Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 14: Hoà bình và giải giới

12/11/201017:51(Xem: 9383)
Chương 14: Hoà bình và giải giới


Chương14

HÒABÌNH VÀ GIẢI GIỚI

Chủtịch họ Mao từng phát biểu rằng quyền bính chính trị đếntừ thùng thuốc súng. Dĩ nhiên bạo lực có thể hoàn tấtvài mục tiêu đoản kỳ, nhưng không thể nào viên mãn đượccứu cánh trường kỳ.

Nhìnvào lịch sử, chúng ta thấy qua thời gian, tình yêu hòa bình,công lý và tự do của nhân loại vẫn luôn chiến thắng sựtàn ác và áp bức. Chính vì vậy, tôi luôn luôn là ngườicó niềm tin sâu đậm vào bất bạo động. Bạo động sanhra bạo động. Và bạo động chỉ có một ý nghĩa: đau khổ.Trên lý thuyết, có thể tưởng tượng một trường hợp vớiphương cách duy nhất hầu ngăn ngừa một tranh chấp cao độlà qua sự can thiệp có võ trang ở ngay giai đoạn đầu tiên.Nhưng vấn đề trong biện luận này là vốn rất khó tiênđoán được kết quả của bạo động, nếu không phải làbất khả. Chúng ta cũng không thể chắc chắn về chánh nghĩacủa nó ngay từ lúc đầu. Điều này chỉ trở nên sáng tỏnhờ lợi ích của sự hậu nghiệm. Đoan quyết duy nhất lànơi nào có bạo động, nơi đó luôn luôn và không thể tránhkhỏi đau khổ.

Vàingười cho rằng sự tận hiến của đức Đạt lai Lạt macho bất bạo động rất đáng ngợi khen, nhưng lại không thựctiễn. Thật ra, phải nói là còn ngây ngô hơn nữa khi giảthiết các vấn đề do loài người tác tạo dẫn đến bạođộng có thể được giải quyết bằng tranh đấu. Thử quánxét, chính bất bạo động là đặc điểm chính yếu củacuộc cách mạng chính trị đã quét sạch tình hình thế giớivào thập niên 1980.

Tôitin lý do chính yếu khiến nhiều người cho rằng con đườngbất bạo động không thực tiễn, là vì dấn thân vào đócó vẻ đầy thách thức: chúng ta sẽ trở nên nản lòng. Tuynhiên, trong khi trước đây chỉ cầu mong được hòa bình trênchính lãnh thổ của mình là đủ, hoặc cho lân bang, thì ngàynay, chúng ta nói đến hòa bình thế giới. Đó là sự kiệnrất thích đáng. Sự tùy thuộc hỗ tương của loài ngườigiờ đã quá hiển nhiên: hòa bình duy nhất có ý nghĩa đểnói lên là hòa bình thế giới.

Mộttrong các khía cạnh đầy triển vọng của tân thời đạilà sự trổi vượt của vận chuyển hòa bình quốc tế. Nếuchúng ta ít được nghe về nó ngày hôm nay hơn là vào cuốiChiến tranh Lạnh, có thể chỉ vì lý tưởng của nó đã thẩmthấu vào dòng ý thức chủ yếu. Nhưng tôi muốn ngụ ý gìkhi nói đến hòa bình? Có một nền tảng nào để giả thiếtrằng chiến tranh là sinh hoạt tự nhiên của loài người,cho dù là đáng tiếc? Ở đây chúng ta cần phân biệt giữahòa bình như là một sự vắng mặt của chiến tranh, và hòabình như là một trạng thái yên tịnh được thiết lập trêný nghĩa sâu xa về sự an ninh, phát khởi từ sự hiểu biếthỗ tương, bao dung cùng quan điểm của người khác, và tôntrọng quyền lợi của họ. Hòa bình trong ý nghĩa đó khôngphải là điều ta nhìn thấy ở Âu châu trong thời kỳ Chiếntranh Lạnh kéo dài hơn bốn thập niên. Đó chỉ mới là sựgần đúng. Nền tảng kiến lập thật sự của nó chính làsự sợ hãi và nghi ngờ và tâm lý kỳ lạ của sự tàn pháhỗ tương chắc chắn (thường được viết tắt là MAD [điên]= mutually assured destruction). Thật thế, thứ "hòa bình" đặcthù của Chiến tranh Lạnh quả thật bất an, mong manh, mà bấtcứ sự hiểu lầm nghiêm trọng của một phe nào sẽ đưađến các hậu quả khốc liệt. Nhìn lại, đặc biệt là vớikiến thức mà chúng ta có được về sự quản lý lộn xộntrên các thứ hệ thống khí giới ở vài khu vực nào đó,tôi nghĩ thật là một huyền nhiệm khi chúng ta đã thoát khỏisự tàn phá bằng một cách nào đó!

Hòabình không phải là thứ gì hiện hữu độc lập cùng chúngta, cũng như chiến tranh. Quả thật một số cá nhân — cáclãnh tụ chính trị, nhà làm chính sách, tướng lãnh quân đội— đã chịu trách nhiệm nặng nề đối với hòa bình. Tuynhiên, những người đó không phải đến từ chốn không đâu.Họ không ra đời hoặc trưởng thành ngoài không gian. Giốngnhư chúng ta, họ được nuôi nấng bằng sữa mẹ và tìnhthân ái. Họ là thành viên của gia đình nhân loại, và đượcdưỡng nuôi trong xã hội do chính các cá nhân chúng ta đãgóp phần tạo dựng. Hòa bình trên thế giới do đó tùy thuộcvào hòa bình trong trái tim của các cá nhân. Điều này lạitùy thuộc vào mọi người chúng ta thật hành luân lý qua giớiluật các phản ứng trước ý niệm và cảm xúc tiêu cực,và phát huy được các phẩm chất tâm linh căn bản.

Nếuhòa bình thật sự là điều gì sâu xa hơn một sự quân bìnhmong manh đặt trên sự hiềm khích lẫn nhau, nếu cuối cùngnó tùy thuộc vào quyết định của một sự tranh chấp nộibộ, thế thì chúng ta sẽ nói gì về chiến tranh? Mặc dùmột cách nghịch lý, mục tiêu của hầu hết các chiến dịchquân sự là hòa bình, trên hiện thực, chiến tranh giống nhưlửa đối với cộng đồng nhân loại, mà dầu châm vào chínhlà các người sống. Nó còn giống như lửa trong cách thứclan tràn ra. Nếu, lấy thí dụ, nhìn vào diễn tiến của cuộchỗn loạn tại cựu Nam tư, ta sẽ thấy rằng điều manh nhachỉ là một cuộc tranh cãi hạn hẹp, đã lan nhanh nuốt trọncả một khu vực. Tương tự, nếu nhìn vào các cuộc chiếnlẻ tẻ, chúng ta thấy mới đầu các chỉ huy nhận ra cácvùng yếu kém, họ phản ứng bằng cách tăng cường lực lượng— giống hệt như ném người sống vào lửa. Nhưng vì thóiquen, chúng ta không thấy điều đó. Chúng ta thất bại trongviệc nhận ra rằng, bản chất chân thật của chiến tranhlà sự tàn nhẫn lạnh lùng và đau khổ.

Sựthật không may là chúng ta được điều kiện hóa để nhìnchiến tranh như một điều gì kích thích và còn lộng lẫynữa: các chiến binh trong quân phục bảnh bao (rất hấp dẫnđối với trẻ em) cùng dàn nhạc quân hành đi bên cạnh họ.Chúng ta xem giết chóc là điều ghê tởm, nhưng lại khôngliên kết chiến tranh cùng giết chóc. Trái lại, còn xem nhưđây là cơ hội cho người ta chứng tỏ tài năng và đảmlược. Chúng ta nói đến các anh hùng do chiến tranh sản xuất,gần như là con số người bị giết càng lớn, thì cá nhânđó càng hào hùng. Và chúng ta nói đến các thứ khí giớiloại này loại khác như là những mẫu kỹ thuật tuyệt vời,quên đi mất khi sử dụng nó sẽ gây thương tật và vong mạngngười sống. Bạn của quý vị, bạn của tôi, mẹ chúng ta,cha chúng ta, anh chị em chúng ta, quý vị và tôi.

Điềucòn tệ hơn nữa là sự kiện trong chiến tranh tối tân, vaitrò của những kẻ tham chiến đã không còn đụng độ chỉtrên chiến trường dưới mặt đất. Đồng lúc, ảnh hưởngcủa nó đối với những người không tham chiến càng lớnlao hơn nữa. Những người đau khổ trong chiến tranh võ tranghiện nay chính là các kẻ vô tội — không phải chỉ có cácgia đình có thân nhân tham chiến, mà con số lớn hơn nhiềucủa các thường dân không hề giữ vai trò gì trực tiếp.Ngay cả sau khi chiến cuộc đã qua, còn tiếp tục tràn đầynỗi khổ với các bãi mìn, và thuốc độc từ các loại khígiới hóa học — chưa kể đến nền kinh tế suy thoái. Điềunày có nghĩa, càng ngày càng nhiều phụ nữ, trẻ em, và ngườigià trong số các nạn nhân trước tiên.

Hiệnthực về chiến tranh tối tân vốn là cả một thứ doanh nghiệp,gần giống như trò chơi điện tử. Sự tinh xảo tăng tiếnkhông ngừng của các loại khí giới đã vượt ngoài khảnăng tưởng tượng của một thường dân trung bình. Khả năngtàn phá của chúng thật đáng kinh hoàng, khiến cho bất cứbiện luận gì cho chiến tranh đều chỉ có giá trị quá thấpkém trước những người phản đối. Chúng ta hầu như cóthể được tha thứ nếu có chút hoài niệm về các loạichiến trận thời xa xưa. Ít ra người ta còn đấu nhau mặtđối mặt. Không có sự phủ nhận các đau khổ dính dấp.Trong những ngày đó, đích thân các tướng lãnh cầm đầuquân lính của họ ra sa trường. Nếu tướng lãnh bị giết,thì chiến cuộc gần như kết thúc. Nhưng với sự tiến bộcủa kỹ thuật, các tướng lãnh bắt đầu ở xa mãi tậnphía sau. Ngày nay, họ có thể ở cách xa hàng ngàn dặm, trongcác hầm trú ẩn nằm sâu dưới đất. Khi nhìn thấy điềuđó, tôi hầu như thấy được sự phát triển một loại đạn"khôn ngoan" biết tìm kiếm những kẻ chỉ huy quyết địnhtrận chiến trước hết. Đối với tôi điều đó công bằnghơn, và trên nền tảng đó, tôi có thể thấy người ta hoannghinh một loại khí giới có thể tiêu diệt các kẻ quyếtđịnh trong khi để cho các người vô tội được an toàn.

Bởivì thực trạng của khả năng tàn phá đó, chúng ta cần phảinhìn nhận rằng, cho dù được dùng vào mục tiêu tự vệhoặc tấn công, khí giới chỉ hiện hữu để hủy diệt loàingười. Nhưng nếu giả định rằng hòa bình chỉ thuần túytùy thuộc vào sự giải giới, thì chúng ta cũng phải nhìnnhận là khí giới không thể tự chúng hoạt động. Mặc dùđược thiết kế để giết người, một khi còn nằm trongkho chứa, chúng không thể làm hại. Phải có kẻ nào đó bấmnút để phóng phi tiễn bay đi, hoặc bóp cò để bắn ra mộtviên đạn. Không có lực "tà ác" nào có thể làm điều đó.Chỉ con người là có thể. Do đó, hòa bình thế giới thậtsự đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu tháo gỡ các cơ ngơiquân sự do chúng ta thiết lập. Chúng ta không thể hy vọngvui hưởng hòa bình một khi các chế độ độc tài vẫn cònđược các lực lượng quân sự chống đỡ, vốn không ngầnngại gây chuyện bất công theo ý thích. Bất công làm tiêumòn chân lý, và không có chân lý không thể có hòa bình lâudài. Tại sao không? Bởi vì khi chúng ta có chân lý lẽ thậtbên mình, cùng với nó, ta có cả sự chân thành và tự tin.Đảo lại, khi thiếu chân lý lẽ thật, cách duy nhất có thểđạt đến mục tiêu ngắn hạn của mình là bằng bạo lực.Nhưng khi quyết định bằng cách đó, bằng cách thách đốlẽ thật, người ta không cảm thấy đúng — cho dù là ngườithắng hoặc kẻ bại. Cảm xúc tiêu cực này sẽ làm tiêumòn hòa bình, vốn chỉ được áp đặt bằng bạo lực.

Đươngnhiên chúng ta không thể hy vọng thực hiện sự giải giớiqua đêm. Dù đáng mong mỏi cách mấy, giải giới đồng loạtthật khó thực hiện vô cùng. Dù chúng ta mong muốn nhìn thấymột xã hội trong đó xung đột võ trang là chuyện đã lùivào quá khứ, cứu cánh tối hậu của ta phải là sự hủydiệt tất cả các loại khí giới, nhưng điều hiển nhiênlà việc hủy diệt mọi khí giới là kỳ vọng quá cao vời.

Nóicho cùng, ngay cả hai nắm tay ta cũng có thể xem là khí giới.Và luôn luôn có một nhóm phá rối và cuồng tín tạo phiềnnhiễu cho người khác. Do đó, chúng ta phải chấp nhận, mộtkhi còn con người, sẽ còn cần các phương cách để giảiquyết các điều hạ tiện.

Chúngta mỗi người đều giữ một vai trò trong đó. Như là cáccá nhân, chúng ta phải tự giải giới bên trong — qua sựđối phó các ý niệm và cảm xúc tiêu cực và vun bồi cácphẩm chất tích cực — hầu tạo điều kiện cho sự giảigiới bên ngoài. Thật vậy, hòa bình thế giới chân thậtlâu bền chỉ có thể do kết quả của mỗi người trong chúngta nỗ lực tự bên trong. Các cảm xúc phiền nhiễu là dưỡngkhí cho tranh chấp. Điều cốt yếu là chúng ta phải có cảmgiác cùng người khác, và nhìn nhận quyền hạnh phúc củahọ, không làm điều gì góp phần vào nỗi đau khổ của họ.Muốn làm được điều này, cần bỏ thời giờ quán chiếukinh nghiệm thật về chiến tranh của các nạn nhân ra sao.Về phần tôi, tôi chỉ cần nghĩ đến chuyến viếng thămHiroshima vài năm trước đây, là đủ thấy các cảnh tàn khốcnhất sống động lại. Trong viện bảo tàng tại đó, tôinhìn thấy một chiếc đồng hồ đã ngừng vào đúng giâyphút quả bom nguyên tử phát nổ. Tôi thấy một gói kim khâu,trong đó tất cả kim dính liền vào nhau vì sức nóng.

Điềuđược đòi hỏi là chúng ta phải kiến lập các mục tiêurõ ràng với các phương tiện nhờ đó có thể giải giớitừ từ. Và chúng ta phải phát huy được một ý chí chínhtrị để làm việc đó. Với sự tôn trọng các biện phápthực tiễn cần thiết hầu mang đến việc giải thể quânsự, chúng ta cần nhìn nhận rằng, điều đó chỉ có thểxảy ra trong khuôn khổ một ý thức trách nhiệm rộng rãicủa toàn thể. Nếu chỉ hủy bỏ các loại khí giới sáthại tập thể vẫn chưa đủ. Chúng ta phải tạo điều kiệnthuận lợi cho mục tiêu của mình. Cách cụ thể nhất đểlàm điều đó là xây dựng trên các khởi xướng hiện hữu.Ở đây, tôi nghĩ đến các nỗ lực qua hàng bao nhiêu nămhầu kiểm soát việc sử dụng các loại khí giới nào đó— và hủy bỏ trong vài trường hợp. Trong các thập niên1970 và 1980, chúng ta chứng kiến các cuộc đàm phán của cơquan SALT (Strategic Arms Limitation Treaties = Thỏa hiệp Hạn chếVũ khí Chiến lược) giữa hai khối Đông và Tây. Nhiều nămqua chúng ta cũng đã có một thỏa hiệp kiểm soát khí giớihạt nhân do nhiều quốc gia ký kết. Và mặc dù sự bành trướngcủa võ khí hạt nhân, ý tưởng về một cấm đoán trên toàncầu vẫn còn tồn tại. Các tiến bộ khích lệ còn đượcthực hiện trong việc cấm bãi mìn. Trong khi quyển sách nàyđược viết, phần lớn các chính quyền trên thế giới đãký kết nghi thức từ bỏ việc sử dụng mìn. Vì vậy, trongkhi quả thật đến giờ vẫn chưa có một khởi xướng nàohoàn toàn thành công, sự hiện hữu của chúng chứng thựccác phương cách hủy diệt này vốn không được mong muốn.Chúng còn cho thấy căn bản của loài người là muốn sốngtrong hòa bình. Và chúng cung ứng một điểm khởi đầu hữuích có thể triển khai.

Mộtcách khác giúp chúng ta đi xa hơn trong mục tiêu sự giải thểquân sự toàn cầu là giải tán dần dà kỹ nghệ khí giới.Đối với nhiều người, đề nghị này có vẻ một ý tưởngphi lý và không thể thực hiện. Họ sẽ phản đối rằng,trừ phi mọi người đồng ý làm như thế cùng một lúc, bằngkhông đó là chuyện điên rồ. Và, họ sẽ bảo, điều đókhông bao giờ xảy ra. Ngoài ra, họ còn thêm, có một lậpluận kinh tế cần phải cứu xét. Thế nhưng nếu chúng tanhìn vấn đề theo quan điểm của những người đau khổ vìhậu quả của bạo lực võ trang, sẽ khó mà phủ nhận tráchnhiệm phải vượt qua các phản bác đó bằng cách này hoặccách khác. Thật vậy, mỗi khi tôi nghĩ đến kỹ nghệ khígiới và sự đau khổ nó mang lại, tôi lại hồi tưởng đếnchuyến viếng thăm trại xử tử của Đức quốc xã ở Auschwitz.Khi tôi đứng nhìn hỏa lò thiêu đốt hàng mấy ngàn ngườicũng như chính tôi — nhiều người vẫn còn sống, nhữngcon người vốn không thể chịu đựng nổi sức nóng củamột que diêm — đã khiến tôi bị đả kích nặng nề, trướcsự chế tạo các thứ dụng cụ giết người này một cáchtỉ mỉ và thận trọng của các tay thợ có tài. Tôi còn thấycả các kỹ sư (toàn là những người thông minh) đứng trướcbảng chỉ dẫn, cẩn thận phác họa lại hình thức của phòngnhiên liệu và tính toán kích thước của các ống khói lò,chiều cao và chiều rộng. Tôi nghĩ đến những tay thợ biếnthiết kế đó thành sản phẩm. Chắc là họ rất hãnh diệnvì việc làm của mình, cũng như các thợ khéo khác. Rồi tôilại nghĩ đến các tay thiết kế và sản xuất khí giới hiệnđại cũng làm y như vậy. Họ cũng đang chế tạo các thứphương tiện hủy diệt hàng ngàn người, nếu không phảilà hàng triệu người đồng loại của mình. Phải chăng đólà một ý nghĩ phiền toái?

Vớiđiều đó trong đầu, tất cả cá nhân tham gia vào việc làmkia tốt hơn nên thử xét họ có thể minh xác sự dính líucủa mình vào đó hay không. Chắc là họ sẽ đau khổ nếuđơn phương từ bỏ nó. Cũng chẳng ngờ vực chi khi các nềnkinh tế của các quốc gia sản xuất khí giới sẽ đau khổkhi các cơ sở của mình bị đóng cửa. Nhưng cái giá đócó xứng đáng hay không? Ngoài ra, có rất nhiều thí dụ trênthế giới về các hãng xưởng thành công trong việc chuyểntừ khí giới sang một thứ hình thức sản xuất khác. Chúngta còn có cả thí dụ của một quốc gia trên thế giới khôngcó quân đội mà ta có thể cứu xét trong liên hệ cùng cácnước lân bang. Đó là Costa Rica, giải thể quân đội từnăm 1949 đến giờ, rất tiện ích trong mực sống, y tế, vànền giáo dục rất tốt đẹp.

Vềlập luận cho rằng thực tiễn hơn là nên giới hạn chỉxuất cảng khí giới đến các nước đáng tin cậy và an toàn,tôi cho rằng đó là quan điểm rất thiển cận. Nhiều lầnđã cho thấy việc đó không thể làm. Chúng ta đều quen thuộccùng lịch sử hiện đại về chiến tranh vùng Vịnh Ba tư.Trong thập niên 1970, các đồng minh Tây phương đã võ trangcho vua Shah của Iran hầu tạo lực lượng đối lập trướcđe dọa từ Nga. Tiếp theo, khi không khí chính trị thay đổi,Iran tự nó đã biến thành một mối đe dọa cho quyền lợicủa Tây phương. Thế là các đồng minh bắt đầu võ trangcho Iraq chống lại Iran. Nhưng rồi, thời thế lại thay đổinữa, các khí giới này được dùng để chống lại các đồngminh khác của Tây phương tại vùng Vịnh (Kuwait). Kết quảlà, các quốc gia sản xuất khí giới phải tự mình ra trậnvới chính khách hàng của họ. Nói cách khác, không có gìcó thể gọi là khách hàng "an toàn" cho khí giới.

Tôikhông thể phủ nhận rằng cảm hứng của tôi đối với việcgiải giới và giải thể quân sự chỉ là lý tưởng. Đồngthời, có nhiều cứ điểm sáng tỏ để được lạc quan.Một trong số là sự kiện khôi hài rằng, cho đến nay khígiới hạt nhân và sát hại tập thể rất được quan tâmđến, nhưng quả thật rất khó nghĩ ra trong hoàn cảnh nàochúng mới hữu dụng. Các thứ khí giới đó rõ ràng là mộtsự lãng phí tiền bạc. Sản xuất chúng rất tốn kém, lạikhông thể hình dung sử dụng chúng ra sao, và không có việcgì làm ngoài tồn kho chúng, một điều cũng tốn kém rấtnhiều. Thật thế, chúng quả vô dụng và không là gì cảngoài một sự trút bỏ tiền bạc.

Mộtlý do khác để lạc quan là sự ràng buộc bền chặt giữacác nền kinh tế quốc gia. Điều này tạo ra một không khítrong đó khái niệm thuần quyền lợi quốc gia đã trở nênngày càng mất dần ý nghĩa. Kết quả, ý tưởng chiến tranhnhư phương tiện giải quyết tranh chấp bắt đầu có vẻlỗi thời. Nơi nào còn có loài người, nơi đó luôn luôncòn tranh chấp, điều đó đúng. Sự bất đồng thỉnh thoảnglại nổi lên. Nhưng cho dù hiện thực về việc gia tăng pháttriển võ khí hạt nhân, chúng ta vẫn tìm ra phương cách tốthơn là bạo lực để giải quyết vấn đề. Điều này cónghĩa là đối thoại trong tinh thần hòa giải và thỏa hiệp.Đó không phải chỉ là ý tưởng vọng cầu của riêng tôi.Khuynh hướng của thế giới nghiêng về tập hợp chính trịquốc tế, trong đó Liên hiệp Âu châu có thể là thí dụcụ thể nhất, có nghĩa là có thể hướng về một thờiđiểm nào đó, khi việc bảo tồn quân đội quốc gia bịxem như là thiếu tánh chất kinh tế và không cần thiết. Thayvì nghĩ theo khuôn khổ bảo vệ bờ cõi từng quốc gia, việcnghĩ đến an ninh từng khu vực còn hữu lý hơn. Hiện đãmanh nha các kế hoạch phòng thủ Âu châu kết hợp chung sátcánh hơn; một đạo vệ binh Pháp-Đức đã hoạt động từmười năm qua. Hiện nay, ít nhất tại Liên hiệp Âu châu,điều khi mới khởi sự chỉ thuần túy là một nền mậudịch hợp tác, giờ đã nhận lãnh cả trách nhiệm an ninhkhu vực. Và điều có thể diễn ra tại Âu châu, tức có lýdo đặt hy vọng vào các nhóm mậu dịch quốc tế khác —hiện đã có khá nhiều — sẽ dần dà tiến triển theo. Tạisao không?

Sựxuất hiện của các lực lượng phòng thủ khu vực chung, theotôi, là đóng góp lớn lao vào chuyển tiếp từ các bận rộnhiện hữu giữa các quốc gia sang sự công nhận các cộngđồng ít hạn hẹp hơn. Chúng có thể lót đường cho mộtthế giới sẽ không còn các đạo quân hiện dịch nữa. Mộtphối cảnh như thế, dĩ nhiên, phải diễn tiến theo từnggiai đoạn. Các lực lượng quân sự quốc gia nhường chỗcho lực lượng an ninh khu vực. Dần dà lại đến lượt chúngsẽ giải thể, nhường chỗ cho lực lượng vệ binh toàn cầu.Mục tiêu chính của lực lượng này là bảo vệ cho công lý,an ninh cộng đồng, và nhân quyền trên thế giới. Tuy nhiên,các nhiệm vụ đặc biệt của họ rất đa dạng. Bảo vệchống lại việc sử dụng bạo lực tiếm đoạt quyền bínhlà một trong các nhiệm vụ của họ. Về phần công tác, cácvấn đề luật pháp sẽ được họ thi hành trước nhất.Nhưng tôi thiết tưởng, các cộng đồng bị đe dọa — dolân bang hoặc vài thành phần cũng như các đảng phái chínhtrị cực đoan — cũng có thể gọi họ đến; cũng như cáccộng đồng quốc tế mỗi khi có bạo lực phát động từtranh chấp, chẳng hạn do tranh luận về tôn giáo hoặc lýtưởng.

Mặcdù quả thật chúng ta còn ở quá xa cùng hoàn cảnh lý tưởngđó, nhưng, một lần nữa, đó không phải là một sự tưởngtượng cầu kỳ. Có thể thế hệ này không sống đủ đểnhìn thấy nó. Nhưng chúng ta đã quen nhìn thấy quân độicủa Liên Hiệp quốc hành quân dưới tính cách bảo vệ hòabình. Chúng ta cũng bắt đầu thấy khuynh hướng nhất trírằng, dưới bất kỳ trường hợp nào, việc sử dụng phươngthức can thiệp được xem như chánh đáng.

Nhưmột phương tiện phát triển xa hơn nữa, chúng ta có thểcứu xét sự thành lập của các Khu vực Hòa bình. Nơi đó,tôi hình dung một phần hoặc nhiều phần của một hoặc nhiềuquốc gia sẽ được phi quân sự nhằm tạo thành các ốc đảoquân bình, ưu tiên cho các vị trí chiến lược nổi bật.Những khu vực này có thể xem như là các hải tiêu hy vọngcho thế giới còn lại. Phải nhìn nhận là ý kiến đó cóvẻ khá tham vọng, nhưng nó không phải chưa từng có trướcđây. Chúng ta đã từng có một khu phi quân sự được quốctế công nhận ở Nam cực. Tôi cũng chẳng phải là ngườiđầu tiên đề ra ý kiến này. Cựu Tổng thống Nga MikhailGorbachev từng đề nghị tình trạng như thế cho vùng biêngiới Nga-Hoa. Chính tôi cũng đã đẩy mạnh ý tưởng này choTây tạng.

Dĩnhiên, không phải khó nghĩ đến các vùng khác trên thế giớingoài Tây tạng, nơi đó các cộng đồng lân cận hưởng lợirất nhiều nhờ sự thiết lập vùng phi quân sự. Cũng nhưẤn độ và Trung quốc — cả hai nước đều tương đốinghèo — sẽ tiết kiệm được một phần lợi tức hàng nămđáng kể, nếu Tây tạng trở thành Khu vực Hòa bình đượcquốc tế công nhận; cũng như rất nhiều nước trên mỗilục địa sẽ trút bỏ được gánh nặng phung phí khi phảiduy trì một quân số lớn lao dọc theo biên giới. Tôi vẫnhằng nghĩ, lấy thí dụ, Đức quốc là một địa điểm thíchhợp nhất cho Khu vực Hòa bình, nằm ngay trung tâm của Âuchâu và đã từng kinh qua hai trận thế chiến trong thế kỷhai mươi.

Trongtất cả điều đó, tôi tin rằng Liên Hiệp quốc giữ mộtvai trò rất hệ trọng. Không phải đó chỉ là đoàn thểduy nhất tận hiến cho các vấn đề toàn cầu. Còn cần phảingưỡng phục các ý kiến đằng sau Tòa án Quốc tế ở Hague,Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, và các hìnhthức cống hiến khác của các Hội nghị Geneva. Nhưng hiệnnay, và trong tương lai gần, Liên Hiệp quốc vẫn là cơ chếtoàn cầu duy nhất có khả năng vừa ảnh hưởng vừa thựchiện được chính sách nhân danh cộng đồng quốc tế. Dĩnhiên, nhiều người chỉ trích Liên Hiệp quốc trên căn bảnsự kém hiệu năng, và quả thật nhiều khi chúng ta thấy cácquyết định bị bỏ qua, bỏ rơi và bỏ quên. Tuy nhiên, mặcdù các khiếm khuyết đó, tôi vẫn đặt nhiều kỳ vọng vàoLiên Hiệp quốc, không những chỉ trên các nguyên tắc thànhlập, mà cả trên một số thành quả thu hoạch kể từ khithành hình vào năm 1945. Chúng ta chỉ cần tự hỏi rằng, phảichăng nó đã cứu giúp nhiều nhân mạng qua nhiều trườnghợp tệ hại, thì mới thấy nó có khả năng hơn chỉ làmột thứ hành chánh "không răng cắn" như nhiều người nóiđến. Chúng ta còn phải xét đến các công tác lớn lao củacác tổ chức phụ thuộc vào nó, như UNICEF, Cao ủy Tỵ nạnLiên Hiệp quốc UNHCR, UNESCO, và Tổ chức Y tế Thế giớiWHO. Điều này vẫn đúng dù cho một số chương trình và chínhsách và các tổ chức khác trên thế giới bị sai hỏng vàlạc hướng.

Tôithấy rằng Liên Hiệp quốc, nếu được phát triển đúngkhả năng, sẽ là một cỗ xe thích đáng để chuyên chở cácước vọng nhân bản như là một toàn khối. Tuy là nó chưathể hiện điều đó một cách thật hữu hiệu, nhưng chúngta cũng chỉ mới bắt đầu nhìn thấy ý thức toàn cầu đượcphát khởi (thực hiện được nhờ cách mạng tin học). Dẫukhó khăn tột độ, chúng ta cũng đã chứng kiến nó hành độngtại nhiều nơi khác nhau trên thế giới, dù rằng trong hiệntại, mới chỉ có một hoặc hai nước làm mũi dùi phát động.Sự kiện các nước tìm một hình thức luật lệ theo huấnlệnh của Liên Hiệp quốc, cho thấy một nhu cầu biện minhtrước sự thừa nhận của tập thể. Đó là chỉ dấu sựphát huy của cảm thức về một cộng đồng nhân loại hợpnhất và tùy thuộc hỗ tương.

Mộttrong các nhược điểm đặc biệt của Liên Hiệp quốc làhiện tại tuy nó cung ứng được một diễn đàn cho các chínhquyền riêng lẽ, nhưng các cá nhân công dân không thể phátbiểu ở đó. Nó cũng không có cơ chế cho những người muốnphát biểu đối lập cùng chính quyền của họ được lắngnghe. Vấn đề tệ hại hơn nữa là hệ thống phủ quyết(veto) hiện thời đã mở cửa cho sự giật dây của các siêucường. Đó là các khiếm khuyết trầm trọng.

Đốivới vấn đề các cá nhân không có tiếng nói, ở đây chúngta có thể quán xét vài điều cấp tiến hơn. Cũng như cácnền dân chủ được đảm bảo bằng ba cột trụ độc lậpcủa tư pháp, hành pháp, và lập pháp; do đó chúng ta cầncó một cơ chế độc lập thật sự ở trình độ quốc tế.Nhưng có thể Liên Hiệp quốc không hoàn toàn thích hợp vớivai trò đó. Tôi từng theo dõi các cuộc hội thảo quốc tế,như là hội nghị thượng đỉnh Địa cầu ở Ba tây, trongđó các cá nhân đại diện cho quốc gia của họ không saotránh khỏi việc đặt quyền lợi quốc gia trước hết, chodù thực tế của vấn đề đưa ra vượt khỏi hẳn mọi biêncương. Đảo lại, khi người tham dự đại hội quốc tếchỉ là các cá nhân — ở đây tôi nghĩ đến các nhóm nhưHội Y sĩ Quốc tế, Hội Phòng ngừa Chiến tranh Hạt nhân,hoặc các đề xướng chống mậu dịch võ khí của Hội Nhânvật Giải Nobel Hòa bình, mà tôi là thành viên — sẽ có sựquan tâm lớn lao hơn dành cho riêng nhân quyền. Tinh thần củahọ sẽ thuần túy quốc tế và cởi mở hơn nhiều. Điềunày khiến tôi nghĩ, rất hữu ích nếu tạo dựng một cơchế có nhiệm vụ chính là phát động các vấn đề nhânbản trên phối cảnh về luân lý, một tổ chức có thể mệnhdanh là Hội đồng Cố vấn Thế giới (chắc chắn sẽ tìmra một danh xưng hay hơn). Đây sẽ là một nhóm các cá nhânđến từ các bối cảnh khác nhau. Các nghệ sĩ, quản trịngân hàng, môi sinh gia, luật sư, thi sĩ, học giả, nhà tưtưởng tôn giáo, và nhà văn, cũng như các nam nữ công dânnổi tiếng qua sự liêm khiết và tận tụy cùng các giá trịluân lý và nhân bản nền tảng. Cơ chế đó không hề bịcác thế lực chính trị đầu tư, nhờ vậy công bố củanó sẽ không thiên lệch. Nhưng do phẩm chất độc lập củanó — không có ràng buộc cùng một quốc gia hoặc một nhómquốc gia nào, và không có lý tưởng — cho nên các thảo luậnsẽ tiêu biểu được lương tâm của thế giới. Nhờ đóhọ có được thẩm quyền về đạo đức.

Dĩnhiên, sẽ có rất nhiều người chỉ trích đề nghị này,cùng với điều tôi đã nói về việc giải thể quân sự,giải giới, và tái lập Liên Hiệp quốc, đặt trên nền tảnglà thiếu thực tế, hay chỉ là quá đơn giản. Hoặc họ sẽbảo rằng không thể áp dụng cho "thế giới thật." Nhưngtrong khi người ta thường hài lòng chỉ nội việc chỉ tríchvà chê trách người khác về điều gì sai trái, đương nhiênít ra chúng ta cũng nên đưa ra các ý kiến xây dựng. Mộtđiều có thể đoan quyết. Đó là khả năng thật sự ban pháttình thương cho loài người, công bằng, hòa bình, tự do, tạodựng một thế giới tốt đẹp và từ ái hơn. Khả năng ởđây. Nếu, qua sự giúp đỡ của giáo dục và sự sử dụngđúng đắn truyền thông, chúng ta có thể phối hợp vài đềxướng trên đây cùng với sự áp dụng các nguyên tắc luânlý, và sẽ có trong tầm tay một thứ môi trường thích hợp,trong đó việc giải giới và giải thể quân đội trở nênkhông còn gì để tranh biện.

Trêncăn bản đó, chúng ta sẽ có thể tạo điều kiện cho mộtnền hòa bình thế giới trường tồn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]