy nhiên, nếu chúng ta bình tĩnh sáng suốt xem xéttình hình và thấy rằng việc chấp nhận điều bất công đó sẽ đem đến những hậu quảnặng nề to tát hơn, vậy thì chúng ta phải suy nghĩ tìm ra những biện pháp đốiphó thích hợp. Tôi nhắc lại, mọi giải pháp đều phải dựa trên nền tảng là sựsáng suốt xem xét tình hình chứ không phải là sự tức giận. Tôi cho rằng nếuchúng ta càng tức giận và căm thù hơn thì thực ra chúng ta lại càng gây hại chochính mình hơn là gây hại cho kẽ gây rắc rối cho mình.

Hãy hình dung rằng mộtngười hàng xóm của bạn rất ghét bạn và luôn gây rắc rối cho bạn. Nếu bạn mấtbình tĩnh và trở nên oán ghét anh ta thì tinh thần của bạn sẽ bị tổn thương,bạn sẽ không thể ngủ ngon được, bạn bắt đầu dùng thuốc an thần và thuốc ngủ.Càng ngày bạn càng dùng nhiều hơn, nhửng viên thuốc này sẽ gây hại cho cơ thểbạn. Tính khí và tâm trạng của bạn thay đổi; và kết quả là những người bạn củabạn không muốn thăm viếng bạn nữa. Tóc của bạn dần dần bạc trắng, và những vếtnhăn xuất hiện. Cuối cùng, sức khỏe của bạn suy sụp nghiêm trọng. Vậy thìngười hàng xóm của bạn sẽ cảm thấy rất thích thú; không cần phải nhọc công nhọcsức, hắn đã đạt được điều mong muốn của mình.

Nếu bất chấp thái độ củaanh ta, bạn vẫn bình thản và sức khỏe của bạn vẫn tốt, bạn vẫn vui vẻ và bạn bècủa bạn vẫn thăm viếng bạn bình thường, cuộc sống của bạn thịnh vượng hơn.

Điều này sẽ làm chongười hàng xóm của bạn lo lắng. Tôi cho rằng đây là cách khôn ngoan để trừngphạt người hàng xóm của bạn. Đây không phải là câu chuyện vui đâu nhé cácbạn!! Tôi đã từng gặp phải những chuyện như vậy rất nhiều. Trong những trườnghợp như vậy tôi thường rất bình tĩnh và sáng suốt, không bao giờ xao động tinhthần. Tôi cho rằng điều này hữu ích đấy! Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng lòng khoandung tha thứ và tính kiên nhẫn là biểu hiện của sự yếu đuối bạc nhược. Tráilại, tôi cho rằng đó là biểu hiện của sức mạnh và nghị lực.

Khi chúng ta đối mặt vớikẻ thù và những người muốn hãm hại chúng ta, chúng ta có thể xem đó là dịp đểchúng ta rèn luyện, phát huy lòng khoan dung tha thứ và tính kiên nhẫn củamình. Chúng ta thật sự rất cần những phẩm chất này; những phẩm chất này rất hữuích cho chúng ta. Và dịp duy nhất mà chúng ta phải rèn luyện, phát huy nhữngphẩm chất này là khi chúng ta bị kẻ thù khiêu khích. Nếu xét theo quan điểm nàythì kẻ thù của chúng ta chính là thầy của chúng ta, may thay, bất chấp động cơcủa họ là gì thì họ cũng có ích cho chúng ta.

Nhìn chung, những giaiđoạn khó khăn trong cuộc đời cho chúng ta những cơ hội để đạt được những kinhnghiệm hữu ích và phát huy sức mạnh tiềm tàng của mình. Ở nước Mỹ, thế hệ trẻcó một đời sống tiện nghi và dễ dàng mà lại thường gặp khó khăn khi phải đốimặt với những rắc rối, thậm chí là những rắc rối nho nhỏ. Khi gặp rắc rối, họlập tức la hét. Các bạn trẻ hãy nhớ về những gian khổ mà thế hệ trước và chaông các bạn đã chịu đựng và trải qua khi mới bắt đầu định cư trên mảnh đất này.

Tôi nhận thấy có mộtđiều sai trái là xã hội hiện đạicủa chúng ta có khuynh hướng từ chối và khôngyêu thương những người đã phạm tội ác – những tù nhân chẳng hạn- kết quả là họđánh mất niềm hy vọng của mình. Họ không còn ý niệm về trách nhiệm và hìnhphạt. Kết quả là mọi người đều đau khổ và bất hạnh hơn. Chúng ta nên truyền đạtthông điệp sau đây tới những tù nhân đó: "Bạn cũng là một phần của xã hội.Bạn cũng có tương lai của bạn. Tuy nhiên bạn phải sửa chữa những lỗi lầm vànhững hành vi sai trái của mình và bạn đừng bao giờ lập lại những lỗi lầm nhưvậy nữa. Bạn phải sống có trách nhiệm như mọi thành viên khác trong xãhội".

Tôi cũng thấy một điềuđáng buồn là những bệnh nhân bị bệnh SIDA lại không được xã hội thừa nhận. Khichúng ta gặp những người có hoàn cảnh đau khổ đặc biệt, thì đó là cơ hội tốt đểchúng ta rèn luyện sự quan tâm chăm sóc mọi người và lòng từ bi của mình. Tuynhiên tôi thường nói với mọi người: "Lòng từ bi của tôi chỉ lànhững lờinói trống rỗng. Mẹ Teresa xa xưa mới thật sự có tấm lòng từ bi !".

Đôi khi chúng ta làm ngơtrước bất hạnh của mọi người. Khi tôi đi xuyên Ấn Độ bằng tàu hỏa, tôi thườngtrông thấy những người nghèo khổ và những người hành khất ở sân ga. Tôi thấymọi người không hề để mắt đến họ và thậm chí còn doạ nạt họ. Những giọt nướcmắt rơi ra từ mắt chúng ta. Để làm gì vậy!??. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta nênphát huy một thái độ đúng đắn khi chúng ta gặp phải những hoàn cảnh bất hạnhnhư vậy.

Tôi cũng cảm thấy rằngviệc sống thiên về tình cảm không phải là điều tốt. Đôi khi tôi thấy nhữngngười bạn Miền Tây của tôi xem tình cảm lưu luyến là một cái gì đó rất quantrọng đối với họ, dường như là nếu không có những tình cảm như vậy thì cuộc đờicủa họ sẽ vô cùng tẻ nhạt. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải phân biệt rõ đâu lànhững khao khát và tình cảm sai lầm và đâu là những phẩm chất đáng quý của lòngyêu thương đem đến niềm hạnh phúc cho mọi người. Tình cảm lưu luyến làm chochúng ta ngu muội, vì vậy chúng ta không thể nhận thức mọi việc một cách sángsuốt, dần dần nó sẽ dẫn chúng ta đến những rắc rối không cần thiết. Giống nhưnhững cảm xúc sai lầm của lòng căm thù tức giận, tình cảm lưu luyến có hại chochúng ta. Chúng ta phải cố giữ cho lòng mình bình thản và thư thái. Điều nàykhông có nghĩa là bạn nên vô cảm, thờ ơ lãnh đạm. Chúng ta phải luôn ý thức đâulà đúng đâu là sai, đâu là tốt đâu là xấu. Sau đó chúng ta hành động nhằm hạnchế, loại trừ cái xấu phát huy cái tốt.

Có một phương pháp trongPhật giáo mà khi chúng ta luyện tập, chúng ta trao tặng niềm vui và tạo ra niềmhạnh cho mọi người, nhờ vậy mà chúng ta tẩy sạch những đau khổ của mọi người.Mặc dù đương nhiên là chúng ta không thể làm thay đổi hoàn toàn hoàn cảnh khókhăn của họ, tôi thật sự thấy rằng trong một số trường hơp, qua sự chân thànhquan tâm chăm sóc của chúng ta, qua việc chia sẽ nổi đau của chúng ta- nhữngđau khổ của mọi người sẽ nguôi ngoai- nếu xét về mặt tinh thần. Tuy nhiên, mụctiêu chính của phương pháp này là làm tăng thêm sức mạnh tiềm tàng và lòng canđảm của chúng ta.

Tôi đã lựa chọn ra nhiềuphương pháp mà tôi nghĩ rằng mọi người, mọi tôn giáo, thậm chí là những aikhông theo tôn giáo nào cả, cũng có thể chấp nhận được. Khi đọc những phưongpháp này, nếu bạn là người theo tôn giáo, bạn có thể suy niệm về vị thần mà bạntôn thờ. Một người thiên chúa giáo có thể nghĩ về Jesus hoặc Chúa Trời, một tínđồ Hồi giáo có thể nghĩ về thánh Allah. Vậy thì, khi đọc những lời kinh này,bạn hãy tập trung vào để nâng cao những giá trị tinh thần của mình. Nếu bạn làngười không theo tôn giáo, bạn có thể suy niệm về việc mọi người đều mong ướcniềm hạnh phúc và vượt qua những đau khổ bất hạnh. Nhận ra được điều này, bạncó thể rộng mở tấm lòng của mình điều quan trọng là chúng ta phải có một tấmlòng nhân hậu. Vì chúng ta là một phần của xã hội loài người, chúng ta phải lànhững người có tấm lòng nhân hậu.

‘‘Cầu chúc cho người nghèo không còn nghèo nữa
( May the poor findwealth)
Cầu chúc cho người khổtìm được niềm vui

(Those weak with sorrowfind joy)
Cầu chúc cho kẻ bấthạnh tìm được niềm tin.

(May the forlorn findnew hope.)
Mãi mãi sống tronghạnh phúc và thịnh vượng.

(Constant happiness andprosperity.)
Cầu chúc cho kẻ nhútnhát không còn sợ hải.

(May the frightenedcease to be afraid.)
Gông xiềng biến thànhtự do.

(And those bound to befree.)
Cầu chúc cho người yếuđuối tìm được nghị lực.

(May the weak findpower.)
Và trái tim mọi ngườitràn ngập lòng yêu thương.

(And may their heartsjoin in friendship.)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]