Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tịnh Độ Giáo Khái Luận

18/07/201115:05(Xem: 16025)
Tịnh Độ Giáo Khái Luận

 

TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Pháp sư Ấn Hảidịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987 tại chùa Pháp Ấn, Nam California, Hoa Kỳ.

Thích nữ Viên Thắngdịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011 tại Tu viện Huệ Quang, Sài Gòn, Việt Nam.

tinhdogiaokhailuan_tnvienthang

LỜI GIỚI THIỆU

Tịnh Độ Giáo Khái Luậndo Tiến sĩ Vọng Nguyệt Tín Hanh, vị học giả Tịnh độ tông Nhật Bản nổi tiếng trong giới Phật học thế giới của thế kỷ XX, trứ tác. Tác phẩm này được Pháp sư Ấn Hải đang hoằng pháp tại Mỹ quốc dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987.

Vọng Nguyệt Tín Hanh (1869 – 1948), người huyện Tân Tả. Ông tu học tại Đại học Tịnh Độ Tông và Tỉ Duệ Sơn, lần lượt làm giáo sư Cao đẳng Phật học viện Tịnh Độ Tông, hiệu trưởng trường Đại học Đại Chính. Ông có tham dự biên tập Tịnh Độ Tông Toàn Thư, Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư. Trong thời gian 30 năm, từ năm 1906 đến 1936, ông biên soạn bộ Phật Giáo Đại Từ Điển và Phật Giáo Niên Đại Biểu. Đây là các bộ sách công cụ thiết yếu cho người nghiên cứu Phật học. Ông trứ tác các tác phẩm: Nghiên cứu Tịnh Độ giáo, Lược thuật Tịnh Độ giáo lý sử. Khởi nguyên và phát triển của Tịnh Độ giáo, Sinh hoạt tín niệm, Tịnh Độ giáo khái luận …

Pháp sư Ấn Hải (1927 - ), người huyện Như Cao, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, họ Lưu, hiệu Viên Tu, xuất gia với pháp sư Trí Minh ở chùa Định Huệ nơi quê nhà. Mùa xuân năm 1947, Sư thọ giới Cụ Túc tại núi Bảo Hoa, Nam Kinh, sau đó theo học tại Phật học viện Thiên Ninh ở Thường châu. Sư đã từng thân cận các vị Đại sư Từ Hàng, Ấn Thuận. Năm 1967, Sư du hóa các nước Đông Nam Á. Năm 1976, sư sang Mỹ giảng kinh Di-lặc thượng sinhvà hiện nay Sư đang hoằng hóa tại Mỹ. Sư trứ tác Di-lặc thượng sinh kinh giảng ký, phiên dịch các tác phẩm: Trung Ấn Thiền tông sử, Trung Quốc Tịnh Độ giáo lý sử, Phật giáo duy tâm luận khái luận, Tịnh Độ giáo khái luận…

Sách này gồm 21 chương, mở đầu tác giả khẳng định Tịnh Độ giáo là tinh hoa của Phật giáo Đại thừa, đi sâu vào nội dung, chủ yếu luận thuật về khởi nguyên và phát triển của giáo lý Tịnh Độ. Trải qua thời gian gần hai nghìn năm từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc, đến đời Đường (thế kỷ VII) ngài Viên Trân mang Tịnh Độ giáo vào Nhật Bản và từ đó phát triển mạnh mẽ đến ngày nay dĩ nhiên có nhiều chuyến biến. Mười chương đầu, tác giả phân tích và đối chiếu giáo nghĩa các kinh như kinh Đạo hành bát-nhã, kinh Phóng quang bát-nhã, kinh Bát-chu tam-muộiđến ba kinh Tịnh Độ kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, kinh A-di-đà, và kinh Duy-ma-cật, kinh Hoa nghiêm, kinh Pháp hoacho đến các luận như luận Đại Tỳ-bà-sacủa bồ-tát Long Thọ, luận Nhiếp đại thừacủa bồ-tát Vô Trước, luận Vãng sanh của bồ-tát Thế Thân. Mười chương tiếp theo, tác giả luận thuật các quan điểm khác nhau về các vấn đề như: nan hành đạo, dị hành đạo, thân Phật, cõi nước Phật, nhân hạnh vãng sinh Tịnh Độ, tự lực, tha lực, một niệm, mười niệm v.v… qua chủ trương của các ngài Tịnh Ảnh Huệ Viễn, Ca Tài, Đàm Loan, Đạo Xước, Thiện Đạo, Huệ Nhật, Pháp Thường, Trí Nghiễm …ở Trung Quốc, đặc biệt là ở Nhật Bản với ngài Pháp Nhiên chủ trương thuyết ‘tuyển trạch bản nguyện niệm Phật’. Đồng thời và sau ngài Pháp Nhiên, giáo nghĩa Tịnh độ ở Nhật Bản phát triển rầm rộ với nhiều thuyết mới của các ngài Long Khoan, Thánh Quang, Lương Trung, Chứng Không, Trường Tây, Hạnh Tây và đặc biệt là ngài Thân Loan thành lập Tịnh độ Chân Tông. Cuối cùng là chương tổng kết.

Với sắc thái đa dạng như thế, đã được tác giả điểm qua và bình luận một cách sắc bén và xác đáng, khiến người đọc vô hình trung bị thuyết phục. Đọc sách này không những biết được các điều trọng yếu về giáo nghĩa Tịnh Độ mà còn thấy được toàn cảnh của tông Tịnh độ từ cổ đại đến hiện đại. Tác giả là người chuyên tu học và giảng dạy giáo lý Tịnh Độ nên có chính tri chính kiến, không làm hỏng tín tâm của người tu Tịnh độ, mặc dù đây là sách nghiên cứu học thuật. Do đó trong đoạn kết, ông nói:

“Chân thân của Như Lai và Tịnh độ của Ngài an trú vượt lên trên tâm cảnh của phàm phu; chẳng phải trí tuệ của loài người có thể hiểu được sự tồn tại không thể nghĩ bàn này. Người mù không thấy được ánh sáng mặt trời, mặt trăng, người điếc không nghe được tiếng sấm sét, nhưng ánh sáng mặt trời mặt trăng vẫn chiếu, sấm sét vẫn nổ. Hiện nay chúng ta tuy không thấy được chân Phật, chân độ, nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại của chân Phật chân độ”.

Tôi trân trọng giới thiệu bản dịch này của Sư cô Viên Thắng, thành viên Ban phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, chuyển từ Hoa ngữ sang Việt ngữ, với ước vọng sách này được lưu thông rộng rãi để mọi người biết nhiều hơn về tính đa dạng của giáo nghĩa Tịnh độ mà buông bỏ thành kiến, chấp nhận dị biệt và tự chọn cho mình một phương pháp phù hợp để tiến tu.

Tu viện Huệ Quang, ngày Phật Đản PL.2555 (17/5/2011)

Hòa thượngTHÍCH MINH CẢNH

Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]