Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ

23/12/201101:48(Xem: 16776)
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ


ĐÔI NÉT VỀ HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ

GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2005


TueSy_sach450

Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ


Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, tên thật là Phạm Văn Thương, sinh năm 1943 tại tỉnh Pakse, nước Lào.

Từ năm 6 tuổi Thầy đã học giới Sa Di ở Huế. Năm 12 tuổi Thầy về Sài Gòn, sau đó trở lại tu học ở chùa Từ Đàm tại Huế, Phật Học Viện ở Nha Trang, rồi về thiền viện Quảng Hương Già Lam tại Gò Vấp. Thầy tốt nghiệp Viện Cao Đẳng Phật Học Sài Gòn năm 1964 và Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1965. Thầy được đặc cách bổ nhiệm Giáo Sư thực thụ Viện Đại Học Vạn Hạnh năm 1970 nhờ những công trình nghiên cứu và những khảo luận triết học có giá trị rất cao, như Đại Cương Về Thiền Quán, Triết Học Về Tánh Không. Thầy rất giỏi về chữ Hán và biết nhiều ngọai ngữ như Anh, Pháp, Đức, thông thạo tiếng Pali và tiếng Phạn.

Thầy Tuệ Sỹ là một học giả uyên bác về Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa. Thầy làm nhiều thơ, chơi dương cầm, viết một số truyện ngắn đặc sắc. Thầy ở trong Ban Biên Tập của tạp chí Khởi Hành và là chủ bút tạp chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh.

Thầy say mê hai bộ kinh Pháp Hoa và Duy Ma Cật, chứa đầy những vị Bồ Tát xả thân vào đời để cứu nhân độ thế. Với những ảnh hưởng cao đẹp của các vị đó, Thầy Tuệ Sỹ đã xả thân cứu đời, tích cực tranh đấu ôn hòa cho quyền của con người và bảo vệ Phật Pháp sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam từ năm 1975. Và thầy đã trở thành một cái gai trước mắt nhà cầm quyền cộng sản.

Sau năm 1975, Thầy Tuệ Sỹ về Nha Trang làm rẫy. Đến năm 1977 Thầy vào Sài Gòn sống ở chùa Già Lam. Đầu năm 1978, Thầy bị nhà cầm quyền cộng sản bắt giam trong nhà tù cải tạo cho tới đầu năm 1981.

Ba năm sau Thầy lại bị bắt cùng với giáo sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát và 17 tăng ni, sĩ quan cũ của Quân Lực VNCH. Trong phiên tòa kéo dài nhiều ngày vào cuối tháng 9 năm 1988, không có luật sư biện hộ, CSVN đã kết án tử hình hai thầy Tuệ Sỹ và Trí Siêu vì tội âm mưu võ trang lật đổ chính quyền qua việc lập ra tổ chức Mặt Trận Nhân Quyền Việt Nam. Chùa Già Lam bị công an vây bắt người, tịch thu tài sản.

Nhờ sự tranh đấu tích cực của các cơ quan nhân quyền quốc tế, Hà Nội phải giảm án xuống còn chung thân khổ sai. Tháng 10-1994, cùng với 200 tù nhân, Thầy tham gia biểu tình đòi gặp phái đòan Liên Hiệp Quốc và đòi hỏi các quyền khác, nên bị Cộng Sản đầy ra Bắc. Thượng Tọa Tuệ Sỹ đã được tổ chức Human Rights Watch trao giải thưởng tranh đấu cho nhân quyền Hellman-Hammet Awards ngày 3-8-1998. Năm 1998, Hà Nội phóng thích thầy cùng với một số người khác. Trước khi thả, nhà cầm quyền CS yêu cầu Thầy ký vào lá đơn xin khoan hồng để gửi lên Chủ Tịch Trần Đức Lương. Thầy trả lời: “Không ai có quyền xét xử tôi, không ai có quyền ân xá tôi.” Công an nói không viết đơn thì không thả, Thầy không viết và tuyệt thực. Hà Nội đã phải phóng thích Thầy sau 10 ngày tuyệt thực.

Tháng 4 năm 1999, Hòa Thượng Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, đề cử Thầy Tuệ Sỹ làm Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo. Ngày 14-9-1999 Công An bắt Thầy lên trụ sở làm việc về “những hành động phạm pháp” phát hiện trong máy vi tính của Thầy bị tịch thu. Thầy Tuệ Sỹ phản đối những lời vu cáo của Công An trong khi bị thẩm vấn.

Với trách nhiệm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Thầy Thích Tuệ Sỹ hiện nay là một trong những nhà lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là người đóng góp rất nhiều cùng với nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ trong công cuộc đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.


BIOGRAPHY OFTHE MOST VENERABLE THICH TUE SY

Most venerable Thich Tue Sy, aka Pham Van Thuong, was born in 1943 in Pakse, Laos. He began his novicehood when he was 6, first at Tu Dam Pagoda in Hue, then at the Buddhist Institute in Nha Trang, and finally at the Quang Huong Gia Lam Zen Institute in Go Vap. He graduated from the Saigon Buddhist College in 1964 and from the Van Hanh University one year later.

He was especially awarded the position of permanent professorship of the Van Hanh University in 1970, thanks to his wide research and valuable philosophical essays such as ‘Fundamentals of Zen’ and ‘Philosophy of the Nothingness’. He is an expert on Chinese characters and a multilingual monk in English, French, German, and also in Pali and Sanskrit. An erudite scholar on Buddhism, he is also a poet, a piano player, and an author of excellent short stories. He used to be an editor of the Khoi Hanh magazine and editor-in-chief of the Thought magazine of the University of Van Hanh.

He has been particularly enthusiastic about the teaching books ‘Phap Hoa’ and ‘Duy Ma Cat’ that contain stories about Bodhisattvas who sacrificed themselves in working to save lives. Influenced by their noble objectives, he got involved himself fully in the peaceful struggle for human rights and the protection of Budhist principles following the Vietnamese communist takeover of South Vietnam in 1975. Since then, he has become a thorn to the eyes of the communist authorities.

He worked as a farmer in Nha Trang from 1975 to 1977 when he moved to live in the Gia Lam Pagoda in Saigon. Early in 1978, he was arrested and jailed, in the so called ‘reeducation camp’, without trial until 1981. He was arrested again 3 years later together with Professor Tri Sieu Le Manh That and 17 others, including monks, nuns, and army officers of the former Republic of Vietnam Armed Forces (ARVN). In a court trial that lasted several days at the end of September 1988, with no defense lawyers, the Vietnamese communists sentenced him and Professor Tri Sieu to death for what they called “plotting to overthrow the government by force” through the ‘Vietnam Human Rights Front’. As a result, the Gia Lam Pagoda was surrounded with more arrestation and property confiscation.

Under the intensive intervention of international human rights agencies, Hanoi had to change his death sentence to life imprisonment in hard labor. Together with 200 inmates, he joined a demonstration in 10-1994 to demand human rights and an encounter with a United Nations delegation, resulting in his being moved to a prison in the North. He was the recipient of the ‘Human Rights Watch’ Hellman-Hammet Award on 8-3-1998, and perhaps by coincidence, he was released afterwards from prison along with many others. Prior to his release, however, he was forced to sign a clemency request to the Chief of State Tran Duc Luong which he refused by saying: “No one has the right to sentence me, and no one has the right to give me clemency.” The police in charge threatened him with no release without his signature on the request. He stayed put and started a hunger strike that had the effect of forcing Hanoi to free him 10 days later.

In April of 1999, Most Venerable Thich Quang Do, Head of the Executive Institute of the Unified Buddhist Church of Vietnam, made him his Secretary General. On 9-14-1999, he was called to a police station to be charged of “illegal plots” found in his confiscated computer. He strongly protested the false charges against him during his interrogation by the police.

As Vice Head of the Executive Institute, Venerable Tue Sy is currently one the leaders of the Unified Buddhist Church of Vietnam who has significantly made his contribution, together with Most Venerables Huyen Quang and Quang Do, in the fight for religious freedom in Vietnam.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]